• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)CHỦ ĐỀ: NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRẦN (Bài I.Sự thành lập nhà Trần và sự củng cố chế độ phong kiến tập quyền 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)CHỦ ĐỀ: NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRẦN (Bài I.Sự thành lập nhà Trần và sự củng cố chế độ phong kiến tập quyền 1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ: NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRẦN (Bài 13 + 14 + 15)

I.Sự thành lập nhà Trần và sự củng cố chế độ phong kiến tập quyền 1. Nhà Lý sụp đổ.

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đoạ.

- Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, dân li tán.

- Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.

- Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền

- Bộ máy quan lại thời Trần cũng giống như thời Lý, được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp : triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ, phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.

- Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ...

- Cả nước chia lại thành 12 lộ.

- Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu và ban thái ấp.

3. Pháp luật thời Trần.

- Năm 1230 ban hành bộ luật “Quốc triều hình luật”.

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc + Bảo vệ quyền tư hữu tài sản

+ Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất

- Đặt các cơ quan thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo.

(2)

=>Thể hiện sự tiện bộ trong việc quản lí nhà nước.

4. Quân đội thời Trần

- Gồm: cấm quân và quân địa phương - Cấm quân: bảo vệ kinh thành

- Quân địa phương: vừa sản xuất vừa chiến đấu - Chính sách ''ngụ binh ư nông ''

- Chủ trương ''quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông''

+ Tổ chức: học tập binh pháp, luyện tập võ nghệ, xây dựng đoàn kết

+ Củng cố quốc phòng: bố trí tướng giỏi, đóng quân nơi hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc

5. Phục hồi và phát triển kinh tế - Nông nghiệp:

+ Khai hoang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh mương.

+ Đặt chức Hà đê sứ - Thủ công nghiệp:

+ Xưởng thủ công nhà nước và nhân dân được phục hồi.

+ Phát triển các nghề: gốm, chế tạo vũ khí, đúc đồng, làm giấy...

- Thương nghiệp:

+ Chợ mọc lên nhiều

+ Thăng Long 61 phố phường

+ Buôn bán phát triển nhất là với nước ngoài ( Bến cảng Vân Đồn).

II.Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dưới thời Trần

1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258) a. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ

- Năm 1257, Mông Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc.

Để đạt được mục đích, quân Mông Cổ quyết định xâm lược Đại Việt rồi đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc.

(3)

b. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.

a. Sự chuẩn bị của nhà Trần

- Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập.

c. Diễn biến

- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại, sau đó tiến vào Thăng Long.

- Ta thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu

- Ngày 29/1/1858 quân Mông Cổ rút chạy về nước.

- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi.

2. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) a. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên

- Sau khi thống trị toàn bộ Trung Quốc, vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Cham Pa và Đại Việt.

- 1283, tướng Toa Đô cho quân xâm lược Cham Pa nhưng chỉ chiếm đươc phần phía bắc Cham pa. Kế hoạch xâm lược Cham pa bước đầu phá sản.

b. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.

- Hội nghị Bình Than : Bàn kế phá giặc

- Trần Quốc Tuấn được giao nhiệm vụ chỉ huy cuộc kháng chiến.

- 1285: tổ chức Hội nghị Diên Hồng.

- Tổ chức cuộc tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.

- Chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

c. Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi - Diễn biến: (sgk – 59,60,61)

- Kết quả:

- Nhân lúc quân giặc gặp khó khăn, nhà Trần cho quân tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi .

- Quân giặc phần bị chết, phần còn lại chạy về nước .

(4)

- Thoát Hoán chui vào ống đồng trốn về nước, Toa đô bị chém đầu.

3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288) a. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt

- Hoàn cảnh :

-Vua Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần III - Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến - Diễn biến :

- Tháng 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tấn công Đại Việt .

- Đầu năm 1288, Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp để xây dựng căn cứ .

b. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

- Diễn biến :

+ Trần Khánh Dư cho quân mai phục

+ Khi đoàn thuyền của Trương Văn Hổ đến, quân ta đánh dữ dội - Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm . c. Chiến thắng Bạch Đằng:

- Hoàn cảnh :

+ Tháng 1-1288 Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long . + Ta thực hiện Kế hoạch “vườn không nhà trống” .

- Diễn biến: SGK – T64, 65.

- Kết quả:

+ Tiêu diệt phần lớn quân giặc, Ô Mã Nhi bị bắt sống + Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang.

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

a. Nguyên nhân thắng lợi :.

- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

- Tinh thần đoàn kết của toàn dân.

(5)

- Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

b.Ý nghĩa lịch sử.

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ .

- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học vô cùng quí giá.

- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác . III. Tình hình kinh tế, văn hóa thời Trần

1.Sự phát triển kinh tế

a. Nền kinh tế sau chiến tranh

+ Nông nghiệp: công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc.

+ Thủ công nghiệp: do nhà nước trực tiếp quản lí rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề : làm đồ chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...

+ Thương nghiệp: Chợ búa mọc lên nhiều.Việc trao đổi buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

b. Tình hình xã hội sau chiến tranh.

- Xã hội gồm 5 tầng lớp:

+ Vương hầu, quý tộc.

+ Địa chủ.

+ Nông dân., nông dân tá điền.

+ Thợ thủ công, thương nhân . + Nông nô, nô tỳ.

2. Sự phát triển văn hóa a. Đời sống văn hoá.

- Tín ngưỡng:

+ Thờ tổ tiên.

(6)

+ Thờ anh hùng.

+ Thờ người có công.

- Đạo phật, nho giáo phát triển mạnh.

- Tập quán: Nhân dân đi chân đất, quần đen, áo tứ thân, cạo trọc đầu.

- Hình thức sinh hoạt:

+ Nhân dân thích ca hát, nhảy múa.

+ Tập võ nghệ.

+ Đấu vật...

b. Văn học

-Văn học gồm chữ Hán và chữ Nôm.

- Chứa đựng nhiều nội dung phong phú làm rạng rỡ văn hoá Đại Việt - Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh...

c. Giáo dục và khoa học, kĩ thuật - Giáo dục:

+ Mở trường học nhiều nơi.

+ Tổ chức thi thường xuyên.

+ Lập cơ quan “Quốc sử viện”.

+ 1272 “Đại Việt sử kí” 30 quyển của Lê Văn Hưu.

- Quân sự, y học, khoa học, kĩ thuật đạt nhiều thành tựu.

d. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

- Tháp phổ Minh, chùa thành Tây Đô.

- Nghệ thuật chạm khắc rồng...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hoàn cảnh: Nhân cơ hội Đinh Ttieen Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh mâu thuẫn, nhà Tống đã đem quân xâm lược Đại Cồ

Vận dụng 3 trang 68 Lịch Sử lớp 7: Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ

+ Hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống

đồng thời, những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly cũng gây sự bất bình trong một bộ phận nhân dân nên nhà Hồ đã không đoàn kết được lòng dân trong cuộc kháng chiến

+ Sự kiện quan trọng ( Sự chuẩn bị của nhà Lý, Trần trước âm mưu của giặc) + Tên các vị tướng chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược + Nguyên nhân thắng lợi,

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược

Ông là vị tướng thiên tài thời Trần, có công lớn lãnh đạo nhân dân ta hai lần đánh tan quân xâm lược Nguyên... Ông là người

Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào.. * Ông được phong thiếu tướng, được tuyên dương Anh hùng Lao động, tặng Giải thưởng Hồ Chí