• Không có kết quả nào được tìm thấy

SKKN- Nguyễn Thị Tiên - Website Trường Tiểu Học Lê Dật - Đại Lộc - Quảng Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "SKKN- Nguyễn Thị Tiên - Website Trường Tiểu Học Lê Dật - Đại Lộc - Quảng Nam"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1.Tên dề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RĂNG KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP MỘT

2. Đặt vấn đề:

Như chúng ta đã biết việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc mà HS luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình.

Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng , môn Tiếng Việt ở tiểu học rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết song mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp một là đem lại cho các em kỹ năng đọc thông ,viết thạo,không tái mù.Giúp các em nắm chắc luật chính tả,nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm tiếng việt. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên .Có đọc thông thì mới viết thạo .Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp .Cùng với kỹ năng viết , kỹ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập .

Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói,đọc,viết. Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu , đoạn văn , bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác.

Mặt khác ở lớp một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài ‘’Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp một”.

2.Cơ sở lí luận:

Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đòi hỏi phải đổi mới chương trình môn Tiếng Việt. Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về:

- Mục tiêu giáo dục.

- Nội dung và phương pháp dạy học.

- Cách thức đánh giá học tập của học sinh.

Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và phát triển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.

Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân môn của

(2)

chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc đúng” nói riêng. Một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc Tiểu học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người.

Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ.

Tập đọc, đặc biệt là đọc đúng giúp các em học được cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác, bởi đọc đúng được chính xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết đúng và nói đúng, ...

Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, đọc đúng góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 1 là những bài văn, bài thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài. Chính vì thế mà các em có vốn văn học dân tộc.

Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm., học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình học tập. Tự tìm tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng như vậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình huống phong phú cho học sinh.

Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 1 đã được chọn lọc kĩ càng.

Được sắp xếp theo từng chủ đề, nội dung các bài tập đọc cung cấp, bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao đông, yêu người thân, ...

ở xung quanh các em.

Vì những lý lẽ trên dạy đọc có ý nghĩa to lớn đối với HS lớp1. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người văn minh.

Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc, việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

2. Cơ sở thực tiễn:

Thực tế cho thấy HS lớp 1 thông thường hay đọc vẹt, nghĩa là nhìn hình ảnh để

(3)

đọc chữ. Do vậy dẫn đến tình trạng khi đọc vần mới, tiếng , từ, câu ....HS thường đọc chậm và đọc không trôi chảy....

Nhưng tính chất ngôn ngữ là hết sức khắt khe nên ngay từ những bài đầu của tiết TV,GV phải dạy HS phát âm đúng,đọc đúng. Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm.

Là một GV trực tiếp giảng dạy ,Tôi nhận thấy ở lớp 1 hiện nay :

* Thuận lợi:

Giáo viên:

- Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn.Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cung cấp đầy đủ tài liệu,phương tiện để nghiên cứu giảng dạy - Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường: Tổ chức thao giảng ,dự giờ hàng tháng,tổ chức những buổi học chuyên đề để thảo luận rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.

Học sinh:

- Ở độ tuổi của học sinh lớp 1.Các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn...

- Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ

huynh ,chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp học tập.

b/ Khó khăn

- Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi còn gặp một số khó khăn sau:

- Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên còn tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gian đầu tư

- Trong thực tế giảng dạy, giáo viên lớp 1 cũng đã gặp không ít lúng túng khi tất cả HS vào lớp 1 đều chưa biết chữ cái , Trình độ HS nông thôn không đồng đều.

- Do đặc trưng vùng miền nên các em chủ yếu phát âm sai l / n ; r/d ; ch/tr . - Đa số phụ huynh trong lớp là dân làm vườn không , chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình học bài, đọc bài ở nhà.

* Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp trực quan.

(4)

- Phương pháp quan sát , gợi mở,vấn đáp.

- Phương pháp phân tích , tổng hợp.

- Phương pháp trò chơi.

4.Nội dung nghiên cứu:

4.1.Dạy học phần âm,vần :

Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể ghép các được các chữ cái với nhau để tạo thành vần, thành tiếng, ghép các tiếng đơn lại với nhau tạo thành từ, thành câu.

Lúc này tôi dạy cho các em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng tên mà lại có nhiều kiểu viết – kiểu in khác nhau hay gặp trong sách báo như chữ a, chữ g thì tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết và ghi nhớ từng con chữ. Vào các buổi chiều ,Tôi cho HS sử dụng Bộ chữ in thường để tổ chức trò chơi “ Ong tìm chữ”.Như vậy qua luyện tập củng cố hàng ngày HS ghi nhớ rất tốt các âm đã học,đọc tốt.

Do vậy qua giai đoạn HS học ở quyển 1,Tôi giúp HS nắm chắc 38 âm vị của Tiếng Việt. Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do.Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau và đọc luôn được các tiếng đó. Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi).Yêu cầu của phần này là HS đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng. Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng / phút.Với mỗi bài HS đọc trôi chảy từ mô hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu trong bài.

Để đọc trên bảng Tôi linh động chọn âm, tiếng luyện tùy vào đối tượng trong lớp mình.Yêu cầu HS đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh (đe,đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ), rồi đến ( bè, dẻ , chè).

Trong các tiết dạy Tôi đã sử dụng nhiều hình thức đọc ( nhóm, cá nhân, cả lớp),

(5)

các mức độ đọc khác nhau

Sau khi đưa chữ in thường giới thiệu, mô phỏng nét cho H, T chỉ vào chữ in thường cho H đọc để các em nhận và nhớ rõ mặt chữ (đọc cá nhân, nhóm, tổ, lớp) Ví dụ: khi dạy âm /h/

GV đưa chữ h in thường ra gắn lên bảng và nói: Đây là chữ h in thường. Gồm một nét thẳng đứng và một nét móc xuôi. GV chỉ vào chữ h, học sinh đọc (cá nhân, nhóm, tổ, lớp…)

Khi dạy âm, xong phần giới thiệu chữ in thường. Tôi dùng chữ in thường đó gắn ngay một góc bảng .Mỗi ngày, trên tấm bìa được gắn thêm một chữ ghi âm mới..

Cứ như vậy,vào 15 phút đầu giờ,bạn lớp trưởng sẽ cho cả lớp ôn luyện đọc các âm GV đã gắn lên bảng . Với cách đó giúp học sinh ghi nhớ mặt chữ và đọc tốt hơn. Ở mẫu âm, bài nào cũng vậy Tôi đều luyện tập rất kĩ bước tìm tiếng mới (thay âm và thêm thanh để tìm tiếng mới). Mục đích của bước tìm tiếng mới là HS có thêm vốn tiếng có chứa âm vừa học, giúp học sinh đọc tốt hơn. Đối với bài dạy là phụ âm, bước tìm tiếng mới là thay âm chính bằng các nguyên âm đã học để có tiếng mới. Đối với bài dạy là nguyên âm, bước tìm tiếng mới là thay âm đầu bằng các phụ âm đã học để có tiếng mới.

Ví dụ: Dạy âm /o/

- Khi HS đưa được tiếng /nho/ vàovbảng ghép. Tôi yêu cầu học sinh chỉ vào bảng ghép đọc.

- Học sinh chỉ tay vào bảng ghép và đọc: /nhờ/ - /o/ - /nho/-/nho/, phần đầu /nhờ/, phần vần /o/.

Cách đọc như thế giúp học sinh khắc sâu âm vừa học, vị trí mỗi âm trong bảng ghép tiếng tách thành hai phần.

GV lệnh: “Thay âm đầu bằng các phụ âm đã học để có tiếng mới.”

học sinh nối tiếp đọc các tiếng các em thay, GV viết lên bảng (bo, co, cho, do, đo,

…). GV chỉ cho H đọc các tiếng ;GV vừa ghi lên bảng (cá nhân, nhóm, lớp).

(6)

Trước khi thêm thanh để có tiếng mới, trên bảng con học sinh có các tiếng không giống nhau. Em thì tiếng /bo/, em thì /co/, em thì /do/,…Mục đích của GV muốn học sinh cùng đưa chung một tiếng thanh ngang, GV phải thêm lệnh: “Đưa trở lại tiếng /nho/ vào bảng ghép” (hoặc tiếng thanh ngang nào được chọn: /bo/ hay /co/

chẳng hạn.

GV lệnh tiếp: “Thêm thanh để có tiếng mới”

Học sinh đọc nối tiếp tiếng các em có, GV viết lên bảng (nho, nhò, nhó, nhỏ, nhõ, nhọ). GV chỉ vào các tiếng vừa viết cho học sinh đọc (cá nhân, nhóm, lớp).

- Khi GV chỉ vào các tiếng mới cho hs đọc ở bảng (kể cả đọc tiếng khó) tuyệt đối GV không đọc mẫu. Những tiếng nào hs không đọc được, GV che dấu thanh để hs đọc tiếng thanh ngang. Nếu tiếng thanh ngang đó hs không đọc được, GV giúp hs nhận ra âm đầu, vần của tiếng đó để đọc được tiếng có thanh ngang rồi sau đó đọc tiếng có thanh khác.

Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện sự tiến bộ của các em thông qua các bài đọc, các giờ chơi, giờ nghỉ….. từ đó củng cố thêm kiến thức cho học sinh.

Khi HS đã nắm chắc tất cả các âm đã học và ghi nhớ các chữ in thường thì việc đọc bài của HS ở sgk dễ dàng .Tôi luôn hiểu rõ là dạy cho HS âm nào chắc âm đó.

Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố: giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội. Với quan điểm dạy ngữ âm nên chương trình không đặt nặng về nghĩa mà tập trung vào cấu tạo ngữ âm của tiếng.

Nói như thế không có nghĩa là bỏ qua nghĩa, mà với quan điểm “chân không về nghĩa”, chương trình trước hết giúp học sinh nắm được tiếng Việt trong mối quan hệ ngữ âm của nó. Tiếng là vật thật, chữ chỉ là vật thay thế. Cái mà học sinh lớp 1 muốn nắm và cần phải nắm trước hết là “vật thật”. Khi nắm được “vật thật” một cách chắc chắn rồi thì các em mới có thể sử dụng nó trong học tập và giao tiếp. Khi đó nghĩa sẽ được các em nắm bằng nhiều con đường mà không cần giáo viên phải

(7)

tốn nhiều thời gian và công sức. Chính vì tuân thủ quan điểm này mà chương trình đảm bảo dạy học sinh lớp 1 nắm chắc về nguyên âm, phụ âm, biết chắc chắn một vần, một tiếng cụ thể có thể ghép với bao nhiêu thanh và đặc biệt các em nắm rất chắc luật chính tả. Học chương trình này, HS chỉ cần học đến quyển 2 (tuần 10) là các em tự đọc được, viết được và rất đúng chính tả. Đây thực sự thành công bước đầu rất lớn của chương trình TV .

HS Viết xong chữ nào đọc trơn chữ đó, đọc chữ mình viết ra. Chữ ghi tiếng thanh ngang phải là một khối đúc liền nhìn vào cả chữ và đọc trơn .Đọc trơn chữ ghi tiếng thanh ngang là cơ sở để đọc trơn chữ có các thanh.

Nếu HS nào yếu ,GV hướng dẫn HS Phân tích trên chữ quen gọi là đánh vần.

VD: 1. toàn /toan/ - / huyền/ - /toàn/.

2. toan /tờ/ - /oan/ - / toan/ . 3. oan /o/ - /an/ - / oan/ .

Như vậy,GV hướng dẫn HS đọc các tiếng mà HS còn quên theo cơ chế tách đôi :

*Tạm thời “bỏ” thanh ra (che đi) - đọc trơn tiếng thanh ngang

*Trả lại thanh – đọc tiếng có thanh (nhìn chữ thanh ngang rồi “ lắp” thanh vào) Đọc cả 4 mức độ: To – nhỏ - nhẩm- thầm (đọc thầm, đọc bằng mắt) vì đọc cả 4 mức độ là quá trình chuyển từ ngoài vào trong giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ nên GV cần huấn luyện ngay từ đầu và làm quyết liệt.

Mỗi khi HS đọc phân tích:GV quản lý việc học của học sinh (bằng miệng và bằng tay) giúp học sinh nhận biết từng phần của tiếng có thanh ngang và tiếng có thêm thanh.

Sang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được làm quen với các kiểu chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh nhận

biết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng.

Để giúp trẻ học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen:nhận diện, phân tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em học vững.

(8)

VD: Học vần ay :

1/ Cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần ay : vần ay gồm 2 âm: âm a và âm y đứng sau .

Vị trí âm trong vần: âm a đứng trước, âm y đứng sau.

2/ Đánh vần vần ay :

- Hướng dẫn học sinh: âm a đứng trước , ta đọc a trước, âm y đứng sau ta đọc y sau : a_ y _ ay .

- Đọc trơn vần: ay

Kết hợp dùng bộ chữ học vần tiếng vần dành cho học sinh sử dụng bộ thực hành ghép chữ dành cho lớp Một để học sinh tìm và ghép âm , thanh , tiếng mới trong mỗi bài Học vần .

Ví dụ : Yêu cầu các em: chọn đúng hai âm : a và y Ghép đúng vị trí : a trước y sau

Nếu các em đã ghép đúng giáo viên hướng dẫn cách đánh vần và đọc trơn vần như trên các em sẽ nhận biết và đọc được vần ay

Với cách dạy phân tích, nhận diện và ghép vần vào bảng cài học sinh như thế , nếu được áp dụng thường xuyên cho mỗi tiết học vần chúng ta sẽ tạo cho các em kỹ năng phân tích, nhận diện và ghép vần dẫn đến đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo giúp các em học phần vần đạt hiệu quả tốt. Trong các bài dạy vần, sách giáo khoa tiếng việt 1 có kèm theo các từ khóa, từ ứng dụng và các câu thơ, câu văn ngắn để học sinh luyện đọc.Muốn cho học sinh đọc được các từ và câu ứng dụng trong bài giáo viên cho học sinh nắm chắc các vần sau đó cho các em ghép chữ cái đầu với vần vừa học để đọc tiếng, đọc từ của bài.

Hàng ngày tôi luôn đưa ra cho học sinh so sánh vần đã học với vần hôm nay học để học sinh so sánh .

VD: dạy vần ay cho học sinh so sánh với vần ai , từ đây học sinh tìm ra âm giống nhau âm nào , khác nhau âm nào ? Rồi so sánh cả hai vần trong bài học : ay /

(9)

ây .Từ đây giúp các em có kỹ năng so sánh đối chiếu và khắc sâu các vần trong phân môn Học vần .

4.2. Dạy phần luyện đọc câu, bài ứng dụng:

Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh chậm.

Học sinh năng khiếu đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt. Còn học sinh trung bình, yếu các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các học sinh này, sang phần đọc câu, từ ,bài ứng dụng ,giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. giáo viên tránh nóng vội để đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh.Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ,rồi đọc câu,đọc cả bài....

4.3.Dạy phần tập đọc

Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh chậm tiến. Học sinh năng khiếu đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt. Còn học sinh chậm tiến, các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các học sinh này, sang phần tập đọc giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. giáo viên tránh nóng vội để đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh.Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để

(10)

nhớ sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ.

VD: Dạy bài tập đọc Trường Em (sách giáo khoa tiếng Việt 1)

1 Học sinh chưa đọc được tiếng trường, giáo viên nên cho các em đánh vần tiếng trường bằng cách phân tích như sau:

GV: Tiếng trường gồm có âm gì và ghép với vần gì? Có dấu thanh gì?

HS: Tiếng trường gồm có âm tr ghép với vần ương và dấu thanh huyền.

GV: Vậy đánh vần tiếng trường thế nào?

HS: trờ - ương – trương – huyền – trường.

GV: Đọc trơn tiếng này thế nào?

Hs: Trường.

Rồi cho học sinh đọc nối tiếp: trường em.

2/ Học sinh yếu không đọc được tiếng trường

GV nên cho học sinh ôn lại cấu tạo vần ương trong tiếng trường.

GV: Vần ương gồm có mấy âm?

HS: Vần ương gồm có 2 âm. Âm đôi ươ và âm ng.

GV: Vị trí các âm trong vần thế nào?

HS: Âm đôi ươ đứng trước, âm ng đứng sau.

GV: Đánh vần và đọc trơn vần ương.

HS: ươ- ngờ- ương/ ương

GV: Thêm âm tr vào trước vần ương và dấu huyền trên vần ương.Ta đánh vần, đọc trơn tiếng thế nào?

HS: Trờ - ương – trương- huyền – trường / trường

và sau mỗi lần đánh vần, cho học sinh đọc trơn lại tiếng vừa đành vần nhiều lần để khắc sâu vào trí nhớ học sinh.

4.4. Biện pháp tác động giáo dục

- Để đáp ứng mục tiêu và phù hợp với yêu cầu học Tiếng Việt,từ đầu năm ,trong

(11)

cuộc họp phụ huynh học sinh .Tôi đã đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học.Quán triệt với phụ huynh không được hướng dẫn cho con em đọc bài trước ở nhà vì cách đánh vần mới khác hẳn cách đánh vần cũ.

- Xây dựng đôi bạn học tập để kèm cặp nhau.

- Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay sau mỗi tuần học theo các mức năng khiếu và chậm tiến.Đối với các học sinh chậm tiến, các em nhận diện các chữ cái chậm ,đọc chậm .Tôi đã dành nhiều thời gian để phù đạo cho đối tượng này kịp thời với quan điểm :dạy đến đâu,chắc đến đó.

5.Kết quả nghiên cứu:

Qua gần một năm học thực hiện dạy học Tiếng việt CGD ,Tôi đã áp dụng các biện pháp, phương pháp trên để rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1. Tôi thấy kỹ năng đọc của các em học sinh tiến bộ hẳn lên .HS học đến âm nào các em nắm chắc âm đó ,giờ học nhẹ nhàng thoải mái ,HS nắm chắc cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt,đảm bảo tốc độ theo yêu cầu.

6. Kết luận

- Số học sinh chưa hoàn thành giảm dần trong năm học:

Đây là một kết quả rất đáng mừng, bù đắp cho công sức và sự kiên nhẫn của cả GV và HS trong quá trình rèn luyện .

7.Đề nghị

- Đối với nhà trường: Bổ xung thêm nhiều hình ảnh minh họa cho môn tiếng việt để giúp giáo viên có phương tiện dạy học tốt hơn

- Đối với giáo viên: Phải nghiên cứu và nắm chắc bài dạy, phải thực sự yêu thương quan tâm gần gũi với các em và tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các buổi học để giúp các em ham học và yêu thích môn học.

Sĩ số học sinh

Số học sinh đọc yếu

Giữa kỳ I Cuối kỳ I Đến nay

32 em 2 o 0

(12)

- Về phía học sinh: Có đầy đủ Sách TV, có bộ chữ in thường để luyện tập thêm , Có ý thức tự giác trong học tập .

8.Tài liệu tham khảo

Tôi thường nghiên cứu các giáo trình Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt 1. Các tài liệu liên quan: Sách Giáo Viên, Sách Giáo Khoa lớp 1, Các Tham Luận dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp Một.Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 . Các ấn phẩm: để học tốt, dạy tốt môn tiếng việt lớp Một .Phần mềm dạy học Tiếng Việt . Sách báo , Các loại sách tham khảo, bổ trợ Tiếng Việt lớp 1.

Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của Tôi về việc hướng dẫn HS nâng cao chất lượng đọc trong các tiết dạy TV. Rất mong Tổ tư vấn và các thầy cô đồng nghiệp lớp 1 tham khảo góp ý, giúp Tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để thực hiện tốt trong việc dạy học ở những năm tiếp theo.

Đại chánh, ngày 10 tháng 12 năm 2019 Người viết

Nguyễn Thị Tiên

(13)

9.Mục lục

1.Tên đề tài 1

2.Đặt vấn đề 1

3.Cơ sở lý luận 1,2,3

4.Cơ sở thực tiễn 3,4

5.Nội dung nghiên cứu 4-12

6.Kết quả nghiên cứu 12

7.Kết luận 12,13

8.Đề nghị 13

9.Tài liệu tham khảo 13

10.Mục lục 14

11.Phiếu đánh giá, xếp loại SKKN 15-17

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN

(Ban hành theo QĐ số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh) Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Tiên

Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : Trường tiểu học lê dật

(14)

Họp vào ngày: 12/2019

Họ và tên chuyên gia nhận xét: ...

Học vị: ... Chuyên ngành: ...

Đơn vị công tác: ...

Địa chỉ: ...

Số điện thoại cơ quan: ...

Di động: ...

Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: ...

NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa

Đánh giá của thành viên tổ

thẩm định 1 Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01

(một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng) 1.1

Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện sáng kiến đã được công nhận trước đây, hoàn toàn mới;

30 1.2 Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với

trước đây với mức độ khá; 20

1.3 Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với

trước đây với mức độ trung bình; 10

1.4 Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các

giải pháp đã có trước đây. 0

Nhận xét:

...

...

...

2 Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm) 2.1 Thực hiện được và phù hợp với chức năng,

nhiệm vụ của tác giả sáng kiến; 10

2.2

Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)

a) Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh 20 b) Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, 15

(15)

lĩnh vực công tác và triển khai nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh.

c) Có khả năng áp dụng trong một số ngành

có cùng điều kiện. 10

d) Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh

vực công tác. 5

Nhận xét:

...

...

...

...

...

3 Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm) 3.1

Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa phát minh sáng kiến;

10

3.2

Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)

a) Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh 30

b) Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành,

nhiều địa phương, đơn vị 20

c) Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành

có cùng điều kiện 15

d) Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực

công tác. 10

Nhận xét:

...

...

...

...

...

...

Tổng cộng

(16)

THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

VI. Hơn nữa các em chưa có ý thức được các việc trong lớp, cũng như nội quy ra vào lớp, nội quy của nhà trường đề ra. Nên để ổn định và đi vào nề nếp theo quỹ đạo của mình

“la” (la hét). Từ quan sát tranh, HS nghe GV phát âm kết hợp với nhìn động tác từ miệng của GV để nhận ra cách đọc và làm theo mẫu. Nhất là khi phát âm những âm có

+ Đối với trường hợp câu: Quét sân giúp mẹ. Tôi chỉ cho các em thấy câu văn của em chưa đúng về mặt cấu tạo câu. Muốn nó đúng về cấu tạo câu thì em hãy trả lời cho cô

Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền

Chó chim sÎ trong truyÖn Chó sÎ vµ b«ng hoa

Muối mặn.. Mật ong Cam.. b)Những giọt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê. c) Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.. Ai thế nào?.. Khu di tích nằm tại

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ

[r]