• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lượng phát sinh CTRSH trên địa bàn thị trấn là khoảng 4,95 tấn/ngày

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lượng phát sinh CTRSH trên địa bàn thị trấn là khoảng 4,95 tấn/ngày"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN SÔNG THAO, HUYỆN CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ

Ngô Văn Giới* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bàı báo này nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại thị trấn Sông Thao và nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy CTRSH của thị trấn chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và các thành phần CTR có thể đốt cháy. Lượng phát sinh CTRSH trên địa bàn thị trấn là khoảng 4,95 tấn/ngày. Với hệ số phát sinh CTR trung bình là: 0,64 kg/người/ngày. Dự báo đến năm 2030 lượng CTRSH tại khu vực nghiên cứu sẽ phát sinh tăng 1,14 lần so với năm 2017. CTRSH chưa được phân loại tại nguồn, dụng cụ thu gom vận chuyển còn thiếu và kém hiện đại. Ý thức của cộng đồng chưa tốt, vẫn còn tồn tại tình trạng vứt CTRSH bừa bãi không đúng nơi quy định, hiệu quả tái chế, tái sử dụng chưa cao. Để quản lý tốt CTRSH tại khu vực nghiên cứu cần áp dụng đồng bộ một số giải pháp như: phân loại rác tại nguồn, giải pháp công nghệ xử lý, giải pháp thu gom vận chuyển và giải pháp về tuyên truyền giáo dục.

Từ khóa: Chất thải rắn, quản lý môi trường, rác thải, ô nhiễm, Sông Thao

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số và sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ngày một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khỏe con người. Lượng CTRSH phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 – 2010 [1]. Sông Thao là thị trấn huyện lỵ của huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ là nơi tập trung các cơ quan hành chính của huyện, cũng là nơi có mật độ dân số cao của cả huyện và tập trung nhiều loại hình kinh tế. Trong công tác quản lý chất thải rắn (CTR) tại thị trấn Sông Thao, vấn đề môi trường vẫn chưa được người dân nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn [5]. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng việc thu gom, xử lý, quản lý CTRSH sẽ biết được những ưu, nhược điểm của công tác quản lý CTRSH. Từ đó, đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả với CTRSH, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế- xã hội, góp phần đưa ý kiến tới những nhà quản lý để nâng cao

*Email: gioinv@tnus.edu.vn

hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại địa phương.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào CTRSH trên địa bàn thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trong khoảng thời gian thực hiện từ 12/2016 đến 5/2017.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nội dung đặt ra nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp chính như:

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp: Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với 49 hộ gồm 39 hộ gia đình, 5 hộ buôn bán và 5 hộ khối cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

Phiếu điều tra tập trung hỏi về khối lượng, thành phần, công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Sông Thao;

Phương pháp xác định hệ số phát sinh và thành phần CTRSH: Lựa chọn ngẫu nhiên trong 13 khu để thực hiện phương pháp cân khối lượng. Tổng số lượng các mẫu được tiến hành nghiên cứu là: 26 mẫu/ngày. Để xác định hệ số phát thải CTRSH tiến hành thu gom toàn bộ lượng CTRSH phát sinh trong

(2)

24 giờ sau đó tiến hành cân lượng CTR thu được trong ngày (quá trình thực hiện được lặp lại 7 lần ở 7 ngày khác nhau trong thời gian 1 tuần nghiên cứu).

Hệ số phát thải bằng công thức:

Hệ số phát sinh CTRSH = khối lượng CTRSH cân được/số khẩu trong gia đình

Phương pháp dự báo dân số và lượng CTRSH phát sinh:

Dân số các năm được tính theo công thức:

N = N0(1 + r)n Trong đó:

N: Là dân số của năm cần tính (người)

N0: Là dân số của năm được tính làm gốc (người)

r: Là tỷ lệ gia tăng dân số (%)

n: Hiệu số giữa năm cần tính và năm lấy làm gốc Tổng lượng CTRSH phát sinh/ngày từ các hộ gia đình được tính theo công thức:

Ssinh hoạt = Tsinh hoạt × N Trong đó:

Ssinh hoạt: Tổng lượng CTRSH phát sinh (kg/ngày)

Tsinh hoạt: Hệ số phát sinh CTRSH trên đầu người (kg/người/ngày)

N: Dân số (người);

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hiện trạng phát sinh CTRSH tại khu vực nghiên cứu

Nguồn phát sinh CTRSH

Hình 1. Các nguồn phát sinh CTRSH CTRSH tại thị trấn Sông Thao phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau (Hình 1) bao gồm:

CTR của khu dân cư: Đây là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt.

CTR của nhà hàng, khách sạn: Nguồn thải này có thành phần gần tương tự với CTR của khu dân cư nhưng tỷ lệ giữa các loại khác nhau do đặc thù kinh doanh.

CTR từ chợ: CTR từ chợ chiếm một lượng lớn chất thải thu gom. Chất thải này có thành phần phức tạp.

CTR của các công sở, trường học: Nguồn thải này không gây nhiều tác động xấu tới môi trường do thành phần của nó không phức tạp.

CTR từ đường phố và dịch vụ công cộng:

Nguồn chất thải này có thành phần tương đối phức tạp (cành cây, xác động vật, vải, giẻ rách, chai lọ, nhựa,...).

CTRSH từ các bệnh viện: Bao gồm CTR của công nhân viên bệnh viện, CTR của người nhà bệnh nhân và CTR từ bếp ăn. Lượng CTR này được thu gom cùng lượng CTRSH của thị trấn.

Khối lượng CTRSH phát sinh

Kết quả nghiên cứu và tính toán hệ số phát thải cho thấy bình quân mỗi người dân trong thị trấn thải ra lượng CTR là 0,64 kg/người/ngày. Như vậy, với tổng số dân là 6937 người thì lượng CTRSH phát sinh từ các hộ dân trên địa bàn khoảng 4,44 tấn/ngày.

Ngoài ra còn một lượng lớn CTR phát sinh từ các khu chợ, các hoạt động thương mại dịch vụ và từ các cơ quan hành chính, trường học trên địa bàn thị trấn. Theo số liệu thống kê của UBND thị trấn thì lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn này khoảng 0,51 tấn/ngày [3]. Như vậy CTRSH trên địa bàn thị trấn phát sinh khoảng 4,95 tấn/ngày. Kết quả tính toán khối lượng CTRSH từ nghiên cứu khá gần so với số liệu thống kê từ UBND thị trấn Sông Thao là khoảng 4,5-5 tấn/ngày [5].

Thành phần CTRSH phát sinh

Kết quả khảo sát CTRSH được phân chia thành các nhóm, tỷ lệ thành phần CTRSH phát sinh của các hộ điều tra tại thị trấn Sông Thao được thể hiện tại hình 2.

Hình 2 cho thấy thành phần CTRSH ở thị trấn Sông Thao chủ yếu là CTRSH hữu cơ, CTR nguy hại chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể.

Nguồn CTR nguy hại cần được quan tâm

(3)

nhiều nhất là vỏ thuốc bảo vệ thực vật hiện chưa được thu gom hết, vẫn còn tình trạng người dân vứt bừa bãi vỏ thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng.

Hình 2. Thành phần CTRSH phát sinh tại thị trấn Sông Thao

Dự báo sự gia tăng CTRSH trên địa bàn thị trấn Sông Thao đến năm 2030

Tốc độ gia tăng dân số của toàn thị trấn vào khoảng 0,9 - 1,1%, trung bình khoảng 1% [4].

Ước tính thì năm 2020 mức phát sinh CTRSH sẽ tăng 1,03 lần so với năm 2017, năm 2030 sẽ tăng 1,14 lần so với năm 2017. Trong 13 khu thuộc thị trấn Sông Thao, mức phát sinh CTRSH ở khu 9 là lớn nhất do khu này có dân số cao nhất toàn thị trấn, thuộc trung tâm thị trấn, nơi hội tụ phát triểnkinh tế, cơ sở hạ tầng và có chợ. Mức phát thải CTRSH tại khu 5 là thấp nhất do dân số thấp, khu dân cư này có nhiều hộ chăn nuôi gia súc nên thường tận dụng các CTR hữu cơ cho chăn nuôi. Lượng CTRSH hộ gia đình phát sinh tỷ lệ thuận với gia tăng dân số tại thị trấn. Lượng CTR phát sinh tại thị trấn Sông Thao có xu hướng tăng lên cùng với sự gia tăng dân số. Với sự gia tăng về lượng CTRSH hộ gia đình hằng ngày ở năm 2017 là 4,4 tấn/ngày và đến năm 2030 là 5,1 tấn/ngày. Chưa kể một lượng lớn CTR phát sinh từ các khu chợ, các hoạt động thương mại dịch vụ và từ các cơ quan hành chính, trường học trên địa bàn thị trấn. Cùng với sự phát triển ngày càng tăng của kinh tế, mức sống tăng cao và sự đa dạng về các ngành nghề dịch vụ thì khối lượng CTRSH sẽ tăng cao, thành phần và tính chất của CTRSH cũng thay đổi đa dạng hơn. Như vậy, chắc chắn sẽ gây áp lực lên hệ thống thu gom, diện

tích bãi đổ thải, áp lực đến cảnh quan môi trường. Vì vậy, thị trấn Sông Thao cần có những biện pháp về quản lý, đặc biệt chú trọng vào các biện pháp xử lý phù hợp với địa phương để có thể kiểm soát được lượng CTRSH phát sinh hàng ngày và giữ gìn được môi trường sống trong lành.

Hiện trạng công tác quản lý CTRSH tại thị trấn Sông Thao

Cơ cấu tổ chức và quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn

Hiện nay CTRSH do Ban quản lý công trình công cộng phụ trách thu gom, vận chuyển và xử lý. Nguyên lý tổ chức quản lý CTRSH như hình 3.

Hình 3. Cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH Hiện tại tổ vệ sinh môi trường thuộc Ban quản lý công trình công cộng gồm 1 cán bộ phụ trách chung và 9 nhân viên phụ trách về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn thị trấn. Chi phí chi trả cho Ban quản lý và nhân viên lấy từ nguồn thu từ dân và từ kinh phí môi trường của UBND huyện Cẩm Khê.

Hiện trạng phân loại và quản lý tại nguồn CTRSH

Theo kết quả điều tra thực tế 49 hộ về sự hiểu biết sự cần thiết phải phân loại CTRSH thì có 91,8% cho rằng cần phải phân loại CTRSH, 8,2% cho rằng không cần thiết phải phân loại.

Số hộ gia đình cho rằng cần thiết phải phân loại thì đa số người dân mong muốn được trang bị những thùng CTRSH hợp vệ sinh tại hộ gia đình hoặc đặt 2 bên đường, cứ 5-6 hộ dùng chung 2 thùng CTRSH, 1 thùng đựng CTR hữu cơ, 1 thùng đựng CTRSH vô cơ.

(4)

Hầu hết các loại CTR từ hộ dân cư, đến các cơ quan, cơ sở sản xuất đều không được phân loại trước khi chuyển đến bãi rác thị trấn.

CTRSH không được phân loại tại nguồn nên khi vận chuyển về bãi rác tập trung để xử lý thì công nhân phải thực hiện phân loại, công đoạn này tiêu tốn khá nhiều thời gian, quá trình xử lý bị gián đoạn, CTRSH nhiều, xử lý không kịp gây ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển CTRSH

Hiện trạng thu gom CTRSH

Việc thu gom CTRSH trong khu vực thị trấn được chia ra làm nhiều dạng tùy theo phân bố và sinh hoạt dân cư, sinh hoạt thương mại, dịch vụ. Tổng quát, các dạng thu gom CTRSH được trình bày tại hình 4.

Hình 4. Quy trình thu gom CTRSH tại thị trấn Sông Thao

CTRSH ở những nơi xa đường quốc lộ chính, tất cả các loại CTRSH từ các hộ gia đình đều tự thu gom, cho vào bao plastic hoặc cho vào giỏ và đem đặt nơi trống ngoài trước nhà hoặc trước ngõ hẻm và xe thu gom đến thu lấy. Xe thu gom CTR đến thu định kỳ 1 ngày/lần.

CTRSH ở khu dân cư trung tâm thị trấn được người dân tự thu gom lấy, tất cả bỏ vào bao plastic hoặc giỏ rác và đặt trước nhà hoặc đem đổ vào thùng rác nhỏ công cộng đặt ở đường phố chính. Các túi, giỏ đựng rác hoặc các thùng rác nhỏ công cộng được xe thu gom qua trực tiếp thu gom và đưa đến khu xử lý định kỳ 1 ngày/lần. CTRSH khu vực chợ

được ban quản lý chợ có đội thu gom, phụ trách công việc quét dọn và thu gom CTR rồi mang đến điểm trung chuyển chứa CTR. Từ điểm trung chuyển, vào mỗi buổi sáng, CTR được chuyển đến khu tập kết và xử lý. CTR của cơ quan hành chính và các cơ sở sản xuất được thu gom và đưa vào các thùng chứa CTR công cộng hoặc cho vào bao đặt trước cơ quan để xe thu gom chở đến khu xử lý.

Công tác vận chuyển CTRSH:

Ban quản lý công trình công cộng thực hiện thu gom vận chuyển CTRSH với tần suất 1 lần/ngày vào mỗi buổi sáng từ 5h30→9h30.

Về phương tiện trang thiết bị: Ban quản lý công trình công cộng có đầy đủ trang thiết bị đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển CTRSH của thị trấn thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, xe thu gom vận chuyển CTRSH vẫn phải dùng xe ben dung tích nhỏ nên phải cạp thêm rào B40 để chở được lượng CTRSH nhiều hơn.

Về phí thu gom rác: Theo kết quả khảo sát ý kiến người dân thì có tới 93,9% ý kiến cho rằng phí thu gom CTRSH hiện tại là phù hợp, còn lại 6,1% cho rằng mức phí này còn cao.

Đa số người dân đều nộp phí VSMT đúng thời gian quy định, nếu không nộp phí thì nguyên nhân là do chưa thu phí hoặc không có người ở nhà khi người thu phí đến. Mức thu phí vệ sinh môi trường tại thị trấn Sông Thao thực hiện theo Quyết định số:

07/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Phú Thọ [6]. Huyện Cẩm Khê chỉ thu phí ở khu vực thị trấn Sông Thao. Số phí thu được sử dụng để chi trả lương cho công nhân, bảo hộ lao động, sửa chữa máy móc, phương tiện, nhiên liệu góp phần đảm bảo hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH. Tuy nhiên, theo ý kiến của Ban quản lýcông trình công cộng thì mức phí vệ sinh môi trường còn thấp, chưa đảm bảo cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý theo yêu cầu.

Hiện trạng xử lý CTRSH

Trước đây, CTRSH tại thị trấn được xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Tuy nhiên, càng

(5)

ngày chất thải phát sinh càng lớn nhưng diện tích bãi chôn lấp lại không được mở rộng nên tình trạng quá tải tại các bãi rác thường xuyên diễn ra. Bãi rác quá tải dẫn đến chất thải không được xử lý đúng cách, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí xung quanh.

Để giải quyết bài toán bức xúc về CTRSH tại thị trấn Sông Thao UBND huyện Cẩm Khê đã đầu tư lắp đặt 01 lò đốt rác thải sinh hoạt theo công nghệ NFi-05. Sản phẩm được sản xuất tại Thái Lan, sử dụng công nghệ Nhật Bản, công suất đốt 5 tấn rác/ngày. Hiện tại lò đốt rác thải sinh hoạt tại thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê đã hoàn thành và đi vào hoạt động.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại thị trấn Sông Thao

Giải pháp tuyên truyền giáo dục

Lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền và thực hiện chương trình bao gồm: Đơn vị thu gom; Tổ trưởng tổ dân phố hay trưởng khu;

Đoàn viên thanh niên; Phương tiện truyền thông; Đài phát thanh, xe truyền thông cổ động, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi,...

Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong BVMT và chú trọng nội dung phân loại rác tại nguồn. Với khu vực thị trấn Sông Thao là khu vực có điều kiện kinh tế phát triển nhưng ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, nên phân loại CTR tại nguồn thành 2 loại hữu cơ và vô cơ là phù hợp.

Giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển CTRSH

Cần đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải cũng như đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Có những chính sách ưu đãi và nâng cao thu nhập cho công nhân vệ sinh môi trường để họ có thêm động lực làm việc.

Tăng cường thêm số lượng công nhân thu gom, đầu tư các thiết bị thu gom như thùng phân loại CTR tại hộ gia đình hay các thùng phân loại CTR tập trung, đầu tư các xe thu gom CTR đẩy tay loại nhỏ để có thể thu gom CTRSH của các hộ dân trong các ngõ hẻm nhỏ của thị trấn.

Đầu tư xe ép rác bảo vệ môi trường để giảm tình trạng CTR bị rơi vãi hay ô nhiễm không khí trong quá trình thu gom, vận chuyển.Phải thường xuyên bảo trì và thay đổi công nghệ vận chuyển cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước nhằm giảm bớt các công đoạn không cần thiết.Đội vận chuyển cần tới những điểm tập kết thu gom CTR đúng giờ nhằm đảm bảo cho quá trình vận chuyển CTRSH được triệt để, tránh tình trạng tồn lưu, gây ô nhiễm và mất cảnh quan và tránh ách tắc những giờ cao điểm tại các thị trấn.

Giải pháp về công nghệ xử lý CTRSH Hiện tại thị trấn đã có lò đốt rác với công suất lò đốt khí tự nhiên NFi-05 là 5 tấn/ngày, tuy nhiên theo dự báo đến năm 2030 lượng CTRSH từ các hộ dân là 5,1 tấn/ngày, chưa kế một lượng lớn CTR phát sinh từ các khu chợ, các hoạt động thương mại dịch vụ và từ các cơ quan hành chính, trường học trên địa bàn thị trấn. Vì vậy, lò đốt sẽ không thể đáp ứng với số lượng CTR xử lý hàng ngày. Xuất phát từ đặc điểm khối lượng, thành phần CTRSH và đặc thù về đất đai tại thị trấn, nghiên cứu đề xuất nên sử dụng công nghệ tổng hợp bao gồm chế biến phân hữu cơ, đốt và kết hợp chôn lấp hợp vệ sinh. Giải pháp này vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa giảm tối đa chi phí cho việc đốt rác.

KẾT LUẬN

CTRSH của thị trấn chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, và các thành phần CTR có thể đốt cháy. Lượng phát sinh CTRSH trên địa bàn thị trấn là khoảng 4,95 tấn/ngày. Với hệ số phát sinh CTR là: 0,64 kg/người/ngày. Dự báo đến năm 2030 lượng CTRSH tại khu vực nghiên cứu sẽ phát sinh tăng 1,14 lần so với năm 2017. CTRSH chưa được phân loại tại nguồn, dụng cụ thu gom vận chuyển còn thiếu và kém hiện đại. Ý thức của cộng đồng chưa tốt, vẫn còn tồn tại tình trạng vứt CTRSH bừa bãi không đúng nơi quy định, hiệu quả tái chế, tái sử dụng chưa cao. Để quản lý tốt CTRSH tại khu vực nghiên cứu cần áp dụng đồng bộ một số giải

(6)

pháp như: phân loại rác tại nguồn, giải pháp công nghệ xử lý, giải pháp thu gom vận chuyển và giải pháp về tuyên truyền giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ TN&MT, Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2011-2015, chương 3: Phát sinh và xử lý CTR,2015.

2. Luật bảo vệ môi trường 2014,Chương I những quy định chung, điều 3 và Chương IX mục 3 quản lý CTR thông thường, điều 95, điều 96, điều 97 và điều 98, 2014.

3. UBND thị trấn Sông Thao, Báo cáo Tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, 2016.

4. UBND thị trấn Sông Thao, Báo cáo Tổng hợp một số chỉ tiêu về hộ, nhân khẩu, lao động, nhà ở, 2017.

5. UBND tỉnh Phú Thọ, Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Phú thọ, 2015.

6. UBND tỉnh Phú Thọ, Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND - Quyết định về quy định một số nội dung về thu các khoản phí: Phí vệ sinh; Phí qua đồ; Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, 2014.

SUMMARY

STATE AND SOLUTIONS FOR DOMESTIC SOLID WASTE MANAGEMENT IN SONGTHAO TOWN, CAMKHE DISTRICT, PHUTHO PROVINCE

Ngo Van Gioi* University of Sciences - Thai Nguyen University

This paper researched the state and solutions for domestic solid waste management (DSW) in Songthao town. The results showed that the main compound of DSW in Songthao town is biodegradable organic and some others of DSW can be ignited. The amount of DSW generated about 4.95 ton/day. The averaged coefficient of DSW is 0.64 kg/person/day. It is projected that the volume of DSW will increase by 1.14 times by 2030 compared to 2017. The DSW is not classified at source. People sometime still remove the SDW wrong collecting place. Effective recycling and reusing is not high. In order to better manage of the DSW in the study area they are necessary to apply some of solutions such as classify waste at source, processing technology solutions, transport collection solutions and educational communication solutions.

Key words: Soil waste, environmental management, waste, polution, Songthao

Ngày nhận bài: 25/7/2017; Ngày phản biện: 08/8/2017; Ngày duyệt đăng: 30/9/2017

*Email: gioinv@tnus.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Theo các nghiên cứu gần đây nhất của các tác giả cho thấy c các bệnh chiếm tỷ lệ cao ở học sinh tiểu học là bệnh răng miệng, bệnh về mắt đặc biệt là cận thị học đường

Trong vai trò là một doanh nghiệp sản xuất, chất lượng là yếu tố hàng đầu đối với doanh nghiệp, Công ty luôn nỗ lực không ngừng học hỏi, áp dụng những

Bài báo này giới thiệu một số kết quả từ nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng GIS (Geographics Information System) và các phương pháp của tin

Bài báo này, trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu trên mô hình vật lý về chế độ thủy lực nối tiếp dòng chảy do mực nước hạ lưu thay đổi và đề xuất giải pháp

Chính vì vậy, nhà máy đã vận dụng tốt công tác quản lý nhà nước về xử lý nước thải và áp dụng quy trình công nghệ hiện đại vào việc quản lý và xử lý bùn thải

Trên tàu, vốn tài liệu phục vụ cho hoạt động hàng hải được trang bị có hệ thống, các tài liệu được lập ra danh sách thuận tiện cho việc tra thông tin liên

Với mục tiêu ban đầu của nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất phương pháp ứng dụng giao thức vận tải tầm xa MQTT thông qua kiến trúc ba tầng cùng các thiết kế

Xuất phát từ thực tế nói trên, tác giả chọn 4 Trung tâm Y tế là huyện Cang Long, huyện Châu Thành, huyện Trà Cú và thành phố Trà Vinh làm nghiên cứu bởi đây