• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT Phạm công bình mã 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT Phạm công bình mã 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH

ĐỀ KSCL THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN: SINH HỌC – LỚP 12

Câu 1: Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là

A. 64

125 B. 4

125 C. 16

125 D. 1

125

Câu 2: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?

A. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo. B. Trâu, bò, hươu.

C. Gà, chim bồ câu, bướm. D. Hổ, báo, mèo rừng.

Câu 3: Một gen dài 5100A0 thực hiện quá trình tự nhân đôi một số lần. Môi trường nội bào đã cung cấp tổng số nucleotit tự do cho các thế hệ của quá trình tự sao nói trên là 93000. Số

lần tự sao của gen nói trên là:

A. 5 lần B. 6 lần C. 3 lần D. 4 lần

Câu 4: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3. 3. Tạo các dòng thuần chủng.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 2, 1, 3, 4 B. 2, 3, 4, 1 C. 3, 2, 4, 1 D. 1, 2, 3, 4

Câu 5: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây?

1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa

A. 1, 3, 5 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3 D. 2, 4, 5 Câu 6: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:

(1) AaBbDd × AaBbDd.

(2) AaBBDd × AaBBDd.

(3) AABBDd × AAbbDd.

(4) AaBBDd × AaBbDD.

Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen trên là

(2)

A. (1) và (4). B. (2) và (4) C. (2) và (3) D. (1) và (3)

Câu 7: Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng, trội - lặn hoàn toàn, thì tỉ lệ kiểu hình (A-bbccD-) được tạo ra từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu?

A. 1/64 B. 1/16 C. 1/8 D. 1/32

Câu 8: Phương thức gây đột biến nào sau đây không phải của đột biến gen?

A. Mất 1 cặp nu vào gen.

B. Thay 1 cặp nu này bằng 1 cặp nu khác.

C. Chuyển các cặp nu từ NST này sang NST khác.

D. Thêm 1 cặp nu vào gen.

Câu 9: Cơ thể mang kiểu gen nào dưới đây được gọi là cơ thể thuần chủng.

1. AABB. 2. AaBB. 3. AAbb. 4. aaBb.

Phương án đúng:

A. 2, 3 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 1, 2

Câu 10: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:

Thể đột biến I II III IV V VI

Số lượng NST trong tb sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108

Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là

A. II, VI B. I, II, III, V C. I, III D. I, III, IV, V Câu 11: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến.

Cho phép lai:♀AaBbddEe x ♂AabbDdEE, đời con có thể có bao nhiêu loại kiểu gen và bao nhiêu loại kiểu hình?

A. 27 kiểu gen và 16 kiểu hình B. 24 kiểu gen và 8 kiểu hình C. 24 kiểu gen và 16 kiểu hình D. 16 kiểu gen và 8 kiểu hình

Câu 12: Ở sinh vật nhân sơ, một gen có 3000 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại T chiếm 30%.

Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100A0 và có 3599 liên kết hiđrô. Loại đột biến đã xảy ra thuộc dạng

A. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T.

B. thêm một cặp A - T.

C. mất một cặp A - T.

D. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X.

(3)

Câu 13: Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao nhiêu ?

5’ -XGAUGUGUUUXXAAGUGAUGXAUAAAGAGUAGX-3’

A. 8 B. 6 C. 5 D. 9

Câu 14: Một gen của vi khuẩn tiến hành phiên mã đã cần môi trường nội bào cung cấp 900U;

1200G; 1500A; 900X. Biết phân tử mARN này có tổng số 1500 nucleotit. Số phân tử mARN tạo ra là

A. 2 B. 4 C. 1 D. 3

Câu 15: Ở một loài có bộ NST 2n = 20. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 21 NST, một số tế bào có 19 NST, các tế bào còn lại có 20 NST. Đây là dạng đột biến:

A. lệch bội, phát sinh trong giảm phân tạo giao tử của bố và mẹ.

B. đa bội lẻ, được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử của bố hoặc mẹ.

C. đa bội chẵn, được phát sinh trong phân bào nguyên phân.

D. lệch bội, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân.

Câu 16: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về A. sự phân li độc lập của các tính trạng

B. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh

C. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân D. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3: 1

Câu 17: Kiểu genAb

aB giảm phân, hoán vị gen với tần số hoán vị là 12% sẽ cho ra các loại giao tử nào sau đây?

A. AB = ab = 44%; Ab = aB = 6% B. Ab = aB = 44%; AB = ab = 6%

C. Ab = aB = 12%; AB = ab = 38% D. Ab = aB = AB = ab = 25%

Câu 18: Điểm khác biệt giữa cấu tạo của phân tử ADN ở tế bào nhân thực và cấu tạo của tARN là:

(1) Phân tử ADN có cấu tạo 2 mạch còn tARN có cấu trúc 1 mạch.

(2) Phân tử ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn tARN thì không có.

(3) Cấu tạo đơn phân của ADN khác cấu tạo đơn phân của tARN.

(4) Phân tử ADN có khối lượng phân tử và kích thước lớn hơn tARN.

Phương án đúng là:

A. 1,2,3 B. 1,3,4 C. 1,2,3,4 D. 1,2,4

Câu 19: Trường hợp trội- lặn hoàn toàn, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là:

(4)

A. 3:1 và 3:1. B. 1:2:1 và 1:1. C. 1:2:1 và 1:2:1. D. 1:2:1 và 3:1.

Câu 20: Một phân tử mARN dài 3060Å được tách ra từ vi khuẩn E.coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 25%, 20%, 35% và 20%. Tính theo lý thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen đã tổng hợp ra phân tử mARN trên là

A. G = X = 400, A = T = 500. B. G = X = 540, A = T = 360.

C. G = X = 420, A = T = 480. D. G = X = 360, A = T = 540.

Câu 21: Vùng mã hoá của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số

đoạn exon và intron lần lượt là :

A. 25 ; 26 B. 26 ; 25 C. 24; 27 D. 27 ; 24

Câu 22: Ở một chủng vi khuẩn đột biến, khi môi trường có đường lactozo hay không có đường lactozo thì các gen cấu trúc trong operon Lac đều phiên mã tổng hợp mARN, mARN dịch mã tổng hợp các enzim. Theo suy luận lí thuyết, khi bị đột biến ở vùng nào sau đây thì dẫn tới hiện tượng trên?

A. Vùng khởi động của gen điều hòa. B. Vùng chứa gen cấu trúc Z.

C. Vùng khởi động của operon. D. Vùng chứa gen cấu trúc Y.

Câu 23: Cho các thông tin sau: 1. Sự phiên mã diễn ra trong nhân tế bào.

2. Sự phiên mã diễn ra ở tế bào chất.

3. Phân tử mARN tạo ra không chứa các đoạn intron.

4. Phân tử mARN mới tạo ra có chứa các đoạn intron.

5. Axit amin mở đầu là mêtiônin.

6. Axit amin mở đầu là foocmin mêtiônin.

Đặc điểm của quá trình phiên mã và dịch mã ở vi khuẩn là

A. 2, 3, 6 B. 1, 3, 5 C. 1, 4, 5 D. 2, 3, 5 Câu 24: Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền.

A. Bộ ba 5’AUG3’ quy định tổng hợp mêtionin và mở đầu dịch mã B. Bộ ba 5’AGU3’ quy định tổng hợp sêrin.

C. Bộ ba 5’UUX3’ quy định tổng hợp phêninalanin.

D. Bộ ba 5’UUA3’, 5’XUG3’ cùng quy định tổng hợp lơxin.

Câu 25: Trình tự phù hợp với trình tự các nucleotit của phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung 5’AGXTTAGXA 3’ là

A. 3’UXGAAUXGU5’. B. 3’AGXUUAGXA5’.

C. 5’UXGAAUXGU3’ D. 5’AGXUUAGXA3’.

Câu 26: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

(5)

A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

C. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 27: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể khác nhau, tương tác theo kiểu cộng gộp. Sự có mặt của mỗi gen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5 cm. Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 120 cm. Kiểu gen nào sau đây là của cây có chiều cao 130 cm?

A. AabbDd B. aaBbdd C. AABBDD D. AaBBDD

Câu 28: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách

A. liên kết vào vùng vận hành. B. liên kết vào gen điều hòa.

C. liên kết vào vùng mã hóa. D. liên kết vào vùng khởi động.

Câu 29: Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng A. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.

B. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.

C. lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng.

D. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.

Câu 30: Ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1: 1 vì A. vì số giao tử đực bằng với số giao tử cái.

B. số con cái và số con đực trong loài bằng nhau.

C. vì sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau.

D. vì cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau.

Câu 31: Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm, người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột biến nào sau đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên?

A. Mất đoạn NST. B. Chuyển đoạn trong một NST.

C. Đảo đoạn NST. D. Lặp đoạn NST.

Câu 32: Hiện tượng hoán vị gen và phân ly độc lập có đặc điểm chung là A. các gen phân ly ngẫu nhiên, tổ hợp tự do.

B. làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

C. làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

D. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Câu 33: Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào ?

(6)

1. Nhân đôi ADN. 2. Hình thành mạch pôlinuclêôtit.

3. Phiên mã. 4. Mở xoắn.

5. Dịch mã. 6. Đóng xoắn

A. 1,2,5 B. 1,3,6 C. 1,3,5 D. 1,2,4

Câu 34: Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?

A. AaBb x aabb B. AABb x aaBb C. Aabb x aabb D. Aabb x Aabb Câu 35: Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là

A. A= T = 674; G = X = 526. B. A = T = 524 ; G = X = 676.

C. A = T = 526 ; G = X = 674. D. A = T = 676 ; G = X = 524.

Câu 36: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một nhiễm. Thể một nhiễm này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?

A. AaBbEe. B. AaBbDEe. C. AaBbDdEe. D. AaaBbDdEe.

Câu 37: Ở đậu Hà lan: hạt trơn trội so với hạt nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn được F1 đồng loạt trơn. F1 tự thụ phấn được F2; Cho rằng mỗi quả đậu F2 có 4 hạt. Xác suất để bắt gặp qủa đậu có 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn là bao nhiêu?

A. 3

16 B. 27

64 C. 9

16 D. 9

256

Câu 38: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

A. 6 loại mã bộ ba. B. 27 loại mã bộ ba. C. 9 loại mã bộ ba. D. 3 loại mã bộ ba.

Câu 39: Xét cấu trúc nhiễm sắc thể số III của 4 dòng ruồi giấm (a, b, c và d) được thu thập ở bốn vùng địa lý khác nhau nhận được kết quả về trật tự phân bố các gen như sau:

Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10. Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10.

Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10. Dòng d: 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10.

Biết rằng quá trình hình thành các dòng khác nhau là do đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Nếu dòng c là dòng gốc, thì hướng tiến hóa của các dòng là

A. c → d→ b → a B. c → d → a → b C. c → a→ b → d D. c → a→ d → b Câu 40: Một phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và ađênin chiếm 30% tổng số

nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là

A. 3000 B. 3100 C. 3600 D. 3900

(7)

Đáp án

1-C 2-C 3-A 4-C 5-A 6-A 7-A 8-C 9-C 10-C

11-C 12-A 13-A 14-D 15-D 16-C 17-B 18-B 19-D 20-D

21-B 22-A 23-A 24-D 25-D 26-B 27-A 28-A 29-A 30-D

31-D 32-B 33-C 34-A 35-D 36-B 37-B 38-B 39-B 40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C

Tỉ lệ nucleotit loại A trong chuỗi pôlinuclêôtit là : 4/5 Tỉ lệ nucleotit loại A trong chuỗi pôlinuclêôtit là : 1/5

Nếu sự kết hợp giữa các các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì ta có tỉ lệ mã bộ ba AAU là 4/5×4/5×1/5 = 16/125

Câu 2: Đáp án C

Nhóm sinh vật giới cái mang bộ NST XY và giới đực có bộ NST XX là gà, chim bồ câu, bướm.

Các động vật thuốc lớp thú có bộ NST giống người : giới đực mang bộ NST XY và giới cái có bộ NST XX

Câu 3: Đáp án A

Một gen có 5100A0 →3000 nucleotit

Tổng số gen con được tạo ra trong quá trình nhân đôi là : 93000 : 3000 = 31

Tổng số lượng phân tử ADN được tạo ra sau khi quá trình nhân đôi là : 31 + 1 = 32 = 2 5 Vậy gen đó nhân đôi 5 lần

Câu 4: Đáp án C Câu 5: Đáp án A

AA→xử lí consinxin →AAAA Aa→xử lí consinxin →AAaa aa→xử lí consinxin →aaaa Câu 6: Đáp án A

Phép lai 2 có cặp gen BB x BB Phép lai 3 có cặp gen AAx AA

(8)

Vậy phép lai 2,3 không thể tạo ra kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen Chỉ có phép lai 1 và 4

Câu 7: Đáp án A

Ta có : AaBbCcdd x AABbCcDd= (Aa x AA) (Bb x Bb) (Cc x Cc) (dd x Dd ) Tỉ lệ kiểu hình (A-bbccD-) = 1 1 1 1 1

2 4 4 2   64 Câu 8: Đáp án C

Chuyển các cặp nucleotit từ NST này sang NST khác →chuyển đoạn gen → đột biến NST Câu 9: Đáp án C

Cơ thể thuần chủng là cơ thể giảm phân chỉ cho một lọa giao tử , tự thụ phấn thì cho đời con có kiểu hình và kiểu gen đồng nhất

Đáp án 1,3

Câu 10: Đáp án C

Loài có 12 nhóm liên kết => n = 12 Thể đột biến đa bội chẵn là 4n / 6n/ 8n Ta có 2n = 24 / 4n = 48 / 6n = 72 / 8n = 96 Vậy các thể đột biến chẵn là I và III Câu 11: Đáp án C

Xét phép lai : :♀AaBbddEe x ♂AabbDdEE = (Aa x Aa)(Bb x bb) (dd x Dd)(Ee x EE) Số kiểu gen có thế được tạo ra là : 3 x 2 x 2 x 2 = 24 kiểu gen

Số kiểu hình có thể xuất hiện trong phép lai là : 2 x 2 x 2 x2 = 16 kiểu hình Câu 12: Đáp án A

Gen ban đầu : N = 3000

T = A = 0,3 x 3000 = 900 G= X = 600

Tổng số liên kết hidro là : 3600 Gen đột biến có

L = 5100 A0 = 3000 => Đột biến thay thế nucleotit Số liên kết hidro là : 3599 => giảm đi 1 liên kết hidro Đột biến thay thế 1 G-X bằng 1 cặp A- T

Câu 13: Đáp án A

mARN5’ –XGAUGUGU UUX XAA GUG AUG XAU AAA GAGUAGX-3’

(9)

Phân tử ARN được dịch mã bắt đầu từ đầu 5→ 3’ và bắt đầu dịch mã từ vị trí AUG và kết thúc tại vị trí của bộ ba kết thúc ( UAA/ UAG / UGA)

Số aa trong chuỗi polipeptit sẽ bằng số bộ ba nằm giữa bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc ( vì sau khi hoàn thành dịch mã thì aa đầu tiên sẽ bị cắt bỏ khỏi chuỗi polipeptit ) : 8 bộ ba = 8 aa Câu 14: Đáp án D

Tổng số ribonucleotit môi trường cung cấp để tổng hợp phân tử mARN là : 900 + 1200 + 1500 + 900 = 4500

Số phân tử mARN được tạo ra là : 45000 : 1500 = 3 Câu 15: Đáp án D

Loài có bộ NST bình thường là 2n

Thể đột biến có 3 dạng tế bào 2n : 2n +1 ; 2n – 1

Đây là dạng đột biến lệnh bội , được hình thành trong nguyên phân của thể đột biến Câu 16: Đáp án C

Thực chất quy luật phân li độc lập pahrn ánh sự phân li độc lập của các NST không tương đồng kéo theo sự phân li độc lập của các alen nằm trên NST đó

Câu 17: Đáp án B Kiểu gen là Ab

aB →giao tử liên kết là : Ab và aB ; giao tử hoán vị AB ; ab Giao tử hoán vị có tỉ lệ là AB = ab = 12 : 2 = 6

Giao tử liên kết có tỉ lệ là Ab = aB= 50 – 6 = 44 Câu 18: Đáp án B

Điểm khác biệt giữa AND và tARN là : 1 ,3,4.

Phân tử AND cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung A- T ; G- X Phân tử tARN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung A- U và G- X Câu 19: Đáp án D

Aa x Aa →1 AA : 2 Aa : 1 aa Phân li kiểu hình : 3 A- : 1 aa Câu 20: Đáp án D

Ta có mARN có chiều dài là 3060 Å = > 900 ribonucleotit rA = T g = 0,25 x 900 = 225

rU = A g = 0,35 x 900 = 315 rG = X g = 0,2 x 900 = 180 rX = G g = 0,2 x 900 = 180

Số lượng nucleotit mỗi loại trong gen tổng hợp nên phân tử đó là :

(10)

A = T = Tg + Ag = 540 G = X = Gg + Xg = 360 Câu 21: Đáp án B

Số đoạn exon là x thì số đoạn itron là x- 1

=> x + x – 1 = 51 => 2x = 52 => x = 26 Vậy số đoạn exon là 26 và intron là 25 Câu 22: Đáp án A

Khi môi trường có lactogzo hay không có lacto zơ thì quá trình dịch mã và phiên mã các gen cấu trúc vẫn diễn ra thì có thể là do đột biến ở vùng khới động của gen điều hòa dẫn tới ARN không liên kết và phiên mã mARN của gen điều hòa dẫn đến protien ức chế không hình thành và không liên kết với vùng vận hành .

Hoắc có thể vùng vận hành của opreon bị đột biến nên protein ức chế không liên kết được Câu 23: Đáp án A

Phiên mã và dịch mã của vi khuẩn chứa các đặc điểm sau 2,3,6 Câu 24: Đáp án D

Tính thoái hóa này hiện tượng 1 aa có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba Câu 25: Đáp án D

Gen có mạch bổ sung có trình tự như sau : 5’AGXTTAGXA 3’

Trình tự nucleotit có trong phân tử mARN là : 5’AGXUUAGXA 3’

Câu 26: Đáp án B

Quá trình nhân đôi AND được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn Câu 27: Đáp án A

Có 1 gen trội thì cây cao thêm 5cm thì cây có chiều cao là 130 cm thì có 2 alen trội Câu 28: Đáp án A

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách liên kết với vùng vận hành Câu 29: Đáp án A

Hiện tượng thường biến là hiện tượng kiểu hình biến đổi khi môi trường thay đổi Câu 30: Đáp án D

Ở những loài giao phối có tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1 :1 vì cơ thể XY tạo ra giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau

Câu 31: Đáp án D

Vật chất di truyền tăng lên so với bình thường →Đột biến lặp đoạn Đột biến mất đoạn → giảm lượng vật chất di truyền

(11)

Đảo đoản và chuyển đoạn NST không làm giảm lượng vật chất di truyền trong nhiễm sắc thể Câu 32: Đáp án B

Hiện tượng đột biến gen và hoán vị gen đều làm tăng biến dị tổ hợp Câu 33: Đáp án C

Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với nhân đôi AND , phiên mã , dịch mã Nhân đôi nguyên tắc bổ sung thể hiện A liên kết với T ; G liên kết với X và ngược lại

Phiên mã nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở chỗ A liên kết với U ngoài môi trường , T liên kết với A ngoài môi trường , G liên kết với X và X liên kết với G

Dịch mã nguyên tắc bổ sung được thể hiện A liên kết với U , G liên kết với X và ngược lại Nhờ có nguyên tắc bổ sung mà cơ chế di truyền và truyền đạt thông tin di truyền được truyền đạt một cách chính xác

Câu 34: Đáp án A

Tỉ lệ 1:1:1:1 là tỉ lệ của phép lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen Trong các phép lai trên là phép lai A là phép lai phân tích của cá thể dị hợp hai gen

Câu 35: Đáp án D Gen trước đột biến :

L = 4080 A0→ N = 2 A + 2 G = 2400

Tổng số liên kết hidro trong phân tử ADN có : 2 A + 3 G = 3075

→G = X = 675 ; A = T = 525

Gen đột biến : Dạng đột biến đoeẻm không làm thay đổi chiều dài của gen giảm một liên kết hidro đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A-T

A = T = 676 G = X = 524

Gen nhân đôi 1 lần thì số lượng nucleotit môi trường cung cấp bằng số nucleotit trong gen đột biến

Câu 36: Đáp án B

Đột biến thế một nhiễm có 7 NST Xét các kiểu gen trong các đáp án thì đáp án B thỏa mãn Câu 37: Đáp án B

F1 dị hợp một cặp gen Aa

F 1 tự thụ phấn thì ta có Aa x Aa → 1 AA : 2 Aa : 1 aa → 3/ 4 trơn : 1/4 nhăn Xác suất để bắt gặp quả đậu có 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn :

3 3 3 1 27

4 4 4 4    64 Câu 38: Đáp án B

(12)

Từ 3 loại nucleotit A, T, G thì trên mạch gốc có số bộ ba là : 33 = 27 Số bộ ba tối đa được tạo ra trên mạch mã gốc là 27 bộ ba

Câu 39: Đáp án B

Dòng c là dòng gốc thì ta có đảo đoạn 943 thì được dòng d Dòng d đảo đoạn 734 thì được dòng a

Dòng a đảo đoạn 543 thì được dòng b Câu 40: Đáp án C

Số lượng nucleotit trong phân tử AND là : 150 x 20 = 3000 nucleotit A= T = 30 % => A= T = 900 nucleotit

G = X = 20 % => G = X = 600 nucleotit

Tổng số liên kết hidro có trong phân tử AND là : 3000 + 600 = 3600

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 38: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinhC. Một người mẹ bị bệnh sinh

Khi các tế bào sinh tinh của 1 cơ thể đực giảm phân, ở một số tế bào có một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường

Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì giao phối gần tạo điều kiện cho các alen lặn có hại tổ hợp với nhau

Biến dị cá thể được phát sinh do đột biến và sự tổ hợp lại các vật chất di truyền của bố mẹ Câu 18: Ba loài ếch: Rana pipiens; Rana clamitans và Rana

Câu 23: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen (A,a và B,b) nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác bổ sung, trong đó có mặt

Câu 36: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng.. di truyền cùng nhau

Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thê trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFG*HI.. Có thể kết luận, trong

 Sự biến động số lượng cá thể của quần thể do các nhân tố sinh thái vô sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ,...), các nhân tố sinh thái hữu sinh ( mối quan hệ giữa vật ăn