• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐƯA LÊN WEBSITE TRƯỜNG Họ tên giáo viên: Nguyễn Trần Thanh Nghiêm

Môn dạy: Vật Lý

Nội dung đưa lên Website: tài liệu học tập – Khối:8

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VẬT LÝ 8 BÀI 19-20: CHỦ ĐỀ:

CẤU TẠO CHẤT VÀ CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ

(đây là phần hướng dẫn học sinh tự học, không phải nội dung ghi bài) A. NHẬN XÉT TIẾT HỌC TRƯỚC

- Tổng số học sinh tham gia tiết học trước: 71 HS - Tổng số học sinh nộp bài: 64

- Nhận xét về kết quả kiểm tra cuối bài:

+ Học sinh tham gia học online ngày càng tích cực, chủ động trao đổi với nhau những vấn đề chưa rõ qua các kênh học tập

+ Kết quả kiểm tra chả các bạn học sinh tương đối tốt, Tuy nhiện vẫn còn nhiều bài chưa đạt yêu cầu (chiếm tỉ lệ 25%). Mặc dù vậy một số bạn chưa đạt yêu cầu đã chủ động làm bài kiểm tra lại và hoàn thành tốt bài kiểm tra.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử..

- Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

- Nêu được các nguyên tử, phân chuyển động hỗn loạn không ngừng.

- Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách

- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng, hiện tượng khuếch tán.

II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LÍ THUYẾT

(2)

1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt

Các chất nhìn có vẻ như liền một khối, nhưng thực chất chúng không liền một khối. Đến thế khỉ XX, với sự ra đời của kính hiển vi và bằng các thí nghiệm, con người đã chứng minh được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ. Các hạt này được gọi là nguyên tử, phân tử. Vì nguyên tử và phân tử vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối

 Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ được gọi là nguyên tử, phân tử

Hình 1: Kính hiển vi hiện đại Hình 2: Ảnh chụp các nguyên tử silic qua kính hiển vi

2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

Qua ảnh chụp các nguyên silic (hình 2) và các nguyên tử, phân tử khác bằng kính hiển vi, ta có thể thấy: giữa các nguyên tử, phân tử có có khoảng cách.

Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử cũng có thể được chứng minh qua các thí nghiệm sau

VD 1: Đổ 50 mL rượu vào 50 mL nước, ta được hỗn hợp rượu và nước có thể tích nhỏ hơn 100 mL

Giải thích: Vì giữa các phân tử rượu và phân tử nước có khoảng cách. Khi trộn lại, các phân tử rượu và nước sẽ xen vào khoảng cách của nhau khiến cho thể tích hỗn hợp giảm xuống .

VD 2: Thả một ít muối vào một cốc nước đầy cũng không làm nước tràn ra.

(3)

Giải thích: Vì khi thả muối vào nước, các phân tử muối sẽ xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước làm muối tan trong nước và thể tích nước + muối không tăng thêm.

3. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng

Năm 1827, khi nhà bác học Brown (người Anh) quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, ông thấy rằng các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía. Tuy nhiên ông không thể giải thích được tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động

Hình 3: Chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm Brown

Đến năm 1905, nhà vật lý người Đức, Albert Einstein đã giải thích được đầy đủ và chính xác thí nghiêm của Brown

Nguyên nhân là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn loạn không ngừng. Trong khi chuyển động , các phân tử nước va chạm vào hạt phấn hoa từ nhiều phía. Các va chạm này không cân bằng làm hạt phấn hoa chuyển động hỗn loạn không ngừng.

Hình 4: Sự va chạm của của các phân tử nước vào hạt phấn hoa

 Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng

(4)

Trong thí nghiệm Brown, nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh. Điều này chứng tỏ: Nhiệt độ càng cao, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

Có rất nhiều ví dụ chứng tỏ rằng các nguyên tử, phân tử không đứng yên mà chuyển động hỗn loạn không ngừng

VD 1: Thả vài cục đường vào nước, dù không khuấy lên thì một thời gian sau đường cũng tự tan.

Giải thích: Do các phân tử chuyển động không ngừng nên phân tử đường sẽ tự xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước  Đường tự tan.

VD 2: Mở nắp lọ nước hoa ở góc phòng, một thời gian sau cả phòng sẽ nghe thấy mùi nước hoa.

Giải thích: Do các nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng nên sau khi bay hơi, các phân tử nước hoa sẽ chuyển động hỗn loạn và tự xen vào khoảng cách giữa các phân tử không khí len lỏi khắp phòng.

Hiện tượng các nguyên tử, phân tử tự hoà lẫn vào nhau trong hai ví dụ trên được gọi là hiện tượng khuếch tán. Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí

Hình 5: Hiện tượng khuếch tán giữa đinh sắt và gỗ

II. BÀI TẬP

Các bạn học sinh truy vui lòng truy cập vào link sau để trả lời các câu hỏi bên dưới: https://forms.gle/snvtwfk3CBiP2HnK8

(5)

Bài 1: Trong các tính chất dưới đây, tính chất nào KHÔNG PHẢI là của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

C. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Bài 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.

B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

C. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

D. Cát được trộn lẫn với ngô

Bài 3: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A. Xảy ra chậm hơn.

B. Xảy ra nhanh hơn.

C. Không thay đổi.

D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn

Bài 4: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên đường dễ hòa tan hơn.

C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.

D. Cả A, B đều đúng

Bài 5: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?

A. Nhiệt độ của vật.

B. Trọng lượng riêng của vật C. Khối lượng của vật.

(6)

D. Thể tích của vật Bài 6: Chọn câu trả lời đúng.

A. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí, không xảy ra đối với chất rắn.

B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không chuyển động.

C. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

D. Các vật được cấu tạo liền một khối

Bài 7: Tại sao quả bóng bay được bơm căng sau một thời gian sẽ bị xẹp xuống?

Bài 8: Tại sao trong các bể cá cảnh người ta thường phải dùng những máy bơm khí nhỏ?

Bài 9: Vì sao nước biển có vị mặn?

Bài 10: Vì sao khi pha nước chanh, người ta thường cho đường vào nước trước, sau đó khuấy lên rồi mới cho đá vào mà không làm ngược lại?

Duyệt của Ban giám hiệu KT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Văn Sáng

GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Nguyễn Trần Thanh Nghiêm

https://forms.gle/snvtwfk3CBiP2HnK8

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Liên kết cộng hóa trị: là mối liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hoặc đơn chất bằng những cặp electron dùng chung.. Ví dụ: phân tử Clo: mỗi nguyên

Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng vì khi nhiệt độ tăng các phân tử chuyển động nhanh hơn -> các chất tự hoà lẫn vào nhau nhanh hơn... Các

+ Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn, nên các phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng có thể di chuyển được..

Vận tốc trung bình của chuyển động hỗn độn của các phân tử tạo nên vật càng lớn thì nhiệt độ của vật càng thấpC. Các phân tử tương tác với nhau

+ Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động thành lớp vỏ của nguyên tử.. + Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện

a) Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị

- Vì khi cho hai thỏi chì có mặt đáy phẳng đã được mài nhẵn tiếp xúc với nhau thì khoảng cách giữa các phân tử ở 2 thỏi đủ lớn để lực hút mạnh hơn lực đẩy?. - Còn

Khi nhiệt độ tăng, các nguyên tử bạc trong chiếc thìa chuyển động mạnh hơn xung quanh vị trí cố định của chúng khiến cho khoảng cách giữa chúng khi đó tăng lên..