• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

I.ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm ) Đọc đoạn trích:

Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên, đặc biệt là con cái.

Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. Quan trọng để giữ nếp nhà là người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt - như bây giờ đang có hiện tượng xã hội xảy ra là cha mẹ có quyền có chức mà cố vơ vét rồi tham nhũng khi làm quan - thì con cái không thể nên thành được.

Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, rồi tới môi trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.

(Nguyễn Sự - Người lớn phải là tấm gương soi chiếu. Dẫn theo Tuổi trẻ online ngày 25.02.2018) Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, điều quan trọng để giữ nếp nhà là gì ?

Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy rút ra mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn” không ? Vì sao ?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sư đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ). Từ đó rút ra bài học trong việc rèn luyện và tư dưỡng đạo đức của thế hệ trẻ ngày nay.

………Hết……...

SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 (Đề gồm 01 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC NĂM HỌC: 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang)

- Thầy cô cần quan sát bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.

- Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.

PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM

Đọc hiểu 3.0

Câu 1 Phương thức nghị luận/ nghị luận 0.5

Câu 2 Theo tác giả, việc quan trọng để giữ nếp nhà là: người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt thì con cái không thể nên thành được.

0.75

Câu 3 Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội:

- Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi.

- Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được.

- Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.

0.75

Câu 4 Học sinh có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn” của tác giả. Giám khảo cho điểm tùy

vào sự lý giải hợp lý, thuyết phục của thí sinh. 1.0

Làm văn 7.0

Câu 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối

với mỗi cá nhân và xã hội. 2.0

1. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn nghị luận 0.25

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội.

0.25

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày nội dung đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

- Gia đình là gì?

- Vai trò, ảnh hưởng của gia đình đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

+ Gia đinh và xã hội có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.

+ Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến đời sống xã hội.

* Đối với gia đình có nền nếp văn hóa tốt.

* Đối với gia đình không có nền nếp văn hóa.

- Trách nhiệm của xã hội và mỗi cá nhân trong việc xây dựng gia đình.

1.0

(3)

4.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

Câu 2

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sư đền Tản Viên” . Từ đó rút ra bài học trong việc rèn luyện và tư dưỡng đạo đức của thế hệ trẻ ngày nay.

5.0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.

0.5

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sư đền Tản Viên . Từ đó rút ra bài học trong việc rèn luyện và tư dưỡng đạo đức của thế hệ trẻ ngày nay.

0.5

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:

+ Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỉ XVI với thể loại truyền kì thể hiện tài năng, kiến thức uyên bác cũng như hoài bão, nguyện vọng thầm kín về khát vọng hạnh phúc, sự công bằng trong cuộc sống.

+ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Dữ có giá trị vững bền. Tác phẩm là một trong 20 truyện của Truyền Kì mạn lục” ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI kể về câu chuyện chức quan coi việc xử án ở đền Tản Viên.

- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn: Ngô Tử Văn là nhân vật trung tâm của truyện, đại diện cho tầng lớp trí thức yêu nước, dũng cảm, khảng khái, dám đứng lên chống cái ác, trừ hại cho dân.

b. Thân bài:

b1. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn:

* Lai lịch và tính cách:

- Lai lịch: Tên Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

- Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được - Danh tiếng: vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

-> Tác giả giới thiệu trực tiếp nhân vật theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.

* Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

- Nguyên nhân Ngô Tử Văn đốt đền tà: Tức giận trước sự tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi. Vì vậy, chàng muốn ra tay trừ hại mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân -> Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.

- Quá trình đốt đền:

+ Trước khi đốt đền: Tắm gội chay sạch, khấn trời -> Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng, kính trọng thần linh, cương trực, dũng cảm vì dân trừ bạo.

+ Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì... -> Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của

3.0

(4)

người thường.

+ Sau khi đốt đền: Bị hồn ma tên tướng giặc đe dọa nhưng Tử Văn vẫn điềm tĩnh không hề sợ hãi, sẵn sàng đối đầu với cái ác.

* Cuộc chiến đấu của Ngô Tử Văn dưới Minh ti.

- Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ: Tử Văn phải đương đầu với những thế lực mạnh, áp đảo: những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc; thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương.

- Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà. Cuối cùng, chàng được xử thắng kiện và được tiến cử làm phán sự ở đền thánh Tản Viên.

*Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

- Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng.

- Ý nghĩa :

+ Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.

+ Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt.

+ Niềm tin vào công lí cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà. Sự dũng cảm, kiên cường, khảng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính

- Xây dựngtính cách nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: đối lập tương phản, liệt kê, các chi tiết kì ảo…

- Dẫn dắt khéo léo, nhiều chi tiết giàu kịch tính, cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn

b2. Rút ra bài học trong việc rèn luyện và tư dưỡng đạo đức của thế hệ trẻ ngày nay.

- Mỗi người cần rèn luyện tính cương trực, bản ĩnh cứng cỏi.

- Nêu cao tinh thần đấu tranh chống lại những thế lực gian tà, dũng cảm kiên định trong đấu tranh vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

c) Kết bài:

- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn.

- Cảm nhận về nhân vật.

4.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về

vấn đề nghị luận. 0,5

5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5

ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.00

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu về Xã hội học gia đình giữa Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và trường đại học Goteborg, Thụy Điển với

Từ những vấn đề vĩ mô như cấu trúc xã hội và ảnh hưởng của nó đến cá nhân, nghiên cứu xã hội học ngày nay đã mở rộng đến một loạt các chủ đề khác và tạo ra

Thực hiện lời Bác Hồ dạy: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng

Câu hỏi (trang 9 SGK Tự nhiên và xã hội 3 – KNTT) Viết cách xưng hô hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại của em vào sơ đồ gợi

-Không làm điều tổn hại đến

- Mọi người trong gia đình đều làm việc tùy theo sức và khả năng của mình.... Gia đình Mai gồm có

Một nội dung mà không thể thiếu được sự đóng góp của mỗi thành viên có cùng huyết thống để góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng

Nói cách khác, việc tham gia vào các tổ chức, đơn vị, câu lạc bộ đã giúp sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tích lũy được thêm nhiều mối quan hệ, mạng lưới xã hội, từ đó, ảnh