• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Vật lí 9 Bài 48: Mắt | Giải sách bài tập Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Vật lí 9 Bài 48: Mắt | Giải sách bài tập Vật lí 9"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 48. Mắt

Bài 48.1 trang 98 SBT Vật lí 9: Câu nào sau đây là đúng?

A. Mắt hoàn toàn không giống với máy ảnh.

B. Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh.

C. Mắt tương đối giống máy ảnh, nhưng không tinh vi bằng máy ảnh.

D. Mắt tương đối giống máy ảnh, nhưng tinh vi hơn máy ảnh nhiều.

Lời giải:

Chọn D.

Vì thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như màn hứng ảnh nên mắt tương đối giống với máy ảnh nhưng có nhiều bộ phận phức tạp và tinh vi hơn máy ảnh.

Bài 48.2 trang 98 SBT Vật lí 9: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu so sánh.

a) Thấu kính thường làm bằng thủy tinh,

b) Mỗi thấu kính có tiêu cự không thay đổi được, c) Các thấu kính có thể có tiêu cự khác nhau,

d) Muốn hứng ảnh thật cho bởi thấu kính, người ta di chuyển màn ảnh sau thấu kính,

1. còn thể thủy tinh chỉ có tiêu cự vào cỡ 2cm.

2. còn muốn cho ảnh hiện trên màng lưới cố định, mắt phải điều tiết để thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

3. còn thể thủy tinh được cấu tạo bởi một chất trong suốt và mềm.

4. còn thể thủy tinh có tiêu cự có thể thay đổi được.

Lời giải:

a - 3 b - 4 c - 1 d - 2

(2)

Bài 48.3 trang 98 SBT Vật lí 9: Bạn Anh quan sát một cột điện cao 8m, cách chỗ đứng 25m. Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2cm. Hãy tính chiều cao của ảnh cột điện trong mắt.

Lời giải:

- Quá trình tạo ảnh của thể thủy tinh được mô phỏng bằng hình vẽ sau: (coi màn PQ như màng lưới trên võng mạc của mắt).

- Kí hiệu cột điện là AB, ảnh của cột điện trên màng lưới là A’B’, thể thủy tinh là thấu kính hội tụ đặt tại O.

Ta có: AO = 25m = 2500cm; A’O = 2cm; AB = 8m = 800cm.

- Hai tam giác ABO và A’B’O đồng dạng với nhau, ta có:

A 'B' OA ' AB = OA

AB.OA ' 800.2

A 'B' 0,64(cm)

OA 2500

 = = =

Vậy chiều cao của ảnh cột điện trong mắt là 0,64cm.

Bài 48.4* trang 98 SBT Vật lí 9: Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm, không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy

(3)

tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50m.

Gợi ý: Tính tiêu cự của thể thủy tinh trong hai trạng thái, biết rằng ảnh của vật mà ta nhìn được luôn luôn hiện trên màng lưới. Để tính tiêu cự của thể thủy tinh khi nhìn vật cách mắt 50m, hãy sơ bộ dựng ảnh của vật trên màng lưới.

Lời giải:

- Khi nhìn một vật ở rất xa thì ảnh nằm trên tiêu điểm, do vậy để nhìn rõ ảnh khi đó thì tiêu điểm của thể thủy tinh phải trùng với màng lưới. Đồng thời khi đó mắt không phải điều tiết nên tiêu cự của thể thủy tinh khi đó là: f = 2cm.

- Khi nhìn vật ở cách mắt 50m, ta có: AO = d = 50cm, A’O = d’ = 2cm, tiêu cự của thể thủy tinh thay đổi thành f’.

- Vì ΔF’A’B’ ~ ΔF’OI (g.g) nên: F'A ' A 'B' F'O = OI - Vì ΔOA’B’ ~ ΔOAB (g.g) nên: OA ' A 'B'(*)

OA = AB - Mà OI = AB nên F'A ' OA '

F'O = OA (=A 'B' AB ) OA '.F'O d 'f '

F'A '

OA d

 = =

Mặt khác:

d' OA' OF' F'A'= = +

(4)

d 'f ' d ' d ' f ' f '(1 )

d d

 = + = +

d ' d ' dd ' f ' 1 d ' d d ' d d '

d d

 = + = + = +

5000.2

1,9992(cm) 5000 2

= =

+

- Độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh là:

Δf = f - f’ = 2 - 1,9992 = 0,0008cm = 0,08mm Bài 48.5 trang 98 SBT Vật lí 9: Chọn câu đúng.

Có thể coi con mắt là một dụng cụ quang học tạo ra A. ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật.

B. ảnh thật của vật, cùng chiều với vật.

C. ảnh ảo của vật, nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo của vật cùng chiều với vật.

Lời giải:

Chọn A.

Vì thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính là một thấu kính hội tụ nên sẽ cho ảnh thật và ảnh nhỏ hơn vật.

Bài 48.6 trang 99 SBT Vật lí 9: Chỉ ra ý sai.

Thể thủy tinh khác các thấu kính hội tụ thường dùng ở các điểm sau đây:

A. Tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật.

B. Không làm bằng thủy tinh.

C. Làm bằng chất trong suốt, mềm.

D. Có tiêu cự thay đổi được.

Lời giải:

Chọn A.

(5)

Vì thể thủy tinh và thấu kính hội tụ đều tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật nên đây không phải là điểm khác nhau giữa thể thủy tinh và thấu kính hội tụ.

Bài 48.7 trang 99 SBT Vật lí 9: Trong trường hợp nào dưới đây, mắt không phải điều tiết?

A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.

B. Nhìn vật ở điểm cực cận.

C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.

D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.

Lời giải:

Chọn A.

Vì điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết.

Bài 48.8 trang 99 SBT Vật lí 9: Trong trường hợp nào dưới đây, mắt phải điều tiết mạnh nhất?

A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.

B. Nhìn vật ở điểm cực cận.

C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.

D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.

Lời giải:

Chọn B.

Vì điểm cực cận là điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được nên ở đó mắt phải điều tiết mạnh nhất để nhìn rõ vật.

Bài 48.9 trang 99 SBT Vật lí 9: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a) Mắt là cơ quan thị giác. Nó có chức năng b) Mắt có cấu tạo như một

c) Thể thủy tinh của mắt đóng vai trò

(6)

d) Màng lưới của mắt đóng vai trò như 1. vật kính của máy ảnh.

2. phim trong máy ảnh.

3. tạo ra một ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật, trên màng lưới.

4. chiếc máy ảnh.

Lời giải:

a - 3 b - 4 c - 1 d - 2

Bài 48.10 trang 99 SBT Vật lí 9: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a) Mắt bình thường có thể nhìn rõ các vật ở rất xa. Các vật đó ở b) Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì

c) Khi nhìn một vật điểm cực cận thì mắt

d) Khi nhìn các vật nằm trong khoảng từ từ điểm cực cận đến điểm cực viễn thì 1. mắt phải điều tiết mạnh nhất.

2. mắt cũng phải điều tiết để nhìn rõ được vật.

3. mắt không phải điều tiết.

4. điểm cực viễn của mắt.

Lời giải:

a - 4 b - 3 c - 1 d - 2

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Không thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các

b) Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được

- Nếu do quán tính, khung quay thêm một chút nữa thì lực điện từ sẽ làm cho khung quay theo chiều ngược lại (kéo khung về vị trí thứ 6) như hình 28.2b.. c) Giả sử dụng

Áp dụng quy tắc bàn tay trái, ta xác định được chiều lực từ tác dụng lên dây BC có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới như hình vẽ.. Dòng điện trong dòng điện

A. không tăng không giảm. Điện trở của đường dây tải điện được tính bằng công thức: R. Do đó nếu đường dây tải diện dài gấp đôi thì công suất hao phí thì tỏa nhiệt

a) Vì A’B’ cùng chiều với vật và nằm cùng phía với vật đối với trục chính nên nó là ảnh ảo. b) Vì ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.

+ Vì tia ló (1) cắt thấu kính tại I và có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F nên tia tới của nó phải đi song song với trục chính của thấu kính.. a) Dựng ảnh A'B' của AB

A. Không có vật kính. Có vật kính với tiêu cự vài chục centimét như các máy ảnh chụp xa. Có vật kính với tiêu cự tới vài chục mét. Có vật kính với tiêu cự tới hàng