• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu 2: Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp biết trước? A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu 2: Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp biết trước? A"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CÂU HỎI ÔN TẬP HKII – LỚP 8 MÔN TIN HỌC 2019-2020.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Hoạt động nào sau đây là hoạt động lặp:

A.  Trường tổ chức chào cờ vào thứ 2 tuần này.

B.  Long chạy bộ qua vào sáng nay.

C. Mỗi sáng, em thức dậy sớm để ôn bài.

D. Sáng nay, An được điểm tốt.

Câu 2: Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp biết trước?

A. Rửa rau tới khi sạch

B. Học bài cho tới khi thuộc bài

C. Gọi điện tới khi có người nghe máy D. Ngày tắm 2 lần

Câu 3: Khi nào thì câu lệnh For..to..do kết thúc?

A. Khi biến đếm nhỏ hơn giá trị cuối B. Khi biến đếm lớn hơn giá trị cuối C. Khi biến đếm nhỏ hơn giá trị đầu D. Khi biến đếm lớn hơn giá trị đầu

Câu 4: Cho các câu lệnh sau hãy chỉ ra câu lệnh đúng?

A. for i:=1 to 10; do x:=x+1;

B. for i:=1 to 10 do x:=x+1;

C. for i:=10 to 1 do x:=x+1;

D. for i =10 to 1 do x:=x+1;

Câu 5: Trong câu lệnh lặp với số lần biết trước (For – do), được thực hiện mấy lần?

A. ( < giá trị cuối > - < giá trị đầu > +1) lần B. Tuỳ thuộc vào bài toán mới biết được số lần C. Khoảng 10 lần

D. ( < giá trị đầu > - < giá trị cuối>) lần

Câu 6. Với ngôn ngữ lập trình Passcal câu lệnh lặp for i:=1 to 10 do x:=x+1;

thì biến đếm i phải được khai báo là kiểu dữ liệu nào?

A. Integer B. Real

C. String D. Tất cả các kiểu trên đều được

Câu 7: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

S:=0; For i:=1 to 5 do S:=S+i;

Giá trị của biến S bằng bao nhiêu?

A. 20 B. 15

C. 10 D. 0

(2)

Câu 8: Xác định số lần lặp trong câu lệnh sau For i:= 5 to 20 do tong:= tong +i;

A. 15 B. 16

C. 20 D. Tất cả đều sai.

Câu 9: Hãy cho biết câu lệnh For i:=1 to 2.5 do write (i,’ ‘); in ra màn hình điều gì?

A. 1  2  2.5; B. 5.5.

C. i. D. Không chạy vì câu lệnh sai.

Câu 10. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?

A. Ngày tắm hai lần B. Học bài cho tới khi thuộc bài C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần D. Ngày đánh răng 2 lần

Câu 11: Nhặt thóc ra khỏi gạo đến khi trong gạo không còn thóc:

A. Lặp với số lần biết trước B. Lặp vô số lần         C. Lặp với số lần chưa biết trước        D. Lặp 10 lần       Câu 12. Hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình dưới đây?

a:=10;

While a < 11 do write (a);

A. Trên màn hình xuất hiện một số 10 B. Trên màn hình xuất hiện 10 chữ a C. Trên màn hình xuất hiện một số 11 D. Chương trình bị lặp vô tận

Câu 13: Hãy chỉ ra < câu lệnh > được lặp đi lặp lại trong đoạn lệnh: x:=1;

While x<=5 do write(‘Hoa hau’);

A. x:=1 B. X<=5

C. write(‘Hoa hau’) D. Không có lệnh nào được lặp lại.

Câu 14: Câu lệnh lặp while…do có dạng đúng là:

A. X:=10; While x:=10 do x:=x+5;

B. x:=10;  While x=10 do x:=x+5;

C. x:=10; While x=10 do x=x+5;

D. x:=10; While x=10 to x:=x+5;

Câu 15: Khi sử dụng lệnh lặp While ... do cần chú ý điều gì?

A. Số lần lặp B. Số lượng câu lệnh

C. Điều kiện dần đi đến sai D. Điều kiện dần đi đến đúng Câu 16: Cho biết câu lệnh sau Do thực hiện mấy lần trong đoạn chương trình sau:

i := 5; While i>=1 do i := i – 1;

A. 1 lần B. 2 lần

C. 5 lần D. 6 lần

Câu 17: Việc đầu tiên mà câu lệnh While ... do cần thực hiện là gì?

A. Thực hiện < câu lệnh > sau từ khóa Do

(3)

B. Kiểm tra giá trị của < điều kiện >

C. Thực hiện câu lệnh sau từ khóa Then D. Kiểm tra < câu lệnh >

Câu 18:  Đoạn chương trình sau đây đã mắc phải lỗi gì? a:=5; While a<=6 do Writeln(‘A’);

A. Sử dụng sai cú pháp lệnh While ... do B. Không có lỗi gì.

C. Không cho biết trước số lần lặp D. Lặp vô hạn.

Câu 19: Hãy tìm hiểu đoạn lệnh sau đây và cho biết giá trị cuối cùng của n:

s:= 0; n:= 0;

While s < 6 do Begin

n:= n + 1; s:= s + n;

End;

A. n = 2 B. n = 3 C. n = 4 D. n = 5

Câu 20: Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước bắt đầu bằng từ khóa:

A. For  B. While  C. If  D. Var

Câu 21: Khi thực hiện đoạn chương trình sau:

n:=1; T:=50;

  While T > 20 do begin n:=n+5; T:=T - n end;

Hãy cho biết giá trị của biến T  bằng bao nhiêu?

A. 14 B. 15 C. 16  D. 17

Câu 22: Vòng lặp sau cho kết quả T bằng bao nhiêu:

i:=0; T := 0;

While i < 3 do

begin T := T + 1; i := i + 1; end;

A. T = 2  B. T = 3  C. T = 4  D. T = 5

Câu 23: Cho T và i biến kiểu nguyên. Khi chạy đoạn chương trình T:= 0; i:= 1;

while i<= 6 do begin

T:= T + i; i:= i + 2;

end;

Giá trị sau cùng của T là :

A. 16 B. 9 C. 6 D. 0 

Câu 24: Đoạn chương trình sau dùng để làm gì?

max:=a[1];

for i:=2 to n do

if max<=a[i] then max:=a[i];

A. Tính tổng n số tự nhiên.

B. Tìm số lớn nhất trong dãy số.

(4)

C. Tìm số nhỏ nhất trong dãy số D. Không có công dụng gì.

Câu 25: Câu lệnh sau đây thực hiện bao nhiêu vòng lặp?

S: = 10 ; While S<10 then S:=S+3 ;

A. 0 B. 4 C. 5 D. 10

Câu 26: Để tránh lỗi lặp vô hạn lần khi dùng While....do ta phải làm gì?

A. Phải có ít nhất 2 điều kiện trở lên . B. Phải có ít nhất 2 công việc trở lên.

C. Phải có câu lệnh thay đổi điều kiện qua mỗi vòng lặp.

D. Phải thay đổi giá trị của biến qua mỗi vòng lặp.

Câu 27: Trong các cách khai báo biến mảng sau đây, cách khai báo nào là hợp lệ:

A. Var a: array[1,100] of integer;

B. Var a: array[1.5..100.5] of integer;

C.  Var a: array[1..100] of integer;

D. Var a: array[1.5,100.5] of integer;

Câu 28:  Các cách khai báo biến sau đây, cách khai báo nào là hợp lệ trong Turbo Pascal:

A. Var a= integer; B. Var a: integer;        

C. Var a: array; D. Var: a: integer;

Câu 29: Cách xác định số phần tử của dãy số?

A. Chỉ số đầu – chỉ số cuối B. Chỉ số đầu – chỉ số cuối + 1 C. chỉ số cuối – chỉ số đầu D. Chỉ số cuối – chỉ số đầu + 1

Câu 30: Khai báo mảng A gồm 30 phần tử bắt đầu từ phần tử thứ 3, là các số nguyên thì ta khai báo gì:

A. A: Array [1..30] of integer; B. A: Array [3...33] of integer;

C. A: Array [3..32] of integer; D. A: Array [33] of integer;

Câu 31: Tham chiếu đến phần tử thứ i của biến mảng A ta có thể viết:

A. A(i); B. A{i}; C. A[i]; D. A[i};

Câu 32: Cho biết ý nghĩa của câu lệnh sau: For i:=1 to 10 do Readln(a[i]);

A. In dãy số trong mảng a  B. Nhập dãy số cho mảng a C. Nhập giá trị cho biến i  D. In giá trị cho biến i Câu 33: Khai báo biến mảng: Var A : array[1..7] of real;.

Sử dụng câu lệnh For i:= 1 to 5 do readln(A[i]); để gán giá trị cho các phần tử trong biến A từ bàn phím, ta sẽ nhập được bao nhiêu giá trị?

A. 4 B. 5 C. 6  D. 7

Câu 34: Để nhập một giá trị vào phần tử a[3] của mảng a thì ta viết là:

A. Readln(a)  B. Readln(a[3]);     C. Readln(a[i]);     D. Readln(a(3));

Câu 35: Trong câu lệnh khai báo biến mảng, phát biểu nào sau đây đúng:

A. Chỉ số đầu và chỉ số cuối là 2 số nguyên

(5)

B. Chỉ số đầu   chỉ số cuối

C. Kiểu dữ liệu có thể là kiểu integer hoặc real D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 36: Giả sử biến mảng A có 5 phần tử và giá trị của các phần tử lần lượt là 1, 4, 7, 2, 6. Khi thực hiện câu lệnh sau: tb:= 0; For i:= 1 to 5 do tb := tb + A[i]; Giá trị của biến tb là bao nhiêu?

A. 20 B. 18 C. 21 D. 22

Câu 37: Trước khi khai báo: Var A : array [1..n] of real; thì phải khai báo trước:

A. Var n : integer; B. Const n = 10;

C. Cả A, B đều đúng  D. Cả A, B đều sai Câu 38: Đoạn chương trình sau dùng để làm gì?

TC:=0;

for i:=1 to n do

if a[i] mod 2= 0 then TC:=TC+a[i]

A. Tính tổng các số từ 1 đến n

B. Tính tổng các số chẳn trong dãy n số vừa nhập.      

C. Tính tổng các số trong dãy số D. In ra các số chẳn.

Câu 39: Đoạn chương trình sau dùng để làm gì?

tong:=0; For i:=1 to n do tong:=tong+i;

A. Tính tổng các số từ 1 đến n

B. Tính tổng các số chẳn trong dãy n số vừa nhập.      

C. Tính tổng các số trong dãy số D. Tính tổng các số vừa nhập.

Câu 40: Đoạn chương trình sau dùng để làm gì?

for i:= 1 to n do write(i, ‘ ‘);

A. In ra số i. B. Duyệt qua n số.       

C. In ra các số từ 1 đến n. D. In ra màn hình ký tự trắng.

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ khối mô tả hoạt động của cấu trúc lặp và nêu các bước hoạt động của nó.

Câu 2: Hãy nêu cú pháp và chú thích của câu lệnh lặp với số lần biết trước?

Câu 3: Hãy nêu cú pháp và các bước hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước?

Câu 4: Mảng là gì? Cách khai báo biến mảng, cho ví dụ minh họa.

Câu 5: Thư điện tử gì? Địa chỉ thư điện tử có dạng chung như thế nào? Cho ví dụ về địa chỉ thư điện tử?

Câu 6: Nêu các chức năng chính của dịch vụ thư điện tử?

(6)

Câu 7: Viết chương trình nhập vào số nguyên dương n, in ra màn hình các số từ 1 đến n.

Câu 8: Nhập vào n số nguyên dương, viết chương trình tính tổng các số vừa nhập.

Với n được nhập từ bàn phím.  (Sử dụng biến mảng)

âu 3: Cho các câu lệnh sau hãy chỉ ra câu lệnh đúng? Trong câu lệnh lặp với số lần biết trước (For – do), được thực hiện Xác định số lần lặp trong câu lệnh sau For i:= 5 to 20 do tong:= tong Cho biết câu lệnh sau Do thực hiện mấy lần trong đoạn chương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em hãy mô tả bằng hình vẽ rồi nêu câu hỏi để tìm hiểu về hình dạng, kích thước và màu sắc lá cây.. Hoạt động 1: Tìm hiểu về lá

- Mỗi ngày em đến trường để học tập. - Ăn cơm xong, em làm bài tập rồi đi ngủ. Bài 2 trang 60 sgk Tin học lớp 8: Hãy cho biết tác dụng câu lệnh lặp với số lần

Hoạt động 1 trang 25 VTH Hoạt động trải nghiệm 2: Em hãy nêu hiểu biết của mình về các sản phẩm sáng tạo từ vật liệu thiên nhiên trong những hình dưới đây:... - Em hãy

Bài 2 : Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. : Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động.. Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt

Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh cho phép viết một cách ngắn gọn các bước cần thực hiện lặp đi lặp lại để tạo thành một cấu trúc lập trình được gọi là

- Dạng lặp tiến: Câu lệnh viết sau do được thực hiện tuần tự với biến đếm tự động tăng từ giá trị đầu đến giá trị cuối.. - Dạng lặp lùi: Câu lệnh viết sau do được

Ban đầu biến đếm sẽ nhận giá trị là giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp biến đếm tự động tăng thêm một đơn vị cho đến khi biến đếm bằng giá trị cuối?. Hãy nêu hoạt động

Câu 10: Trong NNLT Pascal, về mặt cú pháp câu lệnh nào sau đây là đúng với cấu trúc lặp While có một lệnh