• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

Ngày soạn: 22.1. 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2021 Kĩ năng sống

NHÓM KỸ NĂNG HỌC TẬP VÀ GIAO TIẾP Ở TRƯỜNG HỌC BÀI 8: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề trong cuộc sống 2. Kĩ năng: Hiểu được những nguyên tắc yêu cầu khi giải quyết vấn đề.

3. Thái độ: Có cách giải quyết vấn đề phù hợp trong từng tình huống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Vở thực hành Kĩ năng sống lớp 5 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ1. Hoạt động cơ bản

 a/ Trải nghiệm

y/c HS Đọc mẩu chuyện: Có một anh chàng đi câu cá từ sáng đến tối mịt mới về đến nhà... Hỏi anh chàng đã câu được mấy con? GV: Em có tin rằng mọi vấn đề đều có thể giải quyết được?

b/ Chia sẻ - Phản hồi

- GV chốt ý:Tất cả các bảo bối trên đều đã trở thành những vật dụng có thực trong cuộc sống. Con người có khả năng giải quyết được rất nhiều vấn đề khác nhau.

Quan trọng là phải nhận ra vấn đề mình gặp phải và kiên trì tìm cách giải quyết..

c. Xử lí tình huống

Gv nhận xét, chốt ý:

TH1: VD: Em sẽ nói chuyện với bạn và yêu cầu bạn dừng lại. Nếu bạn còn tiếp tục trêu chọc, em sẽ nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo.

TH2. Em sẽ vận động các bạn và nhờ người

- HS làm việc theo cặp: Anh không câu được con cá nào.

HS nêu. Nhận xét, góp ý.

- HS trao đổi với bạn cùng bàn: Đánh dấu x vào ô trống trước những bảo bối đã trở thành hiện thực của Đô-ra-ê-môn

Thảo luận nhóm , xử lí tình huống trong VBTKNS

- Các nhóm thảo luận, đưa ra cách xử lí - Đại diện nhóm lên xử lí tình huống.

- Cả lớp theo dõi, nhận xét

(2)

lớn giúp đỡ 

d/ Rút kinh nghiệm

- HS ghi nhớ 5 bước GQVĐ trong vở VBTKNS

- GV mời HS đọc phần ghi nhớ trong sách KNS

- Cả lớp theo dõi và ghi nhớ. Đánh giá- Lựa chọn- So sánh- Liệt kê- Xác định Toán

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tính được diện tích của một số hình được cấu tạo từ các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang.

2.Kĩ năng: HS có kĩ năng tính diện tích các hình đã học.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

=> GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Ví dụ(12')

-GV vẽ hình lên bảng.

-Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào?

-Em hãy xác định kích thước của mỗi hình mới tạo thành?

-Cho HS tính diện tích mỗi hình nhỏ.

-Tính diện tích cả mảnh đất như thế nào?

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

c)Luyện tập Bài tập 1(10')

- GV hướng dẫn HS cách làm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nểu cách làm khác ?

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật,hình vuông ta làm như thế nào?

Hoạt động của trò

2 HS nêu

=> HS nhận xét.

-Thành 2 hình vuông và một hình chữ nhật.

+2 hình vuông có cạnh 20 cm.

+Chiều dài là: 25+20 + 25 = 70 (m) Chiều rộng HCN : 40,1 m.

-1HS làm bảng .

- Lớp nháp, chữa bài, nhận xét.

-1 HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

- HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm.

Nhận xét.

Bài giải:

Chia mảnh đất thành 2 HCN và tính:

Diện tích HCN thứ nhất là:

(3)

Bài tập 2(10') Hướng dẫn

GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(3')

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

3,5 x (3,5+4,2+3,5) =39,2(m2) Diện tích HCN thứ hai là:

6,5 x 4,2 =27,3 (m2) Diện tích cả mảnh đất là:

39,2 +27,3 = 66,5 (m2) Đáp số: 66,5m2. -1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài- Nêu cách làm Nhận xét

Tập đọc

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

2.Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng các nhân vật . 3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

-Tự nhận thức(nhận thức được trách nhiệm công dân của mình,tăng thêm ý thức tự hào,tự trọng,tự tôn dân tộc).

-Tư duy sáng tạo.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- B ng ph vi t s n o n v n HS c n luy n ả ụ ế ẵ đ ạ ă ầ ệ đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng?

+ Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc(10')

- GV yêu cầu học sinh nối tiếp.

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS - GV đọc toàn bài

c)Tìm hiểu bài(13')

Hoạt động của trò

- 2HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét.

-1HS đọc cả bài.

- HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài.

- HS đọc phần chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp

(4)

Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn đầu của bài, + Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua Minh bãi bỏ lệnh góp giỗ ?

+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.

- GV tiểu kết, chuyển ý

+ Vì sao nhà Minh sai người ám hại Giang Văn Minh?

+ Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?

- GV tiểu kết, chốt ý.

+ Nêu nội dung của truyện?

=> Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

d)Đọc diễn cảm (9')

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

+ Tìm giọng đọc phù hợp với từng nhân vật?

- GV đọc mẫu đoạn 2.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS luyện đọc.

GV nhận xét, đánh giá.

3.Củng cố- dặn dò(3')

+ Em có suy nghĩ gì về tấm gương Giang Văn Minh?

- GV tổng kết bài,nhận xét giờ học.

- HS về học bài,chuẩn bị bài sau.

HS đọc thầm 2 đoạn đầu của bài.

+ Vờ khóc than và không có ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán không phải giỗ người đã chết từ năm đời…

1. Giang Văn Minh ứng xử thông minh, lanh lợi.

- HS đọc đoạn còn lại, trả lời.

+ Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh nên căm ghét ông, nay thấy Giang Văn Minh không nhún nhường trước câu đối

+ Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất, ông biết dùng mưu để giữ thể diện cho đất nước ông dũng cảm không sợ chết.

2. Giang Văn Minh dũng cảm, bất khuất.

- HS phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- 4 HS thi đọc diễn cảm.

- Lớp nhận xét,bình chọn.

Khoa học

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất:chiếu sáng,sưởi ấm,phơi khô,phát điện...

2. Kĩ năng: Kể tên một số năng lượng máy móc, họat động,... của con người có sử dụng NL mặt trời.

- Sử dụng năng lượng mặt trời hạn chế sự ô nhiễm môi trường.

3. Thái độ: HS say mê tìm hiểu khoa học.

(5)

*Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (Ví dụ: máy tính bỏ túi).

- Thông tin và hình trang 84,85 SGK, PHTM.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Nhờ đâu mà vật bị biến đổi ? Nêu ví dụ - Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động

Hoạt động1(10'):Thảo luận

- Cho HS thảo luận nhóm,trả lời câu hỏi.

- Mặt trời cung cấp cho trái đất những loại năng lượng nào ?

- Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống ?

- Nêu vai trò của năng lượng mặt trời với thời tiết và khí hậu ?

*Kết luận:Tác dụng của năng lượng mặt trời...

Hoạt động 2(10'): Quan sát và thảo luận - Yêu cầu HS làm việc nhóm: quan sát hình sách trả lời câu hỏi.

- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời

- Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời .

Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương * Kết luận: Năng lượng mặt trời được sử dụng vào rất nhiều việc:

- Chiếu sáng phơi khô các đồ vật , lương thực, thực phẩm, làm muối , ...

- Chạy các máy móc: chẳng hạn máy tính bỏ túi

Hoạt động3(10'):Trò chơi

* Kết luận: Mặt Trời duy trì sự sống trên trái đất....

3. Củng cố- dặn dò(4')

Hoạt động của trò

- 2 HS lên bảng trả lời

lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

Làm việc theo nhóm:

- Đại diện nhóm báo cáo,nhận xét,bổ sung

Làm việc theo nhóm:

- HS quan sát các hình 2, 3 ,4 trang 84, 85 SGK và thảo luận theo các nội dung :

- Đại diện nhóm báo cáo,nhận xét,bổ sung.

2 nhóm tham gia chơi.

(6)

GV giao bài cho HS trên máy tính bảng:

- Gia đình hay mọi người ở địa phương em đã sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc gì ?

* Liên hệ giáo dục biển đảo:

T i à

nguyên

biển: cảnh đẹp vùng biển; tài nguyên muối biển....

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về ôn bài. Chuẩn bị bài sau.

-HS sử dụng máy tính bảng làm bài.

Lịch sử

NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:

Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mĩ Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ- Diệm: thực hiện chính sách " tố cộng", " diệt cộng'', thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.

2.Kĩ năng: Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.

3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng căm thù giặc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bản đồ, tư liệu, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kể tên một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống Pháp xâm lợc ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động

Hoat động 1(15'):Nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ.

-GV giải thích từ : Hiệp định, hiệp thương, tổng tuyển cử, tố cộng, diệt cộng, thảm sát.

-Tại sao có Hiệp định giơ-ne-vơ?

-Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ- ne-vơ là gì ?

- 2 HSnêu.

- HS nhận xét.

HS đọc chú giải

HS đọc SGK phần chữ nhỏ và trả lời.

Pháp phải kí với ta sau thất bại ở Điện Biên Phủ

+ Công nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam -

(7)

-Đưa bản đồ, yêu cầu HS chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.

-Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta?

Kết luận:

Hoạt động 2(15’)Vì sao nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc?

Mĩ có âm mưu gì?

- Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ- ne vơ của Mĩ - Diệm được thể hiện qua những hành động nào ?

-Những việc làm của Đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta?

-Nhân dân ta phải làm gì để xoá bỏ nỗi đau chia cắt ?

- GV chốt ý đúng . Bài học: SGK

4.Củng cố dặn dò (4’)

- GV chốt nội dung chính của bài.

* Liên hệ giáo dục biển đảo: Biết được sông Bến Hải ở tỉnh Thừa Thiên - Huế từ đó có ý thức giữ gìn các di tích lịch sử..

- GV nhận xét tiết học .

- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.

Bắc...

-HS chỉ

-Mong muốn độc lập, tự do...

- HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời.

Thay chân Pháp xâm lược Việt Nam.

+ Chống phá cách mạng, khủng bố dã man....

-đồng bào bị tàn sát, đất nước bị chia cắt + Nhân dân ta buộc phải cầm súng đứng lên + HS làm bài tập

HS đọc kết luận SGK.

Ngày soạn: 23/1/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2021 Chính tả (nghe - viết)

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r/d/gi.

2.Kĩ năng: Nghe- viết đúng chính tả một đoạn bài Trí dũng song toàn.

3.Thái độ: Rèn ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- GV yêu cầu HS viết những tiếng có chứa âm đầu r/d/gi.

Hoạt động của trò

- HS viết bảng.

- Lớp nhận xét.

(8)

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS nghe - viết(22')

- GV đọc bài chính tả Trí dũng song toàn.

+ Đoạn văm kể về điều gì?

- GV hướng dẫn HS viết một số từ khó:

Thiên cổ, linh cữu, Hai Bà Trưng, Mã Viện,

- GV lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế.

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc HS soát lại bài.

- GV nhận xét, chữa 5-7 bài.

- GV nhận xét chung.

c)Hướng dẫn HS làm bài tập (10')

Bài tập 2 : Tìm các từ chứa tiêng bắt đầu bằng d/r/gi có nghĩa như sau:

Giao bài tập cho HS . - GV chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3a: Tìm những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(3')

+ Khi đọc những tiếng có chứa phụ âm đầu là r/d/gi ta lưu ý phát âm như thế nào?

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- GV yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc chính tả.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe.

-+Giang Văn Minh khảng khái khiến vua Minh tức giận.

-HS tìm, đọc.

-2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.

- HS nghe viết bài.

- HS xem lại bài, tự sửa lỗi

- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.

+ dành dụm, để dành + rành, rành rẽ

+ cái giành.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Lớp đọc thầm đoạn văn.

- HS suy nghĩ, phát biểu.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ rầm rì, dạo nhạc, dịu, mưa rào, giờ, dáng.

Toán

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (TIẾP THEO

)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tính được diện tích của một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng chia hình thành những hình cơ bản.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(9)

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Muốn tính diện tích hình tam giác, hình thang ta làm như thế nào?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Giới thiệu cách tính(12')

Ví dụ: Tính diện tích của mảnh đất có kích thước như hình vẽ.

B C

N D A M

E

+ Muốn tính diện tích của mảnh đất ta làm thế nào?

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.

- GVnhận xét, chốt lại lời giải đúng.

c)Thực hành .

Bài 1(10'):Tính diện tích mảnh đất có kích thước như hình sách giáo khoa.

- GV yêu cầu HS nêu cách làm (lưu ý học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau)

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Hoạt động của trò

- 2 HS trả lời.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Hs quan sát hình vẽ - nêu cách làm.

- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, bổ sung

*Lời giải:

Diện tích hình thang ABCD là:

(55 + 30) 22 : 2 = 935(m2) Diện tích hình tam giác ADE là:

55 27 : 2 = 742,5(m2) Diện tích của mảnh đất là:

935 + 742,5 = 1677,5 (m2) Đáp số: 1677,5m2 -3 bước tính:

+Chia mảnh đất thành 2 hình...

+Tính diện tích từng hình +Tính diện tích chung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS quan sát hình vẽ. suy nghĩ làm bài - 2 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Bài giải:

Độ dài cạnh BG là:

28 + 63 = 91(m)

Diện tích của tam giác BCG là:

91 x 30 : 2 = 1365 (m2) Diện tích của tam giác AEB là:

84 x 28 : 2 = 1176 (m2)

Diện tích của hình chữ nhật ADGE là 84 x 63 = 5292(m2)

Diện tích của mảnh đất là:

1365 + 1176 + 5292 = 7833 (m2) Đáp số: 7833 m2.

(10)

Bài 2 (10')

+ Để tính diện tích mảnh đất ta làm như thế nào?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(3')

- Nêu cách tính diện tích hình thang, hình tam giác?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ làm bài

Trình bày bài và giải thích cách làm

Khoa học

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể tên một số loại chất đốt.

2. Kĩ năng: Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất:sử dụng năng lượng than đá,dầu mỏ,khí đốt trong nấu ăn,thắp sáng,chạy máy....

3. Thái độ: Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.

*Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Con người biết rằng phải sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

-Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí,trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.

-Kĩ năng bình luận,đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Trực quan

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Vì sao nói Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất?

+ Năng lượng Mặt trời được dùng để làm gì ?

-GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hoạt động 1(9'):Một số loại chất đốt - Em biết những loại chất đốt nào?

- Em hãy phân loại những chất đốt đó theo 3 loại: thể rắn, thể lỏng, thể khí.

Hoạt động của trò

- 2 HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

+ Những laọi chất đốt: củi, tre, rơm, rạ, than, dầu, ga....

+ Thể rắn: than, củi, tre, rơm, rạ, lá cây..

(11)

- Quan sát hình minh hoạ 1,2,3 trên phông chiếu và cho biết: Chất đốt nào đang được sử dụng? Chất đốt đó thuộc thể nào?

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

c)Hoạt động 2(14'):Công dụng của than đá và việc khai thác than

- GV nêu: Than đá là lọai chất đốt dùng nhiều trong đời sống của con người và trong công nghiệp. ở nước ta hiện nay như thế nào?

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trao đổi và trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 86 - Than đá được sử dụng vào những việc gì?

- Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?

Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?

- GV cho HS xem một số tranh ảnh các loại than... Quảng Ninh..

*NLTK hiệu quả: Cần khai thác than như thế nào ? vì sao

- GV kết luận. Cần khai thác một cách hợp lí,...Sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

d)Hoạt động 3(9'):Công dụng của dầu mỏ và việc khai thác dầu

- GV yêu cầu: Em hãy đọc các thông tin trang 87, SGK. trao đổi và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

- Dầu mỏ có ở đâu?

- Người ta khai thác dầu mỏ như thế nào?

Thể lỏng: dầu, xăng..

Thể khí: ga.

- HS quan sát trên phông chiếu

+ Hình 1: Chất đốt là than. Than thuộc thể rắn.

Hình 2: Chất đốt là dầu. Dầu thuộc thể lỏng.

Hình 3: Chất đốt là ga. Ga thuộc thể khí.

- HS nhận xét

- HS thảo luận theo cặp.

+ Than đá được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày: đun nấu, sưởi ấm, sấy khô...

Than đá dùng để chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ.

+ ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh.

+ Than bùn, than củi...

-HS trả lời

- HS quan sát trên phông chiếu...

- 4 Hs đọc thông tin.

- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

+ Dầu mỏ có ở trong tự nhiên, nó nằm sâu trong lòng đất.

+ Người ta dựng các tháp khoan ở nơi chứa dầu mỏ. Dầu mó được lấy lên theo

(12)

- Những chất nào có thể được lấy ra từ dầu mỏ?

- Xăng, dầu được sử dụng vào những việc gì?

-Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu?

- Khi khai thác cần chú ý điều gì ? - GV nhận xét

-GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bảng tìm trên mạng tháp khoan khai thác dầu mỏ trên biển.

- GV cho HS xem một số tranh ảnh...

*NLTK hiệu quả: Dầu mỏ là một loại chất đốt rất quan trọng, không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người....Cần khai thác một cách hợp lí...Sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

*GD TN biển đảo: GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức bảo vệ

T i à

nguyên biển: dầu mỏ...

3. Củng cố- dặn dò(3')

Kể tên một số loại chất đốt, cộng dụng của chúng?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

các lỗ khoan của giếng dầu.

+ Những chất có thể lấy ra từ dầu mỏ:

xăng, dầu hoả, dầu đi-ê-zen, dầu nhờn, nước hoa, tơ sợi nhân tạo, nhiều loại chất dẻo...

+ Xăng được dùng để chạy máy, các loại động cơ. Dầu được sử dụng để chạy máy móc, các loại động cơ, làm chất đốt và thắp sáng.

+ ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở Biển Đông.

- HS thảo luận theo cặp sử dụng máy tính bảng tìm trên mạng tháp khoan khai thác dầu mỏ trên biển.

- HS quan sát trên phông chiếu...

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN ( TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tìm, ghép, nối từ hợp lí: bài tập 1,2.

- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo về tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3

2.Kĩ năng: Viết đoạn văn.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(13)

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Có những cách nào để nối các vế câu ghép?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1(9'): Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2(9'): Nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho phù hợp.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại các ý đúng.

+Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi

- Quyền công dân

+Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.

– ý thức công dân.

+Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước - nghĩa vụ công dân.

Bài tập 3(14'): viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

- GV lưu ý HS: em hãy đọc kĩ câu nói của Bác, dựa vào câu nói đó để viết đoạn văn ngắn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

-GV theo dõi, uốn nắn HS còn lúng túng.

- HS trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm bài.

* Lời giải:

nghĩa vụ công dân quyền công dân ý thức công dân bổn phận công dân trách nhiệm công dân - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS nối nghĩa ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B.

- Báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS hoàn chỉnh bài của mình.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS đọc câu nói của Bác.

- 1 HS làm vào phiếu, lớp làm VBT.

- Nhiều HS đọc bài làm của mình.

(14)

- GV nhận xét , tuyên dương 3. Củng cố- dặn dò(3')

- Mỗi người công dân đều phải có nghĩa vụ gì đối với quê hương đất nước?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

MÙA XUÂN VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NƠI EM SỐNG I. MỤC TIÊU:

- Có những hiểu biết nhất định về các phong tục tập quán - Tự hào và yêu mến quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG:

Các câu hỏi về ngày tết quê em III.TIẾN TRÌNH:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Khởi động:

- Ban văn nghệ lớp hát bài hát tập thể - Ban tổ chức giới thiệu thể lệ cuộc thi

*2. HS thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa nơi em sống:

- Tuyên bố lý do, ý nghĩa cuộc thi

- Giới thiệu Ban tổ chức, ban giám khảo, thí sinh tham gia thi

Câu 1: Bạn hãy kể tên các phong tục,tập quán mà bạn biết?

Câu 3: Ở nơi bạn sống có phong tục gì đón tết ?

Câu 4: Trong ngày tết nhà bạn thường gói những loại bánh gì?

Câu 5: Hãy nói về việc làm của bạn trong những ngày tết?

Câu 6: Hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ có từ “quê hương” hoặc từ “mùa xuân”

- Các tổ lần lượt trình bày các tiết mục văn nghệ

- Văn nghệ chào mừng tết 3. Đánh giá:

- Công bố trao giải: 1 giải nhất,1 giải nhì,1 giải ba,2 giải khuyến khích

- Tuyên bố kết thúc cuộc thi IV. Nhận xét:

- Hát tập thể

- HS chuẩn bị theo nhóm

- Viết vào bảng nhóm

- Ban giám khảo làm việc chọn nhóm thắng cuộc

- Hát tập thể một tiết mục văn nghệ.

- HS tuyên dương

(15)

- Nhận xét cách làm việc của HS

- Sưu tầm bài hát, thơ, truyện kể về Đảng và mùa xuân

Ngày soạn: 24.1. 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.

2.Kĩ năng: Vận dụng giải một số bài toán có nội dung thực tế.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

-Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thoi, chu vi hình tròn….

=> GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện tập:

Bài tập 1(12')

Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn HS giải.

-GV nhận xét,chốt lời giải đúng.

-Muốn tính độ dài đáy của tam giác ta làm như thế nào?

Bài tập 2( 10')

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Muốn tính diện tích hình chữ nhật, hình thoi ta làm như thế nào?

Bài tập 3(10')

.- GV hướng dẫn HS tìm lời giải.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- GV củng cố cho HS cách tính chu vi diện tích hình tròn.

Hoạt động của trò

- 3 HS trình bày.

=> HS nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

- HS làm vào vở, 2 HS làm vào bảng nhóm..

-Chữa bài nhận xét,bổ sung.

- Diện tích nhân 2 chia cho chiều cao.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm vào vở. Trình bày bài - Nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu yêu cầu - HS làm vào vở.

- 1 HS lên bảng làm

Chu vi của bánh xe hình tròn là:

0,35 x 3,14 = 1,099 (m) Độ dài sợi dây là:

(16)

3. Củng cố- dặn dò(3')

Muốn tính chu vi diện tích hình tròn ta làm như thế nào?

-GV tổng kết bài, nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập, chuẩn bị bài sau.

1,099 + 3,1 x 2 = 7,299 (m) Đáp số: 7,299 m.

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS kể được kể câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử- văn hoá, ý thức chấp hành Luật lệ giao thông đường bộ, hoặc một việc thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ,…

2. Kĩ năng: HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- B ng ph vi t s n ả ụ ế ẵ đề à b i.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh?

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn học sinh kể chuyện(12') - GV yêu cầu học sinh đọc đề bài:

- Câu chuyện cần kể có nội dung gì?

- GV hướng dẫn HS định hướng chọn truyện để kể.

-Yêu cầu đọc các gợi ý trong SGK.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài mà em đã chọn và tên câu chuyện sẽ kể.

- GV hướng dẫn HS kể chuyện dựa vào dàn ý:

+ Lập dàn ý cho câu chuyện định kể + Dựa vào dàn ý kể thành lời

Hoạt động của trò

- 2 HS kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- 2 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm . - HS phát biểu.

- 2 HS đọc to các gợi ý.

- HS phát biểu.

- HS lập dàn ý nhanh cho câu chuyện mình định kể.

(17)

c)Thực hành kể chuyện(20')

* Kể chuyện theo cặp:

- GV yêu cầu học sinh kể chuyện theo cặp trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện.

- GV đi đến từng nhóm, theo dõi, góp ý để giúp các em kể chuyện tốt.

* Thi kể chuyện trước lớp.

- GV yêu cầu HS nối tiếp kể chuyện.

- GV lần lượt ghi tên các em kể chuyện lên bảng, tên câu chuyện để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.

- GV đưa tiêu chí đánh giá:

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh chọn được câu chuyện hay, kể chuyện hấp dẫn, có câu trả lời hay nhất.

3. Củng cố- dặn dò(3')

*QTE: Là một công dân nhỏ tuổi, em cần có bổn phận gì đối với quê hương?

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Yêu cầu HS VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

- Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập kể chuyện cho bạn bên cạnh nghe, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- HS kể chuyện trước lớp.

- Đại diện các nhóm kể chuyện+ trao đổi với các bạn về ý nghĩa.

- HS nghe bạn kể, đặt câu hỏi chất vấn bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Lớp nhận xét theo tiêu chí đưa ra.

- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay -Bổn phận tham gia giữ gìn,bảo vệ các công trình công cộng,các di tích lịch ..

Tập đọc TIẾNG RAO ĐÊM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.(trả lời được câu hỏi 1,2,3)

2.Kĩ năng: Đọc lưu loát, đọc diễn cảm bài văn. Đọc với giọng kể linh hoạt phù hợp với tình huống trong mỗi đoạn, khi chậm, trầm lắng, khi dồn dập, căng thẳng, hồi hộp.

3.Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn HS cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Đọc bài Trí dũng song toàn?

+ Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét

Hoạt động của trò

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét.

(18)

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc(10')

- GV yêu cầu học sinh nối tiếp.

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS - GV đọc toàn bài

c)Tìm hiểu bài(13')

Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn đầu của bài, trả lời câu hỏi:

+ Tác giả nghe tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?

+ Nghe thấy tiếng rao tác giả có cảm giác như thế nào?

+ Đám cháy xảy ra vào lúc nào?

+ Đám cháy được miêu tả như thế nào?

+ Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?

+ Con người và hành động của anh thương binh có gì đặc biệt?

- GV tiểu kết, chuyển ý

+ Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?

+ Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nghiệm của một công dân đối với con người trong xã hội?

- GV tiểu kết, chốt ý.

+ Nêu nội dung của truyện?

=> Ca ngợi anh thương binh nghèo dám xả thân cứu một gia đình gặp nạn....

*QTE:-Qua câu chuyện trẻ em có quyền và bổn phận gì?

d)Đọc diễn cảm(9')

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS luyện đọc.

- Nhận xét, đánh giá.

- 1 HS đọc cả bài

- HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài.

- HS đọc phần chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp

HS đọc thầm 2 đoạn đầu của bài.

+ Vào các đêm khuya tĩnh mịch.

+ Buồn não nuột.

+ Vào lúc nửa đêm.

+ Ngôi nhà bốc cháy lửu phừng phừng, tiếng kêu cứu ...

+ Là người bán bành giò.

+ Là một thương binh nặng, chỉ còn một chân, dời quân ngũ bán bánh giò nhưng anh đã có một hành động phi thường.

1. Anh thương binh dũng cảm.

- HS đọc đoạn còn lại, trả lời.

+ Người ta cấp cứu cho người đàn ông và phát hiện ra anh có một chân gỗ, kiểm tra thì biết anh là một thương binh.

- Mỗi công dân đều phải có ý thức giúp đỡ mọi người khi gặp nạn.

2.Trách nhiệm của mỗi công dân với cuộc sống.

-HS nêu, nhận xét.

- HS đọc nối tiếp.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- HS thi đọc diễn cảm.

- Lớp nhận xét, bình chọn

(19)

3. Củng cố- dặn dò(3')

+ Em có suy nghĩ gì về người thương binh trong câu chuyện?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 25/1/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2021 Toán

HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS có biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

2.Kĩ năng: Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập có liên quan.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, mô hình, hình thật

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Chữa bài 2, 3.

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Giới thiệu về hình hộp chữ nhật và hình lập phương(12')

- GV cho HS quan sát mô hình về hình hộp chữ nhật:

+ Đếm số mặt của HHCN?

- GV đưa ra hình hộp chữ nhật triển khai:

+ Nhận xét các mặt của hình hộp chữ nhật?

- GV vẽ hình hộp chữ nhật cho HS đếm số đỉnh, đếm số cạnh.

Hãy kể tên các vật có dạng hình hộp chữ nhật?

- GV tiến hành tương tự với hình lập phương giúp HS nhận biết hình lập phương

Hoạt động của trò

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

Quan sát

+ HHCN có 6 mặt (2 mặt đáy, 4 mặt xung quanh)

- HS chỉ các mặt của hình hộp chữ nhật.

+ Các mặt của HHCN đều là hình chữ nhật.

+ Có 8 đỉnh, 12 cạnh, 3 kích thước:

chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

+Bao diêm, hộp phấn, hộp bút,…

(20)

có 6 mặt đều là hình vuông.

c)Thực hành

Bài tập 1(6'): Viết tiếp vào chỗ chấm.

- GV yêu cầu HS tự làm rồi thi phát biểu thành lời.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 2(8')

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

-Nhận xét chốt kết quả đúng.

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?

Bài tập 3(6')

- GV yêu cầu HS quan sát hình rồi đánh dấu vào hình lập phương.hình hộp chữ nhật.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS - Nhận xét chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(3')

+ Nêu đặc điểm giống và khác nhau của hình lập phương và hình hộp chữ nhật?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học . - Về học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tự làm bài, thi nhau phát biểu.

*Lời giải:

a, Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.

b, Hình lập phương có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS quan sát hình rồi điền các yếu tố vào trong hình.

a) DQ = AM = CP = BN AB = MN = DC = PQ AD = BC = PN = MQ

b) Diện tích của mặt đáy MNPQ là:

6 3 = 18 ( cm2)

Diện tích của mặt bên ABNM là:

6 4 = 24( cm2)

Diện tích của mặt bên BCPN là:

4 3 = 12( cm2) Đáp số: 18cm2; 24 cm2; 12 cm2 - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình rồi đánh dấu vào hình lập phương.

- HS báo cáo, thống nhất kết quả.

Tập làm văn

LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết lập chương trình hoạt động tập thể.

2.Kĩ năng: Biết khả năng khái quát công việc, cách làm việc có kế hoạch.

3.Thái độ: Có ý thức trong công việc chung.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

(21)

-Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động) -Thể hiện sự tự tin: Tự tin trong giao tiếp

-Đảm nhận trách nhiệm: Có ý thức trong công việc chung

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.VBT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Việc lập chương trình hoạt động có tác dụng gì?

+ Em hãy nêu cách lập của một chương trình hoạt động?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn học sinh luyện tập(12') Đề bài: Khi xây dựng chương trình công tác của liên đội trong năm học ban chỉ huy liên đội dự kiến tổ chức một số hoạt động:

1.Hội trại chúng em tiến bước theo đoàn (nhân kỉ niệm ngày 22/12)

2.Thi nghi thức đội

3.Triển lãm tranh về chủ đề Bảo vệ môi trường, Yêu hoà bình,…

4.Quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ,…

5.Gặp gỡ, giao lưu với HS các trường kết nghĩa.

Lập chương trình hoạt động cho một trong bốn nội dung trên.

- GV yêu cầu HS lựa chọn một trong các nội dung trên.

- GV hướng dẫn HS lập chương trình hoạt ...

+ Buổi sinh hoạt tập thể đó là gì?

+ Mục đích của hoạt động là gì?

+ Để tổ chức buổi sinh hoạt tập thể đó, có thể những gì cần phải làm?

+ Để có kế hoạch cụ thể cho tiến hành buối sinh hoạt, em hình dung công việc đó như thế nào?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

Hoạt động của trò

- HS báo cáo.

- Nhận xét.

-1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ và phát biểu chọn nội dung trường mình dự kiến tổ chức là Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị lũ.

+ ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.

+ Hiểu biết về vùng bị thiên tai và hành động ủng hộ thiết thực giúp ...

+ Chuẩn bị đồ dùng, phân công công việc, trang trí,…

+ Việc nào làm trước viết trước....

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận

(22)

c) Thực hành lập chương trình(20')

- GV yêu cầu HS dựa vào hướng dẫn để làm bài.

- GV nhắc HS trình bày đủ 3 phần:

+ Mục đích rõ ràng + Nêu công việc đầy đủ + Chương trình cụ thể hợp lí.

- GV nhận xét đánh giá về nội dung cách trình bày chương trình của từng nhóm.

3. Củng cố- dặn dò(3')

+ Nêu Cách lập một chương trình hoạt động?

QTE:Trẻ em có quyền và bổn phận gì?

- GV tổng kết bài,nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài, làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

lập chương trình hoạt động vào vở. 1 nhóm viết vào bảng phụ.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

-Quyền được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.

-Quyền được kết bạn.

Luyện từ và câu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (TIẾP)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Chọn được quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống (Giải thích được vì sao chọn quan hệ từ đó).

2.Kĩ năng: Biết thêm vế câu thích hợp tạo thành câu ghép . 3.Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng câu ghép để viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-VBT, máy tính bảng, phòng học thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Thế nào là câu ghép? Ví dụ - Nhận xét

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 3(15'): Chọn quan hệ từ...giải thích vì sao lại chọn.

- Giao bài tập cho HS trên máy tính bảng

Nhậnk xét, chốt kết quả

- Gọi HS làm bài trên lớp giải thích vì sao mình chọn từ đó.

- GV cùng HS phân tích, kết luận lời

Hoạt động của trò

- 3 HS trả lời.

- Nhận xét.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài Báo cáo kết quả

Thảo luận theo cặp và giải thích cách làm của mình.

(23)

giải đúng.

Phân tích cấu tạo của 2 câu ghép đĩ.

Bài 4(15'): Thêm vê câu

- Nhắc HS thêm vế câu thích hợp ( cĩ thể kèm theo quan hệ từ hoặc khơng cĩ quan hệ từ đều được)

- GV quan sát, giúp HS

- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt Ghi câu lên bảng

Phân tích cấu tạo của 2 câu ghép đĩ - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dị(4')

Hãy đặt một câu ghép, phân tích cấu tạo của câu ghép đĩ?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Dặn: chuẩn bị bài sau.

Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.

Tại thời tiết khơng thuận nên lúa xấu.

HS xác định chủ ngữ, vị ngữ - 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài - báo cáo kết quả

Vì bạn Dũng khơng thuộc bài nên bạn bị điểm kém.

Do nĩ chủ quan mà nĩ bị nhỡ chuyến xe - Nối tiếp nhau đọc câu .

- HS phân tích cấu tạo của của câu ghép

Địa lí

CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam pu chia, Lào, Trung quốc và đọc tên thủ đơ của 3 nước này.

- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam - pu-chia và Lào.

- biết Trung Quốc cĩ số dân đơng nhất thế giới, nền kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành cơng nghiệp hiện đại.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh ham học hỏi địa lí thế giới

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phịng học thơng minh, máy tính bảng, ƯDCNTT.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

Hoạt động của thầy Hoạt động của trị

1. Bài cũ: (4’)

- Cây lúa gạo, cây bơng được trồng ở nước nào?

- Tên các nước khai thác nhiều dầu mỏ, sx được nhiều lúa gạo?

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1') b. Hoạt động 1: (14’)

+ Địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia cĩ dạng hình gì ?

+ Biển Hồ cĩ đặc điểm gì ?

- Học sinh trả lời.

HS nhận xét

- HS quan sát lược đồ kinh tế một số nước châu Á

(24)

+ Kể tên các loại nông sản của Cam-pu-chia?

- GV Nx và chốt ý : Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo. Cam-pu- chia SX và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt và đánh bắt nhiều cá nước ngọt

- GV kết hợp cho HS xem một số tranh ảnh...

c. Hoạt động 2: (9’)

+ Hãy nêu vị trí địa lí của Lào ? + Địa hình của Lào có gì đặc biệt ? + Đọc tên thủ đô của nước Lào ? + Kể tên các loại nông sản của Lào ?

- GV nhận xét và chốt ý : Nước Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên. Những sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo

- GV kết hợp cho HS xem một số tranh ảnh...

d. Hoạt động 3: (9’)

+ Trung Quốc khu vực nào của châu Á ? + Đọc tên thủ đô của nước Trung Quốc ? + Dân số Trung Quốc như thế nào ?

+ Hãy nêu các sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc ?

- GV nhận xét: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới , nền kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại

- GV kết hợp cho HS xem một số tranh ảnh...

3. Cung cố, dặn dò:(3’)

- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bảng tìm trên mạng cảnh thiên nhiên của Lào, Cam-pu- chia và Trung Quốc

- GV nhận xét , tuyên dương - Về chuẩn bị bi sau.

- HS thảo luận nhóm đôi - HS báo cáo, nhận xét.

- HS quan sát trên phông chiếu.

- HS thảo luận theo nhóm 4 - Đại diện trình bày kết quả

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung

- HS qs lược đồ hình 5 / bài 18 Trên phông chiếu

- HS nêu

- Cả lớp nhận xét , bổ sung

- HS quan sát

- HS sử dụng máy tính bảng tìm trên mạng những cảnh thiên nhiên của Lào, trung Quốc, Cam -pu-chia, giới thiệu

Ngày soạn : 12.2. 2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2019 Toán

DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

(25)

2.Kĩ năng: Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng dạy toán lớp 5.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Giới thiệu cách tính( 12') Ví dụ:

8cm

4cm

+ Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích của những mặt nào?

- GV triển khai hình hộp chữ nhật, yêu cầu HS xác định được diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là diện tích hình chữ nhật ABCD.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét được: Diện tích hình chữ nhật ABCD là chu vi mặt đáy nhân với chiều cao của hình hộp chữ nhật.

Muốn tính diện tích xung quanh

+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta phải tính diện tích của những mặt nào?

- GV hướng dẫn HS nhận xét được: Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích của hai đáy (diện tích đáy là diện tích của hình chữ nhật)

- Muốn tính diện tích diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

Hoạt động của trò

-2 HS trả lời

Nhận xét, chữa bài.

- 1 HS đọc yêu cầu . - quan sát trực quan.

- HS chỉ : diện tích của 4 mặt bên.

- HS quan sát hình triển khai, suy nghĩ, nêu nhận xét.

+Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

(8+5) 2 4 = 104(cm2)

- HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật

- 6 mặt.

- HS quan sát trực quan.

- HS suy nghĩ làm bài - 1 HS lên bảng làm bài.

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

104 + 8 5 2 = 184(cm2) - Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS phát biểu, HS khác nhắc lại.

(26)

c)Thực hành Bài 1(10'):

- Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- GV theo dõi, uốn nắn học sinh làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào ?

Bài 2(10')

Tóm tắt:

Thùng tôn không nắp HHCN Chiều dài: 6dm

Chiều rộng: 4dm Chiều cao: 9dm

S tôn làm thùng: …m2?

+ Muốn tính diện tích của miếng tôn làm thùng ta phải tính diện tích của mấy mặt?

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(3')

+ Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ làm bài.

-2 HS làm bảng.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Lời giải:

DT xung quanh để làm chiếc thùng là:

(6 + 4 ) 2 9 = 180(dm2)

Diện tích miếng tôn làm chiếc thùng là:

180 + (6 x 4) = 204(dm2) Đáp số: 204 dm2.

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả trong văn tả người.

2.Kĩ năng: Biết sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn, nhận biết ưu điểm của những bài văn hay, viết lại được đoạn văn trong bài cho hay hơn.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

B ng ph ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(27)

1.Kiểm tra bài cũ(4')

Dàn bài chung của bài văn tả người?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b) Nhận xét về kết quả bài làm(12')

* Ưu điểm:

- Xác định đúng yêu cầu của đề bài.

- Bố cục bài văn đầy đủ, rõ ràng.

- Bài làm đã chú ý trọng tâm của đề.

- Bài văn có sáng tạo.

- Câu văn hình ảnh sinh động ở một số bài.

* Những thiếu xót, hạn chế.

- Sai lỗi chính tả.

- Câu văn lủng củng, ý rườm rà.

- Chưa chọn lọc, quan sát bằng nhiều giác quan, chưa biết chọn lọc miêu tả những nét tiêu biểu.

- Trình bày chưa khoa học sạch sẽ.

c)Hướng dẫn HS chữa bài(10')

* Hướng dẫn sửa lỗi chung.

- GV yêu cầu HS đọc bảng phụ, nêu các lỗi, thảo luận tìm cách sửa.

- GV nhận xét, chốt lại cách sửa đúng.

* Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài mình.

- GV yêu cầu HS đọc bài của mình, phát hiện các lỗi rồi tự sửa.

- GV theo dõi, uốn nắn.

* Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.

- GVđọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo.

d)Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn trong bài cho hay hơn.(10')

- GV yêu cầu HS chọn một đoạn trong bài để viết lại (khuyến khích HS nên viết lại đoạn thân bài)

- GV nhận xét, tuyên dương HS 3.Củng cố- dặn dò(3')

Cấu tạo của bài văn tả người?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS đọc lại đề bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại 1, 2 lần.

- HS thảo luận theo cặp - sửa lỗi.

- Hs phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc bài làm của mình, tự phát hiện các lỗi trong bài rồi sửa.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe.

- HS nêu nhận xét của mình.

- HS nêu đoạn văn chọn viết lại.

- HS tự viết lại đoạn văn.

- Nối tiếp HS đọc lại đoạn văn.

- Lớp nhận xét.

(28)

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 21 I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa tồn tại, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT 1.Ô.Đ.T.C.

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

...

*Học tập:

...

...

*Các hoạt động khác:

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

...

3. Phương hướng tuần tới:

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Xây dựng trường học thân thiện, an toàn trong trường học, thực hiện tốt ATGT, VSATTP. Phòng dịch bệnh...Không đốt mua bán pháo, đốt thả đèn trời, không chơi trò chơi bạo lực..

- Tích cực chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

………..

Yên Đức, ngày …tháng 1 năm 2021 Tổ trưởng

Vũ Thùy Linh

(29)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải các bài toán.. - Rèn kĩ năng tính diện tích xunh quanh, diện tích

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo). - Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy... Toán. a) Diện tích

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải các bài toán.. - Rèn kĩ năng tính diện tích xunh quanh, diện tích

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 3/5m, chiều rộng 1/4m và chiều cao 1/3m..

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy... Toán. a) Diện tích

Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lâp phương ta làm như thế nào. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA