• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế - tiếp cận bằng nghiên cứu

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế - tiếp cận bằng nghiên cứu "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế - tiếp cận bằng nghiên cứu

định tính

ThS. DƯƠNG BÁ VŨ THI - TS. NGUYỄN KHÁNH TRUNG

Trong giai đoạn hiện nay, việc chọn lựa ngân hàng để giao dịch và đặc biệt là gửi tiết kiệm của các khách hàng cá nhân là một bài toán nan giải không chỉ từ khách hàng mà còn từ bản thân mỗi ngân hàng. Nghiên cứu này nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế. Phương pháp định tính được sử dụng thông qua kỹ thuật thảo luận với chuyên gia và khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 25 biến quan sát đo lường cho 06 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng, bao gồm: Uy tín thương hiệu, Lợi ích tài chính, Ảnh hưởng người thân quen, Chiêu thị, Nhân viên, và Cơ sở vật chất. Kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp một cách tích cực về mặt lý luận và định hướng về mặt giải pháp cho các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân cho ngân hàng của mình.

Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, quyết định lựa chọn ngân hàng, tiết kiệm

1. Giới thiệu

ể thực hiện chức năng huy động vốn, các NHTM đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút vốn từ các tổ chức, cá nhân có khả năng. Trong các sản phẩm dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn, dịch vụ tiền gửi tiết kiệm từ nguồn cá nhân là một trong những dịch vụ truyền thống có tính hiệu quả cao. Nguồn vốn

từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn (60%) trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi của ngân hàng (Nguyễn Thị Hằng, 2013).

Ở Huế hiện nay, hệ thống NHTM khá phát triển với số lượng hơn 20 ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn. Chính điều này đã tạo nên môi trường cạnh tranh rất khốc liệt trong hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn cá nhân nói riêng tại Huế.

Để cạnh tranh thành công trong lĩnh vực huy động vốn cá nhân, triết lý marketing “bán Chính sách & thị trường tài chính - tiền tệ

(2)

cái thị trường cần chứ không bán cái mà nhà kinh doanh có” cần được các NHTM tại Huế vận dụng và sáng tạo. Muốn thực hiện triết lý đó, các ngân hàng cần thấu hiểu hành vi khách hàng cá nhân thông qua việc nhận diện các nhân tố tác động đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của đối tượng khách hàng này. Vì vậy, việc nghiên cứu nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Các lý thuyết về hành vi tiêu dùng

2.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Rea- soned Action- TRA)

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 và được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70. TRA dựa trên giả định rằng con người ra quyết định có lý trí căn cứ vào các thông tin có sẵn, và ý định hành vi là yếu tố trung gian của hành vi chính thức. Lý thuyết này chỉ ra được vai trò quan trọng của chuẩn chủ quan (nhận thức) trong các hành vi cụ thể. TRA đã cho thấy được khả năng dự báo sự hình thành xu hướng hành vi người tiêu dùng đối với rất nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau, và hành vi của người tiêu dùng ở đây là mang tính chất lý trí, ý chí và hệ thống, nghĩa là hành vi sẽ kết thúc khi cá nhân có sự kiểm soát.

2.1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior- TPB)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch được Ajzen (1991) phát triển. Theo TPB, ý định mua của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố: (1) Thái độ, (2) chuẩn chủ quan; và (3) nhận thức kiểm soát hành vi.

Cụ thể, thái độ đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi của mình; còn chuẩn chủ quan là nhận thức của con người về áp lực chung của xã hội để thực hiện hay không thực hiện hành vi; và nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991).

Nhìn chung, TRA được sử dụng phổ biến trong việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nhưng có hạn

chế là chưa xem xét đến các yếu tố bên ngoài. TPB áp dụng cho những hành vi tương đối phức tạp và khó hiểu, liên quan đến thái độ và niềm tin. Như vậy, mỗi một lý thuyết đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, không có sự “cứng nhắc” khi vận dụng các lý thuyết này mà việc vận dụng TRA hay TPB sẽ tùy thuộc vào bối cảnh và đối tượng nghiên cứu.

2.1.3. Các cân nhắc cơ bản và sự lựa chọn lý thuyết hành vi tiêu dùng đối với hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân Dưới góc độ lý thuyết, khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng nào mang lại nhiều giá trị nhất cho mình, tổng giá trị mà khách hàng nhận được bao gồm:

Giá trị của sản phẩm, dịch vụ; giá trị của sự phục vụ; giá trị về con người; và giá trị về hình ảnh. Do tác động của yếu tố hành chính hoặc đạo đức cá nhân của người được giao nhiệm vụ lựa chọn ngân hàng để giao dịch nên trong thực tế không phải lúc nào khách hàng tổ chức cũng lựa chọn phương án (ngân hàng) mang lại giá trị tốt nhất cho mình. Tuy nhiên, đối với khách hàng cá nhân thì họ sẽ lựa chọn phương án mang lại giá trị tốt nhất cho họ (Trịnh Quốc Trung, 2011). Để thực hiện điều này, khách hàng cá nhân cần có sự đánh giá về giá trị mà ngân hàng cung cấp cho họ và sự đánh giá này mang tính lý trí. Nói cách khác, hành vi lựa chọn ngân hàng chịu sự kiểm soát mang tính lý trí của bản thân người (khách hàng) thực hiện hành vi (hành động có tính hợp lý). Hành vi lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân là một hành động hợp lý nên đây là hành vi có chủ ý, và có sự phân tích trước một cách có ý thức.

Hơn nữa, không giống như việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, việc quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm ít có rào cản khi thực hiện hành vi này. Hay nói cách khác, sự tồn tại của nhân tố kiểm soát hành vi được đề cập trong TPB không mang nhiều ý nghĩa trong việc giải thích hành vi lựa chọn ngân hàng của khách hàng.

Từ những đặc trưng về hành vi lựa chọn ngân hàng nêu trên cho thấy nền tảng lý thuyết của TRA sẽ phù hợp cho nghiên cứu. Hơn nữa, lý thuyết (mô hình) TRA không mang tính cứng nhắc, nó có thể được bổ sung bằng cách đưa thêm vào một số nhân tố

(3)

mới ảnh hưởng đến hành vi, miễn là các nhân tố đó có đóng góp vào việc giải thích cho hành vi (lấy ví dụ, Mzoughi và cộng sự (2010) đã áp dụng mô hình TRA và mở rộng mô hình này bằng cách bổ sung thêm các yếu tố mang tính xã hội, yếu tố tâm lý, và yếu tố động lực nhằm giải thích sự tham gia của các cá nhân vào “Cộng đồng thương hiệu nhỏ”).

Do vậy, nghiên cứu này lựa chọn TRA làm luận cứ lý thuyết. Việc vận dụng lý thuyết này sẽ giúp giải thích được hành vi lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân; tức là giúp xác định được các nhân tố tác động, dẫn tới hành vi lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng

Dựa trên nền tảng TRA và các nghiên cứu của Mokhlis và cộng sự (2008), Krisnanto (2011), Chigamba (2011), Siddique (2012), Tara và cộng sự (2014), Phạm Thị Tâm & Phạm Ngọc Thúy (2010), Nguyễn Thị Thái Hà (2011), Hà Nam Khánh Giao

& Hà Minh Đạt (2014), Nguyễn Kim Nam & Trần Thị Tuyết Vân (2015); các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân được xác định sơ bộ dựa trên sự hội tụ của TRA và kết quả của các nghiên cứu này, bao gồm: (1) Cơ sở vật chất, (2) Lãi suất, (3) Thủ tục, (4) Nhân viên, (5) Uy tín, (6) Ảnh hưởng xã hội/Ảnh hưởng người thân quen, (7) Chiêu thị.

3. Phương pháp nghiên cứu

Các nhân tố được xác định sơ bộ ở mục 2.2 là các nhân tố được xây dựng, kiểm định dựa trên những bối cảnh và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thông qua các cuộc thảo luận với chuyên gia và khách hàng để nhận diện lại các nhân tố phù hợp với trường hợp nghiên cứu tại Huế.

- Đối tượng phỏng vấn: Các nhà khoa học; các nhà quản lý cấp cao, cấp trung của các NHTM tại Huế; và 10 khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của NHTM.

- Phương pháp phỏng vấn: Trước khi phỏng vấn một tuần các đối tượng tham gia thảo luận được liên hệ bằng điện thoại, email để xin lịch hẹn. Sau khi xác nhận sẽ tham gia cho ý kiến, họ sẽ nhận được nội

dung cơ bản của vấn đề trao đổi.

Các cuộc thảo luận được tiến hành dưới hình thức là cuộc trao đổi giữa tác giả và đối tượng tham gia về hành vi gửi tiết kiệm, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng dựa trên dàn bài thảo luận (discussion guideline). Tác giả chỉ định hướng cho cuộc trao đổi đi theo đúng hướng để đạt được các mục tiêu đề ra mà không can thiệp vào suy nghĩ và câu trả lời của đối tượng tham gia và cũng không nhận xét, đánh giá về các câu trả lời.

- Thu thập và xử lý dữ liệu: Toàn bộ dữ liệu thu thập được từ quá trình thảo luận với đối tượng tham gia được ghi chép đầy đủ, nguyên văn để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu tiếp theo.

- Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ các cuộc thảo luận (các bản ghi chép bằng tay trên giấy) được tổng hợp lại để rút ra những kết luận có tính bản chất và trọng tâm nhất về những vấn đề đã được thảo luận nhằm nhận diện lại các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân, và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng này.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kết quả thảo luận với chuyên gia

Các chuyên gia nhận định rằng, các nhân tố ảnh hưởng được xác định từ kết quả lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước đã phần nào phản ánh bản chất của vấn đề nghiên cứu. Tuy vậy, có một số điểm còn chưa hợp lý và cần phải điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Huế. Cụ thể:

- Toàn bộ các chuyên gia cho rằng đối với nhân tố cơ sở vật chất cần bổ sung một số biến mô tả sự thuận tiện của cơ sở vật chất (trụ sở, địa điểm) của ngân hàng như: Ngân hàng có địa điểm giao dịch gần nhà, nơi làm việc; ngân hàng có hệ thống giao dịch rộng khắp; ngân hàng nằm trên các trục giao thông (đường) chính.

- Đa phần các chuyên gia cho rằng cần bổ sung thêm một số biến vào nhân tố lãi suất, đó là: Sản phẩm tiền gửi đa dạng, tiện lợi; ngân hàng có chính sách linh hoạt khi rút tiền gửi trước hạn; chi phí giao dịch phù hợp (phí dịch vụ). Bởi theo ý kiến của họ, bên cạnh lãi suất (lõi sản phẩm), khách hàng

(4)

còn quan tâm đến phần bổ sung của sản phẩm (sự đa dạng, sự linh hoạt của sản phẩm…). Hơn nữa, với sự điều chỉnh này, các chuyên gia cho rằng các biến quan sát cũ và mới khi kết hợp với nhau sẽ thể hiện đầy đủ được nội hàm của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, đó chính là giá trị mà sản phẩm tiền gửi tiết kiệm mang lại cho khách hàng.

Về tên gọi mới của nhân tố lãi suất khi bổ sung 03 biến quan sát mới (sản phẩm tiền gửi đa dạng, tiện lợi; ngân hàng có chính sách linh hoạt khi rút tiền gửi trước hạn; chi phí giao dịch phù hợp- phí dịch vụ), đầu tiên, tác giả đề xuất là lợi ích sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, theo ý kiến của hầu hết chuyên gia thì sản phẩm tiền gửi tiết kiệm là sản phẩm tài chính mang lại sự sinh lời cho tài sản (tiền) của khách hàng nên lợi ích sản phẩm dịch vụ sẽ được gọi là lợi ích tài chính vì nó vừa ngắn gọn vừa gắn

với động cơ của khách hàng gửi tiết kiệm.

- Nhiều chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng, thủ tục giao dịch trong nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng hiện nay khá đơn giản nhờ sự áp dụng phương pháp quản trị hiện đại của các ngân hàng và sự tiến bộ của công nghệ thông tin. Việc thủ tục đơn giản ở mức độ nào tùy thuộc vào năng lực xử lý nghiệp vụ (năng lực tác nghiệp) của nhân viên. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng các biến quan sát đo lường nhân tố thủ tục giao dịch như: Thủ tục đơn giản; thủ tục nhanh chóng, tiện lợi… nên lược bỏ vì các biến quan sát đo lường nhân tố nhân viên đã bao quát và thể hiện được nội dung của nhân tố thủ tục giao dịch.

4.2. Kết quả thảo luận với khách hàng

100% khách hàng tham gia thảo luận đều ủng hộ Bảng 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá

nhân tại Huế

Nhân tố Ký hiệu Diễn giải

Uy tín thương

hiệu

UT1 Ngân hàng X là ngân hàng có danh tiếng, uy tín UT2 Ngân hàng X có nhiều người sử dụng dịch vụ tiền gửi UT3 Ngân hàng X có lịch sử hoạt động lâu năm

Lợi ích tài chính

LI1 Sản phẩm tiền gửi của ngân hàng X đa dạng, tiện lợi LI2 Ngân hàng X có lãi suất cạnh tranh so với ngân hàng khác LI3 Lãi suất tiền gửi của ngân hàng X cao (hấp dẫn)

LI4 Ngân hàng X có thêm lợi ích kèm theo ngoài tiền lãi (bảo hiểm tiền gửi) LI5 Ngân hàng X có chính sách linh hoạt khi rút tiền gửi trước hạn

LI6 Ngân hàng X có chi phí giao dịch phù hợp (phí dịch vụ hợp lý) Ảnh hưởng

người thân quen

AH1 Ngân hàng X được người thân, người quen giới thiệu, khen ngợi AH2 Ngân hàng X được người thân, người quen sử dụng

AH3 Ngân hàng X có người thân, người quen đang làm việc Chiêu thị

CT1 Ngân hàng X có nhiều chương trình quảng cáo giới thiệu sản phẩm tiền gửi CT2 Ngân hàng X có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn

CT3 Ngân hàng X thường có chương trình quan tâm dành cho khách hàng trong các dịp lễ, Tết

Cơ sở vật chất

CSVC1 Ngân hàng X có địa điểm giao dịch gần nhà, nơi làm việc

CSVC2 Ngân hàng X có hệ thống giao dịch rộng khắp (ngân hàng có nhiều chi nhánh để giao dịch)

CSVC3 Ngân hàng X nằm trên các trục giao thông (đường) chính CSVC4 Ngân hàng X có không gian giao dịch thân thiện, thoáng đạt CSVC5 Ngân hàng X có bãi đậu xe rộng rãi, an toàn

CSVC6 Ngân hàng X có cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi Nhân viên

NV1 Nhân viên ngân hàng X thực hiện dịch vụ chính xác và kịp thời NV2 Nhân viên ngân hàng X tư vấn thông tin đầy đủ cho khách hàng NV3 Nhân viên ngân hàng X thân thiện, vui vẻ

NV4 Nhân viên ngân hàng X tạo được sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

(5)

các nhân tố được xác định từ kết quả thảo luận với TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ajzen.I & Fishbein M. (1980). Understanding Attitudes and Predicting Social Behaviour. Upper Saddle River. NY: Prentice- Hall.

2. Ajzen (1985). From intentions to actions: A theory of planned behavior. In J. Kuhl & J. Beckman (Eds.). Action-control: From cognition to behavior (pp. 11-39). Heidelberg: Springer.

3. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior.Organizational Behavior and Human Decision Process, Vol.50, pp. 179-211.

4. Chigamba, C. (2011). Factors Influencing the Choice of Commercial Banks by University Students in South Africa.International Journal of Business and Management, Vol.6, No.6, pp. 66-76.

5. Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014). Đánh giá các yếu tố lựa chọn NHTM tại TP.Hồ Chí Minh của người cao tuổi. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 280, trang 97-115.

6. Krisnanto, U. (2011). The Customers’ Determinant Factors of the Bank selection. International Research Journal of Business Studies, Vol.4, No.1, pp. 59-70.

7. Mokhlis et al. (2008). Commercial Bank Selection: The case of Undergraduate Students in Malaysia. International Review of Business Research Papers, Vol. 4, No.5, pp. 258-270.

8. Mzoughi et al. (2010). Explain the participation in a small group brand community: An extended TRA. Journal of Business &

Economics Research, 8 (8), pp. 17-25.

9. Nguyễn Thị Thái Hà (2011). Một số kết quả nghiên cứu hành vi gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các NHTM tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ- Đại học Thái Nguyên, số 73, trang 38-43.

10. Nguyễn Thị Hằng (2013). Báo cáo ngành Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Hà Nội: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.

11. Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại TP.HCM. Tạp chí ngân hàng, số 14, trang 23-28.

12. Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010). Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 103.

13. Siddique (2012). Bank Selection Influencing Factors: A study on Customer Preferences with Reference to Rajshahi City. Asian Business Review, Vol.1, Issue.1, pp. 80-87.

14. Tara et al. (2014). Factors Influencing Adoption of Islamic Banking: A study from Pakistan.Journal of Public Administration and Governance, Vol.4, No.3, pp. 352-367.

15. Trịnh Quốc Trung (2011). Marketing Ngân hàng. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.

SUMMARY

Identify factors affecting the decision to choose banks to saving of personal customers in Hue- approaches to qualitative research

Nowadays, the banking selection to transaction and especially to saving of personal customers is unsolvable problem not only from customers but also from each bank itseft. This study aims to identify factors that affect the decision to choose banks to saving of personal customers in Hue. Qualitative methods used through discussions with experts and customers. The results found that, 25 variables which measures for 06 factors affecting the decision to choose banks, including: reputation of brand, financial benefits, influence of familiars, promotion, staff, facilities. This results will contribute a positive to theory and orientation of the solutions for commerical banks to attract saving deposits from personal customers for their banks.

Keywords: Affecting factors, the decision to choose banks, saving.

Thi Ba Vu Duong, M.Ec.

Working Organization: The PTCvietnam.

Trung Khanh Nguyen, PhD.

Working Organization: University of Economics and Law- Vietnam National University, Ho Chi Minh city.

THÔNG TIN TÁC GIẢ Dương Bá Vũ Thi, Thạc sỹ

Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Hành chính Công PTC

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Marketing, Thương hiệu, Năng lực cạnh tranh.

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, International Journal of Trade and Global Markets.

Email: duongbavuthi@gmail.com Nguyễn Khánh Trung, Tiến sỹ

Đơn vị công tác: Đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Nhượng quyền thương mại, Thương hiệu, Quản trị chiến lược.

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ- Chuyên san Kinh tế- Luật &

Quản lý, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội- Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP.HCM, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, International Journal of Trade and Global Markets.

Email: trungnk@uel.edu.vn

xem tiếp trang

29

(6)

2. Bond, E. W. (1984), “International Trade with Uncertain Product Quality”, Southern Economic Journal 51(1): 196-207.

3. Geraats, P. M. (2002), “Central Bank Transparency”, Economic, Journal 112(483): 532-565.

4. Marion Jansen and Hildegunn Kyvik Nordås, WTO (2004), Institutions, trade policy and trade flows, Staff working paper ERSD- 2004-02.

5. Spence, M. (1973), “Job Market Signaling”, Quarterly Journal of Economics 87(3): 355-374.

6. Paul Krugman and Maurice Obstfeld (2011), International Economics: Theory and Policy, 9th Edition, Pearson/Addison Wesley, ISBN: 0-321-31154-X.

7. Thomas A. Pugel (2014) International Economics, 16th Edition, McGraw Hill, Irwin.

8. http://ec.europa.eu/trade/policy/

SUMMARY

About international trade policy framework

Economic theories and practices have provided an evidence of a growing role of international trade in economic development. It is likely that international trade policy framework, regime, transmission, reports… have dramatically affected international arena. Althought each nation’s policy is far different in terms of policy objective and responses that are relatively compliant to economic development stages and strategies, substantially deprived from multilateral and bilateral commitments. This paper will overview international trade policy: (i) demonstrate definition, beneficiaries, objectives, instruments; and (ii) policy considerations of international trade. The paper also reflected author’s sole opininions and any comments are highly appreciated.

Key words: international trade policy, beneficiaries, objectives.

Long Thi Thanh Dinh, M.Ec.

Working Organization: International Business faculty, Banking Academy.

THÔNG TIN TÁC GIẢ Đinh Thị Thanh Long, Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính quốc tế, thương mại quốc tế, ngoại hối

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Kinh tế đối ngoại

Email: longdtt@hvnh.edu.vn

chuyên gia. Tuy vậy, ý kiến về biến quan sát để đo lường nhân tố uy tín thương hiệu giữa chuyên gia và khách hàng vẫn chưa hoàn toàn thống nhất khi hơn 3/4 khách hàng tham gia thảo luận cho rằng hoạt động xã hội chưa thể hiện được nhiều uy tín của ngân hàng. Theo quan điểm của nhiều khách hàng thì các hoạt động xã hội thể hiện nhiều trách nhiệm xã hội của ngân hàng, mà trách nhiệm xã hội là nội dung thực hiện mang tính bắt buộc đối với hoạt động của các ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. Và theo họ (khách hàng), hoạt động xã hội chỉ là điều kiện cần để tăng cường sự nhận biết của cộng đồng.

Do đó, biến quan sát “ngân hàng có nhiều hoạt động xã hội” của nhân tố uy tín thương hiệu được loại bỏ.

Như vậy, kết quả thảo luận với chuyên gia và khách hàng đã xác định 06 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng (cá nhân), bao gồm: (1) Uy tín thương hiệu, (2) Lợi ích tài chính, (3) Ảnh hưởng người thân quen, (4) Chiêu thị, (5) Cơ sở vật chất, (6) Nhân viên.

Bên cạnh đó, kết quả thảo luận cũng đã xác định 25 biến quan sát (các phát biểu) dùng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế (Bảng 1).

5. Kết luận

Trong xu thế phát triển chung, hệ thống NHTM tại Việt Nam nói chung và tại Huế nói riêng ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng nên đã tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với các NHTM trong mọi hoạt động, trong đó có hoạt động huy động vốn. Để cạnh tranh thành công trong hoạt động huy động vốn, việc thấu hiểu nhu cầu và hành vi lựa chọn ngân hàng của khách hàng gửi tiết kiệm, đặc biệt là khách hàng cá nhân là đòi hỏi tiên quyết và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ban lãnh đạo của mỗi ngân hàng.

Thông qua kỹ thuật thảo luận với chuyên gia (các nhà khoa học, các nhà quản lý ngân hàng cấp cao, cấp trung) và khách hàng, kết quả nghiên cứu đã tiếp theo trang

18

xem tiếp trang

82

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thừa

Cho vay KHCN là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân: Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua của khách hàng cá nhân đối với sản phẩm máy tính tại công ty TNHH Lạc Việt để từ đó đề xuất

Tác giả rút ra được mức độ tác động của các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ Internet cáp quang của khách hàng tại thành phố Huế, tác giả thông qua quá trình tìm hiểu

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng điện thoại di động trả sau Vinaphone của khách hàng cá nhân

Từ những kết quả của nghiên cứu về đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Trà Vinh Nguyễn Thanh Hùng Nguyễn Thị Ngọc Nhi Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm