• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án HKI- Năm học 2019- 2020 môn Âm nhạc 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án HKI- Năm học 2019- 2020 môn Âm nhạc 7"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày giảng:

29/8/2019

Tiết 1 Học hát: BÀI MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

Bài đọc thêm: NHẠC SĨ BÙI ĐÌNH THẢO VÀ BÀI HÁT ĐI HỌC I. MỤC TIÊU

1 Kiến thức:

- HS biết tên tác giả và hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát Mái trường mến yêu.

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết thể hiện sắc thái to, nhỏ và thực hành tốt kỹ năng gõ đệm bài hát Mái trường mến yêu

3. Thái độ:

- Qua bài học giáo dục các em tình yêu mái trường, thầy cô và bạn bè; yêu cuộc sống và thiên nhiên tươi đẹp.

- Có những hiểu biết về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS II

. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nhạc sĩ Lê Quốc Thắng - Đàn phím, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên các bài hát đã học ở lớp 6

? Nêu một số quy định chung về môn học.

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

*Hướng dẫn HS tim hiểu về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng

- Cho HS nghe và cảm nhận ca khúc Phố xa.

GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.

-Cho HS quan sát, nghe và cảm nhận GV trình diễn bài hát Mái trường mến yêu.

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS học bài hát.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu hát.

- Cho HS khởi động giọng.

- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu hát.

+ Bắt nhịp, sửa hát sai cho HS.

1. Tìm hiểu bài:

- Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng hiện đang sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh,ông là tác giả của nhiều ca khúc hay được tuổi trẻ ưa thích, đặc biệt là bài hát phố xa.

- bài hát gợi nên hình ảnh quen thuộc với những tình cảm đẹp đẽ về thầy cô và bạn bè. nét nhạc của bài hát nhẹ nhàng, tha thiết lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ tình yêu với mái trường, thầy cô và bạn bè.

2. Học hát bài: Mái trường mến yêu.

Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng.

a. khởi động giọng bằng mẫu âm Mi- ma- mê- mô

b. Học lời ca giai điệu.

Lời 1: Chia thành 4 câu hát và điệp khúc + Câu 1: Ơi hàng cây ...mến yêu + Câu 2: Có loài chim ...như nói + Câu 3: Vì hạnh phúc ...sức sống

(2)

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm, vận động phụ họa

+ Câu 4: Thầy dìu dắt ...thiết tha Lời 2: Tương tự như lời 1

c. Củng cố- kiểm tra:

- Hát bài hát kết hợp với kỹ năng:

+ Thể hiện sắc thái tình cảm

+ hát hòa giọng và các hình thức đơn ca,song ca, tốp ca

+ Gõ đệm

+ Vận động theo nhạc 4. Củng cố

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát kết hợp với các kĩ năng.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm

- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu về bài đọc thêm để có những hiêu biết nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát đi học.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hát và thể hiện tốt bài hát Mái trường mến yêu, kết hợp kỹ năng gõ đệm, ngân nghỉ chính xác.

- Chép bài tập đọc nhạc số 1 vào vở.

******************************************************************

Ngày giảng: Tiết 2

(3)

7/9/2019 Ôn tập bài hát: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 1

Bài đọc thêm: CÂY ĐÀN BẦU I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS hoàn thiện bài hát Mái trường mến yêu, đọc đúng TĐN số 1.

2. Kỹ năng

- HS rèn kĩ năng gõ đệm và vận động đơn giản theo bài hát, bài TĐN số 1 3. Thái độ

- Qua bài học có hiểu biết sơ giản về Cây đàn bầu.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu tranh phóng to Cây đàn bầu.

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hát tập thể kết hợp gõ phách bài hát Mái trường mến yêu - Bài chép TĐN số 1.

- Nhắc lại đôi nét về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học.

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát.

GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc đệm ghi âm trên đàn.

- Cho HS ôn bài hát kết hợp các kĩ năng nâng cao.

- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số nhóm HS.

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS đọc TĐN số 1.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu nhạc theo lời ca.

- Cho HS luyện tên nốt và thang âm Cdur.

- Cho HS luyện cao độ và tiết tấu của bài

Hướng dẫn HS đọc nhạc theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc,

1. Ôn tập bài hát:

Mái trường mến yêu.

Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng.

- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Tập đọc nhạc: TĐN số 1

Trích: Ca ngợi Tổ Quốc Nhạc và lời: Hoàng Vân.

- TĐN số 1 gồm 2 câu, nhịp 2/4, giọng Cdur.

- Tiết tấu:

- Cao độ: C-D-E-F-G-A

- Tính chất của bài đọc rộn ràng, linh

(4)

phân tích cao độ, trường độ.

+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

Hoạt động III:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu bài đọc thêm - Cho HS quan sát đặc điểm, hình dáng cây đàn bầu trên tranh.

- Cho HS nhận biết âm sắc của đàn bầu trên đàn phím điện tử.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo, âm sắc và ứng dụng của Cây đàn bầu.

hoạt, vui tươi, tự hào.

3. Bài đọc thêm: Cây đàn bầu.

Đàn bầu chỉ có một dây, còn gọi là độc huyền. Với âm sắc ngọt ngào, trữ tình, óng chuốt..., dùng âm bồi. Đàn bầu thường sử dụng để độc tấu hoặc đệm cho ngâm thơ.

4. Củng cố:

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN số 1 kết hợp với các kĩ năng.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá.

- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hát và thể hiện tốt bài hát Mái trường mến yêu, kết hợp kỹ năng gõ đệm, ngân nghỉ chính xác.

- Đọc nhạc, ghép lời tốt bài TĐN số 1.

- Chuẩn bị cho nội dung tiết 3

******************************************************************

Ngày giảng:

14/9/2019

Tiết 3

Ôn tập bài hát: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 1

(5)

Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ HOÀNG VIỆT VÀ BÀI HÁT NHẠC RỪNG

I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS hoàn thiện bài hát Mái trường mến yêu, và TĐN số 1 2. Kỹ năng

- Có kĩ năng gõ đệm, biểu diễn tốt bài hát, gõ đệm và đánh nhịp tốt bài TĐN số1 3. Thái độ:

- Có hiểu biết sơ qua về nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng. Giáo dục tình yêu với âm nhạc, tự hào với truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu bài hát Nhạc rừng và một số bài hát quen thuộc của nhạc sĩ Hoàng Việt.

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: Sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nhắc lại đôi nét về cấu tạo, đặc điểm, tính chất và ứng dụng của Cây đàn bầu.

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát.

GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc đệm ghi âm trên đàn.

- Cho HS ôn bài hát kết hợp các kĩ năng nâng cao.

- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số nhóm HS.

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS ôn tập TĐN số 1.

- GV đàn cho HS nghe lại bài TĐN - Cho HS ôn bài theo hình thức cá nhân, nhóm, tập thể kết hợp với các kĩ năng nâng cao:

+Đánh nhịp + Ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

Hoạt động III:

1. Ôn tập bài hát:

Mái trường mến yêu.

Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng.

- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Trích: Ca ngợi Tổ Quốc Nhạc và lời: Hoàng Vân.

- Ôn bài kết hợp các kĩ năng gõ đệm và đánh nhịp.

3. Âm nhạc thường thức:

(6)

*Hướng dẫn HS tìm hiểu về Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng

- Cho HS quan sát ảnh nhạc sĩ Hoàng Việt.

- Cho HS nghe và cảm nhận về một số trích đoạn các ca khúc nay của nhạc sĩ.

HS đọc bài trong SGK và tóm tắt thân thế, sự nghiệp của nhạc sĩ.

- Cho HS nghe và cảm nhận giai điệu, tiết tấu, tính chất ca khúc Nhạc rừng.

- HS đọc thông tin trong SGK và ghi lại các nét chính vào vở.

Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng a. Nhạc sĩ Hoàng Việt

- Hoàng Việt quê ở Tiền Giang, tên thật là Lê Chí Trực. Ông sinh năm 1928 và mất năm 1967.

- Những sáng tác quen thuộc và nổi tiếng của ông như: Lá xanh, Nhạc rừng, Tình ca, Lên ngàn...Đặc biệt là giao hưởng Quê hương.

- Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

b. Bài hát Nhạc rừng.

- Đây là một ca khúc hay có giai điệu vui tươi, trong sáng; thể hiện vẻ đẹp của núi rừng miền Đông Nam Bộ một bức tranh sinh động , tràn đầy âm thanh của thiên nhiên đồng thời nói lên niềm lạc quan phấn khởi của những người chiến sĩ trẻ

4. Củng cố

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN số 1 kết hợp với kĩ năng nâng cao.

- GV tổ chức trò chơi âm nhạc: Nghe nhạc đoán và hát câu hát bất kỳ trong bài hát Mái trường mến yêu.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá.

- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài hát Mái trường mến yêu và TĐN số 1 - Đọc và ghi nhớ lại bài âm nhạc thường thức

- Chuẩn bị cho nội dung tiết 3.

******************************************************************

Ngày giảng:

21/9/2019

Tiết 4 Học hát: BÀI LÍ CÂY ĐA

Bài đọc thêm: HỘI LIM I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

(7)

- Giúp HS có một số hiểu biết về dân ca Quan họ Bắc Ninh, bước đầu làm quen với hát Quan Họ; thuộc lời ca, giai điệu của bài hát Lí cây đa.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng gõ đệm và vận động đơn giản, phù hợp theo bài hát

- HS được nghe trích đoạn một số làn điệu dân ca Quan họ tiêu biểu, qua đó có những hiểu biết về Hội lim đồng thời thấy được vẻ đẹp của nghệ thuật hát Quan họ, tự hà về truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của VHNT.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Máy tính, bảng TM, đàn phím điện tử

- Kế hoạch bài học, tư liệu về Hội lim, làn điệu Quan họ, tranh ảnh hát Quan họ 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số: 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Biểu diễn bài hát Mái trường mến yêu

- Đọc TĐN số1 kết hợp gõ phách và đánh nhịp.

- Kể tên những sáng tác quen thuộc của nhạc sĩ Hoàng Việt 3. Bài mới (Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát.

- Cho HS quan sát trên bản đồ hành chính VN để biết được vị trí tỉnh Bắc Ninh.

- GV giới thiệu đôi nét về nghệ thuật âm nhạc Quan họ, đồng thời cho HS quan sát, nghe và cảm nhận một số trích đoạn của một số làn điệu Quan họ quen thuộc.

+ Cây trúc xinh.

+ Ngồi tựa mạn thuyền.

+ xe chỉ luồn kim.

+Bèo dạt mây trôi.

-Cho HS nghe và cảm nhận ban đầu về bài Lí cây đa

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS học bài hát.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu hát.

- Cho HS khởi động giọng.

- Hướng dẫn HS học hát theo cách

1. Tìm hiểu bài:

- Bắc Ninh là một tỉnh phía Bắc giáp với thủ đô Hà Nội. đây là vùng quê có truyền thống hát Quan họ lâu đời; những làn điệu Quan họ duyên dáng, trữ tình. Có phong cách riêng biệt đã tạo nên một miền dân ca nổi tiếng ở nước ta.

- Lí cây đa là một trong những bài dân ca Quan họ quen thuộc với tính chất nhạc vui tươi, dí dỏm, mềm mại gợi nên không khí của ngày hội Quan họ Bắc Ninh

2. Học hát bài: Lý Cây Đa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Học lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

(8)

nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu hát.

+ Bắt nhịp, sửa hát sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm, vận động phụ họa

4. Củng cố:

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát kết hợp với các kĩ năng.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu về bài đọc thêm để có những hiêu biết về Hội Lim

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hát và thể hiện tốt bài hát Lí cây đa, kết hợp kỹ năng gõ đệm, ngân nghỉ chính xác.

- Chép bài tập đọc nhạc số 2 vào vở.

******************************************************************

Ngày giảng:

23/9/2019

Tiết 5

Ôn tập bài hát: LÝ CÂY ĐA Nhạc lý: NHỊP 4/4

Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 2 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

(9)

- HS hoàn thiện bài hát Lí cây đa, đọc đúng TĐN số 2. Nắm được khái niệm, cấu tạo, tính chất và vận dụng nhịp 4/4 vào bài TĐN.

2. Kỹ năng

- HS rèn kĩ năng gõ đệm và vận động đơn giản theo bài hát, bài TĐN số 2 3. Thái độ

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc - Rèn kĩ năng tự học cho HS

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên - Kế hoạch bài học

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa ÂAm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hát tập thể kết hợp gõ phách bài hát Lí cây đa - Bài chép TĐN số 2.

- Nhắc lại đôi nét về Hội Lim và nhgệ thuật hát Quan họ 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát.

GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc đệm ghi âm trên đàn.

- Cho HS ôn bài hát kết hợp các kĩ năng nâng cao.

- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số nhóm HS.

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS nhận biết về nhịp 4/4 - Cho HS quan sát VD trên bài TĐN số 2 và nhận xét, rút ra khái niệm về nhịp 4/4.

- GV giới thiệu về nốt tròn, ứng dụng nốt tròn với nhịp 4/4.

- HS quan sát sơ đồ và GV thực hiện cách đánh nhịp 4/4

- Cho HS nghe một số trích đoạn bài ở nhịp 4/4 để nắm được tính chất, ứng dụng của nhịp 4/4 trong âm nhạc.

Hoạt động III.

1. Ôn tập bài hát: Lý Cây Đa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2

. Nhạc lí: Nhịp 4/4 a. Khái niệm:

- Nhịp 4/4 là nhịp có 4 phách trong một ô nhịp, giá trị trường độ mỗi phách bằng một nốt đen, P1 mạnh P2 nhẹ, P3 mạnh vừa, P4 nhẹ.

- Nhịp có ký hiệu là 4/4 hoặc C - Nốt tròn kí hiệu là O=4 nốt đen, vị trí năm ở dòng kẻ phụ bên dưới.

b. Cách đánh nhịp 4/4.

- SGK

c. ứng nhịp 4/4

- Nhịp 4/4 thường dùng trong hành khúc trang nhgiêm hoặc trữ tình 2. Tập đọc nhạc: TĐN số 2

(10)

*Hướng dẫn HS đọc TĐN số 2.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu nhạc theo lời ca.

- Cho HS luyện tên nốt và thang âm Cdur.

- Cho HS luyện cao độ và tiết tấu của bài

- Hướng dẫn HS đọc nhạc theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân tích cao độ, trường độ.

+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

Trích: Ánh trăng Nhạc: Pháp

Lời Việt: Lê Minh Châu .- TĐN số 2 gồm 4 câu, nhịp 4/4, giọng Cdur.

- Tiết tấu: 4/4 o o o o o o o o o o o - Cao độ: C- D- E- G- A- H

- Dấu nhắc lại //: ://

- Vị trí nốt Sol dòng kẻ phụ dưới.

- T/chất của bài vừa phải, nhẹ nhàng.

4. Củng cố:

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN số 2 kết hợp với các kĩ năng viết vị trí nốt tròn trên khuông nhạc.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá.

- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài hát Lí cây đa và TĐN số 2.- Chuẩn bị cho nội dung tiết 6, chép bài TĐN số 3.

******************************************************************

Ngày giảng:

7/10/2019

Tiết 6 Nhạc lý: NHỊP LẤY ĐÀ

Tập đọc nhạc: TĐN 3

Âm nhạc thường thức: SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY

I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức

(11)

- HS đọc đúng bài TĐN số 3; nắm được tính chất và vận dụng nhịp lấy đà vào bài TĐN, nhận biết một số nhạc cụ phương tây.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng gõ đệm, và đánh nhịp tốt bài TĐN số 3 3. Thái độ:

- Có hiểu biết sơ qua về một số nhạc cụ phương tây, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Máy tính, bảng TM, đàn phím điện tử

- Kế hoạch bài học, Tranh phóng to một số nhạc cụ phương tây 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số: 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc tập thể kết hợp gõ phách bài TĐN số 2, biểu diễn bài Lí cây đa.

- Bàichép TĐN số 3

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS nhận biết về nhịp Lấy đà

- Cho HS quan sát VD trên bài TĐN số 3 và nhận xét, rút ra khái niệm về nhịp lấy đà

- Cho HS nghe một số trích đoạn bài ở nhịp lấy đà để nắm được tính chất, ứng dụng của nhịp lấy đà trong âm nhạc

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS đọc TĐN số 3.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu nhạc theo lời ca.

Cho HS luyện tên nốt, thang âmCdur

Cho HS luyện cao độ, tiết tấu của bài

- Hướng dẫn HS đọc theo cách nối móc xích

+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân tích cao độ, trường độ.

+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

1. Nhạc lí: Nhịp Lấy đà a. Khái niệm:

- Nhịp lấy đà là nhịp không có đủ ô phách ở ô nhịp đầu tiên gọi là nhịp thiếu hay còn gọi là nhịp lấy đà.

- VD:

2/4

2. Tập đọc nhạc: TĐN số 3 Đất nước tươi đẹp sao Nhạc: Malayxia

Lời Việt: Vũ Ttrọng Tường .

- TĐN số 3 gồm 5câu, nhịp 4/4, giọng Cdur. Có ô nhịp lấy đà

- Tiết tấu: 4/4 o

- Cao độ: C- D- E- F- G- A- H - Dấu nhắc lại //: ://

- Khung thay đổi:

- Tính chất của bài đọc vừa phải, nhẹ

(12)

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

Hoạt động III:

*Hướng dẫn HS nhận biết một số nhạc cụ phương tây

- Cho HS quan sát tranh mẫu và nói tên các nhạc cụ bằng sự hiểu biết của mình.

- Cho HS nghe âm sắc của từng loại nhạc cụ trên đàn phím điện tử.

- Cho HS đọc thông tin trong SGK và quan sát ảnh các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ phương tây.

nhàng, Legato

3. Âm nhạc thường thức:

Sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây - Đàn Piano (Dương cầm)

- Đàn Violon (Vĩ cầm)

- Đàn Ăcôcđêon (Phong cầm) - Đàn ghi ta

4. Củng cố

- Cho từng nhóm HS đọc bài TĐN kết hợp với kĩ năng nâng cao. Ghi nhớ ô nhịp lấy đà. Nghe trên đàn phím điện tử để nhận ra âm sắc một số nhạc cụ phương tây.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá.

- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài hát Lí cây đa và TĐN số 2, số 3 - Chuẩn bị cho nội dung tiết 7 ôn tập

******************************************************************

Ngày giảng:

14/10/2019

Tiết 7: ÔN TẬP I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hệ thống hóa kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra đánh giá kết quả kiểm tra 1 tiết.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng chính xác, thái độ nghiêm túc trong học tập.

3. Thái độ:

(13)

- Rèn kỹ năng tự học cho học sinh.

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nội dung ôn tập.

- Máy tính, bảng TM, đàn phím điện tử 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tên các nhạc cụ phương tây 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

*Hướng dẫn HS ôn tập các bài hát - Cho HS nghe và cảm nhận lại 2 bài hát.

- Hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện mẫu âm theo đàn)

- GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại 2 bài hát theo hình thức tập thể, tổ, nhóm và cá nhân kết hợp với các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm hát theo nhạc đàn.

+ Hát theo tay chỉ huy.

- Cho vài nhóm HS lên bảng trình diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động II .

* Hướng dẫn HS ôn TĐN số1 và số 2.

- Cho HS nghe và nhớ lại 2 bài TĐN - Hướng dẫn HS khởi động giọng (đọc thang âm Cdur)

- GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại 2 TĐN theo hình thức tập thể, tổ, nhóm và cá nhân kết hợp với các kĩ năng nâng cao:

+ Đọc nhạc, ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

- Cho vài nhóm HS lên bảng trình diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động III.

* Hướng dẫn HS ôn tập nhạc lí.

- GV nêu câu hỏi ôn tập và phát phiếu học tập cho các nhóm HS.

- Cho HS lên bảng làm bài tập, dưới

1. Ôn tập bài hát:

+ Mái trường mến yêu Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng + Lí cây đa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

* Khởi động giọng Mẫu âm:

- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập với các kĩ năng nâng cao:

Biểu diễn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.

2. Ôn tập Tập đọc nhạc : + TĐN số 1:

Trích: Ca ngợi Tổ Quốc Nhạc và lời: Hoàng Vân.

+ TĐN số 2:

Trích: Ánh trăng Nhạc: Pháp

Lời Việt: Lê Minh Châu - Ôn tập bài TĐN có ghép lời ca.

- Luyện tập với các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Biểu diễn.

3. Ôn tập nhạc lí

- Nhịp 4/4- Sơ đồ đánh nhịp- Tính chất nhịp 4/4.

- Nhịp lấy đà

(14)

lớp chia nhóm hoàn thành phiếu học tập.

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài 4. Củng cố:

- Tác giả của 2 bài hát Mái trường mến yêu và Lí cây đa? Nội dung của 2 bài hát đó?

- Bài TĐN số 1, só 2 có những kí hiệu nào về cao độ và trường độ? Đánh nhịp bài TĐN số 2?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn tập các nội dung đã học để giờ sau kiểm tra 1 tiết.

******************************************************************

Ngày giảng:

21/10/2019

Tiết 8 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra, đánh giá HS nửa học kì I.

- HS làm bài kiểm tra nghiêm túc, trung thực và đạt kết quả cao.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng chính xác, thái độ nghiêm túc trong học tập.

3. Thái độ:

- Rèn kỹ năng tự học cho học sinh

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc

(15)

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học. Câu hỏi kiểm tra, đáp án chấm bài.

- Máy tính, bảng TM, đàn phím điện tử.

2. Học sinh:

- Giấy kiểm tra và đồ dùng cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: Sĩ số: 7A1...7A2...7A3………....

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu yêu cầu đối với giờ kiểm tra.

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

KIỂM TRA 1 TIẾT Câu 1: Điền vào chỗ trống những thông tin phù hợp:

- Bài Mùa thu ngày khai trường là sáng tác của nhạc sĩ ...

- Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường là sáng tác bài hát...về chủ đề nhà trường.

- Bài hát Lý dĩa bánh bò dân ca nào...

- Bài TĐN số 2 là sáng tác...

Câu 2: Bổ sung những thông tin còn thiếu sau:

? Thế nào là nhịp 4/4? Nhịp lấy đà

Câu 3: Chép bài TĐN số 1 và điền kí hiệu tên nốt 4. Củng cố:

- Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Chép bài hát Chúng em cần hòa bình.

- Chuẩn bị nội dung tiết 9

******************************************************************

Ngày giảng:

28/10/2019

Tiết 9

Học hát: BÀI CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết tên tác giả và hát đúng lời ca, giai điệu bài hát Chúng em cần hòa bình.

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết thể hiện sắc thái to, nhỏ và thực hành tốt kỹ năng gõ đệm bài hát Chúng em cần hòa bình

3. Thái độ:

- Qua bài học giáo dục các em tình yêu thân ái, yêu chuộng hòa bình; yêu cuộc sống và thiên nhiên tươi đẹp.

- Rèn kỹ năng tự học cho học sinh

(16)

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số: 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

*HDHS tìm hiểu về tác giả bài hát.

- GV giới thiệu đôi nét về 2 nhạc sĩ - Cho HS nghe và cảm nhận một số ca khúc quen thuộc:

+ Những bông hoa- những bài ca + Bác Hồ- Người cho em tất cả + Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác

+ Em đi thăm Miền Nam...

-Cho HS quan sát, nghe và cảm nhận GV trình diễn bài hát Chúng em cần hòa bình

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS học bài hát.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu hát.

- Cho HS khởi động giọng bằng mẫu âm mi- ma- mê- mô

- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu hát.

+ Bắt nhịp, sửa hát sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm

+ Vận động phụ họa.

1. Tìm hiểu bài:

- Nhạc sĩ Hoàng Long-Hoàng Lân là 2 anh em sinh đôi, Hai nhạc sĩ đã viết rất nhiều ca khúc hay cho tuổi thơ và được các em yêu thích, đón nhận nồng nhiệt.

- Bài hát Chúng em cần hòa bình viết năm 1985 hưởng ứng phong trào thiếu nhi Quốc tế Ngọn cờ hòa bình nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn một cuộc sống yên vui, đầy tình thân ái. đây là một ca khúc mang tính chất hành khúc có giai điệu vui tươi, trong sáng

2. Học hát bài: Chúng em cần hòa bình Nhạc và lời: H. Long- H. Lân a. khởi động giọng bằng mẫu âm b. Học lời ca giai điệu.

Chia thành 4 câu hát nhỏ:

+ Câu 1: Để loài người...học hành

+ Câu 2: Để ngàn cây...yêu thương + Câu 3: Chúng em...chiến tranh + Câu 4: Đấu tranh...hành tinh c. Củng cố- kiểm tra:

- Hát bài hát kết hợp với kỹ năng:

+ Thể hiện sắc thái tình cảm

+ Hát hòa giọng và các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca

+ Gõ đệm,Vận động theo nhạc + Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

4. Củng cố

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát kết hợp với các kĩ năng.

(17)

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm 5. Hướng dẫn về nhà:

- Hát và thể hiện tốt bài hát Chúng em cần hòa bình ngân nghỉ chính xác - Chép bài tập đọc nhạc số 4 vào vở.

******************************************************************

Ngày giảng:

4/11/2019

Tiết 10

Ôn tập bài hát: CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 4

Bài đọc thêm: HỘI XUÂN SẮC BÙA I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS hoàn thiện bài hát Chúng em cần hòa bình, đọc đúng TĐN số 4.

2. Kỹ năng

- HS rèn kĩ năng gõ đệm và vận động đơn giản theo bài hát, bài TĐN số 4 3. Thái độ

- Qua bài học có hiểu biết sơ giản về Hội xuân sắc bùa - Rèn kỹ năng tự học cho học sinh

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học- Giáo án

(18)

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: Sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hát tập thể kết hợp gõ phách bài hát Chúng em cần hòa bình - Bài chép TĐN số 4.

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát.

GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc đệm ghi âm trên đàn.

- Cho HS ôn bài hát kết hợp các kĩ năng nâng cao.

- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số nhóm HS.

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS đọc TĐN số 4

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu nhạc theo lời ca.

- Cho HS luyện tên nốt và thang âm Cdur.

- Cho HS luyện cao độ và tiết tấu của bài Hướng dẫn HS đọc nhạc theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân tích cao độ, trường độ.

+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

Hoạt động III:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu bài đọc thêm - Y/C HS đọc bài trong SGK

- GV cho HS tóm tắt và kết luận những ý chính.

1.Ôn tập bài hát:

Chúng em cần hòa bình

Nhạc và lời: H. Long- H. Lân

- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Trích: Mùa xuân về

Nhạc và lời:Phan Trần Bảng - TĐN số 4 gồm 5 câu, nhịp 4/4, giọng Cdur, có nhịp lấy đà

- Tiết tấu: 4/4

- Cao độ: C- E- F- G- A- H

- Trường độ:

- Tính chất của bài đọc rộn ràng, linh hoạt, vui tươi, tự hào.

3. Bài đọc thêm :

Hội xuân Sắc bùa

- Đây là lễ hội của người Mường vào dịp tết đầu xuân. Đây là một hình thức chúc tụng, cầu mong được mùa. Mong cuộc sống bình yên cho con người 4. Củng cố:

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN số 4 kết hợp với các kĩ năng.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá.

- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5. Hướng dẫn về nhà:

(19)

- Hát và thể hiện tốt bài hát Chúng em cần hòa bình, kết hợp kỹ năng gõ đệm, ngân nghỉ chính xác.

- Đọc nhạc, ghép lời tốt bài TĐN số 4 - Chuẩn bị cho nội dung tiết 11

******************************************************************

Ngày giảng:

11/11/2019

Tiết 11

Ôn tập bài hát: CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 4

Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN VÀ BÀI HÁT HÀNH QUÂN XA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hoàn thiện bài hát Chúng em cần hòa bình, và TĐN số 4 2. Kỹ năng

- Có kĩ năng gõ đệm, biểu diễn tốt bài hát, gõ đệm và đánh nhịp tốt bài TĐN số4 3. Thái độ:

- Có hiểu biết sơ qua về nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa. Giáo dục tình yêu với âm nhạc, tự hào với truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

- Rèn kỹ năng tự học cho học sinh II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :

1. Giáo viên

(20)

- Kế hoạch bài học, tư liệu bài hát Chúng em cần hòa bình và một số bài hát quen thuộc của nhạc sĩ Hoàng Việt. Ảnh nhạc sĩ Hoàng Việt

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, Âm nhạc 7 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại đôi nét về Hội xuân sắc bùa 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát.

GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc đệm ghi âm trên đàn.

- Cho HS ôn bài hát kết hợp các kĩ năng nâng cao.

- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số nhóm HS.

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS ôn tập TĐN số 4.

- GV đàn cho HS nghe lại bài TĐN - Cho HS ôn bài theo hình thức cá nhân, nhóm, tập thể kết hợp với các kĩ năng nâng cao:

+Đánh nhịp + Ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

Hoạt động III:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu về Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa.

- Cho HS quan sát ảnh nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

- Cho HS nghe và cảm nhận về một số trích đoạn các ca khúc nay của nhạc sĩ.

HS đọc bài trong SGK và tóm tắt thân thế, sự nghiệp của nhạc sĩ.

- Cho HS nghe và cảm nhận giai điệu, tiết tấu, tính chất ca khúc Hành

1.Ôn tập bài hát:

Chúng em cần hòa bình Nhạc và lời: H. Long- H. Lân - Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Trích: Mùa xuân về Nhạc và lời:Phan Trần Bảng - Ôn bài kết hợp các kĩ năng gõ đệm và đánh nhịp.

3.Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa a. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận

- Đỗ Nhuận quê ở Hải Dương nhưng ông sống ở Hải Phòng. Ông sinh năm 1922 và mất năm 1991.

- Những sáng tác quen thuộc và nổi tiếng của ông như: Nhớ chiến khu, áo mùa đông, du kích sông Thao, Việt Nam quê hương tôi...đặc biệt ông viết nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc hiện đại: Cô sao

- Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

b. Bài hát Hành quân xa

- Bài hát ra đời năm 1954 nói lên khúc quân hành của người chiến sĩ Điện biên năm xưa và niềm tin vào cuộc kháng chiến

(21)

quân xa.

- HS đọc thông tin trong SGK và ghi lại các nét chính vào vở.

thần thánh chống thực đân Pháp của nhân dân ta nhất định thắng lợi.

4. Củng cố

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN số 4 kết hợp với kĩ năng nâng cao.

- GV tổ chức trò chơi âm nhạc: Nghe nhạc đoán và hát câu hát bất kỳ trong bài hát Chúng em cần hòa bình

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá.

- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài hát Chúng em cần hòa bình và TĐN số 4 - Đọc và ghi nhớ lại bài âm nhạc thường thức

- Chuẩn bị cho nội dung tiết 12

******************************************************************

Ngày giảng 18/11/2019

Tiết 12

Học hát: BÀI KHÚC HÁT CHIM SƠN CA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết tên tác giả và hát đúng lời ca, giai điệu bài hát Khúc hát chim sơn ca.

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết thể hiện sắc thái to, nhỏ và thực hành tốt kỹ năng gõ đệm bài hát Khúc hát chim sơn ca

3. Thái độ:

- Qua bài học giáo dục các em tình yêu với thiên nhiên tươi đẹp xung quanh cuộc sống của con người.

- Rèn kỹ năng tự học cho học sinh II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nhạc sĩ Đỗ Hòa An - Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, Âm nhạc 7 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

(22)

1. Tổ chức: sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tóm tắt đôi nét về nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

*HDHS tìm hiểu về tác giả bài hát.

- GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Đỗ Hòa An.

-Cho HS quan sát, nghe và cảm nhận GV trình diễn bài hát Khúc hát chim sơn ca

Hoạt động II:

* Hướng dẫn HS học bài hát.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu hát.

- Cho HS khởi động giọng bằng mẫu âm mi- ma- mê- mô

- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu hát.

+ Bắt nhịp, sửa hát sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Thể hiện sắc thái tình cảm + Hát hòa giọng và các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca

+ Gõ đệm,Vận động theo nhạc + Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

1. Tìm hiểu bài:

- Nhạc sĩ Đỗ Hòa An hiện đang là giảng viên giảng dạy âm nhạc tại trường VHNT tỉnh Quảng Ninh.

- Bài Khúc hát chim sơn ca ca ngợi tiếng hót của loài chim sơn ca, đồng thời nói lên vẻ đẹp trong trẻo thơ ngây của tuổi thơ được ví như loài chim sơn ca.

2. Học hát bài: Khúc hát chim sơn ca Nhạc và lời: Đỗ Hòa An

a. khởi động giọng bằng mẫu âm b. Học lời ca giai điệu.

Chia thành 4 câu hát nhỏ:

+ Câu 1: Tiếng sơn ca...vi vu + Câu 2: Gọi ánh trăng... mê say + Câu 3: Ơi sơn ca...sơn ca + Câu 4: Gọi ánh trăng...tuổi thơ

- Đoạn điệp khúc tương tự c. Củng cố- kiểm tra:

- Hát bài hát kết hợp với kỹ năng:

+ Gõ đệm,Vận động theo nhạc + Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

4. Củng cố

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát kết hợp với các kĩ năng.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm 5. Hướng dẫn về nhà:

- Hát và thể hiện tốt bài hát Khúc hát chim sơn ca ngân nghỉ chính xác - Chép bài tập đọc nhạc số 5 vào vở.

******************************************************************

(23)

Ngày giảng:

25/11/2019

Tiết 13

Ôn tập bài hát: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA Nhạc lý: CUNG VÀ NỬA CUNG – DẤU HÓA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hoàn thiện bài hát Khúc hát chim sơn ca. Nắm được khái niệm, cấu tạo, tính chất và vận dụng cung và nửa cung, dấu hóa.

2. Kỹ năng

- HS rèn kĩ năng gõ đệm và vận động đơn giản theo bài hát Khúc hát chim sơn ca.

3. Thái độ

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc - Rèn kỹ năng tự học cho học sinh

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên - Kế hoạch bài học

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TR Ì NH L Ê N LỚP

1. Tổ chức:sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hát tập thể kết hợp gõ phách bài hát Khúc hát chim sơn ca.

(24)

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát.

GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc đệm ghi âm trên đàn.

- Cho HS ôn bài hát kết hợp các kĩ năng nâng cao.

- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số nhóm HS.

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm cung và nửa cung - Dấu hóa

- Cho HS quan sát sơ đồ hệ thống 12 nủa cung trên quãng 8 - thang âm Cdur

Đọc thông tin trong SGK về khái niệm cung và nủa cung, dấu hóa và nhận xét, rút ra khái niệm

- GV thị phạm trên đàn cho HS nghe và nhận biết

Khoảng cách cung và nửa cung trên thang âm Cdur

- GV thị phạm trên đàn đồng thời giới thiệu cho HS nhận biết kí hiệu và ứng dụng của dấu hóa.

1.

Ô n tập bài h á t:

Khúc hát chim sơn ca

Nhạc và lời: Đỗ Hòa An - Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Nhạc l í :

a. Cung và nửa cung.

Trên 1 quãng 8 được chia thành 12 phần bằng nhau trong đó:

+ Cung: 1/6 quãng 8 + Nửa cung: 1/12 quãng 8 Trong tự nhiên có các quãng:

+1 cung: C -D; D - E; F - G; G - A và A -H

- 1/2 cung: E- F; H - C

b. Dấu hóa

Dấu hóa dùng để nâng cao, hạ thấp hoặc trở lại độ cao ban đầu của âm thanh

- Dấu thăng (#): nâng âm thanh 1/2c - Dấu giáng (b): hạ âm thanh 1/2 c - Dấu bình: trở về vị trí ban đầu - Thăng kép (x): nâng âm thanh 1c

- Giáng kép (bb): hạ âm thanh 1 cung 4.Củng cố:

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát Khúc hát chim sơn ca

- Lên bảng viết các quãng 1c và 1/2 cung trên thang âm Cdur, kí hiệu các dấu hóa thăng, giáng, thăng kép, giáng kép, bình.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5.Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài hát Khúc hát chim sơn ca.

- Chuẩn bị cho nội dung tiết 13, chép bài TĐN số 5.

******************************************************************

(25)

Ngày giảng: Tiết 14

Ôn tập bài hát: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 5

Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ BET-TÔ-VEN I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS hoàn thiện bài hát Khúc hát chim sơn ca, và TĐN số 5

- Biết cách đọc bài TĐN và ghép lời ca 2. Kỹ năng

- Có kĩ năng gõ đệm, biểu diễn tốt bài hát, gõ đệm và đánh nhịp tốt bài TĐN số 5 3. Thái độ:

- Có hiểu biết sơ qua về nhạc sĩ Bet-tô-ven và những thành tựu nổi bật của ông.

- Rèn kỹ năng tự học cho học sinh II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nhạc sĩ Bet-tô-ven - Ảnh nhạc sĩ Bet-tô-ven

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TR Ì NH L Ê N LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ: Bài chép TĐN số 5 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

(26)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe và cảm nhận lại bhát.

- GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc đệm

hát kết hợp các kĩ năng nâng cao ghi âm trên đàn.

- Cho HS ôn bài.

- Kiểm tra và rút kinh nghiệm cho một số nhóm HS.

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS đọc TĐN số 5 - GV cho HS quan sát trên bảng và chia câu nhạc theo lời ca.

- Cho HS luyện tên nốt và thang âm Cdur.

- Cho HS luyện cao độ và tiết tấu của bài

Hướng dẫn HS đọc nhạc theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân tích cao độ, trường độ.

+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

Hoạt động III:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu về Nhạc sĩ Bet-tô-ven

- Cho HS quan sát ảnh nhạc sĩ Bet- tô-ven

- Cho HS nghe và cảm nhận về một số trích đoạn 2 tác phẩm.

+ Bài ca hòa bình + Thư gửi Elizo

HS đọc bài trong SGK và tóm tắt thân thế, sự nghiệp của nhạc sĩ.

- HS đọc thông tin trong SGK và ghi lại các nét chính vào vở.

1 . Ô n tập bài h á t: Khúc hát chim sơn ca Nhạc và lời: Đỗ Hòa An - Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Tập đọc nhạc: TĐN số 4

Trích: Em là bông hồng nhỏ Nhạc và lời:Trịnh Công Sơn

- TĐN số 5 gồm 8 câu nhỏ, nhịp 4/4, giọng Cdur, có nhịp lấy đà.

- Tiết tấu: 4/4

- Cao độ: C - D - E - F - G - A - H - Trường độ:

- Tính chất của bài đọc rộn ràng, linh hoạt, vui tươi, tự hào.

3. Âm nhạc thường thức:

Nhạc sĩ Bet-tô-ven

Lutvich Van Betthoven (1970 - 1827) tại thành phố Bon nước Đức)

Cuộc đời ông tuy gặp nhiều khó khăn, đau khổ và bệnh tật song ông vẫn sáng tác đều đặn và là tác giả của nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng: 9 bản giao hưởng, 32 bản sonate cho dàn piano và nhiều tác phẩm xuất sắc khác. Trong đó giao hưởng số 3, số 5, số 6, số 9 và sonate số 8, số 14 và số 23 là những bản nhạc rất quen biết với công chúng yêu âm nhạc Việt Nam.

4 .Củng cố

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN số 5 kết hợp với kĩ năng nâng cao.

(27)

- GV tổ chức trò chơi âm nhạc: Nghe nhạc đoán và hát câu hát bất kỳ trong bài hát Khúc hát chim sơn ca

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá.

- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài hát Khúc hát chim sơn ca và TĐN số 5 - Đọc và ghi nhớ lại bài âm nhạc thường thức

- Chuẩn bị cho nội dung tiết 15

******************************************************************

Ngày giảng: Tiết 15

ÔN TẬP ( ĐƯA DÂN CA VÀO CHƯƠNG TRÌNH ) I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hệ thống hóa kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra đánh giá kết quả kiểm tra học kì 1 và biết thêm bài dân ca Khơ me- Nam Bộ Ngôi sao sáng

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng chính xác, thái độ nghiêm túc trong học tập.

- Hát đúng giai điệu bài Ngôi sao sáng 3. Thái độ:

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc - Rèn kỹ năng tự học cho học sinh

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nội dung ôn tập.

- Chuẩn bị bài Ngôi sao sáng

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: Sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Chuẩn bị nội dung ôn tập và bài chép Ngôi sao sáng 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

(28)

Hoạt động I:

*Hướng dẫn HS ôn tập các bài hát

- Cho HS nghe và cảm nhận lại 4 bài hát.

- Hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện mẫu âm theo đàn)

- GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại 4 bài hát theo hình thức tập thể, tổ, nhóm và cá nhân kết hợp với các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm hát theo nhạc đàn.

+ Hát theo tay chỉ huy.

- Cho vài nhóm HS lên bảng trình diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động II . Hướng dẫn HS ôn tập âm nhạc thường thức

- GV nêu câu hỏi ôn tập và phát phiếu học tập cho các nhóm HS.

- Cho HS lên bảng làm bài tập, dưới lớp chia nhóm hoàn thành phiếu học tập.

- GV cùng HS nhận xét chữa bài.

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS học hát bài dân ca - GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu hát.

- Cho HS khởi động giọng.

- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu hát.

+ Bắt nhịp, sửa hát sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm, vận động phụ họa

1. Ôn tập bài hát:

+ Mái trường mến yêu Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng + Lí cây đa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

+ Chúng em cần hòa bình

Nhạc và lời: H. Long- H. Lân.

+ Khúc hát chim sơn ca

Nhạc và lời: Đỗ Hòa An.

* Khởi động giọng Mẫu âm:

- Ôn tập lời ca và giai điệu của 4 bài hát

2. Ôn tập âm nhạc thường thức

? kể tên về một số nhạc cụ phương tây?

? Tóm tắt tiểu sử các nhạc sĩ Hoàng Việt, Đỗ Nhuận và Bet-tô-ven?

? Kể tên một số ca khúc nổi tiếng của 3 nhạc sĩ Hoàng Việt, Đỗ Nhuận và Bet- tô-ven?

2. Học hát: bài Ngôi sao sáng

Dân ca Khơ me- Nam Bộ a. khởi động giọng bằng mẫu âm b. Học lời ca giai điệu.

Chia thành 4 câu hát nhỏ:

+ Câu 1: Có ngôi...trời cao + Câu 2: phải trăng...nàng tiên + Câu 3-4: Ta nặng lòng...sao đẹp c. Củng cố- kiểm tra:

- Hát bài hát kết hợp với kỹ năng:

+ Gõ đệm,Vận động theo nhạc + Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

- Học lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

4. Củng cố:

- Tác giả của 4 bài hát Mái trường mến yêu, Lí cây đa, Chúng em cần hòa bình và Khúc hát chim sơn ca? Nội dung của 4 bài hát đó? 4 bài Âm nhạc thường thức

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn tập các nội dung đã học để giờ sau kiểm tra học kì 1 - Học thuộc bài Ngôi sao sáng

******************************************************************

(29)

Ngày giảng: Tiết 16

ÔN TẬP ( ĐƯA DÂN CA VÀO CHƯƠNG TRÌNH ) I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hệ thống hóa kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra đánh giá kết quả kiểm tra học kì 1 và biết thêm bài hát dân ca Trung Bộ Lý hoài nam

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng chính xác, thái độ nghiêm túc trong học tập.

- Hát đúng giai điệu bài Lý hoài nam 3. Thái độ:

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc - Rèn kỹ năng tự học cho học sinh

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nội dung ôn tập.

- Chuẩn bị bài Lý hoài nam

- Đàn phím điện tử, song loan, máy tính, máy chiếu 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: Sĩ số 7A1...7A2...7A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Chuẩn bị nội dung ôn tập và bài chép Lý hoài nam 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn 4 bài TĐN.

1. Ôn tập Tập đọc nhạc :

+ TĐN số 1: Trích: Ca ngợi Tổ Quốc

(30)

- Cho HS nghe và nhớ lại 4 bài TĐN - Hướng dẫn HS khởi động giọng (đọc thang âm Cdur)

- GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập 4 bài TĐN theo hình thức tập thể, nhóm, cá nhân kết hợp với các kĩ năng nâng cao:

+ Đọc nhạc, ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

- Cho vài nhóm HS lên bảng trình diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS học hát bài dân ca - GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu hát.

- Cho HS khởi động giọng.

- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu hát.

+ Bắt nhịp, sửa hát sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm, vận động phụ họa

Nhạc và lời: Hoàng Vân.

+ TĐN số 2: Trích: Ánh trăng Nhạc: Pháp

Lời Việt: Lê Minh Châu + TĐN số 3: Đất nước tươi đẹp sao Nhạc: Malaysia

Lời Việt: Vũ Ttrọng Tường +TĐN số 4: Trích: Mùa xuân về

Nhạc và lời:Phan Trần Bảng + TĐN số 5:

Trích: Em là bông hồng nhỏ Nhạc và lời:Trịnh Công Sơn - Ôn tập bài TĐN có ghép lời ca.

- Luyện tập với các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Biểu diễn.

2. Học hát: bài Lý hoài nam

Dân ca Trung Bộ a. khởi động giọng bằng mẫu âm Mi, ma, mê, mô.

b. Học lời ca giai điệu.

Chia thành 4 câu hát nhỏ:

+ Câu 1: Chiều ơ ...qua đèo + Câu 2: Chim ơ kêu...chi rứa + Câu 3: Ức ức...vượn trèo + Câu 4: Kia bên...bên kia

c. Củng cố- kiểm tra:

- Học lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

4. Củng cố:

- GV đàn giai điệu cho HS ôn kĩ 5 bài TĐN có ghép lời ca và kết hợp vận động phụ họa đơn giản.

- Hát bài hát Lý hoài nam kết hợp phụ họa và hoàn chỉnh bài hát 5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn tập các nội dung đã học để giờ sau kiểm tra học kì 1 - Học thuộc bài Lý hoài nam

******************************************************************

(31)

Ngày giảng: Tiết 17

KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra, đánh giá HS học kì I.

- HS thực hành kiểm tra hát nghiêm túc, trung thực và đạt kết quả cao.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng hát chính xác, thái độ nghiêm túc trong học tập.

3. Thái độ:

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc.

- Rèn kỹ năng tự học cho học sinh II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học. Đàn phím điện tử. Phiếu bốc thăm, đáp án cho điểm.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị kiến thức đã ôn tập.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 7A1...7A2...7A3………

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu yêu cầu đối với giờ kiểm tra.

3. Bài mới: KIỂM TRA HỌC KÌ I

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I. Thực hành: (Bốc thăm) 1. Thực hành hát:

- Em hãy bốc thăm một trong 4 bài hát dưới đây và hát?

* MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU.

ĐÁP ÁN I. Thực hành:

1. Thực hành hát:

* Xếp loại: Đ

- Hát thuộc lời bài hát một cách trôi

(32)

(Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng)

*LÍ CÂY ĐA (Quan họ Bắc Ninh)

* KHÚC HÁT CHIM SƠN CA.

(Nhạc và lời: Đỗ Hòa An )

*CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH

(Nhạc và lời: Hoàng Long- Hoàng Lân)

chảy.

- Hát rõ ràng, thể hiện đúng sắc thái bài hát, phong cách tự tin.

* Xếp loại: Cđ

- Không thuộc lời bài hát, hát không rõ lời.

4. Củng cố:

- HS tự nhận xét, đánh giá giờ kiểm tra

- GV nhận xét, đánh giá chung và tổng kết điểm học kì I cho HS đã kiểm tra 5. Hướng dẫn về nhà:

- Chuẩn bị ôn tập kĩ 4 bài hát đã được ôn để chuẩn bị kiểm tra ở tiết 18

Ngày giảng: Tiết 18

KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra, đánh giá HS học kì I.

- HS thực hành kiểm tra Tập đọc nhạc nghiêm túc, trung thực và đạt kết quả cao.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc nhạc chính xác, thái độ nghiêm túc trong học tập.

3. Thái độ:

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê học nhạc. Rèn kỹ năng tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học. Đàn phím điện tử. Câu hỏi kiểm tra, đáp án cho điểm 2. Học sinh:

- Chuẩn bị kiến thức đã ôn tập.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 7A1...7A2...7A3……...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu yêu cầu đối với giờ kiểm tra.

3. Bài mới: KIỂM TRA HỌC KÌ I

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Thực hành Tập đọc nhạc: Chuẩn bị 5 phiếu cho 5 bài TĐN, cho HS lên bốc thăm và đọc bài)

*TĐN số 1: Ca ngợi Tổ Quốc (Nhạc và lời: Hoàng Minh Châu)

*TĐN số 2: Ánh trăng

(Nhạc Pháp - Lời Việt: Lê Minh Châu)

*TĐN số 3: Đất nước tươi đẹp sao

1. Thực hành Tập đọc nhạc:

* Xếp loại: Đ

- Đọc đúng cao độ của bài Tập đọc nhạc.

- Đọc đúng trường độ của bài Tập đọc nhạc.

- Ghép được lời ca và thể hiện có

(33)

(Nhạc Ma-lai-xi-a. Lời việt: Vũ Trọng Tường)

*TĐN số 4: Mùa xuân về (Nhạc và lời: Phan Trần Bảng).

*TĐN số 5: Em là bông hồng nhỏ (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn)

sắc thái của bài Tập đọc nhạc.

* Xếp lo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Nhạc lí: Là học các kí hiệu âm nhạc thông thường để ứng dụng vào việc học hát, tập đọc nhạc và học đàn... b) Tập đọc nhạc: Là tập thể hiên các kí hiệu âm nhạc và

Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị

- Các bậc âm trong gam trưởng được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát ( hoặc một bản nhạc ), người ta gọi đó là giọng trưởng..

1.Tìm thêm một số bài hát có tính chất khác 1.Tìm thêm một số bài hát có tính chất khác. nhau và xếp vào 6 thể loại

- Giai điệu của bài hát hùng tráng, cấu trúc gọn gàng, chặt chẽ thể hiện ý chí quyết tâm của các chiến sĩ đánh đuổi.. quân

Thêi k× nµy n íc ta cßn bÞ chia c¾t lµm hai miÒn, cuéc chiÕn ®Êu gi¶i phãng miÒn Nam cßn ®ang rÊt khã kh¨n gian khæ... bµi tËp vÒ nhµ bµi tËp

Ông tham gia kháng chiến.. chống Pháp từ khi còn

Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị