• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ 9.

Ngày soạn :………

Ngày giảng :………..

TÊN CHỦ ĐỀ

CÁC NƯỚC TƯ BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II Số tiết: 03( từ tiết 10 đến tiết 12 PPCT)

Bước 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI HỌC.

Bước 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 1. Mô tả chủ đề

Chủ đề gồm 03 tiết (từ tiết 10 đến tiết 12 PPCT) bài 9: Nhật Bản, bài 10: Mĩ, bài 11 : Các nước Tây Âu .

2. Mạch kiến thức của chủ đề

Tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ II.

3. Thời lượng:

Số tiết học trên lớp: 03 tiết

Bước 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC( chung cho cả chủ đề) 1. Kiến thức:

– Trình bày được quá trình phát triển về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó.

– Nêu được những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ trong và sau thời kì “Chiến tranh lạnh”, đánh giá tác động của chính sách đó đối với thế giới.

– Trình bày được những nét chính về sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó. Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

– Trình bày được sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản nửa sau thế kỉ XX và nguyên nhân của nó. Khái quát được chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

– Phân biệt được các loại hình tổ chức quốc tế: tổ chức liên minh quân sự, tổ chức liên kết chính trị – kinh tế, tổ chức đa phương mang tính đại diện toàn cầu.

(2)

2. Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, lược đồ, bản đồ.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá nhận định các sự kiện lịch sử, kỹ năng sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, kỹ năng thảo luận nhóm, hợp tác, liên hệ, đưa ra ý kiến, nhận xét, đánh giá, trả lời thắc mắc lẫn nhau.

- Kĩ năng lập niên biểu lịch sử.

- Rèn luyện phong cách học tập tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh.

- Hình thành khả năng liên kết các môn đã học để giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong bài.

*. Kỹ năng sống:

- Tự nhận thức: Nhận thức được chỉ có hòa bình mới tạo cho nhân loại cuộc sống tốt đẹp

- Làm chủ bản thân: biết suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về sự phát triển thần kì của đất nước Nhật Bản.... .

- Kĩ năng giao tiếp ứng xử: Trình bày ý tưởng của cá nhân về những việc làm cụ thể trong việc học hỏi ý chí của người Nhật Bản .

- Ra quyết định về việc làm cụ thể của cá nhân và xã hội về việc học hỏi ý chí của người Nhật Bản .

- Kĩ năng lắng nghe và hoạt động nhóm.

- Rèn kĩ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.

- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về học hỏi ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật của người Nhật Bản.

- Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng tự hào, ý thức đoàn kết dân tộc. Đề cao phẩm chất và tài năng của con người.

- Giáo dục cho học sinh ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật của người Nhật Bản.

(3)

- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.

- Yêu thích môn Lịch sử cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lý, Ngữ văn, Mỹ thuật, Tin học .

4. Định hướng năng lực được hình thành:

+ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

+ Năng lực chuyên biệt của bộ môn: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; sử dụng lược đồ, tranh ảnh; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.

Bước 4: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1.Tình hình

các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ II

- Trình bày được quá trình phát triển về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó.

- Phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.

- So sánh con đường phát triển kinh tế của Mĩ với NHật Bản, Tây Âu.

Rút ra được bài học lịch sử.

2. Sự phát triển khoa học kĩ thuật

- Trình bày được sự phát triển về KH- KT của các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ sau

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó.

- Phân tích được ý nghĩa của sự phát triển KH- KT đối với sự phát triển kinh tế của các nước tư bản.

- Bài học về ứng dụng các thành tựu KH- KT trong phát triển kinh tế của Việt Nam.

(4)

Chiến tranh thế giới thứ hai. .

3. Chính sách, đối ngoại và sự liên kết khu vực

- Nêu được những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản.

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

- Phân biệt được các loại hình tổ chức quốc tế: tổ chức liên minh quân sự, tổ chức liên kết chính trị – kinh tế, tổ chức đa phương mang tính đại diện toàn cầu.

- Phân tích được nguyên nhân và sự tác động các tổ chức quốc tế: tổ chức liên minh quân sự, tổ chức liên kết chính trị – kinh tế, tổ chức đa phương mang tính đại diện toàn cầu.

- Đánh giá tác

động của

những chính sách đối ngoại đó đối với thế giới.

Bước 5: XÂY DỰNG CÁC CÂU HỎI/ BÀI TẬP CỤ THỂ THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC.

1. Trắc nghiệm - Câu hỏi nhận biết - Chọn đáp án đúng 2. Tự luận

- Nhận biết

- Câu hỏi thông hiểu - Câu hỏi vận dụng thấp - Câu hỏi vận dụng cao.

Bước 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết: 10

TÌNH HÌNH MĨ, NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II I. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức : HS cần nắm được những kiến thức cơ bản sau :

- Học sinh biết được tình hình kinh tế và chính trị của nước Mĩ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân của sự phát triển đó.

- Chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II

(5)

* Tích hợp liên môn

Để cho bài giảng có hiệu quả, giáo viên có thể tích hợp một số môn học khác nhau như :

+ Môn Tin học: Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet( Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học).

+ Môn Địa lý: Xác định vị trí của nước Mĩ và Nhật Bản trên bản đồ, giới thiệu về vị trí địa lí, tự nhiên .

+ Môn Ngữ văn: Tích hợp nội dung chống chiến tranh bảo vệ hòa bình trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ( Ngữ văn 9.

+ Môn Mĩ thuật: Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà vẽ tranh theo chủ đề “ Vì một thế giới hòa bình”.

+ Môn Giáo dục công dân : Bảo vệ hòa bình( Bài 4 - Lớp 9), Hợp tác cùng phát triển( Bài 6 – Lớp 9).

+ Môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Chủ điểm tháng 4: “Hòa bình và hữu nghị”( lớp 8)

2. Kỹ năng :

- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, lược đồ, bản đồ.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá nhận định các sự kiện lịch sử, kỹ năng sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, kỹ năng thảo luận nhóm, hợp tác, liên hệ, đưa ra ý kiến, nhận

xét, đánh giá lẫn nhau.

- Kĩ năng lập niên biểu lịch sử.

- Rèn luyện phong cách học tập tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh.

- Hình thành khả năng liên kết các môn đã học để giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong bài.

* Kĩ năng sống : Lắng nghe, tự nhận thức, làm chủ bản thân, ra quyết định 3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh tình yêu tổ quốc, biết giữ gìn và trân trọng những thành tựu KHKT.

-Nhận xét, đánh giá đúng đắn vấn đề lịch sử.

4. Năng lực cần phát triển:

- Các năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác nhóm, công nghệ thông tin –truyền thông...

- Năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử: sử dụng lược đồ, tranh ảnh, phân tích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhận xét về các sự kiện, vẽ lược đồ, thể hiện thái độ cảm xúc về vấn đề lịch sử, lập niên biểu, rút ra bài học kinh nghiệm từ các sự kiện, vấn đề lịch sử...

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

(6)

- Chuẩn bị của giáo viên:

Phòng học thông minh có trang bị đầy đủ Máy tính xách tay, máy tính để bàn, hệ thống kênh hình, bản ðồ, giáo án soạn trên Power Point và Word, bảng ðen, sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, sách giáo viên Lịch sử lớp 9, các trang Web Google, Violet...

- Chuẩn bị của học sinh:

Máy tính bảng, hệ thống kênh hình, bản ðồ, giấy A3, các nội dung liện quan đến bài học soạn trên Power Point và Word, sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, các trang Wed Gogle, Violet...

III/ Phương pháp/KT dạy học

- PP :Trình bày,nêu vấn đề,thảo luận, sử dụng đồ dùng trực quan…

- Kĩ thuật dạy học:

+ Kĩ thuật nhóm

+ Kĩ thuật phân tích phim +Kĩ thuật động não

IV. Tiến trình dạy học – giáo dục

* Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) 1.Mục tiêu

-Hs có nhứng nhận thức bước đầu về sự phát triển kinh tế của các nước tư bản.

- Sự tác động kinh tế của các nước tư bản đến các nước trên thế giới.

2.Phương thức

- Phương pháp: Đàm thoại,gợi mở,hoạt động nhóm - Kĩ thuật: Động não

- Phương tiện: Sử dụng phương tiện trực quan, vi deo - Hình thức : Dạy học tình huống

3. Tiến trình hoạt động - Bước 1 : Giao nhiệm vụ (GV tích hợp với môn Tin học)

* GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về sự phát triển kinh tế các nước tư bản ( Nguồn You Tobe) ( 2’) ( Slide 1 )

* GV giao nhiệm vụ: ( 1’) Câu hỏi:

Câu 1: Em có nhận xét gì về các nước tư bản khi quan sát những hình ảnh trên ? Câu 2: Sự phát triển của các nước tư bản theo em sẽ có tác động như thế nào đến tình hình thế giới nói chung và nước ta nói riêng?

* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ( 3’)

(7)

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả.

Dự kiến trả lời của hs

-Bước 4 : Đánh giá và chốt kiến thức

GV quan sát, nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

*Hoạt động 1: (20’)

1. Mục tiêu: Hs nắm được tình hình kinh tế của Mĩ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

2. Phương thức

- Phương pháp/KT: Trực quan, nêu vấn đề, thuyết trình, gợi mở, phân tích, động não, trình bày một phút - Phương tiện : Tư liệu, máy chiếu, hình ảnh

- Hình thức : Dạy học tình huống, cá nhân 3. Tiến trình hoạt động:

GV : ghi đề mục, yêu cầu Hs theo dõi SGK mục I/36 ( Tích hợp kiến thức môn Tin học, Địa lý 6 - Qua bài học về kĩ năng xác định vị trí trên bản đồ)

-GV : Chiếu bản đồ thế giới ( Slide 3), Chiếu bản đồ Mĩ, Nhật Bản - Giới thiệu ( Slide 4)

? Bằng sự hiểu biết kết hợp với môn địa, em hãy giới thiệu vài nét khái quát về 2 nước Mĩ vàNhật Bản?

- Hs nhóm 1 : trình bày nước Mĩ kết hợp sử dụng bản đồ

- Mĩ là nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một quận liên bang. Thủ đô là Washington DC nằm giữa Bắc Mỹ. Mỹ quốc giáp Thái Bình Dương ở

I.Tình hình kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau chiến tranh.

1.Hoàn cảnh

(8)

phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Mỹ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong Biển Caribe và Thái Bình Dương. New York là thành phố lớn nhất nước Mỹ. Với 9,83 triệu km2, Mỹ là quốc gia lớn hạng thứ ba về diện tích sau Nga và Trung Quốc.Vì Mỹ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California.

- Hs nhóm 2 : trình bày nước Nhật Bản kết hợp sử dụng bản đồ

-Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Bắc Á bao gồm 4 đảo lớn: Hô cai đô, Hôn xiu, Xi cô cư, Kiu xiu và nhiều đảo nhỏ, có vị trí chiến lược ở Đông Á. Có thể nói rằng, Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở Châu Á đã duy trì được nền độc lập không rơi vào vòng nô dịch thuộc địa của các nước thực dân phương tây. Nhật Bản được mệnh danh là : “ Đất nước mặt trời mọc”, diện tích tự nhiên khoảng 374.000 Km2, dân số > 127 triệu người đứng thứ 9 thế giới, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

Nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương nên Nhật Bản là quê hương của động đất và sóng thần.

(9)

- Hs nhóm 3: Nhận xét, bổ sung

? Tình hình kinh tế nước Mĩ, Nhật Bản sau chiến tranh?

? Nguyễn nhân của sự phát triển? Theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?

- Hs trình bày nguyên nhân chủ quan và khách quan, nguyên nhân chủ quan là quan trọng nhất

GV : Cho hs quan sát h/ả Nhật kí đầu hàng đông minh ( Slide 6)

GV : Cho hs quan sát h/ả người chết đói ( Slide 7 )

? : Em có suy nghĩ gì khi quan sát những bức ảnh này?

Hs : Tự bộc lộ

-GV : Nhận xét, mở rộng :

Chiến tranh chấm dứt, kinh tế Nhật bị tàn phát nghiêm trọng : 56% thủ đô Tô-ki-ô biến thành gạch vụn, 9 triệu người không có nhà cửa, 5 triệu binh lính sĩ quan bị chết, bị thương, bị bắt làm tù binh. Như vậy toàn bộ vốn tích lũy 10 năm ( 1935-1945) bị tiêu hủy hoàn toàn.

- Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Nhật Bản bị quân đội nước ngoài (Mĩ) kéo vào chiếm đóng

? Nguyên nhân nào làm cho nước Nhật bị tàn phá nặng nề như vậy?

Hs : Thảo luận nhóm bàn, trình bày

( Tích hợp kiến thức môn Tin học - Chiếu đoạn clip Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản)

a. Nước Mĩ

- Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

- Là nước khởi đầu cuộc cánh mạng KHKT lần 2, đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa to lớn với đời sống con người.

- Từ những năm 70 trở đi, bị Tây Âu, Nhật Bản cạnh tranh không còn giữ ưu thế tuyệt đối

b. Nhật Bản

- Là nước bại trận, mất hết thuộc địa, đất nước bị tàn phá

- Bị Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản

- Tiến hành cuộc cải cách dân chủ

- Từ những năm 50 trở đi, kinh tế tăng trưởng

‘‘thần kì”, đứng thứ 2 thế giới, trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới

- Đầu những năm 90, suy thoái kéo dài

Biểu hiện: SGK

(10)

-GV: Chiếu đoạn clip Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản( Video)

- Cho học sinh theo dõi đoạn vi deo

Theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman,ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

? Em có suy nghĩ gì khi xem đoạn clip này?

( Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn 9 – Văn bản : Đấu tranh cho một thế giới hào bình của Macket để các em nhận thức được giá trị của hòa bình và cần có tinh thần đấu tranh để bảo vệ nền hòa bình thế giới ) GV : Tích hợp môn Ngữ văn 9 : Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Macket

? Đứng trước khó khăn trên nước Nhật đã phải khắc phục và hàn gắn vết thương chiến tranh như thế nào?

HS : Tiến hành cải cách dân chủ GV : Chốt ý , ghi bảng =>

? Em hãy nêu nội dung cải cách dân chủ ở Nhật Bản?

- HS nêu nội dung trong SGK/37

GV:Tuy chính phủ Nhật vấn lãnh đạo đất nước, nhưng lại dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ và họ là những người thực sự thảo ra những chính sách cải cách dân

Nguyễn nhân của sự phát triển

a.Mĩ: Sgk - Khách quan - Chủ quan

b.Nhật Bản: Sgk/38

* Khách quan:

- Sự phát triển chung của

(11)

chủ.

? Em có nhận xét gì về những nội dung cải cách này?

- Cải cách toàn diện, có sự tiến bộ làm thay đổi bộ mặt đất nước Nhật Bản

? Những cải cách này đã mạng lại ý nghĩa gì cho đất nước Nhật Bản?

GV : Kết hợp ghi bảng =>

- Bổ sung: Nhờ có cải cách đó, nước Nhật đã có một chuyển biến sâu sắc: Từ một chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, những cải cách này đã mang lại niềm hi vọng mới đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế của Nhật Bản sau này.

? Cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 được khởi đầu từ nước nào?

? Trong việc tiến hành cách mạng KH-KT và CN, Mĩ, Nhật Bản đã thu được những thành tựu gì?

? Những thành tựu KH- KT đó có tác dụng gì đối với nước Mĩ, Nhật Bản ?

- HS dựa sgk trả lời

? Bên cạnh những mặt tích cực , những thành tựu đó còn có những hạn chế gì?

-Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

- Tích hợp với văn bản thông tin về ngày Trái đất - Sản xuất ra vũ khí hiện đại (tên lửa, máy bay F111, B52, bom nguyên tử) để xâm lược làm hao người tốn của, huỷ diệt nhân loại chẳng hạn như chất độc màu da cam

Chuyển ý:

*Hoạt động 2 ( 15’)

1. Mục tiêu: Hs nắm được chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

nền kinh tế thế giới.

- Thừa hưởng những thành tựu KHKT.

- Chi phí quân sự thấp * Chủ quan Sgk/ 38 -> Có ý nghĩa quyết định.

II. Chính sách ðối ngoại

(12)

2. Phương thức

- PP/KT: Trực quan, nêu vấn đề, thuyết trình, gợi mở, phân tích, Động não, trình bày một phút

- Phương tiện : Tư liệu, máy chiếu, hình ảnh - Hình thức : Dạy học tình huống, cá nhân 3. Tiến trình hoạt động:

Yêu cầu hs chú ý sgk mục III GV : Giao nhiệm vụ

Hs : Thảo luận nhóm

- Nhóm 1: ? Hãy nêu những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

- Nhóm 2: Em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của 2 quốc gia này?

- Hs các nhóm trình bày, nhận xét -GV : Chố ý

GV Bổ sung (Sgv)

- Lệ thuộc Mĩ về chính trị và an ninh. Ngày 8/9/1951, Nhật kí với Mĩ bản “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, theo đó Nhật nằm dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ và để Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản...

- Hiện nay :Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư, viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước ĐNA.

a. Mĩ

- Đề ra chiến lược toàn cầu, chống phá các nước XHCN

- Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên thế giới - Lập các khối quân sự, chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược b. Nhật Bản

- Lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh - Tập trung phát triển kinh tế

- Hiện nay thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng, trở thành cường quốc chính trị

(13)

- Hiện nay, đang vươn lên trở thành cường quốc về chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình

?Việc kí kết “Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật” đã đem lại lợi ích gì cho Nhật Bản?

- Nhờ kí kết “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” mà trong thời kì Chiến tranh lạnh, NB chỉ dành 1% tổng sản phẩm quốc dân cho những chi phí quân sự, còn tập trung sức vào phát triển kinh tế (trong khi các nước khác chi phí quân sự là 4 – 5%, thậm chí có nước lên tới 20%).

? Học và hiểu về sự phát triển của đất nước bạn em có suy nghĩ và mong muốn gì cho đất nước mình?

( Tích hợp kiến thức môn GDCD7 – Bài 14 : Bảo vệ môi trường và tái nguyên thiên nhiên -> Học sinh nhận thấy ý nghĩa của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người . Nhận thấy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. )

? Với nhiệm vụ là người học sinh em nghĩ và sẽ làm gì để mong muốn của em thành công?

( Tích hợp kiến thức môn GDCD9 – Bài : Lí tưởng sống của thanh niên -> Giáo dục lòng yêu nước và niền tự hào về quê hương, đất nước , học sinh biết rút ra bài học về mực đích sống, vượt khó, thái độ và

(14)

cách ứng xử của con người với con người)

? Em hiểu “chiến lược toàn cầu”là gì?

- Là mục tiêu, kế hoạch có tính chất lâu dài của Mĩ nhăm thống trị thế giới

? Hãy kể tên một số khối quân sự được Mĩ thành lập - NATO(1949 - chống lại LX và Đông Âu)

- SEATO( 1954- ngăn chặn ảnh hưởng CNXH và phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực)

Quan hệ hiện nay giữa Mĩ và Việt Nam?

- Năm 2013 chủ tịch nước ta đã có chuyến thăm tại Mĩ.

- Như vậy, qua phần này chúng ta thấy tất cả những chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại bành chướng đều nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới của giới cầm quyền Mĩ. Nhưng tham vọng của Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề (Can thiệp vào Trung Quốc năm 1945-1946; Cu Ba 1959-1960; đặc biệt là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1954-1975) Trong cuộc chạy đua vũ trang để xác lập trật tự thế giới

“đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế, giới cầm quyền Mĩ luôn vấp phải sự phản đối của các đồng minh.

Bởi hiện nay một số nước, khu vực phát triển rất nhanh như Nhật Bản, Tây Âu.

*Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:

+ Tình hình chung của Tây Âu sau chiến tranh TG II.

+ Các nước Tây Âu có sự liên kết khu vực ntn.

+ Nguyên nhân vì sao các nước Tây Âu có sự liên kết?

+ Quá trình liên kết của các nước Tây Âu diễn ra như thế nào?

Ngày soạn :………

Ngày giảng :………..

Tiết : 11 ĐỊNH HƯỚNG KIẾN THỨC – LUYỆN TẬP

CÁC NƯỚC TÂY ÂU I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được

(15)

- Tình hình chung với những nét nổi bật nhất của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2.

- Xu thế liên kết khu vực ngày càng phổ biến cả thế giới và các nước Tây Âu . 2. Kĩ năng

- Sử dụng lược đồ: phạm vi lãnh thổ của liên minh Châu Âu (Anh, Pháp, Đức) - Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích, tổng hợp.

- Kỹ năng sống:

+Tư duy, hợp tác.

+ Kỹ năng lắng nghe tích cực + Kỹ năng phán đoán

3.Thái độ:

- Nhận thức được mối quan hệ, những nguyên nhân đưa tới sự liên kết khu vực của Tây Âu và quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Mối quan hệ giữa nước ta với liên minh Châu Âu dần dần được thiết lập và ngày càng phát triển. Mở đầu là năm 1990 hai bên tiết lập quan hệ ngoại giao, 1995 kí hiệp dịnh khung, mở ra những triển vọng hợp tác phát triển mới

4. Hình thành năng lực

- Khai thác và sử dụng kênh hình II. Chuẩn bị

Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, lược đồ các nước Tây Âu, ƯDCNTT Học sinh: SGK, đọc bài trả lời các câu hỏi trong SGK, sưu tầm tài liệu III. Phương pháp, KT

- Gợi mở, phân tích, thảo luận, tổng hợp, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, nhóm III. Tiến trình dạy học

Giới thiệu bài (1’): Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 khu vực Tây Âu đã có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc. Một trong những thay đổi to lớn đó là sự liên kết khu vực. Vậy cụ thể như thể nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học?

Hoạt động 3: Luyện tập (trên lớp)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1: (16’)

1. Mục tiêu; Hs nắm được nét nổi bật về kinh tế , chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây âu sau chiến thế giới thứ hai.

2. Phương thức

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp - Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, nhóm

I.Tình hình chung

- Kinh tế bị tàn phá nặng nề

(16)

- Phương tiện: Máy chiếu, tư liệu - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Tây Âu là khu vực nào của Châu Âu?

Gv: -Treo lược đồ:

HS : Nhóm 1 :Giới thiệu trên lược đồ

Tây Âu là một khái niệm được sử dụng sau chiến tranh thế giới thứ hai để chỉ các nước TBCN ở phiá tây Châu Âu (phân biệt với các nước XHCN trước đây ở phía đông Châu Âu)

?Trong thời kì chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Tây Âu như thế nào?

HS : Nhóm 2

- Trình bày sản phẩm của nhóm có minh họa bằng hình ảnh trên Powrpoint

HS: nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, Phân tích cụ thể

? Hãy nêu những dẫn chứng thể hiện những thiệt hại của Các nước Tây Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai?

- Dựa sgk phần in chữ nhỏ

? Để khôi phục kinh tế các nước Tây Âu đã làm gì?

- HS dưạ sgk trả lời

? Để nhận được sự viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu phải tuân thủ những điều kiện gì?

- Dựa sgk phần in chữ nhỏ

? Em hãy nêu chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau chiến tranh ?

HS : nhóm 3 trình bày sản phẩm của nhóm - Thu hẹp quyền tự do dân chủ

- Xoá bỏ những cải cách tiến bộ

? Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?Em hãy lấy ví dụ cụ thể?

HS :nhóm 4: trình bày sản phẩm HS nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Trong thời kì “chiến tranh lạnh” mâu thuẫn gay gắt giữa 2 phe XHCN và ĐQCN. Các nước Tây Âu đã làm gì?

- Gia nhập khối quân sự NATO do Mĩ lập ra (4/1949)

- Năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch Mác-san

-> phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra

* Chính sách đối nội (SGK)

* Chính sách đối ngoại - Tiến hành chiến tranh xâm lược

-> khôi phục lại ách thống trị của mình

- Thời kì “chiến tranh lạnh”:

+ Gia nhập khối quân sự NATO

+ Chạy đua vũ trang, thiết lập nhiều căn cứ quân sự

* Nước Đức sau chiến tranh

- Bị chia thành 2 nước:

+ Đông Đức : Cộng hòa dân chủ Đức

+ Tây Đức : Cộng hòa liên bang Đức, kinh tế

(17)

nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN. Tình hình Châu Âu căng thẳng.

? Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình nước Đức ntn?

- Chiếu lược đồ: Xác định khu vực Đông Đức, Tây Đức

? Tình hình kinh tế chính trị của 2 nước Đông Đức và Tây Đức ntn?

- Tây Đức phát triển hơn Đông Đức

? Vì sao kinh tế Tây Đức lại phát triển hơn Đông Đức?

- Vì muốn biến Tây Đức thành một lực lượng xung kích chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu, Mĩ, Anh, Pháp đã tích cực giúp đỡ Cộng hòa liên bang Đức, đưa nền kinh tế nước này nhanh chóng phục hồi và phát triển.

- GV chốt lại nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.

* Hoạt động 2: (17’)

1. Mục tiêu: Hs Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nýớc Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai

2. Phýõng thức

- PP/KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, động não, đặt câu hỏi

- Phương tiện: Máy tính, hình ảnh - Hình thức: Học theo tình huống 3. Tiến trình hoạt động:

- Y/ c học sinh chú ý mục II

? Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt từ 1950 trở đi một xu hướng phát triển mới ở các nước Tây Âu là gì?

Ngyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu ?

- HS : thảo luận nhóm

- HS: các nhóm nhận xét, trình bày -GV : chốt kiến thức

- Trả lời trong SGK

được khôi phục nhanh chóng -> đứng thứ 3 trên thế giới

-> tham gia khối NATO chống lại Liên Xô và Đông Âu.

- 3/10/1990 2 nước sát nhập-> nước Đức được thống nhất

II. Sự liên kết khu vục 1.Nguyên nhân (Sgk).

II. Sự liên kết khu vục

1.Nguyên nhân (Sgk).

2.Quá trình liên kết - Tháng 4/1951 cộng đồng than, thép Châu Âu

- Tháng 3/1957 : Thành lập “cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” -> cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)

-Tháng 7/ 1967 cộng đồng châu Âu (EC) - Tháng 12/1991 Liên minh châu Âu (EU).

(18)

Sự liên kết khu vực giữa các nước Tây Âu diễn ra ntn? - Dựa sgk trả lời

- Sử dụng lược đồ :HS xác định 6 nước đầu tiên của EU

Pháp , Đức ,I-ta-li-a, Bỉ, Hà lan, Lúc xăm bua

? Mục đích ra đời của cộng đồng kinh tế Châu Âu là gì?

- Hãy cho biết nội dung chính của hội nghị Ma-a- xtơ-rích Hà Lan?

- Dựa sgk.Đọc phần chữ in nhỏ

sự ra đời liên minh Châu Âu có vai trò quan trọng gì?

? Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây Âu như thế nào?

- Liên hệ và chốt lại kiến thức ...

5. Hướng dẫn về nhà: (3 phút), GV giao nhiệm vụ qua Facebook, Zalo

* Bài cũ:

- Học kĩ nội dung bài học, trả lời các câu hỏi, bài tập sgk

- Tìm hiểu mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và các nước Tây Âu.

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện có liên quan đến bài học.

Hoạt động 3: Luyện tập (ở nhà)

* Chuẩn bị trước nội dung bài mới

Tiếp tục học chủ đề tiết 3: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh qua Email, Facebook theo danh sách nhóm đã phân công ở tiết trước. Các nhóm đã được phân công từ tiết 1hoàn thành sản phẩm của nhóm mình. Sản phẩm giáo viên gửi lại, yêu cầu chỉnh sửa và hoàn thiện gửi lại qua Facebook ( nguyenthimuidt@gmail.com ),

Zalo (muinguyen) hoặc Emai thcs.dc.ntmui@dongtrieu.edu.vn + Nhóm 1:

Bài 1. Lập các bảng tóm tắt sự phát triển về kinh tế và chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

Giai đoạn Kinh tế Chính sách đối ngoại 1945-1973

1973-1991 1991-2000

Bài 2. Tìm hiểu chính sách của Mĩ đối với Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.

(19)

+ Nhóm 2:

Câu 6. Trình bày những thành tựu chủ yếu về kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kì. Những nhân tố nào đã tạo nên những thành tựu đó? Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?

+ Nhóm 3:

Câu 4. Tóm tắt sự phát kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000. Những nhân tố nào đã dẫn đến kết quả đó?Trình bày quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh. Nhận xét vai trò của tổ chức đó trong nền kinh tế thế giới.

+ Nhóm 4: Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức trong chủ đề Ngày soạn :………

Ngày giảng :……….. Tiết 12

LUYỆN TẬP- MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ ( 45’) 1.Mục tiêu

a. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản của bài học: Tình hình phát triển kinh tế, nguyên nhân của sự phát triển, chính sách đối ngoại của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ II.

- Phân biệt được các loại hình tổ chức quốc tế: tổ chức liên minh quân sự, tổ chức liên kết chính trị – kinh tế, tổ chức đa phương mang tính đại diện toàn cầu.

b. Kĩ năng

- Học sinh có kĩ năng vẽ, trình bày lược đồ, sơ đồ tái hiện kiến thức.

* Kĩ năng sống: Giao tiếp, ra quyết định, xác định giá trị bản thân c. Thái độ

- GD cho hs ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật của người Nhật Bản.

- Giáo dục cho học sinh tình yêu tổ quốc, biết giữ gìn và trân trọng những thành tựu KHKT.

d. Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực khai thác và xử lí thông tin trên tranh ảnh, phân tích 2.Phương thức

- Phương pháp/ kĩ thuật:

- Phương tiện:

(20)

- Hình thức

3. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ

Gv giao bài tập về nhà cho 4 nhóm - Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ Hs hoàn thiện sản phẩm nhóm - Bước 3: Trao đổi, thảo luận

- Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

*Hoạt động 4,5: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo Hoạt động giáo viên- học sinh Mục tiêu cần đạt Củng cố kiến thức

- Mục đích: Hs tổng hợp kiến thức tình hình các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ II, vận dụng làm bài tập

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, hỏi và trả lời, thảo luận, nhận xét, đánh giá - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm

- Phát triển năng lực: Hợp tác, tư duy sáng tạo, đảm nhận trách nhiệm,…

- Thời gian: 10 phút.

- Cách tiến hành:

I. Tổng kết chủ đề:

1. Tình hình các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ II:

? Hãy chỉ ra tình hình chung các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ II?

-Hs khái quát kiến thức chung về nước Mĩ, Nhật Bản, các nước Tây Âu

-Để củng cố và khắc sâu thêm kiến thức về các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ II, cô và các em cùng tiến hành luyện tập, thực hành

Vận dụng, tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo

- Mục đích: hs vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết các bài tập có tính chất tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo

- Phương pháp: luyện tập, thực hành, nhóm, nhận xét, đánh giá…

- Kĩ thuật dạy học: động não, giao nhiệm vụ,

- Phát triển năng lực: Hợp tác, tư duy sáng tạo, đảm nhận trách nhiệm,…

- Thời gian: 30 phút.

- Cách tiến hành:

2. Luyện tập

+ Nhóm 1: trình bày sản phẩm nhóm đã hoàn thành

Bài 1. Lập các bảng tóm tắt sự phát triển về kinh tế và chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

Giai đoạn Kinh tế Chính sách đối ngoại 1945-1973

(21)

1973-1991 1991-2000

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá

Bài 2. Tìm hiểu chính sách của Mĩ đối với Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.

+ Nhóm 2: Trình bày sản phẩm đã hoàn thành

Câu 1. Trình bày những thành tựu chủ yếu về kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kì.

Câu 2: Những nhân tố nào đã tạo nên những thành tựu đó? Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?

+ Nhóm 3: Trình bày sản phẩm đã hoàn thành

Câu 1. Tóm tắt sự phát kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000. Những nhân tố nào đã dẫn đến kết quả đó?

Câu 2: Trình bày quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh. Nhận xét vai trò của tổ chức đó trong nền kinh tế thế giới.

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá

+ Nhóm 4: Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức trong chủ đề

Trình bày sơ đồ tư duy chủ đề Các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ II.

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957?

a. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng Kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.

b. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tải chính với Mĩ và Nhật c. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.

d. Phát hành đồng tiền chung.

Câu 2. Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) 04/1949 tình hình châu Âu như thế nào?

a. ổn định và có điều kiện để phát triển.

(22)

b. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.

c. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.

d. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.

Câu 3: Hãy điền những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiêu biểu của Mĩ trên các lĩnh vực dưới đây:

A. Sáng chế ra các công cụ sản xuất mới:………...

……….

B. Các nguồn năng lượng mới:………

……….

C. Vũ khí:………

……….

D. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc:……….

……….

E. Chinh phục vũ trụ:………...

……….

F. Vật liệu tổng hợp mới:………

……….

Câu 4: Hãy nối các cột thời gian cột A với nội dung cột B sao cho đúng.

Cột A (Thời gian) Nối Cột B (Nội dung)

A. 1945 – 1950 1. Thời kì kinh tế phát triển thần kì B. 1960 – 1970 2. Nhật Bản trở thành một trong ba

trung tâm kinh tế thế giới

C. Sau 1970 3. Thời kì khôi phục kinh tế

D. Đầu những năm 90 của TK XX

4. Kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái kéo dài chưa từng thấy từ sau chiến tranh thế giới thứ hai

4.5. Hướng dẫn về nhà(4 phút). ( Máy chiếu – slide 30) GV giao việc cụ thể cho hs

- Bài học:

+ Nắm chắc nội dung của bài, trả lời câu hỏi ở SGK, hoàn thành vở bài tập .

+ Vẽ tranh theo chủ đề : ‘‘Vì một thế giới hòa bình’’ Khổ giấy A4( Cả lớp) ( Tích hợp Mĩ Thuật)

+ Tiếp tục sưu tầm các tài liệu có liên quan đến Các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ II ( lịch sử, địa lí, văn học… (Tích hợp Tin học ): Khai thác thông tin trên mạng Internet. (Nhóm 1). Sưu tầm tranh ảnh theo nhóm.( 3 tổ - 3 nhóm) hình thức trên giấy A0 hoặc làm tập san(khổ A4).

+ Vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung bài học theo cách của em.

( Nhóm 2).

(23)

+ Vẽ lược sơ đồ tư duy bài học.

( Nhóm 3 ).

+ Bài viết sắm vai : Là một nguyên thủ quốc gia em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình chung của thế giới ?.(Tích hợp Ngữ văn)

Bài mới:

Chuẩn bị -Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II + Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK .

+ Quan sát các kênh hình trong SGK và nêu nội dung, ý nghĩa.

+ Sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến nội dung của bài 5. Rút kinh nghiệm

………

………

………

…………

***************************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhật Bản Trình bày được tình hình của Nhật bản sau CTTG 2 Nêu được quá trình khôi phục và phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh Nêu được các

+ Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu, điển hình là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc... Đặc điểm phát triển một

Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX Bài tập 1 trang 69 Vở bài tập Lịch sử 8: Từ những thành tựu tiêu biểu của nền khoa học -

Trung Quốc , Ấn Độ Các nước xuất khẩu nhiều gạo Thái Lan, Việt Nam Công nghiệp Cường quốc công nghiệp.

bảy vùng kinh tế trọng điểm Bài 3 Trang 10 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy kể ra các thành tựu và thách thức của công cuộc Đổi mới trong

+ Đại hội VII (1935) chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận nhân dân chống phát xít.. + Từ

Bài 2 Trang 4 Tập Bản Đồ Địa Lí: Để phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển, người ta thường dựa vào các tiêu chí chính nào

Bài 2 Trang 39 Tập Bản Đồ Địa Lí: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Nhật Bản để phát triển kinh tế theo dàn ý trong bảng sau:.. Đặc