• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT chuyên Hưng yên | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT chuyên Hưng yên | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD & ĐT HƯNG YÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng

A. Vốn gen quả quần thể là tập hợp tất cả các alen của các gen có trong quần thể ở 1 thời điểm xác định.

B. Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen dị hợp và giảm tỷ lệ đồng hợp tử.

C. Mỗi quần thể sinh vật thường có một vốn gen đặc trưng.

D. Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

Câu 2: Cho các nhận xét về đột biến gen:

(1) Nucleotit dạng hiếm cá thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN , gây đột biến thay thế một cặp nucleotit

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là đột biến liên quan tới một số cặp nucleotit

(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

(6) Để tạo đột biến thay cặp A-T thành G-X bằng 5BU phải cần tối thiểu 2 lần nhân đôi ADN Có bao nhiêu nhận xét đúng?

A. 5 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 3: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B : quả tròn, b quả bầu dục, các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng, liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai giữa 2 thứ cà chua thần chủng thân cao quả bầu dục với thân thấp quả tròn thu được F1, cho F1 tạp giao thu được tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:

A. 3:1 B. 3:3:1:1 C. 1:2:1 D. 9:3:3:1

Câu 4: Ở một loài thực vật, chiều cao cây dao động từ 100 đến 180cm. Khi cho cây cao 110cm lai với cây có chiều cao 180cm được F1. Chọn 2 cây F1 cho giao phấn với nhau, thống kê các kiểu hình thu được ở F2, kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau:

(2)

Giả thuyết nào sau đây là phù hợp nhất về sự di truyền các tính trạng chiều cao cây?

A. Tính trạng di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, gen quy định chiều cao có 9 alen.

B. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen cộng gộp, có ít nhất 3 cặp gen tác động đến sự hình thành tính trạng.

C. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen cộng gộp, có ít nhất 4 cặp gen tác động đến sự hình thành tính trạng.

D. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung, có ít nhất có ít nhất 4 cặp gen tác động đến sự hình thành tính trạng.

Câu 5: Các codon ( bộ ba mã sao) AAU,XXX,GGG và UUU mã hóa cho các axit amin tương ứng lần lượt là: Asparagin (Asn). Prôlin (Pro), Glixin (Gli), Pheninalanin (Phe). Đoạn mạch gốc nào sau đây sẽ mã hóa chuỗi Phe – Gli- Asn- Pro.

A. 5’….GGGATTXXXAAA….3’ B. 5’….AAATAAXXXGGG….3’

C. 5’….AAAXXXTTAGGG….3’ D. 3’….AAAXXXTTAXGG…5’

Câu 6: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là A. Mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ mang thai sinh ra nó.

B. Được sinh ra từ một tế bào soma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.

C. Thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.

D. Có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.

Câu 7: Khi nói về quá trình dịch mã kết luận nào sau đây không đúng?

A. Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi polipeptit.

B. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit.

C. Liên kết hidro được hình thành trước liên kết peptit.

D. Chiều dịch chuyển của riboxom trên mARN là 5’-3’.

(3)

Câu 8: Hiện tượng con lai có năng suất và phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là:

A. Thoái hóa giống B. Ưu thế lai C. Siêu trội D. Bất thụ

Câu 9: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:

(1) AaBb x aabb (2) aaBb x AaBB

(3) aaBb x aaBb (4) AABb x AaBb

(5) AaBb x AaBB (6) AaBb x aaBb

(7) AAbb x aaBb (8) Aabb x aaBb

Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình

A. 3 B. 5 C. 6 D. 4

Câu 10: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có rất nhiều ưu điểm, ngoại trừ A. Có thể tạo ra giống đồng nhất về di truyền.

B. Không làm thay đổi năng suất chất lượng giống.

C. Giúp nhân nhanh số lương cây giống cây trồng.

D. Có thể tạo ra giống mới có năng suất và chất lượng mong muốn.

Câu 11: Mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa

A. UGG và AUA B. UUG và AUA C. AUG và UGG D. AUG và UUG Câu 12: Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

B. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.

C. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.

D. Thể đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.

Câu 13: Ở một loài hoa có 3 gen phân ly độc lập cùng kiểm soát sự hình thành sắc tố đỏ là k+,l+,m+. Ba gen này hoạt động trong con đường sinh hóa như sau:

Các alen đột biến cho chức năng khác thường của các alen trên k,l,m mà mỗi alen là lặn so với alen dại của nó. Một cây hoa đỏ đồng hợp về cả 3 alen dại được lai với một cây không màu đồng hợp cả về 3 alen đột biến lặn. Tất cả các cây F1 có hoa màu đỏ. Sau đó cho cây F1

giao phấn với nhau để tạo F2.Cho các nhận xét sau:

(1) Kiểu hình vàng cam ở F2 phải có kiểu gen k+_l+_mm (2) Tỷ lệ hoa màu vàng cam ở F2 là 9/64

(4)

(3) Các cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen k+_l+_m+_

(4) Tỷ lệ cây hoa đỏ ở F2 là 27/64

(5) Tỷ lệ cây có hoa không màu ở F2 là 28/64 (6) Cơ thể F1 dị hợp 3 cặp gen.

A. 3 B. 6 C. 5 D. 4

Câu 14: Cho các bệnh, tật, hội chứng di truyền ở người:

(1) Hội chứng Etuôt (2) Hội chứng suy giảm miễn dich mắc phải (AIDS) (3) Bệnh máu khó đông (4) Bệnh bạch tạng

(5) Hội chứng Pautau (6) Hội chứng Đao

(7) Bệnh ung thư máu (8) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

(9) Tật có túm lông ở vành ta. (10) Bệnh phenin kêto niệu

Có bao nhiêu bệnh tật, hội chứng di truyền ở người được phát hiện bằng nghiên cứu tế bào là:

A. 4 B. 6 C. 5 D. 7

Câu 15: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là:

A. Thường chỉ tìm thấy ở thực vật.

B. Hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân ly NST trong phân bào.

C. Đều không có khả năng sinh sản hữu tính.

D. Số NST trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n.

Câu 16: Cho những nhận xét về thường biến và đột biến:

(1) Thường biến là những biến dị kiểu hình còn đột biến là các biến đổi về kiểu gen.

(2) Thường biến phát sinh trong quá trình phát triển cá thể còn hầu hết đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản.

(3) Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường còn đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường.

(4) Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là những biến dị di truyền.

(5) Thường biến thường đồng loạt, đinh hướng còn đột biến xuất hiện cá thể, theo hướng không xác định.

Có bao nhiêu nhận xét đúng về đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

Câu 17: Cho các nhận xét về sự điều hòa hoạt động của Ôperon lactose:

(1) Khi môi trường không có lactose, gen điều hòa tổng hợp protein ức chế, protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không thể hoạt động.

(5)

(2) Khi môi trường có lactose, tất cả phân tử liên kết với protein ức chế làm biến đội cấu hình không gian 3 chiều của nó làm cho protein ức chế không thể liên kết với vùng vận hành.

(3) Khi môi trường có lactose, ARN polimerase có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.

(4) Khi đường lactose bị phân giải hết, protein ức chế lại liên kết với vùng khởi động và quá trình phiên mã bị dừng lại.

(5) Cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ, co cấu trúc phức tạp của ADN trong NST

Số nhận xét đúng là:

A. 2 B. 4 C. 3 D. 5

Câu 18: khi cho 2 cá thể F1 hạt tròn màu trắng đều dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với nhau thu được F2. Trong số các kiểu hình xuất hiện ở F2 thấy số cây hạt dài, màu tím chiếm 4%.

Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và các tính trạng trội đều trội hoàn toàn. Cho các nhận định sau đây:

(1) Tính trạng tròn màu trắng là các tính trạng trội

(2) F1 có kiểu gen dị hợp chéo và tần số hoán vị gen đều là 40%

(3) F1 : 1cơ thể dị hợp chéo, một cơ thể có kiểu gen dị hợp đều cả 2 có tần số hoán vị gen là 20%

(4) F1: 1cơ thể dị hợp chéo liên kết hoàn toàn, một cơ thể có kiểu gen dị hợp đều có tần số hoán vị gen là 20%

(5) F1: 2 cơ thể có kiểu gen dị hợp đều, hoán vị gen với tần số đều là 20%

(6) F1: một cơ thể có kiểu gen dị hợp đều liên kết hoàn toàn, một cơ thể có kiểu gen dị hợp chéo có hoán vị gen với tần số 16%

Số nhận định đúng là:

A. 3 B. 5 C. 2 D. 4

Câu 19: Xét ở một NST thường có 14 alen. Biết rằng tỷ số giữa tần số của một alen trên tổng tần số của các alen còn lại bằng 2, tần số cuả các alen còn lại bằng nhau. Giả sử quần thể này cân bằng Hacdi – vanbec. Tỷ lệ của kiểu gen dị hợp bằng bao nhiêu?

A. 53/117 B. 69/126 C. 59/126 D. 64/117

Câu 20: Ở người , tính trạng tóc xoăn do gen A, tóc thẳng do gen a nằm trên NST thường quy định , tính trạng máu khó đông là do gen h , người bình thường do gen H nằm trên NST giới tính X quy định. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Với 2 gen quy định tính trạng trên, có thể cho tối đa số loại kiểu gen khác nhau ở mỗi giới trong quần thể là:

A. 3 loại kiểu gen ở giới nữ, 2 loại kiểu gen ở giới nam

(6)

B. 5 loại kiểu gen ở giới nữ, 3 loại kiểu gen ở giới nam C. 9 loại kiểu gen ở giới nữ, 6 loại kiểu gen ở giới nam D. 8 loại kiểu gen ở giới nữ, 4 loại kiểu gen ở giới nam

Câu 21: Ở một loài thực vật, có bộ NST lưỡng bội 2n=14. Trên mỗi cặp NST đều cét 1 locus, mỗi locus có 2 alen. Do đột biến , trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba ở tất cả các cặp NST. Các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen thuộc về các gen đang xét:

A. 20412 B. 68016 C. 86016 D. 24012

Câu 22: Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau thu được F2 có 150 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lý thuyết, hãy cho biêt số cây mang kiểu gen AaBbDd

A. 450 cây B. 300 cây C. 600 cây D. 150 cây

Câu 23: Trong chọn giống cây trồng, hóa chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là:

A. Cônxixin B. EMS C. 5BU D. NMU

Câu 24: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ.O là điểm khởi đầu sao chép, I,II,III,IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN . Các đoạn mạch đơn nào của đoạn ADN trên được tổng hợp gián đoạn?

A. II và III B. I và IV C. I và III D. I và II Câu 25: Tiến hành phép lai thuận nghịch trên một loài cây và thu được kết quả như sau:

Phép lai thuận Phép lai nghịch

P: ♀ cây lá đốm x ♂ cây lá xanh P: ♀ cây lá xanh x ♂ cây lá đốm F1: 100% cây lá đốm F1: 100% cây lá xanh

Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho F1 ở phép lai nghịch thì theo lý thuyết thu được F2: có tỷ lệ kiểu hình như thế nào và tính trạng lá của loài này di truyền theo quy luật nào?

A. 100% lá xanh, di truyền ngoài nhân B. 100% lá xanh, di truyền liên kết giới tính C. 100% số cây lá đốm, di truyền ngoài nhân D. 100% số cây lá đốm, phân ly

Câu 26: Hai phân tử ADN chứa đoạn N15 có đánh dấu phóng xạ. trong đó ADN thứ nhất được tái bản 3 lần , ADN thứ 2 được tái bản 4 lần đều trong môi trường chứa N14 . Số phân tử ADN con chứa N15 chiếm tỷ lệ:

(7)

A. 8.33% B. 75% C. 12.5% D. 16.7%

Câu 27: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng, trội là trội hoàn toàn. P: AaBbDdHh x AaBbDdHh thu được F1. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Ở đời con có 27 loại kiểu hình khác nhau.

B. Số loại kiểu gen dị hợp về một trong 4 cặp gen ở F1 là 8.

C. Có 16 loại kiểu gen dị hợp về cả 4 cặp gen trên.

D. Số cá thể mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ 27/64.

Câu 28: Cho phả hệ biểu hiện bệnh mù màu và các nhóm máu ở 2 gia đình ( không có trường hợp đột biến)

Một đứa trẻ của cặp vợ chồng I bị đánh tráo với 1 đứa trẻ của cặp vợ chồng 2. Hai đứa trẻ đó là:

A. 2 và 5 B. 2 và 6 C. 3 và 6 D. 4 và 6

Câu 29: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng , gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST X( không có trên Y). Cho giao phối giữa ruồi thân xám , cánh dài , mắt đỏ với thân đen cánh cụt mắt trắng thu được F1

100% thân xám cánh dài mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 thấy xuất hiện 48,75% ruồi thân xám, cánh dài mắt đỏ. Cho các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Con cái F1 có kiểu gen AB D d ab X X

(2) Tần số hoán vị gen của cơ thể AB D

ab X Y là 40%

(3) Tần số hoán vị gen của cơ thể F1 có hoán vị gen là 40%

(4) ở F2 tỷ lệ kiểu hình xám dài trắng là 16.25%

(5) Ở F2 tỷ lệ kiểu hình xám, ngắn, đỏ gấp 3 lần tỷ lệ xám, ngắn, trắng.

(6) Ở F2 tỷ lệ kiểu hình đen , ngắn, đỏ gấp 4,5 lần đen, dài , trắng.

(8)

(7) Ở F2 tỷ lệ kiểu hình đen, ngắn, trắng là 3.75%

(8) Ở F2 tỷ lệ kiểu hình xám, ngắn, trắng bằng đen, dài trắng.

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 30: Có nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không thể kiểm soát được.

Những gen ung thư loại này thường là

A. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

B. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

C. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

D. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

Câu 31: Ở một loài thực vật giao phấn, gen A quy định thân cao, a thân thấp; B hoa màu đỏ, b hoa màu trắng, D hạt trơn , d hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen. tỷ lệ các loại kiểu gen ở đời con là:

A. (1 : 2 : 1)2 B. (3 : 1)2 C. (1 : 2 : 1)3 D. (1 : 1)3 Câu 32: Hình vẽ dưới đây là hình chụp bộ NST bất thường ở một người.

Người mang bộ NST này

A. Mắc hội chứng Đao. B. Mắc hội chứng Claiphentơ.

C. Mắc bệnh hồng cầu hình liềm. D. Mắc hội chứng Tơcnơ.

Câu 33: Khi nói về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

B. Kiểu hình của mỗi sinh vật do kiểu gen quy định và sẽ duy trì không đổi suốt đời cá thể.

C. Nhiều yếu tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.

D. Một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.

(9)

Câu 34: Xét cá thể có kiểu gen: Ab

aBDd. Khi giảm phân hình thành giao tử xảy ra hoán vị gen với tần số 30%. Theo lý thuyết , tỷ lệ các loại giao tử ABD và aBd được tạo ra lần lượt là:

A. 15% và 35% B. 6.25% và 37.5% C. 12.5% và 25% D. 7.5% và 17.5%

Câu 35: Nếu kết quả của phép lai thuận nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng.

A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc trong ti thể.

B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.

C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.

D. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.

Câu 36: Đoạn ADN quấn quanh các nucleoxôm và đoạn nối có khối lượng 12,162.10 đvC.5 Biết số nucleotit quấn quanh các nucleoxôm bằng 6,371 lần số nucleotit giữa các đoạn nối.

biết khoảng cách giữa các nucleoxôm là như nhau. Số phân tử protein histon và số nucleotit giữa 2 nucleoxom kế tiếp lần lượt là:

A. 96 và 50 B. 107 và 50 C. 107 và 550 D. 170 và 50

Câu 37: Trong một mạch đơn ADN , nucleotit sau sẽ gắn vào nucleotit đứng trước ở vị trí A.B.C. D.

A. Cacbon 5’ của đường C H O5 10 5 B. Cacbon 5’ của đường C H O5 10 4

C. Cacbon 3’ của đường C H O5 10 4 D. Cacbon 3’ của đường C H O5 10 5

Câu 38: Cho các phép lai sau đây:

(1) Ab

aB (liên kết hoàn toàn) x Ab

aB (liên kết hoàn toàn) (2) Ab

aB (liên kết hoàn toàn) x Ab

aB (hoán vị gen với tần số bất kỳ nhỏ hơn 50%) (3) Ab

aB (liên kết hoàn toàn) x (hoán vị gen với tần số bất kỳ nhỏ hơn 50%) (4) AB

ab (liên kết hoàn toàn) x Ab

aB (hoán vị gen với tần số bất kỳ nhỏ hơn 50%) Số phép lai luôn cho tỷ lệ kiểu hình: 1A-bb : 2A-B- : 1aaB- là:

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 39: Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, xét phép lai

E e E

Ab DH Ab DH

X X X Y

aB dh aB dh , tỷ lệ kiểu hình con đực mang tất cả các tính trạng trội ở đời

(10)

con chiếm 8.75%. tỷ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội 2 tính trạng lặn ở đời con của phép lai trên là:

A. 21.25% B. 31.25% C. 24.25% D. 23.25%

Câu 40: Ở gà, gen A quy định lông vằn , a : không vằn nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống , gà mái ngay từ lúc mới nở . Cặp lai phù hợp là:

A. X XA AX Ya B. X XA aX Ya C. X XA aXA D. X Xa aX YA

Đáp án

1-B 2-D 3-C 4-C 5-A 6-A 7-A 8-B 9-B 10-D

11-C 12-D 13-B 14-A 15-B 16-D 17-B 18-D 19-D 20-C

21-A 22- 23-A 24-A 25-A 26-D 27-D 28-D 29-D 30-C

31-C 32- 33-B 34-D 35-A 36-A 37-C 38-C 39-A 40-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B

Phát biểu không đúng là B, vì quần thể tự phối qua các thế hệ có tỷ lệ đồng hợp tăng và tỷ lệ dị hợp giảm.

Câu 2: Đáp án D

Các phát biểu đúng là: (2), (4),(5)

Ý (1) sai vì: Nucleotit dạng hiếm cá thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi AND gây ra đột biến thay thế cặp nucleotit

Ý (3) sai vì: đột biến điểm là đột biến liên quan tới 1 cặp nucleotit Ý (6) sai vì, để tạo đột biến thay thế A-T thành G-X cần 3 lần nhân đôi.

Câu 3: Đáp án C

Các gen liên kết hoàn toàn.

Ta có P:Ab aB 1 Ab Ab aB F :aB

F1 tạp giao:Ab Ab Ab Ab aB : 2 : aB aB Ab aB aB Câu 4: Đáp án C

Giả thuyết phù hợp nhất là C: có 4 cặp gen tương tác cộng gộp với nhau để tạo ra 9 kiểu hình,sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao cây tăng 10cm

(11)

P: 100 cm( 0 alen trội:aabbccdd) x 180cm ( 8 alen trội : AABBCCDD) => F1: 4 alen trội AaBbCcDd (140cm)

Cho F1 x F1: AaBbCcDd x AaBbCcDd Vậy ta có

tỷ lệ cây cao 100cm =tỷ lệ cây cao 180cm =

8 8 8

C 0.390625%

2  Tỷ lệ cây cao 110cm= tỷ lệ cây cao 170cm=

1 8 8

C 3.125%

2  Tỷ lệ cây cao 120cm= tỷ lệ cây cao 160cm=

6 8 8

C 10.9375%

2  Tỷ lệ cây cao 130cm= tỷ lệ cây cao 150cm=

5 8 8

C 21.875%

2  Tỷ lệ cây cao 140cm =

4 8 8

C 27.34375%

2  Phù hợp với dữ kiện đề bài cho.

Câu 5: Đáp án A

Chuỗi Phe – Gli- Asn- Pro được mã hóa bởi đoạn mARN có trình tự 5’…UUU GGG AAU XXX..3’

Vậy đoạn mã gốc trên gen là: 3’…AAA XXX TTA GGG…5’

Câu 6: Đáp án A

Ý A không phải là đặc điểm của sinh vật được sinh ra do nhân bản vô tính vì sinh vật này phải có đặc điểm giống hệt với cá thể cho nhân tế bào.

Câu 7: Đáp án A

Ý sai là A vì bộ ba kết thúc không mã hóa cho axit amin nào cả.

Câu 8: Đáp án B

Hiện tượng con lai có năng suất và phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là ưu thế lai.

Câu 9: Đáp án B

Phép lai cho đời con có 2 kiểu hình <=> 1 cặp gen cho 1 kiểu hình và cặp còn lại cho 2 kiểu hình.

Các phép lai phù hợp là: (2),(3),(4),(5),((7) Câu 10: Đáp án D

Ý D không phải là ưu điểm của nuôi cấy mô tế bào thực vật bởi vì các cây sinh ra từ nuôi cấy mô có đặc điểm di truyền giống cây mẹ nên không tạo ra giống mới.

(12)

Câu 11: Đáp án C

Mã di truyền không có tính thoái hóa được thể hiện ở đáp án C, AUG chỉ mã hóa cho Met hoặc fMet, còn UGG chỉ mã hóa cho Trp hay mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin

Câu 12: Đáp án D

Phát biểu sai là D, thể dị đa bội mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của 2 loài sinh vật nên không thể sinh sản hữu tính bình thường.

Câu 13: Đáp án B

Ta có P: k+k+l+l+m+m+ x kkllmm => F1: k+kl+lm+m ( dị hợp về 3cặp gen) => (6) đúng Cho F1 giao phấn: k+kl+lm+m x k+kl+lm+m

Xét các kết luận:

(1) cây vàng cam ở F2 có kiểu gen: k+_l+_mm => (1) đúng (2) tỷ lệ cây có hoa vàng cam ở F2:3 3 1 9

k _ l _ mm

4  4  4 64 => (2) đúng

(3) các cây hoa đỏ ở F2 phải mang ít nhất loại 3 alen dại => cây hoa đỏ có kiểu gen:

k+_l+_m+_ => (3) đúng.

(4) Tỷ lệ cây hoa đỏ ở F2 là: 3 3 3 27

k _ l _ m _

4  4  4  64=> (4) đúng (5) Tỷ lệ cây không màu ở F2 là: 1- tỷ lệ cây hoa có màu = 9 27 28

164 64  64=> (5) đúng Vậy có tất cả 6 ý đúng

Câu 14: Đáp án A

Các bệnh ,tật, hội chứng di truyền được phát hiện nhờ nghiên cứu tế bào là: (1) : 3 NST số 18,(5) :3 NST số 13; (6): 3 NST số 21; (7): mất vai ngắn NST 21 hoặc 22.;

Còn lại đều là bệnh di truyền nên không thể phát hiện bằng nghiên cứu tế bào.

Câu 15: Đáp án B

Thể lệch bội và thể đa bội có điểm giống nhau là: Hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân ly NST trong phân bào

Câu 16: Đáp án D

Các nhận xét đúng là: (1),(5)

Ý (2) sai vì: nhiều đột biến phát sinh ở tế bào sôma trong quá trình phát triển của cá thể Ý (3) sai vì đột biến cũng chịu tác động của môi trường.

Ý (4) sai vì: chỉ những đột biến phát sinh ở trong quá trình sinh sản mới có thể di truyền cho đời sau.

Câu 17: Đáp án B

(13)

Số nhận xét đúng là: (1), (3), (4),(5)

(2) sai vì: chỉ một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế Câu 18: Đáp án D

F1 có kiểu hình hạt tròn màu trắng ( dị hợp 2 cặp gen) => tính trạng hạt tròn màu trắng là trội

=> (1) đúng

Ta có ở F2 tỷ lệ: dài , tím = 4% => 2 gen quy định 2 tính trạng này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.ab/ab = 0.04 = 0.1 x0.4 = 0.2 x 0.2=0.08x0.5

TH1: 0.4 ab x 0.1ab ( 1 bên cho 0.4ab , một bên cho 0.1ab )=> F1: AB Ab

,f 20%

ab aB  => (3) đúng

TH2: 0.2ab x0.2 ab ( mỗi bên cho 0.2ab => cả bố mẹ dị hợp đối, f =40%)=> F1:

Ab Ab

,f 40%

aB aB  => (2) đúng

TH3: 0.08ab x 0.5ab ( 1 bên dị hợp đều liên kết hoàn toàn, 1 bên dị hợp đối có f = 16%)=>

F1: Ab AB

(f 16%)

aB   ab => (6) đúng

Ý (4) sai vì: 1 bên dị hợp chéo liên kết hoàn toàn không thể tạo ra giao tử ab

Ý (5) sai vì: nếu cả 2 bên dị hợp đều và có f= 20% thì mỗi bên cho 0.4 ab nên ab/ab = 0.16≠

đề bài => loại.

Vậy có 4 ý đúng Câu 19: Đáp án D

Ta có tỷ số của tần số một alen trên tổng tần số của các alen còn lại bằng 2 => 1 alen có tần số 2/3

Các alen còn lại có tần số bằng nhau nên bằng 1/3*1/13 =1/39

Trong quần thể có 14 kiểu gen đồng hợpVậy kiểu gen di hợp chiếm tỷ

lệ:

2 2

1 2 64

1 13

39 3 117

   

      

Câu 20: Đáp án C

- Xét tính trạng tóc,trong quần thể có 3 kiểu gen là Aa,aa,AA

- Xét tính trạng máu khó đông, ở giới nữ có 3 kiểu gen : X X , X X , X X H H H h h h ở giới nam có 2 kiểu gen: X Y, X Y H h

Vậy trong quần thể có 9 loại kiểu gen ở giới nữ, 6 loại kiểu gen ở giới nam

(14)

Câu 21: Đáp án A

1 dạng thể 3 có thể có 4 kiểu gen: VD: AAA,AAa. Aaa,aaa Còn 6 cặp NST còn lại, mỗi cặp có 2 alen => có 3 kiểu gen.

Vậy 1 thể 3 có 36x 4=2916 kiểu gen.

=> trong quần thể có 2916 x 7= 20412 KG Câu 22: Đáp án

ĐÁP ÁN KHÁC SO VỚI ĐỀ BÀI.

Ta có F1 dị hợp về 3 cặp gen: AaBbDd tự thụ phấn.

Theo lý thuyết tỷ lệ aabbdd =1 1 1 1

4 4 4  64 mà có 150 cây aabbdd => tổng số cây của F2 là:

150/(1/64) = 9600 cây

Tỷ lệ cây có kiểu gen AaBbDd ở F2 là:1 1 1 1

2 2 2  8 => số cây có kiểu gen AaBbDd = 1200 cây

Câu 23: Đáp án A

Trong chọn giống cây trồng, hóa chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là cônxixin

Câu 24: Đáp án A

Do ADN polimerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’ nên đoạn được tổng hợp liên tục là: II và III

Câu 25: Đáp án A

Ta thấy ở F1 đời con có kiểu hình giống cây làm mẹ => di truyền tế bào chất

Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận ( lá đốm) thụ phấn cho F1 ở phép lai nghịch ( lá xanh) khi này cây lá xanh đóng vai trò hình thành giao tử cái => cây F2: 100% lá xanh , di truyền ngoài nhân.

Câu 26: Đáp án D

Số phân tử ADN được tạo ra từ sự nhân đôi của 2 phân tử ADN ban đầu là: 2324 24 phân tử.

Trong các phân tử ADN con có 1 mạch của phân tử ADN mẹ, một mạch được tổng hợp mới, số mạch có N15 là 4, vậy có 4 phân tử ADN con chứa N15 và chiếm tỷ lệ là: 4/24 =16.7%

Câu 27: Đáp án D

Phép lai: AaBbDdHh x AaBbDdHh Xét các phương án:

- Số kiểu hình ở đời con :2x2x2x2 = 16 => A sai

(15)

- Số kiểu gen dị hợp về 1 trong 4 gen ở F1 là:C 1 214  332 => B sai ( trong đó , mỗi cặp chỉ có 1 kiểu gen dị hợp và 2 kiểu gen đồng hợp)

- Số kiểu gen dị hợp về cả 4 cặp trên : 1 => C sai

- Số cá thể mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỷ lệ:

3 3

4

3 1 27

C 4 4 64

    

  => D

đúng

Câu 28: Đáp án D

Nhóm máu do gen gồm 3 alen quy định

Bệnh mù màu do gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định.

Xét cặp vợ chồng thứ 2:X Xa aX YA , người bố luôn cho giao tử nên không thể sinh ra con gái bị mù màu, => người (6) không phải con gái của họ- Cặp vợ chồng thứ 2 sinh con trai thì sẽ luôn bị bệnh mù màu => loại phương án A,C- Vợ nhóm máu B, chồng nhóm máu AB, sinh con có thể có nhóm máu : A, B,AB => Không có nhóm máu O => loại phương án B.

Vậy con của họ bị nhầm trong số con của cặp vợ chồng số 1 là người (4) Câu 29: Đáp án D

Do F1 đồng hình xám, dài , đỏ

=> P có kiểu gen: D D d 1 D D d

AB ab AB AB

X X X Y F : X Y : X X

AB ab  ab ab => (1) đúng.

- F1 x F1 :AB D AB D d

X Y X X

ab  ab F2: có 48.75% thân xám , cánh dài , mắt đỏ (A-B-D-) mà tỷ lệ ruồi mắt đỏ (D-) là 0,75 => A-B- = 0.65 => ab/ab= 0.65-0.5=0.15 mà ở ruồi giấm chỉ con cái mới có hoán vị gen, con đực cho 0.5 ab => con cái cho 0.3 ab => hoán vị gen ở con cái là 40% => (2) sai, (3) đúng

- ab/ab = 0.15 => A-bb = aaB = 0.25- 0.15= 0.1

- Con cái ở F1 cho các loại giao tử về 2 gen A,B với tỷ lệ là: AB = ab = 0.3; Ab = aB = 0.2 - Tỷ lệ xám, dài trắng ( A-B-dd) = 0.65 (A-B-) x 0.25 = 16.25% => (4) đúng

- Tỷ lệ xám , ngắn, đỏ (A-bbD-)= 0.1(A-bb) x 0.75= 0.075; tỷ lệ xám, ngắn trắng (A-bbdd) = 0.1 x0.25=0.025 => (5) đúng

- Tỷ lệ đen, ngắn, đỏ (aabbD-) = 0.15 x 0.75= 0.1125; tỷ lệ đen, dài trắng (aaB-dd) = 0.1 x 0.25 = 0.025

=> tỷ lệ kiểu hình đen , ngắn, đỏ gấp 4,5 lần đen, dài , trắng. => (6) đúng - Tỷ lệ đen ngắn trắng ở F2: 0.15 ab/ab x 0.25 = 0.0375 => (7) đúng.

(16)

- tỷ lệ kiểu hình xám, ngắn, trắng (A-bbdd) = đen, dài trắng (aaB-dd) = 0.1 x 0.25 = 0.025 =>

(8) đúng

vậy có 7 ý đúng.

Câu 30: Đáp án C

Những gen ung thư này thường là gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng.

Câu 31: Đáp án C

Một phép lai của 2 kiểu gen dị hợp 1 cặp gen cho 3 loại kiểu gen: Aa x Aa =>

(1AA:2Aa:1aa) vậy cơ thể dị hợp 3 cặp gen cho tỷ lệ kiểu gen của đời con là (1: 2 :1)3 Câu 32: Đáp án

Do dữ kiện đầu bài không đủ để làm nên câu 32 không có đáp án đúng.

Câu 33: Đáp án B

Phát biểu sai là B vì kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào cả kiểu gen và điều kiện môi trường cơ thể đó sinh sống và có thể thay đổi trong đời sống cá thể.

Câu 34: Đáp án D

Cặp gen Dd khi giảm phân luôn cho 2 loại giao tử D, d có tỷ lệ là 0.5 Cặp Ab

aBgiảm phân có f = 30% cho 4 loại giao tử có tỷ lệ như sau:

AB = ab= 0.15 , Ab= aB = 0.35

Vậy tỷ lệ các loại giao tử ABD và aBd được tạo ra lần lượt là: 7.5% và 17.5%

Câu 35: Đáp án A

Kết quả của phép lai thuần nghịc khác nhau thì gen quy định tính trạng có thể nằm trên NST giới tính hoặc trong ty thể.

Câu 36: Đáp án A

(17)

Gọi x và y lần lượt là số nuclêôtit của các nucleoxom và các khoảng cách giữa các nucleoxom.

Số nuclêôtit của cả đoạn ADN là 12,162.10 : 300 40545  Ta có hệ phương trình x y 4054 x 3504

x 6.371y 0 y 550

  

 

    

 

Mà mỗi nucleoxom có khoảng 146 cặp nuclêôtit và 8 protein histon.

Vậy số protein histon là: 3540 : 146 2

  

8 96 (12 nucleoxôm)

Vì có 12 nucleoxôm nên có 11 khoảng cách giữa các nucleoxôm => Số nuclêôtit giữa 2 nucleoxôm kế tiếp là: 550 : 11 = 50.

Câu 37: Đáp án C

Trong một mạch đơn ADN , nucleotit sau sẽ gắn vào nucleotit đứng trước ở vị trí cacbon 3’

của đường C H O5 10 4

Câu 38: Đáp án C

Phép lai 1 có kết quả: Ab Ab aB

1 : 2 :1

Ab aB aB => (1) thỏa mãn

Phép lai 2, 3 có kết quả: 1A-bb:2A-B-:1aaB- => (2)(3) thỏa mãn ( tính theo công thức tổng quát với giao tử liên kết bằng (1-f)/2 và giao tử hoán vị là f/2)

tỷ lệ kiểu hình : 1A-bb:2A-B-:1aaB-, tỷ lệ A-B- = 0.5

Phép lai 4: bên liên kết hoàn toàn cho 0.5AB , bên hoán vị cho giao tử AB với tần số: f/2

=>tỷ lệ A-B-= 0.5 x 1 +0.5xf/2 luôn lớn hơn 0.5 => phép lai (4) không thỏa mãn Câu 39: Đáp án A

Tỷ lệ con đực mang tất cả các tính trạng trội là 8.75%.

ở phép laiX XE eX YE 0.25X X : 0.25X Y : 0.25X X : 0.25X YE e E E E e

(18)

=> Tỷ lệ A-B-D-H- =0.0875:0.25=0.35 Ở Ruồi giấm chỉ có con cái có hoán vị gen, Áp dụng công thức: trội – trội = lặn – lặn +0.5 Trội – lặn = lặn – trội = 0.25 – lặn – lặn.

Xét cặp NST chứa cặp gen Aa, Bb, ở bên ruồi đực không thể tạo ra ab => tỷ lệ ab/ab = 0 =>

A-B- =0.5, A-bb= aaB- = 0.25

Ta có A-B- =0,5 => D-H- = 0.35:0.5 =0.7 => dh/dh= 0.2 và D-hh=ddH- = 0.25-0.2 = 0.05 Vậy tỷ lệ kiểu hình trội về 3 tính trạng và lặn về 2 tính trạng là tổng của các tỷ lệ sau:

e e

A B D hhX Y A B ddH-X Y 0.5 0.05 0.25 0.00625          A B ddhhX  E 0.5 0.2 0.75 0.075  

E E E E

A bbD hhX aaB-D-hhX A bbddH X aaB ddH X

0.25 0,05 0.75 0.009375

           

   

e e

aaB D H X Y A bbD H X Y 0.25 0.7 0.25 0.04375

      

   

Tổng tất cả bằng 0.2125 = 21.25%

Câu 40: Đáp án D

Phép lai A cho đời con 100% lông vằn => loại

Phép lai B cho đời con: con trống: có cả lông vằn và không vằn, con mái cũng có cả lông vằn và không vằn => loại

Phép lai C: con mái lông vằn, con trống có 2 kiểu hình lông vằn và không vằn => loại Phép lai D: con mái lông vằn, con trống không vằn => thỏa mãn điều kiện.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 11: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội

Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh

Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số nhiễm sắc thể theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại thời điểm 59 giờ 30 phút là bao nhiêu..

Câu 39: (Bài này không nói rõ là tỉ lệ sinh sản, tử vong như thế nào; kích thước quần thể là bao nhiêu thì không thể có cơ sở để giải. Mặt khác, tỉ lệ nhập cư

Cắt, nối ADN của tế bào cho plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp Câu 35: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân chỉ

Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể khi giảm phân không thể tạo ra loại giao tử bình thường.. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn

Giữa các cromatit không chị em trong cặp NST tương đồng ở kì giữa I của giảm phân Câu 16: Hiện tượng di truyền nào sau đây không làm tăng biến dị tổ

CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới