• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA LỢN LANDRACE VÀ YORSHIRE NHẬP TỪ MỸ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA LỢN LANDRACE VÀ YORSHIRE NHẬP TỪ MỸ "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA LỢN LANDRACE VÀ YORSHIRE NHẬP TỪ MỸ

Nguyễn Mạnh Hà1*, Ngô Anh Tú1, Vũ Văn Quang2

1Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai,

2Viện Chăn nuôi

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành trên 60 lợn đực hậu bị (30 con giống Landrace, 30 con giống Yorkshire nhập từ Mỹ) nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và 20 lợn đực trưởng thành (10 lợn đực Landrace và 10 lợn đực Yorkshire có nguồn gốc Mỹ) nhằm đánh giá phẩm chất tinh dịch. Lợn được nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn, Hoà Bình - Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương - Viện Chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Landrace và Yorkshire là rất tốt. Lợn Landrace và Yorkshire có khả năng tăng khối lượng đạt lần lượt là 887,92 và 868,54 g/con/ngày; dày mỡ lưng đạt lần lượt là 11,75 và 11,35 mm, tỷ lệ nạc đạt 59,22 và 59,53% tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt lần lượt là 2,48 kg và 2,46 kg. Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Landrace và Yorkshire tương đối tốt: thể tích tinh dịch đạt lần lượt là 236,13 và 230,05 ml; hoạt lực tinh trùng đạt 81,25 và 81,05%; Nồng độ tinh trùng đạt 236,75 và 236,95 triệu/ml và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác đạt 53,89 và 52,45 tỷ/lần. Yếu tố giống, mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến thể tích tinh dịch và chỉ tiêu tổng hợp VAC, còn những chỉ tiêu khác ít bị ảnh hưởng. Chất lượng tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire có xu hướng đạt giá trị cao nhất vào mùa Xuân.

Từ khoá: Lợn đực Landrace; lợn đực Yorshire; tinh dịch lợn đực Landrace; tinh dịch lợn đực Yorshire; chất lượng tinh dịch lợn đực Landrace và Yorshire

Ngày nhận bài: 30/11/2020; Ngày hoàn thiện: 19/12/2020; Ngày đăng: 21/12/2020

RESEARCH TO GROWING CAPACITY AND SEMEN QUALITY OF LANDRACE AND YORSHIRE IMPORTED FROM USA

Nguyen Manh Ha1*, Ngo Anh Tu1, Vu Van Quang2

1Thai Nguyen University – Lao Cai Campus,

2National Institute of Animal Husbandry

ABSTRACT

Reseach is cary out on 60 growing boars (30 Landrace and 30 Yorshire that is imported from USA) in order to evaluate capacity of grow and 20 adult boars (10 Landrace and 10 Yorshire USA origin) in order to evaluate semen quality. The boars are keeping in Ky Son Station for Research and Development nucleus pig breed – Thuy Phuong Pig Research Center, National Institute of Animal Husbandry. The result of study show that: growing capacity of growing boars Landrace and Yorshire is good. The increasing body weight of Landrace and Yorshire is 887.92 and 868.54 gr/boar/day, backfat thicknes in tern as 11.75 and 11.35 mm, rate of lean meat is 59.22 and 59.53 percent, feed consumption per kg increasing body weight is 2.48 and 2.46 kg. Semen quality of Landrace and Yorshire boars is rather good: the volume of semen in tern as 236.13 and 230.05 ml, the active sperm is 81.25 and 81.05 percent, the sperm concentration is 236.75 and 236.95 million per ml, total sperm progressive mobility per one time semen exploitation is 53.89 and 52.45 billion. The impact of season to semen concentration and VAC characterictic is clear and the other characterictic virtually is not influence. The semen quality of Landrace and Yorshire get tendenciously highest value at Spring.

Keywords: Landrace boar; Yorshire boar; semen of landrace boar; semen of Yorshire boar;

semen quality of Landrace and Yorshire boars

Received: 30/11/2020; Revised: 19/12/2020; Published: 21/12/2020

* Corresponding author. Email: nguyenmanhha@tnu.edu.vn

(2)

1. Mở đầu

Hiện nay, các giống lợn Landrace, Yorshire và Duroc đang đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu đàn lợn ngoại ở Việt Nam. Các giống lợn ngoại này đều có ưu điểm: khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp, năng suất thân thịt cao và tỉ lệ nạc cao... đáp ứng được hầu hết yêu cầu sản xuất và nhu cầu của thị trường tiêu dùng.

Trong chăn nuôi, đực giống đóng vai trò quan trọng. Phẩm chất của đực giống quyết định tới 50% năng suất chăn nuôi. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng đực giống luôn được quan tâm tiến hành. Đoàn Phương Thuý và cộng sự (2015)[1] đã tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng, độ dày mỡ lưng và định hướng chọn lọc đối với lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire, các chỉ tiêu kiểm tra ở mức khá tốt. Phan Xuân Hảo (2007)[2] đã đánh giá tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tỷ lệ nạc và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đối với lợn Landrace và Yorkshire. Mai Lâm Hạc và cộng sự (2009)[3] đã tiến hành đánh giá phẩm chất tinh dịch lợn đực Landrace và Yorshire nuôi tại Vĩnh Phúc.

Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống Landrace và Yorshire, tuy nhiên các giống lợn này được nhập từ nhiều nước khác nhau, nuôi tại nhiều địa phương khác nhau. Chính vì vậy việc kiểm tra đánh giá khả năng sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống Landrace và Yorshire vẫn phải tiến hành thường xuyên, để không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng của lợn đực giống.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị và phẩm chất tinh dịch của lợn đực trưởng thành đối với hai giống lợn Landrace và Yorshire nhập từ Mỹ nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn, đây là cơ sở nghiên cứu giống lợn hàng đầu thuộc Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương - Viện Chăn nuôi

2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đốı tượng

Lợn đực và tinh dịch lợn đực Landrace và Yorkshire nhập từ Mỹ.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn - Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương - Viện Chăn nuôi.

2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

Nội dung 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn đực Landrace và Yorkshire Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Khối lượng bắt đầu (kg), tuổi bắt đầu (ngày), khối lượng kết thúc (kg), tuổi kết thúc (ngày), tăng khối lượng (g/ngày), dày mỡ lưng (mm), dày cơ thăn (mm), tỷ lệ nạc (%), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg).

Nội dung 2: Đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực Landrace và Yorkshire

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Thể tích tinh dịch (V, ml), hoạt lực tinh trùng (A, %), nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml), tỷ lệ kỳ hình (K,

%), tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC, tỷ/lần), độ pH.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn đực Landrace và Yorkshire

Kiểm tra năng suất của 30 con lợn đực hậu bị Landrace và 30 con lợn đực hậu bị Yorkshire.

Lợn đực hậu bị được nuôi theo quy trình chăm sóc của Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương.

Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc được xác định bằng cách cân từng cá thể bằng cân điện tử Mettler Toledo (Trung Quốc).

Tăng khối lượng trung bình/ ngày được tính dựa trên chênh lệch về khối lượng của từng cá thể giữa hai thời điểm (bắt đầu và kết thúc) và số ngày nuôi thực tế.

Độ dày mỡ lưng và cơ thăn được xác định

(3)

bằng máy đo siêu âm Agroscan AL với đầu dò ALAL 350 (ECM, France) ở vị trí xương sườn 3-4 cuối, cách đường sống lưng 6 cm trên từng cá thể sống cùng với thời điểm cân khối lượng kết thúc theo phương pháp được mô tả trong nghiên cứu của Youssao và cs.

(2002) [4].

2.4.2. Đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire

Tổng số 20 lợn đực (10 lợn đực Landrace và 10 lợn đực Yorkshire), mỗi con lấy 01 mẫu tinh dịch/tuần để kiểm tra (tổng số 16 tuần).

Lợn đực được nuôi trong cùng điều kiện chăm sóc theo quy trình của Trung tâm. Khai thác tinh dịch bằng cách cho lợn đực nhảy giá, dụng cụ lấy tinh được vô trùng trước khi lấy tinh. Tinh dịch được lấy vào buổi sáng và chiều mát với chu kỳ khai thác từ 3 – 5 ngày.

- Thể tích tinh dịch V (ml): Được đong bằng cốc đong có chia vạch thể tích và được đo ngay sau khi lấy tinh và đã lọc bỏ keo phèn.

- Hoạt lực tinh trùng (A, %) được kiểm tra ngay sau khi khai thác tinh dịch và được xác định bằng máy phân tích tinh dịch tự động Ceros II (Pháp).

- Nồng độ tinh trùng C (triệu/ml) được xác định bằng máy phân tích tinh dịch tự động Ceros II (Pháp).

- Tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC, tỷ/lần) trong một lần khai thác tinh được tính bằng tích của các chỉ tiêu thể tích, hoạt lực và nồng độ: VAC (tỷ/lần) =V (ml) × A (%) × C (triệu/ml).

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1.

Các tham số thống kê mô tả của các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: dung lượng mẫu (n), số trung bình (Mean), độ lệch chuẩn SD, so sánh

các giá trị trung bình bằng phương pháp Tukey.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Landrace và Yorkshire

Năng suất sinh trưởng của lợn đực hậu bị Landrace và Yorkshire được trình bày ở bảng 1.

Qua bảng 1 cho thấy, khối lượng kết thúc thí nghiệm ở lợn đực hậu bị Landrace (là 100,42 kg) cao hơn so với lợn đực hậu bị Yorkshire (100,03 kg), (P>0,05).

Dày mỡ lưng của lợn Landrace đạt 11,75 mm cao hơn so với của lợn Yorkshire (11,35 mm) và sự sai khác giữa hai chỉ tiêu này là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả công bố của Đoàn Phương Thúy và cs. (2015) [1] cho biết, độ dày mỡ lưng của lợn Landrace và Yorkshire đạt các giá trị lần lượt 12,10 mm và 12,07 mm.

Khả năng sinh trưởng của lợn đực Landrace và Yorkshire tương đối tốt, tăng khối lượng trung bình đạt 887,92 g/ngày (Landrace) và 868,54 g/ngày (Yorkshire). Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu đã công bố của Phan Xuân Hảo (2007) [2] trên lợn Landrace và Yorshire lần lượt là 664,87 g/ngày và 710,56 g/ngày, của Đoàn Phương Thuý và cs (2015) [1] là 794,78 g/ngày và 796,25 g/ngày.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Landrace đạt 2,48 kg và của Yorkshire đạt 2,46 kg, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này thấp hơn với công bố của Phan Xuân Hảo (2007) [2].

Bảng 1. Khả năng sinh trưởng của lợn đực Landrace và Yorkshire

Chỉ tiêu Landrace Yorkshire

n Mean ± SD n Mean ± SD

Khối lượng bắt đầu TN (kg/con) 30 29,38 ± 2,18 30 30,55 ± 2,78 Khối lượng kết thúc TN (kg/con) 30 100,42 ± 2,47 30 100,03 ± 1,92 Tăng khối lượng (g/con/ngày) 30 887,92 ± 42,38 30 868,54 ± 41,31

Dày mỡ lưng (mm) 30 11,75 ± 0,41 30 11,35 ± 0,57

Dày cơ thăn (mm) 30 51,38 ± 0,45 30 50,9 ± 0,66

Tỷ lệ nạc ước tính (%) 30 59,22 ± 0,43 30 59,53 ± 0,60

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

(4)

3.2. Chất lượng tinh dịch lợn đực Landrace và Yorshire

Kiểm tra 160 mẫu tinh dịch/mỗi giống lợn trong thời gian thí nghiệm để đánh gia số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực Landrace và Yorkshire thu được kết quả ở bảng 2.

Bảng 2. Chất lượng tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire

Chỉ tiêu Landrace (n = 160) Yorkshire (n = 160)

Mean ± SD Mean ± SD

V (ml) 236,13±31,53 230,05±32,11

A (%) 81,25±7,14 81,05±6,97

C (triệu/ml) 236,75±30,09 236,95±30,58

VAC (tỷ) 53,89±9,55 52,45±9,48

Bảng 3. Chất lượng tinh dịch theo mùa vụ khai thác Chỉ tiêu

Landrace Yorshire

n

Mùa Xuân Mean±SE

Mùa Hè

Mean±SE n

Mùa Xuân Mean±SE

Mùa Hè Mean±SE V (ml) 160 240,12±30,25 225,0±30,08 160 252,34±29,97 250,2±30,32

A (%) 160 83,75±6,50 78,25±7,54 160 83,5±7,23 83,2±7,32

C(triệu/ml) 160 238,75±29,12 234,75±30,1 160 240,35±31,66 238,85±29,75 VAC(tỷ/lần) 160 52,4±0,17 51,8±0,17 160 50,05±90,63 48,85±0,17 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Qua bảng 2 cho thấy, lợn đực Landrace có thể tích tinh dịch (236,13 ml) cao hơn so với lợn Yorkshire (230,05 ml), sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên lợn Landrace và Yorshire của Knecht và cs., (2014) [5] là 251,6 và 258,6 ml, của Buranawit and Imboonta, (2016) [6] là 239,44 và 232,99 ml.

Hoạt lực tinh trùng của lợn Landrace đạt 81,25% tương đương so với lợn Yorkshire đạt 80,05%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2002) [7] đạt 73 và 74%; của Huang và cs (2002) [8] đạt 71 – 83% và 59 – 81%.

Nồng độ tinh trùng của lợn đực Landrace đạt 236,75 triệu/ml, của Yorkshire đạt 236,95 triệu/ml, tuy nhiên không có sự sai khác (P>0,05). Kết quả này thấp hơn so với công bố về nồng độ tinh trùng của lợn đực Landrace và Yorkshire là 487,4 và 486,89 triệu/ml [9]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Huang và cs (2002) [8] lần lượt là 175 - 245 và 202 - 228 triệu/ml.

Chỉ tiêu VAC của lợn đực Landrace (53,89

tỷ/lần) cao hơn so với Yorkshire (52,45 tỷ/lần), sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

3.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire Số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực Landrace tại các mùa (xuân, hạ) được trình bày tại bảng 3.

Thể tích tinh dịch đạt cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa hạ và sự sai khác là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Chỉ tiêu VAC đạt cao hơn tại mùa Xuân so với các mùa khác trong năm. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Hai chỉ tiêu (thể tích tinh dịch và chỉ tiêu VAC) tại hai mùa sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), còn các chỉ tiêu khác tại bốn mùa sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

4. Kết luận

Khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Landrace và Yorkshire nhập từ Mỹ là rất tốt.

Lợn Landrace và Yorkshire có khả năng tăng khối lượng đạt lần lượt là 887,92 và 868,54 g/con/ngày; dày mỡ lưng đạt lần lượt là 11,75 và 11,35, tỷ lệ nạc đạt 59,22 và 59,53% tiêu

(5)

tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt lần lượt là 2,48 kg và 2,46 kg.

Phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire nhập từ Mỹ, nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn đạt kết quả tương đối tốt, chỉ tiêu thể tích tinh dịch đạt lần lượt là 236,13 và 230,05 ml; hoạt lực tinh trùng đạt 81,25 và 81,05%; nồng độ tinh trùng đạt 236,75 và 236,95 triệu/ml và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác đạt 53,89 và 52,45 tỷ/lần. Yếu tố giống, mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến thể tích tinh dịch và chỉ tiêu tổng hợp VAC, còn những chỉ tiêu khác ít bị ảnh hưởng. Chất lượng tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire có xu hướng đạt giá trị cao nhất vào mùa Xuân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. T. P. Doan, H. V. Pham, M. X. Tran, T. V.

Luu, S. V. Doan, T. D. Vu, and B. V. Dang,

“Growth capacity, backfat thickness and selective orientation for Duroc, Landrace and Yorkshire boars at Dabaco Nuclear Pigs Co., Ltd.,” (in Vietnamese), Journal of Science and Development, vol. 13, no. 8, pp. 1397- 1404, 2015.

[2]. H. X. Phan, “Evaluation of growth, productivity and meat quality in Landrace, Yorkshire and F1 pigs (Landrace x Yorkshire),” Journal of Agricultural Science and Technology, vol. 01, no. 5, pp. 31-35, 2007.

[3]. H. L. Mai, C. C. Le, “Semen quality of

Yorshire and Landrace boars keep in Vinh Phuc“, Journal of Animal Science and Technology, National Institute of Animal Husbandry, no. 17, pp.1-6, 2009.

[4]. A. K. I. Youssao, V. Verleyen, C. Michaux, A. Clinquart, and P. Leroy, “Evaluation par ultrasonographie en temps réel de la teneur en gras intramusculaire du porc Piétrain,”

Ann. Méd. Vét., vol. 146, no. 6, pp. 249-255, 2002

[5]. D. Knecht, S. Zrodod, and K. Duzidski, “The influence of boar breed and season on semen parameters,” South African Journal of Animal Science, vol. 44, pp. 1-9, 2014.

[6]. K. Buranawit, and N. Imboonta, “Genetic Parameters of Semen Quality Traits and Production Traits of Pure-bred Boars in Thailand,” Thai J Vet Med., vol. 46, no. 2, pp.

219-226, 2016.

[7]. H. X. Phan, “Identification of several indicators of reproduction, productivity and meat quality of Landrace and Yorkshire pigs with different Halothane genotypes,”

Agricultural doctoral thesis, National Institute of Animal Husbandry, Ha Noi, 2002.

[8]. S. Y. Huang, Y. H. Kuo, Y. T. Lee, H. L.

Tsou, E. C. Lin, C. C. Ju, and W. C. Lee,

“Association of heat shock protein 70 with semen quality in boars,” Animal Reproduction Science, vol. 63, pp. 231-240, 2002.

[9]. J. Kunc, J. Mrkun, and M. Kosec, “Study of reproduction ability in boars,” Animal Breeding Abstracts, vol. 69, no. 5, p. 3109, 2001.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất phụ gia và tổ hợp kích thích sinh trưởng đến sự sinh trưởng của cây Đông hầu vàng (Turnera ulmifolia L.) nhập

Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng và liều lượng đạm bón đã ảnh hưởng đến chiều cao cây, số cành cấp 1, sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng

TT Tên giống Đặc điểm thân Đặc điểm lá Đặc điểm hoa Đặc điểm vỏ quả 1 TN-156 Thân đứng Hình tim, xẻ thuỳ sâu Màu vàng tươi Màu vàng tươi 2 Nong Hxup Ae

Vì vậy, Chúng tôi tiến hành thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Tam thất (Panax pseudoginseng Wall) giai đoạn vườn ươm

Kết quả thí nghiệm cho thấy: gà thịt Minh Dư được nuôi với các khẩu phần có bổ sung bột tỏi có mức tăng khối lượng cơ thể cao hơn so với gà thịt Minh Dư không

Do đó, trong điều kiện chăn nuôi của tỉnh Hòa Bình nên sử dụng lợn nái lai F1(YL) làm cái nền sinh sản để phối giống với lợn đực thuần Duroc hoặc đực lai PiDu75, sản

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa nếp cạn đặc sản Đổng Đẹo Bụt (Đẩy Đẹo Bụt) canh tác trên đất cạn không chủ động nước

Ảnh hưởng kinetin và ảnh hưởng kết hợp của kinetin tối ưu với IBA đến sự phát sinh và sinh trưởng chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên của cây Thổ nhân sâm chuyển