• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10 Ngày soạn: 09/11/2018

Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2018

CHÀO CỜ ( Do trường tổ chức)

Học vần BÀI 39: AU - ÂU I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

-Đọc được:au, âu,cây cau, cái cầu , từ và câu ứng dụng ; Viết được :au, âu,cây cau, cái cầu

-Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Bà cháu

2.Kĩ năng: Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần au, âu 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bộ ghép chữ tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 1 1. KTBC ( 5 phút)

viết: leo trèo, trái đào , chào cờ, Đọc đoạn thơ ứng dụng .

GV nhận xét chung.

2. Bài mới ( 35 phút) 2.1. Giới thiệu bài

Treo tranh hỏi : Tranh vẽ gì ?

Trong tiếng cau có âm, dấu thanh nào đã học?

Hôm nay học các vần mới au GV viết bảng au

2.2. Dạy vần mới

* Vần au:.

a. Nhận diện vần:

phát âm

Nêu cấu tạo vần au?

So sánh vần au với ai.

Yêu cầu học sinh tìm vần au trên bộ chữ.

Nhận xét, bổ sung.

b. Phát âm và đánh vần tiếng:

-Phát âm.

Phát âm mẫu: au Đánh vần: a- u - au -Giới thiệu tiếng:

Ghép thêm âm c vào vần au để tạo tiếng mới.

Viết bảng con 1 HS lên bảng

Cây cau Âm c, . Lắng nghe.

Theo dõi và lắng nghe.

Đồng thanh

Có âm a đứng trước, âm u đứng sau

+ Giống: Đều mở đầu bằng âm a

+ Khác: vần au kết thúc bằng âm u

Tìm vần au và cài trên bảng cài

Lắng nghe.

(2)

GV nhận xét và ghi tiếng cau lên bảng.

Gọi học sinh phân tích . c. Hướng dẫn đánh vần

GV hướng dẫn đánh vần 1 lần.

cờ - au - cau Đọc trơn: cau

Cây cau

GV chỉnh sửa cho học sinh.

*Vần âu : ( tương tự vần au) - Vần âu được tạo bởi âm â, u, -So sánh vần âu với vần au?

Đánh vần: â - u - âu

cờ - âu - câu - huyền - cầu

d. Dạy tiếng ứng dụng:

Ghi lên bảng các từ ứng dụng.

Gạch dưới những tiếng chứa âm mới học.

Phân tích một số tiếng có chứa vần au , âu GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng.

Giải thích từ, đọc mẫu

Gọi học sinh đọc trơn từ ứng dụng.

Gọi học sinh đọc toàn bảng.

e. Hướng dẫn viết:

Viết mẫu và hướng dẫn cách viết au, cây cau Nhận xét chỉnh sửa

Viết mẫu và hướng dẫn cách viết âu, cái cầu Nhận xét chỉnh sửa

Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học Đọc lại bài

Nhận xét tiết 1

Tiết 2 3.Luyện tập ( 35 phút) a. Luyện đọc

- Luyện đọc trên bảng lớp.

Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.

Lần lượt đọc âm , vần , tiếng , từ khoá Lần lượt đọc từ ứng dụng

GV nhận xét.

- Luyện câu:

Nhận xét tranh minh hoạ câu ứng dụng:

 Trong tranh có những gì?

 Tìm tiếng có chứa vần au , âu trong câu

6 em, nhóm 1, nhóm 2, lớp Ghép tiếng cau

1 em

Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2, lớp

2 em.

CN- lớp -5-6 HS

Giống : đều kết thúc bằng âm u Khác : vần âu mở đầu bằng â Theo dõi và lắng nghe.

Cá nhân, nhóm, lớp 2 em.

Nghỉ 1 phút

Đọc thầm , tìm tiếng có chứa vần au, âu

1 em đọc, 1 em gạch chân 2 em

6 em, nhóm 1, nhóm 2.

Cá nhân, nhóm, lớp 1 em.

. Toàn lớp theo dõi Viết định hình

Luyện viết bảng con

Lớp theo dõi , viết định hình Luyện viết bảng con

Đại diện 2 nhóm 2 em.

Cá nhân, nhóm, lớp Cá nhân, nhóm, lớp

(3)

Gọi đánh vần tiếng , đọc trơn tiếng.

Gọi đọc trơn toàn câu.

GV nhận xét.

-Luyện đọc SGK

b. Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?

GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề Trong tranh .

Trong tranh vẽ gì?

Bà đang làm gì? 2 cháu đang làm gì?

Bà thường dạy các cháu điều gì? Em có thích làm theo lời khuyên của bà không?

Em yêu quý bà nhất ở điều gì?

Em có thích đi chơi cùng bà không?

Em đã giúp bà được việc gì chưa ? Giáo dục tư tưởng tình cảm.

c. Luyện viết

Hướng dẫn HS viết vần au , âu vào vở tập viết Theo dõi , giúp đỡ HS còn lúng túng.

Chấm 1/3 lớp Nhận xét cách viết.

4.Củng cố : Gọi đọc bài.

Hôm nay học bài gì?

So sánh vần au và vần âu giống và khác nhau chỗ nào?

Thi tìm tiếng có chứa vần au, âu 5.Nhận xét, dặn dò ( 5 phút)

Về nhà đọc lại bài, viết bài vần uôi, ươi thành thạo. Xem bài mới iu, êu

Nhận xét giờ học

Quan sát tranh trả lời 2 em

6 em.

Cá nhân, nhóm, lớp Đọc lại.

Bà cháu

Học sinh trả lời theo hướng dẫn của GV.

Quan sát tranh trả lời:

Trả lời theo suy nghĩ

 Liên hệ thực tế và nêu.

luyện viết ở vở tập viết 2 em ,Lớp đồng thanh Vần au, âu

2 em

Thi tìm tiếng trên bảng cài

Lắng nghe để thực hiện ở nhà .

Tự nhiên và xã hội

ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.

2. Kĩ năng

- Rèn cho hs thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày.

3. Thái độ

- Hs có ý thức vs cá nhân hàng ngày II. ĐỒ DÙNG

- Tranh bài 10 trang 22.

- Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(4)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: (5 phút)

Trò chơi “Chi chi chành chành”.

- GV hướng dẫn HS cách chơi.

- Tổ chức cho HS chơi.

- Tổng kết trò chơi.

2. Hoạt đông 1: (15phút) Thảo luận lớp.

- Giáo viên nêu câu hỏi để cả lớp trả lời.

+ Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.

+ Cơ thể người gồm mấy phần?

+ Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào?

+ Nếu bạn chơi súng cao su em khuyên bạn như thế nào?

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

3. Hoạt động 2: (10 phút) Nhớ và kể lại việc làm vệ sinh cá nhân trong một ngày.

- Yêu cầu HS nhớ và kể lại những việc mà mình đã làm vệ sinh cá nhân trong ngày.

- Dành 2 phút để học sinh nhớ lại.

- Goị học sinh trả lời.

- Kết luận: Nhắc lại các việc vệ sinh cá nhân nên làm hàng ngày để học sinh khắc sâu và có ý thức thực hiện cho tốt.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- GV nêu lại sự cần thiết của việc giữ gìn vệ sinh thân thể.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà thường xuyên vệ sinh cá nhân cho sạch sẽ.

- Về nhà thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo sức khỏe cho học tập và vui chơi.

- HS theo dõi.

- Cả lớp chơi.

- Vài HS nêu.

- HS nêu.

- Vài HS nêu.

- Vài HS nêu ý kiến.

- HS nhận xét.

- HS kể theo nhóm 4.

- Vài HS kể trước lớp.

……….

BỒI DƯỠNG TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh phép trừ trong phạm vi 4 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng làm toán

3. Thái độ: HS yêu thích môn học, ham học hỏi.

II. ĐỒ DÙNG

UDCNTT: Tranh minh hoạ bài 3 Vở thực hành TV và Toán 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

- Gọi hs đọc bảng trừ 4 - 5 HS đọc

(5)

- Nhận xét.

2. Bài mới ( 32 phút) - GT bài, ghi bảng

* Bài 1: Tính

- Gọi hs nêu yêu cầu

- BT 1 y/c các con tính theo hàng gì?

- Nêu cách trình bày?

- Y/c hs làm bài - Chữa bài.

* Bài 2: Tính

- Gọi hs nêu yêu cầu

- BT 1 y/c các con tính theo hàng gì?

- Nêu cách trình bày?

- Y/c hs làm bài - Chữa bài.

* Bài 3: Số?

- Gọi hs nêu yêu cầu

- GV chiếu tranh minh hoạ lên bảng, y/c HS quan sát

- Y/c hs làm bài - Chữa bài.

* Bài 4: Số?

- Gọi hs nêu yêu cầu

- HD: Điền số thích hợp vào ô trống để được phép tính đúng

- Nêu cách thực hiện?

- Y/c hs làm bài

* Bài 5: Đố vui - Gọi Hs nêu yêu cầu.

- HD Hs điền dấu + và – vào chỗ trống để được phép tính đúng.

- GV chữa bài, nhận xét.

3. Củng cố ( 3 phút)

- Y/c hs đọc lại phép trừ trong phạm vi 4.

- Hs nêu

- Tính theo hàng dọc

- Viết kết quả thẳng cột với phép tính - Hs làm bài

- Hs nêu

- Tính theo hàng ngang - Viết kết quả sau dấu bằng - Hs làm bài

- Viết phép tính thích hợp

- HS quan sát tranh, nêu bài toán.

- Hs viết phép tính giải bài toán.

- Số?

- Hs nêu y/c - Hs làm bài - Hs nêu y/c - Hs làm bài.

- Hs đọc lại bài.

………..

BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN AU, ÂU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng cho học sinh cách đọc, viết au, âu 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc. viết.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học, ham học hỏi.

II. ĐỒ DÙNG

UDCNTT: hình ảnh ngựa gỗ Vở thực hành TV và Toán 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(6)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

- Kiểm tra hs đọc bài au, âu SGK TV1 - Nhận xét.

- Kiểm tra viết: câu thơ, cầu treo - Nhận xét.

2. Bài mới ( 32 phút) - GT bài, ghi bảng

2.1. Tiếng nào có vần au, tiếng nào có vần âu

- Y/c hs quan nội dung phần 1

- Y/c hs đọc các tiếng có sẵn dưới mỗi bức tranh

- Y/c hs gạch chân tiếng có vần au, âu - Nhận xét

2.2. Luyện đọc bài: Suối và cầu - GV đọc mẫu

- Bài đọc có mấy câu?

- Y/c hs mở vở thực hành, nhẩm đọc thầm - Gọi hs đọc lần lượt các câu

- Y/c hs tìm và gạch chân tiếng có au, âu - Y/c hs luyện đọc trong nhóm 4

- Gọi hs đọc bài.

- GT hs hình ảnh suối và cầu trên phông chiếu.

2.3. Luyện viết

- Y/ c hs quan sát mẫu “ Quê em có cầu”

- Hướng dẫn học sinh phân tích mẫu, GV viết mẫu.

- Y/c hs viết vào vở thực hành - Nhận xét.

3. Củng cố ( 3 phút)

- Hôm nay con được ôn lại vần gì?

- Gọi 1 HS đọc lại bài Suối và cầu

- 4 HS đọc

- HS viết bảng con.

- HS đọc

- HS gạch chân dưới tiếng có vần.

- Bài đọc có 6 câu - HS đọc

+ Suối có từ bao giờ nhỉ?

+ Ngày bé, Mai đã thấy suối chảy, đã nghe suối reo.

+ Bà bảo là suối có lâu đời rồi.

+ Mùa lũ về, suối dữ như hổ, chả ai qua nổi + Bây giờ, bộ đội về xây cầu qua suối + Mọi người bảo nhau: “ Có cầu, dễ đi rồi”

- H tìm, gạch chân, đánh vần

- Hs quan sát, đọc

- HS quan sát, luyện viết lại vào bảng con - Hs viết vở thực hành

- au, âu - Hs đọc bài.

(7)

Ngày soạn:10/11/2018

Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2018

Học vần BÀI 40: IU ÊU I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Đọc được:iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu , từ và câu ứng dụng ; Viết được :iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu

- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Ai chịu khó?

2.Kĩ năng

- Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần iu, êu 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bộ ghép chữ tiếng Việt.

-Vật mẫu: cái phễu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Gọi HS đọc và viết: rau cải, lau sậy, châu chấu, sáo sậu.

- Gọi HS đọc: Chào mào có áo màu nâu Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới: (35 phút) 1. Giới thiệu bài: GV nêu 2. Dạy vần mới:

Dạy vần:

Vần iu

a) Nhận diện vần:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: iu - GV giới thiệu: Vần iu được tạo nên từ i và u.

- So sánh vần iu với au

- Cho HS ghép vần iu vào bảng gài.

b) Đánh vần và đọc trơn:

- GV phát âm mẫu: iu - Gọi HS đọc: iu

- GV viết bảng rìu và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng rìu.

(Âm r trước vần iu sau, thanh huyền trên i) - Yêu cầu HS ghép tiếng: rìu

- Cho HS đánh vần và đọc: rờ- iu- riu- huyền- rìu.

- Gọi HS đọc toàn phần: iu- rìu- lưỡi rìu.

Vần êu:

(GV hướng dẫn tương tự vần iu.)

- 3 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép vần iu.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- HS đọc cá nhân, đt.

- Thực hành như vần iu

(8)

- So sánh êu với iu.

(Giống nhau: Kết thúc bằng u. Khác nhau: êu bắt đầu bằng ê, còn iu bắt đầu bằng i).

c) Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các từ ứng dụng: líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d) Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.

- Cho HS viết bảng con.

- GV quan sát sửa sai cho HS.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập: (35 phút) a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu: Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có vần mới: đều, trĩu.

- Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b) Luyện nói:

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: Ai chịu khó?

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gợi ý để HS trả lời:

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Theo em các vật trong tranh đang làm gì?

+ Trong số các vật đó con nào chịu khó?

+ Em đã chịu khó học bài và làm bài chưa?

+ Chịu khó thì phải làm những gì?

+ Các nhân vật trong tranh có đáng yêu không?

+ Em thích con vật nào nhất? Vì sao?

c) Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV chữa một số bài - nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới.

- GV nêu cách chơi và tổ chức cho HS chơi.

- GV tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 5 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ Vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

(9)

- Về nhà luyện đọc và viết bài; xem trước bài 41.

...

TOÁN

TIẾT 37: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết làm tính trừ trong phạm vi 3, biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ , tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép trừ.

2.Kĩ năng: Rèn cho HS thực hiện các phép tính trừ trong phạm vi 3 thành thạo

3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học

*Ghi chú: Làm bài 1(cột 2, 3), bài 2, bài 3 (cột 2, 3), bài 4 II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.

- Bộ đồ dùng toán 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KTBC ( 5 phút)Tính 2 – 1 = , 3 – 1 = , 3 – 2 = Gọi học sinh nêu miệng 3 - ? = 2 3 - ? = 1 Nhận xét KTBC.

2. Bài mới ( 32 phút) 2.1Giới thiệu bài

2.2.Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Bài 1:Tính kết quả phép cộng

Lần lượt gọi nêu kết quả, GV ghi bảng:

Nhận xét cột 3?

Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài ? Gọi 4 em nêu miệng.

Nhận xét , sửa sai

Bài 3: Học sinh nêu cầu của bài:

Yêu cầu thực hiện trên phiếu bài tập.

2 .. 1 = 3 1 ... 2 = 3 2 ... 1 = 1 3.... 2 = 1 2 ....2 = 4 1 ....4 = 5 Nêu cách làm?

Bài 4:

a) GV treo tranh, gợi ý học sinh nêu bài toán.

Cả lớp làmbảng con:

2 em nêu : 3 – 1 = 2 , 3 – 2 = 1

Học sinh lắng nghe.Vài em nêu : luyện tập.

Học sinh nêu yêu cầu của bài.

Học sinh nêu miệng kết quả.

1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 2 – 1 = 1 3 – 1 = 2 2 + 1 = 3 3 – 2 = 1

Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

Viết số thích hợp vào ô trống.

Lần lượt 4 em nêu.

3 – 1 = 2 , 3 – 2 = 1 , 2 – 1 = 1 , 2 + 1 = 3 -Điền dấu + , - vào ô trống:

Làm trên phiếu bài tập.

2 + 1 = 3 1 + 4 = 5 2 – 1 = 1 3 – 2 = 1 1 + 2 = 3 2 + 2 = 4 2 em trả lời

(10)

Yêu cầu các em ghi phép tính vào bảng con.

b) Tương tự bài a

Cùng HS nhận xét sửa sai 3. Củng cố, dặn dò (3 phút)

Ôn lại các phép tính trừ trong phạm vi 3, xem trước bài : Phép trừ trong phạm vi 4.

Nhận xét giờ học

Hùng có 2 quả bóng, Hùng cho Lan 1 quả. Hỏi Hùng còn lại mấy quả?

2 – 1 = 1

HS tự làm vào vở ô li, 1 em lên bảng làm

3 – 2 = 1

Thực hiện ở nhà.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO

CHÚNG EM HÁT VỀ THẦY, CÔ GIÁO.

* HOẠT ĐỘNG I I. MỤC TIÊU

- Hs biết kính trọng, biết ơn, yêu quí các thầy giáo, cô giáo.

- Tạo không khí hồ hởi học tập, rèn luyện trong lớp học.

- Bước đầu hình thành cho hs kĩ năng tự tin, kĩ năng hợp tác trong hoạt động.

II. ĐỒ DÙNG

- Các bài hát, hoa và quà tặng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Bước 1: Chuẩn bị:

- Thành lập ban tổ chức, bao gồm: Gv chủ nhiệm các lớp, đại diện nhà trường, tổng phụ trách Đội.

- Gv chủ nhiệm phổ biến kế hoạch trước 1- 2 tuần

- Hd hs xây dựng chương trình và tập luyện các tiết mục văn nghệ…

- Dự kiến khách mời…

Bước 2: Tiến hành

Chương trình buổi liên hoan văn nghệ có thể tiến hành như sau:

- Tuyên bố lí do, giới thiệu khách mời - Trưởng ban tổ chức khai mạc biểu

diễn

Lắng nghe

Lắng nghe

(11)

- Đại diện hs lên tặng hoa và chúc mừng các thầy cô giáo

- Đại diện các thầy cô giáo lên phát biểu

- Các tiết mục văn nghệ được trình diễn theo kế hoạch

- Kết thúc chương trình, lớp trưởng thay mặt lên cám ơn các thầy cô giáo.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá:

- Nhận xét chung buổi biểu diễn văn nghệ.

- Khen và cảm ơn toàn thể hs tham gia biểu diễn văn nghệ

Trình diễn

Lắng nghe

Âm nhạc

ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: TÌM BẠN THÂN; LÍ CÂY XANH.

I. MỤC TIÊU

- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.

- Biết hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách, đệm theo tiết tấu lời ca.

- Biết hát kết hợp vận động phụ họa, biết đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài hát Lí câu xanh.

II. ĐỒ DÙNG

Đàn organ. Nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Ổn định tổ chức.2’ Nhắc học sinh tư thế ngồi học

2. Kiểm tra bài cũ :3’ Gọi hs hát bài Lí cây xanh kết hợp gõ đệm thep phách . 3.Bài mới: 30

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tìm bạn thân.

- GV đệm đàn cho HS cả lớp hát ôn bài Tìm bạn thân.

- Cho HS hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.

- Cho HS tập hát kết hợp vận động theo nhịp 2.

- GV cho HS từng tổ, nhóm biểu diễn trước lớp.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

(12)

2/ Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Lí cây xanh.

- GV đệm đàn cho HS cả lớp hát ôn bài Lí cây xanh.

- Cho HS hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách.

- Cho HS hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo tiết tấu lời ca.

- Cho từng nhóm HS từ 4- 6 em tập biểu diễn trước lớp, kết hợp vận động phụ họa.

+ GV nhận xét và có thể ghi điểm cho các em.

* Cho HS tập nói thơ 4 chữ theo tiết tấu của bài hát Lí cây xanh như đã hướng dẫn ở tiết trước .

- GV nhận xét giờ học.

Về nhà tập gõ đệm trong khi hát. Xem trước và đọc thuộc lời ca bài hát Đàn gà con.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe , ghi nhớ.

Ngày soạn: 11/11/2108

Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2018

Học vần

ÔN TẬP GIỮA KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc được các âm, vần, các từ, câu ứng dụng tõ bài 1-40.

- Viết được các âm, vần, các từ, câu ứng dụng tõ bài 1-40.

- HS khá,giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.

2. Kĩ năng

- Rèn cho hs kĩ năng đọc, viết.

3. Thái độ

- Hs yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

- Bảng phụ viết nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 1 I . Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : líu lo, kêu gọi.

- Nhận xét.

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con.

(13)

II. Dạy bài mới ( 35 phút) 1 . Giới thiệu bài :

- Hôm nay, các em sẽ ôn tập các bài đã học từ đầu năm đến nay.

2. Ôn các âm :

- GV treo bảng phụ ghi các âm : e, b, ê, v, l, h, o, c, ô, ơ, i, a, n, m d, đ, t, th, u, ư, x, ch, s, r, k, kh, p ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr.

- Yêu cầu HS ghép các âm tạo thành tiếng mới.

- Nhận xét, tuyên dương.

3 . Ôn các vần :

- Em hãy nêu các vần đã học ? + Những vần nào kết thúc bằng a ? + Những vần nào kết thúc bằng i ? +Những vần nào kết thúc bằng y ? + Những vần nào kết thúc bằng u ? + Những vần nào kết thúc bằng o ? - Gọi HS đọc.

- Yêu cầu HS ghép tiếng có những vần trên.

- Nhận xét, tuyên dương.

4 . Đọc từ ngữ ứng dụng :

- GV treo bảng phụ có ghi một số từ ngữ ứng dụng :

vỉa hè đồ chơi ngày hội nô đùa ngửi mùi cái kéo trỉa đỗ tươi cười sáo sậu chịu khó cối xay buổi trưa - Cho HS đọc.

- Trò chơi : Nhanh lên bạn ơi ?

*Cho HS ghép các tiếng, từ theo hiệu lệnh của GV.

Tiết 2

5 . Đọc câu ứng dụng ( 10 phút) - GV ghi sẵn các câu ứng dụng : + Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.

+ Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.

+ Chú Bói Cá nghĩ gì thế ? Chú nghĩ về bữa trưa.

+ Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.

- Gọi HS đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

6 . Viết âm, vần, từ ( 12 phút)

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- Cá nhân, ĐT.

- Các tổ thi đua ghép.

- HS nêu : ia, ua, ưa, oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, ay, â- ây, eo, ao, au, âu, iu, êu.

.- HS trả lời.

- Cá nhân, ĐT.

- Cả lớp thi đua ghép.

- HS múa, hát tập thể.

- HS quan sát bảng phụ.

- Cá nhân, ĐT.

- HS sử dụng bộ chữ để ghép.

- HS quan sát và đọc thầm.

(14)

- GV đọc một số âm, vần, từ để HS viết BC.

- GV nhận xét.

7.Kể chuyện theo tranh ( 13 phút) III. Củng cố - Dặn dò ( 5 phút) - Trò chơi : Chiếc hộp kì diệu.

Trong hộp có các âm, vần, tiếng, từ.

- Bài sau : iêu, yêu.

- Nhận xét tiết học.

- Cá nhân, ĐT.

-Cho HS mở SGK theo dõi - 5 HS lên bảng, cả lớp BC.

- HS chơi như các tiết trước.

………

Toán

TIẾT 38: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

-Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 4;biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

2. Kĩ năng

- Làm BT 1 (cột 1,2); BT 2, 3; HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại.

3. Thái độ

- Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

- Các hình ở hộp đồ dùng học Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - Điền : +, -

1 ... 2 = 3 3 .... 1 = 3 3 ... 2 = 1 2 ... 1 = 1 - Nhận xét.

2. Bài mới ( 32 phút) 2.1 Giới thiệu

2.2.Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 4:

a. Hướng dẫn HS phép trừ : 4 – 1 = 3 :

- GV cho HS lấy 4 que tính, bớt 1 que tính, còn mấy que tính ?

- GV hướng dẫn HS xem tranh, tự nêu bài toán.

- Hướng dẫn HS tự trả lời.

- GV : 4 que tính bớt 1 que tính còn lại 3 que tính, 4 quả táo bớt 1 quả táo còn lại 3 quả táo.

- Ta viết 4 bớt 1 bằng 3 như sau :

- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con.

- HS lấy que tính và trả lời : Còn 3 que tính.

- Trên cành có 4 quả táo, rơi xuống đất 1 quả . Hỏi trên cành còn lại mấy quả táo ?

- Còn lại 3 quả táo.

- Cá nhân, ĐT.

(15)

4 – 1 = 3, dấu - gọi là trừ.

- Yêu cầu HS viết BC.

b. Hướng dẫn HS phép trừ : 4 – 2 = 2; 4 – 3 = 1

- Hướng dẫn tương tự như 4 – 1 = 3.

- Cho HS đọc các phép tính ở bảng.

c. Mối quan hệ giữa cộng và trừ

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trang 56.

+ 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 4 chấm tròn : 3 + 1 = 4

+ 1 chấm tròn thêm 3 chấm tròn là 4 chấm tròn : 1 + 3 = 4

+ 4 chấm tròn bớt 1 chấm tròn còn 3 chấm tròn : 4 – 1 = 3

+ 4 chấm tròn bớt 3 chấm tròn còn 1 chấm tròn : 4 – 3 = 1

+ 2 chấm tròn thêm 2 chấm tròn là 4 chấm tròn : 2 + 2 = 4

+ 4 chấm tròn bớt 2 chấm tròn còn 2 chấm tròn : 4 – 2 = 2

- Cho HS đọc.

3. Thực hành

* Bài 1:

- GV yêu cầu HS làm tính.

- GV gợi ý cho HS nhận xét cột 3.

* Bài 2 : Hướng dẫn HS biết cách đặt tính theo cột dọc rồi tính.

- GV nhận xét.

* Bài 3 : HS nêu yêu cầu bài toán.

- GV yêu cầu HS tự nêu đề toán.

- GV yêu cầu HS nhìn tranh rồi cài phép tính vào bảng gài.

- GV chữa bài, nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò ( 3 phút)

- Cho HS đọc thuộc các phép trừ trong phạm vi 4.

- HS viết BC.

- Cá nhân, ĐT: 4–1=3; 4–2= 2; 4–

3= 1.

3 + 1 = 4 1 + 3 = 4 4 – 1 = 3 4 – 3 = 1 2 + 2 = 4 4 – 2 = 2 - Cá nhân, ĐT.

* Bài 1: Tính

- 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào BC.

- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con.

4-1=3 4-2=2 3+1=4 1+2=3

3-1=2 3-2=1 4-3=1 3- 1=2

2-1=1 4-3=1 4-1=3 3- 2=1

- Hs nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ

* Bài 2: Tính

- HS làm bảng con, bảng lớp * Bài 3: Viết phép tính thích hợp.

- 3 HS nêu đề toán : Có 4 bạn chơi nhảy dây, 1 bạn không chơi nữa.

Còn lại mấy bạn ?

- HS cài phép tính vào bảng gài : 4 – 1 = 3

- HS xung phong đọc.

(16)

- Bài sau : Luyện tập.

Nhận xét tiết học Ngày soạn: 12/11/2018

Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2018

HỌC VẦN KIỂM TRA

TOÁN

TIẾT 39: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học , biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.

2.Kĩ năng: Rèn cho HS thực hiện các phép tính trừ trong phạm vi 3 , 4 thành thạo

3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học

*Ghi chú: BT5 ý b làm thay ý a II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bảng phụ, SGK, tranh vẽ phóng to của bài tập 5.

-Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I.KTBC ( 5 phút) Tính

a) 3 + 1 =… 4 – 3 = … 3 – 1 = … b) 3 – 2 =… 4 + 1 = … 4 – 1 = … Nhận xét KTBC.

II.Bài mới ( 32 phút)

1. Giới thiệu bài : Luyện tập trang 57.

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Luyện tập:

Bài 1: Thực hiện trên phiếu bài tập.

Lưu ý: Học sinh viết thẳng cột, dấu – viết ngay ngắn.

Giáo viên nhận xét.

Bài 2: Hướng dẫn làm mẫu 1 bài.

- 1

(Điền số thích hợp vào hình tròn)

Giáo viên nhận xét học sinh làm.

Bài 3: Tính .

Mỗi phép tính phải trừ mấy lần?

4 - 1 - 1 =

2 em lên làm.

Lớp làm bảng con 2 dãy.

Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

Thực hiện trên phiếu và nêu kết quả.

4 3 4 4 2 3

1 2 3 2 1 1

3 1 1 2 1 2

Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

Viết số thích hợp vào hình tròn.

Học sinh làm phiếu và nêu kết quả.

4 3

- - - -

(17)

Cùng học sinh nhận xét sửa sai

* Bài 4 :

- GV yêu cầu HS làm bài ( tính kết quả trước rồi so sánh và điền dấu ).

- GV chữa bài, nhận xét.

Bài 5 : Viết phép tính thích hợp.

đính mô hình như SGK Hướng dẫn học sinh làm bài tập

- GV yêu cầu HS nêu đề bài toán.

Hướng dẫn HS viết phép tính thích hợp vào ô trống.

III. Củng cố, dặn dò ( 3 phút)

Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.

Nhận xét giờ học

Học sinh nêu cầu của bài 2 lần.

Thực hiện bảng con.

4-1-1=2 4-1-2=1 4-2-1=1 Nhận xét bài bạn làm.

*Hướng dẫn HS giỏi , khá cách làm bài tập 4

Học sinh nêu cầu của bài:

học sinh xem mô hình và hướng dẫn các em nêu bài toán.

1em lên bảng làm , lớp làm vở ô li a. 3+1= 4

b. 4–1=3

Thực hiện ở nhà.

Thủ công:

XÉ, DÁN HÌNH CON GÀ CON (tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : HS biết cách xé hình con gà con đơn giản.

2. Kĩ năng : Xé , dán được hình con gà con đơn giản, dán cân đối, phẳng.

3. Thái độ : Biết yêu quí con vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: +Bài mẫu.+Giấy thủ công màu vàng, hồ, giấy trắng, khăn lau tay.

- HS: Giấy màu vàng, giấy nháp có kẻ ô, đồ dùng học tập, vở thủ công.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động : Hát tập thể

2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra đồ dùng học tập của hs - Nhận xét kiểm tra

3.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát

(18)

-Cho HS xem bài mẫu và tìm hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con gà.

+ Em hãy nêu các bộ phận của con gà? Có màu gì?

Có hình gì?

+ Em cho gà con có gì khác so với gà lớn? (gà trống, gàmái)

Kết luận: Gà con có đặc điểm khác so với gà lớn về đầu, thân , cánh, đuôi và màu lông. Khi xé, dán hình con gà con, em có thể chọn giấy màu tuỳ theo ý thích.

Nghỉ giữa tiết (5’) Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu

Mục tiêu: Hướng dẫn HS xé, dán hình con gà con trên giấy nháp.

1. Xé hình thân gà:-Từ hình chữ nhật . - Dán qui trình xé hình thân gà, hỏi:

-Em hãy nêu cách xé hình thân gà?

- Xé mẫu giấy vàng (đỏ)

2. Xé hình đầu gà (HD tương tự như xé thân gà):

3. Xé hình đuôi gà (HD tương tự như xé thân gà) 4.Xé dán hình chân gà: (HD tương tự như xé thân gà):

-Chân gà từ hình tam giác

-Mắt gà hình tròn nhỏ, dùng màu tô mắt gà -GV vẽ ước lượng chân gà trên bảng

-GV xé mẫu trên giấy màu khác nhau

- HS quan sát

- Con gà con có thân, đầu hơi tròn. Có các bộ phận: mắt, mỏ, cánh, chân, đuôi; toàn thân có màu vàng.

-HS trả lời

- Đầu tiên xé hình chữ nhật, xé 4 góc, uốn nắn, sửa lại cho giống hình thân gà.

- HS quan sát.

-Trả lời:

HS quan sát hình con gà cho hoàn chỉnh - HS nêu

-HS thực hành trên giấy nháp

- HS nhắc lại - HS dọn vệ sinh .

(19)

5. Dán hình:

Hoạt động4: HD thực hành

- Cho HS nhắc lại quy trình xé dán con gà con - Yêu cầu HS thực hành xé dán

– GVQS giúp đỡ Hoạt động cuối:

*HĐGDNGLL:

Tổ chức cho HS quét dọn và thu gom giấy vụn và các vật dụng cũ để làm kế hoạch nhỏ.

Củng cố dặn dò(5’)

-Yêu cầu HS nhắc lại qui trình xé, dán hình con gà con

- Chuẩn bị giấy, bút chì, hồ dán…… cho bài học sau

“ xé,dán hình hình con gà con ( tiết 2)

Ngày soạn:13/11/2018

Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018

Toán

TIẾT 40: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5 I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Thuộc bảng trừ , Biết làm tính trừ trong phạm vi 5; Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

2.Kĩ năng: Rèn cho HS làm các phép tính trừ trong phạm vi 5 thành thạo , chú ý cách viết phép tính cột dọc.

3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận.

*Ghi chú: Làm bài tập 1, bài 2 (cột 1), bài 3, bài 4a II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng … .

-Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép trừ trong phạm vi 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.KTBC ( 5 phút)

Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập.

4 – 2 – 1 =

3 em làm trên bảng lớp.

(20)

3 + 1 – 2 = 3 – 1 + 2 = Làm bảng con :

Dãy 1 : 4 – 1 – 1= , Dãy 2 : 4 – 3 … 4 - 2 Nhận xét KTBC.

2.Bài mới ( 32 phút) 2.1 GT bài ghi tên bài học.

2.2 giới thiệu bảng trừ trong phạm vi 5 a. GT phép trừ 5 – 1 = 4 (có mô hình).

Cho học sinh quan sát tranh phóng to trong SGK. Gợi ý cho học sinh nêu bài toán:

Giáo viên đính 5 quả cam lên bảng, lấy đi 1 quả cam và hỏi: Ai có thể nêu được bài toán.

Giáo viên ghi bảng phép tính 5 – 1 = 4 và cho học sinh đọc.

b. Các phép tính khác hình thành tương tự.

Cuối cùng: Giáo viên giữ lại trên bảng: Bảng trừ trong phạm vi 5 vừa thành lập được và cho học sinh đọc. 5 – 1 = 4 , 5 – 2 = 3, 5 – 3 = 2

5 – 4 = 1

c. Giáo viên tổ chức cho học sinh ghi nhớ bảng trừ bằng cách cho các em đọc 1 vài lượt rồi xoá dần các số đến xoá từng dòng. Học sinh thi đua xem ai đọc đúng, ai thuộc nhanh.

d. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các phép tính.

5 – 1 = 4 , 5 – 4 = 1 , 1 + 4 = 5

Lấy kết quả trừ đi số này ta được số kia.

Các phép trừ khác tương tự như trên.

Gọi đọc bảng trừ trong phạm vi 5.

Cho học sinh mở SGK quan sát phần nội dung bài học, đọc các phép trừ trong phạm vi 5.

3.Hướng dẫn luyện tập : Bài 1: Học sinh nêu YC bài tập.

Học sinh nêu miệng kết quả các phép tính ở bài tập 1.

Giáo viên nhận xét, sửa sai.

Bài 2: Học sinh nêu YC bài tập.

GV hướng dẫn học sinh làm theo cột dọc để củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong phạm vi 5.

Gọi học sinh làm bảng con

Toàn lớp.

HS nhắc lại tên bài.

Học sinh quan sát, nêu miệng bài toán : Có 5 quả cam, lấy đi 1 quả. Hỏi còn lại bao nhiêu quả cam?

Học sinh đọc : 5 – 1 = 4

Học sinh đọc.

Học sinh luyện học thuộc lòng theo hướng dẫn của Giáo viên . Học sinh thi đua nhóm.

Học sinh nêu lại.

Đọc bảng trừ cá nhân, nhóm.

Cả lớp quan sát SGK và đọc nội

dung bài

Học sinh nối tiếp nêu kết quả các phép tính .

Học sinh thực hiện ở bảng con . 5-1= 4 1=4=5 2+3=5 5-2=3 4+1=5 3+2=5 5-3=2 5-1=4 5-2=3 5-4=1 5-4=1 5-3=2

(21)

Bài 3: Học sinh nêu YC bài tập.

Củng cố học sinh cách thực hiện phép tính dọc.

Cho học sinh làm vë BT T.

Giáo viên nhận xét, sửa sai.

Bài 4: Học sinh nêu YC bài tập.

Hướng dẫn học sinh quan sát tranh dựa vào mô hình bài tập phóng lớn của Giáo viên.

Gọi học sinh lên bảng chữa bài.

4.Củng cố ( 2 phút) Hỏi tên bài.

Đọc lại bảng trừ trong PV5.

Nhận xét, tuyên dương 5. Dặn dò ( 1 phút)

Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.Luyện tập

Nhận xét giờ học

Viết phép tính thích hợp vào trống:

Học sinh quan sát mô hình và làm bài tập.

Quan sát tranh nêu bài toán 1 em lên bảng làm , lớp làm vở ô li

a. 5 – 2 = 3 b. 5 – 1 = 4

Học sinh nêu tên bài

Thực hiện ở nhà.

Học vần

BÀI 41: IÊU YÊU I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

-Đọc được:iêu, yêu,diều sáo, yêu quý , từ và câu ứng dụng ; Viết được : iêu, yêu, diều sáo, yêu quý

-Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu

2.Kĩ năng: Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần iêu, yêu 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận.

*QTE: Quyền được tham gia bày tỏ ý kiến, giới thiệu bản thân II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bộ ghép chữ tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho HS đọc và viết: líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng: Cây bưởi cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới: (35 phút) 1. Giới thiệu bài: GV nêu 2. Dạy vần mới:

Dạy vần:

Vần iêu

- 3 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

(22)

a) Nhận diện vần:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: iêu - GV giới thiệu: Vần iêu được tạo nên từ iê và u.

- So sánh vần iêu với iu

- Cho HS ghép vần iêu vào bảng gài.

b) Đánh vần và đọc trơn:

- GV phát âm mẫu: iêu - Gọi HS đọc: iêu

- GV viết bảng diều và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng diều.

(Âm d trước vần iêu sau, thanh huyền trên ê.) - Yêu cầu HS ghép tiếng: diều

- Cho HS đánh vần và đọc: dờ- iêu- diêu- huyền- diều.

- Gọi HS đọc toàn phần: iêu- diều- diều sáo.

Vần yêu: (GV hướng dẫn tương tự vần iêu) - So sánh iêu với yêu.

(Giống nhau: Kết thúc bằng êu. Khác nhau: iêu bắt đầu bằng i, còn yêu bắt đầu bằng y).

c) Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các từ ứng dụng: Buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d) Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.

- Cho HS viết bảng con.

- GV quan sát sửa sai cho HS.

- Nhận xét bài viết của HS.

tiết 2:

3. Luyện tập: (35 phút) a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có vần mới: hiệu, thiều.

- Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b) Luyện nói:

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: Bé tự giới thiệu.

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gợi ý để HS trả lời:

+ Em tên là gì? Năm nay em bao nhiêu tuổi?

+ Em đang học lớp mấy?

- HS qs tranh- nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép vần iêu.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- HS đọc cá nhân, đt.

- Thực hành như vần iêu

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 5 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

(23)

+ Cô giáo nào đang dạy em? Nhà em ở đâu? Nhà em có mấy anh chị em?

+ Bố mẹ em làm gì?

+ Em thích học môn nào nhất?

+ Em có năng khiếu (hoặc sở thích) gì?

c) Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV chữa một số bài, nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới.

- GV nêu cách chơi và tổ chức choHS chơi.

- GV tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; xem trước bài 42.

+ Vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

SINH HOẠT LỚP TUẦN 10 I. MỤC TIÊU

- Nhận xét đánh giá tình hình trong tuần - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần tới

- Hs có ý thức nhận ra khuyết điểm để khắc phục và phát huy những ưu điểm.

- Giáo dục Hs ý thức thực hiện tốt các nề nếp học tập trên lớp II. CHUẨN BỊ

- Nội dung sinh hoạt III. NỘI DUNG

1. Giáo viên cùng hs nhận xét các hoạt động trong tuần ( 10 phút) a. Nề nếp ra vào lớp

- Chuyên cần:………..

- Xếp hàng ra về:……….

- Truy bài đầu giờ:………..

b. Học tập

- Những mặt tích cực:……….

………

……….

- Những mặt còn tồn tại:……….

………

………

c. Các hoạt động khác

- Tiếng trống sạch trường:………..

- Thực hiện đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy:………

………

(24)

- Thể dục giữa giờ:

………

2. Phương hướng tuần tới ( 5 phút)

………

………

………

3. Vui văn nghệ ( 5 phút)

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép cộng.. -Hs

- Thuộc bảng cộng; biết làm tính cộng trong phạm vi 9; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.. Các hoạt động dạy-

Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3 và phạm vi 4.. Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép

Kiến thức: Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính trừ nhanh, tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng

1.Kiến thức: Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học , phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0 , Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong

1.Kiến thức: Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học , phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0 , Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong

Kiến thức: Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 5, thành lập bảng trừ 5.. Kĩ năng:

- Thuộc bảng cộng; biết làm tính cộng trong phạm vi 9; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.. Các hoạt động dạy-