• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

Ngày soạn: 26/11/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 29 tháng 11 năm 2021

Tập đọc - Kể chuyện NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ ngữ, các từ dễ phát âm sai: nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá, vui.Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng các kiểu câu.

Biết thể hiện tình cảm nhân vật qua lời đối thoại.

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh. Hiểu nội dung câu chuyện: Kim Đồng là một liên lạc nhất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.

- Giáo dục HS biết yêu quí, khâm phục những người mưu trí, dũng cảm.

- Biết kể một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.HSNK kể lại được toàn bộ câu chuyện.

* GDTTHCM: Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng.

* GDANQP: Ca ngợi những tấm gương anh hùng nhỏ tuổi.

II. CHUẨN BỊ - GV: máy chiếu - HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên

1. HĐ khởi động (5 phút)

- GV cho cả lớp Hát bài: Anh Kim Đồng.

+ Nêu nội dung bài hát.

- Kết nối bài học: Anh Kim Đồng là một chiến sĩ liên lạc dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn có nhiều đóng góp cho cách mạng. Năm 1943, trên đường đi liên lạc, anh bị trúng đạn của địch và hi sinh khi mới 15 tuổi. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em thấy được sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của người anh hùng nhỏ tuổi này.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35 phút)

a. Luyện đọc

- GV đọc mẫu bài văn.

- Giọng đọc với giọng chậm rãi.

+ Đoạn 1: đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng: hiền hậu, nhanh nhẹn, lững thững…

+ Đoạn 2: giọng hồi hộp.

+ Đoạn 3: giọng bọn lính hống hách, giọng anh Kim Đồng bình thản.

+ Đoạn 4: giọng vui, phấn khởi, nhấn giọng:

Hoạt động của học sinh - Hát bài: Anh Kim Đồng

+ Nêu nội dung bài hát.

- Hs lắng nghe.

- Học sinh đọc thầm theo GV.

- Hs lắng nghe.

(2)

tráo trưng, thong manh.

* Đọc nối tiếp câu

- GV mời Hs đọc từng câu.

- Lắng nghe, hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó: áo Nùng, lững thững,..

* Đọc nối tiếp đoạn trước lớp

+ GV hd các em đọc đúng các câu văn:

Ông Ké ngồi ngay xuống bên tảng đá,/ thản nhiên nhìn bọn lính,/ như người đi đường xa,/

mỏi chân,/ gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.//

+ Lời ông ké thân mật, vui vẻ: Nào, bác cháu ta lên đường!

+ Lời Kim Đồng trong đoạn đóng kịch để lừa lũ giặc, bình tĩnh, thản nhiên, không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt khi trả lời bọn lính (Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm) tự nhiên, thân tình khi gặp ông ké (già ơi !Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa đấy !)

+ Đọc câu văn Mắt giặc tráo trưng mà hoá thong manh với giọng giễu cợt bọn giặc; đọc câu miêu tả Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm với giọng vui.

- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.

- GV mời HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.

- GV mời HS giải thích từ mới: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- HS thi đọc đoạn 3.

- 1HS đọc toàn bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

+ Vì sao cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?

+ Cách đi đường của hai Bác cháu như thế nào?

GV: Vào năm 1941, các chiến sĩ cách mạng của ta đang trong thời kỳ hoạt động bí mật và bị địch lùng bắt ráo riết. Chính vì thế, các cán bộ kháng chiến thường phải cải trang để che mắt địch. Khi đi làm nhiệm vụ phải có người

- HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.

- HS luyện đọc từ khó và chú ý khi đọc các câu.

- 4 Hs đọc 4 đoạn trong bài.

- 1, 2 HS đọc câu.

- HS đọc.

- 4 HS đọc lần 2.

- HS đọc phần chú giải.

- HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- HS thi đọc.

- 1 HS đọc.

- Hs đọc thầm đoạn 1.

+ Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.

+ Vì vùng này là vùng của người Nùng ở. Đóng như vậy để che mắt địch.

+ Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi đi trước một quãng. Ông ké lững thững đi đằng sau.

- Hs lắng nghe.

(3)

đưa đường và bảo vệ. Nhiệm vụ của các chiến sĩ liên lạc như Kim Đồng rất quan trọng và cần sự nhanh trí, dũng cảm. Kim Đồng đã thực hiện nhiệm vụ của mình như thế nào?

Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 và đoạn 3 của bài.

- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 2, 3, 4. Thảo luận câu hỏi:

+ Tìm những chi tiết nói lên sự dũng cảm nhanh trí của anh Kim Đồng khi gặp địch?

- GV chốt lại: Kim Đồng nhanh trí, thông minh.

- Yêu cầu HS nêu nội dung của bài, ghi bảng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (30 p) a. Luyện đọc lại

- GV cho 4 HS thi đọc đoạn 3.

- GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

b. Kể chuyện

- GV nêu nhiệm vụ: Chọn kể lại một đoạn của câu chuyện Người liên lạc nhỏ theo lời nhân vật trong truyện.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện.

Bài tập 1

- Dựa vào 4 tranh minh hoạ nội dung 4 đoạn truyện HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Hướng dẫn kể toàn chuyện theo tranh . +Tranh 1 minh hoạ điều gì?

+ Hai bác cháu đi đường như thế nào?

- Hãy kể lại nội dung của tranh 2.

- Hs đọc thầm đoạn 2, 3, 4.

- Hs thảo luận nhóm đôi.

Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.

. Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo, báo hiệu.

. Địch hỏi, Kim Đồng trả lời rất nhanh trí: Đón thấy mo về cúng cho mẹ ốm.

. Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp:Già ơi ! ta đi thôi!.

- Nội dung: Ca ngợi anh Kim Đồng dũng cảm, nhanh trí khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cán bộ cách mạng.

- 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.

- 4 HS thi đọc 4 đoạn của bài.

- Hs nhận xét.

- HS quan sát 4 tranh minh hoạ.

+ HS nêu: cảnh đi đường của hai bác cháu.

+ Kim Đồng đi trước, bác cán bộ đi sau.

Nếu thấy có điều gì đáng ngờ thì người đi trước ra hiệu cho người đi sau nấp vào ven đường.

(4)

- YC học sinh quan sát tranh 3: Tây đồn hỏi Kim Đồng điều gì? Anh đã trả lời chúng ra sao?

- Kết thúc câu chuyện như thế nào?

Bài tập 2

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ.

- Dựa vào 4 tranh minh hoạ ND 4 đoạn chuyện, HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- YC 1 số nhóm lên kể trước lớp.

- Gọi 1 HS lên kể toàn bộ câu chuyện.

- Theo dõi, bình chọn nhóm kể hay.

4. Vận dụng, trải nghiệm (5P)

+ Qua câu chuyện này, các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào?

* GDTTHCM: Qua câu chuyện này, các em còn thấy sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng.

ANQP: Em hãy kể tên những tấm gương anh hùng nhỏ tuổi mà em biết?

- Nhận xét giờ học: Khen ngợi HS kể chuyện hay, đọc tốt.

- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện.

- Trên đường đi, hai bác cháu gặp Tây đồn đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh ứng phó với chúng, bác cán bộ ung dung ngồi lên tảng ...

+ Tây đồn hỏi Kim Đồng đi đâu, anh trả lời chúng là đi mời thầy mo về cúng cho mẹ đang bị ốm rồi giục bác cán bộ lên đường kẻo muộn.

- HS kể.

- Mỗi nhóm 4 học sinh. Mỗi nhóm kể lại một đoạn truyện mình thích.

- HS trong nhóm theo dõi.

- 2 nhóm kể trước lớp.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- 1 HS lên kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

+ Anh Kim Đồng là một chiến sĩ liên lạc rất nhanh trí, thông minh, dũng cảm khi làm nhiệm vụ.

+ Võ Thị Sáu; Lê văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc,..

Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán có văn (có một phép chia).

-Vận dụng bảng chia 9 để làm tính và giải toán đúng ,nhanh.

- Phát triển cho HS năng lực Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ. Máy chiếu.

- HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. HĐ mở đầu (5 phút)

- Trò chơi “Đoán nhanh đáp số”.

GV đọc phép tính để học sinh nêu kết quả: - HS tham gia chơi

- Học sinh thi đua nêu nhanh và

(5)

27 : 9 =? 36 : 9 =? 45 : 9 = ? 54: 9 = ? 72: 9 =? 90 : 9 =?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

B. HĐ luyện tập thực hành (25 phút) Bài 1: Tính nhẩm

( Cá nhân- Lớp)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài tập

- Chữa bài: Đổi chéo vở kiểm tra, báo cáo

+ Em có nhận xét gì về các phép tính của cột a?

- Nhận xét, chốt kết quả.

->GV: chốt mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

Bài 2: Số?

(Cá nhân - Cặp đôi - Lớp ) - Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tự làm bài.

- Chữa bài, giải thích cách điền số.

+ Tại sao bạn điền số 3 vào cột thứ nhất?

+ Muốn tìm số chia ta làm thế nào?

->GV: Chốt cách tìm thương, số bị chia, số chia

Bài 3 (Cá nhân – Lớp ) - Gọi HS đọc bài toán

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Xác định dạng toán?

- Nêu các bước giải?

- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.

đúng kết quả phép tính.

- Lắng nghe

- HS nêu: Tính nhẩm - HS tự làm bài tập vào vở.

- Nối tiếp nhau nêu kết quả bài tập:

a, 9x6=54 9x7=63 9x8=72 54:9=6 63:9=7 72:9=8 b, 18:9=2 27:9=3 36:9=4 18:2=9 27:3=9 36:4=9 + Từ 1 phép nhân ta có thể chuyển về 2 phép chia tương ứng...

- HS nghe, ghi nhớ.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở ô li.

- Chữa bài, nhận xét:

SBC 27; 27; 27; 63; 63; 63 SC 9; 9; 9; 9; 9; 9 Thương 3; 3; 3; 7; 7; 7 + Vì bạn lấy số bị chia chia cho số chia

+ Ta lấy số bị chia chia cho thương.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 1HS đọc bài toán

+ Cho biết: Công ti dự định xây 36 ngôi nhà, đã xây được

1 9 số nhà....

+ Bài toán giải bằng 2 ptính + Bước 1: Tìm số ngôi nhà đã xây.

+ Bước 2: Tìm số ngôi nhà còn phải xây.

- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp

(6)

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

C. HĐ vận dụng, trải nghiệm (7 phút) Bài 4 ( Cá nhân- Lớp)

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Muốn tìm số ô vuông ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.

+ Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?

- Gọi HS đọc lại bảng nhân, chia 9.

- Nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

làm vở.

Bài giải.

Số ngôi nhà đã xây được là:

36 : 9 = 4 (ngôi nhà) Còn phải xây tiếp số ngôi nhà là:

36 - 4 = 32 (ngôi nhà) Đáp số: 32 ngôi nhà.

+ 1 HS đọc yêu cầu : Tìm 1 9 số ô vuông trong mỗi hình.

+ Ta lấy tổng số ô vuông của hình chia cho 9.

- HS làm bài tập cá nhân, nêu kết quả bài tập, giải thích cách làm

a) 1

9 số ô vuông là:

18 : 9 = 2 (ô vuông) b)

1

9 số ô vuông là:

18 : 9 = 2 (ô vuông) + Ta lấy số đó chia cho số phần.

- 2 HS đọc bảng nhân, chia 9

Ngày soạn: 27/11/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 30 tháng 11 năm 2021

Toán

CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện được phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư)

- Tự tìm được một trong các phần bằng nhau của một số và giải các bài toán liên quan đến phép chia.

- Phát triển cho HS năng lực Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II.

CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ. Máy chiếu - HS: SGK, vở ô li.

(7)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. HĐ mở đầu (5 phút) - TC "Nối nhanh, nối đúng"

9 x 7 56

7 x 8 63

32 : 8 8

72 :9 4

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học - Giới thiệu bài

B. HĐ hình thành kiến thức mới (10 phút) HD chia số có hai chữ số cho số có một chữ số:

* GV viết phép chia lên bảng: 72 : 3

+ Muốn tìm kết quả phép chia ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính.

- Nhận xét, chốt cách tính đúng.

- Gọi HS thực hiện lại phép tính

* GV viết phép chia 65 : 2 - Gọi HS làm tính

- Nhận xét, chốt cách tính đúng.

+ Em có nhận xét gì về hai phép chia trên?

+ Nhận xét về số dư?

+ Ở mỗi lần chia khi chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta thực hiện qua những bước

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài

- 1 HS đọc phép tính + Ta phải đặt tính và tính.

- 1 HS lên bảng đặt tính; lớp làm nháp

- HS chữa bài, nêu cách tính:

72 3 6 12 12 0

* 7 chia 3 được 2, viết 2, 2 nhân 3 bằng 6, 7 trừ 6 bằng 1.

* Hạ 2, được 12;

12 chia 3 bằng 4, viết 4...

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.

65 2 6 32 05 4 1

* 6 chia 2 bằng 3, viết 3. 3 nhân 2 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0.

Hạ 5, 5 chia 2 bằng 2, viết 2, 2 nhân 2 bằng 4,

5 trừ 4 bằng 1..

+ Đều là phép chia số có hai chữ số chia cho số có một chữ số.

+ Phép chia 1: chia hết, trong lượt chia thứ hai lấy đến hai chữ số để chia.

+ Phép chia 2 là phép chia có dư...

+ Số dư luôn nhỏ hơn số chia + Ta thực hiện qua 3 bước: chia, nhân, trừ

24

(8)

nào?

B. HĐ luyện tập, thực hành (15 phút):

Bài 1: Tính ( Cá nhân - Cả lớp) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài, nêu cách thực hiện từng phép tính

+ Em có nhận xét gì về các phép chia trên?

+ Nhận xét về các số dư?

->GV: Lưu ý kỹ năng tính khi chia.

Bài 2: Cá nhân - Cả lớp - Gọi HS đọc đề bài

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

+ Nêu cách tìm của một số?

- Yêu cầu HS tự làm

- Nhận xét, chốt kết quả đúng

+ Câu hỏi chốt KT: Muốn tìm 1/5 của 1 số ta làm thế nào?

C. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5 phút) Bài 3: (Cá nhân - Nhóm 2 - Cả lớp) - Gọi HS đọc bài toán:

+ Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?

+ Nêu cách tìm số bộ quần áo may được?

+ Vậy có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa ra mấy mét vải?

- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi để làm bài tập.

* Lưu ý cách trình bày bài giải

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS làm vở, 4 HS làm ở bảng.

a, 84 : 3 = 28 96 : 6 = 16 90 : 5 = 18 91 : 7 = 13

b, 68 : 6 = 11 dư 2 97 : 3 = 32 dư 1 59 : 5 = 11 dư 4 89 : 2 = 44 dư 1

+ Là phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, là các phép chia hết và phép chia có dư.

+ Số dư nhỏ hơn số chia.

- 1 HS đọc bài toán

+ Dạng toán: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số + Ta lấy số đó chia cho 5

- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ - Chữa bài:

Bài giải Số phút của

1

5 giờ là:

60 : 5 = 12 (phút) Đáp số: 12 phút - Ta lấy số đó chia cho 5

- 2 HS đọc bài toán và trả lời + Ta thực hiện phép tính chia:

31 : 3 = 10 (dư 1)

+ May được nhiều nhất 10 bộ quần áo và còn thừa 1m vải.

- 2 nhóm làm bảng phụ, lớp làm vở, chữa bài

Bài giải

Ta có 31 : 3 = 10 (dư 1) Vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1m

(9)

+ Muốn chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm thế nào?

- Nhận xét giờ học, TDHS.

- Dặn dò về nhà

vải.

Đáp số: 10 bộ quần áo, thừa 1m vải

- 2 HS nêu lại các bước thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số: Đặt tính và thực hiện tính

- Về nhà thực hiện chia.

Chính tả(Nghe-Viết) NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “ Người liên lạc nhỏ” . Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu.

- Làm đúng bài tập chính tả, tìm các từ chứa tiếng vần au/âu, âm đầu l/n, âm giữa vần i/iê.

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II.

CHUẨN BỊ

- GV: máy chiếu - HS: VBT, bút.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên 1. Mở đầu (5p)

- GV tổ chức cho HS thi viết nhanh các từ: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, nghỉ ngơi, vẻ mặt.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV: Tiết chính tả này các em viết đoạn từ Sáng hôm ấy...lững thững đằng sau trong bài Người liên lạc nhỏ và các bài tập chính tả phân biệt.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hình thành kiến thức mới (8p) a. Tìm hiểu nội dung bài văn

- GV đọc toàn bài viết chính tả.

- GV yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết.

- GV hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi:

+ Đoạn văn có những nhân vật nào?

b. Hướng dẫn cách trình bày

+ Trong đoạn vừa học những tên

Hoạt động của học sinh - HS tham gia chơi trò chơi.

- HS nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1- 2 HS đọc lại bài viết.

+ Đức Thanh, Kim Đồng và ông ké.

+ Tên người: Đức Thanh, Kim Đồng,

(10)

riêng nào viết hoa?

+ Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó đựơc viết thế nào?

c. Luyện viết từ khó

- GV hướng dẫn HS viết ra nháp những chữ dễ viết sai: lững thững, mỉm cười, nhanh nhẹn.

3. Luyện tập, thực hành (25p) a. HS viết chính tả

- GV đọc cho HS viết bài vào vở.

- GV đọc thong thả từng câu, cụm từ.

- GV theo dõi, uốn nắn.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì.

- GV nhận xét 5-7 bài viết của HS.

b. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 2: Điền vào chỗ trống ay/ây.

- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.

- GV cho các tổ thi làm bài .

- GV mời đại diện từng tổ lên đọc kết quả

- GV nhận xét, chốt lại.

Bài 3: Điền vào chỗ trống

- Yêu mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV dán 4 băng giấy lên bảng. Mời mỗi nhóm 5 HS thi tiếp sức.

- GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.

- GV chốt lại lời giải đúng.

GV: Đoạn thơ trong phần a nói lên tình cảm của cháu đối với bà.

4. Vận dụng, trải nghiệm (2p) + Nêu lại nội dung bài chính tả?

- Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn HS chuẩn viết lại cho đúng những từ đã viết sai và chuẩn bị bài: Nhớ Việt Bắc.

tên dân tộc: Nùng; tên huyện: Hà Quảng.

+ Câu: Nào, Bác cháu ta lên đường ! Là lời của ông ké được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

- HS viết ra nháp.

- Cả lớp nghe viết vào vở.

- HS soát lại bài.

- HS theo dõi.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Các nhóm thi đua điền các vần ay/ây.

- Cây sậy, chày giã gạo - Dạy học, ngủ dậy.

- Số bảy, đòn bẩy

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS thi tiếp sức.

- HS cả lớp nhận xét.

Câu a) Trưa nay – nằm – nấu cơm – nát – mọi lần.

Câu b) tìm nước – dìm chết -Chim Gáy – thoát hiểm.

- Hs nêu.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Đạo đức

TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
(11)

- Nêu được một số việc làm thể hiện sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường và nói được vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.Tham gia tích cực việc lớp, việc trường

- HS yêu quý trường, lớp, quý trọng các bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

- Phát triển cho học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức

* BVMT: Giáo dục ý thức tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức.

* SDNLTK&HQ:

+ Bảo vệ, sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lí (sử dụng quạt, đèn điện, các thiết bị điện có sử dụng hợp lí, hiệu quả,..)

+ Tận dụng các nguồn điện chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thoáng mát, trong lành của môi trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt.

+ Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lí,...nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh,...

+ Thực hành và biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của lớp, trường và gia đình.

* BVMTBĐ: Tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển đảo phù hợp với lứa tuổi ở lớp, ở trường.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến lớp và tập thể.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.

- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.

III. CHUẨN BỊ

- Phiếu học tập - HĐ 1

IV.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. HĐ mở đầu (5 phút):

(12)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:

Nhanh nhất, đúng nhất.

- GV phổ biến luật chơi, cách chơi: Mỗi tổ cử 5 bạn đại diện lên thi kể những việc làm tích cực của HS tại lớp, trường.

Trong thời gian 2 phút đội nào kể được nhiều nhất, đúng nhất là đội thắng cuộc.

Đội thắng sẽ nhận phần quà của cô giáo, đội thua phải múa hát theo yêu cầu của lớp

- GV nhận xét, khen ngợi HS - GV kết nối, giới thiệu bài học - GV ghi tên bài

2. HĐ luyện tập, thực hành (20-25phút) Hoạt động 1: Xử lí tình huống

- Chia nhóm, phát phiếu học tập cho HS - Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận, xử lý một tình huống

Bài tập 4 (trong VBT)

- Tình huống 1: Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tuấn?

- Tình huống 2: Nếu là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu?

- Tình huống 3: Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch, làm ồn,..

- Tình huống 3: Khiêm được phân công mang lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 8 tháng 3. Nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm. Nếu em là

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe.

- HS nhắc lại

- HS thảo luận nhóm 4, tìm cách xử lý

tình huống

(13)

Khiêm bị ốm. Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì?

- Theo dõi hướng dẫn các nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp

* Kết luận:

a. Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối.

b. Em nên xung phong giúp các bạn học.

c. Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.

d. Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang hoa đến lớp hộ.

Hoạt động 2: Đăng kí tham gia làm việc lớp, việc trường

- GV nêu yêu cầu: Các em hãy suy nghĩ và ghi ra nháp những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.

- GV sắp xếp thành nhóm công việc, giao cho HS thực hiện.

- Mời đại diện các tổ đọc cho cả lớp cùng nghe.

- Y/c các nhóm kí cam kết sẽ thực hiện tốt công việc tham gia.

* GV nhận xét, rút ghi nhớ và nhắc nhở các em tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường tổ chức, lớp tổ chức.

+ Vì sao các em nên tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường?

* Kết luận: Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS

- Cử đại diện trình bày trước lớp - Nhóm khác chất vấn, bổ sung

- HS ghi vào phiếu cá nhân - Cán sự tổ tập hợp lại

- Đại diện các tổ đọc cho cả lớp cùng nghe.

- Các nhóm kí cam kết sẽ thực hiện tốt công việc tham gia.

- HS trả lời

(14)

C. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5 phút) - GV cho HS viết các lời kêu gọi, vận động các bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong 3 phút trên dải giấy bằng bút màu mà GV đã chuẩn bị

- Mời các nhóm trưng bày ý tưởng của mình

- BVMT: Vì sao các em nên tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường?

- BVMTBĐ: Em đã tham gia hoạt động nào để bảo vệ môi trường biển đảo?

* SDNLTK&HQ: Chúng ta sử dụng nguồn điện của lớp, của trường thế nào hợp lí và tiết kiệm, hiệu quả?

- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ - Nhận xét giờ học và dặn dò HS

- HS thực hiện

- HS trưng bày

- HS tự liên hệ trả lời

- Tham gia dọn vệ sinh trên bãi biển, trồng cây xanh ven biển,...

- Tắt điện khi ra khỏi lớp,...

- 2, 3 HS đọc ghi nhớ - HS lắng nghe.

Tự nhiên và xã hội

KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM I.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể được tên một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và người khác

- Biết quan sát hình trong SGK, nêu được ý kiến của mình nên và không nên chơi những trò chơi gì khi ở trường.

- Có thái độ không đồng tình, ngăn chặn những bạn chơi trò chơi nguy hiểm, có trách nhiệm với bản thân và người khác, ngăn chặn những bạn chơi trò chơi nguy hiểm.

*VHƯX: GDHS biết nhắc nhở, góp ý với các bạn khi thấy các bạn chơi những trò chơi nguy hiểm để phòng tránh tai nạn thương tích.

*QTE: GDHS ý thức " Trẻ em có quyền được từ chối không tham gia các trò chơi nguy hiểm" .

*TNTT: GDHS ý thức không tham gia chơi các trò chơi nguy hiểm có thể gây tai nạn, thương tích cho bạn và bản thân.

*BVMT: Giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn môi trường sống luôn trong lành.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những

trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.

(15)

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm.

III. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Các hình vẽ SGK/50, 51.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh A. Hoạt động Mở đầu: (5 phút)

- GV cho HS chơi “Hái hoa dân chủ” trả lời các câu hỏi:

- GV nêu tên và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức HS chơi.

+ Trường em đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nào?

+ Ích lợi của các hoạt động đó như thế nào?

+ Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt?

- Nhận xét, tuyên dương.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

B. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 10 phút)

*Thảo luận nhóm 4:

Bước 1:

- GV yêu cầu HS kể tên một trò chơi mà mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình trang 50, 51 trong sách giáo khoa thảo luận xem:

+ Các bạn đang chơi trò gì?

+ Trò chơi nào dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác và giới thiệu vì sao?

+ Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó ?

- Lắng nghe.

- HS tham gia chơi.

+ Văn nghệ, thể thao,…

+ tinh thần vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh,...

+ Tích cực, năng động khi tham gia các hoạt động đó.

- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- Học sinh kể: bắn bi, đọc truyện, nhảy dây, đá cầu…

- Học sinh quan sát, thảo luận:

+ Các bạn đang chơi trò chơi ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng, bắn bi, đá cầu, đọc truyện, chơi đánh nhau, đánh gụ ……

+ Trong các trò chơi trên, trò chơi quay gụ, đánh nhau là rất nguy hiểm. Vì quay gụ nếu không cẩn thận sẽ quẳng gụ có đầu đinh nhọn vào mặt các bạn khác, gây chảy máu.

+ Còn đánh nhau sẽ có thể bị ngã, trầy

xước, thậm chí có thể chảy máu, ảnh

hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của bản

(16)

+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?

Bước 2:

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV kết luận.

*QTE: GDHS ý thức " Trẻ em có quyền được từ chối không tham gia các trò chơi nguy hiểm" .

*TNTT: GDHS ý thức không tham gia chơi các trò chơi nguy hiểm có thể gây tai nạn, thương tích cho bạn và bản thân.

C. Hoạt động Thực hành, luyện tập (15p)

*Nên và không nên chơi những trò chơi nào?

- Lần lượt từng HS trong nhóm kể những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ.

+ Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ?

+ Cùng nhận xét xem trong các trò chơi đó, những trò chơi nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm?

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV nhận xét, đặt câu hỏi:

+ Ở trường bạn nên chơi và không nên chơi những trò chơi nào? Tại sao?

*VHUX: Bạn sẽ làm gì khi thấy các bạn khác chơi các trò chơi nguy hiểm?

*Giáo viên chốt lại:

+ Nên chơi ô ăn quan vì trò chơi nhẹ nhàng, không nguy hiểm.

+ Nên chơi nhảy dây vì tò chơi phù hợp

thân, của cả những bạn xung quanh mình.

+ Khuyên các bạn không được chơi…

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- HS lắng nghe.

- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của giáo viên.

+ Nhảy dây, đá bóng, đuổi nhau,…

- Thư kí ghi lại tất cả các trò chơi mà các thành viên trong nhóm kể.

+ Cả nhóm cùng nhận xét xem trong số các trò chơi đó, những trò chơi nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe, bổ sung.

- Nên chơi: nhảy đây, đọc sách truyện,..

- Không nên: leo trèo, bắn súng cao su + Chơi bắn súng cao su dễ bắn vào đầu, vào mắt người khác.

+ Leo trèo có thể ngã, gẫy chân tay…

+ Nói với các bạn là làm như thế rất nguy hiểm. Báo với cô giáo, lớp trưởng để cô kịp thời ngăn chặn.

- HS lắng nghe.

(17)

với trẻ em, không gây nguy hiểm.

+ Không nên chơi bắn súng cao su thì dễ bắn vào đầu, vào mắt người khác + Không nên chơi đá bóng trong giờ ra chơi dễ gây mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quần áo bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập trong các tiết sau.

+ Không nên leo trèo cầu thang có thể ngã, gãy chân tay.

+ Không nên chơi đuổi bắt nhau trong khi chạy nhảy có thể xô đẩy, gây ra tai nạn, chảy máu.

D. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- GV đặt câu hỏi:

+ Con hãy nêu 3 điều mà con rút ra được khi học bài học này?

- GV gọi 2-3 HS nêu.

+ Nêu các trò chơi bổ ích mà mình biết.

+ Nêu các trò chơi nguy hiểm mà mình biết.

- Nhận xét giờ học và hoạt động vui chơi của HS trong thời gian qua.

- Dặn dò : Nhắc các bạn cùng tham gia chơi các trò chơi bổ ích, không chơi các trò chơi nguy hiểm. Chuẩn bị bài sau.

- HS nêu: ví dụ: Điều thứ nhất biết được không nên chơi các trò chơi nguy hiểm.

+ Điều thứ 2 biết những trò chơi bổ ích nên chơi.

+ Điều thứ 3 biết tác hại của những trò chơi nguy hiểm.

+ ô ăn quan, đọc truyện…

+ Đánh nhau, …..

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: 29/11/2021

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 1 tháng 12 năm 2021

Toán

CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia).

- Giải được bài toán có phép chia và xếp hình tạo thành hình vuông.

- Phát triển cho HS năng lực Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ, máy chiếu.

(18)

- HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. HĐ mở đầu (5 phút) - Trò chơi: "Gọi thuyền"

- HD cách chơi và cho HS tham gia chơi

- Tổng kết TC – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng B. HĐ hình thành KT mới ( 10 phút) HD thực hiện phép chia 78 : 4

- GV viết bảng phép tính 78 : 4 + Nêu cách đặt tính rồi tính?

- Nhận xét, chốt cách làm đúng

- GV: Bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị. Trong mỗi lần chia ta thực hiện theo 3 bước: Nhân, chia, trừ.

- Vậy 78 : 4 = ?

- Yêu cầu thực hiện lại phép chia trên + Em có nhận xét gì về phép chia?

+ Nhận xét về số dư?

-> GV: Củng cố kỹ năng đặt tính và tính.

C. HĐ luyện tập, thực hành (20 phút) Bài 1: Tính (Cá nhân - Lớp)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS chữa bài, nêu cách thực hiện từng phép tính

- HS tham gia chơi:

+ Trưởng trò hô: Gọi thuyền, gọi thuyền...

+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai

+ Trưởng trò hô: Thuyền A (Tên HS)

+ HS hô: Thuyền A chở gì ? + Trưởng trò: Chuyền A chở ...(nêu phép nhân hoặc chia cho 9)

+ HS A nêu kết quả - Lắng nghe

- Mở vở ghi bài

- 1 HS đọc phép tính

- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm nháp:

- 78 : 4 = 19 (dư 2) - 3 HS nêu lại cách chia + Là phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, là phép chia có dư trong mỗi lần chia.

+ Số dư luôn nhỏ hơn số chia

- HS nghe, ghi nhớ,

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vở, 2 HS chữa bài trên bảng lớp

a, 77 : 2 = 38 dư 1 87 : 3 = 29

86 : 6 = 14 dư 2 99 : 4 = 24 dư 3 b, 69 : 3 = 23 85 : 4 = 21 dư 1

(19)

+ Nhận xét về các phép tính?

+ Đặc điểm của số dư?

- Nhận xét, chốt kỹ năng tính Bài 2 (Cá nhân - Lớp)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

+ Để giải bài toán này ta thực hiện phép tính nào?

+ Nhận xét đặc điểm phép chia 33 : 2?

+ Số bàn có 2 HS ngồi là bao nhiêu bàn? Còn 1 HS nữa nên cần bao nhiêu bàn nữa?

+ Vậy cần ít nhất là bao nhiêu bàn?

- Yêu cầu HS trình bày bài giải

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, lưu ý cách trình bày bài giải.

Bài 4: ( Cá nhân- Nhóm) + Bài tập yêu cầu gì?

- Tổ chức thi ghép hình nhanh - Nhận xét, khen ngợi

D. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5phút) Bài toán: ( Cá nhân- Lớp)

Lớp 3B có 27 bạn nam. Số bạn nam gấp 3 lần số bạn nữ. Hỏi lớp 3B có bao nhiêu bạn nữ.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - Yêu cầu học sinh làm bài - Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- GV hệ thống nội dung bài - Nhận xét giờ học

- Dặn dò về nhà.

97 : 7 = 13 dư 6 78 : 6 = 13

+ Là các phép chia hết và chia có dư trong mỗi lần chia...

+ Số dư bé hơn số chia

- 1 HS đọc đề bài.

+ Ta thực hiện p.chia 33 : 2 + Là phép chia có dư

+ Số bàn cho 2 HS ngồi là 16 bàn

1 HS nữa cần 1 bàn để ngồi.

+ Cần ít nhất 17 bàn để ngồi.

- HS làm và chữa bài:

Bài làm

Ta có: 33 : 2 = 16 (dư 1) Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần thêm ít nhất là 1 bàn

Vậy số bàn cần có ít nhất là:

16 + 1 = 17 (cái) Đáp số: 17 cái bàn - 1 HS đọc yêu cầu

- 4 nhóm thi ghép hình -> Nhận xét nhóm thắng cuộc

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài Bài giải

Lớp 3B có số bạn nữ là:

27 : 3 = 9 (bạn)

Đáp số: 9 bạn nữ - HS nhận xét

- Lắng nghe Tập đọc

NHỚ VIỆT BẮC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(20)

- Đọc đúng các từ dễ phát âm sai, biết ngắt hơi đúng giữa các dòng các câu thơ lục bát.

Thuộc 10 dòng thơ đầu.

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: Việt Bắc, đèo, giang, phách, ân tình, thủy chung.

- Hiểu được nội dung bài thơ: Ca ngợi đất và người Việt Bắc tươi đẹp, đánh giặc giỏi.

- Giáo dục Hs biết cảm nhận được tình cảm gắn bó giữa người miền xuôi và người miền núi.

* GDTTHCM: Ca ngợi ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng của Bác trên chiến khu Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chông thực dân Pháp.

II. CHUẨN BỊ - GV: máy chiếu - HS: SGK,

III.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên 1. Mở đầu (5p)

- Tổ chức trò chơi tiếp sức: kể câu chuyện “ Người liên lạc nhỏ” và trả lời các câu hỏi:

+ Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm như thế nào?

- Gv nhận xét.

+Tranh vẽ cảnh gì ?

- Trong suốt thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và kháng chiến chống thực dân Pháp, các cán bộ cách mạng của ta đã sống và chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc, cùng đồng bào Việt Bắc chia ngọt, sẻ bùi đưa kháng chiến đến thắng lợi năm 1954. Năm 1955 Chính phủ và cán bộ trở về xuôi nhưng trong lòng không nguôi nhớ chiến khu, nhớ Việt Bắc. trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một đoạn trong bài thơ nổi tiếng này.

- Ghi tên bài lên bảng.

2. Hình thành kiến thức mới (20- 25p) a. Luyện đọc

- Gv đọc diễm cảm toàn bài.

- Giọng đọc hồi tưởng, thiết tha tình cảm.

Nhấn mạnh ở những từ ngữ gợi tả: đỏ tươi, giăng, lũy sắt, che, vây.

- Gv nói về Việt Bắc và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

* Đọc nối tiếp câu trước lớp.

- Gv mời đọc từng câu thơ.

Luyện đọc từ khó: nắng, thắt lưng, mơ nở, đan nón...

* Đọc nối tiếp đoạn trước lớp.

Hoạt động của học sinh - HS tham gia trò chơi

+ HS nêu

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- Hs xem tranh.

- Theo dõi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc từng câu. Luyện phát âm từ khó.

- HS đọc từng khổ thơ trước lớp.

(21)

- GV mời HS đọc từng khổ thơ trước lớp.

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ trong bài.

- Gv hướng dẫn các em đọc đúng:

Ta về / mình có nhớ ta /

Ta về / ta nhớ / những hoa cùng người.//

Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi / Đèo cao nắng ánh / dao gài thắt lưng. //

Ngày xuân / mơ nở trắng rừng/

Nhớ người đan nón / chuốt từng sợi giang.//

Nhớ khi giặc đến / giặc lùng / Rừng cây / núi đá / ta cùng đánh Tây //

- GV cho HS giải thích từ: Việt Bắc, đèo, giang, phách, ân tình, thủy chung.

* Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.

- GV cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.

* Thi đọc

- Gọi 3 HS thi đọc toàn bài..

- GV nhận xét.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- GV yêu cầu HS đọc thầm 2 câu thơ đầu.

- Trong bài thơ tác giả có sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là “ta”, “ mình”, em hãy cho biết ta chỉ ai? Mình chỉ ai?

+ Người cán bộ về miền xuôi nhớ những gì ở người Việt Bắc?

- GV: Khi về xuôi, người cán bộ nhắn nhủ với người Việt Bắc" Ta về ta nhớ những hoa cùng người"," hoa" trong lời nhắn nhủ này chính là cảnh rừng Việt Bắc.

+ Vậy cảnh rừng Việt Bắc có gì đẹp?

- Hãy đọc thầm bài thơ và tìm những câu thơ nói lên vẻ đẹp của rừng Việt Bắc?

GV: Với bốn câu thơ tác giả đã vẽ nên trước mắt chúng ta một bức tranh tuyệt đẹp về núi rừng Việt Bắc. Việt Bắc rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau như rừng xanh, hoa chuối dỏ, hoa mơ trắng, lá phách vàng. Việt Bắc cũng sôi nổi với tiếng ve nhưng cũng thật yên ả với ánh trăng thu. Cảnh Việt Bắc đẹp và người thì đánh giặc thật giỏi. Em hãy tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc rất giỏi?

- Gv chốt lại: Nhớ Việt Bắc tác giả không chỉ nhớ những ngày đánh giặc oanh liệt mà còn nhớ vẻ đẹp, nhớ những hoạt động thừng ngày của người Việt Bắc. Em hãy tìm trong bài thơ những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của

- HS đọc lại các câu thơ.

- HS đọc phần chú giải SGK.

- HS luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- 3 HS thi đọc toàn bài.

- HS đọc thầm 2 câu thơ đầu.

+ Ta trong bài thơ chính là tác giả, người sẽ về dưới xuôi, còn mình chỉ người Việt Bắc , người ở lại.

+ Nhớ hoa, nhớ người.

- Lắng nghe.

- HS đọc phần còn lại.

+ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuân hoa nở trắng rừng; Ve kêu rừng phách đổ vàng; Rừng thu trăng rọi hoà bình.

- Lắng nghe.

+ Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây; Núi giăng thành lũy sắt dày; Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

(22)

người Việt Bắc được thể hiện qua câu thơ nào?

- Gọi 1 HS đọc lại bài.

+ Em hãy nêu nội dung của bài thơ?

+ Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào?

3. Luyện tập, thực hành (8p)

- GV mời 1 HS đọc lại toàn bài thơ bài thơ.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.

- Mời 3 HS thi đua đọc thuộc lòng các khổ thơ.

- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.

- Mời 2HS thi đọc lại cả bài.

- Nhận xét, bình chọn em đọc hay nhất.

4. Vận dụng, trải nghiệm (2p)

* Qua bài thơ này các em thấy Bác Hồ có ý chí như thế nào?

- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh lòng tự hào về quê hương đất nước.

- Dặn dò HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.

- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Hũ bạc của người cha

+ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng;

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang;

Nhớ cô em gái hái măng một mình;

Tiếng hát ân tình thủy chung.

- HS đọc lại toàn bài thơ.

Nội dung: Ca ngợi đất và người việt Bắc đẹp, đánh giặc giỏi.

+ Tác giả gắn bó, yêu thưng, ngưỡng mộ cảnh vật và con người Việt Bắc. Khi về xuôi, tác giả rất nhớ Việt Bắc.

- Luyện học thuộc lòng.

- HS thi đua đọc thuộc lòng bài thơ.

- 3 HS đọc thuộc lòng các khổ thơ.

- 2 em thi đọc cả bài.

- Lớp lắng nghe, bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng của Hồ Chí Minh.

+ 2 HS trả lời.

- Lắng nghe.

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1 ).

- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).

-Tìm đúng bộ phân trong câu trả lời câu hỏi Ai ( con gì, cái gì )? Thế nào? (BT3).

- Biết sử dụng từ chỉ đặc điểm, so sánh vào viết văn và trong cuộc sống. HS biết yêu thiên nhiên, đất nước, con người.

IICHUẨN BỊ - GV: máy chiếu - HS: VBT.

III.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở dầu (5 phút)

- Trò chơi “ Tiếp sức”.

- GV phổ biến luật chơi và cách chơi: Mỗi

tổ cử 4 bạn lên chơi và thực hiện. “ Tìm các - HS lắng nghe.

(23)

từ chỉ đặc điểm của cây cối trong thời gian 2 phút, đội nào tìm được nhiều từ đúng nhất đội đó là đội chiến thắng.”

* Tổ chức trò chơi:

- Nhận xét, đánh giá qua phần chơi thi đua của các tổ.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương đội thắng cuộc.

* Trò chơi vừa rồi các con đã được ôn lại kiến thức gì?

- GV nhận xét.

* GV: Chúng ta vừa thực hiện trò chơi tìm các từ chỉ đặc điểm của cây cối. Để ôn tập từ chỉ đặc điểm, xác định các sự vật so sánh với nhau về đặc điểm nào, ôn dạng câu Ai thế nào? Chúng ta học bài hôm nay: ôn tập từ chỉ đặc điểm ôn tập câu Ai thế nào?

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p) Bài 1: ( 8 phút)

Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu thơ sau:

- Yêu cầu một HS đọc bài tập1.

- Gọi HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương.

- Hướng dẫn nắm được yêu cầu của bài:

+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì?

+ Sông Máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì?

+ Trời mây mùa thu có đặc điểm gì?

- GV gạch dưới các từ chỉ đặc điểm.

- Gọi 1HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong đoạn thơ.

- GV kết luận: Các từ xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là các từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng, trời mây, mùa thu.

+ Em hiều như thế nào là từ chỉ đặc điểm?

Vừa rồi chúng ta đã tìm được các từ chỉ đặc điểm đó là những từ chỉ màu sắc, hình dáng, tính chất của sự vật. Bây giờ cô trò chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm của sự vật được so sánh với nhau như thế nào.

Bài 2: ( 12 phút)

Trong những câu thơ sau, các sự vật được

- HS tham gia chơi.

+ cao, thấp, xanh, tốt, sần sùi, to, nhỏ…

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- Từ chỉ đặc điểm cây cối.

- 1 HS đọc lại 6 dòng thơ của bài Vẽ quê hương.

- Cả lớp đọc thầm bài tập.

+ Tre xanh, lúa xanh.

+ Xanh mát

+ Trời bát ngát, xanh ngắt.

- HS theo dõi.

- HS nhắc lại.

- Lắng nghe.

+ Từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ màu sắc, hình dáng, tính chất của sự vật.

(24)

so sánh với nhau về những đặc điểm nào?

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

+ Trong câu thơ a những sự vật nào được so sánh với nhau?

+ Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về đặc điểm nào?

- GV giải nghĩa từ chỉ đặc điểm “trong”

trong câu. Trong ý nói tiếng suối trong trẻo, ngọt ngào.

+ GV yêu cầu HS thực hiện phàn b, c của bài tập.

- Gọi HS đọc bài làm - Gọi HS khác nhận xét.

- Gọi HS đọc lại bài.

* GV kết luận: Qua BT2 chúng ta đã tìm ra từ chỉ đặc điểm để so sánh các sự vật với nhau. Để tìm đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì) Thế nào? chúng ta tìm hiểu bài tập 3

Bài 3: ( 10 phút)

Tìm bộ phận của câu.

- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 3, cả lớp đọc thầm.

- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi làm bài, 1 nhóm làm bảng phụ.

- Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai ( con gì, cái gì) ?”. Gạch hai gạch dười bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”

- Gọi 1 HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét bài bảng phụ.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút)

- Em hãy nêu một số từ chỉ đặc điểm đồ vật là đồ dùng học tập trong lớp học?

- 1 học sinh đọc bài tập 2, lớp đọc thầm theo.

+ Tiếng suối được so sánh với tiếng hát.

+ Tiếng suối với tiếng hát được so sánh với nhau qua đặc điểm “ trong”.

Sự vật A Đặc điểm

Từ so

sánh Sự vật B Tiếng

suối trong như tiếng

hát Ông

hiền

như hạt gạo suối trong Giọt

nước vàng như mật ong

- HS đọc bài làm.

- HS đọc

- 2 HS đọc nội dung bài tập 3.

HS thảo luận nhóm và thực hiện bài tập + Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

+ Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

+ Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

- HS khác nhận xét.

(25)

- Tìm hình ảnh so sánh đặc điểm hai sự vật

?

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem lại bài, và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc lại bài làm

- Trắng, xanh, đỏ, đen, dày, mỏng,...

Tiếng mưa rơi như tiếng thác đổ Đường trơn như đổ mỡ

+ HS lắng nghe.

Thủ công

CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ Vui Vẻ.

- HSKT: cắt dán được chữ VUI VẼ, các nét chữ thẳng và đều nhau.

- HS có hứng thú với giờ học thủ công, có ý thức cắt, dán tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ:

- Mẫu chữ Vui Vẻ cắt đã dán và mẫu chữ Vui Vẻ cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ Vui Vẻ.

- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Hoạt động mở đầu: (3- 5 phút)

- Cho cả lớp hát.

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh và nhận xét.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25 phút)

1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu.

- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ H, U.

+ Nét chữ VUI VẺ rộng mấy ô?

+ Em có nhận xét gì về nửa bên trái và nửa bên phải của chữ V, U?

+ Nếu gấp đôi chữ VUI VẺ theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải sẽ như thế nào?

- GV vừa hướng dẫn vừa thao tác mẫu.

2. Hướng dẫn học sinh kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ (15’)

- Giáo viên treo tranh quy trình, hướng

- Cả lớp hát bài: Năm ngón tay ngoan.

- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

+ Học sinh quan sát mẫu chữ VUI VẺ + Nét chữ VUI VẺ rộng 1 ô.

+ Có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau.

+ Nếu gấp đôi chữ V và chữ U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít lên nhau.

- HS quan sát, theo dõi.

- HS quan sát thao tác của GV kết hợp

(26)

dẫn quy trình trên hình vẽ:

Bước 1: Kẻ chữ VUI VẺ

+ Kẻ cắt hai hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái của tờ giấy thủ công.

+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ Sau đó, kẻ theo các điểm đã đánh dấu.

*Chú ý: Không yêu cầu học sinh phải cắt lượn như hình 2c, 3b SGV.

Bước 2: Cắt chữ VUI VẺ

+ Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ V,U theo dường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ V,U bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ V,U như chữ mẫu.

Bước 3: Dán chữ VUI VẺ

+ Kẻ một đường chuẩn, đặt ướm 2 chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối.

Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định.

*GV hỏi: Kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ gồm mấy bước? Đó là những bước nào?

- GV nhận xét.

C. Hoạt động luyện tập, thực hành (3 - 5 phút)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ VUI VẺ trên giấy nháp.

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Cho 2 học sinh lên thực hiện.

- GV cho HS đổi chéo sản phẩm, GV nhận xét một số bài kẻ, cắt chữ đẹp.

D. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3 -5 phút)

+ Trong thực tế chữ VUI VẺ thường dùng để làm gì?

+ Ta có thể dùng các chữ mình vừa cắt vào việc gì?

- Dặn HS về nhà tập gấp cắt chữ VUI VẺ.

- Dặn giờ sau mang giấy nháp, giấy thủ công, kéo, bìa, keo dán để tiếp tục gấp,

nhìn tranh quy trình.

+ HS trả lời.

- Thực hành cắt, kẻ, dán chữ VUI VẺ trên giấy nháp:

+ Học sinh tập gấp, cắt chữ VUI VẺ.

+ Học sinh tập kẻ, cắt chữ VUI VẺ bằng giấy nháp.

+ Học sinh tập dán chữ VUI VẺ - 2 HS lên thực hiện.

+ Đổi chéo sản phẩm, góp ý.

+ Trong thực tế hoa thường dùng để ghép các chữ...

+ Dùng để ghép các các chữ cái...

- Học sinh lắng nghe.

(27)

cắt, dán chữ VUI VẺ.

Ngày soạn: 29/11/2021

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 2 tháng 12 năm 2021

Toán

CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện được đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

- Tự tóm tắt được bài toán, đưa ra lời giải phù hợp cho bài toán có văn có vận dụng phép chia cho 9.

- Phát triển cho HS năng lực Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ, máy chiếu - HS: SGK, vở ô li.

III.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. HĐ mở đầu (5p)

- Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

84 : 2 18

90 : 5 42

89 : 4 22 dư 1

97 :7 14 dư 1

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài

B. HĐ hình thành KT mới (15 phút)

- Giáo viên viết lên bảng phép tính: 648 : 3 = ? - Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc và tự thực hiện phép tính.

+ Nêu cách thực hiện phép chia.

+ Hướng dẫn học sinh chia từng bước.

- Chốt: 648 chia 3 bằng bao nhiêu?

* Giáo viên nêu phép chia: 236 : 5

- Tiến hành các tương tự như phép tính 648 : 3 - Giáo viên cho học sinh nhận xét sự khác nhau giữa 2 phép tính.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

- Học sinh đọc.

- Cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp.

- Học sinh lên bảng đặt tính và tính chia sẻ trước lớp.

- 648 : 3 = 216

- Học sinh đặt tính và tính 236 : 5 = 47 ( dư 1)

- Học sinh nhận biết được cùng chia số có 3 chữ số cho số có 1

(28)

->GV: Chốt lại cách chia:

- Đặt tính.

- Cách tính.

+ Tính từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (Từ hàng cao đến hàng thấp).

+ Lần 1: Tìm chữ số thứ nhất của thương (2).

+ Lần 2: Tìm chữ số thứ nhất của thương (1).

+ Lần 3: Tìm chữ số thứ nhất của thương (6).

-> Lưu ý: Ở lần chia thứ nhất có thể lấy 1 chữ số (trường hợp 648 : 3), hoặc phải lấy hai chữ số (như trường hợp 236 : 5)

C. HD luyện tập, thực hành (15 phút) Bài 1 : Tính (Cá nhân-lơp)

- Yêu cầu HS đọc đề và làm bài cá nhân.

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2: (Cá nhân – lớp)

- Giáo viên cho HS nêu và phân tích bài toán.

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài.

->GV: áp dụng bảng chia 9 để thực hiện giải.

Bài 3:

- Giáo viên treo bảng phụ có sẵn bài mẫu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mẫu.

- Yêu cầu học sinh làm theo nhóm vào bảng phụ.

chức số những khác nhau ở 235 : 5 là phép chia có dư…

- Lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.

- HS nghe, ghi nhớ.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.

Đáp án:

a, 872 : 4 = 218;

375 : 5 = 75;

390 : 6 = 65;

905 : 5 = 181

b, 457 : 4 = 114 ( dư 1);

578 : 3 = 192 (dư 2);

489 : 2 = 97 (dư 4) 230 : 6 = 38 (dư 2)

- Đọc, phân tích đề

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải:

Có tất cả số hàng là:

234 : 9 = 26 ( hàng) Đáp số: 26 hàng

- Học sinh đọc bài mẫu và trả lời theo các câu hỏi của giáo viên.

- Các nhóm làm bài rồi chia sẻ trước lớp.

- 888kg:

Giảm 8 lần: 888 : 8 = 111kg Giảm 6 lần: 888 : 6 = 148kg - 600 giờ:

(29)

- Giáo viên nhận xét chung.

D. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Áp dụng làm bài toán sau: Kho thứ nhất đựng 845 thùng hàng. Kho thứ hai đựng được số thùng hàng bằng

1

5 số thùng hàng của kho thứ nhất. Hỏi kho thứ hai đựng được bao nhiêu thùng hàng?

- Chữa bài, chốt KQ đúng.

- Dặn HS: Luyện tập chia các số có 3 chữ số cho số có một chữ số.

Giảm 8 lần: 600 : 8 = 75 giờ Giảm 6 lần: 600 : 6 = 100 giờ - 312 ngày:

Giảm 8 lần: 312 : 8 = 39 ngày Giảm 6 lần: 312 : 6 = 52 ngày

Bài giải

Kho thứ hai đựng được số thùng hàng là:

845 : 5 = 169 (thùng hàng) Đáp số: 169 thùng hàng

- Lắng nghe

Tập viết ÔN CHỮ HOA K I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cách viết chữ hoa K. Viết tên riêng “Yết Kiêu”bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.

Khi đói cùng chung một dạ Khi rét cùng chung một lòng.

- Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; Biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

- Giúp HS thêm yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.

- Giáo dục HS biết lựa lời trong giao tiếp, từ đó xây dựng cách ứng xử văn minh đói với những người xung quanh.

* HSNK viết đúng và đủ các dòng trong trang vở tập viết.

II. CHUẨN BỊ - GV: mẫu viết hoa K - HS: vở tập viết.

III.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên 1. Mở đầu (5p)

- Tổ chức trò chơi “Viết nhanh viết đẹp”

các từ và câu ứng dụng ở bài trước và viết từ ứng dụng Ông Ích Khiêm.

- GV nhận xét bài cũ.

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.

2. Hình thành kiến thức mới (10p) a. Luyện viết chữ hoa

- GV yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài?

Hoạt động của học sinh - HS tham gia trò chơi

- HS nhận xét, đánh giá

- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu

- HS nêu:Y,K

(30)

- Giới thiệu chữ K.hoa.

- GV treo chữ mẫu cho Hs quan sát.

- GV viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.

+ Nêu cấu tạo chữ K?

Cách viết: Viết chữ nét đầu giống chữ I hoa rồi lia bút lên trên đến giao điểm giữa đường kẻ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ