• Không có kết quả nào được tìm thấy

Về tính kích ứng da: Điểm kích ứng của Kem thảo dược Mecamix K &lt

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Về tính kích ứng da: Điểm kích ứng của Kem thảo dược Mecamix K &lt"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT LÝ HÓA HỌC, TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN VI KHUẨN, NẤM C.ALBICANS VÀ TÍNH KÍCH ỨNG DA TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA KEM THẢO DƯỢC MECAMIX CHỮA

BỎNG ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM

Trần Văn Hòa*, Trần Đình Binh, Nguyên Lê Hồng Vân Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

*Email: tvhoa759@gmail.com TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Đánh giá toàn diện kem MECAMIX để ứng dụng trong chữa bỏng. Mục tiêu:

Khảo sát tính chất lý, hóa, xác định hoạt tính kháng khuẩn và đánh giá giới hạn tiêu chuẩn của chủng loại và số lượng vi khuẩn, nấm C.albicans trong kem thảo dược MECAMIX và khảo sát tính chất kích ứng da của kem thảo dược MECAMIX trên thỏ thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Kem MECAMIX, thỏ. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả: Kem MECAMIX về chỉ tiêu cảm quan: đạt yêu cầu về màu sắc, độ đồng nhất. Về tiêu chuẩn hóa, lý : Độ pH là 5,06 so với mức giới hạn yêu cầu (5,0 – 8,0); chỉ tiêu kim loại nặng là Asen là 0,013mg/kg so với mức giới hạn yêu cầu (<5mg/kg); Chì(Pb)là 0,019mg/kg so với mức giới hạn yêu cầu (<20mg/kg). Về hoạt tính kháng khuẩn: hoạt tính kháng khuẩn cả 3 mẫu 1,2,3 đều đạt và về hoạt tính kháng nấm:

hoạt tính kháng nấm 3 mẫu 1,2,3 đều đạt. Về tính kích ứng da: Điểm kích ứng của Kem thảo dược Mecamix K < 0,07; đạt tiêu chuẩn trong giới hạn điểm [0 – 0,5], tương ứng mức kích ứng da không đáng kể. Kết luận: Kem thảo dược MECAMIX trên thực nghiệm hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn về tính kích ứng da không đáng kể, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.

Từ khóa: Mecamix, kem thảo dược, hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kích ứng da

ABSTRACT

STUDY ON PHYSICAL AND CHEMICAL PROPERTIES, LIMITE STANDARDS OF BACTERIA, C.ALBICANS AND SKIN IRRITATION IN

THE EXPERIMENT OF THE MECAMIX HERBAL CREAM FOR HEALING BURNS TO TRADING PRODUCTS

Tran Van Hoa, Tran Dinh Binh, Nguyen Le Hong Van Hue university of medicine anh pharmacy, Hue university Background: Comprehensive evaluation of MECAMIX cream for application in burn cure. Objectives: To investigate the physicochemical properties, determine antimicrobial activity and evaluate the standard limits of the type and number of bacteria and C.albicans in MECAMIX herbal cream and investigate the skin irritancy of MECAMIX herbal cream on experimental rabbit. Materials and methods: MECAMIX herbal cream, rabbit. Experimental method. Results:

MECAMIX cream on sensory criteria: satisfactory color, homogeneity. On standardization, theoretical: pH is 5.06 compared to the required limit (5.0 - 8.0); Arsenic is 0.013mg / kg compared to the required level (<5mg / kg); Lead (Pb) is 0.019mg / kg compared to the required level (<20mg / kg). About antimicrobial activities: all 3 samples that have been antimicrobial activity and anti-fungal activity. For skin irritation: The irritant point of Mecamix K <0.07;

qualified within the point limit of [0 - 0.5], corresponding to negligible skin irritation.

Conclusions: MECAMIX herbal on experimental cream completely reached the standards of skin irritation is negligible, ensuring safety and effectiveness in use according to the regulations of the

(2)

Key words: Mecamix, herbal cream, antibacterial, anti-fungal, skin irritation

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cấp cứu, bỏng là một chấn thương đứng hàng thứ 3 sau cấp cứu sọ não và bụng. Ở Việt Nam các vị danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đã nêu nhiều vị thuốc và bài thuốc chữa bỏng. Trong nhân dân cũng lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bỏng tốt. Từ năm 1962 đến nay có nhiều công trình nghiên cứu đã phát hiện trên 50 loài cây thuốc để điều trị vết thương do bỏng gây ra với nhiều tác dụng như: tạo màng che phủ, làm bong hoại tử nhanh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kích thích quá trình tái tạo mô hạt, biểu mô hoá, làm cân bằng chuyển hoá collagen tạo sẹo tốt tại vết thương, tác dụng giảm đau, chống viêm tấy, cầm máu tại chỗ.

Các thuốc điều trị bỏng hầu hết là tân dược ngoại nhập, đắt tiền, ít được phổ biến rộng rãi như Pentanol, Madecasol, Compress vaselin, Silver sulfadiazine, mỡ kháng sinh.... [3], [4], [5], [6], [7]. Bên cạnh các phương pháp điều trị bỏng hiện đại thì việc xử trí vết thương bỏng ban đầu và thuốc điều trị tại vết bỏng luôn cần thiết đối với vết thương bỏng.

MECAMIX (tên đăng ký của MCH) là một chế phẩm mới, dạng kem, được làm từ hai loại dược liệu rẻ tiền, luôn có sẵn ở địa phương, cách dùng đơn giản dễ phổ cập và dễ sử dụng trong nhân dân, có hiệu quả rõ trên thực nghiệm. Do vậy, cần định hướng tiếp tục nghiên cứu, sản xuất, đánh giá để có thêm một loại sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học và đưa vào được thị trường để ứng dụng chữa bỏng trong cộng đồng và trên lâm sàng.

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm các mục tiêu khảo sát tính chất lý, hóa, xác định hoạt tính kháng khuẩn và đánh giá giới hạn tiêu chuẩn của chủng loại và số lượng vi khuẩn, nấm C.albicans trong kem thảo dược MECAMIX và khảo sát tính chất kích ứng da của kem thảo dược MECAMIX trên thỏ thực nghiệm.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Là Kem thảo dược MECAMIX thành phẩm (tên thương mại của MCH) được sản xuất và cung cấp bởi Công ty Ứng dụng khoa học Y học Việt Nam (VMSA), địa chỉ tại C14 đường Cao Xuân Dục, Phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế. Mẫu 1 sản xuất tháng 9 năm 2016, mẫu 2 và mẫu 3 sản xuất tháng 10 năm 2017.

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Bộ môn Vi Sinh, Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm mỹ phẩm Thừa Thiên Huế.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu phòng thí nghiệm, thiết kế nghiên cứu ngang và thực nghiệm trên súc vật có đối chứng.

2.3.2. Vật liệu nghiên cứu

- Kem thảo dược MECAMIX. Thành phần chính gồm hạt Cau và Dầu mè.

- Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: Môi trường Thạch dinh dưỡng, Muller- Hinton agar, môi trường Sabouraud, môi trường Thạch máu...

- Chủng vi sinh vật thử nghiệm: Các chủng ATCC và các chủng vi sinh vật gây bệnh được cung cấp bởi Khoa Vi sinh, Khoa Ký sinh trùng Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

(3)

- Thỏ thực nghiệm đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định về Phương pháp thử kích ứng trên da của Bộ Y tế (3113/1999/QĐ-BYT ngày 11 tháng 10 năm 1999), số lượng 60 con.

- Thuốc đối chứng khi thử kích ứng da là: Panthenol, Pusadine, Kem Nghệ Thái Dương.

2.3.3. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

* Khảo sát tính chất lý, hóa của kem thảo dược MECAMIX bằng phương pháp đo chuẩn độ keo, màu sắc, độ đồng nhất, pH…theo hướng dẫn của Dược điển Việt Nam IV (2010).

* Xác định chủng loại và số lượng vi khuẩn, nấm C.albicans trong kem thảo dược MECAMIX bằng phương pháp nuôi cấy thường quy, nuôi cấy định lượng.

* Xác định hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm C.albicans của kem thảo dược MECAMIX bằng phương pháp khuếch tán trên dĩa thạch.

* Xác định tính kích ứng da của kem thảo dược MECAMIX bằng phương pháp thử kích ứng trên da thỏ thực nghiệm áp dụng cho các sản phẩm dùng trong y tế và mỹ phẩm Bảng 2.1. Mức độ phản ứng trên da thỏ

Phản ứng Điểm đánh giá

Sự tạo vẩy và ban đỏ(B)

- Không ban đỏ 0

- Ban đỏ rất nhẹ (vừa đủ nhận thấy) 1

- Ban đỏ nhận thấy rõ 2

- Ban đỏ vừa phải đến nặng 3

- Ban đỏ nghiêm trọng (đỏ tấy) đến tạo thành vẩy để ngăn ngừa sự tiến triển của

ban đỏ 4

Gây phù nề(P)

- Không phù nề 0

- Phù nề rất nhẹ (vừa đủ nhận thấy) 1

- Phù nề nhận thấy rõ (viền phù nề phồng lên rõ) 2

- Phù nề vừa phải (da phồng lên khoảng 1mm) 3

- Phù nề nghiêm trọng (da phồng lên trên 1mm và có lan rộng ra vùng xung quanh)

4

Tổng số điểm kích ứng tối đa có thể 8

Bảng 2.2. Phân loại các phản ứng trên da thỏ

Loại phản ứng Điểm trung bình

Kích ứng không đáng kể 0 – 0,5

Kích ứng nhẹ > 0,5 – 2,0

Kích ứng vừa phải > 2,0 – 5,0

Kích ứng nghiêm trọng > 5,0 – 8,0

2.4. Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá các tính chất lý hóa của kem MECAMIX Bảng 1. Chỉ tiêu cảm quan

Stt Tên chỉ tiêu Yêu cầu Kết quả

1. Màu sắc Màu nâu sẩm Đạt

2. Độ đồng nhất Không đông vón, mịn. Không được có các tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường

Đạt Bảng 2. Chỉ tiêu lý hóa

Stt Tên chỉ tiêu Phương pháp thử Mức giới hạn Kết quả

(4)

10% trong nước)

Bảng 3.3. Chỉ tiêu kim loại nặng

Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Mức giới hạn Kết quả

1. Asen mg/kg ACM THA 05 < 5 Đạt(0,013)

2. Chì (Pb) Mg/kg ACM THA 05 < 20 Đạt(0,019)

Theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn kỹ thuật của Dược điển Việt nam IV, kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật về lý hóa đều ĐẠT quy chuẩn theo quy định.

3.2. Xác định chủng loại và số lượng vi khuẩn, nấm C.albicans trong kem MECAMIX.

Bảng 4. Kết quả nuôi cấy đếm số lượng vi sinh vật trong kem thảo dược MECAMIX TT Mẫu kem MECAMIX

Số lượng và chủng loại vi khuẩn Số lượng nấm C.albicans

1/10 1/20 1/40 1/10 1/20 1/40

1 Mẫu 1(SX tháng 9/2016) 3 S.epidermidis 0 0 0 0 0

2 Mẫu 2(SX tháng 10/2017) 2 S.epidermidis 0 0 0 0 0

3 Mẫu 3(SX tháng 10/2017) 2 S.epidermidis 0 0 0 0 0

Không có S.aureus, Pseudomonas aeruginosa và C.albicans

3.3. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của kem thảo dược MECAMIX Bảng 5. Hoạt tính kháng khuẩn của mẫu kem thảo dược 1 (9/2016)

TT Tác dụng Đường kính vòng vô khuẩn (mm)/Nồng độ

Đánh giá

1/10 1/20 1/40

1 Hoạt tính kháng khuẩn trên S.aureus ATCC 25 20 12 Tốt

Bệnh 22 15 10 Tốt

2 Hoạt tính kháng khuẩn trên E.coli ATCC 18 12 9 Tốt

Bệnh 20 14 10 Tốt

3 Hoạt tính kháng khuẩn trên Pseu.aeruginosa

ATCC 20 15 10 Tốt

Bệnh 20 15 12 Tốt

Bảng 6. Hoạt tính kháng khuẩn của mẫu kem thảo dược 2 (10/2017)

TT Tác dụng Đường kính vòng vô khuẩn (mm)/Nồng độ Đánh

1/10 1/20 1/40 giá 1 Hoạt tính kháng khuẩn

trên S.aureus

ATCC 24 20 12 Tốt

Bệnh 24 16 10 Tốt

2 Hoạt tính kháng khuẩn trên E.coli

ATCC 20 12 9 Tốt

Bệnh 20 10 8 Tốt

3 Hoạt tính kháng khuẩn trên Pseu.aeruginosa

ATCC 18 12 10 Tốt

Bệnh 20 12 8 Tốt

Bảng 7. Hoạt tính kháng khuẩn của mẫu kem thảo dược 3 (10/2017)

TT Tác dụng Đường kính vòng vô khuẩn (mm)/ Nồng độ Đánh

1/10 1/20 1/40 giá 1 Hoạt tính kháng khuẩn

trên S.aureus

ATCC 22 18 10 Tốt

Bệnh 29 16 9 Tốt

2 Hoạt tính kháng khuẩn trên E.coli

ATCC 22 15 10 Tốt

Bệnh 22 12 9 Tốt

3 Hoạt tính kháng khuẩn trên Pseu.aeruginosa

ATCC 20 16 12 Tốt

Bệnh 22 12 10 Tốt

3.4. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng nấm của kem thảo dược MECAMIX Bảng 8. Hoạt tính kháng Nấm của mẫu kem thảo dược 1 (9/2016)

(5)

TT Tác dụng Đường kính vòng vô khuẩn (mm)/Nồng độ Đánh 1/10 1/20 1/40 giá

1 Hoạt tính kháng Nấm trên C.albicans

ATCC 20 12 9 Tốt

Bệnh 16 12 10 Tốt

Bảng.9. Hoạt tính kháng Nấm của mẫu kem thảo dược 2 (10/2017)

TT Tác dụng Đường kính vòng vô khuẩn (mm)/Nồng độ

Đánh giá

1/10 1/20 1/40

1 Hoạt tính kháng Nấm trên C.albicans

ATCC 22 15 10 Tốt

Bệnh 18 15 10 Tốt

Bảng 10. Hoạt tính kháng Nấm của mẫu kem thảo dược 3 (10/2017)

TT Tác dụng Đường kính vòng vô khuẩn (mm)/Nồng độ

Đánh giá

1/10 1/20 1/40

1 Hoạt tính kháng Nấm trên C.albicans

ATCC 22 14 9 Tốt

Bệnh 18 14 10 Tốt

3.5. Kết quả đánh giá tính kích ứng da kem thảo dược MECAMIX Bảng 11. Tần suất sự tạo vẩy và ban đỏ sau 24 giờ (n=60)

Tiêu chí M24 P24 N24 PU24

1. Không có ban đỏ 51 56 49 57

2. Ban đỏ rất nhẹ 9 4 11 3

3. Ban đỏ nhận thấy rõ 0 0 0 0

4. Ban đỏ vừa phải đến nặng 0 0 0 0

5. Ban đỏ nghiêm trọng 0 0 0 0

Tổng 60 60 60 60

Bảng 12. Tần suất sự tạo vẩy và ban đỏ sau 48 giờ(n=60)

Tiêu chí M48 P48 N48 PU48

1. Không có ban đỏ 56 60 52 60

2. Ban đỏ rất nhẹ 4 0 8 0

3. Ban đỏ nhận thấy rõ 0 0 0 0

4. Ban đỏ vừa phải đến nặng 0 0 0 0

5. Ban đỏ nghiêm trọng 0 0 0 0

Tổng 60 60 60 60

Bảng 13. Tần suất sự tạo vẩy và ban đỏ sau 72 giờ(n=60)

Tiêu chí M72 P72 N72 PU72

1. Không có ban đỏ 60 60 59 60

2. Ban đỏ rất nhẹ 0 0 1 0

3. Ban đỏ nhận thấy rõ 0 0 0 0

4. Ban đỏ vừa phải đến nặng 0 0 0 0

5. Ban đỏ nghiêm trọng 0 0 0 0

Tổng 60 60 60 60

Bảng 14. Tần suất gây phù nề sau 24, 48, và 72 giờ(n=60)

Tiêu chí M P N PU

1. Không phù nề 60 60 60 60

(6)

3. Phù nề nhận thấy rõ 0 0 0 0

4. Phù nề vừa phải 0 0 0 0

5. Phù nề nghiêm trọng 0 0 0 0

Tổng 60 60 60 60

Bảng 15. Điểm kích ứng của mẫu thử trong tương quan với mẫu đối chứng

K(M/P) K(M/N) K(M/PU)

0,056 0,022 0,067

Ghi chú: - M: Mecamix, P: Panthenol, N: Kem Nghệ Thái Dương, PU: Pusadine - K: Điểm kích ứng của mẫu thử Mecamix

IV. BÀN LUẬN

Kem thảo dược MECAMIX là một sản phẩm dạng kem bôi da chữa bỏng. Vì vậy kem MECAMIX cần đạt các tiêu chuẩn lý hóa sinh học theo quy định của Bộ Y tế và Dược điển Việt Nam IV (2010) [2] và phải duy trì được tính ổn định chất lượng trong thời gian bảo quản xác định.

4.1. Tính chất lý hóa, vi sinh học của kem thảo dược MECAMIX

Kết quả kiểm tra cả 3 mẫu kem thảo dược MECAMIX về độ đồng nhất, màu, mùi, các chỉ số pH, kim loại nặng như Chì, Arsen trên cơ sở các thông tin cơ sở của kem thảo dược MECAMIX do Công ty cổ phần ứng dụng khoa học y học (VMSA) cung cấp cho thấy (Bảng 1 đến Bảng 3):

Sau thời gian bảo quản 14 tháng (từ tháng 9/2016), mẫu 1 MECAMIX không đông đặc, không tách lớp, không thay đổi màu, mùi. Cũng giống như mẫu 1, các mẫu sản xuất tháng 10 năm 2017 thì độ đồng nhất, màu, mùi, định tính, độ đồng đều khối lượng đề đạt tiêu chuẩn theo quy định [1], [2].

Độ pH trong giới hạn tiêu chuẩn của Bộ Y tế dùng cho các sản phẩm trên da [1], [2], [8], [9], [10]. Hàm lượng các kim loại nặng Chì, Arsen đều dưới ngưỡng cho phép [1].

4.2. Xác định chủng loại và số lượng vi khuẩn, nấm C.albicans

Theo hướng dẫn của Quyết định số 3113/1999/QĐ-BYT ngày 11 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế, theo hướng dẫn của Dược điển Việt Nam IV [2], [5] để tiến hành kiểm tra tại phòng thí nghiệm về mức độ nhiễm vi sinh vật của kem thảo dược MECAMIX, kết quả trên bảng 3.4 cho thấy cả 3 mẫu kem ở các nồng độ khác nhau đều không có sự hiện diện của Staphylococcus aureus, Candida albicans, Pseudomonas aeruginosa và các vi khuẩn hiếu khí Gram âm khác. Ở nồng độ 1/10, mẫu 1 kem thảo dược MECAMIX (mẫu tháng 9/2017) có sự hiện diện của 3 vi khuẩn Staphylococus epidermidis/1gam sản phẩm, mẫu 2 (mẫu tháng 10/2017) và mẫu 3 chỉ có sự hiện diện của 2 vi khuẩn Staphylococus epidermidis/1gram sản phẩm. Đối chiếu với các quy định của Quyết định số 3113/1999/QĐ-BYT ngày 11 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế, theo hướng dẫn của Viện Kiểm nghiệm, và theo chỉ số quy định của WHO thì các chỉ số nhiễm vi sinh vật đều đạt tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng.

4.3. Khả năng kháng khuẩn của kem thảo dược MECAMIX

Sử dụng các chủng vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn vết bỏng như Staphylococcus aureus, E.coli, Pseudomonas aeruginosa cả chủng ATCC và chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được để thực hiện khảo sát hoạt tính kháng khuẩn bằng kỹ thuật khuếch tán trên thạch. Kết quả trên bảng 3.5 đến bảng 3.7 cho thấy:

(7)

Các nồng độ pha loãng của kem thảo dược MECAMIX đều có hoạt tính kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm gồm các chủng chủng ATCC: Chủng S.aureus ATCC 6538P, E.coli ATCC 9637, Chủng P.aeruginosa ATCC 15442 và các chủng vi sinh vật gây bệnh: Chủng S.aureus, E.coli, Chủng P.aeruginosa. Các chủng vi sinh vật gây bệnh thử nghiệm được cung cấp bởi Khoa Vi sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

Tính kháng khuẩn của các mẫu kem thảo dược MECAMIX chỉ xuất hiện với các chủng Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa E.coli cả chủng gây bệnh và chủng ATCC khi kem MECAMIX ở nồng độ 1/10, 1/20, khi pha loãng đến 1/40 thì tác dụng có giảm đi. Đánh giá chung thì hoạt tính kháng khuẩn của kem thảo dược MECAMIXtrên các chủng Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa E.coli là tốt.

Thử nghiệm trên 3 mẫu kem thảo dược MECAMIX sản xuất ở các thời điểm khác nhau và thời gian bảo quản khác nhau thấy rõ các tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa E.coli không khác nhau giữa các mẫu, điều đó nói lên rằng kem vẫn duy trì tốt hoạt lực kháng khuẩn sau 1 năm bảo quản.

4.4. Khả năng kháng nấm của kem thảo dược MECAMIX

Sử dụng chủng Candida albicans ATCC 90028 được cung cấp bởi Khoa Ký sinh trùng Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế để thử nghiệm cùng với chủng C.albicans gây bệnh, kết quả thử nghiệm trên các bảng 3.8 đến bảng 3.10 cho thấy ở nồng độ 1/10, 1/20, khi pha loãng đến 1/40 thì tác dụng có giảm đi. Đánh giá chung thì hoạt tính kháng nấm C.albicans của kem thảo dược MECAMIX trên các chủng thử nghiệm là tốt.

So sánh tác dụng kháng nấm với dĩa kháng sinh đối chứng thì thấy rõ tác dụng ức chế của MECAMIX là rõ, với kháng sinh thử nghiệm thì C.albicans hoàn toàn không chịu tác dụng nên vẫn phát triển bình thường, nhưng ở vùng có mặt kem MECAMIX thì tùy nồng độ pha loãng mà có mức độ ức chế khác nhau.

Thử nghiệm trên 3 mẫu kem thảo dược MECAMIX sản xuất ở các thời điểm khác nhau và thời gian bảo quản khác nhau thấy rõ các tác dụng ức chế sự phát triển của C.albicans không khác nhau giữa các mẫu, điều đó nói lên rằng kem vẫn duy trì tốt hoạt lực kháng nấm sau 1 năm bảo quản.

4.5. Tính kích ứng da của kem thảo dược MECAMIX

Để đánh giá tính kích ứng da của các chế phẩm dùng trong y tế và mỹ phẩm, hai phương pháp thử nghiệm được lựa chọn bao gồm phương pháp thử nghiệm in-vivo đánh giá mức độ kích ứng trên da thỏ và phương pháp thử kích ứng da in-vitro (SIT) trên mô hình RHE [3].

Kết quả trên các bảng 3.11 đến bảng 3.14 ghi nhận không có bất kì phản ứng tạo vẩy da, gây phù nề cũng như không có các biểu hiện thay đổi khác trên da thỏ đối với vùng đặt mẫu thử và vùng đặt mẫu đối chứng. Các ban đỏ rất nhẹ, khó quan sát được xuất hiện chủ yếu trong lần quan sát đầu tiên sau 24 giờ trên một tỉ lệ nhỏ vùng đặt mẫu thử và vùng đặt mẫu đối chứng theo kết quả ghi nhận ở bảng tần suất của sự tạo vẩy và ban đỏ, phản ứng này hết hoàn toàn sau 48 và 72 giờ. Không ghi nhận được trường hợp nào xuất hiện ban đỏ từ mức độ nhận thấy rõ đến ban đỏ nghiêm trọng.

Điểm kích ứng của mẫu thử trong tương quan với mẫu đối chứng lần lượt Panthenol (P), Pusadine (PU) và kem Nghệ Thái Dương (N) được thể hiện ở bảng 3.15.

Kết quả cho thấy điểm kích ứng của kem thảo dược Mecamix đạt ngưỡng rất thấp từ 0,022

(8)

của Bộ Y tế (bảng 2.2) nên Mecamix thuộc nhóm có mức độ kích ứng da không đáng kể [1]. Trên một tổn thương da do bỏng, một chế phẩm kem thảo dược không gây kích ứng da sẽ là một ưu điểm rất tốt tạo ra hàng rào bảo vệ và hỗ trợ cho các đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích phát triển mô hạt của quá trình lành thương đạt được thời gian tối ưu nhất, đảm bảo độ an toàn khi sử dụng [4].

V. KẾT LUẬN

5.1. Kem thảo dược MECAMIX đạt yêu cầu các tiêu chuẩn cảm quan, hóa, lý, vi sinh vật học theo quy định của Bộ Y tế để lưu hành và sử dụng. Cụ thể:

- Chỉ tiêu cảm quan: đạt yêu cầu về màu sắc, độ đồng nhất, độ mịn.

- Về tiêu chuẩn hóa, lý : Độ pH là 5,06 so với mức giới hạn yêu cầu (5,0 – 8,0);

chỉ tiêu kim loại nặng là Asen là 0,013mg/kg so với mức giới hạn yêu cầu (<5mg/kg);

Chì(Pb)là 0,019mg/kg so với mức giới hạn yêu cầu (<20mg/kg)

- Về hoạt tính kháng khuẩn: hoạt tính kháng khuẩn cả 3 mẫu 1,2,3 đều đạt - Về hoạt tính kháng nấm: hoạt tính kháng nấm 3 mẫu 1,2,3 đều đạt

5.2. Về tính kích ứng da: Điểm kích ứng của Kem thảo dược MECAMIX với điểm kích ứng K < 0,07; đạt tiêu chuẩn trong giới hạn điểm [0 – 0,5], tương ứng mức kích ứng da không đáng kể.

VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (1999). Quyết định ban hành tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm và phương pháp thử kích ứng trên da. Quyết định số 3113/1999/QĐ-BYT ngày 11 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Bộ Y tế (2010). Dược điển Việt nam IV, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2010.

3. Helena Kandarova, Patrick Hayden, Mitchell Klausner, Joseph Kubilus, John Sheasgreen (2009). An In Vitro Skin Irritation Test (SIT) using the EpiDerm Reconstructed Human Epidermal (RHE) Model. Journal of Visualized Experiments, (29); pp 1366.

4. Hines, J. S.M. Wilkinson, S.M. John, T.L. Diepgen, J. English, T. Rustemeyer, S.

Wassilew, S. Kezic, and H.I. Maibach (2017). The three moments of skin cream application: an evidence‐based proposal for use of skin creams in the prevention of irritant contact dermatitis in the workplace. J Eur Acad Dermatol Venereol, 31(1), pp 53-64.

5. Trịnh Văn Lẩu (2010). Đảm bảo chất lượng thuốc và một số phương pháp kiểm nghiệm thuốc. Viện kiểm nghiệm-Bộ Y tế, tr 280-324.

6. Malik K, Singh I, Nagpal m and Arora S Atrigel (2010). A potential parenteral controlled drug delivery. Der Pharmacia Sinia, 1, pp 74-81.

7. Muhammad Naveed Shahzad, Naheed Ahmed (2013). Effectiveness of Aloe Vera Gel compared with 1% silver sulphadiazine cream as burn wound dressing in second degree burns. Journal of the Pakistan Medical Association,Vol 63, No.2. pp 225-230.

8. Quinn K.J, Courtney J.M, Evans J.H and Gaylor J.D.S (1985). Principles of burn dressings. Biomaterials, 6, pp 369-377.

9. Sanjay B, Neha S (2012). Stability testing of Pharmaceutical products. J of Appl Pharma Scien, 2(3), pp 129-138.

10. Sandhu P, Kapoor B, Kataria S et all (2012). Additives in topical dosage forms.

International Journal of Pharmaceutical, Chemical and Biological Sciences, 2(1), pp 78-96.

(Ngày nhận bài: 10/8/2018- Ngày duyệt đăng: 16/9/2018)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành xác định serotype của các chủng Salmonella phân lập được bằng các phản ứng ngưng kết trên phiến kính và trong ống

Phân lập xạ khuẩn và chuẩn bị mẫu nấm Pythium vexans gây bệnh thối rễ trên rau Sau khi đã có được kết quả sàng lọc các mẫu đất có tiềm năng đối kháng nấm bệnh, tiến

Các phân đoạn polisaccarits khác từ nấm Hericium erinaceus như xylan, glucoylan, heteroxyglucan và các phức hợp protein của chúng có các đặc tính như là các yếu tố

Ngoài ra, sự ức chế phát triển của vi khuẩn ở nồng độ bạc thấp và sự phân bố tốt của TiO 2 - nano Ag trên nền nhựa PP thông qua các kết quả của phổ EDX, giản đồ

Trong nghiên cứu này, 18 chủng xạ khuẩn đã được phân lập từ đất trồng cam tại tỉnh Hà Giang, trong đó chủng xạ khuẩn XK1 được đánh giá là có khả năng kháng

Kết quả xác định tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh hóa dược của các chủng vi khuẩn E. coli phân

Tính năng vượt trội của bentonit chống lớp đã được chỉ ra ở phần đặc trưng vật liệu, sự chống lớp nhờ polycation Al nong rộng khoảng cách giữa các lớp sét làm tăng diện tích

Định danh chủng SSS473 bằng hình thái và phân tử Kết quả định danh hình thái chủng SS473: để định danh về mặt hình thái chủng SS473, chúng tôi nuôi cấy chủng SS473 trên