• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Cách xác định dòng điện cảm ứng trong mạch kín

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Cách xác định dòng điện cảm ứng trong mạch kín"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH

TỔ: VẬT LÝ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKII, 2021-2022 MÔN: VẬT LÍ 11

A. LÝ THUYẾT

Câu 1. Định nghĩa từ trường? Nêu các tính chất của đường sức từ?

Câu 2. Từ trường đều? Nêu đặc điểm của lực từ tác dụng lên dòng điện đặt trong từ trường đều?

Câu 3. Định nghĩa lực Lorenxơ? Nêu đặc điểm của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều?

Câu 4. Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Cách xác định dòng điện cảm ứng trong mạch kín.

Câu 5. Định nghĩa suất điện động cảm ứng? Nêu nội dung định luật Fa-ra-day về hiện tượng cảm ứng điện từ, viết biểu thức?

Câu 6. Định nghĩa hiện tượng tự cảm?

Câu 7. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng và viết biểu thức?

Câu 8. Định nghĩa phản xạ tòan phần? Điều kiện để có phản xạ toàn phần?

Câu 9. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính? Công thức thấu kính?

Câu 10. Khái niệm Mắt? Sự điều tiết, điểm cực cận, điểm cực viễn?

B. BÀI TẬP

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Chương IV: TỪ TRƯỜNG Câu 1. Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với

A. các điện tích chuyển động. B. nam châm đứng yên.

C. các điện tích đứng yên. D. nam châm chuyển động.

Câu 2. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:

A. vặn đinh ốc 1. B. vặn đinh ốc 2. C. bàn tay trái. D. bàn tay phải.

Câu 3. Chiều của lực Lo-ren-xơ được xác định bằng

A. quy tắc bàn tay phải. B. quy tắc cái đinh ốc.

C. quy tắc nắm bàn tay phải. D. quy tắc bàn tay trái.

Câu 4. Đặc trưng cho từ trường tại một điểm là:

A. Hướng của nam châm thử đặt tại điểm đó B. Vectơ cảm ứng từ tại điểm đó

C. Đường cảm ứng từ đi qua điểm đó

D. Lực tác dụng lên đoạn dây nhỏ có dòng điện đặt tại điểm đó Câu 5. Ở đâu không có từ trường?

A. Xung quanh dòng điện. B. Mọi nơi trên Trái Đất.

C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh điện tích chuyển động.

Câu 6. Từ trường tại điểm M do dòng điện thứ nhất gây ra có vectơ cảm ứng từ B1, do dòng điện thứ hai gây ra có vectơ cảm ứng từ B2, hai vectơ đó có hướng vuông góc với nhau. Độ lớn cảm ứng từ tổng hợp được xác định theo công thức

A. B = B1 + B2. B. B = B1 – B2. C. B = B2 – B1. D. B = B12+B22

Câu 7. Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là:

A. 4.10-6(T) B. 4.10-7(T) C. 2.10-8(T) D. 2.10-6(T)

Câu 8. Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 A cảm ứng từ đo được là 31,4.10–6 T. Đường kính của dòng điện đó là

A. 10 cm B. 20 cm C. 22 cm D. 26 cm

Câu 9. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm cách dây 10 cm cảm ứng từ do

(2)

2

dòng điện gây ra có độ lớn 2.10–5 T. Cường độ dòng điện chạy trên dây là

A. 10 (A) B. 20 (A) C. 30 (A) D. 50 (A)

Câu 10. Một ống dây dài 50 cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 A. cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10–4 T. Số vòng dây của ống dây là

A. 250 B. 320 C. 418 D. 497

Câu 11. Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức

A. f = |q|vB B. f = |q|vB sin α. C. f = qvB tan α D. f = |q|vB cos α Câu 12. Phương của lực Lorenxơ

A. Trùng với phương của vectơ cảm ứng từ.

B. Trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt mang điện.

C. Vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.

D. Trùng với mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.

Câu 13. Trong một từ trường có chiều từ trong ra ngoài, một điện tích âm chuyển đồng theo phương ngang chiều từ trái sang phải. Nó chịu lực Lorenxơ có chiều

A. từ dưới lên trên. B. từ trên xuống dưới.

C. từ trong ra ngoài. D. từ trái sang phải.

Câu 14. Một electron chuyển động với vận tốc 2.106m/s vào trong từ trường đều B = 0,01T chịu tác dụng của lực Lorenxơ 16.10-16N. Góc hợp bởi véctơ vận tốc và hướng đường sức từ trường là:

A. 600 B. 300 C. 900 D.450

Câu 15. Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều độ lớn 1 mT thì chịu một lực Lorenxơ có độ lớn 1,6.10-12 N. Vận tốc của electron là

A. 109 m/s. B. 106 m/s. C. 1,6.106 m/s. D. 1,6.109 m/s.

Chương V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Câu 1. Một khung dây phẳng hình chữ nhật kích thước 3cm x 4cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 600. Từ thông qua khung dây là:

A. 6.10-7 Wb. B. 5,2.10-7 Wb. C. 3.10-7 Wb. D. 3.10-3 Wb.

Câu 2. Một khung hình vuông gồm 20 vòng dây có cạnh a = 10cm, đặt trong từ trường đều, độ lớn của từ trường là B = 0.05T. Mặt phẳng khung dây hợp với đường sức từ một góc α = 300. Từ thông có độ lớn là

A. 50 mWb B. 0,25 mWb C. 8,66 mWb D. 5 mWb Câu 3. Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 5.10-7 WB. Góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó

A. 0° B. 30° C. 45° D. 60°

Câu 4. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức

A.=BS.sin B. =BS.cos C. = BS.tan D.  = BS.cot

Câu 5. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức A. ec t

=  B. ec = .t C.



= t

ec D.

ec t



=

Câu 6. Một khung dây phẳng, diện tích 20cm2, gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B=2.10-4 T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là

A. 3,46.10-4 V B. 0,2 mV C. 4.10-4 V D. 4 mV Câu 7. Theo định luật Faraday, độ lớn của suất điện động cảm ứng sẽ bằng A. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín

B. độ biến thiên của từ thông qua mạch kín

C. thương số giữa bình phương của độ biến thiên từ thông và thời gian xảy ra biến thiên

(3)

3

D. tích giữa độ biến thiên của từ thông và thời gian xảy ra biến thiên Câu 8. Chọn phát biểu sai về từ thông.

A. Từ thông đo bằng đơn vị Wb B. Từ thông là đại lượng vô hướng C. Từ thông có thể dương, âm hay bằng 0 D. Từ thông là đại lượng vectơ

Câu 9. Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1H. Cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều từ 0 đến 10A trong khoảng thời gian là 0,2s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong khoảng thời gian đó là:

A. 0,5V. B. 1V. C. 5V. D. 10V.

Câu 10. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có hệ số tự cảm L = 0,2H khi cường độ dòng điện biến thiên với tốc độ 400A/s là:

A. 10V. B. 400V. C. 800V. D. 80V.

Câu 11. Biểu thức tính hệ số tự cảm của ống dây hình trụ, có chiều dài l A.

2

4 .107 N .

L S

l

= B.

2

4.10 7 N .

L S

l

= C.

2

4 .107 N .

L S

l

= D. 4 .10 7 N .

L S

l

= Câu 12: Suất điện động cảm ứng là suất điện động

A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. B. sinh ra dòng điện trong mạch kín.

C. được sinh bởi nguồn điện hóa học. D. được sinh bởi dòng điện cảm ứng.

Câu 13. Một ống dây mang dòng điện biến thiên theo thời gian, sau 0,01s cường độ dòng điện tăng đều từ 1A đến 2A. Khi đó, suất điện động tự cảm trong khung bằng 20V. Hệ số tự cảm của ống dây là

A. 0,1H B. 0,2H C. 0,4H D. 0,02H Câu 14. Dòng điện cảm ứng có thể xuất hiện trong một vòng dây đồng khi

A. đặt vòng dây gần một thanh nam châm.

B. di chuyển vòng dây dọc theo một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện.

C. di chuyển vòng dây ra xa một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện.

D. di chuyển vòng dây trong một vùng có điện trường biến thiên.

Câu 15: Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng vật lí nào?

A. Hiện tượng nhiệt điện. B. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. Hiện tượng đoản mạch. D. Hiện tượng tự cảm.

Chương VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

Câu 1. Nước và thuỷ tinh có chiết suất lần lượt là n1 và n2. Chiết suất tỉ đối giữa thuỷ tinh và nước là

A. n21 = n1/n2 B. n21 = n2/n1

C. n21 = n2 - n1 D. n12 = n1 - n2

Câu 2. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.

B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.

C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.

D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.

Câu 3. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng

A. luôn lớn hơn 1. B. luôn nhỏ hơn 1. C. luôn bằng 1. D. luôn lớn hơn 0.

Câu 4. Chiếu ánh sáng từ không khí vào nước có chiết suất n = 3

4. Nếu góc khúc xạ r là 300 thì góc tới i (lấy tròn) là

A. 200 B. 360 C. 420 D. 450

Câu 5. Theo định luật khúc xạ thì

A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.

B. góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.

C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.

(4)

4

D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 6. Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị

A. gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

C. phản xạ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

D. đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 7. Trong hiện tượng khúc xạ

A. góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

B. góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.

C. góc khúc xạ không thể bằng 0.

D. góc khúc xạ có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng góc tới.

Câu 8. Thủy tinh có chiết suất là 1,5 và nước có chiết suất là 4

3. Hiện tượng phản xạ toàn phần không thể xảy ra khi chiếu tia sáng từ:

A. không khí vào nước B. nước vào không khí

C. thủy tinh vào không khí D. thủy tinh vào nước

Câu 9. Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là A. gương phẳng. B. gương cầu.

C. cáp dẫn sáng trong nội soi. D. thấu kính.

Câu 10. Một chùm sáng hẹp, song song đi từ không khí đến mặt phân cách với nước (chiết suất của nước bằng 4/3) với góc tới 300 thì góc khúc xạ trong nước có giá trị xấp xỉ bằng:

A. 600 B. 220

C. 300 D. 420

Chương VII: MẮT-CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC Câu 1. Lăng kính là một khối chất trong suốt

A. có dạng trụ tam giác. B. có dạng hình trụ tròn.

C. giới hạn bởi 2 mặt cầu. D. hình lục lăng.

Câu 2. Qua lăng kính có chiết suất lớn hơn chiết suất môi trường, ánh sáng đơn sắc bị lệch về phía

A. trên của lăng kính. B. dưới của lăng kính.

C. cạnh của lăng kính. D. đáy của lăng kính.

Câu 3. Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là

A. tam giác đều. B. tam giác cân. C. tam giác vuông. D. tam giác vuông cân.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Chiếu 1 chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong không khí

A. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i ở mặt thứ nhất B. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’

C. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.

D. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính

Câu 5. Trên hình vẽ biết xy là trục chính của một thấu kính, S là một nguồn sáng và S’ là ảnh của S qua thấu kính. Tính chất của ảnh và loại thấu kính là

A. ảnh thật – thấu kính phân kì B. ảnh ảo – thấu kính hội tụ C. ảnh thật – thấu kính hội tụ D. ảnh ảo – thấu kính phân kì

Câu 6. Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ có f = 15cm cho ảnh cùng chiều và cao bằng 2 vật, vật AB cách kính là

A. 22,5cm B. 15cm C. 30cm D. 7,5cm

Câu 7. Công thức tính độ tụ của một thấu kính là A. D dd'

=d+d' B. D 1 1 d d '

= − C. D 1 1 d d '

= + D. D (1 1) d d '

= − +

Câu 8. Vật thật cho ảnh qua thấu kính phân kỳ là ảnh

(5)

5

A. thật nhỏ hơn vật B. ảo lớn hơn vật C. ảo, nhỏ hơn vật D. thật lớn hơn vật

Câu 9. Một vật sáng phẳng AB đứng trước thấu kính phân kì cho ảnh nhỏ hơn vật 3 lần, vật cách thấu kính 60cm, tiêu cự của thấu kính là

A. - 30cm B. - 15cm C. 15cm D. 30cm Câu 10. Nhận xét nào sau đây là đúng

A. Với thấu kính phân kỳ, vật thật luôn cho ảnh ảo.

B. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.

C. Với thấu kính phân kỳ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.

D. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.

Câu 11. Vật AB cao 1mm trước thấu kính hội tụ có f = 10cm, vật cách kính 20cm cho ảnh A’B’

A. ảnh cùng chiều với vật, cách thấu kính10cm B. ảnh thật cách thấu kính 20cm

C. ảnh ảo cách thấu kính 20cm D. ảnh cùng chiều với vật, cách thấu kính 20cm Câu 12. Vật thật trong tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh

A. thật lớn hơn vật B. ảo lớn hơn vật C. thật nhỏ hơn vật D. ảo, nhỏ hơn vật

Câu 13. Theo các quy ước trong SGK thì công thức nào sau đây không dùng để xác định số phóng đại của ảnh qua một thấu kính?

A. k f d ' f

= B. k d '

= −d C. k dd'

=d+d' D. k f f d

=

Câu 14. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đường đi của một tia sáng đơn sắc qua một thấu kính hội tụ?

A. Tia tới song song với trục phụ thì cho tia ló đi qua tiêu điểm ảnh phụ.

B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló có phương đi qua tiêu điểm vật chính.

C. Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính cho tia ló song song với trục chính.

D. Tia tới qua quang tâm O thì truyền thẳng.

Câu 15. Tia tới đi qua tiêu điểm vật của thấu kính hội tụ cho tia ló

A. song song với trục chính B. đi qua tiêu điểm ảnh chính

C. truyền thẳng D. đi qua quang tâm

Câu 16. Một vật AB nằm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 60cm. Ảnh của vật là ảnh thật cao bằng vật AB. Tiêu cự của thấu kính là

A. f = 20cm B. f = 30cm C. f =18cm D. f = 60cm Câu 17: Hình nào dưới đây biểu diễn sai đường đi của tia sáng qua thấu kính?

A. Hình c B. Hình b C. Hình a D. Hình d

Câu 18. Chọn câu trả lời đúng khi nói về Mắt viễn thị.

A. Có tiêu điểm ảnh F’ ở trước võng mạc.

B. Có điểm cực viễn ở xa vô cực

C. Đeo kính hội tụ hoặc phân kì thích hợp để nhìn rõ vật ở xa D. Nhìn rõ vật ở xa vô cực phải điều tiết

Câu 19. Các tật nào sao đây không phải là các tật phổ biến của mắt

A. Mắt lão thị B. Mắt cận thị C. Mắt viễn thị D. Mắt loạn thị Câu 20. Điều nào sau đây là sai khi nói về tật cận thị của mắt?

A. Mắt cận thị là mắt có điểm cực viễn cách mắt một khoảng hữu hạn.

F’ F F’

F O

O F

F’

F’ O F

O

Hình a Hình b Hình c Hình d

(6)

6

B. Đối với mắt cân thị, khi không điều tiết, tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm trước võng mạc C. Điểm cực cận của mắt cận thị ở gần mắt hơn so với mắt bình thường

D. Đối với mắt cân thị, khi không điều tiết, tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm sau võng mạc ngắn.

II. PHẦN TỰ LUẬN:

1/ Một dây dẫn có chiều dài 10 m được đặt trong từ trường đều có B = 5.10-2 T. Cho dòng điệncó cường độ 10 A chạy qua dây dẫn.

a) Xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với B.

b) Nếu lực từ tác dụng có độ lớn bằng 2, 5 3N. Hãy xác định góc giữa Bvà chiều dòng điện ? 2/ Hai dây dẫn song song dài vô hạn đặt tại hai điểm A, B cách nhau 10cm trong không khí.

Dòng điện chạy trong hai dây ngược chiều nhau và có độ lớn I1 =10A, I2 =20A. Tìm độ lớn cảm ứng từ tại:

a) O cách đều mỗi dây 5cm b) M cách mỗi dây 10cm c) N với AN= 8cm, BN = 6cm

3/ Một ống dây có chiều dài 10 cm, gồm 2000 vòng dây. Cho dòng điện chạy trong ống dây thì thấy cảm ứng từ trong ống dây là 2π.10-3T.

a) Hãy xác định số vòng dây trên 1 m chiều dài ống dây ? b) Cường độ dòng điện bên trong ống dây ?

4/ Một nam châm đưa lại gần vòng dây như hình vẽ. Hãy xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây? Cho biết vòng dây sẽ chuyển động về phía nào?

5/ Một vòng dây đặt trong từ trường đều B = 0,3 T. Mặt phẳng vòng dây vuông góc với đường sức từ. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây nếu đường kính vòng dây giảm từ 100 cm xuống 60 cm trong 0,5s

6/ Một khung dây hình chữ nhật kín gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng

S = 20cm2 đặt trong một từ trường đều có véctơ cảm ứng từ B hợp với pháp tuyến n của mặtphẳng khung một góc 60°, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T, điện trở khung dây R = 0,2 Ω. Tính suất điện động cảm ứng và cường độ dòng điện xuất hiện trong khung dây nếu trong thời gian Δt = 0,01 giây, cảm ứng từ:

a) Giảm đều từ B đến 0.

b) Tăng đều từ 0 đến 0,5B.

7/ Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới 60o; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 45o; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 30o. Nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới 60o thì góc khúc xạ sẽ là bao nhiêu?

8/ Một thấu kính hội tụ có tiêu cự là 50cm, đặt vật AB cách thấu kính khoảng 25cm. Xác định tính chất, vị trí và độ phóng đại của ảnh? Vẽ ảnh?

9/ Một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính cách thấu kính 20cm. Hãy xác định vị trí, tính chất và số phóng đại ảnh? Vẽ ảnh?

10/ Vật sáng AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính của thấu kính. AB qua thấu kính cho ảnh A B  =2AB và cách AB=90cm.

a) Xác định loại thấu kinh?

a) Vị trí vật và ảnh?

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng

- Nếu độ lớn từ thông tăng, dòng điện cảm ứng sẽ tạo ra từ trường ngược chiều với từ trường ban đầu.. - Nếu độ lớn từ thông giảm, dòng điện cảm ứng sẽ tạo từ trường

+ Cảm ứng từ B do dòng điện I gây ra ở khung dây ABCD có chiều từ ngoài vào trong. + Vì khung dây ra xa dòng điện I nên từ thông giảm  từ trường cảm ứng B c

LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN KHUNG DÂY MANG DÒNG ĐIỆN ĐẶT TRONG TỪ TRƯỜNG ĐỀU.. Phương

+ Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây được xác định dựa trên quy tắc bàn

A. Từ trường có độ lớn 0,15 T có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây, có chiều từ ngoài vào trong. Vẽ hình, xác định lực và độ lớn của các lực từ tác dụng lên

a) + Để lực căng dây treo bằng không thì trọng lực và lực từ lên dây dẫn thẳng MN phải bằng nhau và lực từ phải hướng lên trên, theo quy tắc bàn tay trái thì cường độ

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi