• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -CHI NHÁNH HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -CHI NHÁNH HUẾ"

Copied!
95
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -

CHI NHÁNH HUẾ

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

Huế 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -

CHI NHÁNH HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Nguyệt

Lớp K49C Kinh Doanh Thương Mại Niên khóa: 2015 – 2019

Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS Nguyễn Tài Phúc

Huế 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đến Quý thầy cô giáo khoa Quản trị kinh doanh cùng toàn thể quý thầy cô và Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập vừa qua.

Tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Tài Phúc, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh các chị Ngân hàng Sacombank Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình thực tập cũng như quá trình thu thập dữ liệu cho khóa luận này .

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Nguyệt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTM : Ngân hàng thương mại

Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín GTLN : Giá trịlớn nhất

GTNN : Giá trịnhỏnhất

VHĐ : Vốn huy động

NVHĐ : Nguồn vốn huy động

USD : Dolar Mỹ

VNĐ : Việt Nam đồng

NH : Ngân hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

Lời cảm ơn...i

Danh mục các từviết tắt ...ii

Mục lục ... iii

Danh mục bảng ...vi

Danh mục sơ đồ...vii

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu ...2

5. Quy trình nghiên cứu ...5

6. Kết cấu khóa luận...6

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...7

1.1. Cơ sởlý luận ...7

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm huy động vốn ...7

1.1.2. Vai trò của huy động vốn ...8

1.1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM ...9

1.1.4. Các chiến lược huy động vốn của Ngân hàng thương mại ...11

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại ...13

1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn của ngân hàng thương mại ...17

1.2. Cơ sởthực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại...20

1.2.1. Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại trong nước ... 20

1.2.2. Các nghiên cứu liên quan ...22

1.2.3. Mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên cứu...24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ ....26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - chi nhánh Thừa

Thiên Huế... 26

2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển ...26

2.1.2. Cơ cấu tổchức của Sacombank chi nhánh Huế...27

2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank ...30

2.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng quy mô huy động vốn ...30

2.2.2. Về cơcấu huy động vốn ...31

2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế...35

2.3.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ...35

2.3.2. Kiểm định và đánh giá thang đo...37

2.3.3. Phân tích nhân tốkhám phá EFA ...38

2.3.4. Mô hình hiệu chỉnh...41

2.3.5. Phân tích hồi quy đa biến ...41

2.3.6. Kết quả phân tích ý kiến đánh giá của các đối tượng về công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế...44

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ...52

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới...52

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế...53

3.2.1. Giải pháp vềsản phẩm huy động vốn ...53

3.2.2. Giải pháp về chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác huy động vốn ... 54

3.2.3. Giải pháp mởrộng huy động vốn liên quan đến lãi suất huy động...55

3.2.4 Giải pháp liên quan đến thương hiệu, uy tín ...56

3.2.5. Giải pháp về cơ sởvật chất...57

3.2.6. Giải pháp vềchính sách mởrộng mạng lưới và kênh huy động ...57 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...58

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1. Kết luận ...58

2. Kiến nghị...59

2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước...59

2.2. Đối với Ngân hàng Sacombank...59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...60

PHỤ LỤC ...61

PHỤLỤC 1...61

PHỤLỤC 2...64

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô huy động vốn...30

Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng ...31

Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền tệ...32

Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi phân theo kỳhạn huy động ...33

Bảng 2.5: Sự tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợcho vay ...34

Bảng 2.6: Đặc điểm mẫu khảo sát ...35

Bảng 2.7: Kiểm định độtin cậy dữliệu điều tra ...37

Bảng 2.8: Phân tích EFA các biến độc lập ...38

Bảng 2.9: Phân tích EFA các biến phụthuộc...40

Bảng 2.10: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập...41

Bảng 2.11: Kết quảphân tích hồi quy ...42

Bảng 2.12: Tóm tắt kiểm định các giảthiết nghiên cứu...43

Bảng 2.13: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra vềchính sách sản phẩm...45

Bảng 2.14: kết quả đánhgiá của các đối tượng điều tra về đội ngũ nhân viên ...46

Bảng 2.15: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra vềlãi suất huy động ...47

Bảng 2.16: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về thương hiệu...48

Bảng 2.17: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về cơ sở vật chất...48

Bảng 2.18: Kết quả Đánh giá của các đối tượng điều tra vềmạng lưới giao dịch...49

Bảng 2.19: Kết quả Đánh giá chung của các đối tượng điều tra về chất lượng dịch vụ huy động vốn ...50

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồI.1: Quy trình nghiên cứu ...5 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổchức của Sacombank chi nhánh Huế...28

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn. Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn để đáp ứng đầy đủnhu cầu kinh doanh của mình.

Trong những năm gần đây hệ thống Ngân hàng nói chung và hệ thống các NHTM nói riêng đã huy động được khối lượng vốn lớn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế.Tuy nhiên đểtạo được những bước chuyển mới cho nền kinh tế,công tác huy động vốn của các ngân hàng đang đứng trước những thách thức mới, đòi hỏi các ngân hàng phải thực sựquan tâm và chú ýđểnhằm nâng cao hiệu quảcông tác này. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp tục giữ vững và phát triển nguồn vốn tại chi nhánh trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, phức tạp trên địa bàn hiện nay.

Tóm lại, yêu cầu tăng cường huy động vốn luôn cấp thiết đối với Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Sacombank nói riêng. Vì vậy, em đã chọn đề tài

“Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn vận dụng lý luận đã học được và phân tích thực tiễn công tác hiện nay, qua đó nâng cao kỹ năng hoạt động và làm việc của bản thân qua quá trình thực tập.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn được hệ thống hóa, đề tài hướng đến phân tích và đánh giá thực trạng công táchuy động trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công táchuy động vốn tại Ngân hàng Sacombank –chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

2.2. Mục tiêu cụthể

Hệthống hóa cơ sởlý luận và thực tiễn vềcông táchuy động vốn của ngân hàng.

Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình huyđộng vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến công táchuy động vốn tại Ngân hàng Sacombank–Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank–Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cu

Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank–chi nhánh Thừa Thiên Huế

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: phạm vi nghiên cứu là tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Thừa Thiên Huế

- Vềthời gian: phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn trong 3 năm gần đây (2016-2018), điều tra số liệu sơ cấp đầu năm 2019 và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn đến năm 2022.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1.Phương pháp thu thập dliu

Dữliệu thứcấp: bao gồm các thông tin, sốliệu vềnguồn lực, tình hình hoạt động và kết quảhoạt động kinh doanh dịch vụnói chung và dịch vụ huy động vốn nói riêng tại Ngân hàng Sacombank Huếdo các bộphận chức năng của ngân hàng cung cấp qua các báo cáo hàng năm giai đoạn 2016-1018. Ngoài ra, để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả còn tham khảo các loại sách, báo, tạp chí chuyên ngành, giáo trình, cũng như các kết quả của công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến lĩnh vực và vấn đềnghiên cứu.

Dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập bằng việc tiến hành điều tra khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh theo bảng câu hỏi được chuẩn bịsẵn theo nội dung cần nghiên cứu của đềtài.

Mẫu khảo xác được xác định như sau:

Kích thước mẫu: Kích thước mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức

Cochran (1977)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

n = . . = , . , . ,, = 96,04 (khách hàng) Trong đó:

- n: Số lượng mẫu cần cho nghiên cứu

- p: tỷ lệ ước lượng 1 phân bố được hiện diện trong quần thể (Có một quần thể lớn nhưng ta không biết được sự biến động trong tổng thể này, p được chọn là 0,5);

q=1-p= 0,5

- Z : là giá trị biến thiên chuẩn được tính sẵn trong bảng ứng với độ tin cậy (P) (confidence level). Với độtin cậy 95%, ta có Z=1,96

- e : sai sốchọn mẫu (sampling error) cho phép, chọn e=10%

Theo công thức trên thì cỡ mẫu là 96 khách hàng, tuy nhiên để tăng tính chính xác hơn cho việc điều tra, đềtài quyết định điều tra 115 khách hàng.

4.2.Phương pháp phân tích sốliệu

- Phương pháp thống kê mô tả: từnguồn sốliệu sơ cấp và thứcấp, phương pháp này dùng để mô tảcác khía cạnh nghiên cứu của vấn đề theo các tiêu thức cụthể qua thời gian.

- Phương pháp so sánh: Đểthấy rõ sựbiếnđộng của các chỉ tiêu đánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biến động của các chỉ tiêu giữa các thời kỳvềmặt tuyệt đối (±) và tương đối (%).

- Phương pháp phân tích định lượng:

Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha: Nhằm loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chếcác biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độtin cậy của thang đo.

Phương pháp phân tích nhân tốkhám phá EFA: Được sửdụng nhằm thu nhỏvà tóm tắt các dữ liệu, xác định các tập hợp cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệgiữa các biến với nhau (các nhóm biến có liên hệqua lại với nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một ít nhân tố hơn).

Mô hình hiệu chỉnh: Sau khi thực hiện xong phân tích nhân tố EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo thì mô hình nghiên cứu có thể sẽ bị sai khác so với mô hình nghiên cứu ban đầu, do đó cần phải hiệu chỉnh lại mô hình cho phù hợp với kết quả phân tích trước khi tiến hành hồi quy đa biến.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Phân tích hồi quy đa biến bằng kiểm định hệ số tương quan Pearson’s và mô hình hồi quy: Được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụthuộc (đánh giá chung về công tác huy động vốn) và các biến kia là các biến độc lập.

Sử dụng kiểm định giá trị trung bình One-Sample T-test: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn thông qua việc khảo sát mức độ đồng ý của khách hàng và để khẳng định đánh giá trung bình mức độ đồng ý của khách hàng ta tiến hành kiểm định one-sample T-test.

Với thang đo Likert 5 mức độ tác động từ1-rất không đồng ý đến 5-rất đồng ý, ta có giá trị trung bình của từng thang đo là:

Giá trị khoảng cách = (GTLN-GTNN)/n = (5-1)/5 = 0,8 + Giá trịtrung bình từ 1 đến 1,8: rất không đồng ý

+ Giá trịtrung bình từ 1,81 đến 2,61: khôngđồng ý + Giá trịtrung bình từ 2,62 đến 3,42: trung lập + Giá trịtrung bình từ3,43đến 4,23:đồng ý + Giá trịtrung bình từ4,24đến 5,00: rất đồng ý

Kiểm định One-sample T-test là kiểm định dùng đểso sánh giá trịtrung bình của một tổng thểvới một giá trị cụthể (Test value). Tác giảsửdụng T-value = 3, dựa vào thang đo Likert 5 mức độta có mức 3. Trung lập là giá trị ởgiữa.

Dựa vào dấu của giá trị Mean difference = x –m (x là giá trịtrung bình mẫu còn m là giá trị cần so sánh) đểkiểm định giá trị trung bìnhđánh giá của khách hàng trong tổng thểlớn hay thấp hơn giá trịTest value.

+ Với Mean difference < 0: giá trịtrung bìnhđánh giá của khách hàng trong tổng thểthấp hơn 3

+ Với Mean difference < 0: giá trịtrung bìnhđánh giá của khách hàng trong tổng thểthấp hơn 3

4.3.Phương pháp tổng hp, xlý sliu

Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp, hệ thống hóa số liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu của khóa luận.

Số liệu điều tra được xử lý, tính toán trên máy tính bằng các phần mềm xử lý thống kê như Excel, SPSS.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

5. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đềtài bao gồm: nghiên cứu sơ bộvà nghiên cứu chính thức, được thể hiện ở sơ đồI.1. Kết quảthông tin sẽ được đánh giá thông qua phương pháp Logic, tư duy biện chứng. Bên cạnh đó, kiểm định cần thiết sẽ được sử dụng để so sánh kết quảgiữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm đưa ra những nhận định sát với thực tếnhất.

Sơ đồ I.1: Quy trình nghiên cứu Cơ sởlý

thuyết

Nghiên cứu sơ bộ - Thảo luận, góp ý - Điều tra thử: 10 mẫu Bảng hỏi

sơ bộ

Điều chỉnh Bảng hỏi

chính Nghiên cứu chính

thức

- Chọn mẫu điều tra:

phương pháp chọn mẫu phi xác suất - Số lượng mẫu điều

tra: 115 mẫu - Hình thức điều tra:

phỏng vấn trực tiếp và online

Thu thập và xử lý phân tích số liệu - Thu thập sốliệu

- Phân tích sốliệu

 Thống kê mô tả

 Kiểm định độtin cậy Cronbach Alpha

 Phân tích nhân tốkhám phá EFA

 Phân tích hồi quy đa biến

 Kiểm định giá trịtrung bình One-Sample T-test

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

6. Kết cấu khóa luận

Kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm huy động vn 1.1.1.1. Khái niệm huy động vốn

Trong nền kinh tế thị trường, vốn được xem là một yếu tố quan trọng hàng đầu và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trìnhđầu tư sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường tài chính vốn được lưu chuyển rộng rãi, người cần vốn phải trả cho người có vốn một khoản phí để có được quyền sửdụng vốn trong thời gian xác định. C.Mác đã khái quát phạm trù vốn là: “Tư bản” qua định nghĩa hết sức cô đọng: “Tư bản là giá trị mang lại thặng dư”. Như vậy, vốn phải được biểu hiện dưới hình thái giá trị của tài sản, tức là vốn phải được đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản nhất định. Mặt khác, vốn không chỉbiểu hiện thành tiền (tiền giấy, vàng, bạc, đá quý….) và phản ánh giá trị những tài sản hữu hình (máy móc thiệt bị, đất đai, nhà cửa…) mà còn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản vô hình (uy tín, trìnhđộ, phát minh, sáng chế, thông tin, công nghệ…). Chính vì sựbiểu hiện dưới các hình thức phong phú đa dạng đó mà vốn phải cần được khai thác, sửdụng có hiệu quảmới đem lại lợi nhuận cao.

Đối với NHTM, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng không chỉ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn của NHTM được định nghĩa như sau: đó là toàn bộ các nguồn tiền mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay, đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn huy động vốn được xem là tài sản bằng tiền của các tổchức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sửdụng với trách nhiệm hoàn trả. Huy động vốn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Nó cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh (gồm vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, các nguồn vốn khác). Thông thường huy động vốn chiếm tỷtrọng trên 90% tổng nguồn vốn. Do đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng hiệu quả thì tổng nguồn vốn của ngân hàng sẽ tăng, là tiền đề để

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiến hành hoạt động sửdụng vốn.
(17)

1.1.1.2.Đặc điểmhuy động vốn

Trong NHTM, nguồn vốn huy động có tỷtrọng cao và giúp cho các NHTM hoạt động được.

Huy động vốn luôn thay đổi phụ thuộc vào việc gửi tiền và rút tiền của khách hàng, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào họ muốn. Chính vì vậy, để đảm bảo khả năng thanh toán hay chi trả, các NHTM không được dùng hết nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh mà phải có khoản dựtrữphù hợp.

Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, huy động vốn có tỷtrọng chi phí đầu vào rất lớn và chi phí sửdụng vốn khá cao.

Các NHTM chỉ có quyền sử dụng vốn huy động mà không có quyền sở hữu và phải hoàn trả đủgốc với lãikhi đến hạn hoặc khi khách hàng muốn rút vốn.

1.1.2. Vai trò của huy động vn 1.1.2.1.Đối với ngân hàng

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, công tác huy động vốn là cơ sởmang lại nguồn vốn đểngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khácnhư nghiệp vụtín dụng, đầu tư…Nguồn vốn sẽquyết định quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng, vì nếu NHTM nào có khả năng huy động vốn dồi dào với chi phí thấp thì có thểmởrộng với quy mô lớn và thu lợi nhuận cao. Nguồn vốn tạo cho khách hàng cũng như xây dựng uy tín của ngân hàng trên thị trường. Đồng thời, khả năng cạnh tranh của ngân hàng cũng phụthuộc vào nguồn vốn.

Qua đó, có thểnói vốn huy động là yếu tố đầu vào chủyếu nhất của ngân hàng.

1.1.2.2.Đối với khách hàng

Công tác huy động vốn giúp khách hàng tiết kiệm và đầu tư sinh lời, là nơi an toàn đểhọgửi tiền và tích lũy vốn tạm thời. Mặt khác, công tác huy động vốn còn giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu kinh doanh hoặc chi tiêu,thanh toán mà ít tốn thời gian, công sức đi vay tiền tiện lợi, an toàn. Chính vì vậy, công tác huy động vốn có vai trò rất lớn cho cảngân hàng và khách hàng.

1.1.2.3.Đối với xã hội

Là trung gian điều hòa giữa khách hàng cần vốn và khách hàng có vốn. Nhờcông tác huy động vốn mà Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được khối lượng tiền tệ lưu thông đểthực hiện các chính sách tiền tệphù hợp nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, cung cấp hàng hóa cho thị trường tài chính.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

1.1.3. Các hình thức huy động vn ca NHTM 1.1.3.1. Phân loại theo kì hạn

- Huy động tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳhạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứkhi nào mà họmuốn và ngân hàng có nghĩa vụ phải thỏa mãn nhu cầu đó. Mục đích của người gửi không phải là hưởng tiền lãi mà chủ yếu là đảm bảo an toàn về tài sản và thanh toán. Ngân hàng bảo quản tiền gửi này qua 2 tài khoản gồm:

Tài khoản thanh toán: là tài khoản có số dưcó, chủtài khoản có quyền sửdụng sốtiền của mình trên tài khoản trong giới hạn số dư tiền gửi.

Tài khoản vãng lai: là tài khoản có số dư có hoặc dư nợ, thường được các tổ chức kinh tếsửdụng tài khoản này.

Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp và thậm chí không có lãi, vì mục đích chính của người gửi là đểthực hiện thanh toán qua ngân hàng chứkhông phải vì mục đích hưởng tiền lãi. Ngoài ra, khách hàng phải có một khoảng dư tối thiểu để khi sử dụng các dịch vụcác dịch vụcủa ngân hàng, khách hàng không phải trảphí.

- Huy động tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳhạn là tiền gửi của các tổchức kinh tế, cá nhân gửi vào mà chỉ có thể rút ra sau một kỳ hạn nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Đây là nguồn vốn có tínhổn định cao và ngân hàng có thểsửdụng cho hoạt động kinh doanh.

Mục đích chính của người gửi không chỉsửdụng các dịch vụngân hàng mà chủyếu là để hưởng lãi. Chính vì vậy, công tác huy động vốn của ngân hàng phụ thuộc vào sự thay đổi của lãi suất nên để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các NHTM luôn tìm cách làm đa dạng hóa loại tiền gửi này.

- Tiền gửi tiết kiệm dân cư

Tiền gửi tiết kiệmdân cư là một phần thu nhập của dân cư gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và hưởng tiền lãi. Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền phổ biến, phát triển dước hình thức sau:

Tiền gửi tiết kiệm không kỳhạn: là loại tiền gửi mà người gửi có thểrút bất cứ lúc nào họ muốn, nhưng không được dùng công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn được trảlãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán. Bởi vậy, các NHTM có thể huy động vốn loại tiền gửi này thuận tiện hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: là loại tiền gửi của các tổchức kinh tế, cá nhân gửi vào mà chỉ có thểrút ra sau một kỳhạn nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng trước đó, được trả lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳhạn. Bởi vậy, vốn huy động được từ loại tiền này có tỷ trọng đáng kể. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bao gồm hai loại: có kỳhạn ngắn và có kỳhạn dài.

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn ngắn: loại này thường huy động tiết kiệm với các kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm. Thông thường, tiền gửi này đến hạn mới được rút, tuy nhiên ngân hàng vẫn cho rút với các quy định đi kèm.

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn dài: loại này chỉ được phép rút ra khi đến hạn, có tínhổn và lâu dài.

1.1.3.2. Phân loại theo thời gian tiền gửi

- Vốn ngắn hạn: là hình thức ngân hàng thương mại huy động vốn không kỳhạn và có kỳhạn với thời gian ngắn. Nguồn vốn này tối đa là một năm hoặc được chuyển hoán kỳhạn đểcho vay trung hạn, có lãi suất thấp và kémổn định.

- Vốn trung hạn: Có thời gian huy động từmột năm đến ba năm. Nguồn vốn này thường được các doanh nghiệp vay để đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao công nghệ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Vốn huy động này được sử dụng tương đối dài và thuận tiện, có lãi suất cao hơn vốn ngắn hạn.

- Vốn dài hạn: Nguồn vốn này có thời gian huy động trên ba năm và được NHTM sửdụng vào nhiệm vụ đầu tư phát triển theo định hướng phát triển kinh tếcủa Đảng và Nhà nước như: đầu tư vào các dự án phục vụquốc tếdân sinh, các dự án đổi mới thiết bịcông nghệ, xây mới các nhà máy…Vốn huy động này có lãi suất cao và có tínhổn định.

1.1.3.3.Phân theo đối tượng huy động

- Huy động vốn từ dân cư: đây là đối tượng huy động vốn đầy tiềm năng cho các ngân hàng. Mục đích gửi vào ngân hàng là đảm bảo an toàn, thanh toán và sinh lợi.

Ngân hàng chuyển tiền nhàn rỗi từ dân chúng đến những người người cần vố n kinh doanh. Vốn từ dân cư gồm hình thức gửi tiền tiết kiệm và gửi tiền thanh toán.

- Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và tổchức xã hội: đây là nguồn vốn huy động có tỷ trọng cao trong ngân hàng. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nên gửi vào khi có và rút ra khi cần nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí thanh toán. Vì vậy,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

các ngân hàng sẽcó khoản tiền lớn từ đó đểsửdụng thuận tiện hơn. Tuy nhiên, để có được khoản vốn lớn này, các ngân hàng phải ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

1.1.4. Các chiến lược huy động vn của Ngân hàng thương mại 1.1.4.1.Đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn

Để huyđộng vốn có hiệu quả, các NHTM ngày càng đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn dựa trên các tiêu chí như sau:

- Theo kì hạn và lãi suất

Với các sản phẩm tiền gửi, NHTM thường chia ra nhiều kì hạn khác nhau để khách hàng có thểchọn lựa các kì hạn gửi tiền phù hợp với nhu cầu của mình.

Tiền gửi ngắn hạn (< 12 tháng): ngân hàng phân loại tiền gửi theo thời gian từng quý: không kì hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng.

Tiền gửi trung và dài hạn (> 12 tháng): các kì hạn tiền gửi được chia ra thành:

18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng.

Đểtạo sựkhác biệt cho ngân hàng của mình, các ngân hàng thường chia nhỏthời gian của kì hạn hay tạo thêm các kì hạn mới như: kì hạn 1 tháng, 2 tháng hay 13 tháng.

Qua đó, sự đa dạng này giúp đáp ứng nhu cầu của người gửi trong việc rút tiền hay gửi tiền và tăng thêm lãi suất tiền gửi.

Mỗi NHTM có mức lãi suất khác nhau, thời gian của kì hạn gửi tiền càng lâu thì lãi suất càng cao. Vì vậy, các NHTM đều có các chiến lược lãi suất riêng. Thông thường, các NHTM cổphần và NHTM quốc doanh có lãi suất chênh lệch nhau khá rõ, vì các NHTM quốc doanh có uy tín và hoạt động lâu năm hơn so với các NHTM cổ phần. Do đó, các NHTM cổ phần muốn thu hút khách gửi tiền thì phải tăng lãi suất cao hơn vì khách hàng luôn muốn gửi tiềnởngân hàng có lãi suất cao nhất.

- Theo tiện ích của sản phẩm

Hầu hết, về bản chất các sản phẩm huy động vốn đều giống nhau, vì vậy để tạo sự khác biệt các NHTM thường tăng thêm tiện ích cho các sản phẩm của mình bằng hai cách sau:

Đưa thêm các tiện ích mới vào các sản phẩm huy động truyền thống. Chẳng hạn như đối với thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng ngoài chức năng chính là cho phép khách hàng rút tiền mặt tại máy ATM, thanh toán hoá đơn qua các máy POS, ngân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

hàng có thể đưa thêm một số tiện ích mới như: Thanh toán các loại cước phí (điện, nước, điện thoại....), trả lương, quản lý chi tiêu cá nhân, được ưu đãi ở một số cửa hàng... Đối với các loại tiền gửi có kì hạn, hiện nay ngân hàng có thể cho phép người gửi rút tiền trước kì hạn, dễdàng chuyển đổi kì hạn theo ý mình...Chi phí cho việc tăng thêm các tiện ích mới cho các sản phẩm truyền thống cũng chiếm một phần đáng kể trong chi phí huy động vốn chung. Vì vậy, đểsốtiện ích sản phẩm phụthuộc vào khả năng của từng ngân hàng.

Phát triển sản phẩm hoàn toàn mới với những tiện ích nổi trội. Đối với các NHTM thì đây là một cách khó. Hiện nay, các loại sản phẩm huy động vốn được phát triển đã khá đầy đủ, đa dạng, việc tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn khác biệt những sản phẩm cũ là điều ít ngân hàng nào dám nghĩ tới, mà hầu hết họ đều đa dạng các sản phẩm huy động vốn theo cách thứnhất.

Tóm lại, việc đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, phát triển sản phẩm riêng biệt sẽtạo cho các NHTM những dấuấn nhất định đối với khách hàng gửi tiền, khuyến khích họgửi tiền nhiều hơn, làm tăng lượng vốn huy động cho các NHTM.

1.1.4.2.Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mại sản phẩm

Các NHTM không chỉ đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn mà còn không ngừng đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mãi sản phẩm của mình. Đây là chiến lược được xem là hiệu quả trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Các hoạt động tiếp thị sản phẩm huy động vốn được các ngân hàng tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhau, chủ yếu là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, internet, báo chí, tờ rơi, thư tay...Nội dung của các chương trình quảng cáo này cũng được các ngân hàng thiết kế sao cho sản phẩm cũng như hình ảnh của ngân hàng mình thật hấp dẫn người xem nhất. Bên cạnh hoạt động tiếp thị sản phẩm, các ngân hàng cũng tổ chức các đợt khuyến mại để tăng cường huy động vốn. Các đợt khuyến mại này thường được triển khai vào các thời điểm trong năm như: đầu năm, giữa năm hay cuối năm, các dịp lễ, tết…hoặc cũng có khi tuỳthuộc vào chiến lược huyđộng vốn của mỗi ngân hàng. Thông thường các NHTM triển khai chương trình khuyến mại lớn bằng các đợt huy động vốn dự thưởng với tổng giá trị giải thưởng khá lớn, rất thu hút được sựtham gia của khách hàng.

Ngoài những đợt huy động dự thưởng lớn đó, các ngân hàng cũng triển khai xen kẽ các đợt khuyến mại nhỏvới từng loại sản phẩm huy động vốn của mình như: tặng quà khách hàng thân thiết, khách hàng gửi tiền với số lượng lớn...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Những chi phí cho hoạt động tiếp thị và khuyến mại này cũng chiếm phần khá lớn trong chi phí huy động vốn, đòi hỏi các ngân hàng phải tính toán, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi triển khai, đểtránh việc lượng vốn huy động được nhiều nhưng chi phí huy động lại quá lớn, thì hiệu quả huy động vốn không cao.

1.1.4.3. Mởrộng mạng lưới chi nhánh; nâng cao trìnhđộ, nghiệp vụcho cán bộ - Mở rộng mạng lưới chi nhánh

Để thu hút được nhiều vốn từ dân cư, các ngân hàng thương mại còn không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình. Quy mô, khả năng tài chính của ngân hàng nào càng lớn thì số lượng chi nhánh của nó càng nhiều và trải rộng trên nhiều nơi, khả năng thu hút càng lớn. Tuy nhiên trước khi lập thêm chi nhánh các ngân hàng phải tìm hiểu rõ địa bàn đặt chi nhánh, dự đoán được khả năng phát triển của chi nhánh trong tương lai, nếu không việc lập thêm chi nhánh sẽ không có tác dụng thu hút vốn mà còn làm tăng chi phí hoạt động cho ngân hàng.

- Nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ huy động vốn

Cán bộ huy động vốn là những người trực tiếp xây dựng và triển khai các chương trình huyđộng vốn của ngân hàng. Trình độ và nghiệp vụcủa những người này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng đều cố gắng lựa chọn cũng như đào tạo các cán bộ của mình thành thạo về nghiệp vụ cũng như bồi dưỡng nâng cao các kiến thức vềmarketing và ngân hàng. Bên cạnh việc đào tạo trực tiếp cán bộ tại nơi làm việc, các NHTM thường tổ chức các khoá bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ ở các cơ sở trong nước và nước ngoài. Đây là việc làm có ý nghĩa khá quan trọng cho công tác huy động vốn trong hiện tại cũng như tương lai của ngân hàng.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.1.5.1. Yếu tốkhách quan

- Môi trường chính trị, pháp luật

Chính trị, pháp luật là yếu tố có tác động đến mọi ngành nghề, lĩnh vực nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Một quốc gia, khu vực có nền chính trị ổn định, có hệthống pháp luật đảm bảo sẽgóp phần vào sựphát triển lâu dài của bất kì ngành nghề

Trường Đại học Kinh tế Huế

nào, trong đó có ngành ngân hàng cũng như công tác huy động vốn. Ngày
(23)

nay, các nước trên thế giới đang có xu hướng hội nhập và hợp tác, một đất nước có chính sách ngoại giao khéo léo cũng góp phần không nhỏ vào công tác huy động vốn của các ngân hàng.

Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù có tác động đến nền kinh tế quốc dân.

Đặc biệt là hoạt động huy động vốn lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập chủ thể, luân chuyển vốn, thất nghiệp và lạm phát. Vì vậy, hầu hết các quốc gia đều có những chính sách quản lý chặt chẽ hơn đối với ngân hàng so với các ngành nghềlĩnh vực khác. Cụ thểlà các luật pháp, quy định của Chính phủvà NHTW. Các ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định vềnghiệp vụdẫn đến hiệu quả và quy mô công tác huy động vốn bị ảnh hưởng do chính sách về tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng thay đổi làm thay đổi vềchất cũng như về lượng của công tác này.

- Môi trường kinh tế

Cũng như các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác, NHTM cũng chịu tác động từ sự biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước. Hoạt động huy động vốn sẽ diễn ra một cách thuận lợi nếu như nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển dẫn đến tích lũy vốn nhiều hơn đồng thời tạo điều kiện giúp các ngân hàng thực hiện tốt chức năng đầu tư của mình. Khiđó thu nhập của ngân hàng không ngừng tăng giúp mởrộng vốn tựcó của ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tếsuy thoái dẫn đến lạm phát, người dân có xu hướng đầu tư vào các tài sản khác như vàng, ngoại tệmạnh…Dẫn đến công tác huy động vốn cũng như đầu tư của ngân hàng sẽ gặp khó khăn, vì lúc này người dân không gửi tiền vào ngân hàng còn doanh nghiệp thì không dám vay tiền do kinh doanh lúc này dễbịthua lỗ.

Mỗi ngân hàng trong quá trình huy động vốn đều chịu sựcạnh tranh từcác ngân hàng khác và các tổchức tài chính khác. Tiền gửi là một sản phẩm dễbắt chước vì vậy đểcạnh tranh với các đối thủtrong thời buổi ngày càng khó khăn này thì mỗi một ngân hàng cần gia tăng lợi ích kèm theo của sản phẩm và các chương trình huy động vốn thu hút khách hàng. Các công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm… cũng có các sản phẩm tương tự như ngân hàng với dịch vụ đa dạng thu hút người dân và doanh nghiệp đầu tư vào. Mặt khác, thị trường chứng khoán sôi động cũng thu hút vốn của người dân và doanh nghiệp tác động không nhỏ đến công tác huy động vốn của các ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng nên đa dạng hóa sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ để

Trường Đại học Kinh tế Huế

làm hài lòng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
(24)

- Môi trường văn hóa- xã hội

Tập quán, thói quen, tâm lý khách hàng trong việc sử dụng tiền thuộc về yếu tố môi trường văn hóa xã hội có tác động đến công tác huy động vốn của các ngân hàng.

Thói quen trữtiềnởnhà của người dân sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Nhu cầu thanh toán qua ngân hàng rất phổbiếnở các nước phát triển. Người dân các nước này đều có tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng. Ngược lại, ở các nước kém phát triển thì số lượng người dân có tài khoản thanh toán tại ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ dẫn đến các ngân hàng ở các quốc gia này gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn cũng như phát huy được hiệu quả của ngân hàng trong giao dịch tiền tệ cũng trực tiếp tác động đến công tác huy động vốn của ngân hàng còn có các yếu tố như mức thu nhập và chu kỳ chi tiêu của người dân. Khi thu nhập của người dân cao thì nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng cũng tăng theo. Đồng thời, vào các dịp lễtất, nhu cầu chi tiêu của người dân tăng cao dẫn đến lượng tiền gửi trong ngân hàng cũng giảm theo. Cho thấy chu kỳ chi tiêu cũng tác động không nhỏ đến lượng tiền huy động được của các ngân hàng.

1.1.5.2. Yếu tốchủquan

- Chính sách huy động vốn của ngân hàng

Chính sách huy động vốn của ngân hàng là tất cả các chiến lược cũng như biện pháp liên quan đến công tác huy động vốn của các ngân hàng để đạt được mục tiêu thu hút vốn nhiều nhất có thể. Chính sách huy động vốn sẽ được hoạch định theo các thời kỳnhất định với mục tiêu cụthểcó nội dung cơ bản như sau:

Hình thức huy động vốn: để tăng khả năng huy động vốn của mình, các ngân hàng nên đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Càng đa dạng phong phú trong hình thức huy động vốn thì càng dễ huy động vốn hơn. Các hình thức huy động vốn như:

trái phiếu, kì phiếu, tiền gửi tiết kiệm với thời hạn và lãi suất ưu đãi.Đểcó chính sách huy động vốn tối ưu cần phải dựa trên kết quảnghiên cứu thị trường cũng như tâm lý và hành vi khách hàng thật kỹcàng.

Lãi suất huy động : Nếu mục đích gửi tiền đểthanh toán và sửdụng các dịch vụ từ ngân hàng thì khách hàng thường gửi không kỳ hạn và ít quan tâm đến lãi suất, chẳng hạn như các doanh nghiệp. Nếu mục đích gửi tiền vào nhằm hưởng lãi thì

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

thường có kỳ hạn và khách hàng rất quan tâm đến lãi suất. Trường hợp nếu như các ngân hàng vẫn không thể huy động vốn từkhách hàng thì có thể đi vay từcác tổchức tín dụng khác hay từ ngân hàng trung ương,… Lãi suất trần mà NHTW đang áp dụng hiện nay là 13% và có xu hướng giảm. Để thu hút khách hàng, các ngân hàng hiện nay thường áp dụng phương thức chia nhỏlãi suất theo thời hạn gửi tiền khác nhau, trảlãi cho tiền gửi thanh toán, giảm lãi suất cho vay,… Tuy nhiên sự biến động của lãi suất chỉ ởmức độnhất định để đảm bảo cho ngân hàng kinh doanh có lãi.

Bảo hiểm tiền gửi: để tránh các rủi ro trong quá trình hoạt động, các ngân hàng sẽ phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Điều này sẽ giúp ngân hàng gây dựng được lòng tin với đối tác, cổ đông và người gửi tiền. Trong trường hợp ngân hàng gặp phải rủi ro thì lợi ích của khách hàng vẫn được bảo vệ nhờ các công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm trong giới hạn bảo hiểm mà ngân hàng đã tham gia.

- Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng

Năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: việc kinh doanh của ngân hàng sẽdiễn ra được hiệu quả hơn nếu như tuyển dụng được một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụtốt, đồng thời tạo điều kiện mở rộng kinh doanh, tối thiểu chi phí và thu hút khách hàng.

Thái độ phục vụ khách hàng: là yếu tố mang tính quyết định trực tiếp đến tình cảm của khách hàng. Khi phục vụkhách hàng với một thái độ cởi mở, nhiệt tình, giải quyết thắc mắc cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác sẽ lấy được thiện cảm của khách hàng, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến sửdụng dịch vụtại ngân hàng hơn.

- Uy tín của ngân hàng

Với tính chất đặc thù của ngành ngân hàng thì uy tín là một trong những yếu tố quan trọng nhất có vai trò tác động đến sựsống còn của ngân hàng. Đây là tài sản vô hình của mỗi một doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, đó chính là vị trí, hìnhảnh của ngân hàng được định vị trong tâm trí kháchhàng. Đểxây dựng cho mình một vịtrí trong tâm trí khách hàng, các ngân hàng cần có một thời gian hoạt động biểu hiện qua thâm niên, kinh nghiệm, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ… Khi xây dựng cho mình được uy tín thì các ngân hàng sẽdễ dàng hơn trong việc thu hút khách hàng đến giao dịch cũng như huy động vốn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

- Trình độ công nghệ ngân hàng

Trình độcông nghệngân hàng là tất cả cơ sởvật chất phục vụngân hàng, các loại hình dịch vụngân hàng cungứng, trìnhđộnghiệp vụcủa cán bộ, nhân viên ngân hàng.

Cơ sở vật chất của ngân hàng càng hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến càng mang lại lợi ích thiết thực cho kinh doanh cũng như luôn tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ cho khách hàng tốt hơn từ đó tạo lòng tin cho khách hàng. Hầu hết khách hàng sẽ tin tưởng cũng như yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ ưở một ngân hàng có trìnhđộ công nghệcao. Vì vậy trìnhđộcông nghệcủa ngân hàng càng tốt thì khả năng huy động vốn của họcàng cao.

1.1.6. Các chtiêu đánh giá về huy động vn của ngân hàng thương mại 1.1.6.1. Quy mô nguồn vốn huy động

Quy mô nguồn vốn huy động là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Ngân hàng ngày càng phát triển và mởrộng phạm vi hoạt động khi có nguồn vốn huy động càng lớn. Ngoài ra, nguồn vốn huy động còn góp phần tăng tính ổn định, thanh khoản và uy tín của ngân hàng.

Chỉ tiêu phát triển quy mô HĐV =

Tổng số dư Vốn huy động Tổng nguồn vốn của NHTM tại một

thời điểm nhất định 1.1.6.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thểhiện khả năng phát triển quy mô vốn huy động theo hằng năm để biết tình hình thay đổi nguồn vốn và khả năng kiểm soát nguồn vốn của ngân hàng. Nếu tốc độ tăng trưởngổn định sẽgiúp ngân hàng hoạt định chiến lược phát triển lâu dài và tạo uy tín cho ngân hàng. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này thể hiện khả năng cạnh tranh của các ngân hàng về công tác huy động vốn.

Tốc độ tăng trưởng VHĐ =

Tổng VHĐ kỳ này-Tổng VHĐ kỳ trước

× 100 Tổng VHĐ kỳ trước

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng. Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hệthống.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

1.1.6.3.Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, để tối đa dư nợtín dụng và đầu tư, qua đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. Từ việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nó đáp ứng được kếhoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Khi có vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉtiêu tỷtrọng nguồn vốn huy động.

Tỷ trọng từng NVHĐ =

Khối lượng từng NVHĐ

× 100 Tổng NVHĐ

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệtỷlệgiữa các loại vốn huy động, tính hợp lí trong quá trình huyđộng các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dang, cân đối trong đó cần đảm bào một tỷlệhợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữ nội tệvà ngoại tệ…mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Vì vậy sựbiến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sửdụng vốn và theo đó là sự thay đổi vềlợi nhuận, mức độan toàn của ngân hàng.

Xu hướng biến đổi trong cơ cấu vốn huy động phụthuộc một phần vào kếhoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sựbiến động của các yếu tố bên ngoài, điều này đặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Tỷ trọng VHĐ theo đối tượng =

Khối lượng VHĐ theo đối tượng

× 100 Tổng NVHĐ

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳhạn Tỷ trọng VHĐ theo kỳ hạn =

Khối lượng VHĐ theo kỳ hạn

× 100 Tổng NVHĐ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Tỷ trọng VHĐ theo loại tiền =

Khối lượng VHĐ theo loại tiền

× 100 Tổng NVHĐ

1.1.6.4.Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn gồm chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí huy động và chi phí phi lãi như: chi phí cơ sở hạtầng, máy móc, chi phí quảng cáo, chi phí trả lương cho nhân viên…

Khoản chi phí chính mà các ngân hàng quan tâm là chi phí trả lãi. Mức lãi suất huy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, khi các ngân hàng đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động sẽ giảm xuống. Ngược lại trong thời kì kinh tế suy giảm, hoặc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, sựthiếu hụt vốn khảdụng của ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động của ngân hàng lên cao. Ngoài ra tùy theo chiến lược cạnh tranh của mỗi ngân hàng mà ngân hàng có thể đặt mức lãi suất cao hay thấp hơn mức lãi suất thị trường.

Khi đánh giá hiệu quảhoạt động vốn trên phương diện chi phí thì ngân hàng phải đạt được những tiêu chí sau:

Tìm kiếm các nguồn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn yêu cầu phù hợp vềmặt quy mô, thời hạn và cơ cấu.

Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không phải chấp nhận rủi ro cao vì sức ép tăng chi phí vốn. Về cơ bản, lợi nhuận ngân hàng được tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí, mà phần lớnở đây là chi phí trảlãi, do vậy đểtối đa lợi nhuận, ngân hàng phải tối thiểu hóa chi phí hoạt động. Nguồn ngăn hạn thường có chi phí thấp, kém ổn định và ngược lại, nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí càng cao nhưng ổn định hơn.

Do vậy để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, căn cứ trả lãi, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách huy động vốn phù hợp. Tùy theo đặc điểm từng nguồn vốn, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất danh nghĩa khác nhau. Đểcạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cốgắng tạo ra ưu thếriêng của mình trong đó có ưu thếvềcạnh tranh lãi suất

Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng đểtừ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Các ngân hàng thường xác định chi phí huy động vốn thông qua chỉ

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiêu: chi phí trảlãi bình quân và chi phí phi lãi.
(29)

Chi phí trả lãi bình quân =

Chi phí trả lãi Tổng NVHĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trảlãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng vềquy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đãđược tổchức một cách hiệu quả.

Chi phí phi lãi bình quân =

Chi phí phi lãi Tổng NVHĐ

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại

1.2.1.Cơ sởthc tin về công tác huy động vn tại ngân hàng thương mại trong nước Kết quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại đang có những bước phát triểnổn định trong những năm gần đây.

Năm 2016, huy động vốn của toàn hệthống năm 2016 tăng khoảng 21,2% (Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước). Các báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn cũng cho thấy huy động vốn năm 2016 tăng khá mạnh, cá biệt có ngân hàng đạt mức tăng trưởng 85% so với năm 2015. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do chính sách tăng lãi suất huy động của các NHTM. Nhằm cân đối nguồn vốn trước các quy định sửa đổi của Thông tư 06/2016/TT-NHNN, các NHTM đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn bằng cách tăng lãi suất huy động dài hạn. Huy động VND kỳhạn dài tăng nhẹ trong quý 1/2016 (tăng 0,1- 0,5 điểm % so với cuối năm 2015 và tăng 0,3 - 0,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2015) và duy trì khá ổn định trong quý 2/2016. Tại một số ngân hàng thương mại (NHTM) nhỏ, lãi suất huy động kỳhạn dài tăng đến 0,7 điểm % so với cuối năm 2015.

Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017 củaỦy ban Giám sát Tài chính quốc gia, năm 2017, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động toàn hệthống tăng thấp hơn năm 2016, ước tăng 16,9% (năm 2016 tăng 19,3%); tín dụng toàn hệ thống tăng tương đương với năm 2016 (ước tăng 19,3%). Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh (ước tăng 38%). Về cơ cấu phân loại tiền gửi, vốn huy động bằng VND chiếm 90,5% tổng vốn huy động (năm 2016 là 89,1%). Huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khoảng 9,5% (năm 2016 là 10,9%). Tỷ

Trường Đại học Kinh tế Huế

trọng huy động ngoại tệgiảm do trần lãi suất huy động USDở mức 0%, tỷ
(30)

giá USD/VNDổn định, tâm lý găm giữngoại tệgiảm. Cơ cấu theo kỳhạn tiền gửi: vốn huy động có kỳ hạn chiếm 80,9% tổng huy động (năm 2016 chiếm 79,7%), còn lại là vốn huy động không kỳ hạn. Xét về thị phần năm 2017, thị phần huy động của nhóm NHTM Nhà nước là 49%, nhóm NHTM cổphầnở mức 42,4%.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9/2018, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,74% so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 tăng 9,59%); huy động vốn của các tổchức tài chínhtăng 9,15% (cùng kỳ năm 2017 tăng 10,08%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,52% (cùng kỳ năm 2017 tăng 11,02%).

Trên đây là những thành tựu mà các ngân hàng đạt được nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn.

Sựmất cần đối kỳhạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một vấn đề khó khăn mà các ngân hàng đang gặp phải. Có khoảng trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện này là nguồn vốn ngắn hạn. Tỷtrọng vốn trung và dài hạn quá thấp, mất cần đối trong tổng nguồn vốn huy động, trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Huy động vốn trung và dài hạn không đủ đểtài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Điều này dẫn tới việc các ngân hàng buộc phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn. Điều này tạo nguy cơ rủi ro kỳhạn và lãi suất. Xu hướng hiện nay, kỳhạn huy động vốn vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trái với yêu cầu kỳ hạn cho vay bình quân tăng lên để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặt biệt là các doanh nghiệp nhỏvà vừa, do các doanh nghiệp này chủyếu vay vốn trung và dài hạn để đầu từmở rộng sản xuất kinh doanh và việc tài trợcác dựán mang tầm cỡquốc gia.

Chính sách lãi xuất của nhà nước chưa tạo được sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường do bị khống chếbởi lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước. Điều này khiến lãi suất huy động chưa được đa dạng hóa, chưa phản ánh được lãi suất thực trên thị trường. Đối với riêng các ngân hàng nhỏ, chưa đạt sự tín nhiệm cao của khách hành, việc Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động cào bằng khiến các ngân hàng nhỏ trở nên khó khăn hơn trong thu hút vốn vì nhà đầu tư sẽ chọn gửi tiền vào ngân hàng lớn nếu không có chênh lệch về

Trường Đại học Kinh tế Huế

lãi suất lớn giữa các ngân hàng.
(31)

Công tác phục vụ khách hàng chưa đạt đến độ chuyên nghiệp cao, danh mục phục vụ chưa đa dạng nên sự thu hút khách hàng chưa cao. Thái độ phục vụ, tác phong, tính chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng, nhất là ở một số chi nhánh giao dịch nhỏlẻ chưa thực sựlàm hài lòng khách hàng. Điều này cũng phần nào khiến cho khách hàng không còn muốn sửdụng dịch vụcủa ngân hàng nữa.

Một khó khăn nữa đặt ra cho các NHTM trong nước đó là xự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Điều này đặt ra thách thức cho các ngân hàng trong nước khi mà ngân hàng nước ngoài vốn rất nhanh nhạy trong việc đưa ra các loại hình dịch vụ, chiến lược truyền thông, quảng bá rầm rộ… Các ngân hàng trong nước đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh vềthị phần, dẫn đến vốn huy động càng trở nên khó khăn hơn.

1.2.2. Các nghiên cứu liên quan

Sự hài lòng của khách hàng đối với công tác huy động vốn là đề tài đã được nhiều nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đi sâu tìm hiểu. Sau đây là một số nghiên cứu liên quan:

1.2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài

Năm 2011, Chigamba, C. & Fatoki đã tiến hành một nghiên cứu và có bài đăng trên tạp chí International Journal of Business and Management (quốc tếvềkinh doanh và quản lý) có tựa đề: Factors influencing the choice of commercial banks by university students in South Africa (Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn Ngân hàng thương mại của sinh viên đại học ở Nam Phi). Nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều nhân tố tác động đến lựa chọn Ngân hàng như: sự giới thiệu tiến cử, chất lượng dịch vụ, tự động hóa, lãi suất cao, phí dịch vụthấp, lãi suất vay thấp, địa điểm thuận lợi.

Năm 2013, trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại tư nhân” của Sisay Assefa Madebo đưa ra những chính sách ảnh hưởng đến huy động vốn được phân tích như sau:

- Tăng khả năng tiếp cận của khách hàng với dịch vụ tiền gửi bằng các mở rộng mạng lưới chi nhánh và cải thiện dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến ít tốn kém hơn việc đào tạo và trả tiền cho nhân viên giao dịch. Điều này cho phép các ngân hàng nhỏ hơn cung cấp khả năng truy cập dễ dàng như các ngân hàng lớn hơn ở

Trường Đại học Kinh tế Huế

mức tương đối thấp chi phí (Kumar, 2000).
(32)

-Vượt ra ngoài lãi suất đểthu hút khách hàng mới. Hầu hết các ngân hàng sẽkhông thể đánh bại lãi suất được cung cấp bởi Ngân hàng Nhà nước. Một trong những điều khó khăn nhất để một ngân hàng giao tiếp với khách hàng tiềm năng là chất lượng dịch vụ khách hàng được cung cấp. Sử dụng quảng cáo dựa trên lời chứng thực để làm nổi bật những lợi ích của chất lượng dịch vụ. Nếu khách hàng tin rằng một nhân viên tại ngân hàng quan tâm đến nhu cầu cá nhân của họ, họ có thể bỏ qua sự khác biệt về tỷ giá (Kumar, 2000).

- An ninh của các ngân hàng quan trọng trong việc huy động tiền gửi. Các ngân hàng rủi ro hơn có thểthu hút tiền gửi chi trảlãi suất cao hơn. Sự an toàn của các ngân hàng có tác động riêng của nó đối với người gửi tiền. Ví dụ trong sự tồn tại của bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền không còn e ngại về tính thanh khoản của ngân hàng vì số tiền gửi của họ đã được bảo hiểm trong trường hợp ngân hàng gặp rủi ro. Vì vậy ngân hàng nên bảo đảm an toàn hệ thống của mình để không chỉ duy trì được nguồn tiền cố định mà còn thu hútđược ngày càng nhiều nguồn tiền mới.

- “Sựkỳvọng” của khách hàng vềcác chính sách của Ngân hàng như quy mô, thủ tục gửi tiền, lãi suất gửi tiền, cách thức phục vụ…. là khác nhau (Determinants of household access to and participation informal and informal credit markets in malawi, Aliou Diagne, 1999). Ngoài lãi suất thị trường tiền tệ khách hàng đang so sánh các tính năng mới từtài khoản tiền gửi đểtìm chươngtrình tốt nhất (Kumar, 2000).

- Cung cấp lãi suất cao hơn trên tài khoản tiền gửi và lãi suất thấp hơn cho các khoản vay khách hàng hiện tại có số dư tiền gửi cao. Nó ít tốn kém hơn so với việc thu hút khách hàng mới. Phân khúc khách hàng theo tầng ưu đãi để giữ chân khách hàng chứkhông phải áp dụng dịch vụ đại trà cho tất cảkhách hàng (Kumar, 2000).

1.2.2.2. Nghiên cứu trong nước

Năm 2010, trong nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân” đăng trên tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy. Nhóm nghiên cứu chỉ ra 06 nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn Ngân hàng gồm: Uy tín thương hiệu; Lợi ích tài chính; Ảnh hưởng người thân quen, Chiêu thị; Cơ sởvật chất; Nhân viên.

Năm 2011, Lê Thị Thu Hằng đã có nghiên cứu“Hành vi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng của khách hàng cá nhân”

Trường Đại học Kinh tế Huế

đăng trên tạp chí “ Tâm lý học”. Nghiên cứu cho rằng
(33)

hành vi gửi tiết kiệm ngân hàng của khách hàng cá nhân biểu hiệnở các hành vi sau:

hành vi lựa chọn ngân hàng; hành vi lựa chọn loại tiền gửi tiết kiệm; hành vi lựa chọn kỳhạn gửi tiết kiệm; và hành vi lựa chọn hình thức tiết kiệm.

Năm 2018, trong đềtại luận văn : “Công tác huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMC

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Cần áp dụng các biện pháp mạnh, có quy định cụ thể với tổ chức và cá nhân được phép thanh toán bàng tiền mặt với mức tiền cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển

Là một chi nhánh của Techcombank, Techcombank – Chi nhánh Huế cần nỗ lực hết mình trong việc đảm bảo chỉ tiêu do Hội sở chính đặt ra về số lượng phát hành thẻ, doanh

Ngân hàng thường xuyên quan tâm và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại, nhằm tạo mối quan hệ tốt, lâu bền để kích thích gia tăng nhu cầu

Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khái niệm về thẻ được quy định tại quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt

các khoản vay nhỏ lẻ, số lượng nhiều, tính chất khách hàng khác nhau nên đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho dân cư thì khâu nhận dạng, đánh giá, kiểm tra, giám sát để hạn chế rủi

Tóm lại, chu ̛ o ̛ ng 2 của luạ ̂ n va ̆ n đã trình bày kết quả hoạt đọ ̂ ng kinh doanh của BIDV Quảng Nam, phân tích các nhân tố ảnh hu ̛ ởng đến hoạt đọ ̂ ng quản trị

Trong những năm qua, nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng nhu cầu vốn ngày càng trở nên cần thiết để sản xuất kinh doanh với tiêu chí phát triển để phục vụ

Mặt khác, trên thị trường hiện nay có rất nhiều ngân hàng cạnh tranh trong dịch vụ cho vay tín dụng nhưng VP Bank đã đẩy mạnh dịch vụ vay tín chấp, nắm được