• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án lớp 1 Tuần 19 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án lớp 1 Tuần 19 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19

Thứ hai ngày tháng năm 20 Đạo đức:

LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: HS nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo 2. Kỹ năng: HS biết vì sao phải lễ phép với thày giáo, cô giáo.

Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

3. Thái độ: Giáo dục các em phải biết kính trọng lễ phép tất cả với các thầy, cô giáo.

II. Chuẩn bị:

- GV: tranh bài tập 2 phóng to - HS: vở bài tập Đạo đức, màu III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1:

- Bài tập 1:

- Yêu cầu HS tham gia đóng vai - Nhận xét, tuyên dương

Kết luận:

- Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần phải hỏi lễ phép - Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần phải đưa hai tay

- Lời nói khi đưa: Thưa cô, thưa thầy dạ đây ạ ! - Lời nói khi nhận lại: Em cảm ơn thầy (cô) !

* Hoạt động 2:

- Yêu cầu HS tô màu vào tranh - Theo dõi uốn nắn

- Nhận xét, tuyên dương

Kết luận: Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo cô giáo dạy.

* Hoạt động 3:

- Kể về bạn lễ phép và vâng lời thầy, cô giáo - Nhận xét, tuyên dương

* Dặn dò: Thực hiện đúng - Nhắc nhở những bạn chưa tốt

- Thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét

- Vẽ màu vào quần áo

* HS hiểu được thế nào là lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

- Thảo luận nhóm - Trình bày

- HS thực hiện

(2)

Thủ công:

GẤP MŨ CALÔ (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: HS biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.

2. Kĩ năng: Gấp được cái mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận và khéo léo.

II. Chuẩn bị:

- GV: 1 chiếc mũ ca lô, 1 tờ giấy hình vuông to.

- HS: giấy vở có kẻ ô.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Kiểm tra đồ dùng 1. Giới thiệu bài:

- Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em gấp một thứ đồ chơi mới đó là gấp mũ ca lô.

- Cho 1 HS đội thử mũ ca lô.

2. GV hướng dẫn mẫu:

GV hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông - Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật.

- Miết nhiều lần theo đường gấp. Sau đó xé (cắt) phần giấy thừa ta sẽ được tờ giấy hình vuông.

- GV cho HS gấp tạo hình vuông từ tờ giấy nháp.

- Đặt tờ giấy hình vuông trước mặt, gấp đôi hình vuông theo đường chéo ở hình 2 được hình 3.

- Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa, sau đó mở ra gấp một phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm đường dấu giữa.

Lật hình đó ra mặt sau và cũng gấp đường tương tự.

Hướng dẫn cho đến khi hình thành chiếc mũ calô.

* Dặn dò tiết sau

- Nghe giới thiệu

- Cả lớp quan sát mẫu, nhận xét.

- Lắng nghe, quan sát.

- HS gấp tạo hình vuông từ tờ giấy nháp.

- Tập gấp vào giấy nháp.

(3)

Toán:

MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai.

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số: 11 (12) gồm 1 chục và 1 (2) đơn vị.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận trong học toán.

II. Chuẩn bị:

- GV: bó chục que tính và que tính rời.

- HS: nt

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: KT bài: Một chục. Tia số

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:Ghi đề bài 2. Giới thiệu số 11:

Tay phải cầm 1chục qtính, tay trái cầm 1 qt.

- Mười qtính thêm một qtính là mấy que tính Ghi bảng: 11

- 10 còn gọi là mấy chục?

- 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

Số 11 gồm hai chữ số 1 viết liền nhau.

3. Giới thiệu số 12:

Tay trái cầm 10 qtính, tay phải cầm 2 qtính.

- Tay trái cô cầm mấy que tính?

- Thêm 2 que tính nữa là mấy que tính?

Ghi bảng: 12

Số 12 gồm một chục và 2 đơn vị.

Số 12 gồm 2 chữ số, chữ số 1 đứng trước, chữ số 2đứng sau.

4. Thực hành:

* Bài 1: Điền số vào ô trống - Đếm số ngôi sao và làm bài.

* Bài 2: Vẽ thêm chấm tròn (theo mẫu) - Hướng dẫn HS làm bài

* Bài 3: Tô màu 11 hình tam giác và 12 hình vuông.

5. Củng cố, dặn dò:

- HS thực hiện

- Nghe giới thiệu - ... là 11 que tính - Vài HS nhắc lại

- 10 còn gọi là một chục.

- Gồm một chục và 1 đơn vị.

- 10 que tính hay một chục q. tính.

- 12 que tính

- Cầm 12 que tính tách thành 1chục và 2 đơn vị.

- Đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài - HS đọc bài làm

- Đọc yêu cầu bài bài tập.

- HS làm bài

- Vẽ 1 chấm tròn vào ô 1 đơn vị.

Vẽ 2 chấm tròn vào ô 2 đơn vị

Tự nhiên và xã hội:

CUỘC SỐNG XUNG QUANH (tt)

I. Mục tiêu bài dạy:

(4)

1. Kiến thức: HS nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét cho học sinh.

3. Thái độ: Có ý thức gắn bó yêu quý quê hương.

II. Chuẩn bị:

- GV: tranh - HS: vở

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hđộng 1:Làm việc theo nhóm với SGK.

HS biết phân tích hai bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ cuộc sống ở nông thôn, bức tranh nào vẽ cuộc sống ở thành phố.

- Cách trình bày:

+ Bước 1: HS quan sát SGK bài 18, 19 đọc và trả lời câu hỏi trong bài.

Hãy nói về cảnh vật nơi bạn sống.

+ Bước 2: Gọi HS trả lời

- Bức tranh ở bài 18 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?

- Bức tranh ở trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết?

* KL: Bức tranh bài 18 vẽ về cuộc sống ở nông thôn. Tranh bài 19 vẽ về cuộc sống ở thành phố. Ở địa phương chúng ta là vùng nông thôn. Là vùng đất chủ yếu làm nghề nông, có một số ít làm nghề đánh cá.

* Hoạt động 2:

- Em hãy nêu một số nghề truyền thống địa phương?

- KL: Mỗi người đều có một nghề để sinh sống

- Củng cố: Học bài gì?

* Dặn dò: Xem lại bài

- Mở SGK BÀI 18, 19 quan sát, trả lời câu hỏi.

- Lần lượt chỉ về các hình trong 2 tranh và nói những gì em nhìn thấy.

- Tranh/ 38, 39 SGK vẽ về cuộc sống ở nông thôn. Vì trong tranh vẽ cảnh cánh đồng, có hai bác nông dân đang làm việc, trong làng có trường học, trạm y tế, ngôi nhà và cây cổ thụ.

- Vẽ về cuộc sống ở thành phố. Cảnh phố phường, xe cộ đi lại, nhà cửa nhiều.

- HS lắng nghe

* HS khá, giỏi biết nêu một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị.

- HS phát biểu

Chào cờ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm rõ những nội quy, nề nếp do nhà trường đề ra.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tập xếp hàng cho học sinh, biết lắng nghe và giữ trật tự chung.

3. Thái độ: Nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật.

III. Các hoạt động dạy học:

(5)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Lễ chào cờ:

- Tổng Phụ trách ổn định đội hình.

- Mời Liên đội trưởng lên điều khiển buổi lễ chào cờ.

2. Đánh giá tình hình tuần qua, phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới.

- GV Tổng phụ trách đánh giá việc thực hiện nội quy, nề nếp của HS trong tuần qua.

- Phổ biến 1 số kế hoạch trong tuần tới.

3. Hiệu trưởng lên nói chuyện đầu tuần.

- Nhận xét, đánh giá các hoạt động.

- Dặn dò HS 1 số điều cần thiết.

4. Kết thúc lễ chào cờ:

- GV cho HS về lớp.

- GV dặn dò HS các việc cần làm trong tuần.

- Ổn định đội hình.

- Liên đội trưởng điều khiển buổi lễ chào cờ.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Xếp hàng vào lớp.

- HS lắng nghe để thực hiện

(6)

Thứ ba ngày tháng năm 20

Toán:

MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được mỗi số 13: gồm 1 chục và 3 đơn vị 14: gồm 1chục và 4 đơn vị

15: gồm 1chục và 5 đơn vị 2. Kĩ năng: Biết đọc viết các số đó.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận trong học Toán II. Chuẩn bị:

- GV: 1 bó 1 chục que tính và các que tính rời.

- HS: 1 bó 1 chục que tính và các que tính rời.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1:

- Đọc viết số: 11, 12 - Nhận xét

* Hoạt động 2:

* Bài mới:

1. Giới thiệu số 13:

- Đưa 1 bó chục que tính và 3 que tính rời, được tất cả bao nhiêu que tính?

- 13: đọc số: mười ba

- 13: gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- 13: số có mấy chữ số, gồm những chữ số nào?

* Tiếp tục giới thiệu số 14, 15 - Tương tự số 13

3. Luyện tập:

* Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống - Gọi HS đọc số

* Bài 2: Vẽ thêm chấm tròn (theo mẫu) - Quan sát, nhận xét

* Bài 3: Tô màu vào 11 hình tam giác và 12 hình vuông.

- Quan sát, nhận xét

* Dặn dò

- 3 HS - Nhận xét

- HS làm theo

- Đọc cá nhân,tổ, lớp - Gồm 1 chục và 3 đơn vị - 13 số có 2 chữ số

Giải lao

- Nối tranh với mỗi số thích hợp - Đọc kết quả

- Nhận xét

- Đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài

- Đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài

(7)

Luyện tập Toán

:

Luyện bài 70: Mười một. Mười hai

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố: Nhận biết số 11 gồm 1chục và 1 đơn vị 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng: Biết đọc, viết các số đó.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

- GV: Vở Bài tập Toán 1 III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hướng dẫn HS làm Bài tập Bài 1: BT yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hướng dẫn HS đếm số quả, số con vật có trong hình rồi điền số thích hợp vào ô trông.

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Một chục chấm tròn gồm có mấy chấm tròn?

- Hướng dẫn HS vẽ thêm chấm tròn cho đủ một chục và số đơn vị mà BT yêu cầu.

Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của BT.

- Trong hình vẽ có mấy ngôi sao và mấy quả táo?

- BT yêu cầu chúng ta tô màu mấy ngôi sao và mấy quả táo.

- Yêu cầu HS đếm rồi tô màu cho đúng Bài 4: BT yêu cầu gì?

- Gọi 2 HS đếm từ 1 đến 11 và từ 1 đến 12

- Yêu cầu HS viết số vào ô trống theo thứ tự

* Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học và dặn dò HS

- Điền số thích hợp vào ô trống - Làm bài.

- Vẽ thêm chấm tròn.

- Một chục chấm tròn có 10 chấm tròn.

- Làm bài.

- Tô màu 11 ngôi sao và 12 quả táo.

- 15 ngôi sao và 18 quả táo.

- Nhắc lại yêu cầu.

- Tô màu.

- Điền số theo thứ tự vào ô trống.

- 2 HS đếm.

- Làm bài.

- Lắng nghe.

(8)

Thứ tư ngày tháng năm 20 Toán:

MƯỜI SÁU, MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết mỗi số (16,17,18,19) gồm một chục và một số đơn vị (6,7,8,9)

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết các số đó; điền được các số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 trên tia số

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận trong học Toán II. Chuẩn bị:

- GV: sách, que tính

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Bài cũ: Viết số 13, 14, 15 Bài mới:

1. Giới thiệu:

* Số 16

- Hãy lấy 1 bó chục qtính và 6 que tính rời - GV ghi 16

- Hỏi: 16 gồm 1 chục và mấy đơn vị - 16 là số có mấy chữ số

- Vị trí chữ số thế nào?

* Tương tự: 17, 18, 19

- Hôm nay ta học những số nào?

- Các số đó là số có mấy chữ số 2. Luyện tập:

* Bài 1: Viết số Câu a)

Câu b) - Hướng dẫn HS làm bài - Gọi HS lên bảng làm

* Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống - Hướng dẫn HS làm bài

- Gọi HS đọc số

* Bài 3: Nối mỗi tranh với một số thích hợp

* Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số

- Hướng dẫn HS làm bài - Chấm - nhận xét

* Dặn dò:

- 2 HS - Nhận xét

- HS thực hiện - Đính số 16

- Viết số 1 sau đó viết thêm số 6 vào bên phải số 1.

- 17, 18, 19 - Có 2 chữ số Giải lao

- Viết số

- Đếm và điền số - HS lên bảng viết số - Đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài

- HS đọc số

- Đọc yêu cầu bài tập

- Đếm số con vật trong tranh và nối.

- Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số.

- HS đọc và viết số.

- HS thực hiện

(9)

Luyện tập Toán:

Luyện bài Mười ba, mười bốn, mười lăm

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: HS nhận biết số 13, 14, 15 gồm 1 chục và 3 (4, 5) đơn vị.

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết các số đó.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

- GV: Vở Bài tập Toán 1 III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hướng dẫn HS làm Bài tập Bài 1: BT yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gọi 2 HS đếm từ 10 đến 15 và từ 15 đến 10.

- Hướng dẫn HS điền số vào ô trống Bài 2: BT yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hướng dẫn HS đếm số ngôi sao có trong mỗi hình rồi điền số thích hợp vào ô trống

Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của BT.

- Gọi HS lần lượt nêu các số 10, 11, 12, 13, 14, 15 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?

- Yêu cầu HS viết vào vở.

Bài 4: BT yêu cầu gì?

- Trong hình thứ nhất có mấy hình vuông, hình tam giác và đoạn thẳng?

- Yêu cầu HS điền số vào.

- Trong hình thứ hai có mấy hình tam giác và đoạn thẳng?

- Yêu cầu HS điền số vào.

* Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học và dặn dò HS

- Viết số theo thứ tự vào ô trống - 2 HS đọc.

- Làm bài.

- Điền số thích hợp vào ô trống.

- Làm bài

- Viết (theo mẫu).

- Một số HS nêu.

- Làm bài.

- Điền số thích hợp vào ô trống.

- 1 hình vuông, 3 hình tam giác, 12 đoạn thẳng.

- Làm bài.

- 2 hình tam giác và 15 đoạn thẳng.

- Lắng nghe.

(10)

Thứ năm ngày tháng năm 20 Toán:

HAI MƯƠI. HAI CHỤC

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết số hai mươi gồm 2 chục.

2. Kĩ năng: Biết đọc viết số 20; phận biệt số chục, số đơn vị.

3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

- GV: Các bó chục que tính - HS: que tính, sách

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Bài mới:

1. Giới thiệu số 20:

- Em hãy lấy một thẻ 10 que tính rồi lấy thêm 1 thẻ 10 que tính nữa

10 que tính và 10 que tính là mấy?

1 chục que tính và 1 chục que tính là mấy chục que tính?

- Hai mươi còn gọi là gì?

- GV ghi 20

- Hai mươi gồm có mấy chục và mấy đơn vị?

- Số 20 có mấy chữ số?

2. Luyện tập:

* Bài 1:

Viết các số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10, rồi đọc các số đó.

- Hướng dẫn HS viết - Quan sát, nhận xét

* Bài 2:

Trả lời câu hỏi

Mẫu: Số 12 gồm một chục và 2 đơn vị

* Bài 3: Điến số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó.

- Trò chơi: Đếm số đồ vật - Nhận xét tuyên dương Dặn dò:

- HS thực hiện - 20 que tính - 2 chục que tính - hai chục

- Đính 20

- 2 chục và 0 đơn vị - hai chữ số, số 2 và số 0

10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20.

- HS trả lời theo mẫu

- Viết số vào dưới mỗi vạch - Viết theo mẫu

- 2 đội chơi - HS thực hiện

(11)

Thứ sáu ngày tháng năm 20 SHTT:

SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: Đánh giá những ưu khuyết điểm của học sinh về tất cả các mặt.

b/ Kỹ năng: HS biết lắng nghe và ghi nhận để phấn đấu

c/ Thái độ: HS biết yêu trường, yêu lớp và có ý thức tập thể cao.

II. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức:

- Yêu cầu HS giữ trật tự - Cho cả lớp hát một bài 2. GV cùng HS sinh hoạt:

- GV hướng dẫn HS sinh hoạt - GV nhắc lại, chốt và nhận xét.

- Mời HS bình bầu một số bạn học tốt và chăm ngoan.

3. GV đáng giá:

GV khen một số em đã có tiến bộ

Nhắc nhở các em học chưa tốt cần cố gắng:

4. Phương hướng:

- Duy trì nề nếp, tác phong.

- Đi học chuyên cần - Đồ dùng học tập đầy đủ

- Đến lớp trật tự trong giờ học, tập trung chú ý nghe giảng và phát biểu xd bài.

- Khắc phục những tồn tại chưa thực hiện.

- Những em học chưa tốt cần cố gắng.

5. Tổng kết:

- Nêu một số ph. hướng cho tuần tới.

- Nhận xét tiết sinh hoạt.

- Lớp ổn định, hát một bài

- Các TT báo cáo về các hoạt động cho LT. LT báo cáo cho cô giáo.

- HS lắng nghe

- HS xung phong bình bầu

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- Lắng nghe để thực hiện.

- Múa hát tập thể.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

đường dấu gấp cho đến hết tờ giấy, sau đó gấp đôi lại để lấy dấu giữa (H.6), ta được đôi cánh bướm thứ nhất. Hình 6

.Bước 3: Gấp thành tàu thủy hai ống khói Gấp tờ giấy hình vuông làm bốn phần bằng nhau để lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa.. Mở tờ giấy ra,đặt tờ giấy

Gấp đôi hình vuông theo đường chéo,gấp đôi tiếp để lấy đường dấu giữa,sau đó mở ra gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và

Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp, thâm dụng

Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào sao cho 4 điểm của hình vuông tiếp giáp nhau ở điểm O và các mép giấp gấp vào nằm đúng đường.

Gấp đôi hình tam giác sau đó mở ra để lấy đường dấu giữa.. Bước 2: Gấp tạo hai chân trước

Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra. Gấp đôi tiếp hình 3 theo chiều ngang để lấy

Cho 19 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng nằm trong một hình lục giác đều có cạnh bằng 1.. 1) Chia lục giác đều cạnh bằng 1 thành 6 tam giác đều có cạnh bằng