• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày giảng: 8/5/2020

Ngày dạy: 16/5 Tiết 27

Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính của nước ta.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 2. Kĩ năng:

- Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.

- Kỹ năng sống: Kĩ năng phân tích , so sánh sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo; giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình tôn giáo ở nước ta và chính sách của Nhà nước về tôn giáo. Kĩ năng tư duy phê phán đối với những việc làm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Kĩ năng kiên định tự tin; biết từ chối không tham gia những hoạt động mê tín dị đoan.

3. Thái độ:

TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN, TRÁCH NHIỆM - Giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.

+ Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự

do tín ngưỡng và tôn giáo.

4. Phát triển năng lực: nhận thức và thể hiện hành vi, ứng xử, ...

II. CHUẨN BỊ:

- Bài soạn

- SGK. SGV GDC D 7 - Bài tập, tình huống - Bộ luật hình sự ( Trích)

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Thảo luận nhóm, - Xử lí tình huống, - Trình bày 1 phút,

- Phân tích, giảng giải, đàm thoại.

IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1/Ổn định tổ chức: (1’)

2/Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết học.

3/Bài mới:

Giới thiệu bài: (1’)

Hằng năm cứ tết đến, ngày lễ thì bố mẹ thường thắp hương trên bàn thờ tổ tiên;

có gia đình lại không thắp hương mà đến nhà thờ đọc kinh thánh.

Để hiểu hơn vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

(2)

Hoạt động của GV và HS Nội dung, kiến thức Hoạt động 1

Thời gian: 13’

Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu phần thông tin SGK

Phương pháp: Thảo luận nhóm Cách thực hiện :

Gọi 1 HS đọc

Chia lớp thảo luận nhóm.(2') Nhóm 1

Em hãy kể một số tôn giáo mà em biết?

Máy chiếu: hình ảnh về 1 số tôn giáo ở Việt Nam.

Nhóm 2

Em hãy nhận xét mặt tích cực của tôn giáo nước ta?

Nhóm3

Nêu mặt tiêu cực của tôn giáo nước ta?

Hoạt động 2.( 9’) Thời gian: 9’

Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ tìm hiểu khái niệm.

Phương pháp: Thảo luận cả lớp.

Cách thực hiện : Gv đưa câu ca dao:

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3"

I. Đặt vấn đề:

Thông tin, sư kiện

Nhóm 1.

- Một số tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, đạo Tin Lành, đạo Hồi...

Nhóm 2

Ưu điểm của tôn giáo nước ta:

- Đa số đồng bào theo tôn giáo là người lao động.

- Có tinh thần yêu nước, góp phần công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Thực hiện tốt chính sách của Đảng, tuân theo pháp luật của Nhà nước.

- Làm tốt cả việc đạo và việc đời.

Nhóm 3 Nhược điểm.

- Do trình độ văn hoá thấp nên còn mê tín, dị đoan, lạc hậu, bảo thủ.

- Bị kích động, lợi dụng vào mục đích xấu.

- Một số người lợi dụng tôn giáo để hành nghề mê tín, dị đoan.

- Lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật, ảnh hưởng sức khoẻ và tài sản của công dân

- Tổn hại lợi ích quốc gia.

Liên hệ

(3)

Câu ca dao nói đến giỗ Tổ là ai? Vì sao phải giỗ Tổ? Trong ngày giỗ tổ nhân dân ta có những việc làm như thế nào?

?Vậy đạo Phật thờ ai? Thờ như thế nào?

? Đạo Thiên Chúa thờ ai? Thờ như thế nào?

? Gia đình em theo đạo không ? có thờ cúng tổ tiên không?

HS:

Mỗi gia đình có thể thờ cúng tổ tiên, theo đạo Phật, Thiên Chúa, Hoà Hảo... và có thể không theo đạo nào, nhưng mục đích chung là khuyên con người hướng đến điều thiện, tránh điều xấu, điều ác...

Cần thực hiện tốt việc đạo, việc đời là xây dựng đân giàu nước mạnh.

Hoạt động 3 Thời gian: 9’

Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài học

Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thảo luận cả lớp.

Cách thực hiện : Câu hỏi:

Thế nào là tín ngưỡng?

VD: - Thờ tổ tiên.

- Thờ các vua Hùng Tôn giáo là gì? cho ví dụ.

- Câu ca dao nói đến các vua Hùng, vì có công dựng nước.

- Việc thờ cúng các vua Hùng thể hiện nhớ ơn tổ tiên.

- Thắp hương, dâng lễ vật, tôn trọng, trang nghiêm.

=>Thờ tổ tiên là biểu hiện tín ngưỡng, - Đạo phật thờ Phật tổ: gõ mõ, tụng kinh, thắp hương, nến.

- Đạo thiên chúa, thờ Chúa Giê-su, thắp nến, nghe Cha giảng kinh đạo, hát Thánh ca.

=>Thờ Phật, thờ Chúa,là đi theo đạo hay gọi là theo tôn giáo.

II. Nội dung bài học.

a. Tín ngưỡng: Là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, như thần linh, thượng đế, chúa trời.

b. Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lý thể hiện rõ sự tín ngưỡng,

(4)

Máy chiếu: một số hình ảnh về hành vi mê tín dị đoan.

? Thế nào là mê tín dị đoan? Tác hại của mê tín dị đoan?

Thảo luận nhóm: (2")

Hãy phân biệt sựu khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan?

- HS các nhóm ghi kết quả thảo luận ra bảng phụ- Đại diện nhóm báo cáo- Nhận xét chéo các nhóm- đánh giá cho điểm.

sùng bái thần linh và những hình thức nghi lễ thể hiện sự sùng bái ấy.

c. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (bói toán, chữa bệmh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.

4/ Củng cố:(4’)

- Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì?

- Mê tín dị đoan là gì? Tác hại của mê tín dị đoan?

5/ Hướng dẫn về nhà:(1’) - Về nhà học bài.

- So sánh sự khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.

V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

Qua đó học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức và tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.. - Nhận biết: Động vật nguyên sinh,hẹ thần kinh giun

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát các đối tượng sinh học, phân loại, thu thập thông tin, xử lí kết quả, đưa kết luận.. - Năng lực thực hiện trong phòng

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

Mỏ cim ăn thịt Mỏ chim ăn côn trùng Mỏ chim hút mật Mỏ chim ăn hạt.. Mỏ chim