• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỐI VỚ́I HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU VÀ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỐI VỚ́I HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU VÀ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ"

Copied!
72
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬP KHẨU

ĐỐI VƠI HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU VÀ SẢN XUẤT

XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

PHẠM HỮU QUÂN

KHÓA HỌC: 2013 – 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬP KHẨU

ĐỐI VƠI HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU VÀ SẢN XUẤT

XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Phạm Hữu Quân ThS. Hồ Khánh Ngọc Bích Lớp: K47 Marketing

Niên khóa: 2013 - 2017

Huế, tháng 5 năm 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy giáo, Cô giáo trong trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, Th.Sĩ Hồ Khánh Ngọc Bích, người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm khóa luận này. Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, các anh, chị ở công ty cổ phần Dệ̣t may Huế́ nói chung và phòng ban Kế hoạch – Xuất nhập khẩu nói riêng đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi thực tập tại công ty, đã tạo điều kiện để tôi thực hiện phỏng vấn, thu thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tốt nghiệp này. Đặc biệt đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp thực tế, giúp tôi tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu làm hành trang giúp tôi tự tin hơn về bản thân sau khi ra trường. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh động viên, chia sẻ và giúp đỡ tận tình, đóng góp ý kiến trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Bên cạnh đó, do hạn chế́ về̀ mặ̣t đủ kinh nghiệm thực tiễn cũng như kiến thức chuyên môn, thời gian nghiên cứu còn hạn chế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Cô và bạn bè là nguồn độ̣ng lự̣c lớ́n để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Huế, tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện Phạm Hữu Quân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài:...1

2 Mục tiêu nghiên cứu: ...2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...2

4. Phương pháp nghiên cứu: ...3

5 Cấu trúc đềtài nghiên cứu: ...4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...5

1.1. Cơ sởlý luận: ...5

1.1.1.Gia công xuất khẩu và sản xuất xuất khẩu:...5

1.1.1.1. Gia công xuất khẩu:...5

1.1.1.2. Sự khác biệt giữa SXXK và GCXK:...7

1.1.2. Nhập khẩu và hồ sơ nhập khẩu đối với hàng sản xuất xuất khẩu :...8

1.1.2.1. Nhập khẩu:...8

1.1.2.2. Các hình thức nhập khẩu:...8

1.1.2.3. Bộ hồ sơ nhập khẩu đối với hàng sản xuất xuất khẩu:...10

1.2. Cơ sở thực tiễn:...11

1.2.1. Tổng quan sự phát triển ngành dệt may Việt Nam:...11

1.2.2. Đặc trưng ngành may mặc:...15

1.2.3. Tình hình ngành Dệt may hiện nay:...15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TRIỂN KHAI ĐƠN HÀNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU VÀ GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ...19

2.1. Khái quát vềcông ty cổphần Dệt may Huế: ...19

2.1.1. Giới thiệu vềcông ty: ...19

2.1.2. Lịch sửhình thành: ...19

2.1.3. Tầm nhìn, sứmệnh, giá trịcốt lõi, triết lý kinh doanh, slogan của công ty: 20 2.1.3.1. Tầm nhìn công ty:...20

2.1.3.2. Sứmệnh của Huegatex:...20

2.1.3.3. Giá trị cốt lõi công ty:...20

2.1.3.4. Triết lý kinh doanh: ...21

2.1.3.5. Slogan:...21

2.1.4. Mục tiêu, chiến lược của công ty:...21

2.1.4.1. Chiến lược: ...21

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:...22

2.1.6. Tình hình lao động của công ty:...24

2.1.7. Tình hình tài chính:...24

2.1.8. Mô hình quản trị, tổchức kinh doanh và bộmáy quản lý ...25

2.2. Phân tích quy trình triển khai đơn hàng tại công ty cổ phần Dệt may Huế:...27

2.2.1. Sơ đồ bộ máy phòng ban:...27

2.2.2. Quy trình triển khai đơn hàng tại công ty cổ phần Dệt may Huế:...32

2.2.2.1. Quy trình xem xét và nhận đơn hàng:...33

2.2.2.2. Quy trình lập và theo dõi kếhoạch sản xuất: ...37

2.2.2.3. Quy trình triển khai và thực hiện đơn hàng:...40

2.2.2.4. Quy trình thực hiện thủtục nhập khẩu đối với hàng GCXK và SXXK:43 2.3.Tình hình thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với một số đơn hàng do phòng KH– XNK thực hiện: ...44

2.3.1.Đối với đơn hàng gia công xuất khẩu:...45

2.3.2. Đối với hàng sản xuất xuất khẩu:...50

2.3.2.1. Thanh toán bằng L/C:...50

2.3.2.2. Thanh toán trực tiếp:...51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG VÀ THỦ TỤC GIAO HÀNG...53

3.1.Mục tiêu chất lượng của công ty:...53

3.2.Kế hoạch thực hiện mục tiêu:...53

3.2.1. Về thiết bị:...53

3.2.2. Về con người:...53

3.3.Phân tích môi trường kinh doanh:...54

3.3.1.Điểm mạnh:...54

3.3.2.Điểm yếu:...54

3.3.3.Cơ hội: ...54

3.3.4. Thách thức: ...55

3.3. Đánh giá rủi ro quá trình thực hiện thủtục giao hàng: ...55

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...61

3.1. Kết luận: ...61

3.2. Kiến nghị:...61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...63

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1. NK Nhập khẩu

2. XK Xuất khẩu

3. SXXK Sản xuất xuất khẩu 4. GCXK Gia công xuất khẩu 5. NVL Nguyên vật liệu

6. KHXNK Kếhoạch - Xuất nhập khẩu

7. CM Chi phí cắt, may và đóng gói hoàn chỉnh

8. TT Điện chuyển tiền

9. BC Xác nhận đơn hàng

10. PDM Tài liệu hướng dẫn quy cách kỹthuật may của sản phẩm 11. QLCL Quản lý chất lượng

12. CO Chứng nhận xuất xứ

12. L/C Thư tín dụng (Letter of Credit) 13. PO Đơn hàng (Purchase Order)

14. PI Hóa đơn sơ khởi (Proforma Invoice)

15. ETD Ngày tàu chạy tại cảng đi (Estimated Time Departure) 16. ETA Ngày tàu cập bến tại cảng đến (Estimated Time Arrival)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2015...22

công ty CP Dệt May Huế...22

Bảng 2.2: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổphần Dệt may Huế...23

Bảng 2.3: Tình hình laođộng tại công ty cổphần Dệt may Huế năm 2015...24

Bảng 2.4: Tình hình tài chính của công ty cổphần Dệt may Huế giai đoạn 2014 - 2015 ....24

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

SƠ ĐỒ

Sơ đồ2.1. Mô hình quản trị, tổchức kinh doanh và bộmáy quản lý ...26

Sơ đồ2.2. Bộmáy phòng ban Kếhoạch –Xuất nhập khẩu...27

Sơ đồ2.3. Quy trình triển khai đơn hàng tại công ty Cổphần Dệt may Huế. ...32

Sơ đồ2.4. Quy trình xem xét và nhận đơn hàng tại công ty cổphần Dệt May ...33

Sơ đồ2.5. Quy trình lập và theo dõi kếhoạch sản xuất tại công ty CP Dệt May Huế.37 Sơ đồ2.6. Quy trình triển khai và thực hiện đơn hàng tại công ty CP Dệt may Huế...40

Sơ đồ2.7. Quy trình thanh toán lô hàng bằng L/C...50

Sơ đồ2.8. Quy trình thanh toán cho lô hàng trả trước. ...52

Sơ đồ2.9. Quy trình thanh toán cho lô hàng trảsau. ...52

HÌNH ẢNH Hình 1.1. Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam (tỷ USD) và tốc độ tăng trưởng...12

Hình 2.1. Hóađơn thương mại ...45

Hình 2.2. Phiếu đóng gói...46

Hình 2.3. Vận đơn (đường biển hoặc đường hàng không)...47

Hình 2.4. Phần mềm hệthống quản lý sản xuất xuất khẩu SOFTECH –ECS ...48

Hình 2.5. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Đối với hàng nhập khẩu) ...49

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:

Trong xu thế toàn cầu hóa hội nhập, các quốc gia trên thế giới từ các cường quốc hùng mạnh với nền kinh tếphát triển cho đến những quốc gia đang phát triển thì công tác thúc đẩy xuất nhập khẩu vẫn là việc làm tất yếu. Nó chính là nhân tố quan trọng quyết định đến sựtiến bộcủa mỗi quốc gia, xuất khẩu là cơ sởcủa nhập khẩu, là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi ích lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tếphát triển.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang trong tiến trình công nghiệp hóa–hiện đại hóa đất nước thì ngành Dệt may là một trong những ngành đóng vai trò không thể thiếu trong công cuộc đưa đất nước phát triển đi lên xã hội chủnghĩa. Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa cho nhu cầu trong nước, ngành dệt may đã vươn ra thị trường quốc tếvà giữvai trò quan trọng trong nền kinh tếcủa Việt Nam.Đối với Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước trong 2015 đạt 162,11 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong năm 2015 chiếm 22,81 tỷ USD (Nguồn:Theo báo cáo thường niên năm 2015 - tập đoàn Dệt may Việt Nam - công ty cổphần Dệt may Huế) . Hiện nay, Việt Nam đang nỗlực đẩy mạnh việc xuất khẩu cùng với sự uy tín trên thị trường và mối quan hệ hợp tác với bạn bè thế giới, hứa hẹn đặt kì vọng mạnh mẽcủa ngành Dệt may trongtương lai.

Thừa Thiên Huếcũng là một trong những tỉnh thành trọng điểm của miền trung khai thác ngành Dệt hiệu quả, trong đóphải kể đến Công ty cổphẩn Dệt may Huế . Để có được vịthếhôm nay là 1 quá trình nỗlực, tâm huyết, phấn đấu của toàn bộban lãnh đạo công ty cùng toàn thể nhân viên đem lại sức mạnh đoàn kết đạt mọi mục tiêu đề ra. Qua đó, doanh nghiệp càng phải chứng tỏ được uy tín và trách nhiệm của mình, thể hiện qua sự chăm chút, kĩ lưỡng đến từng đơn đặt hàng, từng sản phẩm để xuất khẩu cũng như việc kinh doanh sản phẩm của công tysao cho đạt hiệu quảcao nhất.

Sự chăm chút, tỉ mỉ cho từng đơn hàng mà công ty nhận được là cả một quá trình mang tính logic và có kỷluật cao, mà điển hình thểhiện qua quy trình triển khai thực hiện đơn hàng của doanh nghiệp. Cụ thể quy trình triển khai thực hiện đơn hàng của công ty cổ phần Dệt may Huế được thông qua các công đoạn: Quy trình xem xét nhận đơn hàng – Quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất - Quy trình triển khai thực hiện và theo dõiđơn hàng – Quy trình thực hiện các thủtục XNK. Thực chất đây

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

là 1 quy trình có mối quan hệ chặt chẽ đòi hỏi sự gắn kết phối hợp giữa những phòng ban liên quan.

Nhận thấy vai trò quan trọng của quy trình thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, đặc biệt là các công đoạn làm thủ tục nhập khẩu đối với các mặt hàng gia công và sản xuất để xuất khẩu của doanh nghiệp, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích quy trình triển khai thực hiện đơn hàng và thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với hàng Gia công xuất khẩu và Sản xuất xuất khẩu tại công ty cổ phần Dệt may Huế”để làm đềtài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

2.1 Mc tiêu chung:

Tiếp cận quy trình triển khai đơn hàng tại doanh nghiệp, qua đó có cái nhìn tổng quan hơn về các quy trình đặc biệt là quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu tại công ty cổphần Dệt may Huế.

2.2 Mc tiêu cth:

- Làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng gia công, sản xuất xuất khẩu các hình thức gia công và phương thức gia công tại doanh nghiệp.

- Tìm hiểuphân tíchquy trình triển khai thực hiện đơn hàng tại doanh nghiệp.

- Đánh giá quy trình thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu nói chung thông qua việc nhận biết các khó khăn, giải pháp cải thiện rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủtục nhập khẩutại doanh nghiệp.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cu:

- Quy trình thực hiện thủ tục XNK cho đơn hàng sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu tại công ty cổphần Dệt may Huế.

- Quy trình thực hiện thủ tục NK cho đơn hàng sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩutại công ty cổ phần Dệt may Huế.

3.2 Phm vi nghiên cu:

+ Nội dung:

o Các vấn đề về lý thuyết xuất nhập khẩu, các quy định, chính sách, các thông báo nội bộchuyên sâu vềvấn đềnghiên cứu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

o Các hình thức gia công, đơn hàng, các phương thức triển khai, quản lý đơn hàng và quy trình triển khai đơn hàng.

o Quy trình thực hiện, các phương thức khai báo, triển khai đơn hàng thông qua khai báo trực tuyến.

+ Thời gian: Từ6/2/2017–15/4/2017

+ Không gian: Công ty cổphần Dệt may Huế- tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp thu thập dliu:

+Nguồn dữ liệu thứ cấp:

- Tài liệu về những lý thuyết liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu, các mục đích cần đạt được, phạm vi áp dụng trong nội bộcông ty, hệ thống tài liệu tham khảo và các nội dung quy trình.

- Các báo cáo, thống kê vềcác sốliệu thu thập về doanh thu, nhân công lao động, tình hình tài chính, nguồn vốn và các tiêu hao trong quá trình thực hiện quy trình....

- Các dữ liệu về nội bộ công ty, bối cảnh công ty, sơ đồ chức năng các phòng ban, phân công nhiệm vụ trách nhiệm của các thành viên trong phòng ban XNK về các thủ thục thực hiện quy trình NK nói riêng và quy trình thực hiện các thủ tục XNK nói chung.

- Các khóa luận tham khảo , các bài viết giáo trình trên mạng internet liên quan đến ngành dệt may và xuất nhập khẩu.

+Nguồn dữ liệu sơ cấp:

- Các tài liệu trong quá trình thực tập thu thập được từ các nhân viên, những phân tích nhỏvềvấn đề liên quan được các anh chị trong phòng ban chia sẻ cho đềtài.

- Các dữ liệu điều tra thu thập được trên bảng đánh giá và các dữliệu thu thập được từ quá trình thực tập tại doanh nghiệp.

4.2 Phương phápphân tích sốliệu:

- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên cơ sở những dữ liệu đã thu thập được và các nguồn tài liệu cung cấp, vận dụng với các phân tích thống kê các chỉ tiêu đánh giávề giá thành, chi phí, doanh thu đạt được để phân tích quy trình thực hiện các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

thủ tục xuất nhập khẩu, quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với hàng Gia công xuất khẩu và Sản xuất xuất khẩu của công ty.

-Nghiên cứu định tính:Áp dụng kỹthuật phỏng vấn sâu, trao đổi trực tiếp với trưởng phòng Kế hoạch – Xuất nhập khẩu về các vấn đề liên quan tới quy trình, các bước giải quyết, xửlý, các trường hợp ngoại lệ, các khó khăn gặp phải, cũng như cách khắc phục vấn đềmà công ty hiện áp dụngv.v…

5 Cấu trúc đề tài nghiên cứu:

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan vềvấn đềnghiên cứu

Chương 2: Đánh giá thực trạng quy trình triển khai đơn hàng và thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với hàng sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần Dệt may Huế.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình triển khai thực hiện đơn hàng và thủ tục giao hàng.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận:

1.1.1.Gia công xuất khẩu và sản xuất xuất khẩu:

1.1.1.1.Gia công xuất khẩu:

Gia công xuất khẩu (gia công quốc tế) là gì ?

Theo Trần Văn Hòe (2009): “Gia công xuất khẩu (gia công quốc tế) là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước trên thế giới.

Có nhiều khái niệm khác nhau về Gia công quốc tế, nhưng theo cách hiểu chung nhất thì gia công quốc tế là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công ) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao(gọi là phí gia công)”.

Trong hoạt động gia công quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. Như vậy, gia công quốc tế cải tiến các thuộc tính riêng của đối tượng lao động (nguyên liệu hoặc bán thành phẩm ) nhằm tạo cho sản phẩm một giá trị sử dụng nào đó. Bên đặt gia công có thể giao toàn bộnguyên vật liệu hoặc chỉ nguyên vật liệu chính hoặc bán thành phẩm có khi gồm cả máy móc thiết bị, chuyên gia cho bên nhận gia công. Trong trường hợp không giao nhận nguyên vật liệu chính thì bên đặt gia công có thể chỉ định cho bên kia mua nguyên vật liệuở một địa điểm nào đó với giá cả được ấn định từ trước hoặc thanh toán thực tế trên hoá đơn. Còn bên nhận gia công có nghĩa vụ tiếp nhận hoặc mua nguyên vật liệu sau đó tiến hành gia công, sản xuất theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công cả về số lượng chủng loại, mẫu mã, thời gian. Sau khi hoàn thành quá trình gia công thì giao lại thành phẩm cho bên đặt gia công và nhận một khoản phí gia công theo thoả thuận từ trước. Các yếu tố sản xuất có thể đưa vào thông qua nhập khẩu để phục vụ quá trình gia công. Hàng hoá sản xuất ra không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch giá phụ liệu cung cấp tiền công và chi phí khác đem lại. Thực chất gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động dưới dạng sử dụng thể hiện trong hàng hoá chứ không phải xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu:

Trong gia công quốc tế thì hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. Mối quan hệ giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công có mối quan hệ chặt chẽ và được quy định rõ trong hợp đồng gia công, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên.

Trong quan hệ hợp đồng gia công thì bên nhận gia công chịu mọi trách nhiệm về các chi phí phát sinh và những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.

Sau khi thực hiện đầy đủ những trách nhiệm được quy định trong hợp đồng gia công thì bên nhận gia công sẽ nhận được một khoản tiền gọi là phí gia công còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm được sản xuất ra trong quá trình gia công.

Trong hợp đồng gia công, người ta sẽ quy định rõ các điều kiện thương mại, thành phẩm, nguyên liệu cấu thành, giá cả gia công, nghiệm thu, thanh toán và hình thức giao hàng v.v…

Thực chất gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động dưới dạng sử dụng thể hiện trong hàng hoá chứ không phải xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.

(Nguồn:voer.edu.vn/khai-niem-dac-diem-vai-tro-cua-gia-cong-xuat-khau, 2017) Vai trò của hoạt động gia công

Đối với nước đặt gia công

- Việc đặt gia công đối với các nước nhận gia công hàng hóa thì sẽ giúp khai thác tối đa được nguồn lao động dồi dào.

- Có cơ hội chuyển giao công nghệ để kiếm lời

- Phù hợp với cơ cấu đặc điểm của mỗi quốc gia, sử dụng nguồn lực hợp lý trong việc đầu tư phát triển sản phẩm mới thay vì sử dụng nguồn lực để gia công các mặt hàng.

Đối với nước nhận gia công

- Góp phần từng bước tham gia vào quá trình phân công laođộng quốc tế, khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh. Thông qua phương thức gia công quốc tế mà các nước kém phát triển với khả năng sản xuất hạn chế có cơ hội tham gia vào phân công lao động quốc tế, khai thác được nguồn tài nguyên đặc biệt là giải quyết được vấn đề việc làm cho xã hội. Đặc gia công quốc tế không những cho phép chuyên môn hoá với từng sản phẩm nhất định mà chuyên môn hoá trong từng công đoạn, từng chi tiết sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Tạo điều kiện đểtừng bước thiết lập nền công nghiệp hiện đại và quốc tế hoá.

- Chuyển dịch cơ cấu công nghhiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

- Nâng cao tay nghề người lao động và tạo dựng đội nguz quản lý có kiến thức và kinh nghiệm trong việc tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế và quản lý nền công nghiệp hiện đại

- Tiếp thu những công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất hiện đại thông qua chuyển giao công nghệ.

(Nguồn: voer.edu.vn/khai-niem-dac-diem-vai-tro-cua-gia-cong-xuat-khau, 2017) 1.1.1.2. Sự khác biệt giữa SXXK và GCXK:

SXXK là hình thức nhập nguyên liệu về để sản xuất xuất khẩu trong đó bên bán nguyên liệu khác với bên mua sản phẩm tức là có hai hợp đồng là hợp đồng nhập nguyên liệu và hợp đồng xuất sản phẩm. Ngược lại GCXK nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm sang cho cùng một đối tác và phụ thuộc họ về cả thiết kế lẫn nguyên liệu , được bao tiêu sản phẩm.

Cảhai hình thức giống nhau ở chổ đều là quá trình xuất khẩu lao động tại chổ và đều có quá trình nhập và xuất. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt khá rõ rệt giữa 2 quá trình SXXK và GCXK, cụ thể như sau:

Gia công xuất khẩu:

+ Khi NK thì không phải chịu thuế NK.

+ Đăng ký hợp đồng gia công khi NK đã phải thể hiện định mức tỷ lệ hao hụt (ở loại hình SXXK thì lại đăng ký tỷ lệ này khi XK).

+ NVL NK chính chủ yếu do người thuê gia công cung cấp và người nhận gia công không phải thanh toán tiền hàng này nên cũng không có quyền định đoạt số hàng hóa này.

+ Người nhận gia công phải gia công sản xuất theo hợp đồng và chỉ nhận được phí gia công tính theo sản phẩm xuất khẩu.

+ Người nhận làm gia công XK hàng theo chỉ định của người đặt gia công.

+ Đảm bảo các thủ tục , quy định về gia công hàng.

Sản xuất xuất khẩu:

+ Chỉ tính thuế NK (không tính thuế GTGT) và được ân hạn thuế.

+ Khi XK phải đăng ký định mức sử dụng NVL

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

+ Người NK phải thanh toán tiền hàng là NVL khi mua hàng và có quyền định đoạt số hàng hóa này.

+ Người NK NVL SX tự tìm thị trường XK và tự thỏa thuận giá bán hàng.

+ Phải làm thủ tục theo quy định về hàng SXXK.

(Nguồn: Quy chếtổchức doanh nghiệp–Tài liệu nội bộc.ty CP Dệt may Huế) 1.1.2. Nhập khẩu và hồ sơ nhập khẩu đối với hàng sản xuất xuất khẩu:

1.1.2.1.Nhập khẩu:

- Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.

- Nếu xét trên phạm vi hẹp thì tại Điều 2 Thông tư số 04/TM-ĐT ngày 30/7/1993 của Bộ Thương mại định nghĩa : “ Kinh doanh nhập khẩu thiết bị là toàn bộ quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và dịch vụ có liên quan đến thiết bị trong quan hệ bạn hàng với nước ngoài ”.

- Vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế, các Công ty nước ngoài, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địa hoặc tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau.

- Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày công, và giải quyết sự khan hiếm hàng hoá, vật tư trên thị trường nội địa.

Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành kinh tế mũi nhọn củamỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo vật tư, thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế, kết hợp hài hoà và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh toán.

(Nguồn:voer.edu.vn/van-de-chung-ve-hoat-dong-nhap-khau-tai-doanh-nghiep ,2017) 1.1.2.2. Các hình thức nhập khẩu:

- Nhập khẩu trực tiếp : Theo cách thức này, bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch với nhau, việc mua và việc bán không ràng buộc nhau. Bên mua có thể chỉ mua mà không bán, bên bán có thể chỉ bán mà không mua. Hoạt động chủ yếu là

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hoá, vật tư ở thị trường nước ngoài đem về tiêu thụ ở thị trường trong nước. Để tiến tới ký kết hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu nhập khẩu vật tư, thiết bị trên thị trường nội địa, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả, đàm phán kỹ lưỡng về các điều kiệngiao dịch với bên xuất khẩu, thực hiện theo hành lang pháp lý quốc gia cũng như thông lệ quốc tế.

Đặc điểm: Được tiến hành một cách đơn giản. Bên nhập khẩu phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng và thực hiện theo đúng hợp đồng, phải tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí giao dịch, nghiên cứu, giao nhận, kho b•i cùng các chi phí có liên quan đến tiêu thụ hàng háo, thuế nhập khẩu…

- Nhập khẩu ủy thác : Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức nhận làm dịch vụ nhập khẩu. Hoạt động này được làm trên cơ sở hợp đồng uỷ thác giữa các doanh nghiệp phù hợp với những quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

Như vậy, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được hình thành giữa các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu một loại vật tư, thiết bị nào đó nhưng lại không được phép nhập khẩu trực tiếp hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng, thực hiện thủ tục uỷ thác nhập khẩu cho doanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng uỷ thác thương lượng đàm phán và ký kết hợp đồng uỷ thác. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành làm các thủ tục nhập khẩu và được hưởng phần thù lao gọi là phí uỷ thác.

Đặc điểm: Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng nhập, giá trị hàng nhập chỉ được tính vào kim ngạch XNK không được tính vào doanh thu. Khi nhận uỷ thác phải làm hai hợp đồng: Một hợp đồng mua bán hàng hoá, vật tư với nước ngoài và một hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác ở trong nước.

- Buôn bán đối lưu : Buôn bán đối lưu trong Thương mại quốc tế là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá trong đó nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán đồng thời là người mua và ngược lại. Lượng hàng hoá dịch vụ trao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

đổi có giá trị tương đương. Giao dịch đối lưu dựa trên bốn nguyên tắc cân bằng: Cân bằng về mặt hàng, cân bằng về giá cả, cân bằng về cùng một điều kiện giao hàng và cân bằng về tổng giá trị hàng hoá trao đổi.

Đặc điểm: Hợp đồng này có lợi ở chỗ là cùng một hợp đồng ta có thể tiến hành đồng thời hoạt động xuất và nhập khẩu. Đối với hình thức này thì lượng hàng giao đi và lượng hàng nhận về có giá trị tương đương nhau. Doanh nghiệp xuất khẩu được tính vào cả kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu trên hàng hoá nhập và hàng xuất.

- Nhập khẩu tái xuất : Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất, nhưng đều thống nhất một quan điểm về tái xuất là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Có nghĩa là tiến hành nhập khẩu không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.

Đặc điểm:

+ Doanh nghiệp tái xuất phải tính toán toàn bộ chi phí nhập hàng và xuất hàng sao cho thu hút được lượng ngoại tệ lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra.

+ Doanh nghiệp tái xuất phải tiến hành hai loại hợp đồng: Một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu nhưng không phải nộp thuế XNK.

+ Doanh nghiệp tái xuất được tính kim ngạch trên cả hàng tái xuất và hàng nhập, doanh số tính trên giá trị hàng hoá tái xuất do đó vẫn chịu thuế.

+ Hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà có thể chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu theo hình thức chuyển khẩu, nhưng tiền phải do người tái xuất trả cho người nhập khẩu và thu từ người nhập khẩu.

(Nguồn : voer.edu.vn/cac-hinh-thuc-nhap-khau, 2017) 1.1.2.3. Bộ hồ sơ nhập khẩu đối với hàng sản xuất xuất khẩu:

- Tờ khai hải quan (in từ phần mềm không có dấu).

- Hợp đồng nhập khẩu - Invoice

- Packing List

- Bill of Landing (hoặc AWB) - Thông báo hàng đến

- Đề nghị nhập khẩu và chuyển tiền (nếu có)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.2. Cơ sở thực tiễn:

1.2.1.Tổng quan sự phát triển ngành dệt may Việt Nam:

- Hiện nay ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tếquốc dân. Nó không chỉphục vụcho nhu cầu ngày càng cao và phong phú, đa dạng của con người mà còn là ngành giúp nước ta giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện đểphát triển nền kinh tế.

- Trong những năm gần đây ngành công nghịêp dệt may đã có những bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 doanh nghiệp. Ngành dệt may có năng lực như sau:

+Về thiết bị: có 1.050.000 cọc kéo sợi, 14.000 máy dệt vải; 450 máy dệt kim và 190.000 máy may.

+ Về lao động: ngành dệt may đang thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động, chiếm 25% lực lượng lao động công nghiệp.

+ Về thu hút đầu tư nước ngoài: tính đến nay có khoảng 180 dự án sợi-dệt- nhuộm-đan len-may mặc còn hiệu lực với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD, trong đó có 130 dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp.

+ Tổng nộp ngân sách thông qua các loại thuế ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quân khoảng 15%/ năm.

+ Về thị trường xuất khẩu: chúng ta xuất khẩu nhiều sang các thị trường Mỹ, EU, Canada và Nhật Bản trong đó các nước EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam chiếm 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Còn sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản đã được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống GSP nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này tăng khá nhanh trong những năm gần đây, thị phần hàng dệt thoi và dệt kim của nước ta trên thị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

trường hàng dệt may của Nhật Bản tương ứng là 3,6% và 2,3%, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 30% sản phẩm dệt may.

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015 - tập đoàn Dệt may Việt Nam - công ty cổphần Dệt may Huế) - Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng thị trường nội địa theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Công Thương sẽ đạt khoảng 10% - 12%/năm.

Hình 1.1. Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam (tỷ USD) và tốc độ tăng trưởng.

(Nguồn:Phòng Tổchức hành chính–Công ty CP Dệt may Huế) - Sản lượng các sản phẩm cơ bản của ngành dệt may trong tháng 10/2015 có sự biến động khá mạnh. Cụ thể, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 31,6 triệu m2, tăng 21,1% so với tháng trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng quần áo mặc thường đạt 303,6 triệu cái, tăng tương ứng 2% và tăng 12%.

Trong khi đó, sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 54,8 triệu m2, tăng 0,2% so với tháng trước nhưng giảm 14% so với cùng kỳ.

- Trong 10 tháng đầu năm 2015, sản lượng sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 259,3 triệu m2, tăng 1,9%, sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 546,9 triệu m2, giảm 5,6%, quần áo mặc thường ước đạt 2,63 tỷ cái, tăng 4,4% so với cùng kỳ 2014.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

- Trong tháng 10/2015, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 1,98 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, giảm 7,4% so với tháng trước song tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2014.

- Tính chung 10 tháng đầu năm 2015,kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt gần 18,95 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Thị trường xuất khẩu:

- So với tháng 10/2014, kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trong tháng 10/2015 đạt tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình trong 9 tháng trước.

- Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt trên 838,2 triệu USD, chiếm 42,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may, giảm 16,2% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 10 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 9,15 tỷ USD, tăng 12,1%.

- Thị trường Hàn Quốc đứng thứ hai về kim ngạch trong tháng 10 đạt 309,4 triệu USD, giảm 8,2% và 4,1%. 10 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,85 tỷ USD, giảm 0,3%.

- Xuất khẩu Dệt May Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 10/2015 đạt 277,6 triệu USD, tăng 12,4% nhưng giảm 0,6%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đức đạt 55,7 triệu USD, tăng 21,6% nhưng giảm 5,1%; sang Italia tăng 67,6%

nhưng giảm 4,5%; kim ngạch xuất khẩu sang Slovakia tăng mạnh 124,7% và 1.100%.

- Trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 52,7 triệu USD, tăng nhẹ 1,3% và tăng 19,5%; sang Trung Quốc tăng 17,9% và tăng 53,7%; sang Nga tăng đến 80,7% nhưng giảm 7,6%

Về chủng loại xuất khẩu:

- So với tháng 10/2014, kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trong tháng 10/2015 đạt tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình trong 9 tháng trước.

- Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt trên 838,2 triệu USD, chiếm 42,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may, giảm 16,2% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 10 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 9,15 tỷ USD, tăng 12,1%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

- Thị trường Hàn Quốc đứng thứ hai về kim ngạch trong tháng 10 đạt 309,4 triệu USD, giảm 8,2% và 4,1%. 10 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,85 tỷ USD, giảm 0,3%.

- Xuất khẩu Dệt May Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 10/2015 đạt 277,6 triệu USD, tăng 12,4% nhưng giảm 0,6%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đức đạt 55,7 triệu USD, tăng 21,6% nhưng giảm 5,1%; sang Italia tăng 67,6% nhưng giảm 4,5%; kim ngạch xuất khẩu sang Slovakia tăng mạnh 124,7% và 1.100%.

- Trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 52,7 triệu USD, tăng nhẹ 1,3% và tăng 19,5%; sang Trung Quốc tăng 17,9% và tăng 53,7%; sang Nga tăng đến 80,7% nhưng giảm 7,6%

Về thị trường xuất khẩu xơ, sợi dệt:

- Việt Nam xuất khẩu xơ sợi chủ yếu là sang thị trường Trung Quốc, trong tháng 10 đạt 42,34 nghìn tấn, trị giá 114,4 triệu USD, chiếm 53% về lượng và 55,1%

về trị giá tổng xuất khẩu xơ, sợi dệt của cả nước, tăng 1,1% về lượng và 2,04% về trị giá so với tháng trước, so với cùng kỳ năm 2014 tăng 11% nhưng giảm 0,9%. Trong 10 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu xơ sợi sang thị trường này đạt 412,4 nghìn tấn, với trị giá đạt 1,14 tỷ USD, tăng 30,8% về lượng và 12,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

- Thị trường Hàn Quốc đạt 6,75 nghìn tấn, với trị giá 16,6 triệu USD, tăng 12,8% về lượng và tăng 12,9% về trị giá so với tháng trước, so với cùng kỳ năm 2014 tăng 9,76% nhưng giảm 5,5%. Trong 10 tháng 2015 xuất khẩu xơ sợi sang Hàn Quốc đạt 60,4 nghìn tấn, trị giá 158,4 triệu USD, tăng 7,6% về lượng nhưng giảm 2,4% về trị giá.

- Đáng chú ý, trong tháng 10 xuất khẩu xơ sợi sang thị trường Anh tăng mạnh 102% và 93,9% đạt 1,51 nghìn tấn với trị giá 1,4 triệu USD; sang Italy tăng 90,7% và 4,5%; sang Mỹ tăng 36,8% và 26,2%; sang Brazil tăng 32,2% và 37,7% so với tháng 9/2015. Ngược lại, xuất khẩu sang Hồng Kông giảm 60,5% và 50,6%; sang Indonesia giảm 31,9% và 20,9%.

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015 - tập đoàn Dệt may Việt Nam - công ty cổphần Dệt may Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

1.2.2. Đặc trưng ngành may mặc:

- Sản xuất ngành dệt may có vai trò vàảnh hưởng lơn đến sản xuất và buôn bán quốc tế.

- Trong lịch sử mậu dịch thế giới, sản phẩm dệt may là những sản phẩm đầu tiên tham gia vào thị trường, nó có một số đặt trưng sau:

- Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên khả năng tiêu dùnglà rất lớn.

- Là ngành công nghiệp nhẹ, sửdụng nhiều lao động, phần lớn là lao động phổ thông. Bên cạnh đó, đây là ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh nên phù hợp với các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, trìnhđộ thấp.

- Sản xuất theo kiểu dây chuyền nên hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi một đơn vị sản xuất đềuảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chung của toàn nhà máy.

- Những sản phẩm của ngành dệt may rất phong phú, đa dạng tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng.

- Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu và gâyấn tượng cho người tiêu dùng.

- Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiêu thụsản phẩm.

- Yếu tốmùa vụliên quan chặt chẽ đến việc sản xuất và bán hàng.

- Nguyên phụliệu có số lượng rất lớn, đa dạng và ít khi được sửdụng lại nên lượng tồn kho không lớn. Mặc khác, số lượng nguyên phụliệu, thành phẩm trong một doanh nghiệp có thể lên đến hàng trăm ngàn mã, chúng lại có sự tương đồng nhất định.

Mỗi sản phẩm, mỗi mã hàng lại có quy trình sản xuất riêng và trang thiết bị, máy móc riêng. Bên cạnh đó, sản xuất đểxuất khẩu đến những quốc gia khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau.

(Nguồn:voer.edu.vn/dac-trung-hang-det-may-trong-nen-kinh-te-thuong-mai-the-gioi,2017) 1.2.3. Tình hình ngành Dệt may hiện nay:

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủlực của Việt Nam. Với sựphát triển của công nghệkĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Tuy nhiên, với cơ chế thị trường đổi mới nhiều thay đổi, nền kinh tế nói chung và ngành Dệt may nói riêng cần tiếp cận thực tế hơn nữa, xem xét các mặt về thực trạng các vấn đề gặp phải, những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội thách thức đặt ra trong tương lai để đề ra định hướng có hướng đi đúng đắn cho tiến trình phát triển bền vững của ngành Dệt may trong tương lai.

Thứ nhất,trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tínhnhư Hoa Kỳ,EU, và NhậtBản chấp nhận. Bên cạnh đó,các doanh nghiệpdệt mayđã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánhgiá là có lợi thếvềchi phí laođộng,kỹ năng và tay nghềmay tốt.Việt Namđược đánh giá cao nhờ ổn địnhchính trịvà an toàn vềxã hội,có sứchấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ViệtNam vẫnthểhiện được xuhướng tăng trong giaiđoạn2000-2007, mặc dù có giảmmạnhtrongnăm 2008.

Thứ hai, Ngành dệt may có thểtận dụng một số cơhội để phát triển xuất khẩu trong thờikỳhiện nay. Sảnxuấthàng dệtmayđangcó xuhướngchuyểndịchsang các nước đangphát triểntrong đó có Việt Nam, quađó tạothêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển. Việt Nam hội nhậpngày càng sâu rộng hơnvào nềnkinh tếkhu vựcvà kinh tếthếgiớicũngtạo điều kiện tiếp cận thị trườngtốt hơncho hàng dệt may, Việt Nam hiện đã là thành viên của WTOđồng thờicũng đã tham gia ký kếtvà thựcthi nhiềuhiệp định thươngmại tựdo quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt - Nhật) vàđa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN, Úc,Newzealand, v.v…). Bên cạnh đó, những cam kếtcủa ViệtNam đốivới cải cách và phát triển kinh tế đã tạo đượcsứchấp dẫn đối vớicác nhàđầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới. Hơn nữa, bản thân thị trường nội địacó dân số84 triệu dân vớimứcsốngngày càngđược nâng cao thu hút sựquan tâm củacác nhàđầu tưvà các doanh nhân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Thứ ba, Nói về những mặt mạnh, những ưu điểm của ngành Dệt may và nền tảng phát triển vững chắc về sau bên cạnh đó cũng cần thẳng thắn nhận ra những mặt hạn chế, những khó khăn mà bản thân ngành đang vướng mắc, từng bước cải thiện, tốt hơntrongtươnglai.

May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp.

Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất ượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. Như đã phân tíchở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và/hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu. Kỹ năng quản lý sản xuấtvà kỹthuật còn kém, đàotạochưa bài bản, năngsuất thấp, mặt hàng còn phổthông, chưa đa dạng. Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may cưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng đượcchiến lược dài hạncho doanh nghiệp.

Ngành dệt may của Việt Nam cũng đangphải đương đầuvớinhững thách thức không nhỏ.Mộtmặt, xuấtphát điểmcủadệtmay Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới... là thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu. Mặt khác, môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam cònđang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khinăng lực của các cán bộxây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ,và kỹ năng.

Bảnthân các thị trường lớn cũngvậndụng khá nhiềucác rào cảnvềkỹthuật, vệ sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương mại. Các rào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếtoàn cầu.

(Nguồn:Báo cáo thường niên năm 2015- tập đoàn Dệt may Việt Nam - công ty cổphần Dệt may Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TRIỂN KHAI ĐƠN HÀNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU VÀ GIA CÔNG XUẤT KHẨU

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

2.1. Khái quát về công ty cổ phần Dệt may Huế:

2.1.1. Gii thiu vcông ty:

- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY HUẾ.

- Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY.

- Tên viết tắt: HUEGATEX

- Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước – phường Thuỷ Dương – thị xã Hương Thuỷ –tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Điện thoại: (84).054.3864337–(84).054.3864957 - Fax: (84).3864338

- Mã sốthuế: 3300100628

- Website: http://huegatex.com.vn/

2.1.2. Lch shình thành:

Công ty cổ phần dệt may Huế là thành viên của tập đoàn dệt may Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng sợi, vải dệt kim, và hàng may mặc. Công ty có 6 nhà máy thành viên với gần 4000 cán bộ công nhân lao động, doanh thu hằng năm trên 1.500 tỷ đồng, mức tăng trưởng từ12-15%/năm. Các nhà máy thành viên của công ty bao gồm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

- Nhà máy Sợi được trang bị đồng bộ3 dây chuyền, thiết bịnhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Nhật Bản với 60.000 cọc sợi, sản lượng sợi hằng năm trên 12.000 tấn bao gồm các loại sợi PE, PECO, sợi cotton chải thô và chải kĩ có chỉ sốtừ Ne 16 đến Ne 60.

- Nhà máy Dệt Nhuộm được trang bị các thiết bị dệt kim, nhuộm, hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan với sản lượng vải dệt kim hằng năm là 1.200 tấn.

- Nhà máy May 1, 2, 3 với 50 dây chuyền may với các thiết bị máy hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc. Sản phẩm chính là áo T-shirt, Polo shirt, jacket, quần áo thểthao và các hàng may mặc khác làm từvải dệt kim và dệt thoi với sản lượng mỗi năm trên 17 triệu sản phẩm.

- Xí nghiệp Cơ Điện chuyên vận hành truyền tải trạm 106/6 KV, sửa chữa và xây dựng các công trình phụcho các nhà máy thành viên.

- Sản phẩm của công ty đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc( đối với hàng may mặc). ThổNhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha( đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa.

2.1.3. Tầm nhìn, sứmệnh, giá trịcốt lõi, triết lý kinh doanh, slogan của công ty:

2.1.3.1. Tầm nhìn công ty:

Huegatex trung tâm dệt may thời trang của Việt Nam và thếgiới, có môi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu của ngành Dệt may Việt Nam.

2.1.3.2. Sứmệnh của Huegatex:

Huegatex cung cấp cho khách hàng và người tiêu dung những sản phẩm thời trang đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo sự tự tin khi đồng hành cùng thương hiệu Huegatex.

2.1.3.3.Giá trị cốt lõi công ty:

- Khách hàng là trọng tâm: Mọi hoạt động đều hướng đến khách hàng, khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược.

- Trách nhiệm xã hội: Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủlực, Huegatex hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn cam kết đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội.

- Sáng tạo và chất lượng: Những yếu tốtrung tâm sáng tạo là kĩ năng tạo ra mẫu mã phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bịvà quy trình nhằm đạt được những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

-Linh động và hiệu quả: Hệthống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng. Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quảvà trách nhiệm.

-Người lao động: Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình, được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, hiệu quả của cá nhân đóng góp – được quyền tôn vinh lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua.

2.1.3.4.Triết lý kinh doanh:

-Làm đúng ngay từ đầu:

- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế.

-Đoàn kết, hợp tác, chia sẻvà trách nhiệm xã hội.

- Sựthịnh vượng của khách hàng là sựthành công của Huegatex.

2.1.3.5. Slogan:

“Thịnh vượng khách hàng - Phồn vinh công ty – Hài hòa lợi ích”

2.1.4.Mục tiêu, chiến lược của công ty:

2.1.4.1. Chiến lược:

Huegatex–Trung tâm Dệt May thời trang của Việt Nam và thếgiới, có môi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu ngành Dệt May Việt Nam.

Trong giai đoạn này, cần chú ý các mục tiêu:

- Duy trì ổn định các hoạt động sản xuất, thực hiện tăng doanh thu, giảm chi phí đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

- Hoàn thiện chuỗi cung ứng (tiếp tục đầu tư vào các công đoạn sợi, dệt nhuộm) nhằm phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác được tối đa giá trị gia tăng khi tham gia vào các hiệp định.

- Thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thông qua phát triển các cụm dệt may.

- Phát triển quản trị nguồn nhân lực chiến lược, tìm nguồn có chất lượng và xây dựng kếhoạch đào tạo có hiệu quả.

- Nghiên cứu, áp dụng kiến thức quản lý, cải tiến trong sản xuất, phát triển thiết kế.

2.1.4.2. Mục tiêu:

- Tỷsuất lợi nhuận (trước thuế)/Vốn điều lệ: 90%

- Doanh thu 2015 là 1.515 tỷ đồng, mức tăng trưởng 10%/năm, đến năm 2018 đạt 2.000 tỷ đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

- Mức cổtức hằng năm cho các cổ đông ít nhất là 30%.

- Thu nhập bình quân tăng 10%-12%/ năm và đạt mức 8.000.00VND/người/tháng vào năm 2020.

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:

Năm 2015, công ty tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tình hình kinh thế giới tiếp tục chịu tác động khủng hoảng, giá cả nguyên liệu bông, xơ, giá xăng dầu, điện nước, tỷ giá ngoại tệ liên tục biến động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

Thực hiện chủ trương của Tập đoàn dệt may Việt Nam về việc đầu tư, nâng cấp thiết bị đảm bảo mức tăng trưởng hằng năm từ 10% - 12%, công ty tiếp tục đầu tư, nâng cấp thiết bị sợi, dệt nhuộm để nâng cao năng suất, đa dạng hóa các mặt hàng, cải thiện tình hình chất lượng. Tuy nhiên, công việc tháo dỡ, lắp đặt máy và bước đầu đi vào khai thác hiệu quả của hệ thống thiết bị mới cũng đã phần nào ảnh hưởng đến sản lượng sợi, vải của công ty. Điều này cũng dẫn đến việc một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh không đạt chỉ tiêu kế hoạch của năm 2015.

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2015 công ty CP Dệt May Huế

Đơn vị tính: Triệu đồng.

STT Chỉ tiêu

Thực hiện 2014

Kế hoạch 2015

Thực hiện 2015

Tỷ lệ % giữa thực hiện 2015 và 2014

Tỷ lệ % giữa thực hiện 2015 và kế hoạch 2015

01 Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ. 1.379.742 1.515.000 1.480.821 107,33 97,74 02 Tổng lợi nhuận trước thuế. 44.419 46.000 56.708 127,67 123,28

(Nguồn:Phòng Tài chính–kếtoán công ty CP Dệt may Huế) Năm 2015, Doanh thu thuần của công ty đạt 1.480 tỷ đồng, tăng 7,33% so với cùng kỳ năm 2014. Doanh thu thuần của công ty tăng không đáng kể so với năm trước và chỉ đạt 97,74% kế hoạch. Nguyên nhân là do năm 2015 công ty vẫn đang trong giai đoạn cải tạo, đầu tư hệ thống thiết bị Sợi, Dệt nhuộm, thị trường Sợi vẫn còn nhiều khó khăn, sức tiêu thụ nội địa thấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Mặc dù doanh thu thuần của công ty tăng không đáng kể nhưng lợi nhuận thuần của công ty tăng mạnh 27,67% so với năm 2014 và vượt 23,28% kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận tăng trưởng do các yếu tố: Công ty đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm tăng doanh thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chi phí lãi vay trong năm 2015 giảm so với cùng kỳ năm ngoái, sự gia tăng tỷ giá của đồng đô la cũng đã mang về cho Công ty một khoản lãi tỷ giá.

Bảng 2.2: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Dệt may Huế

Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 Tăng/Giảm

Tổng doanh thu Triệu đồng 1.379.742 1.480.821 7,32%

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 35.119 44.065 25,5%

Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu(ESP) VNĐ/CP 7.042 8.813 25,5%

Cổ tức chi trả/Vốn điều lệ % 30 45 50

Số lượng lao động Người 3.872 3.942 2%

Tiền lương bình quân VNĐ 6.148.000 6.751.000 9,8%

(Nguồn: Phòng Tài chính–kếtoán công ty CP Dệt may Huế) Để thu được hiệu quả cao từ trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp, linh động trong từng hoàn cảnh của thị trường nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí thông qua việc tăng năng suất lao động, không ngừng cải tiến trong sản xuất, áp dụng Lean, Kaizen trong sản xuất nhằm đảm bảo sản xuất theo hướng tinh gọn, xây dựng đội cơ động nhằm hỗ trợ, cải tiến năng suất, giảm thao tác thừa, đảm bảo chi phí sản xuất thấp nhất, chất lượng tốt nhất cho khách hàng.

Kiểm soát kế hoạch sản xuất theo kiểm soát vòng tròn PDCA, cân bằng điều chỉnh nguyên nhân khi phát hiện các điểm không phù hợp, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng Công ty cũng như các yêu cầu nghiêm ngặt của khách hàng. Vì vậy công ty đã đạt được những thành quả đáng mong đợi: Tổng doanh thu của công ty đạt 1.480.821 triệu đồng tăng 7,32% so với năm 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 44.063 triệu đồng tăng 25,5% so với năm trước đó, cổ tức chi trả trên mỗi cổphiếu tăng 50%, tiền lương bình quân cho công nhân viên lại doanh nghiệp đạt trung bình 6.751.000/người/tháng.

Thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được không thể không kể đến sự đóng góp của đội ngũ công nhân viên ở từng đơn vị ngày càng chuyên nghiệp, chủ động hơn trong công việc, nằm đạt mục tiêu chung mà công ty đã đặt ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

2.1.6.Tình hình lao động của công ty:

Bảng 2.3: Tình hình lao động tại công ty cổ phần Dệt may Huế năm 2015

STT Tiêu chí Số lượng

(Người) Tỷ trọng (%) I. Theo trình độ lao động

1. Trình đồ Đại học và trên Đại học 207 5,25%

2. Trình độ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp

3. Công nhân kỹ thuật, Lao động giản đơn 3.478 88.23%

II. Theo đối tượng lao động

1. Lao động trực tiếp 3.682 93,4%

2. Lao động gián tiếp 260 6,6%

III. Theo giới tính

1. Nam 1.256 31.86%

2. Nữ 2.686 69,14%

TỔNG CỘNG 3.942 100%

(Nguồn: Phòng Nhân sự- công ty CP Dệt may Huế) Dựa vào bảng tình hình lao động ta nhận thấy, số lượng lao động tại công ty phân theo từng tiêu chí có từng đặc điểm riêng biệt. Phân theo trìnhđộ lao động, đa số cần lực lượng lao động dồi dào về công nhân kỹ thuật và lao động giản đơn, vì thế tỷ trọng trong tiêu thức này chiếm 88,23%, còn lại có sự phân chia khá đồng đều vềnhân viên trong trìnhđộ đại học, trên đại học và trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp với mức tỷtrọng lần lượt là 5,25% và 6,52%

2.1.7.Tình hình tài chính:

Bảng 2.4: Tình hình tài chính của công ty cổ phần Dệt may Huế giai đoạn 2014 - 2015

Chỉ tiêu 2014 2015 % Tăng/Giảm

Tổng giá trị tài sản 588.788 606.215 2,96%

Doanh thu thuần 1.379.742 1.480.821 7,33%

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 42.816 56.708 31,52%

Lợi nhuận khác 1.602 397 -75,22%

Lợi nhuận trước thuế 44.419 56.708 27,67%

Lợi nhuận sau thuế 35,119 44.063 25,47%

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 42,71% 51,06% 19,55%

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Tình hình tài chính năm 2015 khá ổn định so với năm 2014. Trong khi các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu vốn hay năng lực hoạt động không có nhiều biến động so với cùng kỳ thì các chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời ghi nhận sự tăng trưởng đáng khích lệ. Năm 2015, lợi nhuận ròng biên của công ty đạt 3% tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi quy mô tài sản biến động nhẹ thì lợi nhuận sau thế đạt được mức tăng trưởng 26%. Chính vì vậy, ROA năm 2015 tăng 21,9% so với năm 2014, chỉ số ROE năm 2015 đạt mức 31,7%.

2.1.8. Mô hình quản trị, tổchức kinh doanh và bộmáy quản lý

Trường Đa

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

So với quan điểm trƣớc thì quan điểm này toàn diện hơn ở chỗ nó đã xem xét đến hiệu quả kinh tế trong sự vận động của tổng thể các yếu tố sản xuất gắn kết giữa hiệu quả

Đặt biệt đối với cán bộ nhân viên và lãnh đạo của bộ phận xuất nhập khẩu phải là những người giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời phải có khả năng sử dụng

Chi nhánh có hai kho hàng chính tại khu Công nghiệp Nam thành phố Đông Hà là nơi tập trung hàng hóa của Chi nhánh trước khi phân phối đến điểm bán lẻ và các đại lý, diện

 Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng từ công việc của các bộ phận khác không đáp ứng dẫn đến rủi ro trong bộ phận kế hoạch, như là bộ phận cung ứng cung

Mong rằng, từ những phân tích, giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu, Công ty sẽ có những nhìn nhận khách quan, đa chiều hơn về

Vì vậy công ty cũng cần phải có những biện pháp kịp thời để có thể quản lý và sử dụng nguồn vốn tốt hơn, sử dụng các tài sản một cách hợp lý tránh để

Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: tự nghiên cứu và phát triển, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…Tuy nhiên,

Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã được thống kê và các tài liệu đã được tổng hợp, kết hợp với việc vận dụng các phương pháp phân tích thống