• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO HÀNH VI TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI PHƯỜNG ĐỒNG QUANG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO HÀNH VI TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI PHƯỜNG ĐỒNG QUANG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NÂNG CAO HÀNH VI TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI PHƯỜNG ĐỒNG QUANG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Lương Thị Hoa, Đỗ Thị Lệ Hằng*, Phạm Minh Huệ, Phạm Thị Oanh Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thiết kế can thiệp một nhóm đánh giá trước sau bằng sử dụng bộ câu hỏi tự điền đã được tiến hành với 58 người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú từ 44 đến 83 tuổi tại phường Đồng Quang thành phố Thái Nguyên. Sử dụng thống kê mô tả và so sánh giá trị trung bình paired sample T test và phân tích mối tương quan binary logistic kết quả cho thấy trước khi can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe người bệnh thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe ở mức độ trung bình (74,1%).

Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra hành vi tăng cường sức khỏe có liên quan trực tiếp đến sự kiểm soát huyết áp (< 140/90) ở người bệnh (p = .011). Sau can thiệp bằng truyền thông và tư vấn chăm sóc sức khỏe điểm trung bình về hành vi tăng cường sức khỏe của người bệnh tăng lên (+ 134,8 +/- 18,9, p = .000). Thực hành tăng cường sức khỏe tăng lên đã có hiệu quả làm giảm huyết áp tối đa trung bình (- 4,397 mmHg +/- 7,336, p = .000), huyết áp tối thiểu trung bình (- 3,362 mmHg +/- 6,36, p = .000), và cân nặng trung bình của nhóm nghiên cứu (-0,53448 +/-0,67449, p = .000) sau can thiệp.

Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy cần tăng cường hơn nữa hoạt động giáo dục và tư vấn chăm sóc sức khỏe thường xuyên và liên tục cho người bệnh tăng huyết áp ngay tại cộng đồng, từ đó nâng cao hành vi tăng cường sức khỏe của người bệnh nhằm kiểm soát huyết áp.

Từ khóa: Hành vi tăng cường sức khỏe, bệnh tăng huyết áp, kiểm soát tăng huyết áp, lối sống lành mạnh, chế độ ăn để kiểm soát huyết áp.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tăng huyết áp hiện nay đang trở thành một vấn đề sức khỏe của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn trên toàn cầu đã là 31,1 % năm 2010 [1]. Tại Việt Nam tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng, với tỷ lệ mắc trên toàn quốc là 11,5% (1990) đã tăng lên hơn gấp 2 lần trong vòng 2 thập kỷ là 25,1% (2008) [2]. Tăng huyết áp giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng gì, bệnh nhân thường được phát hiện ở giai đoạn muộn khi có các biến chứng như xuất huyết não, nhồi máu não, suy tim, giảm thị lực hoặc mù lòa, suy thận và biến chứng mạch máu khác [2], [3]. Điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, giảm tuổi thọ và là gánh nặng y tế trong chẩn đoán và điều trị cho gia đình và toàn xã hội.

Vậy vấn đề chính của người bệnh tăng huyết áp hiện nay là gì? Đó là khả năng kiểm soát

*Tel: 0989 886742, Email: dothilehang1603@gmail.com

huyết áp về giới hạn bình thường. Theo JNCVIII đã đưa ra các huyết áp mục tiêu điều trị phù hợp với từng đối tượng cụ thể gồm có, nhóm người già > = 60 tăng huyết áp không bị mắc đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn thì huyết áp mục tiêu là < 150 đối với huyết áp tối đa và < 90 đối với huyết áp tối thiểu, còn lại với nhóm người bệnh < 60 tuổi, hoặc nhóm người bệnh tăng huyết áp kèm theo mắc đái tháo đường hoặc thận mạn thì huyết áp mục tiêu là < 140 với huyết áp tối đa và < 90 đối với huyết áp tối thiểu [4].

Theo một đánh giá trên toàn cầu trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2010 cho thấy tỷ lệ kiểm soát huyết áp tại các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình chiếm tỷ lệ rất thấp là 7,7% đến 8,4% [1].

Việc kiểm soát huyết áp của người bệnh phụ thuộc trực tiếp vào những hành vi tăng cường sức khỏe như kiểm soát những căng thẳng trong công việc hay mối quan hệ trong cuộc sống, tập thể dục ít nhất 2 tiếng 30 phút mỗi

(2)

tuần, thực hiện chế độ ăn kiểm soát huyết áp DASH (diet approach to stop hypertension) [5], nghỉ ngơi, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc, và hạn chế uống bia rượu..., kết hợp với tuân thủ điều trị. Việc kiểm soát huyết áp tốt sẽ giảm tỷ lệ nhập viện điều trị do những biến chứng của tăng huyết áp gây ra từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và hệ thống y tế. Vì vậy việc nâng cao hành vi tăng cường sức khỏe của người bệnh là rất quan trọng.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Mô tả hành vi tăng cường sức khỏe của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú;

- Đánh giá hiệu quả truyền thông nâng cao hành vi tăng cường sức khỏe của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu can thiệp một nhóm đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Đối tượng nghiên cứu từ 44 - 83 tuổi đã được chẩn đoán tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại phường Đồng Quang, Thái Nguyên. Hai tổ dân phố đã được chọn bằng cách bắt thăm ngẫu nhiên từ 18 tổ dân phố của phường Đồng Quang. Trong 70 phiếu mời được phát ra đã có 58 người đến 2 nhà văn hóa của 2 tổ dân phố tham gia thu thập số liệu. Người bệnh tham gia nghiên cứu được truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vấn chăm sóc bằng phương pháp thuyết trình, làm mẫu và thảo luận nhóm nhỏ và tư vấn trực tiếp. Số liệu được thu thập từ tháng 8 tới tháng 10, 2017.

Số liệu thu thập bằng cách đo huyết áp và chỉ số BMI trực tiếp cho người bệnh và sử dụng bộ câu hỏi tự điền để thu thập số liệu trước và sau can thiệp. Bộ câu hỏi bao gồm 3 phần:

Phần 1 là đặc điểm nhân khẩu học; phần 2 gồm 28 câu hỏi về sự tự tin để thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe. Phần 3 là hành vi tăng cường sức khỏe gồm 57 câu hỏi về thực hành ăn uống theo chế độ ăn DASH (diet approach stop hypertension), luyện tập, tuân thủ điều trị, kiểm soát căng thẳng (stress),

thái độ sống tích cực, và sự trao đổi tương tác với nhân viên y tế.

Mô tả và phân tích mối tương quan binary logistic, so sánh giá trị trung bình paired samples T test với độ tin cậy 0,05 thông qua phần mềm SPSS 18 đã được sử dụng để phân tích số liệu trong nghiên cứu này.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thông tin cá nhân

Kết quả cho thấy 58 người bệnh tăng huyết áp tuổi từ 44 đến 83 với độ tuổi trung bình tương đối cao 65,5 (SD.= 8,86). Tỷ lệ nam là 37,9%, nữ là 62,1%, hầu hết đều lập gia đình hiện đang sống cùng vợ hoặc chồng chiếm 74,1%

với trình độ dân trí chủ yếu là cấp hai và cấp ba đều chiếm tỷ lệ là 32,8%. Nghề nghiệp của người bệnh trong nghiên cứu này là hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất 50% với mức thu nhập trung bình là 2758620,69 vnd (SD. = 1952576,749). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ thừa cân là 29,3% và béo phì độ 1 là 34,5%. Thời gian bị tăng huyết áp người ít nhất là 1 năm, người lâu nhất là 14 năm, còn đa số là từ 3 đến 5 năm chiếm tỷ lệ là 46,6%.

Tỷ lệ người bệnh không kiểm soát được huyết áp < 140/90 mmHg là 62,1%.

Hành vi tăng cường sức khỏe

Hành vi tăng cường sức khỏe đã được chỉ ra trong nghiên cứu này chủ yếu ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 74,1% (mean ± SD). Về thực hiện độ ăn DASH trước khi tiến hành can thiệp kết quả cho thấy số người thực hiện theo chế độ ăn này còn ít. Số ít người bệnh đảm bảo thường xuyên và luôn luôn ăn đúng số khẩu phần chất béo, rau, đồ ngọt mỗi ngày và các loại hạt mỗi tuần (<30%). Tỷ lệ thường xuyên và luôn luôn ăn 6 – 8 khẩu phần chất bột mỗi ngày là 55%, thường xuyên và luôn ăn < 6 khẩu phần chất đạm mỗi ngày là 38%. Đặc biệt chỉ có số ít thường xuyên và luôn luôn ăn 2 - 3 khẩu phần sữa chua hoặc sữa không béo mỗi ngày (6,8%), tỷ lệ người thường xuyên và luôn luôn ăn dưới 1 thìa cà phê muối mỗi ngày là 44,8%, thường xuyên và luôn luôn ăn sáng là 91,4%. Về thực hiện

(3)

hoạt động thể chất trước khi tiên hành can thiệp kết quả cũng cho thấy chỉ có 24%

thường xuyên và luôn luôn tập thể thao mức độ mạnh. Tỷ lệ người bệnh thường xuyên và luôn luôn tham gia hoạt động thể lực từ mức độ nhẹ là 41,3%. Phần lớn người bệnh đã thực hiện được việc kiểm soát căng thẳng cụ thể là 62% người bệnh thường xuyên và luôn luôn thảo luận với những người thân về những vấn đề lo lắng, 82,7% người bệnh thường xuyên và luôn luôn giải quyết mâu thuẫn bằng thỏa hiệp. Thái độ sống tích cực của người bệnh trong nhóm nghiên cứu là khá tốt. Hầu hết người bệnh thường xuyên và luôn luôn tin tưởng rằng cuộc sống có mục đích (89,7%), thường xuyên và luôn luôn hướng tới tương lai (82,8%). Về thực hiện theo dõi sức khỏe kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra việc duy trì sự kết nối với nhân viên y tế rất hạn chế, chỉ có 34,5% người bệnh thường xuyên và luôn luôn báo cáo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế về bất cứ hoặc triệu chứng bất thường nào, chỉ có 18,8% thường xuyên và luôn luôn thảo luận với nhân viên y tế về những lo lắng về sức khỏe. Một số ít người thường xuyên và luôn luôn hỏi nhân viên y tế về cách tự chăm sóc bản thân (13,8%). Và chỉ có 29,3% người bệnh thường xuyên và luôn luôn nhận được sự chăm sóc từ mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tỷ lệ người bệnh thường xuyên và luôn luôn kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/ tháng là 46,5%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị huyết áp là 69,4% với thuốc điều trị chủ yếu là Amlordipine (43,2%).

Yếu tố ảnh hưởng tới sự kiểm soát huyết áp và kết quả can thiệp bằng truyền thông tư vấn chăm sóc sức khỏe

Trước khi can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe người bệnh chủ yếu có sự tự tin để thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe ở mức độ trung bình là 67,2% (mean ± SD). Sự tự tin để thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe và hành vi tăng cường sức khỏe đã được kiểm tra để xác định sự liên quan đến khả năng kiểm soát huyết áp hay không kiểm soát được huyết áp của người bệnh trong nhóm nghiên

cứu. Kết quả cho thấy chỉ có hành vi tăng cường sức khỏe là có liên quan đến sự kiểm soát huyết áp (p = .011 < 0.05; R2 = 0,443) với tỷ lệ dự báo đúng là 75,9 %. Sau can thiệp bằng truyền thông và tư vấn chăm sóc sức khỏe giá trị trung bình của sự tự tin thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe và thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe đều tăng lên sau can thiệp lần lượt là 16,29 (+/- SD = +/-11,08, p = .000) và 134,89 (+/18,93, p = .000). Cân nặng, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu đều giảm sau can thiệp lần lượt là -,53448 kg (+/- SD = +/-,674, p = .000), -4,397 mmHg (+/- SD = 7,33, p = .000), và -3,362 mmHg (+/- SD = +/- 6,360, p = .000)

BÀN LUẬN

Hành vi tăng cường sức khỏe là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong phòng ngừa, điều trị và chăm sóc các bệnh không lây nhiễm trong đó có tăng huyết áp [6]. Kết quả cho thấy rằng trước khi can thiệp tỷ lệ người bệnh thường xuyên và luôn luôn thực hiện đúng số khẩu phần của từng nhóm thực phẩm theo chế độ ăn cân bằng DASH rất thấp (chất béo là 27,6%, chất bột 55,2%, hoa quả là 31%, rau là 29.3%, sữa chua hoặc sữa không béo là 6,8%, các loại hạt là 20,7%, đồ ngọt là 29,3%). Ngược lại tỷ lệ cao người bệnh có chế độ ăn chưa cân bằng đó là ăn mặn, ăn nhiều tinh bột, dầu mỡ, thịt, chưa ăn đủ rau, quả và các loại hạt trong khẩu phần ăn, chế độ ăn này làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp [7]. Xu hướng ăn uống này là ở khu vực thành phố nơi được cung cấp một nguồn thực phẩm phong phú. Khi đời sống ngày càng phát triển con người sẽ có nhiều sự lựa chọn về đồ ăn thức uống hơn từ đó đòi hỏi mỗi người cần phải có kiến thức về dinh dưỡng tốt và kỹ năng tốt để lựa chọn cho mình một chế độ ăn cân bằng. Một chế độ ăn cân bằng sẽ làm giảm nguy cơ tăng huyết áp đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu [8], [9]. Một nghiên cứu tại Hàn Quốc đã chỉ ra thói quen ăn sáng cũng là yếu tố có mối quan hệ với tăng huyết áp [10]. Người bệnh trong nghiên cứu này

(4)

cũng đã có thói quen tốt là thường xuyên và luôn luôn ăn sáng (91,4%).

Thói quen vận động và luyện tập sẽ giúp phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp [11].

Trong nghiên cứu này kết quả cũng chỉ ra tỷ lệ người bệnh thường xuyên tham gia các hoạt động thể lực khá thấp, vận động cường độ mạnh là 24%, vận động cường độ vừa là 41,3%. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự một số nhiều nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ người bệnh có lối sống ít vận động ở khu vực thành phố là 40 – 47% [12], một điều tra về một số hành vi tăng cường sức khỏe tại Mỹ và Nhật Bản cũng cho thấy điểm số trung bình về hoạt động thể chất là thấp nhất [13]. Căng thẳng là một trong những yếu tố nữa có liên quan đến tăng huyết áp [14]. Trong nghiên cứu này kết quả cho thấy đa phần người bệnh có thể kiểm soát được căng thẳng trong cuộc sống và có thái độ sống tích cực. Đây là hành vi tăng cường sức khỏe đã được chững minh sẽ góp phần kiểm soát huyết áp cho người bệnh [14].

Chế độ ăn uống và vận động là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới trọng lượng cơ thể của mỗi con người và trọng lượng lại là một yếu tố có liên quan đến tăng huyết áp [13], [15]. Một người với chỉ số BMI bình thường, thực hiện chế độ ăn DASH và duy trì thói quen tập luyện có thể phòng ngừa được 38% tăng huyết áp ở nữ và 43% ở nam [13]. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra tỷ lệ thừa cân và béo phì khá cao lần lượt là 29,3% và 34,5%. Tương tự một số nghiên cứu khác ví dụ như ở Ấn Độ tỷ lệ thừa cân là 51%, béo phì là 18% [16], tại Mỹ tỷ lệ béo phì rất cao 37,7%, tại Nhật khoảng 10 năm trở lại đây tỷ lệ béo phì cũng đang trở thành xu hướng của vấn đề sức khỏe, đặc biệt là ở nam giới với tỷ lệ béo phì là 30,1% [17].

Tại Trung Quốc tỷ lệ thừa cân là 32,3%, béo phì là 14,6% [18].

Trong nghiên cứu này cũng cho thấy việc tiếp cận với nhân viên y tế của người bệnh ở mức thấp. Hầu hết người bệnh ít có sự phản hồi

trao đổi ngay về vấn đề sức khỏe của mình với nhân viên y khi điều trị ngoại trú, việc kiểm tra sức khỏe hàng tháng cũng không thường xuyên. Điều này cũng tương tự một nghiên cứu so sánh giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam về việc tiếp cận với dịch vụ y tế của người bệnh tăng huyết áp kết quả cũng chỉ ra Việt Nam là nước có sự tiếp cận với nhân viên y tế ở mức thấp nhất [19]. Điều này cũng sẽ là mối nguy cơ trong việc kiểm soát huyết áp và phòng ngừa biến chứng cho người bệnh. Vì không được khám theo dõi huyết áp và phát hiện sớm biến chứng một cách thường xuyên, không được cấp phát thuốc và tư vấn chăm sóc kịp thời từ phía cơ sở y tế cho người bệnh.

Việc tuân thủ điều trị cũng là một trong những hành vi tăng cường sức khỏe nữa giúp kiểm soát huyết áp. Trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị là 69,4% tỷ lệ này thấp hơn so với Mỹ là 76% [20]. Tuy nhiên việc điều trị tăng huyết áp hiện nay đều được khuyến cáo cần kết hợp với việc thay đổi lối sống thông qua các hành vi tăng cường sức khỏe chứ không đơn thuần là việc uống thuốc điều trị huyết áp hàng ngày. Điều này nhằm làm giảm tối thiểu những tác dụng phụ và tổn hại các cơ quan khác trong cơ thể do việc sử dụng thuốc điều trị huyết áp dài ngày [21].

Hành vi tăng cường sức khỏe là yếu tố có mối tương quan có ý nghĩa thông kê với sự kiểm soát huyết áp của người bệnh cũng đã được chỉ ra trong nghiên cứu này, kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu khác [15]. Hành vi tăng cường sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp cần được đưa vào thực hiện theo quy trình riêng từ nhận định, can thiệp, và kết quả đầu ra mong muốn tại các cơ sở y tế chăm sóc ban đầu. Trong nghiên cứu này tỷ lệ người bệnh thường xuyên và luôn luôn nhận được chăm sóc từ cơ sở y tế chăm sóc ban đầu chỉ có 29,3%. Người bệnh tại các thành phố lớn chủ yếu được quản lý tăng huyết áp tại các bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến trung ương mà không có sự phối kết hợp quản

(5)

lý tại cơ sở chăm sóc ban đầu là trạm y tế.

Đây sẽ là một khoảng trống lớn về việc hướng dẫn và quản lý thay đổi lối sống theo hướng tăng cường sức cho người bệnh tăng huyết áp, bởi việc quá tải ở các bệnh viện lớn hiện nay là rào cản lớn để nhân viên y tế có thể dành nhiều thời gian tư vấn chăm sóc cho người bệnh.

Trong nghiên cứu này cũng đã cho thấy tỷ lệ người bệnh kiểm soát được huyết áp là 37,9% thấp hơn so với một khảo sát năm 2011 - 2012 tại Mỹ kết quả cho thấy số người kiểm soát được huyết áp đạt 52% [20]. Trong nghiên cứu này sau can thiệp huyết áp tối đa và tối thiểu của người bệnh đều giảm xuống lần lượt là -4,397 mmHg (+/- SD =7,33, p = .000) , và -3,362 mmHg (+/- SD = +/- 6,360, p = .000), cân nặng giảm sau can thiệp là - .53448 kg (+/-SD = +/-.674, p = .000), điểm số trung bình về thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe tăng lên sau can thiệp là 134,89 (+/18,93; p = .000). Tương tự một nghiên cứu về hiệu quả của chương trình can thiệp thực hiện chế độ ăn DASH cho 2561 người bệnh tăng huyết áp kết quả cho thấy chế độ ăn này đã có hiệu quả làm giảm 6,74 mmHg với huyết áp tối đa và 3,54 mmHg với huyết áp tối thiểu [21]. Chế độ ăn DASH cũng đồng thời giảm được trọng lượng cơ thể 1,42 kg trong 8 - 24 tuần, BMI giảm 0,42 kg/m2 trong 8 - 52 tuần [22 ].

KẾT LUẬN

Nghiên cứu cho thấy hành vi tăng cường sức khỏe của người bệnh chủ yếu ở mức độ trung bình. Hành vi tăng cường sức khỏe là yếu tố có ảnh hưởng tới sự kiểm soát huyết áp với tỷ lệ dự đoán đúng là 75,9% đã được chỉ ra trong nghiên cứu này. Nghiên cứu cũng cho thấy chương trình can thiệp truyền thông và tư vấn chăm sóc sức khỏe ngay tại cộng đồng thực sự có hiệu quả trong việc nâng cao hành vi tăng cường sức khỏe cho người bệnh từ đó giúp kiểm soát huyết áp cho người bệnh.

KHUYẾN NGHỊ

Nên có sự phối hợp về quản lý và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp giữa bệnh viện và

cơ sở chăm sóc y tế ban đầu như trạm y tế phường, xã, y tế thôn bản nhằm truyền thông và tư vấn về hành vi tăng cường sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Katherine T. M. et al. (2016), “Global Disparities of Hypertension Prevalence and Control”, Circulation, 134, pp. 441 - 450.

2. Tuấn N. Q. (2015), Thay đổi lối sống, Nhà xuất bản Y học.

3. Việt N. L., Anh N. Đ., Vinh P. Q. (2015), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học.

4. Phân Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam (2014), Cập nhật điều trị tăng huyết áp [cited 2017 7/11].

5. US National heart, l.a.b.i., Your Guide To G U I D E T O Lowering Your Blood Pressure With

DASH, 2015:

https://www.nhlbi.nih.gov/files/docs/public/heart/

dash_brief.pdf.

6. Schwingshackl L. Bogensberger B., and Hoffmann G. (2017), “Diet Quality as Assessed by the Healthy Eating Index, Alternate Healthy Eating Index, Dietary Approaches to Stop Hypertension Score, and Health Outcomes: An Updated Systematic Review and Meta-Analysis of Cohort Studies”, J. Acad. Nutr. Diet, 126, pp. 13-15.

7. Kim H. and Andrade F. C. (2016), “Diagnostic status of hypertension on the adherence to the Dietary Approaches to Stop Hypertension (DASH) diet”, Prev. Med. Rep., 4, pp. 525-531.

8. Bai G. et al. (2017), “Adherence to a healthy lifestyle and a DASH-style diet and risk of hypertension in Chinese individuals”, Hypertens Res., 40(2), pp. 196-202.

9. Bloch M. J. (2017), “The Dietary Approaches to Stop Hypertension (DASH) diet-Promise Unmet”, J. Am. Soc. Hypertens, 11(6), pp. 323-324.

10. Lee T. S. et al. (2016), “Habit of Eating Breakfast Is Associated with a Lower Risk of Hypertension”, J. Lifestyle Med., 6(2), pp. 64-67.

11. Crump C. et al. (2016), “Interactive Effects of Physical Fitness and Body Mass Index on the Risk of Hypertension”, JAMA Intern. Med., 176(2), pp.

210-216.

12. Kemppainen J. et al. (2111), “Health promotion behaviors of residents with hypertension in Iwate, Japan and North Carolina, USA”, Jpn. J. Nurs. Sci., 8(1), pp. 20-32.

13. Fathi A. et al. (2016), “Study Frequency of Hypertension and Obesity and their Relationship with Lifestyle Factors (Nutritional Habits, Physical Activity, Cigarette Consumption) in

(6)

Ardabil City Physicians”, Indian J. Community Med., 41(4), pp. 268-272.

14. Heard E. et al. (2011), “Mediating effects of social support on the relationship among perceived stress, depression, and hypertension in African Americans”, J. Natl. Med. Assoc., 103(2), pp. 116- 122.

15. Livingstone K. M. and McNaughton S. A.

(2017), “A Health Behavior Score is Associated with Hypertension and Obesity Among Australian Adults”, Obesity (Silver Spring), 25(9), pp. 1610- 1617.

16. Seidell J. C. and Halberstadt J. (2015),

“Obesity: The obesity epidemic in the USA - no end in sight?”, Nat. Rev. Endocrinol, 12(9), pp.

499-500.

17. Nishi N. (2015), “Monitoring Obesity Trends in Health Japan”, J. Nutr. Sci. Vitaminol (Tokyo), 61, pp.17-19.

18. Wang R. et al. (2016), “Prevalence of overweight and obesity and some associated factors among adult residents of northeast China: a

cross-sectional study”, BMJ Open, 6(7), pp.

e010828.

19. Tran, H., Do V., and Baccaglini L. (2016),

“Health Care Access, Utilization, and Management in Adult Chinese, Koreans, and Vietnamese with Cardiovascular Disease and Hypertension”, J. Racial. Ethn. Health Disparities, 3(2), pp. 340-348.

20. Tatiana Nwankwo M. S. et al. (2011-2012),

“Hypertension Among Adults in the United States:

National Health and Nutrition Examination Survey”, [cited 2012 6/11].

21. Saneei P. et al. (2014), “Influence of Dietary Approaches to Stop Hypertension (DASH) diet on blood pressure: a systematic review and meta- analysis on randomized controlled trials”, Nutr Metab. Cardiovasc Dis., 24(12), pp. 1253-1261.

22. Soltani S. et al. (2016), “The effect of dietary approaches to stop hypertension (DASH) diet on weight and body composition in adults: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled clinical trials”, Obes. Rev., 17(5), pp. 442-454.

SUMMARY

IMPROVE THE HEALTH PROMOTION BEHAVIORS OF OUTPATIENS WITH HYPERTENSION IN DONG QUANG WARD, THAI NGUYEN CITY

Luong Thi Hoa, Do Thi Le Hang*, Pham Minh Hue, Pham Thi Oanh TNU - University of Medicine and Pharmacy

One – group pretest – posttest designs using self-administration questionnaire was conducted with 58 outpatients with hypertension from 44 to 83 years old in Dong Quang Ward, Thai Nguyen city.

Statistical description, comparison mean paired sample T test and binary logistic correlation analysis showed that most of patients had a mordarate level of health promotion behavior (74.1%).

This study also showed that health promotion behaviors were directly related to control blood pressure (<140/90 mmHg) of patients (p < 0.011). After intervention by health education and health recomendations, the average score of self-confidence to do health promotion behaviors and health promotion behaviors were improved significantly (respectively +16.2 +/- 11, p = .000 and + 134.8, +/- 18.9, p = .000). Improved health promotion behaviors had the effect of reducing the mean systonic blood pressure (-4,397 mmHg +/- 7336, p = .000), diastonic blood pressure (- 3,362 m.mhg + / - 6.36, p = .000), and the mean weight of the study group (-0.53448 +/- 0.67449, p = .000) after intervention.

The results of this study suggest that nursing practice should further promote health promotion behavior by health education and health recomendations for patients with hypertension in the community to control blood pressure.

Keywords: health promotion behavior, hypertension, control blood pressure, healthy life style, diet approach to stop hypertension

Ngày nhận bài: 05/12/2017; Ngày phản biện: 27/12/2017; Ngày duyệt đăng: 30/01/2018

*Tel: 0989 886742, Email: dothilehang1603@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan