• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 TRUNG TÂM GDTX-HN NINH THUẬN

TỔ LỊCH SỬ

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022.

MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. khai trí để chấn hưng quốc gia. B. giành độc lập dân tộc.

C. đòi quyền tự do trong kinh doanh. D. đòi các quyền dân sinh dân chủ.

Câu 2. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp, tầng lớp nào ở các nước Đông Nam Á đấu tranh đòi tự chủ chính trị, đòi sử dụng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường?

A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp công nhân.

C. Học sinh, sinh viên. D. Giai cấp địa chủ.

Câu 3. Ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở

A. Inđônêxia. B. Philippin. C. Xiêm. D. Việt Nam.

Câu 4. Xu hướng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Xu hướng tư sản. B. Xu hướng vô sản.

C. Xu hướng cải cách. D. Xu hướng bạo động.

Câu 5. Phong trào dân tộc tư sản ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những bước tiến bộ rõ rệt so với đầu thế kỷ XX vì

A. sự trưởng thành của giai cấp tư sản dân tộc.

B. giai cấp tư sản dân tộc thỏa hiệp với chính quyền thực dân.

C. sự hợp tác giữa các đảng tư sản dân tộc và Đảng Cộng sản.

D. giai cấp tư sản dân tộc nhận được sự đoàn kết giúp đỡ của nhân dân.

Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước Đông Dương trở thành trọng tâm tiến hành khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vì

A. có nguồn nhân công dồi dào.

B. là thuộc địa quan trọng và giàu tài nguyên.

C. bộ máy của chính quyền thực dân ở đây mạnh.

D. có vị trí thuận lợi cho việc tiến hành khai thác thuộc địa.

Câu 7. Phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Lào trong giai đoạn 1918-1922 là

A. khởi nghĩa của Commađam. B. khởi nghĩa của Phacađuốc.

C. khởi nghĩa của Ong Kẹo. D. khởi nghĩa của Chậu Pachay.

Câu 8. Mục tiêu đấu tranh của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Campuchia là gì?

A. Chống thuế, chống bắt phu. B. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.

C. Đòi các quyền dân sinh, dân chủ. D. Đòi tham gia vào bộ máy chính quyền.

Câu 9.Từ đấu tranh chống thuế, bắt phu, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia chuyển sang

A. đấu tranh chính trị. B. tổ chức bạo động.

C. đấu tranh nghị trường. D. đấu tranh vũ trang.

Câu 10. Chủ mưu phát động chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là nước nào?

A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Italia.

Câu 11. Chủ trương của Liên xô đối với liên minh phát xít là A. liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.

B. đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp

C. hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.

D. không hợp tác với các nước tư bản vì họ dung dưỡng phe phát xít.

Câu 12. Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với các hành động của liên minh phát xít là A. liên kết với Liên Xô để chống.

B. nhượng bộ, thỏa hiệp phát xít.

C. coi phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.

(2)

2

D. trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.

Câu 13. Thái độ nhân nhượng của Anh, Pháp, Mỹ đối với phe phát xít đã dẫn tới hậu quả gì?

A. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng, đánh chiếm Châu Âu.

B. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng, chia rẽ các nước đế quốc.

C. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng, cô lập các nước đế quốc.

D. Chính quyền các nước phát xít lợi dụng, gây chiến tranh xâm lược.

Câu 14. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Đức tấn công Ba Lan bằng chiến lược gì?

A. Đánh chắc, tiến chắc. B. Đánh lâu dài.

C. Đánh du kích. D. Chiến tranh chớp nhoáng.

Câu 15. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ?

A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ.

C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước Véc-xai – Oa-sinh-tơn.

D. Chính sách trung lập của nước Mĩ để phát xít được tự do hành động.

Câu 16. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ là do A. Đức thôn tính Ba Lan khiến Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến.

B. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) dẫn đến sự xuất hiện các nước phát xít.

C. Thái tử Áo -Hung bị ám sát buộc Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

D. Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng khiến Mĩ tuyên chiến với Liên minh phát xít.

Câu 17. Chiến thắng nào dưới đây làm phá sản “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Trận Mát-xcơ-va (12 - 1941). B. Trận Xta-lin-grát (11 - 1942).

C. Trận En A-la-men (10 - 1942). D. Trận Cuốc-xcơ (8 - 1943).

Câu 18. Chiến thắng nào dưới đây tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Trận Mát-xcơ-va (12 - 1941). B. Trận Xta-lin-grát (11 - 1942).

C. Trận En A-la-men (10 - 1942). D. Trận Cuốc-xcơ (8 - 1943).

Câu 19. Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Liên Xô. B. Anh, Mĩ.

C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.

Câu 20. Chiến thắng Xta-lin-grat có ý nghĩa như thế nào?

A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

C. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử Liên Xô.

D. Tạo điều kiện cho quân Đồng minh chuyển sang phản công.

Câu 21. Chiến thắng Mát-xcơ-va có ý nghĩa như thế nào?

A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

C. Làm phá sản chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Đức.

D. Quân Đức chuyển sang thế bị động.

Câu 22. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định.

B. Giữ vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

C. Góp phần lớn vào tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

D. Hỗ trợ liên quân Anh - Mĩ.

Câu 23. Trước khi bị xâm lược Việt Nam là một quốc gia

A. thuộc địa nửa phong kiến. B. lệ thuộc các nước tư bản.

C. nủa thuộc địa, nửa phong kiến. D. độc lập, có chủ quyền.

Câu 24. Chính sách nào của triều Nguyễn làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam thế kỉ XIX?

A. “Bế quan tỏa cảng”. B. “Cấm đạo”.

C. Tăng thuế. D. Cướp đoạt ruộng đất.

(3)

3

Câu 25. Đến cuối thế kỉ XIX, Việt Nam bị quốc gia nào xâm lược?

A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Tây Ban Nha.

Câu 26. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên khi xâm lược nước ta?

A. Là nơi Pháp xây dựng giáo dân, có nhiều giáo sĩ phương Tây.

B. Là nơi không có cảng nước sâu, tàu thuyền dễ đi lại, có nhiều giáo sĩ Pháp sinh sống.

C. Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

D. Là nơi gần thành Gia Định, nên sẽ thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh để tiêu diệt triều đình Huế.

Câu 27. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng, thái độ của Triều đình nhà Nguyễn như thế nào?

A. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng.

B. Hoang mang dao động, thiếu kiên quyết chống giặc.

C. Chấp nhận đầu hàng giặc ngay từ đầu.

D. Thoả hiệp với Pháp để đàn áp, bốc lột nhân dân ta.

Câu 28. Quân và dân ta đã làm gì để ngăn chặn bước tiến công của quân Pháp ở Đà Nẵng?

A. Thực hiện kế sách “Vườn không nhà trống”.

B. Tiến đánh Pháp ngay khi Pháp vừa đặt chân lên Đà Nẵng.

C. Xây dựng phòng tuyến Đại đồn Chí Hòa.

D. Nghĩa binh, nghĩa dũng đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp.

Câu 29. Sau khi thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" ở Gia Định, Pháp chuyển sang lối đánh nào?

A. "Đánh chắc, tiến chắc". B. "Chinh phục từng gói nhỏ".

C. "Đánh phủ đầu". D. "Chinh phục từng địa phương".

Câu 30. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là câu nói của ai?

A. Trương Quyền. B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Trương Đinh. D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 31. Người được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là A. Trương Quyền. B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định. D. Dương Bình Tâm.

Câu 32. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị thực dân Pháp chiếm vào năm 1867 là

A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang. B. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang.

C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ. D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Câu 33. Điểm giống nhau trong phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì trước và sau Hiệp ước 1862?

A. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. B. Phong trào lẻ tẻ, thiếu tổ chức.

C. Quy tụ thành những trung tâm lớn. D. Bị triều đình nhà Nguyễn ngăn cấm.

Câu 34. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế, thiết lập bản Hiệp ước 1874?

A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.

C. Do chúng bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ 1.

D. Do chúng bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ 2.

Câu 35. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

A. Lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.

B. Ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

C. Lối đánh tài tình của nhân dân ta.

D. Phối hợp nhịp nhàng của nhân dân ta phá thế vòng vây của địch.

Câu 36. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ 2.

B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được ký kết.

C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.

D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng và Gia Định.

(4)

4

Câu 37. Địa danh nào ở Hà Nội đã diễn ra cuộc chiến đấu giữa 100 binh lính triều đình với thực dân Pháp năm 1873?

A. Cầu Giấy. B. Ô Thanh Hà. C. Cửa Bắc. D. Cửa Nam.

Câu 37. Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở

A. có sự đồng tâm nhất trí trong Hoàng tộc.

B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.

C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước.

D. có sự ủng hộ của quan lại chủ chiến và đông đảo nhân dân.

Câu 38. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 39. Mục tiêu của phong trào Cần Vương là gì?

A. Nhân dân giúp vua đánh Pháp, giành độc lập.

B. Nhân dân cần vua lãnh đạo nhân dân chống Pháp.

C. Vua cần nhân dân giúp vua đánh Pháp.

D. Vua cùng nhân dân chống thực dân Pháp.

Câu 40. Trong giai đoạn 1858-1888, phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

B. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.

D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.

Câu 41. Lực lượng lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế là

A. giai cấp địa chủ. B. giai cấp nông dân.

C. tầng lớp sĩ phu. D. tầng lớp văn thân.

Câu 42. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 43. Sự khác biệt về thành phần lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương là A. các thủ lĩnh xuất thân từ nông dân. B. các quan lại triều đình yêu nước.

C. các văn thân, sĩ phu yêu nước. D. phái hủ chiến của triều đình.

Câu 44. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là

A. triều đình nhà Nguyến hèn nhát đã đầu hàng và không cùng nhân dân chống Pháp.

B. phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra rời rạc, lẻ tẻ không có sự thống nhất.

C. thiếu đường lối lãnh đạo, sự chỉ huy thống nhất, không tạo sức mạnh tổng hợp.

D. thực dân Pháp đã củng cố nền thống trị của mình trên đất nước Việt Nam.

Câu 45.Thực dân Pháp tiến hành cuộc trình khai thác lần thứ nhất trên đất nước ta khi nào?

A. Thực dân Pháp vừa vào xâm lược nước Việt Nam.

B. Thực dân Pháp cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.

C. Triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.

D. Thực dân Pháp chiếm được sáu tỉnh ở Nam Kì.

Câu 46. Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất là nhằm A. phát triển kinh tế Việt Nam. B. khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam.

C. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công. D. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam.

Câu 47. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành trên lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.

B. Công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải.

C. Nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải.

D. Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.

Câu 48. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nổi bật trong nông nghiệp là chính sách

A. cướp đoạt ruộng đất. B. phát canh thu tô.

C. đầu tư máy móc vào sản xuất. D. độc canh cây lúa.

(5)

5

Câu 49. Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp tập trung A. công nghiệp chế biến thủy sản. B. công nghiệp khai thác mỏ.

C. công nghiệp nhẹ. D. công nghiệp nặng.

Câu 50. Người đề ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của Pháp là A. Ri-vi-e. B. Gác-ni-ê. C. Pôn Đu-me. D. An-be Xa-rô.

Câu 51. Những lực lượng xã hội mới xuất hiện sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản. B. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

C. tư sản, công nhân. D. tư sản, nông dân, tiểu tư sản.

Câu 52. Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải?

A. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự.

B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho đất nước Việt Nam.

C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta.

D. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi.

Câu 53. Tác động tích cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là gì?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam.

B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.

C. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

D. Nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Câu 54. Một trong những người đại diện cho khuynh hướng đấu tranh dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. Nguyễn Ái Quốc. B. Phan Đình Phùng.

C. Phan Bội Châu. D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 55. Người khởi xướng phong trào duy tân đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là

A. Phan Châu Trinh. B. Phan Đình Phùng.

C. Phan Bội Châu. D. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 56. Mục đích hoạt động của Hội Duy Tân là

A. đánh Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.

B. dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

C. đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.

D. dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới.

Câu 57. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là

A. chống Pháp và phong kiến. B. cải cách nâng cao dân trí, dân quyền C. dựa vào Pháp chống phong kiến. D. dùng bạo lực giành độc lập.

Câu 58. Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang phục hội là A. tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền.

B. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

C. đánh Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

D. tiến hành cải cách toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 59. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh là

A. chống Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày.

B. cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền.

C. dựa vào Pháp để chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam mới.

D. dùng bạo lực để giành độc lập.

Câu 60. Phong trào đấu tranh quyết liệt của quần chúng chịu ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân là A. vụ đầu độc binh linh Pháp ở Hà Nội. B. phong trào chống thuế ở Trung Kì.

C. phong trào đấu tranh của binh lính người Việt. D. cuộc vận động cắt tóc ngắn, mặc quần áo ngắn.

Câu 61. Con đường cứu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX theo ý thức hệ

A. phong kiến. B. dân chủ tư sản.

C. vô sản. D. quân chủ lập hiến.

Câu 62. Một hoạt động độc đáo trong cải cách văn hóa-xã hội được Phan Châu Trinh khởi xướng là A. cải cách giáo dục, khoa học-kĩ thuật. B. cải cách trang phục, lối sống.

C. cải cách hành chính. D. cải cách kinh tế-quân sự.

Câu 63. Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn)

(6)

6

A. ra đi tìm đường cứu nước. B. sang làm chính khách của nước Pháp.

C. sang tìm hiểu Cách mạng nước Nga. D. sang Pháp rèn luyện đấu tranh.

Câu 64. Con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lớp người đi trước là

A. sang châu Mĩ tìm đường cứu nước. B. sang phương Tây tìm đường cứu nước.

C. sang châu Phi tìm đường cứu nước. D. sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 65. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn từ 1911-1918 là cơ sở để A. giúp đất nước phát triển kinh tế. B. mở rộng quan hệ giao lưu với nước ngoài.

C. xác định con đường cứu nước đúng đắn. D. tìm hiểu cuộc sống của lao động khắp thế giới.

II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1.

a. Sau khi thất bại ở Đà Nẵng, vì sao thực dân Pháp chọn Gia Định làm mục tiêu để tấn công?

b. Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858-1884).

Câu 2. Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Câu 3.

a. Trình bày chủ trương và những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu ở đầu thế kỉ XX.

b. Nhận xét ưu và khuyết điểm trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu.

Câu 4.

a. Trình bày chủ trương và những hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX.

b. Nhận xét ưu và khuyết điểm trong hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh.

--- HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tiết 3 – Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU.. Tiết 3 – Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương thực hiện vào thời gian

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê

Công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ (Địa chủ - phong kiến và nông dân) đã xuất

Chính vì vậy sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc xâm lược của nhân dân ta tiếp tục phát triển tạo thành những làn sóng mạnh

- Đặc biệt phong trào đấu tranh ngày càng tăng của nhân dân các nước, dẫn đến chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước và đẩy loài người đứng trước một

Cuộc đấu tranh đầu tiên do tư sản dân tộc phát động trong năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là.. A .phong trào “chấn hưng nội hóa”,