• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

Ngày soạn: 04/ 11/ 2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2019 Học vần

Bài 39: au, âu I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: au, âu, cây cau, cái cầu.

- Đọc được câu ứng dụng: Chào Mào có áo màu nâu.

Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Bà cháu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt . - Rèn chữ để rèn nết người

- Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của gv

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh đọc và viết: eo, ao, chú mèo, ngôi sao.

- Đọc câu ứng dụng: Suối chảy rì rào.

Gió reo lao xao Bé ngồi thổi sáo.

- Giáo viên nhận xét.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

* Vần au

a. Nhận diện vần: (3’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: au - Gv giới thiệu: Vần au được tạo nên từ a và u.

- So sánh vần au với ao.

- Cho hs ghép vần au vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn: (10’) - Gv phát âm mẫu: au.

- Gọi hs đọc: au.

- Cho hs ghép tiếng cau vào bảng gài.

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần au.

- Nhiều hs đọc.

- Hs ghép tiếng cau.

(2)

- Gv viết bảng cau và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng cau.

(Âm c trước vần au sau.)

- Cho hs đánh vần và đọc: cờ- au- cau.

- Yêu cầu hs ghép từ cây cau.

- Gọi hs đọc toàn phần: au- cau- cây cau.

* Vần âu: (13’)

(Gv hướng dẫn tương tự vần au.) - So sánh au với âu.

(Giống nhau: Kết thúc bằng u. Khác nhau: âu bắt đầu bằng â).

c. Đọc từ ứng dụng: (7’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: rau cải, lau sậy, châu chấu, sáo sậu.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7’)

- Gv giới thiệu cách viết: au, âu, cây cau, cái cầu.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (17’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Chào Mào có áo màu nâu Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có vần mới: màu, nâu, đâu.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện viết: (7’)

- Gv nêu lại cách viết: au, âu, cây cau, cái cầu.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- G v nhận xét.

b. Luyện nói: (6’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Bà cháu.

+ Hai cháu đang làm gì?

+ Con có thích chơi cùng bà không?

+ Con đã giúp bà điều gì chưa?

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đánh vần và đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs thực hành như vần au.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

(3)

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 40.

_________________________________________

Toán

Bài 35: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 3.

- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép trừ.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh làm bài:

+ Số? 6 – 3 + 0 = ... 6 = 0 + ...

6 – 4 + 0 = ... 6 = 4 + ...

6 - 5+ 0 = ... 5 = 6 - ...

+ (>, <, =)?

2 + 0 .... 6 6 – 2 .... 2 + 3 3 + 3 .... 1 + 3 4 + 1 .... 6 - 0 - Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Luyện tập:

Bài 1: (6’) Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa.

- Đọc kết quả và nhận xét.

Bài 2: (7’) Số?

- Muốn diền số ta làm thế nào?

- Cho hs làm bài.

- Cho hs chữa bài.

Bài 3: (6’) ±?

- Cho hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs tự điền dấu cho phù hợp với phép tính.

Hoạt động của hs - 2 hs làm bài.

- 2 hs làm bài.

- Hs làm bài.

- 4 hs lên bảng làm.

- Vài hs thực hiện.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

(4)

- Cho hs nhận xét bài.

Bài 4: (5’) Viết phép tính thích hợp:

- Yêu cầu hs xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 2 – 1 = 1; 3 – 2 = 1.

- Gọi hs chữa bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Trò trơi “Đoán kết quả nhanh”

- Gv nhận xét giờ học. Về làm bài vào vở ô li.

- Hs nhận xét.

- Hs làm theo cặp.

- Vài hs thực hiện.

- Hs kiểm tra chéo.

_________________________________________

Ngày soạn: 04/ 11/ 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2019 Học vần Bài 40: iu, êu I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết đọc và viết được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.

- Đọc được câu ứng dụng: “Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả”.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: “Ai chịu khó?”

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: “Ai chịu khó?”.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người.

- Tự tin trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs đọc và viết: rau cải, lau sậy, châu chấu, sáo sậu.

- Gọi hs đọc: Chào mào có áo màu nâu Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.

- Giáo viên nhận xét.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần mới:

* Vần iu

a. Nhận diện vần: (3’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: iu - Gv giới thiệu: Vần iu được tạo nên từ i và u.

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

(5)

- So sánh vần iu với au.

- Cho hs ghép vần iu vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn: (10’) - Gv phát âm mẫu: iu.

- Gọi hs đọc: iu.

- Cho hs ghép tiếng rìu vào bảng gài.

- Gv viết bảng rìu và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng rìu.

(Âm r trước vần iu sau, thanh huyền trên i.) - Cho hs đánh vần và đọc: rờ- iu- riu- huyền- rìu.

- Yêu cầu hs ghép từ lưỡi rìu

- Gọi hs đọc toàn phần: iu- rìu- lưỡi rìu.

* Vần êu: (13’)

(Gv hướng dẫn tương tự vần iu.) - So sánh êu với iu.

(Giống nhau: Kết thúc bằng u. Khác nhau: êu bắt đầu bằng ê, còn iu bắt đầu bằng i).

c. Đọc từ ứng dụng: (7’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7’)

- Gv giới thiệu cách viết: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (17’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: đều, trĩu.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện viết: (7’)

- Gv nêu lại cách viết: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần iu.

- Nhiều hs đọc.

- Hs ghép vần rìu.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đánh vần và đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Thực hành như vần iu.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

(6)

b. Luyện nói: (6’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Ai chịu khó?

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gợi ý để hs trả lời:

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Trong số các vật đó con nào chịu khó?

+ Em đã chịu khó học bài và làm bài chưa?

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 41.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

_______________________________

Toán

Bài 36: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4.

- Biết làm tính trừ trong phạm vi 4.

2. Kỹ năng: - Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ: - Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ đồ dùng dạy toán, các mô hình phù hợp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh làm bài:

1+ 3= 3- 2=

4- 0= 4+ 1=

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạmvi 4:

- GV giới thiệu lần lượt các phép trừ: 4 – 1 = 3, 4 – 2 = 2, 4 – 3 = 1. (10’)

- Tương tự phép trừ trong phạm 3: Gv giới thiệu phép trừ 4 - 1= 3 như sau:

* Bước 1:

- Cho hs quan sát tranh trong sách giáo khoa và gợi ý cho học sinh nêu bài toán.

- Cho học sinh nêu phép tính: 4- 1= 3 và đọc.

- Các phép tính khác nêu tương tự.

- Gv ghi lại phép tính ở trên bảng và cho học sinh đọc.

Hoạt động của hs - 2 hs làm bài trên bảng.

- Hs nêu bài toán tương tự phép trừ trong phạm vi 3.

- Học sinh đọc phép tính.

(7)

* Bước 2: Gv cho học sinh ghi nhớ bảng trừ bằng cách cho hs đọc một vài lượt rồi xóa dần bảng.

* Bước 3: - Gv hướng dẫn học sinh nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

- Tiến hành tương tự Phép trừ trong phạm vi 3.

2. Thực hành:

Bài 1: (5’) Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài; Gv quan sát.

- Cho hs đọc và nhận xét.

- Nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ: 3 + 1 = 4 1 + 2 = 3

4 – 3 = 1 3 – 1 = 2 4 – 1 = 3 3 – 2 = 1 Bài 2: (5’) Tính:

- Cho hs nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu tính theo cột dọc.

- Cho hs nhận xét.

Bài 3: (6’) Viết phép tính thích hợp:

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh nêu thành bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 4- 1= 3

- Gọi hs lên bảng làm.

- Cho hs nhận xét.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Trò chơi: “Thi tìm kết quả nhanh”.

- Học sinh chơi, gv nhận xét giờ học.

- Về làm bài tập vào vở ô ly. Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 5.

- Hs đọc lại các phép tính:

4 – 1 = 3; 4 - 2= 2;

4 – 3 = 1 2 + 2 = 4 1 + 3 = 4 4 – 2 = 2 4 – 1 = 3 4 – 3 = 1

- Hs làm bài.

- Vài hs thực hiện.

- Hs nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Học sinh làm bài tập.

- Hs nêu.

- Hs làm việc theo cặp.

- Vài hs lên bảng làm.

- Hs nhận xét.

- Hs kiểm tra chéo.

_______________________________________

Ngày soạn: 05/ 11/ 2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2019 Học vần ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1. Kiến thức: Đọc, viết được các vần đã học.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt . - Rèn chữ để rèn nết người

(8)

- Tự tin trong giao tiếp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các bảng ôn trong sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs đọc và viết: líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi.

- Gọi hs đọc: Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.

- Giáo viên nhận xét.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Ôn tập:

a. Ôn các vần và tiếng đã học: (23’) - Yêu cầu hs ôn các bài 31, 37.

- Cho hs đọc các vần trong bảng ôn.

- Học sinh đọc cá nhân.

- Yc hs đọc theo nhóm.

- Lớp đọc đồng thanh.

- Tổ chức cho hs thi đọc bài trước lớp.

b. Đọc các từ, câu ứng dụng: (17’)

- Ghi bảng các từ ứng dụng và cho hs đọc.

- Cho hs đọc các câu ứng dụng.

c. Luyện viết: (13’)

- Hướng dẫn hs viết lại các chữ trong bài 31, 37.

- Cho hs viết bảng con.

- GV đọc cho hs viết.

- GV uốn nắn sủa sai hs.

- GV nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học.

Hoạt động của hs

- 4 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân.

- Hs đọc theo nhóm 4.

- Hs đại diện nhóm thi đọc.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs đọc cá nhân.

- Hs đọc theo nhóm 4.

- Hs đại diện nhóm thi đọc.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs viết bài.

_____________________________________

Toán

Bài 37: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1. Kiến thức:

- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 3 và phạm vi 4.

- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

* Điều chỉnh: BT5 Làm ý b thay cho làm ý a.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ đồ dùng dạy toán.

(9)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’) Tính:

- Gọi hs làm bài.

4 3 4 3 - - - - 2 2 3 1

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu 2. Luyện tập:

Bài 1: (5’) Tính:

- Cho hs tự tính theo cột dọc.

- Cho hs nhận xét bài.

Bài 2: (5’) Số?

- Muốn điền số ta làm như thế nào?

- Yêu cầu hs làm bài.

- Nhận xét bài làm.

Bài 3: (6’) Tính:

- Cho hs nêu cách tính: 4 – 1 - 1=

- Tương tự cho hs làm hết bài.

- Cho hs nhận xét bài.

Bài 4: (5’) (>, <, =)?

- Cho hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs tính rồi so sánh kết quả và điền dấu thích hợp.

- Cho hs nhận xét.

Bài 5: (5’) Viết phép tính thích hợp.

- Điều chỉnh: Làm ý b thay cho làm ý a.

- Cho hs quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.

- Gọi hs lên bảng làm bài.

- Nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài.

Hoạt động của hs - 2 hs lên bảng làm.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm bài.

- Hs nhận xét.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 2 hs làm trên bảng.

- Hs nhận xét.

- Hs làm bài.

- Hs làm trên bảng.

_______________________________________

Phòng học trải nghiệm Bài 10: LẮP GHÉP HÌNH KHỐI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh biết lắp ghép các hình khối 2. Kĩ năng: Biết cách vận dụng, áp dụng vào trong toán học.

3. Thái độ:

(10)

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Bộ lắp ghép hình que.

III. TIẾN TRÌNH

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: (3’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh vào vị trí nhóm mình.

- Yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận bộ thiết bị.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- YC 1 số học sinh nêu lại tên các hình vuông, trong, tam giác.

3. Giới thiệu cách lắp ghép hình khối, hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ: (10’)

- Giáo viên gọi hs đọc các hình khối.

- Yêu cầu học sinh mở hộp thiết bị lắp ghép hình que và quan sát giáo viên giới thiệu lấy từng chi tiết lắp ghép thành các hình khối.

4. Học sinh thực hành lắp lắp ghép các hình khối: (20’)

- Tổ chức cho học sinh hoạt động tương tác: lắp ghép các hình khối.

- Gọi một số học sinh trình bày lại cá nhân trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Lắp sáng tạo các số ra sản phẩm mới.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học – HD tiết sau: (2’) - Gọi học sinh đọc lại các hình vừa ghép.

- Tổng hợp kiến thức.

- Hs thực hiện.

- Nhận thiết bị.

- 3 – 4 hs nhắc lại.

- Hs đọc.

- Hs quan sát, nghe cô giới thiệu.

- Hs thực hiện.

- Hs trình bày.

- Hsnx, bổ sung.

- Hs thực hiện trao đổi trong nhóm, lắp.

- Hs nhắc lại kiến thức có trong bài mà các con nhớ được.

__________________________________

Hoạt động Ngoài giờ

CHÚNG EM HÁT VỀ THẦY, CÔ GIÁO.

I. MỤC TIÊU

- Hs biết kính trọng, biết ơn, yêu quí các thầy giáo, cô giáo.

- Bước đầu hình thành cho hs kĩ năng tự tin, kĩ năng hợp tác trong hoạt động.

- Tạo không khí hồ hởi học tập, rèn luyện trong lớp học.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: Các bài hát, hoa và quà tặng III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

* Hoạt động 1: Chuẩn bị: (5’)

- Thành lập ban tổ chức, bao gồm: Gv chủ nhiệm các lớp, đại diện nhà trường, tổng phụ trách Đội.

- Lắng nghe.

(11)

- Gv chủ nhiệm phổ biến kế hoạch trước 1-2 tuần - Hd hs xây dựng chương trình và tập luyện các tiết mục văn nghệ…

- Dự kiến khách mời…

* Hoạt động 2: Tiến hành (25’)

- Chương trình buổi liên hoan văn nghệ có thể tiến hành như sau:

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu khách mời.

+ Trưởng ban tổ chức khai mạc biểu diễn.

+ Đại diện hs lên tặng hoa và chúc mừng các thầy cô giáo.

+ Đại diện các thầy cô giáo lên phát biểu.

+ Các tiết mục văn nghệ được trình diễn theo kế hoạch.

+ Kết thúc chương trình, lớp trưởng thay mặt lên cám ơn các thầy cô giáo.

* Hoạt động 3: Nhận xét (5’)

- Nhận xét chung buổi biểu diễn văn nghệ.

- Khen và cảm ơn toàn thể hs tham gia biểu diễn văn nghệ

- Lắng nghe.

- Trình diễn.

- Lắng nghe.

_______________________________________

Ngày soạn: 05/ 11/ 2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 14 tháng 11 năm 2019 Học vần

ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1. Kiến thức: Đọc, viết được các vần đã học.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người - Tự tin trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các bảng ôn trong sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

*Học sinh làm đề kiểm tra A. Đọc, nối: (17’)

Bài 1. Đọc thành tiếng các âm: p, qu, gi, ia, ua.

Bài 2 . Đọc thành tiếng các từ ngữ: đi xe, giỏ quà, quê nhà, mua mía, phố xá.

Bài 3 . Đọc thành tiếng các câu:

cô thu từ quê ra cô cho bé mía

(12)

cho nga quả na cho hà cá cờ

Bài 4. Nối hình vẽ với từ:

Bài 3. Nối ô chữ cho phù hợp

B. Kiểm tra viết: (17’) 1. Chữ:

- k, qu, gi, ch, ia, ua.

2. Từ ngữ:

- thợ nề, quả nho, khế chua, phố xa, chia quà.

3. Câu:

- bố mua ngựa gỗ cho bé hà.

- bà mua nghệ về kho cá.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Giáo viên nhận xét bài của hs.

- Dặn học sinh ôn tập lại bài.

___________________________________________

Toán

Bài 38: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

lọ

sẻ

bố mẹ

nhà bé hà chủ khỉ

mưa bà cho bé

lưa thưa quà quê có dê, thỏ

đi xe

(13)

- Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.

- Biết làm tính trừ trong phạm vi 5.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng dạy toán, các mô hình phù hợp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh làm bài: Tính:

1 + 3 = 3 – 2 = 4 – 0 = 4 + 1 = - Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới: (28’) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học.

2. Các hoạt động:

2.1. Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5:

a, Gv giới thiệu các phép trừ 5 – 1 = 4;

5 – 2 = 3; 5 – 3 = 2; 5 – 4 = 1. (Mỗi phép trừ đều theo 3 bước, tương tự phép trừ trong phạm vi 3).

b, Gv cho học sinh ghi nhớ bảng trừ bằng cách cho các em đọc một vài lượt rồi xóa dần trên bảng.

c, Gv hướng dẫn học sinh nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

- Tiến hành tương tự “Phép trừ trong phạm vi 3”.

2.2. Thực hành:

a. Bài 1: Tính:

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

b. Bài 2: Tính:

- Yêu cầu hs thực hiện các phép tính cộng, trừ.

1+ 4 =5 5-1 = 4 4+1 =5 5- 4 =1

- Hướng dẫn hs nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; tính chất giao hoán của phép cộng.

Hoạt động của hs - 2 hs lên bảng làm bài.

- Hs thực hiện tương tự như phép trừ trong phạm vi 3.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

5 – 1 = 4; 5 – 2 = 3;

5 – 3 = 2; 5 – 4 = 1

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- Hs đọc và nhận xét.

- Hs làm bài cá nhân.

- Hs nêu.

(14)

c. Bài 3: Tính:

- Yêu cầu học sinh viết phép tính phải thẳng cột.

- Cho hs làm bài.

5 5 5 5 4 4 - - - - - - 3 2 1 4 2 1

- Gọi hs nhận xét; cho hs đổi bài kiểm tra.

d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh nêu thành bài toán rồi viết phép tính thích hợp:

5 – 2 = 3 5 – 1 = 4 - Gọi hs thực hiện trước lớp.

- Giáo viên nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (3’)

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: “Thi tìm kết quả nhanh”

- Học sinh chơi, Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài tập vào vở ô ly. Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 5.

- Học sinh làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs làm theo cặp.

- Hs đọc kết quả bài làm.

______________________________________

Văn hóa giao thông

Bài 3: NGỒI SAU XE ĐẠP, XE MÁY AN TOÀN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn.

2. Kĩ năng: Học sinh thực hiện được ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn.

3. Thái độ: Học sinh ý thức được việc ngồi an toàn sau xe đạp, xe máy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Giáo viên: Sách Văn hóa giao thông, tranh phóng to.

- Học sinh: Sách Văn hóa giao thông, bút chì.

III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1. Trải nghiệm: (5’)

- Em đã được người thân chở đi bằng xe đạp, xe máy chưa?

- Khi được người thân chở đi bằng xe đạp, xe máy, em ngồi phía sau như thế nào?

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Giáo viên: Để tìm hiểu thêm thế nào là an toàn khi ngồi sau xe đạp, xe máy chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn.

- Lắng nghe.

* Hoạt động 2. Hoạt động cơ bản: (10’)

(15)

- Giáo viên kể câu chuyện: Chỉ đùa thôi - Học sinh lắng nghe.

+ Tại sao chị em Nghĩa lại bị ngã?

+ Thấy chị em Nghĩa bị ngã, ba của Tấn đã làm gì?

+ Học sinh trả lời.

+ Theo em, khi thấy chị em Nghĩa bị ngã Tấn làm gì?

+ Chúng ta có nên đùa giỡn khi ngồi trên xe như Tấn không?

+ Học sinh trả lời.

+ Học sinh trả lời.

- Giáo viên: Khi đang đi trên đường Tấn đã đùa giỡn với Nghĩa, làm cho hai chị em Nghĩa bị ngã rất nguy hiểm. Vì vậy:

Câu ghi nhớ: Khi xe đang chạy trên đường, ngồi trên xe em không nên đùa giỡn.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc lại theo cô.

* Hoạt động 3: Thực hành (10’)

- Sinh hoạt nhóm đôi: Em hãy nối hình ảnh điều nên làm vào mặt cười và hình ảnh thể hiện điều không nên làm vào mặt khóc.

- Gv cho HS thảo luận và nối tranh với hình thích hợp.

- Học sinh sinh hoạt nhóm đôi.

- Hs nối.

- Cho một nhóm làm trên bảng lớp với hình như sách giáo khoa.

- GV nhận xét.

- Học sinh thực hiện.

- GV chốt bài vè:

Nghe vẻ, nghe ve Nghe vè xe máy.

Người nào cầm lái Phải thật tập trung.

Không nhìn lung tung Nghênh ngang một cõi.

Người ngồi sau phải Biết giữ an toàn.

Không quấy, không càn Giỡn đùa quá trớn.

Hành vi ngả ngớn Tai nạn đến ngay.

Bạn ơi, lắng tai Nghe vè xe máy.

- Học sinh lắng nghe và đọc lại theo cô

* Hoạt động 4: Ứng dụng. (10’) - GV kể chuyện theo tranh.

+ Tại sao chân của Hải bị thương?

+ Nếu em là Mai, em sẽ nói gì với Hải để Hải không cố lấy lon nước ngọt cho bằng được?

- Gv nhận xét tuyên dương cách trả lời hay.

+ Học sinh lắng nghe.

+ Học sinh trả lời.

+ Học sinh trả lời.

- GV chốt câu ghi nhớ:

Ngồi sau xe giữ nghiêm mình

- Học sinh nghe nhắc lại theo cô.

(16)

Kẻo không tai nạn, cảnh tình xót đau.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Khi ngồi sau xe đạp, xe máy em ngồi như thế nào để đảm bảo an toàn?

- Dặn dò học sinh thực hiện tốt những điều đã học.

- Em hãy thực hiện bài tự đánh giá theo phiếu ở trang 39.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

______________________________________

Ngày soạn: 06/ 11/ 2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 11 năm 2019 Học vần Bài 41: iêu, yêu I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.

- Đọc được câu ứng dụng: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng vần, từ khóa và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt.

- Rèn chữ để rèn nết người.

- Tự tin trong giao tiếp.

* QTE: Trẻ em có quyền được yêu thương chăm sóc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi.

- Gọi hs đọc câu ứng dụng: Cây bưởi cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.

- Giáo viên nhận xét.

- Tìm tiếng chứa vần mới học?

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần mới:

* Vần iêu

a. Nhận diện vần: (3’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: iêu.

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

(17)

- Gv giới thiệu: Vần iêu được tạo nên từ iê và u.

- So sánh vần iêu với iu.

- Cho hs ghép vần iêu vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn: (10’) - Gv phát âm mẫu: iêu.

- Gọi hs đọc: iêu.

- Cho hs ghép tiếng diều vào bảng gài.

- Gv viết bảng diều và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng diều.

(Âm d trước vần iêu sau, thanh huyền trên ê.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: diều

- Cho hs đánh vần và đọc: dờ- iêu- diêu- huyền- diều.

- Cho hs ghép từ diều sáo vào bảng gài.

- Gv viết bảng diều sáo và đọc.

- Nêu cách ghép từ diều sáo.

- Gọi hs đọc toàn phần: iêu- diều- diều sáo.

* Vần yêu: (10’)

(Gv hướng dẫn tương tự vần iêu.) - So sánh iêu với yêu.

(Giống nhau: Kết thúc bằng êu. Khác nhau: iêu bắt đầu bằng i, còn yêu bắt đầu bằng y).

* Trẻ em có quyền được yêu thương chăm sóc.

c. Đọc từ ứng dụng: (7’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: Buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7’)

- Gv giới thiệu cách viết: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (5’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có vần mới: hiệu, thiều.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện viết: (7’)

- Gv nêu lại cách viết: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần iêu.

- Nhiều hs đọc.

- Hs ghép tiếng diều.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Thực hành như vần iêu - 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs quan sát.

(18)

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

c. Luyện nói: (6’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Bé tự giới thiệu.

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gợi ý để hs trả lời:

+ Em tên là gì?

+ Em đang học lớp mấy?

+ Em thích học môn nào nhất?

+ Em có năng khiếu (hoặc sở thích) gì?

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 42.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

SINH HOẠT LỚP TUẦN 10 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS nắm được một số ưu, khuyết điểm trong tuần để sửa chữa và phát huy . - HS nắm được phương hướng phấn đấu tuần sau.

2. Kĩ năng : HS có thói quen phê và tự phê.

3. Thái độ HS có ý thức chấp hành nội quy trường, lớp.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.

1. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần: (7’) - Các tổ trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của tổ . 2. GV CN nhận xét chung: (8’)

* Ưu điểm:

...

...

...

...

* Nhược điểm:

...

...

...

...

3. Phương hướng tuần tới: (5’) a, Nề nếp

- Tiếp tục duy trì và ổn định sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần.

- Thực hiện tốt các nề nếp đã có

(19)

b, Học

- Đẩy mạnh phong trào đôi bạn cùng tiến, bàn học danh dự.

- Có ý thức chuẩn bị tốt đồ dùng và soạn sách, vở đúng TKB.

- Đi vào ổn định tốt chất lượng ôn bài 15 phút đầu giờ - Tiếp tục phong trào giải toán trên mạng.

- Xây dựng nề nếp, thời gian biểu ở lớp và ở nhà c, Công tác khác

- Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp mặc đồng phục, múa hát tập thể.

- Tiếp tục hướng dẫn cho học sinh thi giải toán qua mạng.

- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

- Học sinh tiếp tục thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.

- Tham gia thứ sáu xanh.

______________________________________

KỸ NĂNG SỐNG

Bài 2: KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT ĐIỀU MUỐN NÓI (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được yêu cầu cơ bản khi diễn đạt cảm xúc, ý nghĩ của mình.

2. Kĩ năng: Hiểu được một số cách diễn đạt điều muốn nói hiệu quả.

3. Thái độ: Tự tin, mạnh dạn nói ra điều mình suy nghĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở BT Kĩ năng sống.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Khởi động: (3’)

- Hát bài: “ Chào người bạn mới đến”

B. Bài mới: (15’) 1. Giới thiệu bài:

GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng 2. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Hoạt động thực hành a, Rèn luyện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 SGK, gv đọc thông tin hình ảnh để hs nghe.

- Hoạt động nhóm 2 đặt câu theo mẫu trên.

- Gọi đại diện các nhóm lên thực hành nói lời đề nghị.

- HS các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét.

b, Định hướng ứng dụng:

- GV yêu cầu HS thực hành tập nói to và rõ cảm xúc của mình bằng cách mở đầu.

+ Con nghĩ...

+ Theo con nghĩ...

+ Theo mình nghĩ...

- Tập nói ngắn gọn:

- HS lắng nghe và nêu lại tựa bài.

- Hs nhắc tên bài.

- HS quan sát.

- HS đặt câu.

- HS các nhóm thực hành.

- HS nhận xét.

- Hs nói.

(20)

+ Con có hai ý: một là...; hai là...

- HS thực hành nói trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS có mạnh dạn tự tin khi diễn đạt. Nhắc nhở HS còn rụt rè cần mạnh dạn hơn.

- GV cho HS đọc thuộc bài thơ “ Nói lời chân thành”.

* Hoạt động 2: Ứng dụng.

- GV đọc cho HS nghe bài tập ứng dụng.

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 2, suy nghĩ, tìm cách diễn đạt điều mình muốn nói và nói cho các bạn cùng nghe.

- HS thực hành nói trước lớp.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.

- Hs lắng nghe.

- HS học thuộc.

- Hs trình bày.

- Hs thực hành.

______________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Yêu cầu học sinh mở hộp thiết bị toán học và khi giáo viên giới thiệu đến phần nào thì yêu cầu học sinh lấy các thành phần đó ra.. - Tổ chức cho học sinh hoạt

- Yêu cầu học sinh mở hộp thiết bị lắp ghép hình que và quan sát giáo viên giới thiệu lấy từng chi tiết lắp ghép thành các hình

- Yêu cầu học sinh mở hộp thiết bị bộ que lắp ghép hình học phẳng và khi giáo viên giới thiệu đến phần nào thì yêu cầu học sinh lấy các thành phần đó ra.. - Tổ chức

- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối. - Phát triển các năng lực

- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối. - Phát triển các năng lực

- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối. - Phát triển các năng lực

Tương tự như trên, em hãy xếp và đố bạn tìm hình còn thiếu... Em hãy chia sẻ

2 2 Em hãy gấp các tờ giấy màu theo hướng dẫn ở hình sau để tạo thành hình những con cá nhiều màu sắc:.. Em hãy chia sẻ