• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

NS: 29 / 10 / 2021

NG: 04 / 11 / 2021 Thứ 2 ngày 04 tháng 11 năm 2021

KỂ CHUYỆN

BÀN CHÂN KÌ DIỆU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn và kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực,có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện..

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi kể chuyện. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện và tìm hiểu về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Mạnh dạn, tự tin kể chuyện trước đám đông.

+ Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký “ Bị tàn tật nhưng khao khát học tập, giàu nghị lực, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước”. Rèn tính kỉ luật, kiên trì, tinh thần vượt khó, biết vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.

+ Giáo dục hsinh có ý chí và quyết tâm vươn lên trong c/s và học tập.

* CV3969: Chủ điểm «Có chí thì nên» (tuần 11, 12, 13), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ (SGK).

- HS: SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức trò chơi “ Điều bí ẩn”

+ GV nêu luật chơi: GV có 1 hộp quà, trong đó có các lá phiếu ghi các từ gợi mở cho nội dung bài học mới, cả lớp sẽ hát 1 bài hát và truyền tay nhau hộp quà, khi cô giáo ra tín hiệu ngừng hát thì hộp quà đến tay bạn nào, bạn ấy sẽ bốc 1 lá phiếu và đọc to lá phiếu đó lên, đồng thời được nhận 1 phần quà. Bạn nào bốc phải lá phiếu trắng sẽ không được nhận quà. GV chỉ cho dừng hát 3 lần, nếu học sinh bắt được nhiều phiếu có chữ thì sẽ dễ đoán được nội dung bài học, còn bắt được ít phiếu có chữ sẽ khó đoán,...

+ GV tổ chức chơi.

+ Những từ ngữ vừa rồi gợi cho em nhớ tới nhân vật nào?

+ Tại sao em biết?

+ GV nhận xét ý thức chơi.

- HS chơi trò chơi.

- Nội dung các lá phiếu có chữ là: bị tật từ nhỏ, viết bằng chân, có ý chí, quyết tâm...

- Hs chú ý lắng nghe.

* GV giới thiệu bài: Tấm gương 1 người nổi tiếng về nghị lực vượt khó ở nước ta đó là Nguyễn Ngọc Ký. Vậy Nguyễn Ngọc Ký đã quyết tâm, khắc phục khó khăn gì để vươn lên giành nhiều thành công, chúng ta cùng học bài hôm nay.

(2)

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* HS nghe GV kể chuyện: (8’)

- GV kể chuyện lần 1, giọng kể thong thả, chậm rải, chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả về hình ảnh, hành động quyết tâm của Nguyễn Ngọc Ký: Thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp,…

- Gv kể lần 2 kết hợp chỉ tranh và đọc lời phía dưới mỗi tranh.

- Hướng dẫn kể:

+ Câu chuyện có mấy nhân vật ? + Ký đã gặp hoàn cảnh khó khăn gì ? + Ký có nguyện vọng gì ?

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (17’)

- Gv yêu cầu hs quan sát từng tranh nêu nội dung từng bức tranh ?

- Gv theo dõi, nhắc nhở học sinh.

- Yêu cầu học sinh dựa vào lời dẫn dưới mỗi bức tranh, liên tưởng thêm và kể chuyện trong nhóm của mình.

+ Hai cánh tay của Ký có gì khác mọi người?

+ Khi cô giáo đến nhà, Ký đang làm gì?

+ Ký đã cố gắng như thế nào?

+ Ký đã đạt được những thành công gì?

+ Nhờ đâu mà Ký đạt được những thành công đó?

Gv nhận xét, đánh giá.

* Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: 5’

- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?

- Em học tập được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký ?

* Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng về học tập, ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Từ một cậu bé bị tàn tật, ông trở thành một nhà thơ, nhà văn. Hiện nay ông là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn ngữ văn cho một

Hs lắng nghe

- Hs nghe và quan sát tranh.

+ Ký, cô giáo, các bạn.

+ Ký bị liệt cả hai tay.

+ Muốn được đi học.

- Hs thảo luận nhóm 4, q/sát từng tranh, nói nội dung các bức tranh.

- Học sinh kể chuyện trong nhóm - Học sinh kể từng đoạn và kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- HS giỏi kể toàn bộ câu chuyện - Hãy kiên trì, nhẫn nại trước mọi khó khăn trong cuộc sống, ắt sẽ thành công.

+ Em học được ở anh Ký tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên cho mình trong hoàn cảnh khó khăn.

+ Em học được ở anh Ký nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

+ Em thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập.

+ Em học tập được ở anh Ký lòng tự tin trong cuộc sống, không tự ti vào bản thân mình bị tàn tật.

- HS lắng nghe.

(3)

trường Trung học ở Thành Phố HCMinh.

* Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký: Dùng chân viết số phận VTC

4 - HĐ Vận dụng. (5’)

- GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi kể tên câu chuyện hoặc tấm gương khác tương tự cùng chủ đề về ý chí nghị lực.

? Em đã gặp khó khăn gì trong cuộc sống chưa?

? Em đã làm gì để vượt qua khó khăn đó?

* GV kết luận: Trong cuộc sống sẽ có những lúc chúng ta sẽ gặp những khó khăn, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua, nếu chúng ta gặp khó khăn thì có thể nhờ sự trợ giúp của mọi người,..

* Củng cố - Dặn dò

- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?

- Quyền trẻ em:GV liên hệ thực tế GSHS trẻ em có quyền được đối sử bình đẳng....

* Cô bé ‘viết bằng chân’ đầy nghị lực - Gv nhận xét giờ học

- Vn kể lại chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS chia sẻ và kể trước lớp.

-HS trả lời

-HS trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

ĐỀ - XI – MÉT VUÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đề - xi - mét vuông là đơn vị đo diện tích. Biết 1 dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm.

- Biết đọc viết số đo diện tích theo đề - xi - mét vuông.Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. Biết được 1dm2:=100 cm2

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tư duy, phán đoán. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao. Tự tin trình bày ý kiến của mình. Học tập tích cực, chuyển đổi chính xác các đơn vị đo

+ Rèn tính cẩn thận, tự tin và chính xác trong học toán..

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Bảng hình vuông có diện tích 1dm2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2.

HS: Chuẩn bị thước và giấy có kẻ ô vuông 1cm x 1cm. SGK, vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

Trò chơi: Về đúng nhà mình. - HS chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn

(4)

- Cách chơi: GV ghi mỗi phép tính lên bảng, yêu cầu cả lớp làm nhanh vào nháp trong thời gian 1 phút sau đó GV gọi 3 bạn đại diện cầm vào 1 miếng bìa, các em cầm trên tay vừa đi vừa hát cùng cả lớp :"Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng,..."GV hô "Mưa to rồi, về nhà thôi"

các em chạy mau về nhà của mình vơi đáp số GV ghi trên bảng. Ai chậm (sai) thì bị phạt.

- GV nx, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

+ Ở lớp dưới các em đã học những đơn vị đo diện tích nào?

*GV giới thiệu: Như vậy ở dưới lớp dưới các em đã học đơn vị diện tích xăng- ti- mét vuông. Vậy để đo đơn vị diện tích lớn hơn xăng- ti- mét vuông người ta dùng đơn vị đề-xi- mét vuông, cô cùng cả lớp tìm hiểu nhé!

2- HĐ Hình thành kiến thức mới: 12’)

* Giới thiệu về đề - xi -mét vuông - Gv treo hình vuông có diện tích là 1dm2 và giới thiệu: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị đo là đề - xi - mét vuông.

- Hình vuông này có diện tích là 1dm2 . Vậy 1 dm2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm.

- Nêu cách viết kí hiệu đề-xi-mét vuông ? - Yc hs đọc, viết: 3dm2, 4dm2 52 dm2

10 cm = ... dm ?

- Vậy hình vuông có cạnh 10 cm có diện tích bằng diện tích hình vuông có cạnh 1 dm. Hình vuông có cạnh 1 dm có diện tích bằng bao nhiêu ?

Vậy 100cm2 = 1 dm2 3- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1 (5'): Đọc - Yêu cầu hs tự làm bài.

Gv theo dõi, uốn nắn giúp học sinh.

Gv ghi bảng, yc hs đọc

GV cc cho HS cách đọc đơn vị đo dm2 Bài tập 2 (6'): Viết theo mẫu

- Yêu cầu hs đọc kĩ bài rồi làm bài Nx - chữa bài

của GV

+ HS1 : 1679 x 400 + HS2: 30160 x 20 + HS 3: 4000 x 200

+ Chúng em đã học đơn vị diện tích xăng- ti- mét vuông.

- Hs thực hiện đo cạnh của hình vuông.

- Hs nêu lại.

- 1 dm2

- Hs đọc - 2hsviết bảng - lớp nháp.

10 cm = 1 dm

- Có diện tích 1 dm2

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- Lớp tự làm- 1 hs làm bảng Nx bài, đổi chéo vở.

- 1 hs đọc yêu cầu bài Lớp làm bài vào vở bài tập.

167900 603200

800 000

(5)

- GV củng cố cách viết đơn vị do dm2 Bài tập 3 (7'): Viết số thích hợp vào ..

- Yêu cầu học sinh tự làm bài - Củng cố cách đổi đơn vị đo...

Tóm tắt: Tờ giấy đỏ: HCN chiều dài: 9 cm chiều rộng: 5 cm

Tờ xanh h/v có p = p tờ đỏ Tính S tờ giấy xanh ?

- Gv củng cố cách tính chu vi diện tích hình chữ nhật.

4- HĐ Vận dụng. (5’) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 4.

+ Đề bài yêu cầu gì?

+ Để so sánh được em cần phải thế nào?

- 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, lớp làm vào vở bài tập.

+ Giải thích cách làm?

-NX

* Củng cố - Dặn dò

Các đơn vị đo diện tích được học?

2 dm2 = ... cm2 - Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài tập. Chuẩn bị bài sau.

Đáp án:4 dm2 = 400 cm2

508 dm2 = 50800 cm2 - 1 hs đọc yêu cầu bài

Hs chữa bài: Bài giải:

Chu vi tờ giấy màu xanh là:

(9 + 5) 2 = 28 (cm) Cạnh của tờ giấy xanh là:

28 : 4= 7 (cm) Diện tích tờ giấy xanh là:

7 x 7 = 49 (cm2) Đáp án: 49 cm2 Bài 4: >, <, = ?

210 cm2 = 2dm210cm2 6 dm23cm2 = 603cm2 1954cm2 > 19 dm250cm2 2001cm2 < 20dm210cm2 - Chữa bài

- HS khác nhận xét - cm2, dm2

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

MÉT VUÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích. Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo m2. Biết 100 dm2 = 1 m2 và ngược lại.

- Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang cm2, dm2 và ngược lại. Giải toán - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tư duy, phán đoán. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao. Tự tin trình bày ý kiến của mình.

+ Học tập tích cực, chuyển đổi chính xác các đơn vị đo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2.

HS: SGK, vở viết.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng - HS chia làm 2 tổ tham gia trò chơi

(6)

- GV tổ chức trò chơi

GV quan sát, nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới: Để đo diện tích của một hình có diện tích hàng trăm dm2 người ta dùng đơn vị đo nào ? Cô cùng cả lớp vào bài học hôm nay Mét vuông.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* Giới thiệu mét vuông (12')

- Gv: Cùng với cm2, dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đo mét vuông.

- Gv chỉ hình vuông đã chuẩn bị:

- Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu ?

- Gv: Mét vuông viết tắt là m2

- Yêu cầu hs quan sát hình đếm số ô vuông có diện tích 1 dm2 có trong hình.

1m2 = 100 dm2 100 dm2 = 1 m2

- Gv đọc hs viết: 24 m2, 35 m2, 62dm2 3- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1(5'): Viết số hoặc chữ thích hợp - Yêu cầu hs tự làm

- Gv theo dõi, uốn nắn.

- GV củng cố cách đọc , viết các số có đơn vị mét vuông.

Bài tập 2(6'): Viết số thích hợp

- Yêu cầu hs nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề ?

- Yêu cầu hs tự làm bài và chữa.

- Gv chốt lại lời giải đúng.

CC về cách đổi đơn vị đo diện tích Bài tập 3 (7'): Giải toán

Tóm tắt:

Sân : hình chữ nhật chiều dài: 150 m chiều rộng: 120 m

dưới sự điều hành của LPHT Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

21dm2 = ... cm2 195 dm2 = ... cm2 200 cm2 = .... dm2 5000 cm2 = .... dm2 - HS lớp nhận xét.

- Hs chú ý lắng nghe - 1m

- Học sinh đọc: mét – vuông - Hs nêu nhận xét.

- Lớp nhắc lại

- 2, 3 học sinh lên viết.lớp viết nháp.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự làm bài-2 hs làm bảng-chữa nhận xét.

- HS giỏi giải thích cách làm.

Đáp án: 990 m2 = 99000 dm2

6 m2 = 600 dm2; 500 dm2 = 5 m2 2500dm2 =25m2 11 m2 = 110000cm2 - 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs chữa bài và nhận xét Bài giải: Chu vi mảnh đất là:

(150 + 80)  2 = 460 (m) Diện tích sân vận động là:

150 80 = 12000 (m2 Đáp số: 460m,12000 m2 - 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs nêu cách làm - Hs tự làm và chữa

Bài giải:

(7)

Chu vi và diện tích: ... m, m2 ? - Gv củng cố cách tính chu vi diện tích hình chữ nhật.

- Yc hs nêu cách làm, khuyến khích chia làm nhiều hình để tìm nhiều cách giải.

- Gv củng cố cách tính diện tích các hình..

4- HĐ Vận dụng. (5’)

Bài tập: Để lát nền một phòng họp, người ta đã sử dụng hết 100 viên gạch hình vuông có cạnh 60cm. Hỏi phòng họp đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể?

* Củng cố - Dặn dò

- Các đơn vị đo diện tích được học?

2m2 = ... dm2 - Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài tập - Chuẩn bị bài sau.

Diện tích hình chữ nhật thứ nhất là:

9  10 = 90 (cm2)

Diện tích hình chữ nhật thứ hai là:

(21 - 9)  ( 10 - 3) = 84 (cm2) Diện tích hình đã cho là:

90 + 84 = 174 (cm2)

Đáp số: 174 cm2 Thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS thảo luận nhóm, thực hiện vào phiếu học tập.- Chia sẻ trước lớp Giải:

Diện tích của một viên gạch là:

60 x 60 = 3600 (cm2) Diện tích của căn phòng là:

3600 x 100 = 360 000(cm2 ) 360 000cm2 = 36m2

Đáp số: 36m2 - Hs nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

CÓ CHÍ THÌ NÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ : Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn,không nản lòng khi gặp khó khăn. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ. Đọc trôi chảy, rõ ràng từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, sử dụng ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc.

+ GD HS có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn.

Học tập theo lời khuyên của ông cha từ các câu tục ngữ.

* CV3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị.Nhận biết được giá trị của con người có ý chí.

- Tự nhận thức về bản thân:biết đánh giá đúng ưu, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng.

- Lắng nghe tích cực: biết cách lắng nghe người khác nói để rút kinh nghiệm cho bản thân.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(8)

- GV: Bảng phụ, tranh (SGK) - HS: SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Tổ chức chơi trò chơi: Chiếc hộp bí mật.

- Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi - Các phiếu lá thăm có thể sử dụng:

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới : Trong tiết học hôm nay, các con sẽ được biết 7 câu tục ngữ khuyên con người rèn luyện ý chí. Tiết học còn giúp các em biết được cách diễn đạt của tục ngữ có gì đặc sắc.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc toàn bài.

- Gọi HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm. (chú ý ngắt giọng đoạn thơ)

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi

Người có chí thì nên Nhà có nền thì vững - Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

- Đọc mẫu toàn bài.

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (12’)

- Yc hs đọc thầm, trao đổi trả lời câu hỏi:

? Em hãy xếp các câu tục ngữ sau thành 3 nhóm ?

- Gv chốt lại kết quả đúng:

a, Khẳng định rằng có chí thì nhất định sẽ thành công.

b, Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.

c, Khuyên người ta không nản lòng trước những khó khăn.

- Cách diễn đạt của câu tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu?

- HS truyền tay nhau chiếc hộp theo nhạc. Hết nhạc HS bốc thăm, trả lời câu hỏi.

+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

(Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu đến đấy, có trí nhớ lạ thường. . . . )

+ Tại sao Nguyễn Hiền có tên là Ông Trạng thả diều?

+ Nêu nội dung bài học...

- 1 HS đọc toàn bài.

- hs nối tiếp đọc câu tục ngữ.

- Hs đọc nối tiếp lần 2 - Hs đọc chú giải

- HS nhẩm bài, tìm cách ngắt nghỉ cho đúng và đọc lại.

- HS luyện đọc nối tiếp theo cặp - HS lắng nghe.

- hs đọc thầm - HS trả lời

- Có công mài sắt có ngày nên kim.

+ Người có chí thì nên ...

- Ai ơi đã quyết thì hành ...

+ Hãy lo bền chí câu cua...

- Thua keo này ta bày keo khác + Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo + Thất bại là mẹ thành công

- Ngắn gọn, ít chữ.

+ Có vần, nhịp cân đối, có hình ảnh

(9)

- Theo em HS cần rèn luyện ý chí gì ? - Nêu biểu hiện của học sinh không có ý chí ?

- Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì ?

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’)

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.

- Tổ chức cho HS đọc.

- T/c cho HS đọc thuộc. Thi đọc thuộc.

- Nhận xét từng HS đọc tốt.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

- Sưu tầm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao cùng chủ đề.

-Gọi HS trả lời

- Em học được điều gì qua các câu tục ngữ?

- Liên hệ, giáo dục ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống

* Củng cố - Dặn dò

? Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì?

- Quyền trẻ em: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu....

* Xem Clip : Có chí thì nên - Nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc những câu tục ngữ.

- ý chí vượt khó vươn lên trong học.

- Không chịu làm bài, hơi mệt là nghỉ học.

-> Khuyên con người ta luôn giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn, có ý chí thì sẽ thành công.

- Hs nối tiếp đọc bài.

- Hs nhẩm thuộc bài.

- HS đọc thuộc lòng theo cặp đôi.

- Thi đọc.

- Nhận xét - bình chọn 1.Tục ngữ :

- Có chí làm quan, có gan làm giàu.

- Mưu cao chẳng bằng chí dày.

- Kiến tha lâu đầy tổ.

2. Ca dao :

- Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.

- Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai.

- Có bột mới gột nên hồ

Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.

- Chớ thấy sóng cả mà lo

Sóng cả mặc sóng, chèo cho có chừng - Ai ơi đã quyết thì hành,

Ðã đốn thì vác cả cành lẫn cây.

- Cần có ý chí...

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

============================================

NS: 29 / 10 / 2021

NG: 05/ 11 / 2021 Thứ 3 ngày 05 tháng 11 năm 2021

(10)

TOÁN

NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

- HS có kĩ năng vận dụng nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số vào tính nhẩm, tính nhanh.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Biết nêu ý tưởng và giải pháp khi thảo luận nhóm làm bài tập.

+ Rèn sự cẩn thận, chính xác khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ, phấn màu.

- HS: SGK Toán 4, tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

Trò chơi: chuyền điện - GV phổ biến luật chơi, cách chơi 1m2 = ......dm2

100dm2 = ...m2 400dm2 = ...m2 2110m2 = ...dm2 15m2 = ...cm2 10000cm2 =...m2 - GV giới thiệu, ghi đầu bài

- HS tham gia chơi

- 4 HS nhắc lại đầu bài 2- HĐ Hình thành kiến thức mới: 12’

* Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

- GV viết lên bảng 2 biểu thức:

4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5

- Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên

+ So sánh giá trị của 2 biểu thức trên?

- Vậy ta có:

4 x (3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5

+ Biểu thức: 4 x (3 + 5) có đặc điểm gì?

+ Em có nhận xét gì biểu thức 4 x 3 + 4 x 5

GV: Như vậy biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức với các số hạng của tổng.

+ Vậy khi thực hiện nhân một số với

- HS làm cá nhân

- 1HS lên bảng trình bày 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 + Giá trị của 2 bt trên bằng nhau.

- HS nêu lại

+ Là nhân một số với một tổng.

+ Tích 4 x 3 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với một số hạng của tổng, tích thứ hai 4 x 5 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số hạng còn lại của tổng.

+ Lấy số đó nhân với từng số hạng của

(11)

một tổng, chúng ta có thể làm thế nào?

+ Từ cách thực hiện trên, em hãy nêu công thức tính, và qui tắc?

- GV lấy VD VD: 2(2 + 3) = ?

* GV: Quy tắc nhân một số với 1 tổng

tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.

a x (b + c) = a x b + a x c + HS phát biểu quy tắc.

- Gọi 1HS lên bảng làm, lớp nhận xét.

2(2 + 3) = 22 + 23 = 4 + 6 = 10 3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’)

Bài 2 6’

- Gọi một HS nêu yêu cầu.

- Bài yêu cầu gì?

- GV treo bảng phụ, phân tích bảng.

- GV nhận xét, chữa bài.

- So sánh giá trị của hai biểu thức a( b + c) và ab + ac khi a = 4, b = 5, c = 2 - Các trường hợp còn lại: tương tự

- Biểu thức a( b + c) và ab + ac luôn như thế nào với nhau khi ta thay các chữ a, b, c bằng cùng một bộ số ?

=> Bài khắc sâu kiến thức gì?

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.

- HS nhận xét.

=> Cách thực hiện phép nhân một số với một tổng.

Bài 2 6’

- Gọi một HS nêu yêu cầu phần a

- Để tính đựơc giá trị của biểu thức theo hai cách ta cần áp dụng quy tắc nào - HS khác nhận xét - GV chữa bài

- Trong hai cách tính trên, cách nào thuận tiện hơn ?

- Gọi một HS nêu yêu cầu phần b - Phần b yêu cầu gì ?

- Gv phân tích mẫu, giảng kĩ cách 2 - GV nhận xét, chữa bài

- Trong hai cách tính trên, cách nào thuận tiện hơn ?

- HS nêu yêu cầu

- Nhân một số với 1 tổng

- HS trao đổi nhóm 2 làm bài vào vở, 1HS làm bảng lớp.

a) Tính bằng hai cách:

36 (7 + 3) = 36 10 = 360 36 (7 + 3) = 36 7 + 36 3 = 252 + 108 = 360 b) Tính bằng hai cách ( theo mẫu):

- 1 HS đọc mẫu

- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng lớp - HS khác nhận xét.

M: 36 8 + 36 4 =?

cách 1: 36 8 + 36 4 = 222 + 152 = 380

cách 2: 36 8 + 36 4 = 38 (6 + 4) = 38 10 = 380 5 35 + 5 62 = 175 + 310 = 485

5 35 + 5 62 = 5 (35 + 62) = 5 97 = 485

=> Cách nhân một số với một tổng.

a b c a(b+ c)

ab + ac 4 5 2 4( 5 + 2) = 28 45 + 42 = 3

2

8

4 5 3 (4 + 5) = 27 34 + 35 = 27

6 2 3 6 ( 2+ 3) = 30 6 2 + 63 = 30

(12)

* Kết luận: Trong nhiều trường hợp còn sử dụng quy tắc nhân một số với 1 tổng đề làm các bài toán tính bằng cách thuận tiện nhất

Bài 3: 6’

- Gọi một HS nêu yêu cầu.

- Bài yêu cầu gì?

.

- So sánh giá trị của hai biểu thức trên - GV nhận xét, chữa bài.

- Biểu thức thứ nhất có dạng gì ? - Biểu thức thứ hai có dạng gì ?

- Muốn nhân một tổng với một số ta làm thế nào ?

? Bài củng cố kiến thức gì?

- HS nêu yêu cầu.

- HS thảo luận cặp đôi làm bài vào vở, Một căp làm bảng phụ

- Cặp khác nhận xét, bổ sung (3 + 5) 4 và 34 + 54 - Ta có: (3 + 5)4 = 84 = 32

3 4 + 5 4 = 12 + 20 = 32 - Vậy: (3 + 5) 4 = 34 + 54

- Khi nhân một tổng với một số, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó với rồi cộng các kết quả lại với nhau

- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số 4- HĐ Vận dụng. (5’)

- GV đưa bài tập yêu cầu HS làm bài.

Tính giá trị của biểu thức sau bằng cách thuận tiện:

a. 159 x 54 + 159 x 46

b. 2 x 5 + 4 x 5 + 6 x 5 + 8 x 5 Củng cố, dặn dò:

- Tiết học đã cung cấp kiến thức gì - Nhắc lại cách nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số ?

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.

- Về làm bài VBT - Chuẩn bị bài sau

- HS làm bài - Chia sẻ - Nhận xét

159 x 54 + 159 x 46

= 159 x (54 + 46)

= 159 x 100

= 15900

2 x 5+4 x5+6 x 5+8 x 5

= (2 + 4 + 6 + 8) x 5

= 20 x 5

= 100

- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng trong tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau Khi nhân một tổng với một số, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó với rồi cộng các kết quả lại với nhau

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN

Đề bài: Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó. Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổiý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.

(13)

- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cố gắng đạt mục đích đặt ra.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Tự giác, làm việc được giao. Có ý thức dùng từ hay, chọn lọc ngôn ngữ khi giao tiếp cho phù hợp. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ trình bày bài trước lớp. HS tích cực, tự giác làm việc nhóm

+ Giáo dục HS thể hiện được sự kính trọng khi trao đổi với người lớn tuổi, tôn trọng lịch sự khi trao đổi với bạn bè.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Thể hiện sự tự tin: mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

- Lắng nghe tích cực:biết cách lắng nghe người khác nói để rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Giao tiếp: lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

- Thể hiện sự cảm thông; Biết cảm thông, chia sẻ với mọi người

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: :+ Sách truyện đọc lớp 4. Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên.

- HS: SGK, Sách Truyện đọc 4

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Tổ chức HS thi: “Ai là người biết thuyết phục giỏi”

+ Nội dung trao đổi có đúng với đề bài không?

+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?

+ Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn có phù hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không?

- GV QS NX, tuyên dương, dẫn vào bài

- HS thi: trao đổi về nội dung “Bạn có nguyện vọng học một môn năng khiếu”

muốn trao đổi và thuyết phục người thân để cho đi học.

-Bạn NX

*GV giới thiệu: Ở tuần 9 các em đã luyện tập trao đổi ý kiến với người thân về việc muốn học thêm một môn năng khiếu.Hôm nay các em sẽ luyện tập trao đổi về một tấm gương có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Tìm hiểu đề: 7’

- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.

- GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng:

nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.

- Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Nội dung cần trao đổi là gì?

+ Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là

- 2 HS đọc thành tiếng.

- Lắng nghe.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.

Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời.

+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.

+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao

(14)

ai?

+ Mục đích trao đổi là để làm gì?

+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?

+Em chon nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?

HĐ2: Thực hành trao đổi ý kiến: 13’

Gợi ý 1. Tìm đề tài trao đổi ở đâu ? - Tìm đề tài trao đổi ở đâu?

- Nêu nhân vật mình chọn?

Gợi ý 2. Xác định nội dung trao đổi:

- Hoàn cảnh sống của nhân vật : + Nhân vật gặp những khó khăn gì ? + Những khó khăn ấy có gì khác thường

?

- Nghị lực của nhân vật :

+ Nhân vật đã vượt qua khó khăn ntn?

+ Sự vượt khó của nhân vật có gì đáng khen ngợi ?

- Sự thành đạt của nhân vật :

+ Nhân vật đạt được ý nguyện của mình ntnào ?

+ Nghị lực, ý chí của nhân vật đóng vai trò gì trong sự thành đạt ấy?

Gợi ý 3. Xác định hình thức trao đổi:

- Người nói chuyện với em là ai (bố, mẹ hay anh, chị) ?

- Em xưng hô như thế nào ?

- Em chủ động nói chuyện với người thân về câu chuyện mới đọc hay được người thân gợi chuyện ?

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (10’) - Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động , cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.

- Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.

đổi với anh (chị ) của em.

+ Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy.

+ Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em.

*Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.

*Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật.

*Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.

- HS HĐN. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.

- Các truyện trong SGK, sách báo.

Ví dụ: Về Nguyễn Ngọc Kí

+ Ông bị liệt hai cánh tay từ nhỏ nhưng rất ham học. Cô giáo ngại ông không theo được nên không dám nhận

+ Ông có gắng viết bằng chân. Có khi chân co quắp, cứng đờ không đứng dậy nổi, nhưng vẫn kiên trì, luyện viết không quản mệt nhọc, khó khăn

+ Ông đã theo kịp các bạn và trở thành sinh viên trường Đại học Tổng hợp và là nhà giáo ưu tú

Học sinh thực hiện theo gợi ý trong sách giáo khoa.

-Từng cặp HS trao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.

(15)

Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét - Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.

Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng tiêu chuẩn (GV có thể cho HS diễn mẫu).

Ví dụ: Về một cuộc trao đổi ý kiến của em và chị gái của em:

- Chị: Chị đã mượn cho em quyển truyện Không gia đình của Hec-tô-ma-lô.

Em xem chưa?

- Em: Em xem rồi chị ạ!

- Chị: Em có nhận xét gì về tác phẩm ấy?

- Em: Quyển truyện đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.

- Chị: Ấn tượng nhất đối với em là nhân vật nào?

- Em: Em thích nhất là cậu bé Rê-mi.

- Chị: Rê-mi là một nhân vật như thế nào?

- Em: Thông minh, cá tính mạnh mẽ, có nghị lực.

- Chị: Chị cũng thấy thế.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Em học được điều gì ở các câu chuyện các bạn vừa kể ?

* Củng cố - Dặn dò

+ Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì?

- Quyền trẻ em:Trẻ em có quyền tự do biểu đạt và tiếp nhận thông tin...

- Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở và tìm đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

- Nhận xét tiết học.

- Học tính nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống -HS trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ - CÂU

TIẾT 22: TÍNH TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hs hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái...

- Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn. Biết đặt câu với tính từ.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, giao tiếp hợp tác nhóm, năng lực xác định từ loại, năng lực sử dụng từ ngữ để viết câu văn, đoạn văn.

+ HS có ý thức trong việc sử dụng từ ngữ trong viết văn.

*TTHCM: Hình ảnh Bác toát lên phẩm chất giản dị, đôn hậu

* Tấm gương đạo đức HCM: Bác Hồ là tấm gương về phong cách giản dị, đôn hậu...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ kẻ sẵn từng cột ở bài tập 2.

(16)

- HS: SGK, VBT, bút,

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV cho HS nghe bài hát “Chị Ong nâu nâu”

- Em hãy viết nhanh ra giấy những động từ nói về hoạt động của chị Ong?

- Gọi 2 HS thi viết, lớp viết nháp.

- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét tuyên dương dẫn vào bài mới.

*GV giới thiệu: Những tiết học trước các em đã hiểu về từ loại danh từ và động từ. tiết học ngày hôm nay giúp các em hiểu thế nào là tính từ, bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn và biết đặt câu có dùng tính từ.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1. Nhận xét Bài tập 1, 2: 8’

- Yêu cầu hs đọc yêu cầu và làm việc theo cặp.

- Gv theo dõi, kết hợp ghi bảng.

a, Tính tình, tư chất: chăm chỉ, giỏi.

b, Màu sắc của sự vật:

c, Hình dáng, kích thước:

- Gv: Những từ vừa tìm chỉ tính chất, hình dáng, kích thước, đặc điểm, màu sắc của sự vật được gọi là tính từ. Vậy tính từ là gì ?

Bài 3: 4’

- Nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

- Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế nào ?

- Thế nào là tính từ ? HĐ 2. Ghi nhớ: Sgk 2’

3- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1 (8'):

- Yêu cầu hs trao đổi với bạn rồi làm bài.

- HS nghe bài hát -bay,..

- 2 HS thi viết, lớp viết nháp.

- HS nhận xét, bổ sung.

2 hs nối tiếp đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài vào vở bài tập - 1 hs đọc to câu chuyện.

- Hs báo cáo, lớp nhận xét-chữa bài + chiếc cầu: trắng phau

+ mái tóc: xám + thị trấn: nhỏ

+ vườn nho: con con

+ những ngôi nhà: nhỏ, cổ kính + dòng sông: hiền hoà

-Từ chỉ tính chất, hình dáng, kích thước Đặc điểm, màu sắc.

- Dáng đi nhanh, hoạt bát.

-HS giỏi nêu.

- 2 học sinh đọc ghi nhớ- lấy ví dụ.

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs trao đổi, làm bài.

- 2 hs làm bài vào phiếu khổ to.

(17)

- Gv chốt lời giải đúng.

- Tấm gương đạo đức HCM: Bác Hồ là tấm gương về phong cách giản dị, đôn hậu...

Bài tập 2 (8'):

- Yêu cầu hs trả lời.

- Người bạn thân của em có đặc điểm hình dáng như thế nào ?

- Tính tình ra sao ? Tư chất thế nào ? - Gv nhận xét, sửa câu cho học sinh.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

Tìm 10 tính từ chỉ đặc điểm của sự vật.

Viết 1 câu văn miêu tả một loại cây, có sử dụng 1 tính từ vừa tìm được.

- Gọi 2- 3 HS đọc bài

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Thế nào là tính từ?

* Củng cố - Dặn dò Thế nào là tính từ ? ví dụ.

- Nhận xét tiết học.

- Vn học và làm bài - Chuẩn bị bài sau.

- Lớp chữa bài.

Đáp án:

a, gầy gò, cao, sáng, tha, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, ...

b, quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng to tướng, dài thanh mảnh.

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs suy nghĩ làm bài.

- Hs nối tiếp đặt câu.HS giỏi đặt 2 câu 1 phần.

- Lớp nhận xét.

- Yêu cầu hs viết vào vở bài tập.

- HS lấy VD 10 tính từ và ghi vào vở Tự học và viết một câu văn.

3- 4 HS đọc bài làm của mình VD: Cây hoa hồng nở hoa rất đẹp.

- HS lớp nhận xét.

- Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, họat động, trạng thái VD: xinh đẹp, trắng, ngoan ngoãn….

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.

- Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.

+ Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.

* BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

*KNS:- Kĩ năng nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường - Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các tranh minh hoạ SGK. Gói dung dịch ô - rê – dôn, phiếu học tập.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

(18)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV quan sát giúp đỡ LPHT điều hành chơi.

+ Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh ?

+ Khi bị bệnh cần phải làm gì ?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh. 12’

- GV tiến hành HĐN theo định hướng.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 34, 35 /SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi:

1. Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào ? 2. Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ?

3. Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ? 4. Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào ?

5. Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?

- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo cho mỗi HS điều tham gia TL.

- GV nx, tổng hợp ý kiến của các nhóm.

- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết.

- GV chuyển ý: Các em đã biết chế độ ăn uống cho người bệnh. Vậy lớp mình cùng thực hành để chúng mình biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’)

- LPHT điều hành trò chơi: “Trồng cây gây rừng”

- nêu luật chơi:

+ Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu; khi bị bệnh có thể có những dấu hiệu…

+ Khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường phải báo ngay cho cha mẹ…

- HS nhận xét

- Tiến hành thảo luận nhóm.

- Đại diện từng nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

1. Thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa uqả, đậu nành.

2. Thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn.

3. Ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày.

4. Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối.

- HS nhận xét, bổ sung.

- 2 HS đọc.

- HS lắng nghe.

(19)

Chăm sóc người bị tiêu chảy.

- GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.

- Y/c HS nhận các đồ dùng GV đã chuẩn bị.

- Y/c HS xem kĩ hình minh hoạ trang 35/SGK và thực hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn.

- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Gọi một vài nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát.

Kết luận: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

Trò chơi: Em tập làm bác sĩ 10’

- GV tiến hành cho HS thi đóng vai.

- Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.

- Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử vai.

- GV nhận xét tuyên dương cho nhóm diễn tốt nhất.

* Củng cố - Dặn dò

-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.

- về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.

-Dặn HS luôn có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.

- Tiến hành thực hành nhóm.

- Nhận đồ dùng học tập và thực hành.

- 4 nhóm lên trình bày.

-HS lắng nghe, ghi nhớ.

- Tiến hành trò chơi.

- Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn.

- HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp.

- GV gọi các nhóm lên thi diễn.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

TẬP LÀM VĂN

MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.

- Nhận biết được mở bài theo cách đã học

(20)

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Tự giác, làm việc nhóm tích cực. Mạnh dạn, tự nhiện tự tin đóng vai. Yêu thích văn học, ham học hỏi và tham khảo sách văn học.

+ Có thái độ đúng mực trong giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp

* Giảm tải: bỏ CH3 phần Luyện tập

* Học tập tấm gương đạo đức HCM: Bác Hồ là gương sáng về ý chí và nghị lực, vượt qua mọi khó khăn để đạt mục đích....

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ viết sẵn 2 mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và Thỏ.

- HS: Vở BT, sgk.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

Cho HS lên bảng thực hành thi trao đổi với người thân về một người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

- GV nhận xét cuộc trao đổi, dẫn vào bài mới: Muốn giới thiệu một câu chuyện mình muốn kể và giới thiệu câu chuyện đó như thế nào cho lôi cuốn hấp dẫn người nghe. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các cách mở bài trong bài văn kể chuyên 2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1 : Nhận xét (10'):

Bài 1, 2. Ycầu hs q/sát hình vẽ trong Sgk - Em thấy gì trong tranh ?

- Yêu cầu hs đọc yêu cầu mục nhận xét trong Sgk.

- Đọc đoạn mở bài em vừa tìm được trong câu chuyện ?

- Gv chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3:

Gv yc hs đọc thầm và trao đổi trong nhóm:

- Tìm điểm khác nhau của hai đoạn mở bài ?

* Gv: Cách mở bài kể ngay vào sự việc mở đầu của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách mở bài thứ hai là gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào truyện kể ?

- Thế nào là mở bài trực tiếp, thế nào là mở bài gián tiếp ?

HĐ2: Ghi nhớ (3'): Yc học sinh phát biểu.

3- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1 (9'):

- HS lên thi.

- Lớp nhận xét.

+ Rùa thắng cuộc ...

- 2 hs đọc nối tiếp-- Lớp đọc thầm - 2 hs nối tiếp đọc câu chuyện.

+ Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông có một con rùa đang cố sức tập chạy.

- Lớp nhận xét.

- Hs trao đổi thảo luận. Hs báo cáo + Cách mở bài ở bài tập 3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạp hơn rùa rất nhiều.

- Hs nghe.

- Hs trả lời theo ý hiểu.

- Hs đọc ghi nhớ trong Sgk.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

(21)

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp.

- Đó là cách mở bài nào, vì sao ? - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2 (9'):

- Gọi hs nêu yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu hs trao đổi:

+ Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào ?

- Gv nhận xét, đáp án đúng.

- Học tập tấm gương đạo đức HCM: Bác Hồ là gương sáng về ý chí và nghị lưc,

vượt qua mọi khó khăn để đạt mục đích....

4- HĐ Vận dụng. (5’)

- Yêu cầu HS chia sẻ với bạn câu chuyện mà mình đã học trong SGK Tiếng việt mà mình thích, chỉ ra đâu là mở bài, mở bài theo cách nào? nếu là mở bài trực tiếp thì chuyển thành mở bài gián tiếp. Thời gian trao đổi là 2 phút.

- Gọi 2- 3 HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố - Dặn dò

- Có những cách mở bài nào ? - Nhận xét tiết học.

- Vn học bài , nắm chắc các cách mở bài

- Hs trao đổi, thảo luận.

- Học sinh báo cáo - Lớp nhận xét.

Cách a: mở bài trực tiếp Cách b, c, đ: mở bài gián tiếp - 2 hs đọc lại.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- 1 hs đọc to truyện: Hai bàn tay.

- Hs suy nghĩ, phát biểu: mở bài trực tiếp.

- HS chia sẻ nhóm bàn theo yêu cầu của giáo viện.

*VD mở bài theo gián tiếp:

“ Bà tớ thường nói trung thực là một đức tính đáng quý của con người, nó tạo niềm tin của con người với con người, những người có đức tính trung thực luôn được mọi người yêu quý giống như cậu bé Chôm trong câu chuyện Những hạt thóc giống”

-2 cách mở bài - Lớp nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS hiểu được ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Góp phần phát triển năng lực

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm: Giáo dục HS học tập ý chí vươn lên khó khăn của cậu bé Bạch Thái Bưởi.

* KNS: Xác định giá trị, Tự nhận thức bản thân, Đặt mục tiêu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ (trang 115/SGK). Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

(22)

- HS: SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“ Hái hoa dân chủ”

- Em hãy thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên

- Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?

- GV nhận xét, đánh giá

- Quan sát tranh và cho biết bức tranh vẽ cảnh gì?

- Theo em bài văn này muốn nói về ai.

-> GV giới thiệu, ghi đầu bài

- HS lên bốc thăm trả lời câu hỏi:

- HS đọc

- Giữ vững mục tiêu đã chọn , không nản lòng khi gặp khó khăn và khẳng định ; có ý chí thì nhất định thành công.

- HS lắng nghe - Hs quan sát tranh - Hs trả lời

- Hs trả lời

- 4 HS nối tiếp nhắc lại đầu bài 2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* Hướng dẫn luyện đọc (10’) - GV chia đoạn: 4 đoạn:

Đoạn 1: Bưởi mồ côi … Cho ăn học Đoạn 2: Năm 21 tuổi … Không nản chí Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi …Trưng nhị Đoạn 4: Còn lại

- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp đoạn.

+ GV sửa lỗi phát âm: quẩy, sửa chữa, bổ ống, ...

- Lần 2: + Gv hdẫn Hs giải nghĩa các từ:

hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng.

- Luyện đọc câu dài: Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ / “Người ta thì đi tàu ta”/ và treo một cái ống / để khách nào đồng tình với ông / thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu.

- HS luyện đọc theo cặp - GV đọc diễn cảm toàn bài

- HS nối tiếp đọc theo đoạn + Lần 1: 3 HS đọc nối tiêp.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ

- HS tìm từ nhấn giọng, cách ngắt, nghỉ

- HS đọc thể hiện

- HS luyện đọc theo cặp

* Tìm hiểu bài (12’)

- GV yc HS thầm đoạn 1+ 2 và TLCH - Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?

- Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi làm gì?

- Chi tiết nào chứng tỏ anh là một người

- Hs đọc thầm đoạn 1 + 2

- Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong.Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.

- Trải đủ mọi nghề: thư ký, buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ, . . .

- Có lúc mất trắng tay nhưng anh không

(23)

rất cĩ chí?

-> Đoạn 1 và 2 của bài cho em biết Bạch Thái Bưởi là người như thế nào - GV yc HS thầm đoạn 3 + 4 và TLCH - Bạch Thái Bưởi mở cơng ty vào thời điểm nào?

- Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngồi - Bạch Thái Bưởi đã thắng cuộc cạnh tranh khơng ngang sức của người nước ngồi như thế nào?

a. Khách đi tàu của ơng ngày một đơng.

b.Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán tá cho ơng

c. Khách đi tàu của ơng ngày một đơng.

Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ơng. Ơng mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trồng nom.

- Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi cĩ ý nghĩa gì?

- Em hiểu thế nào là một bậc “anh hùng kinh tế”

- Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành cơng?

-> GV chốt, HS rút ý.

-> GV chốt nội dung bài, rút nội dung chính: Cĩ những bậc anh hùng khơng phải trên chiến trường mà là trên thương trường.Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên mọi khĩ khăn để trở thành một người kinh doanh nổi tiếng.

-> Nêu nội dung chính bài

nản chí

1. Bạch Thái Bưởi là người cĩ chí.

HS thầm đoạn 1+ 2 và TLCH

- Vào lúc con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sơng miền Bắc.

- Bạch Thái Bưởi cho người đến các bến tàu để diễn thuyết.Trên mỗi chiếc tàu ơng cho dán dịng chữ “ Người ta thì đi tàu ta”

- Đáp án c: Khách đi tàu ngày một đơng, nhiều chủ tàu nước ngồi phải bán lại tàu cho ơng.Rồi ơng mua xưởng sửa chữa tàu thuê kĩ sư giỏi trơng nom.

- Tên những chiếc tàu của Bạch Thái bưởi đều là những nhân vật lịch sử, những địa danh lịch sử của dân tộc Việt Nam.

- Người lập nên nhiều thành tích phi thường trong kinh doanh, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia, dân tộc,….

- Bạch Thái bưởi thành cơng nhờ ý chí,nghị lực và ơng biết khơi dậy lịng tự hào dân tộc của người Việt Nam

2. Sự Thành cơng của Bạch Thái Bưởi

* Câu chuyện ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ cơi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

HĐ thực hành. (8’)

- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

- Nêu cách đọc tồn bài?

- 3 HS đọc nối tiếp

- Tồn bài đọc chậm rãi, giọng kể chuyện ở đốn, 2 thể hiện hồn cảnh và

(24)

- GV đưa đoạn hướng dẫn đọc (trình chiếu) và gọi 1HS đọc.

- Nêu cách đọc đoạn ?

- GV gọi 1HS đọc thể hiện lại, GV nhận xét.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm (tổ) thi đọc diễn cảm

- Nhận xét và tuyên dương.

ý chí của Bạch Thái Bưởi. Đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi.

- Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng dong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học…. không nản chí

- 1 HS đọc đoạn trên máy chiếu.

- 1 HS nêu cách đọc và các từ cần nhấn giọng.

+ 2HS đọc thể hiện lại đoạn 2.

+ Lớp nhận xét

- Đại diện các nhóm (tổ) thể hiện, lớp bình chọn bạn đọc tốt.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Em học được gì ở ông Bạch Thái Bưởi.

+ Kể một vài việc làm của bản thân thể hiện sự kiên trì và cố gắng trong học tập?

+ Ngày nay các công ty và các nhà kinh doanh đã vận dụng kinh nghiệm kinh doanh nào của Bạch Thái Bưởi.

- Em học được ở ông Bạch Thái Bưởi ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

- Hs nêu

- “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”

* Củng cố - dặn dò.

+ Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?

- Gv chốt nội dung: Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường.

Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vuợt lên những khó khăn để trở thành con người lừng lẫy trong kinh doanh.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò về nhà luyên đọc và học thuộc nội dung bài

- Câu chuyện ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một câu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 7: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

   - Biết thêm một số từ ngữ núi về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ , đặt câu , viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ hướng vào

Câu hỏi này nhằm nhận biết khả năng phân biệt từ Hán Việt với từ thuần Việt, độ đậm-nhạt của tri thức về các từ gốc Hán của học sinh, sinh viên (tạm gọi

Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trêna. Các từ hán việt trong

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công..1. THẦY:

- Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ kiên trì.. Dòng nêu đúng nghĩa của từ nghị lực a) Làm việc liên tục, bền bỉ... b) Sức mạnh tinh thần

b) Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn... c) Chắc chắn, bền vững, khó

Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết.. Biết cách mở rộng vốn từ có

- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa