• Không có kết quả nào được tìm thấy

50 bài tập về Biểu đồ lớp 4 và cách giải

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "50 bài tập về Biểu đồ lớp 4 và cách giải"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chuyên đề: Biểu đồ I/ Lý thuyết

Biểu đồ là một hình ảnh trực quan biểu thị cho mối quan hệ giữa các đại lượng.

Trong chương trình Toán lớp 4, học sinh sẽ được giới thiệu hai loại biểu đồ, đó là: Biểu đồ tranh và biểu đồ cột.

II/ Các dạng bài tập

II.1/ Dạng 1: Biểu đồ tranh 1. Phương pháp giải

+ Biểu đồ tranh là biểu đồ sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để mô tả đại lượng tương ứng với nó.

+ Biểu đồ tranh thường có 2 cột là: Cột đại lượng và cột tranh.

+ Nhìn vào biểu đồ tranh có thể suy ra được giá trị của đại lượng qua hình ảnh, tranh vẽ tương ứng.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dựa vào biểu đồ dưới đây hãy trả lời các câu hỏi sau:

a, Tuần 1 bán được bao nhiêu mét vải hoa?

b, Tuần 3 bán được bao nhiêu mét vải hoa?

(2)

c, Cả 4 tuần bán được bao nhiêu mét vải hoa?

d, Cả 4 tuần bán được bao nhiêu mét vải?

e, Tuần 3 bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét vải trắng?

Lời giải:

a, Tuần 1 bán được 200m vải hoa.

b, Tuần 3 bán được 100m vải hoa.

c, Cả 4 tuần bán được 700m vải hoa.

d, Cả 4 tuần bán được tất cả 1200m vải.

e, Tuần 3 bán được nhiều hơn tuần 1 là 1200m vải trắng.

Ví dụ 2: Biểu đồ dưới đây nói về số mật ong bốn nhà đã thu được:

Hỏi trung bình mỗi nhà thu được bao nhiêu lít mật ong?

Lời giải:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

Nhà bác Hùng thu được 5 hũ mật ong.

Nhà bác Lan thu được 7 hũ mật ong.

Nhà bác Mạnh thu được 4 hũ mật ong.

Nhà bác Hoa thu được 6 hũ mật ong.

Cả bốn nhà thu được số hũ mật ong là:

5 + 7 + 4 + 6 = 22 (hũ)

Mà mỗi hũ chứa 10 lít mật ong nên bốn nhà thu được số lít mật ong là:

(3)

10 × 22 = 220 (lít)

Trung bình mỗi nhà thu được số lít mật ong là:

220 : 4 = 55 (lít) Đáp số: 55 lít.

II.2/ Dạng 2: Biểu đồ cột 1. Phương pháp giải

+ Biểu đồ cột biểu thị giá trị của đại lượng qua các cột hình chữ nhật có độ cao tương ứng với giá trị đại lượng đó.

+ Số ghi ở đỉnh mỗi cột thể hiện giá trị tại cột đó.

+ Cột cao hơn biểu thị giá trị lớn hơn, cột thấp hơn biểu thị giá trị nhỏ hơn.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Biểu đồ dưới đây nói về số ngày mưa trong 3 tháng của năm 2004 ở một huyện miền núi:

(4)

a, Số ngày mưa trong tháng 7 hơn tháng 9 là:

A, 5 ngày B, 15 ngày C, 1 ngày

b, Số ngày mưa trong cả 3 tháng là:

A, 92 ngày B, 36 ngày C, 12 ngày

c, Trung bình mỗi tháng có số ngày có mưa là:

A, 4 ngày B, 15 ngày C, 12 ngày Lời giải:

a, Số ngày mưa trong tháng 7 hơn tháng 9 là:

B, 15 ngày

b, Số ngày mưa trong cả 3 tháng là:

B, 36 ngày

c, Trung bình mỗi tháng có số ngày có mưa là:

C, 12 ngày

Ví dụ 2: Để biểu thị số cây xanh nhóm 1 trồng trong vườn trường, chúng ta có biểu đồ sau đây:

(5)

Dựa vào biểu đồ hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

a, Có mấy bạn học sinh trồng cây? Mỗi học sinh trồng được bao nhiêu cây?

b, Bạn nào trồng được ít cây nhất?

c, Bạn nào trồng được nhiều cây nhất?

d, Những bạn nào trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng?

Lời giải:

a, Có 5 bạn học sinh tham gia trồng cây:

Lan trồng được 3 cây.

Hoa trồng được 2 cây.

Liên trồng được 5 cây.

Mai trồng được 8 cây.

Dũng trồng được 4 cây.

(6)

b, Bạn Hoa trồng được ít cây nhất.

c, Bạn Mai trồng được nhiều cây nhất.

d, Bạn Liên, bạn Mai trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng.

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Số cây của một đội trồng rừng trồng được theo từng năm như bảng dưới đây:

Năm 2001 2002 2003 2004

Số cây 5720 5670 5760 6570

a) Năm nào đội trồng rừng trồng được nhiều cây nhất? Năm nào trồng được ít cây nhất?

b) Sắp xếp các năm theo thứ tự số cây trồng được tăng dần.

c) Trung bình mỗi năm đội trồng rừng đã trồng được bao nhiêu cây?

Bài 2: Dưới đây là biểu đồ về số học sinh của một số trường tiểu học ở miền núi:

Dựa vào biểu đồ, cho biết:

a) Trường A, trường B, trường C, trường D, mỗi trường có bao nhiêu học sinh?

b) Trong bốn trường trên, trường nào có nhiều học sinh nhất; trường nào có ít học sinh nhất?

c) Trong bốn trường đó, trung bình mỗi trường có bao nhiêu học sinh?

(7)

d) Vẽ tiếp biểu đồ biểu thị số học sinh của trường E, biết rằng số học sinh của trường E là 550 học sinh.

Bài 3: Hãy lập biểu đồ về số em bé ra đời ở một trạm y tế.

Tháng giêng có 32 em bé ra đời.

Tháng hai có 26 em bé ra đời.

Tháng ba có 29 em bé ra đời.

Bài 4: Khối lớp Bốn trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc có 4 lớp. Số học sinh xuất sắc năm học 2003 – 2004 như sau:

Lớp 4A: 12 học sinh Lớp 4B: 8 học sinh Lớp 4C: 10 học sinh Lớp 4D: 9 học sinh

Hãy lập biểu đồ học sinh xuất sắc của khối lớp Bốn.

Bài 5:

Nhìn vào biểu đồ trên và cho biết lớp 4B tham gia những môn thể thao nào?

Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất:

A, Cầu lông B, Chạy

C, Cầu lông, chạy

(8)

D, Cầu lông, bơi Bài 6:

Nhìn vào biểu đồ trên và cho biết:

Thôn Trung thu hoạch được nhiều hơn các thôn nào?

A, Thôn Chàm B, Thôn Thượng C, Thôn Hạ

D, Cả ba thôn trên Bài 7:

(9)

Nhìn vào biểu đồ trên và cho biết:

Tổ nào sản xuất được trên 4000 sản phẩm?

A, Tổ 3 và tổ 4 B, Tổ 2 và tổ 3 C, Tổ 3, tổ 3 và tổ 4 D, Cả 4 tổ

Bài 8:

(10)

Quan sát biểu đồ trên và cho biết thôn Thượng thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc?

Bài 9: Biểu đồ dưới đây nói về số tam giác ba bạn cắt được:

Nhìn biểu đồ và cho biết bạn nào cắt được nhiều tam giác màu xanh nhất?

Bài 10: Biểu đồ dưới đây cho biết các loại hoa trong vườn của bốn nhà.

(11)

Nhìn vào biểu đồ và cho biết những nhà nào cùng trồng hoa đồng tiền?

Bài 11: Biểu đồ dưới đây nói về số cá tàu Lạc Hồng bắt được trong bốn tháng đầu năm.

Quan sát biểu đồ trên và cho biết tháng 2 và tháng 4 tàu Lạc Hồng đã bắt được tất cả bao nhiêu tấn cá?

(12)

Bài 12:

Quan sát biểu đồ trên và cho biết trung bình mỗi bạn trong một năm đã đọc bao nhiêu quyển sách?

Bài 13:

Quan sát biểu đồ và cho biết:

(13)

Tỉ số giữa số sản phẩm nhà máy 1 sản xuất được và tổng số sản phẩm 4 nhà máy sản xuất được trong ba tháng là bao nhiêu?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xử lý số liệu liên quan đến biểu đồ tranh để vẽ được biểu đồ cột II. Biểu đồ dưới đây cho biết thông tin về số học sinh trung bình trong một lớp học của cả nước

Những đường nét,màu sắc được vẽ cách điệu theo cảm xúc của người vẽ tạo nên vẻ đẹp ấn tượng cho bức tranh... Tranh biểu cảm đồ vật diễn tả cảm xúc của người vẽ thông qua đường nét và

Em quan sát biểu đồ tranh, thực hiện đếm số lượng các khối lập phương rồi trả lời các câu hỏi:. a) Có 6 khối lập phương màu xanh. c) Khối lập phương mà đỏ và

Bước 1: Xác định giá trị của 2 chữ xuất hiện trong biểu thức từ đề bài đã cho. Bước 2: Thay giá trị tương ứng của 2 chữ số đó vào biểu thức ban đầu. Bước 3: Thực hiện

Khái niệm: Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa.. Phương

- Biểu đồ hình cột thể hiện nhiệt độ trung bình của thành phố Vinh. - Biểu đồ hình gấp khúc thể hiện nhiệt độ trung bình của thành phố Vinh.. - Biểu đồ đường gấp khúc

- Chia hình tròn thành các hình quạt ứng với các lớp, mỗi lớp được vẽ tương ứng với một hình quạt mà diện tích của nó tỉ lệ với tần suất của lớp đó, hoặc tỉ lệ với tỉ

c) Lập bảng thống kê tổng số dân của các tỉnh, thành phố. b) Trong biểu đồ trên, ở các năm cột bên trái biểu diễn số dân ở thành thị và cột bên phải biểu thị số dân ở