• Không có kết quả nào được tìm thấy

VÀ CHI TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VÀ CHI TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠP CHÍ CONG THƯƠNG

THựC TRẠNG ĐAU

CHI TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM

• vữ THỊ LIÊN

TÓM TẮT:

Giáodụcđạihọc ở Việt Namđã và đang cung cấphàngtriệunhân lựccóchatlượngcao, là lực lượngchủ lực góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiệnđạihóacủađất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.Quản lý tài chính là yếu tô' quan trọngđê duy trì và nâng cao chat lượng đào tạo của cáctrường đạihọc công lập.

Bài viết nghiến cứu về thựctrạng đầutư và chi tiêu tàichính của các trườngđại học công lập Việt Nam nhằmđưa ra bứctranhtoàncảnh về vâ'nđề này,từ đó đưa ra mộtsô'giâi phápnhằm đadạnghóa,mỏ rộng nguồn lực tàichính cho các cơsởgiáodục đại học, hướng tới nâng cao tự chủ tài chính và chấtlượnggiáodục.

Từ khóa: Trường đại học công lập, đầutư tài chính, chi tiêu tài chính.

1. Đặt vâ'nđề

Sựtăng trưỏng vàphát triển của giáodục đại họcphụthuộc vàohiệu quả quản lý tài chính của các trườngđại học. Quản lý tài chính liên quan đến quyết định của tổ chức về cách tạo nguồn quỹ, kiểm soát các nguồn tài chính thông qua kiểm soát tài chính, phân bổnguồn tài chính và các biện pháp giải trình trách nhiệm. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho giáo dục đại học, cơ chê' quản lý chitiêucủa cáctrường đạihọc tại ViệtNam cũng được điều chỉnh nhằm góp phần giúp các trường đại học chủ động sử dụng hiệu quả nguồnkinh phí của mìnhtrong các hoạt động.Phầnlớn các trườngcông lậptại Việt Nam sửdụng nguồnngânsách của nhà nướccâ'p để chi cho các hoạt động của mình. Tiền ngân sách ỉà tiền thuế của nhân dân. Vì vậy, người dân sẽ quan tâm liệu các khoản chi cho giáo dục đại họccó thực sựhiệu quả.

Một vân đề kháctrongquản lý tài chính công hiện nay tại Việt Nam là vânđề của người đại

diện. Người tiêutiền(cáctrường đại học) không tiêu tiềncủa họ mà là tiền của người dân (thông qua chì ngân sách). Điều này có thể dần tới một vâ'n đề là đồng tiền công có thểbị lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích hay bị sử dụng sai.

Vân đề của ngườiđại diện dẫn đến một yêu cầu bức thiết cần đo lường để xem đồng tiền này đang được sử dụngnhư thếnàothôngqua đo lường kết quả đầu ra.Điềunày đã thúcđẩynghiêncứu sinh tìm hiểu để trả lời câu hỏi: Liệu chì tiêu và cơ câ'u chi tiêu tài chính của các trường đại học có thựcsựhiệu quảvà gópphần nâng cao chấtlượng đào tạo?

Thêm nữa. một van đề khác là theo đánh giá của nhiềuchuyêngia thì mứcchitiêutính trên đầu sinh viên của cáctrường đại học ViệtNamcòn khá thầ'p. Điềunày có ảnhhưởngđến kết quả đào tạocả vềsô' lượng và châ't lượng. BộGiáo dục và Đào tạo đã đề xuâ'tnângmức trần họcphí đối với các trường đạihọc với mục tiêu tăng cường nguồn tàichính cho các trường đạihọclàmcơ sởcho việc

(2)

QUÂN TRỊ- QUẢN LÝ

nâng cao châì lượng đào tạo. Tuynhiên, đề xuất này gặp sự phản ứng khố gay gắt từ dưluậnxãhội.

Một trong những lý do đó là thiếu những bằng chứngthuyết phục của việc nâng cao mức họcphí với chất lượng đào tạo của các trường. Vì vậy, nghiêncứu này góp phần trả lời cho những băn khoăncủaxãhộivề ảnhhưởng của cơ câu và mức chi tiêu đến kết quả đào tạo nói chung và chát lượngđằo tạo nói riêng.

2. Tổng quanvà phươngpháp nghiêncứu Đã có nhiềunghiêncứutrong nước và quốc tế xem xét các nội dung liên quan tới quản lý tài chính, cơcấu, chi tiêu tài chính, các tiêuchíđánh giá kết quả đàotạo sình viên,cũngnhư mối quan hệ giữaquản lý,chi tiêu tài chính và kết quả đào tạo sinh viên. Một số nghiêncứuđã chỉ ra rằng có mối quan hệ đáng kể giữa đầu tư cho giáodục và chất lượng sinh viên ra trường (Lê Đức Ngọc, 2011). Trái ngược với các nghiên cứu khác của Hanushek (1989 và 1991)và Tumen (2013) đã chỉ ra rằng cómôi quan hệ thuận chiều giữa nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra của các trường.

Greenwald vàcác cộng sự (1996)đã nghiên cứu tác động của nguồn lựcđầuvào của các trường và thành tích của sinh viên sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp (Meta-analysis). Theo đó, có môi quan hệ thuận chiều giữa mức chi tiêu của các trường với thành tíchcủa sinh viên. Massen(2000) đã xem xétcác mô hình tài chính GDĐH 07 nước châu Âu gồm có Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển và Vướng quô’c Anh trên cơ sởmô tả ngắn gọn đặc điểm chung của hệ thống GDĐH quốcgia ở mỗi nưởc trêncác khía cạnh:Các loại tổ chức, chương trình, bằng câp, vàtuyển sinh. Tác giả đã so sánhcáchthức phân bổ tài chính cho các trường đại học.LêĐức Ngọc (2001)đã chỉ ra rằng cần đổi mớicông tác QLTC trong các trường đại học để làm đònbẩynâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu suấtđào tạo.

Theo một số nghiên cứukhác, tự chủ tài chính trong các trường đại học là một trong những phươngcách đểtăng cường côngtác QLTC trong GDĐH (Nguyễn Minh Tuấn, 2015). Trương Thị Hiền (2017) đã nhấn mạnh, tự chủ tài chínhđược coi là yếu tố quan trọng để đầm bảo cho yêu cầu phát triển GDĐHtrong điềukiệnmới.

Tác giả đã đề xuất môhình QLTC trong điều kiện tự chủ tại các trường đại học công lập. Mô hìnhchỉra cácyếu tô’tác động tới QLTC và tự chủ

tài chính. Trên cơ sở đó, gắn vớikết quả đầu ra củamô hình đó là:Chất lượngsinh viên tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành nghề, chương trình đào tạo phùhợp. công trìnhkhoa học.

sản phẩm dịch vụ, phảnhồi của doanh nghiệpvề sinh viên làm việc.

Tự chủ là chìa khóa cho đổi mới cơ chế QLTC, là xu hướng phát triểntất yếu. Do đó, đểcó khả năngthựchiệnquyền tự chủ trong giai đoạn hiện naycác trường phải đảm bảo một sốđiều kiện sau: Đội ngũ cán bộ có khảnăng giảng dạy, xây dựng giáo trình, chươngtrìnhtheo chuẩn mực quốc tế; năng lực nghiên cứu khoa học, có khả năng xây dựng cácchươngtrình nghiên cứu độc lập và thu hútcácnguồn kinhphílớn đầu tư chonghiên cứu khoa học; cơ sở vậtchát hiệnđại; năng lực quản lý vững mạnh, tự xây dựng được hệ thông quy chế làm việc và các côngcụ quản lý hiệu quả. Đặng Thị Minh Hiền (2016) đã sử dụng phương pháp tính đầy đủ và phương pháp hàm thu nhập để đánh giá hiệu quả đầutư cho giáodục đại học công lập ViệtNam theocách tiếp cậnphân tích chi phí- lợi ích.

3. Thựctrạng đầu tưvà chi tiêu tài chính của cáccơ sồ giáo dục đại học công lập

3.1. Cơ cấu thu

Năm học 2016 - 2017, cả nước có 235 trường đại học (trong đó có 170 trường đại học công lập và 65 trường đại học ngoài công lập) (Niên giám thông kê, 2018). Các trường đạihọcnày đượcngân sách nhà nước tàitrợ thôngqua các đầu mối cơ quan chủ quan là các Bộ, cơquan ngang bộ, tổ chứcchínhtrị -xãhội. ủy ban nhân dântĩnh/thành phốvà đạihọcquốc gia(NguyễnXuân Thu,2017).

Nguồn thu tìr học phí của các trường đại học mớichỉ đảm bảo mộtphần chi phí thường xuyên của trường, trong khi đó, nguồnNSNN cấp cho chi thườngxuyên đang ngày càng giảm dần trong tiến trìnhtiến đến tự chủ hoàntoàn chi thường xuyên.

Đa số các trường còn hạn chế trong nghiêncứu và triển khai nhằmnâng cao châ’t lượngđàotạo,trực tiếpgiảiquyết những vâ’n đề thực tiễn phát triển kinh tế - xă hội. Do vậy. nguồn thu từ hoạt động NCKH và ứng dụng của các trường còn rất hạn chế. Cáctrường chưa cóchính sách tích cực trong thúcđẩy mối liên kết giữa trường học, viện nghiên cứu vớicác đơn vị kinh tế, chưa gẩnkết côngtác đào tạo, NCKH với thực tiễn đời sông sản xuất - kinhdoanh để gia tăng nguồn thu.(Hình 1)

Số27-Tháng 11/2020 21 1

(3)

ĨẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Hình ỉ: cơ câu nguồn thu tài chính của các trường đại học công lập

Đơn vị tính: %

■ NSNN (%) ■Thu học phí (%) Thu sự nghiệpvàkhác

Nguồn: Tổng hợp dựa trên dữ liệu thốngkêcủaBộ Tài chính Tạicácquốc gia trên thế giới, nguồn thu của

các trường đại học cũng có sự khác biệt,ởTrung Quốc nguồnngân sách nhà nước vẫnlà nguồn đầu tư quan trọng cho các trường đại học công lập.

Nguồn thu chủ yếu từ ngânsách nhà nướcchiếm khoảng 63%, nguồn thu từ đóng góp cộng đồng và nguồn thu khác chiếm khoảng 18%, nguồn thu từ học phí của sinhviên chiếm khoảng 19%. Ngân sách các trường đại học ở Đức chủ yếu dochính quyền Bang tài trợ khoảng 17%. Việc câp phát ngân sách nhà nướcdựa vào nhu cầu dođơn vị lập.

Ngân sáchnhà nước cấp chung cho cả nghiên cứu khoahọcvà giảngdạy. Hệ thốnggiáo dục đại học ở Hàn Quốcgồm 23 trường ĐHCL và 153 trường đại học tư. Khi Chính phủ Hàn Quốc giaoquyền tự chủ toàn diện cho cáctrườngđại học thì mức học phí và số lượng các trườngđại học có xuhướng gia tăng. Trước sức ép tăng học phí. các trườngđại học ở HànQuốc được ngân sáchnhà nướccấp theo chê độ khoán và được tự do vay vốn ngần hàng, được tự do sử dụngtrang thiết bị cho đàotạođại học.

3.2. Thu từNSNNcác hỗtrỢcủaChính phủ Chi ngân sáchnhà nước cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo năm 2016 - 2017 đạt 217.057 (tỷ đồng) (tănggấp khoảng 7,6 lầnso với năm 2005)chiếm tỷ lệ 14,84% tổng ngânsáchnhànước.(Bảng 1)

Tính theo GDP, tỷ lệ chi tiêu từ nguồn lực nhà nước cho giáo dục, đào tạo trên GDP cíia Việt Nam cao hơn sovới nhiều nước, khuvực, thậm chí so với cácnước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn.Năm2012, tỷ lệ chì tiêu công cho giáo dục, đào tạo trên GDP của Việt Nam chiếm 6,3%. cao hơn so với Singapore (3.2% năm 2010).Malaysia (5.1%). Thái Lan (3,8%). Hàn Quốc (5.2% năm

2011), Hồng Kông (3,5%). Năm 2010, tỷ lệ chi ngânsách trên mỗi sinhviên đại học ỏ Việt Nam bằng xấp xỉ 40% thu nhập bình quân đầu người, trong khi ở Hoa Kỳ,tỷ lệ này là 21%, Singapore là 28%, Hàn Quốc là 13%, Nhật Bản là 25%. Điều này cho thây, mức ưu tiên mà Chính phủ Việt Nam dành cho giáo dục khá lớn so với khả năng tàichính của quốc gia(Đinh Thị Nga, 2017).

Bên cạnh đó, Chính phủ còn có nhiều chính sáchhỗ trợ khác như thực hiện chính sách miễn,giâm học phí và hỗ trợchi phí cho học sinh, sinh viên nghèo; kinh phí hồ trợ phát triển giáo dục mầm non;kinh phí hỗ trợ phát triển giáodục đối vớicon em đồng bàodân tộc thiểu số, vùng sâu, vùngxa;

kinh phí hỗtrợhọcbổngvà hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tậpthực hiện chính sáchgiáo dục đốivới người khuyết tật,... Ngoàira,chươngtrìnhtín dụng ưu đãi dành cho sinh viên thôngqua Ngân hàng Chínhsáchxã hội đãtạo điều kiện chohàng triệu họcsinh, sinh viên thuộc hộnghèo, hộ cậnnghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn đượcvay vôn học

Bảng 1. Mức chỉ và cơ cấu chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo

Năm Chỉ sự nghiệp

GDĐT(tỷđồng) Cơ cấu chi (%)

2005 28.611 10,89

2007 53.774 13,46

2008 53.569 11,83

2009 69.320 12,35

2010 78.206 12,05

2011 99.369 12,62

2012 127.136 12,99

2013 155.603 14,30

2014 174.777 15,83

2015 177.367 14,01

2016 195.635 14,38

2017 217.057 14,84

Nguồn: Tổng cụcThốngkê

(4)

QUẪN TRỊ -QUẢN LÝ

tập và lập nghiệp. Sau hơn 10 năm triển khai, chính sách tín dụng này đã nhanhchóng đivằo cuộcsống và phát huy hiệu quả, trở thành một chương trình cóýnghĩa cả về kinh tế,chính trị và xẫhội.Doanh số chovayhọcsính, sinh viên (HSSV) đạthơn51 nghìn tỷ đồng, với hơn 3,5triệu lượt HSSV được vay vôn (Đào Thanh Bình và các cộngsự, 2017).

Hạn mứcchovay đối với học sinh, sinh viên được điều chỉnh tăng qua từng năm, từmức vay 8 triệu đồng/sinh viên/năm thì đến năm 2008 consố này đã tăng lên mức 18triệuđồng/năm/HSSV (Quyết địnhso 751/QĐ-TTg ngày 30/05/2017). (Hình 2)

Hình 2: Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo

Nguồn: Tổnghợpdựa trên dữ liệu củaBộ Tài chính

Bên cạnh những kếtquả đạt được, chính sách đầutưchogiáodục,đào tạo củaViệtNam còn có những hạn chế, bất cập. Cơ câu đầu tưcho giáo dục - đào tạo chưa hợp lýthể hiện ở cơ câu chi cho cácnhiệm vụ,giữacác bậc học, nội dung chi trong từng bậc học và ngành nghề trong từng bậc học.

Cụ thể, tỷ lệ chi thườngxuyên, gồm: Chilương, chi cho hoạt động dạy học và nâng cao chất lượnggiáo trình chiếm khoảng 80% tổng chi, trongđó chủ yếu là dành dể chi trả tiền lương(Bảng 2).

Nhưvậy, trongcơ cấu chi NSNN cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 - 2015, tỷ trọng chi thường xuyêntăng và tỳ trọng chi đầu tưpháttriển (ĐTPT) giảm (tínhcả về số tuyệt đối vàtỷ trọng), cụ thể: (ì) Chi thường xuyên có xu hưổng tăng trong giai đoạn gần đây, nguyênnhânchính là do việctăng lương cho giáo viên, tăng chỉ sốgiátiêu dùng. Tốc độtăng chithường xuyên trung bình giai đoạn 2011 - 2015 là 116.4%; (ii) Chi ĐTPT giảm về tỷ lệ (gần 5%

từ 2011 đến 2015), lý do chính là Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu công để giảm gánhnặng nơ công vàgiảm đầutư do giai đoạn trướcđược tăng cường đầu tư cơ sở trường, lớp. TỐC độ tăng chi đầu tư trung bình chỉ là

106,8%.

Thêm vào đó, trong tổng sôz NSNN đầu tư cho GDĐT thì tỷ lệ ngân sách dành cho GDĐH còn hạn chế 'Chiếm12%,trongkhi đó tỷ lệ chi cho giáo dục tiểu học chiếm gần 30% tổng chi NSNN chocác cấp học. Năm2010, tỷ lệ chi tiêucôngcho giáo dục trên mỗihọc sinh tiểu học của Hoa Kỳ là 22%,Singapore chỉ có 11%.

3.3. Chi tiêu của các cơ sởGDĐH công lập Hàng năm. các trường ĐHCL sử dụng nguồn kinh phí chủ yếu cho chi thường xuyên như chi lương, chi nghiệp vụ chuyên môn; chi sửa chữa.

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Bảng 2. Cơ cấu chi N$NN cho giáo dục, đào tạo

Nội dung

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Quy mô Ty

trọng Quy mô ly

trọng Quy mô Tỷ

trọng Quy mô Tỷ

trọng Quy mô ly trọng Tổng số 137.483 100% 188.915 100% 208.087 100% 218.395 100% 229.592 100%

?uhLđ£U2ư : 30.792 22% 37.801 20% 39.959 19% : 36.306 17% 39.216 17%

phát then

Chi thuờng xuyên 106.691 i 78% , 151.114 80% 168.128 , 81% 182.089 83% , 190.376 83%

.. ..._...____l_J______ i________ : .____I__________ _

Nguồn: Tổnghợp số liệu quy Ct toánchiNSNN từ KBNN

Số27-Tháng 11/2020 213

(5)

TẠP CHÍ CÚNG hương

mua sắm vật tư; chi họcbổng sinh viên,... Hình 2 trìnhbày cơ cấu chi của cáctrường đại học công lập gom: Chi tiền lương, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm thiết bị và chi khoa học công nghệ. Kết quả thống kê chothây,trong giai đoạn 2009 - 2015, các khoản chi thường xuyên bình quân chiếm trên 90% tổng chi của các trường ĐHCL. Tỷ lệ chi cho NCKH và mua sắm thiết bị hầu như chưađược đảm bảo do thiếu nguồn vốh.

Nguồn tài chính cho NCKH và công nghệ của các trường tuy đã tănghàng năm nhưngvẫn chưa đáp ứng đượcnhu cầu. Việc sử dụng và phânbổ chưa hiệuquả, vẫn còn mangtính bình quân vàdàntrải.

Cơ sở vật chát được đầutưtừ nguồn kinh phí khoa học - công nghệ chưa đáp ứng đượcnhucầu của cáctrường,trongkhi đó ở một số’ đơn vị hiệu quả sử dụng cơ sở vậtchátchưa cao. từ đó ảnh hưởng đênchấtlượng đào tạo củacác trường đại học.

4. Kết luận và gỉảỉ pháp

Đầutư cho giáo dục,đàotạo được coilà yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển kinhtế nhanh, bền vững. Vì vậy, đẩu tư củaNhà nước cho giáo dục và đào tạo cần chú ýgiải quyết mộtsố vân đề sau:

Trước hết, cần mộtchiến lượcđầu tư cho giáo dục - đào tạo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Cần thực hiện kế hoạch tài chính dài hạn, ngân sách trung hạn cho giáodục và đào tạo.

Thứ hai, điều chỉnh cơ câu đầu tư cho giáo dục - đào tạo theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên, cần đầu tư đổi mơi chương trình,xâydựng mơivà đổi mới giáo trình

cấc môn học. Tiếp thu có chọn lọccác chương trìnhvà giáo trình đàotạo, cũng nhưphương pháp dạy và học của cáccấp học từ các nước có nền giáo dục hiện đại. Đầutưcó trọng tâm, ưu tiên cho những ngành đào tạo khoahọc cơbản,có nhu cầu xã hội hạn chế, khả năng xã hội hóa không cao. Thứ ba, điềuchỉnh cơcấu đầu tư chođào tạo và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Cơ câu đào tạo cần theo kịp với yêu cầu xã hội, yêu cầu phát triểnkinh tế ở nước ta. Thứtư, cầnthựchiện các giải pháp về tái cơ câu chi NSNN dành cho lĩnh vựcgiáo dục,đại học theohướng: Không baocấp dàntrải, trànlan đối với tấtcả các cơ sởđàotạo;

Thựchiện nguyêntấctừng bước tăng thu từngười học để bù đắp chiphí đào tạo theo lộ trình điều chỉnh giá, phí của Chính phủ. Nhà nước hỗ trợ trực tiếphọc phí đôi vơi một sốđối tượng thuộc diện chínhsách; cho vay tín dụng ưu đãiđối với sinh viên, học sinh thuộc gia đình nghèo, cận nghèo. Phương thức phân bổ NSNN cho các trường đại học.caođẳngchuyểndần sangcơ chế đặt hàng. Cơ chế tàichính cho các cơ sởgiáodục, đào tạo cần được đổi mới theo hướng tăng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm. Hạn chế phương thức tính bình quân một mức chi chotât cả các trường, các ngành học và các nghề đào tạo. Đồngthời, cần có giải phấp huy động các nguồn lực của xã hội, của doanh nghiệp để phát triển và nâng cao chất lượng, tổng kết đánh giá và tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa ỉĩnh vực giáo dục. đào tạo ■

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Đặng Thị MinhHiền(2016).Hiệuquả đầu tư cho giáodục đại học coni’ lập ở ViệtNơm theocách tiếp cận phân tích chì phỉ - lợi ích, Luận án Tiếnsĩ Kinh tế. Đạihọc Kinh tếquốc dân.

2. Greenwald. R., Hedges,L.V., and Laine, R. D. (1996).The effectof school resources on student achievement.

Review of Educational Research, 66.361-396.

3. Hanushek. E. A. (1989). The impact of differential expenditures on school performance. Educational Researcher, 18(4).45-65.

4. Hanushek. E. A. (1991). When school finance "reform" may not be a good policy. Harvard Journal on Legislation,28,423-456.

5. SarahTumen (2D 13). The impact of schoolresourcing andfinancial management oneducational attainment and achievement.A thesis submitted in partialfulfilmentof the requirements for the degreeof Doctor ofPhilosophyin Education.TheUniversityof Auckland.

(6)

QUẦN TRỊ-QUẢN LÝ

6. Lê ĐứcNgọc (2001),Đổi mới công tác quản lý tàichính trongcáctrườngđại học đểlàm đòn bẩynângcao chất lượng,hiệu quả và hiệu suất đào tạo,Kỷ yếu Hội thảo“Quảnlý nhà nước và tự chủtài chính trong các trường đại học”tạiTrường Đại học Sư phạm TP. HồChí Minh,tháng 12/2001.

7. Massen, p. (2000), Modelsof FinancingHigher Education in Europe, Center for Higher Education Policy Studies(CHEPS) University of Twente.

8. Nguyễn Minh Tuân(2015),“Tdc độngcủa công tácquảnlýtài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hìnhtạicác trường đại học thuộc Bộ CôngThương'’ mã sô:63.34.02.01, Luậnán Tiến sĩTrường Đại học Kinh tếquốc dân.

9. Trương ThịHiền(2017), ‘‘Quảnỉýtài chínhtại các trường đại học công lập trực thuộc bộ giáo dục vàđàotạo trên địabànthành phố Hồ ChíMinh trongđiều kiệntựchủ”, LuậnánTiếnsĩkinhtếHọc việnTài chính.

Ngày nhận bài:12/10/2020

Ngày phản biện đánh giávà sửa chữa:22/10/2020 Ngàychấpnhận đăng bài:2/11/2020

Thông tin tác giả:

NCS.VŨTHỊ LIÊN

Kiểm toán viên chính, Kiểmtoán Nhà nước

THE CURRENT INVESTMENT AND SPENDING

OF PUBLIC HIGHER-EDUCATIONAL INSTITUTIONS IN VIETNAM

• Postgraduate studentvu THI LIEN PrincipalAuditor,state Audit Office of Vietnam

ABSTRACT:

The higher education sectorin Vietnam has been providing millions of high-quality graduates, significantlycontributing to acceleratingthe country’s industrialization and modernization process in the contextof Industry 4.0. Financial management is an important factor to maintain and improve the training quality ofpublic universities. This study is about the current situation of investment and spending of public universities in Vietnam in order to get an overview on the financial position of public higher education sector. Based on this study’sfindings, some solutions are proposed to hslp public highe-educational institutions diversify and expand their financial resources,improvingtheừfinancial autonomy and their training quality.

Keywords: Publicuniversities, financialinvestment,financial spending.

So 27 -Thdng 11/2020 215

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phương pháp định tính: được sử dụng để xây dựng thang đo đo lường Thích hợp của CLTT BCTC.. Phương pháp định lượng: được sử dụng để đo lường tính Thích

Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát của 40 trường đại học và các công ty công nghệ, nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển TNGDM ở quy mô quốc gia nhằm xây

Luận án phân tích sâu sắc lý luận về nội dung quản lý tài chính nội bộ các trường đại học công lập trên ba khía cạnh: quản lý thu, quản lý chi, quản lý tài sản theo

Các chương trình được kiểm định và đạt chuẩn AUN-QA đã trải qua thực hiện đánh giá (Assessment) và xác định mức độ điểm đạt theo các tiêu chuẩn AUN-QA; các

Trên cơ sở xem xét “khung năng lực thích ứng” cho một CBQL nhà trường nói chung, ở trường ĐH nói riêng, đối chiếu với bản thân và hoạt động ở

a) Cần có khả năng tự nhận thức tốt: Đó là sự thấu hiểu sâu sắc về bản thân và môi trường tồn tại của bản thân; nhận ra được những điểm yếu và điểm mạnh, nhu cầu, giá

Tự chủ đại học có thể được định nghĩa là mức độ độc lập cần thiết đối với các tác nhân can thiệp bên ngoài mà nhà trường cần có để có thể thực hiện được việc

- Một là, Các công tình liên quan đến vấn đề bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong những năm gần đây đã nghiên cứu, chỉ ra các phương thức để nâng cao chất lượng công tác bồi