• Không có kết quả nào được tìm thấy

Điện áp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Điện áp"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

TRẮC NGHIỆM VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU.

Câu 1. Dòng điện xoay chiều là

A. dòng điện có tần số biến thiên theo thời gian.

B. dòng điện có chiều biến thiên điều hòa theo thời gian.

C. dòng điện có cường độ biến thiên theo thời gian và chiều dòng điện thay đổi tuần hoàn.

D. dòng điện lấy ra từ bình ắc quy.

Câu 2. Đại lượng nào sau đây có dùng giá trị hiệu dụng?

A. Điện áp. B. Chu kì.

C. Tần số. D. Công suất.

Câu 3. Tìm phát biểu sai?

A. Phần tử R khi cho dòng điện đi qua sẽ tỏa nhiệt.

B. Tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua.

C. Cuộn dây không có chức năng ngăn cản với dòng điện xoay chiều.

D. Tụ điện cho dòng điện xoay chiều đi qua nhưng cản trở nó.

Câu 4. Khi cho dòng điện xoay chiều có biểu thức 𝑖 = 𝐼0cos(𝜔𝑡 + 𝜑) qua mạch điện chỉ có tụ điện thì điện áp giữa hai cực tụ điện

A. nhanh pha đối với i. B. có thể nhanh pha hay chậm pha đối với i.

C. nhanh pha 𝜋

2 đối với i. D. chậm pha 𝜋

2 đối với i.

Câu 5. Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm thuần có tác dụng

A. cản trở dòng điện và dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.

B. cản trở dòng điện và dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở.

C. cản trở hoàn toàn dòng điện.

D. cản trở dòng điện và dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.

Câu 6. Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần tăng 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm

A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.

Câu 7. Với UR, UL, UC, uR, uL, uC là các điện áp hiệu dụng và điện áp tức thời ở hai đầu điện trở thuần R, ở hai đầu cuộn thuần cảm L và ở hai đầu tụ điện C, I và i là cường độ dòng điện hiệu dụng và cường độ dòng điện tức thời qua các phần tử đó. Biểu thức nào sau đây không đúng?

A. 𝐼 =𝑈𝑅

𝑅 B. 𝑖 =𝑢𝑅

𝑅 C. 𝐼 =𝑈𝐿

𝑍𝐿 D. 𝑖 =𝑢𝐿

𝑍𝐿

Câu 8. Đặt điện áp xoay chiều 𝑢 = 𝑈0cos(𝜔𝑡 + 𝜑) 𝑉 vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và i, I0, I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?

A. 𝑈

𝑈0𝐼

𝐼0= 0. B. 𝑈

𝑈0+ 𝐼

𝐼0 = √2. C. (𝑢

𝑈)2+ (𝑖

𝐼)2 = 4 D. 𝑢

2 𝑈02+𝑖2

𝐼02 = 1.

Câu 9. Trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp ở hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào

A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch. B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. cách chọn gốc tính thời gian. D. tính chất của mạch điện.

Câu 10. Một đoạn mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Dòng điện tức thời qua đoạn mạch là i. Gọi 𝑢𝑅, 𝑢𝐿, 𝑢𝐶 và 𝑢 là các điện áp tức thời ở hai đầu điện trở thuần R, ở hai đầu cuộn thuần cảm L, ở hai đầu tụ điện C và ở hai đầu đoạn mạch. Ta có thể kết luận

A. độ lệch pha giữa 𝑢𝐿 và 𝑢 là 𝜋

2 . B. 𝑢𝐿 nhanh pha hơn 𝑢𝑅 một góc là 𝜋

2 . C. 𝑢𝐶 nhanh pha hơn i một góc là 𝜋

2 . D. 𝑢𝑅 nhanh pha hơn i một góc là 𝜋

2 .

Câu 11. Một đoạn mạch điện gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Độ lệch pha giữa điện áp ở hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch là 𝜑𝑢− 𝜑𝑖 = −𝜋

4 . Ta có thể kết luận

A. mạch có tính dung kháng. B. mạch có tính cảm kháng.

C. mạch có công suất lớn nhất. D. mạch có cộng hưởng điện.

(2)

2

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng? Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi tần số góc của dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch thỏa mãn điều kiện 𝜔 = 1

√𝐿𝐶 thì

A. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt giá trị cực đại.

B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và cuộn cảm bằng nhau.

C. tổng trở của đoạn mạch đạt giá trị lớn nhất.

D. công suất tiêu thụ trong đoạn mạch đạt giá trị cực đại.

Câu 13. Dung kháng của một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Để xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch thì ta phải

A. tăng điện dung của tụ điện trong đoạn mạch.

B. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây trong đoạn mạch.

C. giảm giá trị của điện trở trong đoạn mạch.

D. giảm tần số dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch.

Câu 14. Gọi u, i, U, I lần lượt là các giá trị tức thời và giá trị hiệu dụng của điện áp ở hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua đoạn mạch. Gọi  là góc lệch pha giữa điện áp ở hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua đoạn mạch. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

A. P = u i cos. B. P = u i sin.

C. P = U I cos. D. P = U I sin.

Câu 15. Đoạn mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?

A. Đoạn mạch điện gồm điện trở thuần R1 mắc nối tiếp với điện trở thuần R2. B. Đoạn mạch điện gồm điện trở thuần Rmắc nối tiếp cuộn cảm thuần L.

C. Đoạn mạch điện gồm điện trở thuần Rmắc nối tiếp với tụ điện C.

D. Đoạn mạch điện gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với tụ điện C.

Câu 16. Một đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng. Nếu tăng tần số của dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch

A. không thay đổi. B. tăng.

C. giảm. D. bằng 0.

Câu 17. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng

A. cảm ứng điện từ. B. tự cảm.

C. sử dụng từ trường quay. D. sử dụng bình ắc quy để kích thích.

Câu 18. Máy biến thế là một thiết bị có thể biến đổi

A. điện áp hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. B. hiệu điện thế của nguồn điện không đổi.

C. tần số của dòng điện xoay chiều. D. chu kỳ của dòng điện xoay chiều.

Câu 19. Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp là dựa trên

A. hiện tượng cộng hưởng. B. hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. hiện tượng tự cảm. D. hiện tượng điều hòa dòng điện.

Câu 20. Khi nói về hao phí trên đường dây truyền tải, phát biểu nào sau đây sai?

A. Điện trở của dây càng nhỏ thì công suất hao phí nhỏ.

B. Điện trở của dây tăng sẽ làm công suất hao phí giảm.

C. Công suất truyền tải giảm thì công suất hao phí cũng giảm.

D. Tăng hiệu điện thế là giải pháp làm giảm hao phí hiệu quả nhất.

Câu 21. Vai trò của máy biến thế trong việc truyền tải điện năng đi xa là

A. giảm điện trở của dây dẫn trên đường truyền tải để giảm hao phí trên đường truyền tải.

B. tăng hiệu điện thế truyền tải để giảm hao phí trên đường truyền tải.

C. giảm hiệu điện thế truyền tải để giảm hao phí trên đường truyền tải.

D. giảm sự thất thoát năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ.

Câu 22. Gọi R là điện trở thuần, L là độ tự cảm của cuộn cảm thuần và C là điện dung của tụ điện. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hệ số công suất cos của một đoạn mạch?

A. Đoạn mạch có R nối tiếp L thì cos > 0. B. Đoạn mạch có R nối tiếp C thì cos < 0.

C. Đoạn mạch có L nối tiếp C thì cos = 0. D. Đoạn mạch chỉ có R thì cos = 1.

(3)

3

Câu 23. Chọn phát biểu sai. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp. Gọi UR, UL, UC và ULC lần lượt là điện áp hiệu dụng ở hai đầu mỗi phần tử R, L, C và ở hai đầu cuộn dây với tụ điện.

Nếu trong đoạn mạch đang có hiện tượng cộng hưởng điện thì A. UR = U. B. UL = UC.

C. ULC = 2UL. D. ULC = 0.

Câu 24. Gọi R là điện trở thuần, L là độ tự cảm của cuộn cảm thuần và C là điện dung của tụ điện. Nếu điện áp xoay chiều ở hai đầu đoạn mạch lệch pha 𝜋

3 so với dòng điện qua đoạn mạch thì đoạn mạch đó không thể là

A. R nối tiếp L. B. R nối tiếp C.

C. L nối tiếp C. D. RLC nối tiếp.

Câu 25. Gọi I0 cường độ dòng điện cực đại thì cường độ hiệu dụng I của dòng điện là A. 𝐼 = 𝐼0

√2 B. 𝐼 = 𝐼0√2 C. 𝐼 = 2𝐼0 D. 𝐼 =𝐼0

2

Câu 26. Một máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực quay đều với tốc độ n (vòng/phút) thì tần số của dòng điện do máy tạo ra là f . Biểu thức liên hệ giữa n, p, f là

A. 𝑛 = 60𝑓

𝑝 . B. f = 60np.

C. 𝑓 =60𝑛

𝑝 . D. 𝑛 =60𝑝

𝑓 .

Câu 27. Đoạn mạch gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Thay đổi biến trở R đến giá trị R0 thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt giá trị cực đại, khi đó A. 𝑅0 =𝑍𝐿

2

𝑍𝐶 B. 𝑅0 = ZL− ZCC. 𝑃𝑚 =𝑈2

𝑅0 D. R0 = ZL + ZC

Câu 28. Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu điện trở thuần R. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu điện trở thuần R có giá trị cực đại thì cường độ dòng điện qua điện trở R bằng

A. 𝑈0

𝑅 B. 0 C. 𝑈0

2𝑅 D. 𝑈0√2

Câu 29. Nếu điện áp xoay chiều có tần số góc  ở hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện có 2𝑅

điện dung C, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp sớm pha hơn cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch thì trong đoạn mạch luôn luôn có

A. LC2 > 1. B. LC2 = 1.

C. LC2 < 1. D. LC2 = ½.

Câu 30. Một tụ điện có điện dung C. Nếu dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ có tụ điện C là 𝑖 = 𝐼0𝑐𝑜𝑠𝜔𝑡 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện này có giá trị bằng

A. 𝐼0

𝐶𝜔√2 . B. 𝐼0

√2𝐶𝜔.

C. 𝐼0

𝐶𝜔 . D. 𝐼0𝐶𝜔.

Câu 31. Điện áp xoay chiều ở hai đầu một đoạn mạch có biểu thức 𝑢 = 220√2cos(𝜔𝑡 + 𝜑) 𝑉. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch có giá trị là

A. 220√2 𝑉. B. 100√2 𝑉.

C. 220 V. D. 200 V.

3 Câu 32. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp có dạng là 𝑖 = 2√2cos (100𝜋𝑡 +𝜋6) 𝐴. Thời điểm dòng điện bị triệt tiêu lần đầu tiên kể từ thời điểm ban đầu là

A. 1

300 s. B. 1

200 s. C. 1

150 s. D. 1

50 s.

(4)

4

Câu 33. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp có dạng là 𝑖 = 2√2cos (100𝜋𝑡 +𝜋2) 𝐴. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch vào thời điểm t = 1 s có giá trị là

A. 2 A. B. 0.

C. 2√2 A. D. √2 A.

Câu 34. Một dòng điện xoay chiều có phương trình 𝑖 = 4cos (2𝜋𝑓𝑡 +𝜋

6) 𝐴. Biết rằng trong 1 s đầu tiên dòng điện đổi chiều 120 lần. Tần số của dòng điện có giá trị là

A. 60 Hz. B. 50 Hz.

C. 59,5 Hz. D. 119 Hz.

Câu 35. Đặt điện áp xoay chiều 𝑢 = 200cos(100𝜋𝑡) 𝑉 vào hai đầu mạch điện chỉ có điện trở R = 20 .

Công suất tiêu thụ của đoạn mạch có giá trị là

A. 1000 W. B. 500 W.

C. 1500 W. D. 1200 W.

Câu 36. Đoạn mạch AB chỉ có một phần tử duy nhất có thể là điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L hoặc tụ điện có điện dung C. Đặt điện áp xoay chiều 𝑢 = 40√2cos(100𝜋𝑡)𝑉 vào hai đầu đoạn mạch thì dòng điện qua đoạn mạch là 𝑖 = 2√2cos (100𝜋𝑡 +𝜋2) 𝐴 . Phần tử có trong đoạn mạch này là

A. tụ điện C. B. cuộn cảm thuần L.

C. điện trở thuần R. D. cuộn cảm thuần L hoặc tụ điện C.

Câu 37. Đặt điện áp xoay chiều 𝑢 = 200cos (100𝜋𝑡 −𝜋

2) 𝑉 vào hai đầu đoạn mạch điện chỉ có cuộn dây thuần cảm. Pha ban đầu của cường độ dòng điện là

A. 𝜋

2 rad. B. 0 rad.

C. −𝜋

2 rad. D. −𝜋 rad.

Câu 38. Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R = 20  thì biểu thức cường độ dòng điện qua mạch có dạng là 𝑖 = 2cos(100𝜋𝑡) 𝐴. Biểu thức điện áp ở hai đầu đoạn mạch là A. 𝑢 = 40cos (100𝜋𝑡 +𝜋

2) 𝑉 B. 𝑢 = 40√2cos (100𝜋𝑡 +𝜋2) 𝑉 C. 𝑢 = 40cos(100𝜋𝑡) 𝑉

D. 𝑢 = 40√2cos(100𝜋𝑡 + 𝜋) 𝑉

Câu 39. Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1

𝜋 H thì biểu thức dòng điện trong đoạn mạch có dạng là 𝑖 = 2cos(100𝜋𝑡) 𝐴. Cảm kháng của cuộn cảm và biểu thức điện áp ở hai đầu mạch cuộn cảm là

A. 𝑍𝐿 = 100  và 𝑢 = 200cos (100𝜋𝑡 +𝜋

2) 𝑉 B. 𝑍𝐿 = 100  và 𝑢 = 200cos (100𝜋𝑡 −𝜋

2) 𝑉 C. 𝑍𝐿 = 100  và 𝑢 = 200cos(100𝜋𝑡) 𝑉 D. 𝑍𝐿 = 200  và 𝑢 = 200cos (100𝜋𝑡 −𝜋

2) 𝑉

Câu 40. Đoạn mạch AB chỉ có một phần tử có thể là điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L hoặc tụ điện có điện dung C. Đặt điện áp xoay chiều 𝑢 = 40cos (100𝜋𝑡 +𝜋

2) 𝑉 thì biểu thức dòng điện qua đoạn mạch là 𝑖 = 4cos(100𝜋𝑡) 𝐴. Phần tử có trong đoạn mạch này là

A. điện trở thuần R = 10 . B. tụ điện có điện dung 10

−3 𝜋 F.

C. cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,1

𝜋 H. D. tụ điện có điện dung 10

−4 𝜋 F.

(5)

5

Câu 41. Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 60 , tụ điện có điện dung 10−4

𝜋 F, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 0,4

𝜋 H mắc nối tiếp. Khi đặt điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch thì tổng trở Z của đoạn mạch và góc lệch pha  giữa điện áp xoay chiều ở hai đầu đoạn mạch và dòng điện qua đoạn mạch có giá trị lần lượt là

A. 𝑍 = 60  và 𝜑 =𝜋

4 rad.

B. 𝑍 = 60√2  và 𝜑 =𝜋

4 rad.

C. 𝑍 = 60√2  và 𝜑 = −𝜋

4 rad.

D. 𝑍 = 60  và 𝜑 = −𝜋

4 rad.

Câu 42. Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R = 60 , cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,2

𝜋 H và tụ điện có điện dung 10

−3

8𝜋 F mắc nối tiếp. Đặt điện áp 𝑢 = 100√2cos(100𝜋𝑡) 𝑉 vào hai đầu đoạn mạch thì góc lệch pha  giữa điện áp ở hai đầu đoạn mạch và dòng điện qua đoạn mạch có giá trị là

A. 𝜑 =𝜋

4 rad. B. 𝜑 = −𝜋

4 rad.

C. 𝜑 =𝜋

6 rad. D. 𝜑 = −𝜋

6 rad.

Câu 43. Đặt điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R = 30  mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R và ở hai đầu tụ điện C có giá trị lần lượt là 90 V và 150 V. Điện dung của tụ điện có giá trị là

A. 50 F. B. 50. 10−3 F.

C. 10

−3

5𝜋 F. D. 10

−4 5𝜋 F.

Câu 44. Một đoạn mạch điện mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung 10

−4

𝜋 F và cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1

𝜋 H. Đoạn mạch điện trên được mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số f thay đổi. Để giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch đạt giá trị cực đại thì phải điều chỉnh tần số f đến giá trị là

A. 100 Hz. B. 60 Hz.

C. 50 Hz. D. 120 Hz.

Câu 45. Một đoạn mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R = 40 , tụ điện có điện dung

10−4

𝜋 F và cuộn dây thuần cảm có có độ tự cảm L. Điện áp xoay chiều ở hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 50 V và có tần số 50 Hz. Biết cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A. Cảm kháng của cuộn dây có giá trị là

A. 70  hoặc 130 . B. 70 .

C. 60  hoặc 140 . D. 200 .

Câu 46. Một đoạn mạch xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 50 V vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 2 A. Biết độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện trong mạch là 𝜋

6 rad. Giá trị của điện trở R là A. 12,5 . B. 12,5√2 .

C. 12,5√3 . D. 125√3 .

Câu 47. Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được mắc vào mạch điện 200 V – 50 Hz. Khi trong đoạn mạch có hiện tượng cộng hưởng xảy ra thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 100 W. Điện trở của đoạn mạch có giá trị là

A. 300 . B. 400 .

C. 500 . D. 600 .

(6)

6

Câu 48. Một đoạn mạch xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 𝑅 = 40√3 , cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 0,5

𝜋 H, tụ điện có điện dung 10

−3

9𝜋 F. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 200 V và có tần số là 50 Hz. Dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là

A. 2 A. B. 2,5 A.

C. 4 A. D. 5 A.

Câu 49. Một đoạn mạch xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R = 20 , cuộn cảm thuần có độ tự cảm

0,7

𝜋 H và tụ điện có điện dung 2.10

−4

𝜋 F. Cường độ dòng điện xoay chiều chạy trong đoạn mạch có biểu thức là 𝑖 = √2cos(100𝜋𝑡) 𝐴. Biểu thức điện áp ở hai đầu đoạn mạch là

A. 𝑢 = 40cos(100𝜋𝑡) 𝑉.

B. 𝑢 = 40cos (100𝜋𝑡 +𝜋

4) 𝑉.

C. 𝑢 = 40cos (100𝜋𝑡 −𝜋

4) 𝑉.

D. 𝑢 = 40cos (100𝜋𝑡 +𝜋

2) 𝑉.

Câu 50. Dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch có dạng 𝑖 = 2cos(100𝜋𝑡) 𝐴. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12 V và sớm pha 𝜋

3 rad so với dòng điện qua đoạn mạch. Biểu thức của điện áp ở hai đầu đoạn mạch là

A. 𝑢 = 12cos(100𝜋𝑡) 𝑉. B. 𝑢 = 12√2cos(100𝜋𝑡) 𝑉.

C. 𝑢 = 12√2cos (100𝜋𝑡 −𝜋

3) 𝑉. D. 𝑢 = 12√2cos (100𝜋𝑡 +𝜋

3) 𝑉.

Câu 51. Một đoạn mạch điện xoay chiều có biểu thức điện áp ở hai đầu đoạn mạch và dòng điện qua đoạn mạch lần lượt là 𝑢 = 200√2cos(100𝜋𝑡) 𝑉 và 𝑖 = 5√2cos (100𝜋𝑡 +𝜋2) 𝐴. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là A. 0 W. B. 1000 W.

C. 2000 W. D. 4000 W.

Câu 52. Một đoạn mạch gồm điện trở R = 100  mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm là √3

𝜋 H. Đoạn mạch trên được mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số 50 Hz. Nếu điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch có giá trị là 200 V thì công suất tiêu thụ trong mạch khi đó là

A. 20 W. B. 10 W.

C. 100 W. D. 25 W.

Câu 53. Một đoạn mạch gồm điện trở R = 40 Ω mắc nối tiếp với một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Đoạn mạch điện trên được mắc vào mạng điện xoay chiều 40 V – 50 Hz. Điều chỉnh L để công suất tiêu thụ trong đoạn mạch đạt giá trị cực đại. Giá trị cực đại này là

A. 80 W. B. 20 W.

C. 40 W. D. 60 W.

Câu 54. Một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R = 100 , cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1

𝜋 H và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt điện áp xoay chiều 𝑢 = 200√2cos(100𝜋𝑡) 𝑉 vào hai đầu đoạn mạch. Thay đổi C để hệ số công suất mạch đạt giá trị cực đại. Khi đó cường độ hiệu dụng trong mạch có giá trị bằng

A. 1 A.

B. √2 A.

C. 2 A.

D. 2√2 A.

Câu 55. Đặt điện áp 𝑢 = 120√2cos(120𝜋𝑡) 𝑉 vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Với hai giá trị của biến trở lần lượt là 38  và 22  thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch có giá trị là như nhau. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch khi đó có giá trị là

A. 120 W. B. 484 W.

C. 240 W. D. 282 W.

(7)

7

Câu 56. Từ thông qua một vòng dây dẫn là ∅ =2.10−2

𝜋 cos (100𝜋𝑡 +𝜋

4) 𝑊𝑏. Biểu thức suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là

A. 𝑒 = 2cos (100𝜋𝑡 −𝜋

4) 𝑉.

B. 𝑒 = √2cos (100𝜋𝑡 −𝜋4) 𝑉.

C. 𝑒 = √2cos (100𝜋𝑡 +𝜋

4) 𝑉.

D. 𝑒 = 2cos (100𝜋𝑡 +3𝜋

4) 𝑉.

Câu 57. Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc).

Rôto quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng A. 3000 Hz. B. 60 Hz.

C. 50 Hz. D. 30 Hz.

Câu 58. Một máy biến áp có số vòng của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là 5000 vòng và 1000 vòng. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến áp. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 100 V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi để hở có giá trị là

A. 20 V. B. 40 V.

C. 10 V. D. 500 V.

Câu 59. Một máy biến áp được dùng làm máy hạ áp gồm có hai cuộn dây. Biết số vòng của mỗi cuộn dây này là 100 vòng và 500 vòng. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp với điện áp xoay chiều 𝑢 = 100√2cos(100𝜋𝑡) 𝑉 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp bằng

A. 10 V. B. 20 V.

C. 50 V. D. 500 V.

Câu 60. Người ta truyền tải dòng điện xoay chiều một pha từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ. Khi điện áp ở nhà máy điện là 6 kV thì hiệu suất truyền tải là 73%. Để hiệu suất truyền tải là 97% thì điện áp ở nhà máy điện là

A. 18 kV. B. 2 kV.

C. 54 kV. D. 27 kV.

(8)

8

TRẮC NGHIỆM CƠ & SÓNG – ÔN TẬP.

Câu 1. Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m. Con lắc này dao động điều hòa với tần số

A. 𝑓 = 2𝜋√𝑚𝑘. B. 𝑓 = 1

2𝜋𝑘

𝑚. C. 𝑓 = √𝑚𝑘. D. 𝑓 = √𝑘

𝑚.

1,3,15Câu 2. Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có chiều dài ℓthực hiện dao động điều hòa. Chu kì của con lắc là

A. 𝑇 = 𝜋√g. B. 𝑇 = 2𝜋√g .

C. 𝑇 = √g . D. 𝑇 = 2𝜋√g.

Câu 3. Một vật có khối lượng m thực hiện dao động điều hòa theo phương trình 𝑥 = 𝐴𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 + 𝜑).

Mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của vật được tính bằng công thức A. 𝑊 = 1

2𝑚𝜔2𝐴2. B. 𝑊 = 1

2𝑚𝜔𝐴2. C. 𝑊 = 1

2𝑚2𝜔𝐴. D. 𝑊 = 1

2𝑚𝜔2𝐴.

Câu 4. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha nhau với biên độ lần lượt là A1 và A2. Dao động của vật có biên độ bằng

A. √𝐴12+ 𝐴22 B. |𝐴1− 𝐴2| C. √𝐴12− 𝐴22 D. 𝐴1 + 𝐴2

Câu 5. Một vật thực hiện dao động điều hòavới phương trình 𝑥 = 𝐴𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 + 𝜑). Lực kéo về có độ lớn cực đại khi vật có

A. li độ cực đại. B. động năng cực đại.

C. gia tốc bằng 0. D. động năng bằng thế năng.

Câu 6. Một vật thực hiện dao động điều hòa. Vận tốc của vật có giá trị bằng không khi vật qua A. vị trí biên. B. vị trí cân bằng theo chiều dương.

C. vị trí cân bằng. D. vị trí cân bằng theo chiều âm.

Câu 7. Trong dao động cưỡng bức, biên độ dao động của vật A. luôn tăng khi tần số ngoại lực tăng.

B. luôn giảm khi tần số ngoại lực tăng.

C. đạt cực đại khi tần số ngoại lực bằng tần số riêng của hệ.

D. không phụ thuộc biên độ ngoại lực.

Câu 8. Trong dao động điều hòa, vận tốc biến đổi điều hòa A. cùng pha so với li độ. B. ngược pha so với li độ.

C. sớm pha 𝜋

2 so với li độ. D. trễ pha 𝜋

2 so với li độ.

Câu 9. Một con lắc đơn thực hiện dao động điều hòa với chu kỳ T. Nếu tăng độ dài dây treo của con lắc lên n lần thì chu kỳ dao động của con lắc

A. tăng n lần. B. tăng √𝑛 lần.

C. giảm n lần. D. giảm √𝑛 lần.

Câu 10. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k treo vật có khối lượng m. Kích thích cho vật thực hiện dao động điều hòa với chu kì T. Nếu đồng thời giảm khối lượng của vật treo vào lò xo đi 2 lần và tăng độ cứng của lò xo lên 2 lần thì chu kì dao động của con lắc sẽ

A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần.

C. không đổi. D. giảm 2 lần.

(9)

9

Câu 11. Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây dài 64 cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy g = 2 (m/s2). Chu kì dao động của nó là

A. 1,6 s. B. 2 s.

C. 0,5 s. D. 1 s.

Câu 12. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 400 g treo vào lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng 100 N/m. Lấy 2 = 10. Dao động của con lắc có chu kì là

A. 0,4 s. B. 0,6 s.

C. 0,2 s. D. 0,8 s.

Câu 13. Một vật dao động điều hòa. Khi vật đi qua vị trí 𝑥 = 1 𝑐𝑚 thì vật đạt vận tốc 𝑣 = 10√3 𝑐𝑚/𝑠. Biết tần số góc của vật là 10 rad/s. Biên độ dao động của vật có giá trị là

A. 2 cm. B. 3 cm.

C. 4 cm. D. 5 cm.

Câu 14. Một vật dao động điều hòa với phương trình 𝑥 = 4cos (2𝜋𝑡 −𝜋

2) 𝑐𝑚. Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động bằng

A. 4π (cm/s). B. 8π (cm/s).

C. π (cm/s). D. 2π (cm/s).

Câu15. Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100 g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa theo phương trình 𝑥 = 10cos(10𝜋𝑡) 𝑐𝑚. Cơ năng của con lắc bằng

A. 1,00 J. B. 0,10 J.

C. 0,50 J. D. 0,05 J.

1,3,15Câu 16. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 4 cm và 6 cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật không thể có giá trị là

A. 6 cm.

B. 4 cm.

C. 10 cm.

D. 12 cm.

Câu 17. Một lò xo có độ cứng 40 N/m treo vật m đang dao động điều hòa. Khi vật có động năng 20 mJ thì thế năng của vật là 12 mJ. Mốc thế năng được tính ở vị trí cân bằng. Biên độ dao động của vật là A. 5 cm.

B. 3 cm.

C. 6 cm.

D. 4 cm.

Câu 18. Một lò xo có độ cứng k treo vật có khối lượng 100 g. Kích thích cho vật thực hiện dao động điều hòa theo phương trình 𝑥 = 4cos(10𝑡) 𝑐𝑚. Lực kéo về có giá trị cực đại là

A. 40 N.

B. 4 N.

C. 0,04 N.

D. 0,4 N.

3Câu 19. Thời gian ngắn nhất để một vật dao động điều hòa với phương trình 𝑥 = 10𝑐𝑜𝑠 (𝜋𝑡 −𝜋

2) 𝑐𝑚 đi từ vị trí cân bằng đến về vị trí biên là

A. 2 s. B. 1 s.

C. 0,5 s. D. 0,25 s.

(10)

10

Câu 20. Một vật thực hiện dao động điều hòa có đồ thị li độ - thời gian như hình vẽ. Phương trình dao động của vật là

A. 𝑥 = 5𝑐𝑜𝑠 (2𝜋𝑡 −2𝜋

3) 𝑐𝑚 B. 𝑥 = 5𝑐𝑜𝑠 (2𝜋𝑡 +2𝜋

3) 𝑐𝑚 C. 𝑥 = 5𝑐𝑜𝑠 (𝜋𝑡 −2𝜋

3) 𝑐𝑚 D. 𝑥 = 5𝑐𝑜𝑠 (𝜋𝑡 +2𝜋

3) 𝑐𝑚

Câu 21. Sóng dọc

A. truyền được trong chân không.

B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí.

C. chỉ truyền được trong chất rắn.

D. có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 22. Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta căn cứ vào A. môi trường truyền sóng.

B. phương dao động của phần tử vật chất.

C. vận tốc truyền sóng.

D. phương dao động và phương truyền sóng.

Câu 23. Bước sóng là

A. quãng đường sóng truyền đi trong thời gian một chu kỳ sóng.

B. khoảng cách giữa hai điểm dao động đồng pha trên phương truyền sóng.

C. quãng đường sóng truyền đi được trong thời gian 1 s.

D. khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm vuông pha trên phương truyền sóng.

Câu 24. Một sóng cơ truyền trên một đường thẳng và chỉ truyền theo một chiều thì những điểm cách nhau một số lẻ lần nửa bước sóng sẽ dao động

A. cùng pha với nhau.

B. ngược pha với nhau.

C. vuông pha với nhau.

D. lệch pha nhau bất kì.

Câu 25. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là tốc độ truyền sóng và T là chu kỳ của sóng. Nếu 𝑑 = 𝑘𝑣𝑇 𝑣ớ𝑖 𝑘 = 0, 1, 2 … thì hai điểm đó

A. dao động cùng pha.

B. dao động ngược pha . C. dao động vuông pha.

D. lệch pha nhau 𝜋

2 .

Câu 26. Một sóng cơ truyền trên mặt nước. Hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng và dao động vuông pha với nhau thì cách nhau một đoạn bằng

A. bước sóng.

B. nửa bước sóng.

C. hai lần bước sóng.

D. một phần tư bước sóng.

Câu 27. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng A. một phần tư bước sóng.

B. một bước sóng.

C. nửa bước sóng.

D. hai bước sóng

(11)

11

Câu 28. Sóng âm nghe được trong không khí là sóng cơ học dọc có tần số nằm trong khoảng A. từ 16 Hz đến 2.104 Hz.

B. từ 16 Hz đến 20 MHz.

C. từ 16 Hz đến 200 kHz.

D. từ 16 Hz đến 2 kHz.

Câu 29. Mức cường độ âm là một đặc trưng vật lí của âm gây ra đặc trưng sinh lí nào của âm sau đây?

A. Độ to.

B. Độ cao.

C. Âm sắc.

D. Không có.

Câu 30. Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì A. tần số và bước sóng đều thay đổi.

B. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.

C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.

D. tần số và bước sóng đều không thay đổi.

Câu 31. Một sóng cơ có tần số 30 Hz lan truyền trong một môi trường vật chất đàn hồi với bước sóng là 3 cm. Tốc độ truyền sóng là

A. 90 cm/s.

B. 10 cm/s.

C. 30 cm/s.

D. 0,1 cm/s.

Câu 32. Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình 𝑢 = 6cos(4𝜋𝑡 − 0,02𝜋𝑥) 𝑐𝑚. Với x tính bằng cm và t tính bằng giây. Sóng này có bước sóng là

A. 50 cm. B. 100 cm.

C. 150 cm. D. 200 cm.

Câu 33. Một sóng cơ có chu kì 10 s truyền đi trong một môi trường với vận tốc 0,2 m/s. Hai điểm gần nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha cách nhau

A. 1 m. B. 0,5 m.

C. 2 m. D. 1,5 m.

Câu 34. Hai nguồn A và B dao động trên mặt nước với cùng tần số là 10 Hz và cùng pha. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Tại điểm M có MA = 31 cm và MB = 25 cm là

A. điểm đứng yên thứ hai. B. điểm dao động với biên độ cực đại bậc ba.

C. điểm đứng yên thứ ba. D. điểm dao động với biên độ cực đại bậc hai.

Câu 35. Tại hai điểm M và N có hai nguồn sóng kết hợp có cùng tần số và cùng pha. Biết tần số của sóng bằng 40 Hz và có sự giao thoa sóng trong đoạn MN. Trong đoạn MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5 cm. Tốc độ truyền sóng là

A. 0,3 m/s. B. 0,6 m/s.

C. 2,4 m/s. D. 1,2 m/s.

Câu 36. Một sợi dây đàn hồi AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có

A. 5 nút và 4 bụng. B. 3 nút và 2 bụng.

C. 9 nút và 8 bụng. D. 7 nút và 6 bụng.

Câu 37. Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với tần số 40 Hz. Biết khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 0,25 m. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 40 m/s. B. 60 m/s.

C. 80 m/s D. 20 m/s.

Câu 38. Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động cùng pha và cùng tần số 10 Hz. Tại điểm M cách A và B lần lượt là 20 cm và 40 cm, sóng có biên độ dao động cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB còn có một dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là

A. 100 cm/s. B. 80 cm/s.

C. 90 cm/s. D. 50 cm/s.

(12)

12

Câu 39. Một nguồn âm xem như một nguồn điểm, phát âm trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm.

Ngưỡng nghe của âm đó là I0 = 10–12 W/m2. Tại một điểm A ta đo được mức cường độ âm là 70 dB. Cường độ âm tại điểm A là

A. 10–7 W/m2. B. 107 W/m2. C. 10–5 W/m2. D. 70 W/m2.

Câu 40. Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 50cm luôn dao động cùng pha, có bước sóng 6cm. Hai điểm CD nằm trên mặt nước mà ABCD là một hình vuông. Số điểm dao động cực đại trên đoạn CD là

A. 7. B. 5.

C. 17. D. 10.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đặt điện áp xoay chiều u có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện

Đặt điện áp xoay chiều có giả trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L , biến trở R và tụ

Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R 1 mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần R 2 mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R , cuộn cảm thuần và tụ điện thì cảm kháng của cuộn dây, dung kháng của tụ điện lần lượt là Z Z L

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R , cuộn cảm thuần có cảm kháng Z L  3R và tụ điện có điện

Câu 129 (VDC): Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, điện trở R và tụ

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi nhưng tần số f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện mắc nối