• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT Văn lâm | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT Văn lâm | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đề thi thử THPTQG_năm 2017_trường THPT Văn Lâm_Hưng Yên Môn: Sinh học

Câu 1: Một gen có 2 alen, ở thế hệ xuất phát, tần số alen A=0,2; a=0,8. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen a trong quần thể là:

A. 0,186 B. 0,146 C. 0,160 D. 0,284

Câu 2: Cho các thành tựu tạo giống sau:

(1) Tạo giống cà chua chậm chín.

(2) Tạo giống táo mà hồng từ giống táo Gia Lộc cho năng suất cao.

(3) Tạo giống hạt gạo màu vàng.

(4) Tạo giống cây pomato là cây lãi giữa cà chua và khoai tây.

(5) Tạo giống lúa MT1 chín sớm, thấp cây, chịu chua, phèn từ giống lúa Một tuyền.

Những thành tựu là ứng dụng của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

A. (3),(5) B. (2),(5) C. (1),(2) D. (2),(4),(5) Câu 3: Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Một quần thể cân bằng di truyền có tần số A=0,4 và tần số a=0,6. Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 3 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

A. 81/512 B. 25/512 C. 90/512 D. 45/512

Câu 4: Trong kỹ thuật nhân bản vô tính cừu Đôlly, nhận định nào dưới đây là chưa chính xác?

(1) Tách tế bào tuyến vú của cá thể cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm sau đó lại tách tế bào trứng của cá thể này và loại bỏ nhân của tế bào này.

(2) Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân.

(3) Nuôi cấy tế bào đã chuyển nhân trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triền thành phôi.

(4) Chuyển phôi vào tử cung của cơ thể mẹ để mang thai và sinh con.

A. số 4 B. số 1 C. số 3 D. số 2

Câu 5: Quá trình nhân đôi ADN luôn cần có đoạn ARN mồi vì.

A. tất cả enzym xúc tác cho nhân đôi ADN đều cần có đoạn mồi mới hoạt động được B. enzym ADN polimeraza hoạt động theo nguyên tắc bổ sung.

C. đoạn mồi làm nhiệm vụ sữa chữa sai sót trong quá trình nhân đôi ADN D. enzym ADN polimeraza chỉ gắn nucleotit vào đầu có 3'OH tự do.

Câu 6: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây ihoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn , thu được F2. Tính theo lý thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỷ lệ:

(2)

A. 1/4 B. 3/4 C. 1/3 D. 2/3 Câu 7: Hiện tượng di truyền lạp thể đã được phát hiện bởi:

A. Men đen B. Moocgan C. Coren và Bo D. Đacuyn

Câu 8: Quan sát tiêu bản tế bào của 1 người nhận thấy 48 NST trong tế bào, gồm 45NST thường, NST 21 gồm 3 chiếc giống nhau, NST giới tính gồm 3 chiếc trong đo có 2 chiếc giống nhau. Kết luận nào sau đây là đúng:

A. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphentơ B. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X

C. Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X

D. Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphentơ

Câu 9: Trong số các phát biểu về vấn đề hoán vị dưới đây, phát biểu nào Không chính xác?

A. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST.

B. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực C. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp

D. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%

Câu 10: Cơ thể P dị hợp các cặp gen khi giảm phân tạo ra giao tử Ab với tỷ lệ 12,5%. Xác định KG của P và tần số HVG.

A. Có kiểu gen AB

aB và liên kết gen hoàn toàn.

B. Có kiêu gen Ab

aB và liên kết gen hoàn toàn.

C. Có kiểu gen AB

ab với tần số hoán vị gen là 25%.

D. Có kiêu gen Ab

aB với tần số hoán vị gen 12,5%

Câu 11: Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thế lai cao nhất.

B. Dòng tế bào đơn bội được xử lý hóa chất (conssixin) gây lưỡng bội hóa tạo nên dòng thuần chủng.

C. Sư lưỡng bội hóa các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng bội thuần chủng.

D. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội.

Câu 12: Cho phép lai P:AaBbDd x AabbDd. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là:

A. 1/4 B. 1/8 C. 1/16 D. 3/16

(3)

Câu 13: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

A. 3 loại protein tương ứng của 3 gen Z,Y,A hình thành 3 loại enzym phân hủy lactôzơ.

B. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng với 3 vùng điều hòa, mã hóa, kết thúc trên gen.

C. 1 chuỗi poliribô nucleotit mang thông tin của 3 gen Z, Y, A.

D. 1 loại protein tương ứng của 3 gen Z,Y,A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.

Câu 14: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n=8), các cặp NST tương đồng được ký hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuât hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thế nào trong các bộ NST sau đây?

A. AaaBbDdEe B. AaBbDEe C. AaBbEe D. AaBbDdEe Câu 15: Cho các phát biểu sau về hậu quả của đột biến đảo đoạn NST:

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

(2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.

(3) Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết.

(4) Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể không hoạt động.

(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thế đột biến.

Những phát biểu đúng là:

A. (2).(3).(5) B. (2).(3).(4) C. (1).(4).(5) D. (1).(3).(4) Câu 16: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzym ADN polimeraza có vai trò.

A. nối các đoạn Okazaki với nhau tạo thành mạch mới bổ sung hoàn chỉnh.

B. tổng hợp các đoạn mồi cho quá trình nhân đôi.

C. lắp ráp các nucleotit vào đầu 3'-OH theo nguyên tắc bổ sung

D. bám vào ADN đê cắt đứt các liên kết hihro và tháo xoắn phân tử ADN.

Câu 17: Khi nghiên cứu di truyền tế bào chất, kết luận rút ra từ kết quả khác nhau giữa lai thuận và lai nghịch là:

A. nhân tế bào có vai trò quan trọng nhất trong sự di truyền.

B. tế bào chất có vai trò nhất định trong di truyền.

C. cơ thể mẹ có vai trò quyết định các tính trạng của cơ thể con.

D. phát hiện được tính trạng đó do gen nhân hay do gen tế bào chất.

Câu 18: Khi nói về đặc điểm của mã di truyền:

(1) Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi cô đon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.

(2) Mã di truyền là mã bộ ba.

(3) Mã di truyền có tính phổ biến.

(4)

(4) Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.

(5) Ở sinh vật nhân thực, côdon 3'AUG5' có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin.

(6) Cô don 3'UAA5' quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

(7) Với ba loại nucleotit A,U,G có thể tạo ra 24 loại codon mã hóa các axit amin.

Những nhận định sai là:

A. (2),(3),(4),(6) B. (5),(6),(7) C. (1),(2),(3) D. (4),(5),(6),(7) Câu 19: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 10 nhóm gen liên kết, có 9 thể đột biến số lượng NST được ký hiệu từ 1 đến 9. Bộ NST của mỗi thể đột biến như sau:

1.Có 19 NST. 2.Có 20 NST. 3.Có 22 NST

4.Có 15 NST 5.Có 21 NST 6.Có 9 NST

7.Có 11 NST 8.Có 35 NST 9.Có 30 NST.

Trong 9 thể đột biến nói trên, những thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 cặp NST?

A. (3),(6) B. (2),(4),(7) C. (1),(5) D. (8),(9)

Câu 20: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?

(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

(2) Nuôi cấy hạt phấn.

(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống khác loài.

(4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.

A. (2),(3). B. (2),(3),(4). C. (3),(4). D. (1),(2),(3).

Câu 21: Một gen có chiều dài 0,408 μm đã tổng hợp được một phần tử mARN có tỉ lệ các loại ribonucleotit như sau: G/U=1/4, A/X=2/3 và tích số giữa A và U bằng 115200, số lượng nucleotit loại A của gen là:

A. 360 B. 480 C. 720 D. 640

Câu 22: Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X quy định, alen A quy định trứng màu sáng trội hoàn toàn so với alen a quy định trứng màu sẫm. Người ta có thể dựa vào kết quả của phép lai nào sau đây để phân biệt được tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn trứng?

A. XAXa ₓ XAY B. XAXA ₓ XaY C. XAXa ₓ XaY D. XaXa ₓ XAY Câu 23: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Hai alen A và B cùng nằm trên một nhóm gen liên kết, hoán vị xảy ra ở 2 giới với tần số 20%. Khi cho cơ

(5)

thể có kiểu gen AB

ab Dd tự thụ phấn, kiểu hình ở đời con có hai tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ

A. 30% B. 13,5% C. 37,5% D. 50%

Câu 24: Ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Gen ngoài nhân thực có thể bị đột biến.

B. Gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.

C. Gen ngoài nhân thực được di truyền theo dòng mẹ D. Gen ngoài nhân thực luôn tồn tại thành từng cặp alen.

Câu 25: Cho các phương pháp sau:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ;

(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.

(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.

Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:

A. (1),(3) B. (1),(2) C. (2),(3) D. (1),(4)

Câu 26: Một cặp vợ chồng có ba con đẻ. Một đứa con bị bệnh di truyền do gen lặn trên NST thường gây ra. Cả hai bố mẹ và hai đứa trẻ khác không hiển thị dấu hiệu của bệnh. Nếu A là alen trội và alen không gây bệnh, và alen gây bệnh, vậy cha mẹ phải có kiểu gen nào?

A. Một người là AA, và người còn lại là aa. B. Cả hai cha mẹ là Aa.

C. Một người là AA, và người khác là Aa. D. Một người là Aa, và người còn lại là aa.

Câu 27: Ở người, gen quy định nhóm máu A,B,O và AB có 3 alen: IA,IB,IO trên NST thường.

Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu A. Kiểu gen vê nhóm máu của cặp vợ chồng này là:

A. Chồng IBIO vợ IAIO B. chồng IAIO vợ IBIO

C. chồng IAIO vợ IAIO D. một người IAIO người còn lại IBIO

Câu 28: Một loài động vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ

A. 40% B. 99% C. 80% D. 49,5%

Câu 29: Ở một loài thú, gen A nằm trên NST thường quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 200 con đực mang kiểu gen AA, 200 con cái mang kiểu gen Aa, 100 con cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt

(6)

trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể lông đỏ, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là:

A. 0,6 B. 0,25 C. 0,5 D. 0,4

Câu 30: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A,a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lây vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là:

A. AA x AA B. AA x aa C. Aa x Aa D. AA x Aa

Câu 31: Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kỳ sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu NST?

A. 68 B. 38 C. 36 D. 34

Câu 32: Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:

A. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST giới tính B. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST X C. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST Y

D. Di truyền các tính trạng giới tính mà gen quy định chúng nằm trên NST thường.

Câu 33: Đặc điểm nào sau đây có cả ở quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ?

A. Có sự tham gia của nhiều loại enzym ARN polimeraza.

B. Chỉ diễn ra trên mạch gốc của gen.

C. Đều tạo ra mARN sơ khai gồm các êxôn và intron.

D. Mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN, rARN đều có ARN polimeraza riêng xúc tác.

Câu 34: Điểm sai khác giữa quá trình tái bản và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn A. có sự tham gia của enzym ARN polimeraza

B. diễn ra vào kì trung gian của quá trình phân bào

C. mạch polinucleotit mới được tổng hợp kéo dài theo chiều 5'-3' D. thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

Câu 35: Ở cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng, đời lai F2 thu được

A. 3 quả đỏ: 1 quả vàng B. 1 quả đỏ: 1 quả vàng C. đều quả đỏ D. 9 quả đỏ: 7 quả vàng.

Câu 36: Ý nào sau đây không phải là của đột biến gen?

A. Là biến đổi liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nucleotit, xảy ra trên một hay một số điểm nào đó của phân tử ADN

(7)

B. Là một loại biến dị chỉ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.

C. Là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen.

D. Loại đột biến làm gián đoạn 1 hay 1 số tính trạng nào đó của cơ thể.

Câu 37: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, những đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?

1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.

2. Nucleotit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3' của mạch mới.

3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.

4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

5. Enzym ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.

6. Sử dụng các loại nucleotit A,T,G,X,U làm nguyên liệu.

Phương án đúng là:

A. (1),(2),(3) B. (1),(2),(3),(4) C. (1),(4),(5),(6) D. (1),(2),(3),(4),(5) Câu 38: Ở người, gen quy định dạng tóc do 2 alen A và a trên NST thường quy định; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y.Gen quy định nhóm máu nằm trên NST thường do 3 alen : IA;IB và Io. số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể đối với 3 tính trạng trên:

A. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình B. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình C. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình D. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình

Câu 39: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. nhân đôi ADN và dịch mã.

C. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. D. phiên mã và dịch mã.

Câu 40: Sự di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST Y có đặc điểm như thế nào?

A. chỉ biểu hiện ở cơ thể cái. B. chỉ biểu hiện ở cơ thể đực.

C. chỉ biểu hiện ở cơ thể XY D. có hiện tượng di truyền chéo.

Đáp án

1-C 2-B 3-D 4-D 5-B 6-C 7-C 8-D 9-B 10-C

11-A 12-B 13-A 14-B 15-C 16-C 17-B 18-D 19-C 20-C

21-C 22-D 23-A 24-D 25-D 26-B 27-D 28-B 29-C 30-C

31-A 32-A 33-B 34-D 35-A 36-B 37-C 38-C 39-D 40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT

(8)

Câu 1: Đáp án C

Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen a trong

quần thể là: 0

0

q 0,8

1 nq 1 5.0,8 0,16

 

Câu 2: Đáp án B

(1) Tạo giống cà chua chậm chín, (3) Tạo giống lúa “gạo vàng„ có khả năng tổng hợp β–

carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt là thành tựu của công nghệ gen

(2)Tạo giống táo má hồng từ giống táo Gia Lộc cho năng suất cao, (5)Tạo giống lúa MT1 chín sớm, thấp cây, chịu chua, phèn từ giống lúa Mộc tuyền là thành tựu ứng dụng của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

(4)Tạo giống cây pomato là cây lai giữa cà chua và khoai tây là thành tựu của ứng dụng công nghệ tế bào.

Câu 3: Đáp án D

Quần thể cân bằng có cấu trúc: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa Cây hoa đỏ có cấu trúc: 0,16 0, 48

AA : Aa

0,16 0, 48 0,16 0, 48 hay 1 3 AA : Aa

4 4

Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 3 cá thể thuần chủng là:

3 2

3 5

1 3 45

C . .

4 4 512

    

   

    Câu 4: Đáp án B Câu 5: Đáp án D

Primer (còn có tên gọi khác là đoạn mồi) là một sợi nucleic acid (hoặc ribonucleic acid) dùng để làm đoạn khởi đầu cho quá trình nhân đôi của DNA. Hầu hết các DNA polymerase (enzyme xúc tác quá trình nhân đôi DNA) không thể bắt đầu tổng hợp một đoạn DNA mới mà thiếu primer. Vì nó chỉ gắn các nucleotide vào sợi primer có sẵn theo nguyên tắc bổ sung với sợi khuôn.

Đoạn mồi này có vai trò cung cấp đầu 3′-OH cho ADN pol tổng hợp mạch mới.

Câu 6: Đáp án C

P: AA x aa, F1: Aa. F2: 1AA : 2Aa : 1aa

Trong số các cây hoa đỏ F2 (AA + Aa), cây hoa đỏ thuần chủng (AA) chiếm tỉ lệ: 1 3 Câu 7: Đáp án C

Câu 8: Đáp án D

(9)

Quan sát tiêu bản tế bào của 1 người nhận thấy 48 NST trong tế bào, gồm 45NST thường, NST 21 gồm 3 chiếc giống nhau, NST giới tính gồm 3 chiếc trong đo có 2 chiếc giống nhau (XXY) → Người này vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphento. Bộ NST giới tính có chứa Y nên đây là nam.

Câu 9: Đáp án B

Trong các phát biểu trên, phát biểu B sai vì tùy từng loài sinh vật mà hoán vị gen có thể xảy ra ở 1 giới cái hoặc đực, có thể xảy ra ở cả 2 giới

Câu 10: Đáp án C

Ab = 12,5% < 25% → Đây là giao tử sinh ra do hoán vị gen → P: có kiểu gen AB

ab , f hoán vị

= 2.12,5 = 25%

Câu 11: Đáp án A Câu 12: Đáp án B Câu 13: Đáp án A Câu 14: Đáp án B Câu 15: Đáp án C Câu 16: Đáp án C Câu 17: Đáp án B Câu 18: Đáp án D

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) sai vì tính thoái hóa của mã di truyền là nhiều codon có thể mã hóa cho 1 axit amin.

(2), (3) đúng

(4) sai. Mã di truyền có tính phổ biến nghĩa là tất cả các loài đều sử dụng chung bảng mã di truyền.

(5) sai. Codon 5'AUG3' mới có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin.

(6) sai. Cô don 5'UAA3' mới quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

(7) sai. ới ba loại nucleotit A,U,G có thể tạo ra 333(bộ ba kết thúc UAA, UAG, UGA) = 21 loại codon mã hóa axi amin

Câu 19: Đáp án C n = 10 nên 2n = 20

Các dạng thể đột biến lệch bội về 1 cặp NST là:

Thể một (2n - 1). Bộ NST trong trường hợp này là 19 (1) Thể ba (2n +1). Bộ NST trong trường hợp này là 21 (5) Thể không (2n -2). Bộ NST trong trường hợp này là 18

(10)

Thể bốn (2n +2). Bộ NST trong trường hợp này là 22 (3) Vậy chỉ có các trường hợp 1, 3, 5 thỏa mãn.

Câu 20: Đáp án C

Trong các phương pháp trên, 3, 4 có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau

(1), (2) chỉ có thể tạo được giống mới mang nguồn gen của 1 loài sinh vật ban đầu Câu 21: Đáp án C

Câu 22: Đáp án D

Ở tằm: Con đực: XX, con cái: XY

Phép lai D: P: Đực màu sẫm (XaXa) x cái màu sáng (XAY) → Thế hệ lai có sự di truyền chéo: Toàn bộ cái có màu sẫm (XaY), toàn bộ đực có màu sáng (XAXa) → Người ta có thể dựa vào kết quả của phép lai D để phân biệt được tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn trứng Câu 23: Đáp án A

 

AB AB AB AB

Dd Dd Dd Dd

ab ab ab ab

 

     Xét phép lai: AB AB

ab  ab . Đời con cho tỉ lệ kiểu hình:

+ aabb = 40%.40% = 16%

+ A-B- = 50% + 16%= 66%

+ A-bb = aaB- = 25% - 16%= 9%

Phép lai Dd x Dd → 3 1 D : dd 4  4

Kiểu hình ở đời con có hai tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: A-B-dd + A-bbD-

+ aaB-D- = 66%.1

4 + 9%.3

4+ 9%.3

4 = 30%

Câu 24: Đáp án D

Gen ngoài nhân là phân tử ADN dạng vòng không tồn tại thành từng cặp alen Câu 25: Đáp án D

Trong các phương pháp trên, các phương pháp 1, 4 có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật

2 sai vì dung hợp tế bào trần khác loài tạo con lai mang bộ NST của cả 2 loài ban đầu nên con lai này chưa chắc đã có kiểu gen dị hợp

(3) sai. Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1 thì F1 chắc chắn có kiểu gen dị hợp

(11)

Câu 26: Đáp án B

Người con bị bệnh có kiểu gen aa sẽ nhận 1a từ bố và 1 a từ mẹ. Mà bố và mẹ đều có kiểu hình bình thường nên bố và mẹ phải có kiểu gen Aa

Câu 27: Đáp án D

P: IAI- x IBI- → con sinh ra có nhóm máu A có kiểu gen IAIO (không thể là IAIA được vì 1 bên bố hoặc mẹ phải có nhóm máu B) → Cơ thể người bố hoặc mẹ có nhóm máu B phải cho giao tử IO → có kiểu gen IBIO.

Cơ thể người nhóm máu A có thể là IAIO hoặc IAIA Ở đây vai trò của bố và mẹ ngang nhau nên chọn đáp án D Câu 28: Đáp án B

2n = 12 → n = 6

2000 tế bào sinh tinh giảm phân cho 2000.4 = 8000 giao tử

20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I sẽ tạo 40 giao tử n + 1 và 40 giao tử n - 1 → Tạo 80 giao tử bị đột biến

Tỉ lệ giao tử đột biến là: 80 80001%

Tỉ lệ giao tử có 6 NST (giao tử bình thường) là: 100% - 1% = 99%

Câu 29: Đáp án C

Thế hệ xuất phát của quần thể có:

Giới đực 100% cá thể có kiểu gen AA

Giới cái có 2/3Aa : 1/3aa → giảm phân cho giao tử 1/3A : 2/3a Quần thể cân bằng có tần số alen A =1 1/ 3 2

2 3

 

Tần số alen a = 1 - 2/3 = 1/3

Quần thể cân bằng có cấu trúc: 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa = 1

Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể lông đỏ, xác suất để

thu được cá thể thuần chủng là: 4 / 9 1 4 / 9 4 / 9  2 0,5

Câu 30: Đáp án C

Bố mẹ đều tóc xoăn sinh con gái tóc thẳng. Mà tính trạng hình dạng tóc do 1 cặp gen quy định nên tính trạng tóc xoăn là trội so với tóc thẳng và tính trạng nằm trên NST thường.

Quy ước: A: Tóc xoăn, a: tóc thẳng

Người con gái tóc thẳng có kiểu gen aa sẽ nhận 1a từ mẹ và 1 a từ bố → Cả bố và mẹ đều cho giao tử a → Chỉ có trường hợp C thỏa mãn

(12)

Câu 31: Đáp án A

2n = 36, thể một nhiễm kép có số lượng NST: 2n - 1 - 1 = 34 NST

Ở kì sau giảm phân I, NST nhân đôi nhưng chưa phân chia thành 2 tế bào con nên bộ NST trong tế bào là: 34.2 = 68 NST

Câu 32: Đáp án A Câu 33: Đáp án B Câu 34: Đáp án D Câu 35: Đáp án A Quy ước: A: đỏ, a: vàng

Ptc: Quả đỏ AA x Quả vàng: aa f1: 100% Aa (quả đỏ)

F2: 1AA : 2Aa : 1aa

→ F2: 3 đỏ : 1 vàng Câu 36: Đáp án B

Trong các ý trên, B không đúng vì đột biến xoma là một dạng của đột biến gen không di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính mà chỉ được di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản vô tính

Câu 37: Đáp án C

Xét các đặc điểm của đề bài:

Các đặc điểm 1, 4, 5, 6 có cả ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ

(2) sai vì ở cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực, nucleotit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 5' của mạch mới

(3) sai vì ở sinh vật nhân sơ, chỉ có 1 điểm khởi đầu tái bản Câu 38: Đáp án C

Xét gen quy định dạng tóc, số kiểu gen tối đa là: 3, số kiểu hình tối đa là 2

Xét gen quy định bệnh máu khó đông, số kiểu gen tối đa là 5, số kiểu hình tối đa là 2 Xét gen quy định nhóm máu, số kiểu gen tối đa là 6, số kiểu hình tối đa là 4

Vậy số kiểu gen tối đa về 3 tính trạng trên là: 3.5.6 = 90 kiểu gen Số kiểu hình tối đa về 3 tính trạng trên là: 2.2.4 = 16 kiểu hình Câu 39: Đáp án D

Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế phiên mã và dịch mã

(13)

Quá trình phiên mã tạo ra mARN, mARN được sử dụng để tham gia vào dịch mã, tạo phân tử protein quy định tính trạng trong đời cá th

Câu 40: Đáp án C

Gen quy định tính trạng nằm trên vùng không tương đồng của NST Y sẽ di truyền cho cơ thể XY ở thế hệ sau.

A sai vì tính trạng sẽ không biểu hiện ở con cái (với các loài con cái có bộ NST XX) B sai vì tính trạng sẽ không biểu hiện ở cơ thể đực (với các loài con đực có bộ NST XX) D sai vì gen nằm trên Y có hiện tượng di truyền thẳng chứ không di truyền chéo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 23: Ở cà chua tình trạng màu đỏ do một cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó có gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen

Câu 14: Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với

Câu 6: Ở cây đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy

Câu 3: Ở người, một gen trên nhiếm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái, Một quần

Câu 22: Ở một loài thú, gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau; lôcut gen quy định

(3) Tính dạng hình dạng cánh do 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung quy định (4) Cặp gen quy định tính trạng lông đuôi nằm trên vùng không tương đồng của NST

Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong Câu 30: Ở cà chua, gen A quy định quả do trội hòa toàn so với alen a

AD/ad Bb Câu 28: Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với