• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
52
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn: Thứ năm, ngày 03 tháng 12 năm 2020 Ngày giảng:(Sáng)Thứ hai, ngày 07 tháng 12 năm 2020

TOÁN

Tiết 66:

55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9.

2. Kỹ năng:

- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.

3. Thái độ:

- Học sinh phát triển tư duy. Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng đọc bảng trừ 15, 16, 17, 17 trừ đi một số.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1 phần a của tiết học trước.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1')

- Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng học cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng: 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9 sau đó áp dụng vào để giải các bài tập có liên quan.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn thực hiện các phép tính:

(10')

a. Phép trừ 55 - 8:

- Giáo viên đưa ra bài toán: Có 55 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài

- 2 học sinh lên bảng đọc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập1 phần a của tiết học trước.

−15 9 6

−15 7 8

−15 8 7

−15 6 9 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài

(2)

toán.

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện tính trừ, học sinh dưới lớp làm bài ra giấy nháp, không sử dụng que tinh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính của mình.

- Bắt đầu thực hiện tính từ đâu ? Hãy nhẩm to kết quả của từng bước tính.

- Vậy 55 trừ 8 bằng bao nhiêu ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.

b. Phép trừ 56 - 7:

- Giáo viên đưa ra bài toán: Có 56 que tính, bớt đi 7 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài toán.

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện tính trừ, học sinh dưới lớp làm bài ra giấy nháp, không sử dụng que tính.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính của mình.

- Bắt đầu thực hiện tính từ đâu ? Hãy nhẩm to kết quả của từng bước tính.

- Vậy 56 trừ 7 bằng bao nhiêu ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.

c. Phép trừ 37 - 8:

- Giáo viên đưa ra bài toán: Có 37 que

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại bài toán.

- Ta thực hiện phép tính trừ 55 - 8.

- 1 học sinh lên bảng thực hiện tính trừ, học sinh dưới lớp làm bài ra giấy nháp, không sử dụng que tính.

−55 8 47

- Viết 55 rồi viết 8 xuống dưới sao cho 8 thẳng cột với 5(đơn vị). Viết dấu - và kẻ vạch ngang.

- Bắt đầu tính từ hàng đơn vị( từ phải sang trái ) 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4, viết 4.

- 55 trừ 8 bằng 47.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh lắng nghe.

(3)

tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài toán.

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện tính trừ, học sinh dưới lớp làm bài ra giấy nháp.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính của mình.

- Bắt đầu thực hiện tính từ đâu ? Hãy nhẩm to kết quả của từng bước tính.

- Vậy 37 trừ 8 bằng bao nhiêu ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.

d. Phép trừ 68 - 9:

- Giáo viên đưa ra bài toán: Có 68 que tính, bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài toán.

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện tính trừ, học sinh dưới lớp làm bài ra giấy nháp.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính của mình.

- Bắt đầu thực hiện tính từ đâu ? Hãy nhẩm to kết quả của từng bước tính.

- Vậy 68 trừ 9 bằng bao nhiêu ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.

3: Luyện tập: (19')

- Học sinh nhắc lại bài toán.

- Ta thực hiện phép tính trừ 56 - 7.

- 1 học sinh lên bảng thực hiện tính trừ, học sinh dưới lớp làm bài ra giấy nháp, không sử dụng que tính.

−56 7 49

- Viết 56 rồi viết 7 xuống dưới sao cho 7 thẳng cột với 6(đơn vị). Viết dấu - và kẻ vạch ngang.

- Bắt đầu tính từ hàng đơn vị( từ phải sang trái ) 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9, viết 9, nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. Vậy 56 trừ 7 bằng 49.

- 56 trừ 7 bằng 49.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại bài toán.

- Ta thực hiện phép tính trừ 37 - 8.

- 1 học sinh lên bảng thực hiện tính trừ, học sinh dưới lớp làm bài ra giấy nháp.

(4)

Bài 1: Tính

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 6 học sinh lên bảng làm bài, mỗi bạn làm 2 phép tính, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nêu cách thực hiện.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 2: Tìm x

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài - Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị trừ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

−37 8 29

- Viết 37 rồi viết 8 xuống dưới sao cho 8 thẳng cột với 7(đơn vị). Viết dấu - và kẻ vạch ngang.

- Bắt đầu tính từ hàng đơn vị( từ phải sang trái ) 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9, viết 9, nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. Vậy 37 trừ 8 bằng 29.

- 37 trừ 8 bằng 29.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại bài toán.

- Ta thực hiện phép tính trừ 68 - 9.

- 1 học sinh lên bảng thực hiện tính trừ, học sinh dưới lớp làm bài ra giấy nháp.

−68 9 59

- Viết 68 rồi viết 9 xuống dưới sao cho 9 thẳng cột với 8(đơn vị). Viết dấu - và

(5)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 3: Vẽ hình theo mẫu.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình mẫu.

- Hình mẫu gồm những hình gì được ghép lại với nhau.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng chỉ hình tam giác và hình chữ nhật trong mẫu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập toán.

- Giáo viên tổ chức trò chơi: 2 học sinh lên bảng thi vẽ hình xem ai nhanh hơn là thắng cuộc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh chơi tích cực.

C. Củng cố, dăn dò: (5') - Giáo viên nhận xét giờ học

- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

kẻ vạch ngang.

- Bắt đầu tính từ hàng đơn vị ( từ phải sang trái ) 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 9, viết 9, nhớ 1. 6 trừ 1 bằng 5, viết 5. Vậy 68 trừ 9 bằng 59.

- 68 trừ 9 bằng 59.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh nêu yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải đặt tính rồi tính.

- Học sinh nêu cách đặt tính.

- Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.

- 6 học sinh lên bảng làm bài, mỗi bạn làm 2 phép tính, lớp theo dõi nhận xét.

a,

45 9 36

 75

6 69

 95

7 88

...

b) 66

7 59

 96

9 87

 36

8 28

...

c) 87

9 78

 77

8 69

 48

9 38

...

(6)

- Học sinh nêu cách thực hiện.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời: Bài tập củng cố lại cách đặt tính rồi tính và phép trừ có nhớ.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải tìm x.

- Học sinh nhắc lại: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.

3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

x + 7 = 27 7 + x = 35 x = 27 – 7 x = 35 – 7 x = 20 x = 28 x + 8 = 46

x = 46 – 8 x = 38

- Học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức là tìm số bị trừ.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nêu yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải vẽ hình theo mẫu và tô màu.

- Học sinh quan sát hình mẫu.

- Hìnhmẫu có hình tam giác và hình chữ nhật được ghép lại với nhau.

- Học sinh lên bảng chỉ theo yêu cầu.

(7)

- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập toán.

- 2 học sinh tham gia chơi.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 40 + 41:

Câu chuyện bó đũa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài. Hiểu nghĩa các từ mới: va chạm, dâu (con dâu), rể (con rể), đùm bọc, đoàn kết, chia lẻ, hợp lại.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Câu chuyện khuyên anh chị em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ: lúc nhỏ, lớn lên, trai, gái, dâu, rể, lần lượt, chia lẻ, mỗi, vẫn, buồn phiền, bẻ, sức, gãy dễ dàng.

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

3. Thái độ:

- Học sinh biết đoàn kết tạo nên sức mạnh.

* Giáo dục BVMT: Hoạt động 2.

Tình cha con, anh em trong gia đình.

* Giáo dục QTE: Hoạt động 2:

- Quyền được có gia đình, anh em. Anh em trong gia đình có bổn phận phải đoàn kết yêu thương, chăm sóc nhau.

* Giáo dục KNS: Hoạt động 4.

- Xác định giá trị: Tự nhận thức về bản thân, hợp tác, giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa, sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng đọc bài Quà của bố và trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

- 3 học sinh lên bảng đọc bài Quà của bố và trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

(8)

- Quà của bố đi câu về có những gì ? - Vì sao có thể gọi đó là một thế giới ở dưới nước ?

- Quà của bố đi cắt tóc về có những gì ?

- Vì sao có thể gọi đó là một thế giới mặt đất ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (35') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên treo tranh minh họa chủ điểm Anh em và tranh minh họa bài Câu chuyện bó đũa và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

- Bức tranh có 1 cụ ông đã già cũng đố các con mình ai bẻ được bó đũa thì sẽ thưởng cho 1 túi tiền. Nhưng, tất cả các con của ông dù còn rất trẻ và khoẻ mạnh cũng không sao bẻ được bó đũa trong khi đó ông cụ lại bẻ được. Ông cụ đã làm thế nào để bẻ được bó đũa?

Qua câu chuyện ông cụ muốn khuyên các con mình điều gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc: (34’)

* Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Giáo viên giới thiệu giọng đọc: lời kể chậm rãi, lời giảng giải của người cha đọc ôn tồn, nhấn giọng ở các từ ngữ chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh, có đoàn kết, mới có sức mạnh.

a. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc từng câu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từ trong bài: lúc nhỏ, lớn lên, lần lượt, hợp lại, đùm bọc lẫn nhau.

- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, nhị sen vàng, cá sộp, cá chuối.

- Vì quà gồm có rất nhiều con vật ở dưới nước và cây cối.

- Con xập xành, con muỗm, những con dế đực cánh xoăn.

- Vì quà gồm rất nhiều con vật sống ở trên mặt đất.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh và trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh đọc từ khó: lúc nhỏ, lớn lên, lần lượt, hợp lại, đùm bọc lẫn nhau.

(9)

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Giáo viên chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu...va chạm.

+ Đoạn 2: Thấy các con...dễ dàng.

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

+ Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/

cả trai,/ dâu,/ rể lại/ và bảo://

Ai bẻ gãy được bó đũa này/ thì cha thưởng cho túi tiền.//

Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc/ một cách dễ dàng.//

Như thế là/ các con đều thấy rằng/

chia lẻ ra thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên gọi học sinh đặt câu với một số từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Gáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc giữa các nhóm.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh đoạn 3.

Tiết 2:

3. Tìm hiểu bài: (20’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bài và trả lời câu hỏi:

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh chú ý theo dõi.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu và đọc câu dài theo yêu cầu.

+ Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/

cả trai,/ dâu,/ rể lại/ và bảo://

Ai bẻ gãy được bó đũa này/ thì cha thưởng cho túi tiền.//

Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc/ một cách dễ dàng.//

Như thế là/ các con đều thấy rằng/

chia lẻ ra thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh đặt câu theo yêu cầu.

+ Lớp em rất đoàn kết.

+ Hôm nay con dâu ông bà em về chơi.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh chai nhóm và học sinh luyện đọc theo nhóm.

- Học sinh thi đọc giữa các nhóm.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.

- Học sinh đọc thầm lại toàn bài và trả lời câu hỏi:

(10)

+ Câu chuyện có những nhân vật nào ? - Giáo dục bảo vệ MT:Thấy các con không thương yêu nhau, ông cụ làm gì ?

- Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa ?

- Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ?

- Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì ?

- Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì ? - Người cha muốn khuyên các con điều gì ?

* Giáo dục QTE:Khi nghe người cha nói thì các con của ông có thái độ như thế nào ? Em có suy nghĩ gì về thái độ của những người con ?

- Trong một lớp học chúng ta có cần đoàn kết không ? Vì sao ?

- Giáo viên nhận xét, kết hợp QTE:

Chúng ta đã là anh em trong một nhà thì phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, phải đoàn kết.

- Người cha đã dùng câu chuyện rất nhẹ nhàng dễ hiểu về bó đũa để khuyên các con mình phải biết yêu thương đoàn kết với nhau.

4. Luyện đọc lại: (15’) - Giáo viên đọc mẫu lại bài.

- Trong bài có những nhân vật nào ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc trong nhóm theo phân vai: người kể chuyên, ông cụ,bốn người con cùng nói.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo phân vai.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Câu chuyện có năm nhân vật: Ông cụ và bốn người con.

- Ông cụ rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con: ông đặt một túi tiền, một bó đũa lên bàn, gọi các con lại và nói sẽ thưởng túi tiền cho ai đó bẻ được bó đũa.

- Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ. Vì không thể bẻ cả bó đũa.

- Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc.

- Một chiếc đũa so sánh với từng người con. Với sự chia rẽ. Với sự mất đoàn kết.

- Với bốn người con. Với sự thương yêu đùm bọc nhau. Với sự đoàn kết.

- Anh em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc đoàn kết với nhau.

Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời: Có phải đoàn kết vì có đoàn kết thì làm việc gì cũng dễ.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Trong bài có 5 nhân vật đó là ông cụ và 4 người con.

- Học sinh lắng nghe và luyện đọc trong nhóm theo phân vai.

- Học sinh thi đọc theo phân vai.

- Học sinh nhận xét.

(11)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Giáo dục KNS:Rèn kĩ năng hợp tác.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 03 tháng 12 năm 2020

Ngày giảng:( Chiều)Thứ hai, ngày 07 tháng 12 năm 2020 ĐẠO ĐỨC

Tiết 14:

Giữ gìn trường lớp sạch sẽ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức :

- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

2. Kĩ năng :

- Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

3. Thái độ :

- Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ trường lớp sạch đẹp.

* GDKNS: Kĩ năng hợp tác; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm .

* GDQTE: Quyền được học tập trong một môi trường trong lành. Quyền được tham gia các công việc làm sạch đẹp trường lớp. (liên hệ)

* GDBVMT : HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp và nhắc nhở được mọi người tham gia giữ gìn trường lớp sạch đẹp .( liên hệ)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV : Trò chơi - Hs: Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Gọi hs trả lời câu hỏi:

+ Vì sao em phải quan tâm giúp đỡ bạn ?

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới. (30’) 1. Giới thiệu bài.1’

- GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung. (29’)

a. Hoạt động 1: Tiểu phẩm.

* Mục tiêu: HS biết giữ gìn vệ sinh.

- " Bạn Hùng thật đáng khen "

- GV đọc kịch bản: SGK (49 – 50)hiểu

- 2 hs trả lời

+ Khi quan tâm ... em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình, tình bạn càng thêm gắn bó thắm thiết hơn.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

(12)

các tiểu phẩm.

- Mời 1 số HS lên đóng 1 tiểu phẩm - Các nhân vật: Bạn Hùng.

Cô giáo Mai.

- Một số bạn trong lớp.

- Người dẫn chuyện.

- Hùng: Hôm nay sinh nhật mình, mình mời tất cả các bạn ăn kẹo ...

- Các bạn: (vây quanh Hùng )

Một bạn cầm lấy hộp giấy lên và hỏi M: " Để làm gì?"

- Hùng: Để các bạn bỏ giấy gói bánh kẹo vào.

- Cô giáo xoa đầu Hùng

- Cô chúc mừng em nhân ngày sinh nhật và khen em đã biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Cả lớp (hoan hô)

- Chúc mừng sinh nhật vui vẻ.

Thảo luận .

+ Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật ?

+ Hãy đoán xem vì sao bạn Hùng làm như vậy?

* GDBVMT : + Con làm gì để giữ gìn vệ sinh trường lớp ?

=>Kết luận GDBVMT : Vứt rác vào đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

b. Hoạt động 2:Bày tỏ thái độ

* Mục tiêu: HS biết giữ vệ sinh.

- Cho HS quan sát tranh ( 5 tranh ).

- Thảo luận nhóm.

+ Em có đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không? Vì sao?

+ Nếu là bạn trong tranh em sẽ làm gì?

- Thảo luận cả lớp

+ Các em cần làm gì để giã gìn trường lớp sạch đẹp?

* GD KNS : Trong những việc các bạn làm ở trên em đã làm được việc gì? Vì sao?

=> Kết luận GD KNS: Trực nhật hàng ngày, không bôi bẩn vẽ bậy lên bàn

- HS dưới lớp quan sát, theo dõi TLCH

- HS dưới lớp theo dõi các bạn lên đóng tiểu phẩm

- Hoạt động cá nhân.

- Đặt 1 hộp giấy lên bảng.

+ Bạn muốn giữ gìn vệ sinh lớp.

+ Vì bạn Hùng tổ chức sinh nhật.

- Hs trả lời - Lớp lắng nghe.

- Quan sát tranh và thảo luận.

+ Làm trực nhật hàng ngày, không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế, không vứat rác, đi vệ sinh đúng nơi qui định

- HS liên hệ

(13)

nghế, không vứt rác bừa bãi, vệ sinh đúng nơi quy định.

c. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.

* Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến.

- Phát phiếu BT và HD.

- Đánh dấu + vào ô trống ý kiến em cho là đúng.

* GD BVMT : + Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về lợi ích việc giữ gìn vệ sinh trường lớp và giải thích lí do.

=> Kết luận GD BVMT: Giữ gìn trường lớp sạch sẽ là bổn phận của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng yêu trường,, yêu lớp, giúp các em sinh hoạt, học tập trong mô trường trong lành

C. Củng cố - dặn dò : (5’)

- Yêu cầu hát lại bài: Em yêu trường em

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh./.

- Lớp lắng nghe.

a. Trường lớp..có lợi ho sức khoẻ của HS.

b. ... giúp em học tốt hơn.

c. ...bổn phận của mỗi người HS.

d. ... lòng yêu trường, yêu lớp.

e. ... trách nhiệm của bác lao công.

- Hs trả lời

- Lớp hát

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 03 tháng 12 năm 2020

Ngày giảng:( Chiều)Thứ ba, ngày 08 tháng 12 năm 2020 LUYỆN TOÁN

Luyện phép trừ dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học.

2. Kỹ năng:

- Biết giải bài toán về ít hơn.

3. Thái độ:

- Phát triển tư duy học sinh.

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(14)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích yêu cầu 2. Bài luyện.

- Học sinh làm các bài tập sau Bài 1: Đặt tính rồi tính

16 - 8 15 – 9 15 - 5

17 - 8 17 - 9 15 - 6

Bài 2. Tìm x

X – 18 = 37 X + 26 =37

X – 15 = 65 21 + X = 30

Bài 3: Một Thùng dầu người ta rót ra 18 lít.Trong thùng còn lại 9 lít.Hỏi thùng dầu có tất cả bao nhiêu lít?

- BT cho biết gì?

- BT hỏi gì?

- BT thuộc dạng toán nào?

Bài 4. Hiệu của 2 số bằng 0.Số trừ bằng 16. Hỏi số bị trừ bằng bao nhiêu?

3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị giờ sau.

- HS lắng nghe

- HS làm bài

- 3 HS lên bảng chữa

- 4 HS làm bài - Chữa bài nhận xét

- HS đọc bài tập - HS tóm tắt - HS Làm bài

- 1 HS lên bảng chữa bài nhận xét Bài giải

Thùng dầu có tất cả số lít là:

18 + 9 =27 (lít) Đáp số: 27 lít dầu - HS làm bài

- Chữa bài nhận xét HS đọc yêu cầu

- Suy nghĩ tìm ra kết quả của phép tính

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Luyện đ

ọc hiểu truyện: Một người anh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc trôi chảy toàn bài :Một người anh. Hiểu ý nghĩa bài đọc và hiểu được bộ phận trong mẫu câu Ai – là gì?/Ai làm gì?

2. Kỹ năng:

- Ngắt nghỉ đúng. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

3. Tháiđộ:

- Có ý thức tự đọc ở nhà và yêu thích môn học.

(15)

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, vở thực hành.

- Học sinh: Vở thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc nối tiếp bài Bông hoa đẹp nhất và trả lời câu hỏi.

- Thu muốn tặng ba món quà gì nhân ngày sinh nhật ?

- Thu đã làm gì để có món quà ấy ? - Sau khi giúp Thu hiểu, ba nói gì ? - Sau khi giúp Thu hiểu, ba nói gì ? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới .30’

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

(29')

Bài 1Bài tập 1: ( Dành cho hs cả lớp) - - - Giáo viên đọc mẫu truyện: Một

người anh.

- Giá - Giáo viên nêu giọng đọc. Giới thiệu về tác giả.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Giáo viên chia đoạn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- 3 học sinh đọc nối tiếp bài Bông hoa đẹp nhất và trả lời câu hỏi.

- Những bông hoa thu tự trồng.

- Gieo hạt vào cốc để có hoa.

- Hạt giống không nở hoa.

- Thu là bông hoa đẹp nhất, món quà quý nhất của ba.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu giọng đọc và tác giả.

- Học sinh đọc lại bài.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh luyện đọc từ khó: trả lời,mãn nguyện, ngập ngừng, nói tiếp, dịu dàng.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

(16)

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc từng đoạn.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay, đọc tốt.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung câu chuyện.

Bài tập 2: Chọn câu trả lời đúng.

(Câu d, e dành cho hs HTT) - Giáo viên gọi 1 học sinh nêu yêu cầu - Giáo viên gọi học sinh đọc thầm lại bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên hỏi:

a) Cậu bé ở công viên nói gì khi ngắm xe đạp của Sơn ?

b) Sơn khoe chiếc xe do anh trai tặng với thái độ như thế nào ?

c) Nghe câu trả lời của Sơn, cậu bé ước gì ?

d) Câu nào dưới dây cấu tạo theo mẫu câu Ai là gì ?

e) Câu nào dưới dây cấu tạo theo mẫu câu Ai làm gì ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét,tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Học sinh thi đọc đoạn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nội dung bài.

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh đọc thầm lại bài.

- Học sinh làm bài vào vở thực hành.

- Học sinh trả lời.

a) Chiếc xe đẹp thật.

b) Tự hào, mãn nguyện.

c) Ước mình có thể trở thành một người anh mua được xe cho em.

d) Cậu bé là người anh tốt.

e) Anh trai tặng Sơn xe đạp.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Phân biệt l/n, in/iên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết phân biệt l / n, in / iên. Ôn tập các từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm.

2. Kỹ năng:

- Nối đúng và chính xác các từ ngữ chỉ tình cảm, sắp xếp các từ ngữ thành câu.

3. Thái độ:

(17)

- Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Thực hành toán và tiếng việt.

- Học sinh: Thực hành toán và tiếng việt.

(18)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

(29')

Bài 1:(Dành cho hs cả lớp)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

Bài 2: Nối từ ngữ với chủ đề thích hợp ở ô tròn in đậm:

(Dành cho hs cả lớp)

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1, lớp theo dõi nhận xét.

+ Trái nghĩa với dữ: Hiền.

+ Trái nghĩa với lùi: Tiến.

+ Trái nghĩa với cuốn sách: Quyển sách.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài lên bảng.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Thảo luận theo cặp đôi và làm bài vào vở thực hành.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét.

a) Bắt đầu bằng l hoặc n:

- Trái nghĩa với nhẹ: Nặng.

- Trái nghĩa với từ rách: Lành.

- Chỉ hướng ngược với hướng bắc:

Hướng nam.

b) Có vần in hoặc iên:

- Ở kề sát nhau, không cách xa:

Liền.

- Trái nghĩa với từ ngờ: Tin.

- Trái nghĩa với từ lùi: Tiến.

c) Có vần ăt hoặc ăc:

- Cùng nghĩa với từ buộc: Thắt.

- Trái nghĩa với từ loãng: Đặc.

- Để vật vào nơi thích hợp: Đặt.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(19)

+ Từ ngữ chỉ hoạt động:

+ Từ ngữ chỉ tình cảm:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các từ trong khung.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

Bài 3:(Dành cho hs HTT)

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu mẫu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 học sinh nêu yêu cầu.

- Học sinh đọc các từ trong khung.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Học sinh nêu kết quả.

+ Từ ngữ chỉ hoạt động: Bảo ban, giúp đỡ, tặng, mua, ngắm nhìn, tự hào.

+ Từ ngữ chỉ tình cảm: Hiếu thảo, kính trọng, yêu mến, xót thương.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc câu mẫu.

- Học sinh làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài.

a) nhường nhịn em, anh chị, nên

=>Anh chị nên nhường nhịn em.

b) anh chị em, nhau, giúp đỡ, thương nhau

=> Anh chị em thương yêu giúp đỡ nhau.

=> Anh chị em giúp đỡ thương yêu nhau.

c) anh em, nhau, đoàn kết, yêu thương

=> Anh em đoàn kết, thương yêu nhau.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe, chữa bài.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 03 tháng 12 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng) Thứ tư, ngày 09 tháng 12 năm 2020 TOÁN

(20)

Tiết 63:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi môt số.

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học.

2. Kỹ năng:

- Biết giải bài toán về ít hơn.

3. Thái độ:

- Phát triển tư duy học sinh.

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, bài tập toán.

- Học sinh: Vở bài tập,sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ:(5')

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 4,lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét,tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

(29')

Bài 1: Tính nhẩm

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? -Giáo viên yêu cầu học sinh tự nhẩm và làm bài vào vở bài tập.

Hoạt động của học sinh

- 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.

1 học sinh lên bảng làm bài tập 4, lớp theo dõi nhận xét.

Tóm tắt

Bà : 65 tuổi Mẹ kém bà: 29 tuổi Mẹ :..… tuổi ?

Bài giải

Năm nay mẹ có số tuổi là:

65 – 29 = 36 (tuổi) Đáp số: 36 tuổi.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại yêu cầu.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải

- Học sinh tự nhẩm và làm bài vào vở bài tập.

(21)

- Giáo viên gọihọc sinh nêu kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Tính nhẩm:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tính nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm 2 cột còn lại, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 3:Đặt tính rồi tính.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên gọi học sinh nêu lại cách đặt tính rồi tính.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến

- Một số học sinh nêu kết quả.

15 – 6 = 9 14 – 8 = 6 15 – 8 = 7 16 – 7 = 9 15 – 7 = 8 14 – 6 = 8 17 – 8 = 9 16 – 9 = 7 17 – 9 = 8 18 – 9 = 9 13 – 6 = 7 13 – 7 = 6 ....

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh làm bài

15 – 5 – 1 = 9 16 – 6 – 3 = 7 15 – 6 = 9 16 – 9 = 7

17 – 7 – 2 = 8 17 – 9 = 8 - Hs nhận xét

- Hs trả lời

- Học sinh nêu yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải đặ tính rồi tính.

- 1 học sinh nêu lại cách đặt tính rồi tính.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a,

35 7 28

72

36 36

b)

81 9 72

50

17 33

- Học sinh nhận xét.

(22)

thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 4: Giải toán.

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán gì ?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng tóm tắt, 1 học sinh làm bài giải, lớp làm bài vào vở bài tập.

Tóm tắt

Mẹ vắt được : 50 lít sữa bò.

Chị vắt ít hơn: 18 lít sữa bò.

Chị vắt được :…..lít sữa bò ? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 5: Xếp hình.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình trong vở bài tập.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi xếp hình nhanh giữa các tổ, tổ nào xếp hình nhanh đúng là tổ đó thắng cuộc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

C. Củng cố, dặn dò: (5') - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh trả lời: Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức là phép trừ có nhớ.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết mẹ vắt được 50l sữa bò,chị vắt được ít hơn mẹ 18l sữa bò.

- Bài toán hỏi chị vắt được bao nhiêu lít sữa bò ?

- Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn.

- 1 học sinh lên bảng tóm tắt, 1 học sinh làm bài giải, cả lớp làm vào vở bài tập toán.

Bài giải

Chị vắt được số lít sữa bò là:

50- 18 = 32 (lít) Đáp số: 32l sữa - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời: Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức giải toán có lời văn bằng một phép tính về dạng toán ít hơn.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nêu yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta xếp hình.

- Học sinh quan sát hình trong vở bài tập.

- Học sinh thi xếp hình nhanh theo tổ, tổ nào xếp hình nhanh đúng là tổ đó thắng cuộc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

(23)

- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ (Nghe viết)

Tiết 27:

Câu chuyện bó đũa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe và viết lại chính xác đoạn từ Người cha liền bảo… đến hết.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc.

2. Kĩ năng:

- Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.

3. Thái độ:

- Giáo dục tình yêu thương đùm bọc của anh em trong gia đình. Sự đoàn kết mới có sức mạnh.

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Vở bài tập TV, sách giáo khoa, vở chính tả, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: cà cuống, niềng niễng, tóe nước - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1.Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn nghe viết: (20') - Giáo viên đọc mẫu bài viết.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại.

- Giúp học sinh nhận xét:

- Tìm lời người cha trong bài chính tả ? - Lời người cha được ghi sau những dấu câu gì ?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó: Liền, chia lẻ, đùm bọc, sức mạnh, đoàn kết.

b. Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài

Hoạt động của học sinh

- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: cà cuống, niềng niễng, tóe nước.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài lên bảng.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc lại bài.

- HS trả lời

- Lời người cha“ Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng...sức mạnh” . - Lời cha được ghi sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng.

- Học sinh luyện viết bảng con.

- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc và chép bài vào vở.

(24)

vào vở.

- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh.

- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.

c. Nhận xét, chữa bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp bài.

- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

(9').

Bài tập 2:

a. l hay n

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập, 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b. i hay iê

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài bạn trên bảng.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên yêu cầu cả lớp đọc các từ trong bài tập sau khi đã điền đúng.

Bài 3: Tìm các từ:

a. Chứa tiếng có âm l hay n.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên hỏi:

- Chỉ người sinh ra bố: ông bà…

- Trái ngĩa với nóng:

- Cùng nghĩa với không quen:

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập sau khi đã điền đúng từ.

- Học sinh lắng nghe và soát lỗi, chữa lỗi bằng bút chì.

- Học sinh nộp vở theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập, 1 học sinh lên bảng làm bài.

a) Lên bảng, nên người, ăn no, lo lắng.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

b) Mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm mười.

- Học sinh nhận xét bài bạn trên bảng.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc theo yêu cầu.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh trả lời.

- Chỉ người sinh ra bố: Ông bà nội.

- Trái nghĩa với nóng: Lạnh.

- Cùng nghĩa với không quen: Lạ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập sau khi đã điền đúng từ.

(25)

b. Chứa tiếng có vần in hay vần iên:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên hỏi:

- Trái nghĩa với dữ:

- Chỉ người tốt có phép lạ:

- Có nghĩa là quả, thức ăn đến độ ăn được:

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập sau khi đã điền đúng từ.

c. Chứa từ có tiếng vần ắt hay vần ăc.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên hỏi:

- Có nghĩa là cầm tay đưa đi:

- Chỉ hướng ngược với nam:

- Có nghĩa là dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật:

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập sau khi đã điền đúng từ.

C. Củng cố, dặn dò: (5') - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau .

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh trả lời.

- Trái nghĩa với dữ: hiền.

- Chỉ người tốt có phép lạ: tiên.

- Có nghĩa là quả, thức ăn đến độ ăn được: chín.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập sau khi đã điền đúng từ.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh trả lời.

- Có nghĩa là cầm tay đưa đi: dắt.

- Chỉ hướng ngược với nam: bắc.

- Có nghĩa là dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật: cắt.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập sau khi đã điền đúng từ.

- Lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 42 :

Nhắn tin

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài. Hiểu nội dung 2 tin nhắn trong bài. Hiểu cách viết 1 tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý).

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ: quà sáng, lồng bàn, quét nhà, que chuyền, quyển,…

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh yêu thích môn học.

* Giáo dục QTE:Hoạt động 2.

- Quyền được tham gia viết tin nhắn.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa, sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

(26)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng đọc bài Câu chuyện bó đũa và trả lời câu hỏi.

+ Câu chuyện có những nhân vật nào ? - Thấy các con không thương yêu nhau, ông cụ làm gì ?

- Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa ?

- Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- Các em đã biết cách trao đổi bằng bưu thiếp, điện thoại. Hôm nay cô sẽ dạy chúng ta một cách trao đổi khác nữa đó là tin nhắn.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc:(10')

* Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng nhắn nhủ thân mật.

* Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:

a) Đọc từng câu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viênhướng dẫn học sinh đọc từ khó: nhắn tin, Linh, lồng bàn, quét nhà, bộ que chuyền, quyển.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

b.Đọc từng mẩu tin nhắn trước lớp:

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- 3 học sinh lên bảng đọc bài Câu chuyện bó đũavà trả lời câu hỏi.

- Câu chuyện có năm nhân vật: Ông cụ và bốn người con.

- Ông cụ rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con: ông đặt một túi tiền, một bó đũa lên bàn, gọi các con lại và nói sẽ thưởng túi tiền cho ai đó bẻ được bó đũa.

- Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ. Vì không thể bẻ cả bó đũa.

- Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh đọc từ khó trong bài:nhắn tin, Linh, lồng bàn, quét nhà, bộ que chuyền, quyển.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

(27)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

+ Em nhớ quét nhà,/học thuộc lòng hai khổ thơ/và làm ba bài tập toán chị đã đánh dấu.//

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

c) Đọc từng mẩu tin nhắn trong nhóm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm từng mẩu tin nhắn.

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm thi đọc, lớp chú ý nghe và nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

3. Tìm hiểu bài: (10') - Giáo viên hỏi:

+ Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách nào?

+ Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?

+ Chị Nga nhắn cho Linh những gì?

+ Hà nhắn cho Linh những gì?

* Giáo dục QTE:Em cần nhắn tin cho ai?Vì sao em phải nhắn tin?

+ Nội dung em nhắn tin là gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành viết tin nhắn.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố dặn dò: (5')

- Bài học giúp em hiểu gì về cách viết nhắn tin?

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Một số học sinh đọc câu dài.

+ Em nhớ quét nhà,/ học thuộc lòng hai khổ thơ / và làm ba bài tập toán chị đã đánh dấu. //

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh luyện đọc trong nhóm từng mẩu tin nhắn.

- Đại diện các nhóm thi đọc, lớp chú ý nghe và nhận xét.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh. Nhắn bằng cách viết ra giấy.

- Lúc chị Nga đi, chắc còn sớm, Linh đang ngủ ngon, chị Nga không muốn đánh thức Linh. Lúc Hà đến, Linh không có nhà.

+ Nơi để quà ăn sáng, các việc cần làm ở nhà, chiều chị Nga về.

+ Hà mang đồ chơi cho Linh, nhờ Linh mang sổ bài hát đi cho Hà mượn.

+ Học sinh trả lời.

+ Học sinh nêu.

- Học sinh thực hành viết nhắn tin và nối tiếp đọc bài viết.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 03 tháng 12 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều) Thứ tư, ngày 09 tháng 12 năm 2020 LUYỆN TOÁN

Luyện các phép trừ dạng đã học

(28)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức.

- Củng cố cách tính nhẩm, bảng cộng , bảng trừ và cách đặt rính rồi tính - Củng cố giải bài toán có văn

2. Kĩ năng: củng cố kĩ năng tính toán cho HS.

3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sách thực hành Tiếng việt và toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: (5p)

2 hs lên bảng làm - GV nhận xét B, Bài mới:30' 1, GTB

2, Thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính

? Bài có mấy yêu cầu? là những yêu cầu nào?

GV nhận xét Bài 2: Tính

- Gọi học sinh đọc yêu cầu - 3 hs đặt tính

- Nhận xét Bài 3 : Tìm x

- GV cho hs nêu yêu cầu - Hướng dẫn cách làm - Gọi hs đọc đề bài Bài 4:

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gi?

- Gọi học sinh nêu tóm tắt

- 2 hs làm - HS nx

- Học sinh nêu yêu cầu

- Làm vở, đọc kết quả, lớp nhận xét

- Nêu yêu cầu

- Học sinh lên bảng làm - Lớp làm vở

- Nhận xét

- 1 hs lên bảng làm - Lớp làm vở

- Nhận xét

- 2 hs đọc tóm tắt

(29)

- GV nhận xét chấm bài.

III, Củng cố dặn dò:5' - Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh về nhà làm tiếp tiết 2

- Nhìn tóm tắt dọc đề bài toán - Học sinh lên bảng làm - Lớp làm vở

- Nhận xét

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VĂN HÓA GIAO THÔNG

Bài 4: Giúp đỡ người gặp khó khăn trong tham gia giao thông

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được giúp đỡ người khác gặp khó khăn trên đường khi tham gia giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.

2. Kĩ năng:

- Có hành động đẹp giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn trên đường.

3. Thái độ:

- Học sinh thực hiện và vận động bạn bè, người thân có ý thức giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn trên đường.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về giao thông trong đồ dùng học tập của trường.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Học sinh:Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên 1.Trải nghiệm:(5’)

- Giáo viên hỏi:

+ Ở lớp, những bạn nào tự đi bộ đến trường?

+ Khi đi đi bộ trên đường em đã bao giờ gặp một người nào đó cần mình giúp đỡ không?

+ Khi họ cần giúp đỡ thì em có sẵn sàng giúp họ không? Em đã làm gì trong những

Hoạt động của hs - Phương án trả lời

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời câu hỏi.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

(30)

tình huống như vậy?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Vậy khi chúng ta đi trên đường mà gặp người tham gia giao thông gặp khó khăn chúng ta sẽ xử lý như thế nào? Cô và các con cùng vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động cơ bản: (12')

-Giáo viênkể câu chuyện “Đi chậm thôi bạn nhé!”.

- Giáo viên nêu câu hỏi:

- Tại sao Thanh phải nghỉ học mấy hôm?

- Vì sao Trang rất vui khi thấy Thanh đi học lại?

- Trang đã giúp đỡ Thanh đi đến trường bằng cách nào?

- Em có muốn kết bạn với Trang không?

Tại sao?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

3. Hoạt động thực hành: (15') Bài 1:

-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình trong sách trang 18,19 và gọi học sinhđọc yêu cầu bài 1.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trong thời gian là 3 phút các nội dung sau:

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi.

-Vì Thanh bị té, cổ chân bị sưng không thể đi học được.

- Khi thấy Thanh đi học lại, Trang rất vui vì đã có bạn đi cùng đến trường cho vui.

- Nhưng chân Thanh còn đau lắm nên cần được giúp đỡ. Thế là Trang đã xách cặp dùm bạn và còn đưa vai cho bạn vịn vào và còn dặn Thanh là đi chậm thôi nhé!

- Em có muốn kết bạn với bạn Trang tại vì bạn Trang biết giúp đỡ và quan tâm tới bạn khi bạn gặp khó khăn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh và đọc yêu cầu bài 1.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu.

- Học sinh trả lời trong nhóm.

- Học sinh trả lời trong nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(31)

+ Tranh vẽ gì?

+Em sẽ làm gì nếu gặp các trường hợp đó?

Tại sao em làm như vậy?

-Giáo viên gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Khi người trên đường gặp khó khăn chúng ta cần phải giúp đỡ họ. Giúp đỡ người gặp khó khăn trên đường là thể hiện nếp sống văn minh.

- Giáo viên gọi 3-5 học sinh đọc lại ghi nhớ.

4. Hoạt động ứng dụng: (5') Bài 1:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mẫu chuyện trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 trong 2 phút: Theo em, tại sao Long từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Khôi ?

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Giúp đỡ người khác phải có lòng chân thành và lời nói phải nhẹ nhàng, dễ nghe.

Bài 2:

- Giáo viên yêu cầu học sinhthảo luận nhóm 4 và đóng vai tình huống vừa rồi.

- Giáo viên gọi 2 nhóm lên đóng vai tình huống, nhóm khác nghe và nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên kết luận:

Lời nói lịch sự, chân thành Là món quà quý bạn dành cho ta

- 5 học sinh đọc ghi nhớ.

- Học sinh đọc theo yêu cầu.

- Học sinh thảo luận theo nhóm 2 và trả lời câu hỏi

- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thảo luận và đóng vai.

- 2 nhóm lên đóng vai tình huống trước lớp, nhóm khác nghe và nhận xét.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe ghi nhớ.

- Học sinh đọc ghi nhớ.

- Học sinh đọc lại các ghi nhớ.

- Học sinh lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn