• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương ôn tập Giữa học kì 2 Địa Lí lớp 11 chi tiết nhất

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương ôn tập Giữa học kì 2 Địa Lí lớp 11 chi tiết nhất"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD & ĐT ………

TRƯỜNG THPT …………..

------

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC: 2021 - 2022

Môn:Địa lí11.Thời gian: 45 phút ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II - MÔN ĐỊA LÍ 11

A. Phần trắc nghiệm I. Phần nội dung kiến thức 1. Liên Bang Nga

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Liên Bang Nga.

- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Liên Bang Nga.

- Đặc điểm dân cư và xã hội của Liên Bang Nga.

- Quá trình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga.

- Các ngành kinh tế Liên Bang Nga: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

- Sự phân hoá lãnh thổ kinh tế LB Nga.

- Ghi nhớ một số địa danh.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Liên Bang Nga.

- Phân tích các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

- So sánh đặc trưng của một số vùng kinh tế tập trung của Liên Bang Nga.

2. Nhật Bản

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản.

- Ghi nhớ một số địa danh.

- Tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

- Sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích các đặc điểm dân cư của Nhật Bản và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế.

- Giải thích sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt.

II. Phần thực hành

(2)

- Xác định dạng biểu đồ thích hợp.

- Nhận xét, phân tích số liệu thống kê.

- Tính toán: tỉ trọng, tốc độ tăng trưởng, cán cân thương mại, mật độ dân số … B. Phần tự luận

- Vẽ và phân tích biểu đồ; phân tích số liệu thống kê.

- Phân tích mối quan hệ đa dạng giữa Liên Bang Nga và Việt Nam.

- Giải thích tình hình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga.

- Giải thích sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt ở Nhật Bản.

- Tại sao nói Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên Bang Xô viết ?

- Phân tích nguyên nhân chủ yếu của sự khôi phục kinh tế sau năm 2000 của Liên Bang Nga.

- Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

- Tại sao đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

C. Một số câu hỏi ôn tập Câu 1: LB Nga nằm ở:

A.châu Á B. châu Âu C. châu Mỹ D. châu Á và châu Âu

Câu 2: Đặc điểm chung nhất của địa hình LB Nga là:

A. cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. B. cao ở phía tây, thấp dần về phía đông.

C. Phía tây chủ yếu là núi và cao nguyên. D. phía đông chủ yếu là đồng bằng.

Câu 3: Đặc điểm tự nhiên khó khăn nhất đối với phát triên kinh tế cả LB Nga là:

A. Địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn.

B. địa hình đầm lầy chiếm diện tích lớn.

C. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

D. nhiều cao nguyên cao có khí hậu lạnh giá.

Câu 4: LB Nga có dân số đông, năm 2005 đứng:

A. thứ 4 thế giới B. thứ 6 thế giới. C. thứ 8 thế giới. D. thứ 10 thế giới.

Câu 5: Quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ là:

A. Hoa Kì. B. CHLB Đức. C. LB Nga. D. Nhật Bản.

Câu 6: Hiện nay LB Nga đang tập trung phát triển các ngành:

A. Công nghiệp điện tử - tin học, hàng không. B. Công nghiệp vũ trụ, nguyên tử.

(3)

C. Công nghiệp quốc phòng. D. Công nghiệp năng lượng, chế tạo máy.

Câu 7: Công nghiệp của LB Nga tập trung chủ yếu ở:

A. khu vực phía Đông. B. khu vực phía Tây.

C. khu vực phía Nam. D. khu vực phía Bắc.

Câu 8: Ngành mũi nhọn của nền kinh tế LB Nga là:

A. Công nghiệp quốc phòng. B. Công nghiệp khai thác dầu khí.

C. Công nghiệp vũ trụ, nguyên tử. D. Công nghiệp khai thác vàng và kim cương.

Câu 9: cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA LB NGA (đơn vị: triệu tấn)

Năm 1995 1998 1999 2000 2001 2002 2005

Sản lượng 62,0 46,9 53,8 64,3 83,6 92,0 78,2

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng lương thực của LB Nga qua các năm là:

A. biểu đồ đường. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ tròn.

Câu 10: Dựa vào BSL trên, nhận xét nào sau đây đúng?

A. Sản lượng lương thực tăng liên tục và đều.

B. sản lượng lương thực tăng liên tục nhưng không đều.

C. Sản lượng lương thực có xu hướng tăng và ổn định.

D. Sản lượng lương thực có xu hướng tăng nhưng chưa ổn định

Câu 11: Củ cải đường được trồng nhiều nhất ở đảo nào của Nhật Bản:

A. Hôn-su B. Kiuxiu C. Xicôcư D. Hôcaiđô

Câu 12: (Bảng số liệu trên) Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực của LB Nga qua các năm là:

A. biểu đồ đường. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ tròn.

Câu 13: Sản xuất lương thực thực phẩm của LB Nga tập trung chủ yếu ở:

A. Đồng bằng phía đông và phía nam. B. Đồng bằng phía tây và phía nam.

C. Đồng bằng phía đông và đông bắc. D. đồng bằng phía tây và tây bắc.

Câu 14: Đảo có diện tích nhỏ nhất của Nhật Bản là:

A. Hôn-su B. Kiuxiu C. Xicôcư D. Hôcaiđô

Câu 15: Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ mấy của thế giới?

(4)

A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư.

Câu 16: Đảo có khí hậu lạnh giá nhất của Nhật Bản là:

A. Hôn-su B. Kiuxiu C. Xicôcư D. Hôcaiđô

Câu 17: Biểu đồ sau thể hiện nội dung gì?

A. Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.

B. Cán cân xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.

C. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.

D. Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.

Câu 18: Biểu đồ trên vẽ sai ở:

A. Tên, khoảng cách năm. B. Tên, khoảng cách năm, đơn vị.

C. Đơn vị, khoảng cách năm. D. Tên, đơn vị.

Câu 19: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 – 1973không phảido nguyên nhân:

A. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

B. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.

C. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.

D. Chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường”.

Tỉ USD

199 199 200 200 200 Năm

Nhật Bản

(5)

Câu 20: Tại sao diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm:

A. Do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang đất ở.

B. Do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây công nghiệp.

C. Do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây khác.

D. Do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang chăn nuôi.

Câu 21: Hai trung tâm công nghiệp Matxcơva và Xanhpêtécbua đều không có ngành công nghiệp:

A. Hóa chất. B. Điện tử, viễn thông. C. Đóng tàu. D. Luyện kim màu.

Câu 22: Mối quan hệ Việt – Nga là quan hệ:

A. đối tác chiến lược.B. truyền thống. C. hợp tác nhiều mặt. D. lâu đời.

Câu 23: Trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp khó khăn:

A. nghèo tài nguyên khoáng sản, khí hậu lạnh giá.

B. sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.

C. bị các nước tư bản cô lập.

D. cơ cấu dân số già, số dân ngày càng giảm.

Câu 24: Nhật Bản đứng hàng thứ mấy thế giới về thương mại?

A. Đứng đầu. B. Đứng thứ hai. C. Đứng thứ ba. D. Đứng thứ tư.

Câu 25: Sản phẩm chiếm 99% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản là:

A. Ô tô và xe gắn máy. B. Sản phẩm công nghiệp điện tử.

C. Sản phẩm công nghiệp chế biến. D. Không có sản phẩm nào.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nguyên nhân: các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống như đất đai

Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy được tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Hương Hoàng,

❖ (2)Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ, đó là………..... Apatit

=> Cây cối có điều kiện sinh trưởng và phát triển xanh tươi quanh năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt; áp dụng các phương thức thâm canh,

Bài 2 trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. - Cảng xuất khầu

+ Khí hậu và nguồn nước: Ánh sáng ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống; Nhiệt độ quy định sự thích nghi của sinh vật

- Bản chất của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức