• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường: TH&THCS Việt Dân Tổ: Xã hội

Họ và tên giáo viên:

Bùi Thị Thu Hằng

BÀI 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH

Môn học/Hoạt động giáo dục: GDCD - Lớp 9 Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. Mục tiêu 1. Về năng lực

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị, ý nghĩa của hòa bình mang lại.

Năng lực phát triển bản thân: Xác định được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam; có ý thức tìm hiểu, bảo bệ hòa bình từ những việc làm phù hợp với sức mình.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về pháp luật; nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội liên quan hòa bình. Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề thường gặp liên quan đến việc bảo vệ hòa bình.

- Năng lực tự chủ: Hiểu biết về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, biết phân biệt quyền, nhu cầu chính đáng và không chính đáng của khát vọng bảo vệ hòa bình, dựng xây đất nước.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề bảo vệ hòa bình, giải quyết được một cách phù hợp các huống trong đời sống.

2. Về phẩm chất

- Yêu nước: Tích cực, chủ động thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, hiểu và tôn trọng các quyền tự do dân chủ và nghĩa vụ bảo vệ hòa bình của quốc gia, dân tộc.

- Nhân ái: tôn trọng các quyền tự do dân chủ và nghĩa vụ bảo vệ hòa bình của quốc gia, dân tộc, không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham gia các hành vi hủy hoại nền hòa bình.

- Trung thực: Tôn trọng lẽ phải; bảo vệ nền hòa bình; khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử; đấu tranh với các hành vi phá vỡ nền hòa bình.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Phòng học thông minh, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, tài liệu có liên quan nội dung bài học. (video, tranh, ảnh, báo, bài viết về chiến tranh, thông tin/

số liệu về thiệt hại do chiến tranh gây ra;... )

- Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phiếu bài tập III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1. Mở đầu a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học

(2)

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Cần làm gì, làm thế nào để bảo vệ hòa bình?

b. Nội dung:

Xem video ( trích đoạn từ 3’15 đến 5’20) https://www.youtube.com/watch?

v=bGna3qKoyX8&ab_channel=HOCMAITHCS và trả lời câu hỏi: Nội dung của đoạn clip là gì? Em suy nghĩ gì về nội dung đó?

c. Sản phẩm: video thể hiện Em bé người Siria với bài hát lên án chiến tranh, mong ước hòa bình

- Cảm nhận: Thương các bạn nhỏ Siria phải sống trong chiến tranh... cảm thấy may mắn vì mình được sống trong hòa bình...

HS phát biểu được vì sao phải bảo vệ hòa bình? Cần làm gì, làm như thế nào để bảo vệ hòa bình

GV: Bài hát với những câu hỏi nghẹn ngào, đau đớn: em cũng chỉ là 1 đứa trẻ, muốn được chơi đùa, muốn sống trong hòa bình và yêu thương nhưng vì sao quê hương em lại chìm ngập trong chiến tranh? vì sao các em lại phải chịu nhiều thiệt thòi đến thế?

Các em ạ! Từ xưa đến nay nhân loại đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc vì vậy có được cuộc sống giản dị bên gia đình trong một không gian hòa bình đã là mong ước của bao thế hệ nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Chiến tranh và hòa bình vẫn luôn là vấn đề được đặt ra và cần giải quyết của nhân loại.

Để tìm hiểu rõ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài.

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua xem video - Học sinh xem video bài bát do em bé người Syria thể hiện và trả lời câu hỏi:

? Nội dung của đoạn clip là gì? Em suy nghĩ gì về nội dung đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình a. Mục tiêu:

- Nêu được thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình

(3)

- Phân biệt được các biểu hiện bảo vệ và không bảo vệ hoà bình.

b. Nội dung hoạt động

Hs tiến hành thảo luận nhóm:

Nhóm 1:

- Nêu sự đối lập giữa chiến tranh và hoà bình?

Nhóm 2:

- Em hãy chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa?

Nhóm 3:

- Thế nào là hoà bình?

- Theo em thế nào là bảo vệ hòa bình?

? Theo em, có phải không có chiến tranh thì không cần bảo vệ hoà bình của đất nước không?

c. Sản phẩm

* -> Hoà bình: đem lại cuộc sống thanh bình, tự do – Nhân dân ấm no, hạnh phúc -> là khát vọng của loài người.

-> Chiến tranh: - Gây đau thương chết chóc – Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành – TP, làng mạc bị tàn phá -> là thảm hoạ của loài người  Đây cũng chính là hậu quả của chiến tranh gây ra.

* Phân biệt chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa.

-> Chính nghĩa: - Đấu tranh chống xâm lăng – Bảo vệ độc lập tự do – Bảo vệ hoà bình.

-> Phi nghĩa: - Gây chết người, cướp của – xâm lược đất nước khác – phá hoại hoà bình, lên án, phản đối các cuộc CT phi nghĩa.

* Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

- Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa người với người.

- Là khát vọng của toàn nhân loại.

GV trích dẫn thêm TL: phụ lục 1 ( Theo TL “ Giáo dục văn hóa hòa bình” của UNESCO)

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập

Đọc, phân tích thông tin phần phần ĐVĐ (SGK tr12) và trả lời câu hỏi:

Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập

Nhóm 1:

- Nêu sự đối lập giữa chiến tranh và hoà bình?

Nhóm 2:

- Em hãy chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa?

Nhóm 3:

- Thế nào là hoà bình, bảo vệ hòa bình?

I. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Tìm hiểu thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình - Hoà bình là

+ Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

+ Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa người với người.

+ Là khát vọng của toàn nhân loại.

- Bảo vệ hoà bình là:

+ Là giữ gìn cuộc sống

(4)

? Theo em, có phải không có chiến tranh thì không cần bảo vệ hoà bình của đất nước không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

bình yên.

+ Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn.

+ Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Hoạt động 2.2. Vì sao phải bảo vệ hoà bình?

a. Mục tiêu:

- Hiểu được vì sao phải bảo vệ hoà bình.

b. Nội dung hoạt động

ND1: Học sinh quan sát hình ảnh nêu suy nghĩ:

ND2: ? Học sinh thực hiên PHT:

ĐIỀU EM MUỐN

: Em muốn được sống trong

một thế giới như thế

(5)

? Vậy em hiểu vì sao phải bảo vệ hoà bình?

c. Sản phẩm

Nội dung 1: Qua các hình ảnh trên chúng ta thấy được sự khốc liệt, tàn ác của chiến tranh. Khi chiến tranh đã qua đi nhưng đâu đó vẫn diễn ra các cuộc khủng bố...

- Chiến tranh gây ra những hậu quả : đói nghèo, lạc hậu, mất mát... (Phụ lục 3)

Nội dung 2: Điều em muốn:

VD: Em muốn được sống trong một thế giới hoà bình, con người biết yêu thương, chia sẻ lẫn nhau. Một thế giới chỉ có yêu thương mà không có chỗ cho sự tàn độc.

Nội dung 3:

- Vì hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc bình yên cho con người còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, gia đình ly tán.

- Ngày nay các ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nhiều nơi

- Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại d. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

* GV giao nhiệm vụ cho HS thông quan sát một số hình ảnh và trả lời cá nhân câu hỏi:

- Các hình ảnh trên đang nhắc tới vấn đề gì?

- Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh đó?

* Sau khi quan sát hình ảnh, học sinh chia sẻ:

THÔNG ĐIỆP TRÁI TIM

- ĐIỀU EM MUỐN: Em muốn được sống trong một thế giới như thế nào? Vì sao

- Học sinh ghi vào phiếu học tập

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghe hướng dẫn. Thực hiện các nhiệm vụ cá nhân được giao.

- Đối với ND THÔNG ĐIỆP TRÁI TIM: Hs ghi ra PHT sau đó dán lên bảng, GV chọn ngẫu nhiên một số trái tim và thảo luận.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trả lời của các bạn.

-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

2. Vì sao phải bảo vệ hoà bình?

- Vì hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc bình yên cho con người còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, gia đình ly tán.

- Ngày nay các ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nhiều nơi

- Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại

Hoạt động 2.3. Cần làm gì để bảo vệ hoà bình a. Mục tiêu.

(6)

- Nhận ra được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình.

- Biết lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hòa bình b. Nội dung

- Tình huống: Trên đường đi học về Nam và Ngọc tranh luận với nhau về nội dung bài GDCD hôm nay mình học:

+ Nam nói: Chỉ những người lớn mới phải bảo vệ hoà bình chứ chúng mình còn nhỏ quá làm được gì mà bảo vệ.

?Theo em Nam nói như vậy đúng hay sai? Nếu là Ngọc em sẽ nói với bạn như thế nào?

- Đọc thông tin SGK (t12): Em cần làm gì để bảo vệ hoà bình? Nêu ví dụ minh họa

c. Sản phẩm

Tình huống: Nam nói như vậy là sai.

Ngọc nên khuyên Nam: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm chung của mọi người, chúng mình còn nhỏ sẽ làm những việc nhỏ, chỉ đơn giản học thật giỏi có kiến thức để hiểu biết lên án các hành vi bạo loạn... cũng là bảo vệ hoà bình đấy Nam à.

* Các biện pháp bảo vệ hoà bình:

- Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình thế giới

- Phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng bình đẳng thân thiện giữa con người với con người

- Thiết lập mối quan hệ hiểu biết hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

- ...

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

* HS tìm hiểu tình huống và trả lời câu hỏi: ?Theo em Nam nói như vậy đúng hay sai? Nếu là Ngọc em sẽ nói với bạn như thế nào?

- Đọc thông tin SGK (t12): Em cần làm gì để bảo vệ hoà bình? Nêu ví dụ minh họa

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghe hướng dẫn. Thực hiện các nhiệm vụ cá nhân được giao.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trả lời của các bạn.

-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

3. Cần làm gì để bảo vệ

hoà bình

- Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình thế giới

- Phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng bình đẳng thân thiện giữa con người với con người

- Thiết lập mối quan hệ hiểu biết hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới

(7)

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu

- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về khái niệm bảo vệ hòa bình: biểu hiện bảo vệ hòa bình; vì sao phỉa bảo vệ hoà bình?; Làm gì để bảo vệ hoà bình?

b. Nội dung

ND1: Trả lời câu hỏi/bài tập trong bài tập 1 ( Làm phiếu BT Phụ lục 2) ND2: Em có tán tthanhf từng ý kiến dưới đây không? Vì sao?

- Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình.

- Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh.

- Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.

ND3: Trò chơi: TIẾP SỨC: Tìm hiểu một số hoạt động bảo vẹ hoà bình do trường, lớp, địa phương, nhân dân trong và ngoài nước.

2, 3 SGK tr14 c. Sản phẩm

Nd1: Hoàn thành các bài tập trong SGK ( Làm phiếu BT Phụ lục 2) Nd2: Em tán thành với ý kiến (a), (c).

Vì, mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình để có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện học hành, phát triển; cho nên bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của một nước nào.

Nd3:

- Phong trào đi bộ vì hoà bình;

- Mít tinh phản đối chiến tranh ở I-rắc;

- Ủng hộ nhân dân Cu-ba vượt qua khó khăn trước âm mưu cấm vận của Mĩ;

- Cuộc thi viết thư nói về chủ đề Em yêu hoà bình;

- Vẽ tranh về chủ đề Hoà bình;

- Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế;

- Viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế.

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

* HS đọc và trả lời các bài tập trong sách giáo khoa.

* BT4: Trò chơi: Tiếp sức

- Luật chơi: lớp chia 2 đội, trong 4p các thành viên trong đội sẽ lần lượt lên ghi các hoạt động bảo vệ hoà bình của....

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghe hướng dẫn. Thực hiện các nhiệm vụ cá nhân được giao.

- HS thực hiện trò chơi, tuân thủ luật chơi, cách chơi.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trả lời của các bạn.

- GV đánh giá hoạt động, thái độ tham gia của hs.

(8)

Hoạt động 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu

- Vận dụng được kiến thức đã học vào đời sống b. Nội dung

ND1: - GV đưa tình huống: Trong xóm em có xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và Nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

ND2: Viết bài tuyên truyền chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình để đưa lên bản tin của nhà trường. (học sinh đã chuẩn bị ở nhà)

c. Sản phẩm

- Cách ứng xử của HS trước tình huống: Nâng cao cảnh giác, khuyên và truyên truyền để mọi người không nghe theo các đối tượng đó. Kín đáo báo cho công an, các lực lượng chức năng để ngăn chặn hiện tượng tiếp tục và kịp thời giải quyết.

- Bài tuyên truyền hoàn chỉnh về chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Gv giao nhiệm vụ.

* HS đọc và trả lời tình huống đưa ra:

- Trong xóm em có xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và Nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

* Nghiên cứu bài viết tuyên truyền chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình - Tổ chức cuộc thi: Đại sứ hoà bình.

+ Mỗi nhóm sẽ chọn ra một bài xuất sắc nhất để trình bày trước lớp, khuyến khích sưt dụng hình ảnh, pp, nhạc để minh hoạ.

+ Đội nào có bài thuyết trình hay nhất sẽ chiến thắng và được nhận quà.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghe hướng dẫn. Thực hiện các nhiệm vụ cá nhân được giao.

- HS thảo luận, trình bày

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, khuyến khích học sinh nếu cần.

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét phần trả lời của các bạn.

- GV đánh giá hoạt động, thái độ tham gia của hs.

(9)

Phụ lục 1

Hòa bình (peace) Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng chiến tranh.

Nền hòa bình thế giới chỉ bền vững khi ở trong một bầu không khí phi bạo lực, biết lắng nghe, chấp nhận, có sự công bằng và giao tiếp rõ ràng. Hòa bình khởi nguồn từ chính trong tâm tưởng của mỗi người chúng ta. Hòa bình là một trạng thái tinh thần điềm tĩnh và thư giãn, là một sự tĩnh lặng, thanh thản bên trong mỗi con người cùng với sức mạnh của chân lí và sự thật. Hòa bình có được khi mọi tư tưởng, tình cảm và ước muốn của con người đều trong sáng. Hòa bình là một nguồn năng lượng tích cực. Để sống trong hòa bình, bình an, ta cần có lòng trắc ẩn và sức mạnh từ nội tâm. Hòa bình không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính con người vẫn giữ được lòng thanh thản, bình an giữa những biến động, hỗn loạn. Hòa bình là đặc trưng của một xã hội văn minh, là nền tảng để phát triển xã hội bền vững.

( Theo TL “ Giáo dục văn hóa hòa bình” của UNESCO) Phụ lục 2: Hãy đánh dấu X vào các hành vi biểu hiện lòng yêu hoà bình trong số những hành vi sau:

Hành vi Bảo vệ

hòa bình

Không bảo vệ

hòa bình a) Biết lắng nghe người khác

b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác

c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân

d) Học hỏi những điều hay của người khác

đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình

e) Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác

g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế

i) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.

Phụ lục 3:

(10)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đó là bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh-HS chúng ta phải hiểu rõ hoà bình đối lập với chiến tranh như thế nào, thế nào là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến

Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Mọi người hãy sống vì hòa bình , chống chiến tranh , bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc .( Trả lời được các câu hỏi

- Chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên thiên,và biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp với thiên

- Có thái độ đúng đắn trước những biểu hiện sống có lý tưởng, biết phê phán, lên án những hiện tượng sinh hoạt thiếu lành mạnh, sống gấp, sống thiếu lý tưởng của

b. Sản phẩm hoạt động: câu trả của học sinh... - HS báo cáo: các nhóm trình bày kết quả thảo luận -> nhận xét Bài tập vận dụng:.. Thật hạnh phúc biết bao khi

2.Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa của bài ca dao: lao động vất vả trên ruộng đồng , những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.. 3.Thái độ:

-Kết luận Âm nhạc luôn tác động đến tính cảm của con người, đem đến cho mọi người niềm vui và

Lòng yêu thương con người xuất phát từ sự quý trọng con người, biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác, thông cảm với những khó khăn, đau khổ của người khác, có