• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập bản đồ Lịch sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) | Giải Tập bản đồ 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập bản đồ Lịch sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) | Giải Tập bản đồ 9"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 27 – CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 – 1954)

Bài 1 trang 35 Tập bản đồ Lịch sử 9: Em hãy đánh dấu X vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.

+) Từ thu – đông 1953 đến xuân 1955, thực dân Pháp đã đề ra kế hoạch quân sự nào ở Đông Dương?

☐ Kế hoạch Rơ-ve.

☐ Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.

☐ Kế hoạch Na-va.

☐ Kế hoạch Sa-lăng.

+) Âm mưu của Pháp trong việc thực hiện kế hoạch trên là gì?

☐ Giữ thế phòng ngự chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.

☐ Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương và kết thúc chiến tranh.

☐ Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta và khóa chặt biên giới Việt – Trung.

☐ Từng bước rút khỏi chiến tranh ở Đông Dương để cho Mĩ nhảy vào thay thế.

Trả lời:

+) ☒ Kế hoạch Na-va.

+) ☒ Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương và kết thúc chiến tranh.

Bài 2 trang 35 Tập bản đồ Lịch sử 9: Quan sát ảnh chụp dưới đây và dựa vào nội dung bài học, em hãy: Đánh dấu X vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.

(2)

Ý 1. Nội dung bức ảnh gắn với sự kiện nào?

☐ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.

☐ Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn mở chiến dịch Biên giới

☐ Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ bàn kế hoạch tác chiến.

☐ Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông-Xuân 1953-1954.

Ý 2. Phương hướng chiến lược của ta trong Đông-xuân 1953-1954 là gì?

☐ Tổ chức tấn công lớn vào đồng bằng Bắc Bộ để tiêu diệt toàn bộ quân địch tại đây.

☐ Mở những đợt tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta.

☐ Giữ thế phòng ngự trên chiến trường, tránh đụng độ với địch để bảo toàn lực lượng.

☐ “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng".

Ý 3. Cho biết kế hoạch tác chiến Đông-xuân 1953-1954 được đề ra từ hội nghị nào?

Thời gian nào?

Trả lời:

Ý 1: ☒ Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông – xuân 1953 – 1954.

Ý 2: ☒ Mở những đợt tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta.

Ý 3: Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông xuân 1953 – 1954 vào tháng 9 năm 1953.

Bài 3 trang 36 Tập bản đồ Lịch sử 9: Quan sát kĩ lược đồ hình bên và dựa vào nội dung bài học, em hãy:

(3)

1. Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ hướng tấn công của quân đội nhân dân Việt Nam; màu tím vào kí hiệu chỉ hướng tấn công và rút chạy của địch.

2. Điền tên các địa danh; Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang, Plây-cu vào chỗ chấm (…) trên lược đồ và tô màu xanh vào khuyên tròn tại địa danh đó.

3. Trình bày miệng diễn biến Cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953 – 1954 theo lược đồ.

4. Đánh dấu X vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.

* Kết quả của Cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953 – 1954 là gì?

☐ Làm phá sản kế hoạch Na-va.

☐ Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc địch bị động phân tán quân ra nhiều nơi.

☐ Tạo điều kiện để quân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

☐ Quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.

(4)

Trả lời:

Yêu cầu 1,2:

(5)

Yêu cầu 3: Diễn biến Cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953 – 1954

- Tháng 12-1953, ta mở chiến dịch Tây Bắc, giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ hai, sau đồng bằng Bắc Bộ.

- Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào-Việt tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô. Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba.

- Tháng 1-1954, liên quân Lào-Việt mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang. Luông Pha- bang trở thành nơi tập trung quân thứ tư.

- Tháng 2-1954, quân ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plây-ku, địch phải tăng cường lực lượng cho Plây-ku. Plây-ku trở thành nơi tập trung quân thứ năm.

=> Như vậy lực lượng cơ động của địch phải phân tán thành 5 nơi. Kế hoạch Na-va đã bước đầu bị phá sản.

Yêu cầu 4: ☒ Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc địch bị động phân tán quân ra nhiều nơi.

Bài 4 trang 37 Tập bản đồ Lịch sử 9: Quan sát kĩ lược đồ hình bên và dựa vào nội dung bài học, em hãy:

(6)

1. Điền tên các phân khu của địch ở Điện Biên Phủ vào chỗ chấm (…) trên lược đồ cho đúng.

2. Tô các màu tím, hồng, đỏ lần lượt vào kí hiệu chỉ quân ta tấn công đợt 1, đợt 2, đợt 3 trên lược đồ.

3. Đánh dấu X vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.

* Chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu và kết thúc ngày nào?

☐ Từ ngày 3-12-1953 đến ngày 13-3-1954.

☐ Từ ngày 13-3-1954 đến ngày 7-5-1954.

☐ Từ ngày 8-5-1954 đến ngày 21-7-1954.

☐ Từ ngày 8-5-1954 đến ngày 21-7-1954.

* Tại mặt trận Điện Biên Phủ quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu bao nhiêu tên địch?

☐ 16 200 tên.

☐ 12 600 tên.

☐ 26 100 tên.

☐ 21 600 tên.

* Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì?

☐Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ.

☐Mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

☐Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

☐Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới.

Trả lời:

Yêu cầu 1,2

(7)
(8)

Yêu cầu 3:

* Chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu và kết thúc ngày:

☒ Từ ngày 13-3-1954 đến ngày 7-5-1954.

* Tại mặt trận Điện Biên Phủ quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu

☒ 16 200 tên.

* Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi có ý nghĩa lịch sử

☒Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi 1 trang 73 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

+ Hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về tính chất chính nghĩa cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta?. ☐ Cuộc kháng chiến nhằm bảo

Em hãy điền tiếp kiến thức phù hợp vào bảng sau khi nói về âm mưu của địch và mục đích của ta trong chiến dịch biên giới thu - đông 1950:.. Âm mưu của địch

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của nước ta.. Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ và tô màu vào các mũi

- Xã hội: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức... Hãy vẽ biểu đồ tình

+ Đà Nẵng cách Kinh đô Huế khoảng 100km về phía Đông Nam => có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng

+ Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì,