• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tam giác cân, Tam giác đều và cách giải các dạng bài tập | Toán lớp 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tam giác cân, Tam giác đều và cách giải các dạng bài tập | Toán lớp 7"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠNG 3: TAM GIÁC CÂN, TAM GIÁC ĐỀU.

I. LÝ THUYẾT:

1. Tam giác cân:

a. Định nghĩa:

Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

Trên hình, tam giác ABC cân ở A (AB = AC), AB và AC là hai cạnh bên, BC là cạnh đáy, B, C là các góc ở đáy, A là góc ở đỉnh.

b. Tính chất:

- Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau. Ngược lại, tam giác có hai góc bằng nhau là tam giác cân.

- Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau.

(2)

Tam giác ABC vuông cân tại A thì B= =C 45o 2. Tam giác đều.

Định nghĩa: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

Tam giác ABC đều thì AB = AC = BC và A= = =B C 60o Hệ quả:

- Trong tam giác đều, mỗi góc bằng 60°.

- Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.

- Nếu một tam giác cân có một góc bằng 60° thì tam giác đó là tam giác đều.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:

Dạng 3.1: Cách vẽ tam giác cân, vuông cân, tam giác đều.

1. Phương pháp giải:

Dựa vào các cách vẽ tam giác đã học và định nghĩa các tam giác cân, vuông cân, đều.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Vẽ tam giác ABC cân tại C có AB = 6 cm, AC = BC = 5cm.

(3)

Giải: (Vẽ tương tự như cách vẽ tam giác thường biết độ dài ba cạnh) Cách vẽ:

- Vẽ đoạn thẳng AB = 6cm.

- Vẽ cung tròn tâm A bán kính 5cm.

- Vẽ cung tròn tâm B bán kính 5cm.

- Hai cung tròn này cắt nhau tại C.

- Nối CA, CB ta được tam giác ABC cần vẽ.

Ví dụ 2: Vẽ tam giác ABC vuông cân tại A.

Giải:

- Vẽ góc vuông xAy

- Trên tia Ax lấy điểm B, trên tia Ay lấy điểm C sao cho AB = AC - Nối B với C

- Khi đó ta được tam giác ABC vuông cân tại A.

(4)

Ví dụ 3: Vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 4 cm.

Giải:

- Vẽ đoạn thẳng BC = 4 cm

- Vẽ cung tròn tâm B bán kính 4 cm.

- Vẽ cung tròn tâm C bán kính 4 cm.

- Hai cung tròn này cắt nhau tại A.

- Nối AB, AC ta được tam giác ABC cần vẽ.

Dạng 3.2: Nhận biết một tam giác là tam giác cân, vuông cân, đều.

1. Phương pháp giải:

(5)

Những dấu hiệu nhận biết các tam giác cân, vuông cân, đều:

*Tam giác cân:

- Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau (theo định nghĩa).

- Tam giác có hai góc bằng nhau là tam giác cân.

*Tam giác vuông cân:

- Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau (theo định nghĩa).

- Tam giác vuông có một góc nhọn bằng 45o là tam giác vuông cân.

*Tam giác đều:

- Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau (theo định nghĩa).

- Tam giác có ba góc bằng nhau là tam giác đều.

- Tam giác cân có một góc bằng 60° là tam giác đều.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 4: Tìm các tam giác cân, vuông cân, đều trên hình vẽ sau:

Giải:

(a) Áp dụng định lý góc ngoài trong tam giác ABC có:

A+ + =B C 180o =C 180o − −A B

o o o o

C 180 50 65 65

 = − − =

ABCcó B= =C 65o

(6)

Do đó ABC cân tại A.

(b) Ta có, HKF vuông tại H có K=45o Nên HKFlà tam giác vuông cân tại H (1) Vì DEF=HKF=45o

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên HK // DE Vì HK⊥HF, HK // DE

DE DF

 ⊥ (Tính chất từ vuông góc đến song song) Ta có, DEF vuông tại D có E=45o

Nên DEF là tam giác vuông cân tại D (2)

Từ (1) và (2) suy ra HKF, DEF là tam giác vuông cân.

(c) Áp dụng định lý tổng ba góc trong tam giác MNP có:

M+ + =N P 180oM 180= o − −N P

o o o o

M 180 60 60 60

 = − − =

Ta có, MNP có M= =N P ( 60 )= o Do đó MNP là tam giác đều.

Dạng 3.3: Sử dụng định nghĩa, tính chất tam giác cân, vuông cân, đều để suy ra các đoạn thẳng, các góc bằng nhau.

1. Phương pháp giải: Dựa vào định nghĩa và tính chất của tam giác cân, vuông cân, đều.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 5: Cho tam giác ABC cân tại A (BC < AB). Trên cạnh AB lấy D sao cho CD

= CB.

a) Chứng minh: ACB CDB .

b) Trên tia đối của tia CA lấy E sao cho CE = AD. Chứng minh BE = BA.

Giải:

(7)

GT Cho ABC , AB = AC (BC < AB) CD = CB (DAB)

CE là tia đối của tia CA: CE = AD KL a) ACB CDB

b) BE = BA

a) ABC cân tại A nên ABC ACB (1)

Vì BCDcân tại C (do CD = CB) nên CDB DBC ABC (2) Từ (1) và (2) suy ra ACB CDB

b) Ta có: ACB BCE 180o CDB ADC 180o

Mà ACB CDB (câu a) Do đó: ADC BCE Xét ADCECB có:

CE = AD (gt) ADC BCE (cmt) CD = CB (gt)

Do đó:ADC= ECB (c.g.c)

BE AC

 = (hai cạnh tương ứng)

(8)

Mà AC = AB (do tam giác ABC cân tại A) Vậy BE = AB (đpcm).

Dạng 3.4: Tính độ dài đoạn thẳng, tính số đo góc.

1. Phương pháp giải:

Dựa vào định lý tổng ba góc của một tam giác và mối quan hệ giữa các cạnh, các góc trong tam giác đó.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 6: Cho tam giác ABC cân tại A và tam giác đều BCD (D và A nằm khác phía đối với BC). Tính số đo góc BDA.

Giải:

GT ABC, AB=AC BCD, BC BD CD

 = =

(D và A nằm khác phía đối với BC) KL BDA=?

Xét ABD và ACD có:

AB = AC (ABCcân) BD = CD (BCDđều) Cạnh AD chung

Do đó: ABD= ACD (c.c.c)

(9)

1 2

D D

 = (hai góc tương ứng)

Mặt khác, BCDđều nên BDC=60o =D1+D2 o

1 2

D D 30

 = = Vậy BDA=30o.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG:

Bài 1: Câu nào đúng, câu nào sai? ( Đánh dấu x vào câu lựa chọn)

Đúng Sai a) Tam giác cân có một góc 45o là tam giác vuông cân.

b) Mỗi góc ngoài của 1 tam giác thì bằng tổng 2 góc không kề nó của tam giác đó.

c) Nếu tam giác có 1 cặp cạnh không bằng nhau thì tam giác đó không phải là tam giác cân.

Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A, có A 50o. Tính các góc còn lại của tam giác đó.

Bài 3: Số tam giác cân ở hình sau là:

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Bài 4: Cho ∆ABC cân tại A. Lấy điểm E và F lần lượt thuộc các cạnh AB, AC sao cho BE = CF. Chứng minh AEF là tam giác cân.

Bài 5: Vẽ tam giác đều ABC có AB = AC = BC = 6cm

(10)

Bài 6: Tìm các tam giác cân trên hình vẽ sau:

Bài 7: Hai đường cao BE và CF của tam giác ABC cắt nhau tại O. Biết OC = AB.

a) Chứng minh AEB OEC . b) Tính góc ACB.

Bài 8: Tìm số đo x trên mỗi hình sau:

Bài 9: Cho ABC cân tại A. Lấy điểm H thuộc cạnh AC, điểm K thuộc cạnh AB sao cho AH = AK. Gọi O là giao điểm của BH và CK. Chứng minh OBC và

OHK là các tam giác cân.

Bài 10: Cho điểm M thuộc đoạn thẳng AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB, vẽ các tam giác đều AMC và BMD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AD, CB. Chứng minh: MEF là tam giác đều.

Hướng dẫn giải:

Bài 1:

(11)

Đúng Sai a) Tam giác cân có một góc 45o là tam giác vuông cân. x b) Mỗi góc ngoài của 1 tam giác thì bằng tổng 2 góc không

kề nó của tam giác đó.

x c) Nếu tam giác có 1 cặp cạnh không bằng nhau thì tam

giác đó không phải là tam giác cân.

x Bài 2: B C 65o

Bài 3: Đáp án: C

Tam giác ABC cân tại A do AB = AC

Tam giác DEF cân tại D do E F 64 (tính toán được) o Tam giác GIH không cân do G 58 , Io 60 , Ho 72o Bài 4: Dễ dàng chứng minh được AE = AF

AEF cân tại A.

Bài 5:

Cách vẽ:

- Vẽ đoạn thẳng BC = 6 cm.

- Vẽ cung tròn tâm C bán kính 6 cm.

- Vẽ cung tròn tâm B bán kính 6 cm.

- Hai cung tròn này cắt nhau tại A.

- Nối AB, AC ta được tam giác ABC cần vẽ.

(12)

Bài 6:

a) ABD cân

b) ABE, ACD cân

c) ABC, ABD, BCD cân Bài 7:

a) Xét AEB và OEC : AEB BEC 90 o

AB OC (gt)

ABE ECO (vì cùng phụ với góc A) Do đó: AEB OEC (g.c.g)

b) Tam giác EBC vuông cân tại E: ACB 45o Bài 8:

a) x = 22,5o b) x = 25o Bài 9:

(13)

*Tam giác ABC cân tại A AB =AC Mà AH = AK BK = HC

Ta chứng minh được BKC= CHB (c.g.c) B

KCB H C OBC cân tại O.

* Ta có: BH = CK, OB = OC OH = OK.

OHKcân tại O.

Bài 10:

AMD =CMB (c.g.c)

DAM BAM, AD = CB, AE = CF Có: MAE =MCF (c.g.c)

ME = MF, AME CMF

(14)

EMF 60 o

Mà MEF cân (do ME = MF) MEF đều.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 64 sgk toán 7 tập 1: Biết hai tam giác trong Hình 4.11 bằng nhau, em hãy chỉ ra các cặp cạnh tương ứng, các cặp góc tương ứng và viết đúng kí hiệu bằng

Từ hai tam giác bằng nhau, suy ra các cạnh, các góc tương ứng bằng nhau.. Chú ý: Căn cứ vào quy ước viết các đỉnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau theo đúng thứ

- Xét xem cần bổ sung thêm điều kiện nào để hai tam giác bằng nhau (dựa vào các trường hợp bằng nhau của hai tam giác). Hãy bổ sung thêm một điều kiện bằng nhau để

3. Gọi O là điểm bất kì nằm trong tam giác ABC. Ch ứng minh rằng ABC D là hình thang... NHẬN BIẾT HAI TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG THEO TRƯỜNG HỢP THỨ HAI ĐỂ TÍNH

Tính độ dài các cạnh và số đo các góc dựa vào dữ kiện cho trước của bài toán. Áp dụng hệ thức giữa cạnh và các góc của một tam giác vuông để tính toán. Tính AB, AC.. Tính

Định lí 1. Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền. Tam giác ABC vuông

Sử dụng bảng lượng giác của các góc đặc biệt, hãy tìm cạnh huyền và cạnh góc vuông còn lại (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư). a) Tính diện tích tam giác ABD. b)

Trong một tam giác, độ dài của một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài của hai cạnh còn lại.. Lựa chọn giá trị