• Không có kết quả nào được tìm thấy

41. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Số 2 Lào Cai (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "41. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Số 2 Lào Cai (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT LÀO CAI THPT SỐ 2 LÀO CAI

(Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 045 Cho nguyên tử khối:H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 1:Một este có công thức phân tử C3H6O2có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên este đó là A. etyl axetat. B. etyl fomat. C. metyl axetat. D. metyl fomat.

Câu 2:Khi thủy phân CH3COOCH=CH2trong dung dịch NaOH thu được sản phẩm là A. CH3CH2OH và HCOONa. B. CH3CHO và CH3COONa.

C. CH3CH2OH và CH3COONa. D. CH3OH và CH2=CHCOONa.

Câu 3:Đường nho là tên thường gọi của chất nào sau đây?

A. glucozơ. B. fructozơ. C. saccarozơ. D. glixerol.

Câu 4:Este no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là

A. CnH2nO4(n ≥ 1). B. CnH2n+2O2(n ≥ 2).

C. CnH2n-2O2(n ≥ 2). D. CnH2nO2(n ≥ 2).

Câu 5:Cacbohidrat nào sau đây thuộc loại đissaccarit?

A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.

Câu 6:Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?

A. C2H5-NH2. B. (CH3)3N. C. CH3-NH-CH3. D. CH3-NH2. Câu 7:Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là

A. C17H35COOH và glixerol. B. C17H35COONa và glixerol.

C. C15H31COONa và glixerol. D. C15H31COONa và etanol.

Câu 8:Anilin có công thức là

A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. C6H5-NH2.

C. CH3-CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2-COOH.

Câu 9:Cho 15 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là

A. 22,3 gam. B. 22,1 gam. C. 11,05 gam. D. 11,15 gam.

Câu 10:Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hidroxit.

C. anilin, amoniac, natri hidroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat.

Câu 11:Tên gọi của este HCOOC2H5

A. etyl axetat. B. metyl fomat. C. metyl axetat. D. etyl fomat.

Câu 12:Thủy phân triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là

A. C17H35COONa. B. CH3COONa. C. C2H5COONa. D. C17H33COONa.

Câu 13:Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hidro khi đun nóng có xúc tác Ni.

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

(2)

D. Chất béo là trieste của etylen glycol với các axit béo.

Câu 14:Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của 2 amin là

A. CH3N và C2H7N. B. C2H7N và C3H9N.

C. C3H9N và C4H11N. D. C3H7N và C4H9N.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 15,4 gam este đơn chức X thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là?

A. C3H4O. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C2H4O2. Câu 16:Alanin là chất có công thức

A. H2N-CH(CH3)-COOH. B. C5H5-NH2.

C. H2N-CH2CH2COOH. D. H2N-CH2-COOH.

Câu 17:Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N?

A. 3 chất. B. 4 chất. C. 1 chất. D. 2 chất.

Câu 18:Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng?

A. NaOH. B. AgNO3/NH3. C. Cu(OH)2. D. HNO3. Câu 19:Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau là

A. Gly, Ala, Glu. B. Gly, Val, Ala. C. Gly, Val, Lys, Ala. D. Gly, Ala, Glu, Lys.

Câu 20:Khi nấu canh cua, riêu cua nổi lên được giải thích là do A. Các chất bẩn trong cua chưa được làm sạch hết.

B. Có phản ứng hóa học của NaCl với chất có trong nước lọc khi xay (giã) cua.

C. Sự đông tụ của protit.

D. Sự thủy phân của protein.

Câu 21: Cho chất X vào dung dich AgNO3/NH3 đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương.

Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây?

A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Axetanđehit. D. Saccarozơ.

Câu 22:Thành phần của tinh bột gồm:

A. Các phân tử amilozơ. B. Nhiều gốc glucozơ.

C. Hỗn hợp: amilozơ và amilopectin. D. Các phân tử amilopectin.

Câu 23:Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2:

A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH.

Câu 24:Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, người ta thường sử dụng phản ứng hóa học nào sau đây ? A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 25:Cho glyxin tác dụng với axit glutamic tạo ra đipeptit mạch hở. Số lượng đipeptit có thể tạo ra là:

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 26:Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đimetylamin có công thức CH3CH2NH2. B. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.

C. Valin tác dụng với dung dịch Br2tạo kết tủa. D. Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.

Câu 27:Cho các dung dịch sau: saccarozơ, anđehit axetic, glixerol, etilen glycol, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

(3)

Câu 28: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2dư, thu được 75 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 65. B. 75. C. 85. D. 55.

Câu 29:Cho dãy các chất: axit axetic, anđehit fomic, metyl axetat, vinyl propionat, etyl acrylat, glixerol, tripanmitin, triolein. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 30:Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 19,32. B. 18,36. C. 22,36. D. 14,68.

Câu 31:Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím A. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. B. CH3NH2.

C. H2N-CH2-COOH. D. CH3COONa.

Câu 32:Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. C2H5COOC2H5. B. C2H5COONa. C. C2H3COOC2H5. D. CH3COOC2H5. Câu 33:Các este có công thức phân tử C8H8O2(đều là dẫn xuất của benzen) tác dụng với NaOH tạo ra muối và ancol là

A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 34:Phát biểu nào sau đây sai?

A. Phân tử tetrapeptit mạch hở chứa 3 liên kết peptit.

B. Tất cả aminoaxit đều có tính chất lưỡng tính.

C. Dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.

D. Ở điều kiện thường, etylamin là chất lỏng, tan nhiều trong nước.

Câu 35:Cho 17,8 gam alanin vào 400ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 53,95. B. 22,35. C. 33,9. D. 41,1.

Câu 36:Cho các phát biểu sau:

(a) Các amino axit ở điều kiện thường là chất lỏng dễ tan trong nước

(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước

(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói (d) Khi thủy phân metyl fomat thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc (e) Thủy phân benzyl axetat trong dung dịch NaOH thu được sản phẩm hữu cơ gồm hai muối (f) Nhiệt độ nóng chảy của tripanmitin cao hơn so với triolein

(g) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc (h) Hồ tinh bột có phản ứng với dung dịch iot tạo màu xanh lam

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 37:X, Y, Z, là 3 este mạch hở (trong đó X, Y đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ số mol 1:1 và hỗn hợp 2 ancol no có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là

A. 3,78%. B. 3,96%. C. 3,84%. D. 3,92%.

(4)

Câu 38:Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu đươc H2O và 1,65 mol CO2. Nếu cho 25,74 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2trong dung dịch. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Trong phân tử X có 5 liên kết π. B. Số nguyên tử C của X là 54.

C. Giá trị của m là 26,58. D. Số mol X trong 25,74 gam là 0,03.

Câu 39:Hỗn hợp M gồm một anken và 2 amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX

< MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2(đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2

(đktc). Chất Y là

A. etylmetylamin. B. butylamin. C. etylamin. D. propylamin.

Câu 40:Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.

(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.

(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.

(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.

(5)

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

1B 2B 3A 4D 5C 6B 7C 8B 9A 10D

11D 12D 13D 14B 15C 16A 17D 18C 19B 20C

21D 22C 23B 24D 25B 26B 27D 28B 29A 30A

31C 32D 33A 34D 35C 36D 37C 38B 39C 40A

Câu 1:

Este C3H6O2 tham gia phản ứng tráng bạc sẽ có cấu tạo:

HCOOC2H5 (etyl fomat) Câu 2:

CH3COOCH=CH2 + NaOH —> CH3COONa + CH3CHO Câu 7:

Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là C15H31COONa và glixerol:

(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C15H31COONa + C3H5(OH)3 Câu 9:

H2N-CH2-COOH + HCl —> ClH3N-CH2-COOH 0,2………..0,2

—> m muối = mH2N-CH2-COOH + mHCl = 22,3 gam Câu 10:

Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là metyl amin, amoniac, natri axetat do dung dịch các chất này chứa nhiều OH-:

CH3NH2 + H2O⇌CH3NH3+ + OH- NH3 + H2O⇌NH4+ + OH-

CH3COO- + H2O⇌CH3COOH + OH-

Trong các lựa chọn còn lại, C6H5NH2 có tính bazơ nhưng rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím. NH4Cl có tính axit, làm quỳ tím hóa đỏ.

Câu 12:

(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH —> C3H5(OH)3 + 3C17H33COONa (muối X) Câu 13:

A. Đúng, do triolein có 3C=C:

(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 —> (C17H35COO)3C3H5 B. Đúng

(6)

C. Đúng, đây là phản ứng xà phòng hóa

D. Sai, chất béo là trieste của glyxerol với các axit béo.

Câu 14:

nAmin = nHCl = (m muối – mAmin)/36,5 = 0,4

—> M amin = 48,5

—> Amin gồm C2H7N (45) và C3H9N (59) Câu 15:

nCO2 = nH2O = 0,7 —> X là este no, đơn chức, mạch hở nX = (mX – mC – mH)/32 = 0,175

—> MX = 88: C4H8O2 Câu 17:

Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là:

NH2-CH2-CH2-COOH NH2-CH(CH3)-COOH Câu 18:

Dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường sau đó đun nóng:

+ Xanh lam ở nhiệt độ thường, có kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là glucozơ + Xanh lam ở nhiệt độ thường, không đổi khi đun nóng là glyxerol

+ Không có hiện tượng gì là etanol + Có màu tím là lòng trắng trứng Câu 21:

Chất không tráng gương trong dãy là saccarozơ.

Câu 23:

HCl vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2 H2N-CH2-COOH + HCl —> ClH3N-CH2-COOH

CH3-NH2 + HCl —> CH3NH3Cl

NaOH và CH3OH chỉ tác dụng với NH2-CH2-COOH, còn NaCl không tác dụng với chất nào.

Câu 24:

Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, người ta thường sử dụng glucozơ vì glucozơ có giá thành rẻ hơn các anđehit khác, glucozơ cũng không độc hại như những anđehit khác.

Câu 25:

Có 4 đipeptit mạch hở: Gly-Gly, Glu-Glu, Gly-Glu, Glu-Gly.

(7)

Câu 26:

A. Sai, đimetylamin là CH3-NH-CH3

B. Đúng, glyxin có nhóm -NH2 nhận proton (tính bazơ), nhóm -COOH nhường proton (tính axit) C. Sai, valin không tác dụng với Br2

D. Sai, Gly-Ala-Val có 4 oxi Câu 27:

Các dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là: anđehit axetic, fructozơ.

Câu 28:

Ca(OH)2 dư —> nCO2 = nCaCO3 = 0,75 C6H10O5 —> C6H12O6 —> 2CO2

—> M tinh bột = 0,75.162/2.81% = 75 gam Câu 29:

Các chất trong dãy làm mất màu nước brom là:

anđehit fomic, vinyl propionat, etyl acrylat, triolein.

Câu 30:

nC3H5(OH)3 = nKOH/3 = 0,02 Bảo toàn khối lượng:

m chất béo + mKOH = m xà phòng + mC3H5(OH)3

—> m xà phòng = 19,32 Câu 31:

A. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH: quỳ tím hóa đỏ B. CH3NH2: quỳ tím hóa xanh

C. H2N-CH2-COOH: không đổi màu quỳ tím D. CH3COONa: quỳ tím hóa xanh

Câu 32:

X có dạng RCOOC2H5

RCOOC2H5 + NaOH —> RCOONa + C2H5OH 0,1………..0,135

0,1………0,1………0,1 0………0,035

Chất rắn gồm RCOONa (0,1) và NaOH dư (0,035)

(8)

—> R = 15: -CH3

Vậy X là CH3COOC2H5 Câu 33:

Các este có công thức phân tử C8H8O2 (đều là dẫn xuất của benzen) tác dụng với NaOH tạo ra muối và ancol là:

HCOO-CH2-C6H5 C6H5COO-CH3 Câu 34:

A. Đúng, tetrapeptit mạch hở tạo bởi 4 gốc α-amino axit —> Có 3 liên kết peptit B. Đúng, tính bazơ (-NH2 nhận proton) và tính axit (-COOH nhường proton) C. Đúng, anilin có tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím

D. Sai, etylamin là chất khí điều kiện thường.

Câu 35:

nAla = 0,2; nNaOH = 0,4 —> Muối gồm AlaNa (0,2) và NaCl (0,4 – 0,2 = 0,2)

—> m muối = 33,9 gam Câu 36:

(a) Sai, amino axit thể rắn điều kiện thường vì phân tử tồn tại dạng ion lưỡng cực (giống hợp chất ion) (b) Đúng

(c) Sai, xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất thuốc súng không khói (d) Đúng, sản phẩm HCOOH (hoặc HCOO-) có khả năng tráng bạc

(e) Sai, thu được muối CH3COONa và ancol C6H5CH2OH

(f) Đúng, chất béo no ở thể rắn, nhiệt độ nóng chảy cao hơn chất béo không no ở thể lỏng (g) Đúng

(h) Sai, tạo màu xanh tím Câu 37:

nNa2CO3 = 0,13 —> nNaOH = 0,26 Ancol dạng R(OH)r (0,26/r mol)

—> m tăng = (R + 16r) = 8,1r/0,26

—> R = 197r/13

Do 1 < r < 2 nên 15,15 < R < 30,3

Hai ancol cùng C —> C2H5OH (0,02) và C2H4(OH)2 (0,12) Sản phẩm xà phòng hóa có 2 muối cùng số mol nên các este là:

X là ACOOC2H5 (0,01 mol)

(9)

Y là BCOOC2H5 (0,01 mol)

Z là ACOO-C2H4-OOC-B (0,12 mol)

mE = 0,01(A + 73) + 0,01(B + 73) + 0,12(A + B + 116) = 19,28

—> A + B = 30

—> A = 1 và B = 29 là nghiệm duy nhất.

E chứa:

HCOOC2H5 (0,01) —> % = 3,84%

C2H5COOC2H5 (0,01)

HCOO-C2H4-OOC-C2H5 (0,12) Câu 38:

Có thể chọn ngay B sai vì chất béo phải có C lẻ.

Quy đổi X thành CnH2n-4O6 (x) và H2 (-0,06) mX = x(14n + 92) – 0,06.2 = 25,74

nCO2 = nx = 1,65

—> x = 0,03 và n = 55

A. Đúng, X có 2C=C (nX : nBr2 = 1 : 2) và 3C=O B. Sai

C. Đúng, bảo toàn khối lượng, đã có nNaOH = 3x và nC3H5(OH)3 = x D. Đúng

Câu 39:

nO2 = 0,2025; nCO2 = 0,1 Bảo toàn O —> nH2O = 0,205

—> n amin = (nH2O – nCO2)/1,5 = 0,07

—> nM > 0,07

—> Số C = nCO2/nM < 0,1/0,07 = 1,43 Anken ít nhất 2C nên phải có amin 1C

—> X là CH5N và Y là C2H7N Câu 40:

(a) Sai, chất rắn nổi lên là xà phòng.

(b) Đúng, muối của axit béo khó tan trong dung dịch chứa NaCl nên tách ra, nhẹ hơn và nổi lên.

(c) Đúng, phản ứng thủy phân phải có mặt H2O mới xảy ra.

(d) Đúng, dầu dừa cũng là một loại chất béo nên hiện tượng tương tự.

(e) Đúng

(10)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 89,86 gam muối sunfat trung hòa và 3,36 lít khí X gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa

Lọc tách kết tủa, đun nóng phần dung dịch cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,7 gam kết tủa nữa.. Sau khi hản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giản

Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắnA. Giá trị m tối

Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắn.. Amino axit là

Câu 78: Đốt cháy hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic, axit propanoic và glixerol (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) bằng

Câu 78: Đốt cháy hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic, axit propanoic và glixerol (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) bằng

Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axitcacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp

Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axitcacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp