• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
51
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1 Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 06 tháng 09 năm 2021

TOÁN

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học, HS có khả năng:

- Ôn tập củng cố cách đọc, viết và xếp thứ tự các số từ 1 đến 100 - Biết cách đọc, viết các số có hai chữ số theo phân tích cấu tạo số.

- Thông qua hoạt động quan sát hình vẽ,..., HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa.

2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu :(5’)

- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm

+Em đếm các số từ 1- 100 ?

- GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học)

2. Hoạt dộng thực hành, luyện tập (20’) Bài 1.

a. Tìm số còn thiếu ở ô trống rồi đọc Bảng các số từ 1 đến 100.

- GV ghi bài 1a, HD HS xác định yêu cầu bài.

- GV chữa bài.

+ Bảng 100 gồm một trăm số từ 1 đến 100 được săp xếp theo thứ tự nào

+ Dựa vào Bảng 100 có thể đếm bằng những cách nào?

+ Dựa vào Bảng 100 có thể so sánh các số như thế nào?

+ Nêu các số tròn chục?

+ Nêu các số có hai chữ số giống nhau?

Tùy thời gian có thể nêu thêm câu hỏi -Hs đổi chéo VBT kiểm tra

- HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm.

- Học sinh trả lời

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

- HS làm VBT

* các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến + Bảng 100 gồm một trăm số từ 1 đến 100 được săp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn

+ có thể đếm theo đơn vị, đếm theo chục, đếm từ một số nào đó, đếm thêm, đếm bớt….

+ số nào đếm trước thì bé hơn, số nào đếm sau thì lớn hơn,..

+10,20,30,40,50,60,70,80,90 +11,22,33,44,55,66,77,88,99 + HS kiểm tra nhau

(2)

- Chiếu slide đáp án

b.Trong Bảng các số từ 1 đến 100 hãy chỉ ra:

- GV ghi bài 1b, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv cho hs chữa bài theo cặp đôi + Số bé nhất có một chữ số là số nào?

+ Số bé nhất có hai chữ số là số nào?

+ Số lớn nhất có một chữ số là số nào?

+ Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?

- GV nhận xét, chốt ý: Cần nắm vững thứ tự số để đọc, viết và xếp thứ tự đúng Bảng số 100

Bài 2.

a Số?

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 2a.

- Gv chiếu slide

Chữa bài dưới hình thức trò chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi thi “ Ai nhanh, ai đúng” Tổ 1+2 là đội 1, tổ 3+4 là đội 2. Mỗi đội 2 người xếp thành hàng 1 (mỗi người điền 2ô ) dùng bút dạ để điền theo thứ tự lần lượt đến hết bảng. Đội nào kết quả đúng mà nhanh hơn đội đó về nhất. Tùy tình hình thực tế chơi GV kết luận.

b.Trả lời các câu hỏi ? -Hs đọc yêu cầu bài 2b

- HDHS xác định yêu cầu bài tập và làm bài - Chữa bài theo hình thức trò chơi “ đố bạn “ theo từng cặp đôi

- GV nhận xét, chốt ý: Hs phải xác định được số chục, số đơn vị trong số có hai chữ số, viết số có hai chữ số dưới dạng tổng các số tròn chục và số đơn vị, cách thành lập số có hai chữ số khi biết số chục và số đơn vị để vận dụng làm dạng bài trên.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) Trò chơi “HÁI HOA HỌC TRÒ”:

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: GV đặt sẵn 2 chiếc lọ cắm các bông hoa giấy có ghi số ở mặt bông hoa. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn bông hoa phù hợp để đính lên

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

- Hs làm vở + số 1 + số 10 + số 9 + số 99

+ hs lắng nghe

+ đọc đề bài + làm VBT

+ cả lớp quan sát 2 đội chơi và cùng chữa bài

SỐ Chục Đơn vị Viết

73 7 3 73= 70 + 3

61 6 1 61 = 60 + 1

40 4 0 40 = 40 + 0

+ đọc đề bài + làm VBT

+ Từng cặp chữa bài

- Số 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị.

- số gồm 4 chục và 5 đơn vị là số 45.

- số gồm 7 chục và 0 đơn vị là số 70.

- HS lắng nghe .

- HS lắng nghe .

(3)

bảng.

- GV thao tác mẫu.

- GV cho HS thảo luận nhóm ba . - Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV nêu lại nội dung bài.

- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thảo luận nhóm 3 tìm và quan sát các số được ghi ở các bông hoa..

- 2 Nhóm lên thi tiếp sức . - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe .

IV.Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ):

………..

………

………

………...

TIẾNG VIỆT

BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 ( Tiết 1+ 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của các bạn học sinh trong ngày khai giảng lớp 2.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.

2. HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. Hoạt động Mở đầu ( 5’)

- Cho HS hát bài : “ Bài ca đi học”

- GV hỏi:

+ Em đã chuẩn bị những gì cho ngày khai giảng?

+ Cảm xúc của em như thế nào?

GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Đọc văn bản ( 30’)

- Hs hát

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

(4)

- GV đọc mẫu: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích.

- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến sớm nhất lớp.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến cùng các bạn.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV yc HS đọc nối tiếp đoạn

- GV theo dõi HS đọc, phát hiện từ HS đọc chưa đúng ghi bảng: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy,…

- GV yc HS đọc nối tiếp đoạn tiếp theo

- GV hướng dẫn HS cách luyện đọc câu văn dài:

- Luyện đọc câu dài: Nhưng vừa đến cổng trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang ríu rít nói cười/ ở trong sân; Ngay cạnh chúng tôi,/

mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ,/

thật giống tôi năm ngoái.;…

- GV nx

- GV yc HS đọc phần từ ngữ

- Luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.

- GV tổ chức cho HS các nhóm thi đọc - GV nx, tuyên dương HS

- Gọi HS luyện đọc toàn bài.

TIẾT 2

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi ( 13’) - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.11.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

C1: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai trường?

C2: Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không?

C3: Bạn ấy nhận ra mình thay đổi thế như thế nào khi lên lớp 2?

- Cả lớp theo dõi GV đọc

- 3 HS đọc nối tiếp - HS đọc từ khó - 3 HS đọc nối tiếp - HS luyện đọc câu dài

- HS nx

- Loáng, níu, lớn bổng

- HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo nhóm ba

- Các nhóm thi đọc - HS nx

- HS đọc toàn bài

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Đáp án đúng: a, b, c.

C2: Bạn ấy không thực hiện được mong muốn vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đến trước bạn ấy.

C3: Điểm thay đổi: tính cách, học tập, quan hệ bạn bè, tình

(5)

C4: Tìm tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc?

* Qua bài học hôm nay em biết cảm nhận điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Luyện đọc lại ( 15’)

- GV HD HS luyện đọc đoạn 2 của bài - GV Nhận xét, tuyên dương

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.11.

- Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày tựu trường?

- GV nx, tuyên dương HS Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.11.

- GV HDHS đóng vai để luyện nói lời chào tạm biệt, lời chào thầy cô, bạn bè.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV nhận xét giờ học.

cảm với thầy cô, trường lớp,

C4: Thứ tự tranh: 3-2-1.

- Cảm xúc háo hức, vui vẻ của các bạn học sinh trong ngày khai giảng lớp 2.

- 4- 6 Hs luyện đọc - Hs nx

- HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.

- c. rụt rè

- HS đọc

- HS hoạt động nhóm 3, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.

- 4-5 nhóm lên bảng.

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 07 tháng 09 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết viết chữ viết hoa A cỡ nhỡ và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.

(6)

- Hình thành và phát triển năng lực tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa A cỡ nhỡ và cỡ vừa.

2. HS: Vở Tập viết; bảng con, bút, phấn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5’)

- Cho HS hát bài : “ Bảng chữ cái ”

+ trong bảng chữ cái em thích chữ gì nhất ? - Các con hát rất hay,vậy để viết chữ A như thế nào cho đẹp thì bài học ngày hôm nay cô cùng các con tìm hiểu.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:

*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

A

A

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A.

+ Chữ hoa A gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A.

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

+ Nét 1: đặt bút ở đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 5.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải đến điểm giao đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5,5 thì dừng lại.

+ Viết nét lượn ngang : Từ điểm kết thúc nét 2, lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3 và viết nét lượng ngang thân chữ.

- HS hát và vận động theo lời bài hát

- Học sinh trả lời

- Hs quan sát - 2-3 HS chia sẻ.

- Cao 5 li, rộng 5,5 li - 3 nét

- Hs theo dõi - Hs theo dõi

(7)

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

Ánh nắng tràn ngập sân trường + Viết chữ hoa A đầu câu.

+ Cách nối từ A sang n. Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: nét 1 của chữ n tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa A.

+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái: Chữ cái hoa A, h, g cao 2,5 li( chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ p cao 2 li (1 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu sắc đặt trên chữ hoa A(Ánh) và chữ ă

(nắng) dấu huyền đặt trên chữ cái a

(tràn) và giữa ơ (trường), dấu nặng đặt dưới chữ cái â( ngập).

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái g trong tiếng trường.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và câu ứng dụng trong vở Tập viết.

- GV hướng dẫn chữa một số bài viết trước lớp.

- GV nx, tuyên dương HS.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học?

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết bài - HS theo dõi - HS trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………...

______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 ( TIẾT 4)

(8)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.

Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

2. HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu:

- Gv cho học sinh hát bài “Mùa hè xanh”

Các con hát rất hay

+ Vậy các con có thích mùa hè không?

thì bài học ngày hôm nay cô cùng các con tìm hiểu.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Kể về điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè.

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

- Theo em, các tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Tổ chức cho HS kể về kì nghỉ hè, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.

+ Nghỉ hè, em được đi những đâu?

+ Em được tham gia những hoạt động nào?

+ em nhớ nhất điều gì?

- LPVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

- HS lắng nghe.

- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

+ Tranh 1: vẽ cảnh cả nhà về thăm quê, mọi người có lẽ vừa xuống xe ô tô đi về phía cầu bắc qua con kênh nhỏ.

+ Tranh 2: vẽ cảnh bãi biển, mọi người tắm biển, xây lâu đài cát, thả diều,...

+ Tranh 3: vẽ các bạn trai chơi đá bóng.

- Trong kì nghỉ hè

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

(9)

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

Cảm xúc của em khi trở lại trường sau kì nghỉ hè.

- YC HS nhớ lại những ngày khi kết thúc kì nghỉ hè, cảm xúc khi quay lại trường học.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- HDHS viết 2-3 câu về kì nghỉ hè: có thể viết một hoạt động em thích nhất, một nơi em từng đến, cảm xúc, suy nghĩ của em trong kì nghỉ hè, …

- YCHS hoàn thiện bài tập VBTTV, tr.4,5.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

-Em có thích mùa hè không? Vì sao?

+ Em hãy nêu tên một số cảnh đẹp của quê hương em?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV nhận xét giờ học.

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- Hs chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe, nhận xét

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- Hs chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe, nhận xét

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TOÁN

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Nắm chắc cách so sánh các số có hai chữ số - Biết ước lượng được đồ vật theo nhóm chục.

- Thông qua hoạt động ước lượng số đồ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rồi đếm để kiểm tra, qua đó hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thẻ Đ/S…..

2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(10)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu: 3’

- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm

- Đếm các số từ 46 đến 63 - Nêu các số tròn chục?

- GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học)

2. Hoạt dộng thực hành, luyện tập(25’) Bài 3: Câu nào đúng, câu nào sai?

- GV ghi bài 3, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv chiếu slide

- GV chữa bài bằng hình thức giơ thẻ Đ/S

* hs thảo luận và chia sẻ ý kiến về cách so sánh hai số:

+ Muốn so sánh các số có hai chữ số ta làm như thế nào?

+ Ngoài cách so sánh trên ta còn cách nào nữa ?

+ yêu cầu hs so sánh cụ thể trên phép tính b, rồi kết luận đ hay s

+ Hiện kết quả đáp án trên slide

*Câu hỏi phát triển năng lực:

+ Trong các số đã cho, số nào lớn nhất, số nào bé nhất?

- GV nhận xét, chốt ý: Khi so sánh các số có hai chữ số, ta so sánh chữ số hàng chục trước, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hàng chục bằng nhau ta so sánh đến hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.

Bài 4: Ước lượng theo nhóm chục?

- HS hát và v n đ ng theo video bài ậ ộ hát T p đếm.

46;47;48;49;50;51;52;53;54;55;56;5 7;58;

59;60;61;62;63

- 10;20;30;40;50;60;70;80;90

- Đ c và xác đ nh yêu cầ$u bài.ọ ị - làm VBT

- Quan sát bài ch a và nêu ý kiê0n:ữ

* các câu tr l i c a hs dả ờ ủ ưới đây là d kiến

+ số nào đếm trước thì bé h nơ + ta so sánh số hàng ch c trụ ước, số nào có hàng ch c l n h n thì số đó ụ ớ ơ l n h n. Nếu hàng ch c bằ$ng nhau ớ ơ ta so sánh đến hàng đ n v .ơ

+ hs nếu + HS tr l iả ờ + HS lắ0ng nghe

(11)

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 4.

- Gv bật slide hình mẫu

- Ước lượng theo nhóm chục:

+ Hai bạn nhỏ trong tranh ước lượng số lượng quyển sách bằng cách nào?

+ừ ngữ nào được hai bạn sử dụng khi ước lượng?

- Nhắm mắt lại tưởng tượng trong đầu: Nếu cô có 1 chục quyển sách Toán, cô xếp chồng lên nhau thì chồng sách đó cao bằng chừng nào? Tương tự với 2,3 chục quyển sách.

- Yêu cầu hs đếm để kiểm tra lại kết quả sau khi ước lượng ( đếm theo chục sau khi san thành các chồng 1 chục quyển sách )

- Đối chiếu số lượng ước lượng ban đầu:

nêu kết quả có 43 quyển sách.

b.Trả lời các câu hỏi ? - Gv chiếu slide

- Hs thực hiện các yêu cầu ở câu a, b: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi ước lượng số con trong hình và kiểm tra bằng cách đếm lại:

+ ước lượng số con kiến ( trong hình vẽ ) theo nhóm chục ( nhóm mẫu được chọn là số kiến trong một hàng)

+ đếm để kiểm tra số lượng và đối chiếu vơi sước lương ban dầu

- GV nhận xét, chốt ý: Cách ước lượng theo nhóm chục:

+ HS đ cọ

+ C l p quan sát ả ớ

+HS tr l i con số ả ờ ướ ược l ng theo quan sát bằ$ng mằt

+ 10 quy n sách / 1 ch c quy n sáchể + hs làm đ ng tác gi 2 tay đ mố t ơ - HS phần tích mầ9u đ nh n biê0t các ể ậ thao tác ướ ược l ng:

+ ướ ược l ng theo nhóm ch c:b n gáiụ c l ng mố/i chố$ng sách có

ướ ượ

kho ng 1 ch c quy n sách. Có 4 ả chố$ng sách, vì v y có kho ng 4 ch c ậ quy n sáchể

+ HS đê0m

+ HS tr l i số0 lả ờ ượng sách có sau khi đê0m.

+ tr l i theo ả ờ ướ ược l ng qua quan sát hình ve/

+ hs đếm và đối chiếu

(12)

+ Chọn nhóm mẫu có số lượng khoảng 1 chục

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) -Trò chơi: “ Ai tinh mắt hơn” cho hs ước lượng nhóm đồ vật qua hình vẽ chiếu trên slide ( 2-3 hình vẽ )

- GV nêu lại nội dung bài.

- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán.

+ HS lắ0ng nghe

- HS nào gi tay nhanh nhầ0t u tiên ơ ư g i ch iọ ơ

- HS nh n xét kê0t qu b n ch iậ ả ạ ơ - HS lắ0ng nghe.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………..

………....

………..

_______________________________________

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH( tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ (hai thế hệ, ba thế hệ,…) - Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân đối với các thế hệ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:Tranh vẽ, ảnh gia đình HS (hai, ba hoặc bốn thế hệ).Bảng phụ/giấy A2.

- HS:SGK. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Mở đầu (5p)

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên các thành viên trong gia đình bạn theo thứ tự từ người

- HS trả lời theo gợi ý: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.

(13)

nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi nhất.

- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau. Vậy các em có biết những tình huống thường gặp giữa các thế hệ trong gia đình với nhau như thế nào không? Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình mình? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài ngày hôm nay

- Bài 1: Các thế hệ trong gia đình.

2. Hình thành kiến thức (15p)

Hoạt động 1: Các thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2 SGK trang 6,7 và trả lời lời câu hỏi:

+ Gia đình bạn Hà và bạn An có mấy thế hệ?

+ Kể các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.

Gia đình bạn

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tranh.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

(14)

Gia đình bạn An

- GV hướng dẫn HS: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

3. Luyện tập, thực hành (10p)

Hoạt động 2: Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình em

Bước 1: Làm việc cá nhân, theo cặp - GV yêu cầu:

+ Từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các thế hệ trong gia đình mình: Gia đình có có mấy thế hệ? Từng thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình mình.

+ Từng HS vẽ, viết hoặc cắt dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình vào giấy A4 hoặc vào vở và chia sẻ với bạn bên cạnh.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số HS: Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình, kết hợp với trình bày sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình.

- GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.

- HS trả lời:

+ Gia đình Hà có 2 thế hệ (thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là anh em Hà)

+ Gia đình An có 3 thế hệ (thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là anh em An).

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- Các HS khác đặt câu hỏi, nhận xét.

- HS trả lời: Gia đình có bốn thế hệ gồm có các cụ, ông bà, bố mẹ và con cùng chung sống trong một nhà.

+ Thế hệ thứ tư (cháu) gọi thế hệ thứ nhất bằng cụ.

- HS nêu theo yêu cầu

(15)

-

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ gồm những ai và xưng hô với nhau như thế nào?

4. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu các thành viên trong gia đình và cho biết gia đình em là gia đình mấy thế hệ.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 08 tháng 09 năm 2021

TOÁN

BÀI 2: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 ( tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học, HS có khả năng:

- Ôn tập về phép cộng, phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 gồm các dạng bài cơ bản về: tính nhẩm, tính viết ( đặt tính rồi tính ) , thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính.

- Thông qua hoạt động tính nhẩm, tính viết... HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa,…..

2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(16)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động mở đầu:( 5p)

- GV t ch c trò ch i : ổ ứ ơ Ai nhanh – Ai đúng.

GV yêu cầ$u HS đ c các số0 sau:ọ a. 10,20,30,40,50.

b. 11,21,31,41,51.

- GV gi i thi u vào bài ớ ệ phép c ng, phép tr ( khốngộ ừ nh ) trong ph m vi 100ớ ạ .

2.Hoạt động Thực hành, luyện tập (25’) Bài 1: Tính

a.- GV ghi bài 1, HD HS xác đ nh yêu cầ$u bài.

- Gv chiê0u slide. HS quan sát các phép tính rố$i t ự hoàn thành:

- Ch a bài theo dãy (nố0i tiê0p mố9i 1hs 1 phép tính ) ữ

* hs th o lu n và chia s ý kiến vế$ các phép tính phâ$n a:

+ Các phép tính c ng có đi m gì giống nhau?ộ + Các phép tính tr có đi m gì giống nhau?ừ

+ Ai có th lây vd vế$ phép c ng và phép tr tể ừ ương t nh v a làm?ự ư ừ

- B t slide đáp án hs ki m tra đố0i chiê0uậ ể b. Cách làm tương t nh phầ$n aự ư - Khuyê0n khích hs nêu cách nh m:ẩ

- GV nh n xét, chố0t ý: ậ Đ th c hi n nh m đúng, ể nh m nhanh các số trong ph m vi 20 chúng ta có ẩ th đếm b t, đếm thếm ho c tách số có hai ch số ể thành số ch c và số đ n v .ụ ơ

Bài 2: Đặt tính rồi tính

- GV ghi bài 2, HD HS xác đ nh yêu cầ$u bài.ị

- HS đ c.ọ

- Đ c và xác đ nh yêu cầ$u ọ ị bài.

- làm VBT

- Quan sát bài ch a và nêuữ ý kiê0n nh n xétậ

*các câu tr l i c a hs ả ờ ủ dưới đây là d kiến

+ số tròn ch c c ng v i số ụ có 1 ch số ữ

+ hàng đ n v c a số có haiơ ị ủ ch số giống số đ ng sau ữ dâu trừ

+ hs nếu vd

- hs ki m tra đố0i chiê0uể + Đê0m thêm ho c đê0m b tặ ớ + 13 + 5 nh m nh sau: 13 ẩ ư gố$m 1 ch c và 3 đ n v , lầ0yụ ơ ị 3 + 5 = 8. 8 thêm 1 ch c ụ bắ$ng 18. V y 13 + 5 = 18ậ - Đ c và xác đ nh yêu cầ$u ọ ị bài.

(17)

- Gv ch a bài bắ$ng máy soi vữ ở + Nếu các bước khi làm tính d cọ + G i 2-3 hs nếu cách th c hi nọ + cho hs đ i chéo v ki m traổ ở ể

- B t slide đáp án hs ki m tra đố0i chiê0uậ ể

- GV nh n xét, chố0t ý: ậ Đ làm d ng bài đ t tính rố$i ể tính ta th c hi n 2 bự ước: B1 đ t tính.B2 tính. Khi ặ đ t tính ta viết ST1 trặ ước sau đó viết ST2 dở ưới th ng hàng v i ST1 sao cho hàng đv th ng hàng ẳ đv, hàng ch c th ng hàng ch c, dâu + ( - ) bến ụ trái gi a hai số, k ngang thay cho dâu bằ$ng. Khi ữ tính t ph i sang trái. Kết qu viết dừ ưới cùng th ngẳ hàng. L u ý trư ường h p pt số có 2cs + (-) v i số có ợ 1cs,đ t tính hay b l ch hàng.ặ ị ệ

Bài 3: Tính

a.- GV ghi bài 1, HD HS xác đ nh yêu cầ$u bài.ị - Gv chiê0u slide. HS quan sát các phép tính rố$i t ự hoàn thành:

- Ch a bài theo dãy (nố0i tiê0p mố9i hs 1 phép tính) ữ

* hs th o lu n và chia s ý kiến vế$ các phép tính phâ$n a:

+ Các phép tính c ng có đi m gì giống nhau?ộ + Các phép tính tr có đi m gì giống nhau?ừ

+ Ai có th lây vd vế$ phép c ng và phép tr tể ừ ương

+ Hs nêu

+ c l p làm v ố li Toánả ớ ở + hs nêu trên 1 con tính c ụ thể

+ hs ki m tra v nhauể ở + hs lắ0ng nghe , 1 hs nhắ0c l iạ

- Đ c và xác đ nh yêu cầ$u ọ ị bài.

- làm VBT

- Quan sát bài ch a và nêu ữ ý kiê0n nh n xétậ

* các câu tr l i c a hs ả ờ ủ dưới đây là d kiến

+ số tròn ch c c ng v i số ụ có 1 ch số ữ

+ hàng đ n v c a số có haiơ ị ủ ch số giống số đ ng sau ữ dâu trừ

+ hs nếu vd

- hs ki m tra đố0i chiê0uể

(18)

t nh v a làm?ự ư ừ

- B t slide đáp án hs ki m tra đố0i chiê0uậ ể b. Cách làm tương t nh phầ$n aự ư - Khuyê0n khích hs nêu cách nh m:ẩ

- GV nh n xét, chố0t ý: ậ Đ th c hi n nh m đúng, ể nh m nhanh các số trong ph m vi 20 chúng ta có ẩ th đếm b t, đếm thếm ho c tách số có hai ch số ể thành số ch c và số đ n v .ụ ơ

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) Trò chơi: Ai nhanh ai đúng

- GV nêu tên trò ch i và ph biê0n cách ch i lu t ơ ổ ơ ậ ch i.ơ

- Cách ch i: GV đ a ra 1 phép tính mà hs làm theo ơ ư 3 cách tính viê0t khác nhau( sai do đ t tính l ch c t, ặ ệ ộ tính sai và 1 PT đùng)

- GV cho HS th o lu n nhóm ba ả ậ - GV cho hs dùng th ĐS nêu ý kiê0nẻ - H i: Vì sao PT đó con cho là sai?ỏ - GV nh n xét, khen ng i HS.ậ ợ - GV nêu l i n i dung bài.ạ ộ

- D n dò HS ghi nh và v n d ng làm bài t p trong ặ ớ ậ ụ ậ VBT toán.

+ Đê0m thêm ho c đê0m b tặ ớ + 13 + 5 nh m nh sau: 13 ẩ ư gố$m 1 ch c và 3 đ n v , lầ0yụ ơ ị 3 + 5 = 8. 8 thêm 1 ch c ụ bắ$ng 18. V y 13 + 5 = 18ậ

- Hs nghe ph biê0n lu t ổ ậ ch iơ

- Hs th o lu n nhómả ậ - Hs gi th Đ, Sơ ẻ - Hs tr l iả ờ - Hs lắ0ng nghe

IV:Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ):

………..

………....

………

……..………

________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ( TIẾT 1+ 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài. Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu nội dung bài: cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động;

nếu để nó trôi qua sẽ không lấy lại được.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; kĩ năng đặt câu.

(19)

- Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

2. HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. Hoạt động Mở đầu:

- Cho HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 2 nối tiếp cả lớp.

+ Nêu những thay đổi khi bạn ấy lên lớp 2?

+ Nhận xét, tuyên dương.

- Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?

+ GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Đọc văn bản

- GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.

- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- GV yc HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 1 - GV theo dõi HS đọc, phát hiện từ HS đọc chưa đúng ghi bảng: lịch cũ, nụ hồng, tỏa, hạt lúa, chín vàng, gặt hái, vẫn còn,

- GV yc HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 2 - GVHD HS cách ngắt nhịp các khổ thơ - GV nhận xét

- Luyện đọc nối tiếp các khổ thơ trong nhóm: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc - HS nx, tuyên dương HS

- HS đọc toàn bài

TIẾT 2 Trả lời câu hỏi ( 13’)

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong

- HS đọc

- HS cảm thấy mình lớn bổng lên, tự tin hơn, thấy yêu trường lớp hơn

- Em đã giúp mẹ nấu cơm, quét nhà, học bài, chăm em....

- Cả lớp theo dõi GV đọc

- 4 HS đọc nối tiếp lần 1 - HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc nối tiếp - HS theo dõi và luyện đọc - HS nx

- HS luyện đọc nối tiếp các khổ thơ theo nhóm bốn.

- HS các nhóm thi đọc - HS nx

- HS đọc toàn bài

- HS đọc câu hỏi

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

(20)

sgk/tr.14.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV/tr.5.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

C1: Bạn nhỏ đã hỏi bố điều gì?

C2: Theo lời bố, ngày hôm qua ở lại những đâu?

C3: Trong khổ thơ cuối, bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để “ ngày qua vẫn còn” ? - GV hỏi: Bài thơ đã giúp em nhận ra điều gì về thời gian?

* Qua bài học ngày hôm nay con đã hiểu được điều gì?

3. Hoạt động luyện tập thực hành:

Luyện đọc lại ( 10’)

- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.14.

? Dựa vào tranh minh họa bài đọc, tìm từ ngữ chỉ người, chỉ vật.

M: mẹ, cánh đồng

- HS làm việc theo nhóm

- Gọi HS đại diện nhóm trình bày kết quả , đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.5.

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.14.

? Đặt 2 câu với từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1.

M: Cánh đồng rộng mênh mông.

C1: Bạn nhỏ hỏi bố ngày hôm qua đâu rồi.

C2: Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng; trên cành hoa trong vườn;

nụ hồng lớn thêm mãi, đợi đến ngày tỏa hương, trong vở hồng của em.

C3: Bố dặn bạn nhỏ phải học hành chăm chỉ để “ngày qua vẫn còn”.

- HS: Bài thơ đã cho em hiểu được giá trị của thời gian vì thời gian sẽ ở lại mãi nếu chúng ta biết tận dụng thời gian làm nhiều việc tốt.

- Cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động; nếu để nó trôi qua sẽ không lấy lại được.

- HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ bất kì.

- 1 - 2 HS đọc.

- HS thực hiện.

- Đại diện nhóm trình bày

- Từ ngữ chỉ người: mẹ, con, bạn nhỏ

- Từ ngữ chỉ vật: tờ lịch, lúa, sách vở, bông hồng...

- HS nhận xét.

(21)

- GV HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV/tr.6.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc - HS thực hiện

VD: Hoa hồng tỏa hương dịu ngọt.

Bạn nhỏ học tập chăm chỉ.

- Hs chia sẻ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Buổi chiều

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình. Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập hình thành, phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Các hình trong SGK 2. Học sinh

- SGK. Tranh ảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 2

1.Hoạt động mở đầu: (5p)

- Cho hs hát bài “ Cả nhà thương nhau”

- GV giới trực tiếp vào bài Các thế hệ trong gia đình (tiết 2).

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (17 p)

a. HĐ 1: Chia sẻ quan tâm, chăm sóc, yêu

- HS hát

(22)

thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình

* Tìm hiểu sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 8 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Nói về sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An.

+ Kể tên một số việc làm thể hiện

sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình em.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ các việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình mình (GV khuyến khích HS có ảnh minh họa).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau?

b. HĐ 2: .Thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương đối với các thành viên trong gia đình

- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2, 3,

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Hình 1: Bố và anh Hà chơi cờ.

+ Hình 2: Mẹ Hà đưa Hà đi khám bệnh.

+ Hình 3: Gia đình An tặng quà bà nhân dịp mừng thọ.

+ Hình 4: Gia đình An vui vẻ, quây quần bên mâm cơm.

- HS trả lời: Các việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình mình:

+ Ông bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, cháu nhổ tóc trắng, tóc sâu cho bà; đọc báo cho ông nghe.

+ Bố mẹ đưa các con đi chơi công viên ngày cuối tuần; các con giúp bố mẹ nhặt rau, quét nhà,,..

- HS trả lời: Mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau vì để mọi người đều vui vẻ, khỏe mạnh, tạo ra không khí gia đình ấm áp, hạnh phúc,...

- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.

(23)

4 trong SGK trang 9 và trả lời câu hỏi:

+ Bạn Hà và bạn An đang làm gì để thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương với những thành viên thuộc các thế hệ trong gia đình?

- GV một số học sinh trình bày câu trả lời trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời và phần trình bày của các nhóm.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(10p) - GV yêu cầu làm việc nhóm 6

+ Hãy nói sự chia sẻ quan tâm, chăm sóc, yêu thương với các thành viên trong gia đình em?

+ Mỗi nhóm chọn một việc làm, một hoạt động mà các thành viên trong nhóm đã nói để đóng vai thể hiện trước lớp

- GV hỏi thêm HS: Em thích làm việc nào nhất?

GV Chốt: mỗi gia đình có một hoặc nhiều thế hệ cùng chung sống. Những người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm,chăm sóc, yêu thương nhau.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- HS trả lời:

+ Tranh 1 : bóp vai cho bà

+ Tranh 2 : giúp bố thu hoạch rau

+ Tranh 3 : xếp quần áo gọn gàng

+ Tranh 4 : Làm thiệp tặng mẹ…

- HS thực hiện thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. HS phân vai, đóng vai.

Sự chia sẻ quan tâm, chăm sóc, yêu thương với các thành viên trong gia đình em:

+ Ông chơi gập máy bay cùng các cháu.

+ Bố bổ hoa quả cho cả nhà cùng ăn

+ Mẹ bóp vai cho bà,...

- HS nêu việc làm mình thích nhất

- HS đồng thanh hát bài Cả nhà thương nhau, 3 ngọn nến lung linh.

(24)

- GV chốt lại bài học: Bắt nhịp cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau, 3 ngọn nến lung linh để HS thấy được sự quan trọng của gia đình, HS cần biết quý trọng tất cả các thế hệ trong gia đình.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

...

______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 09 tháng 09 năm 2021

TOÁN

BÀI 2: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 100 ( tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập về phép cộng, phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 và vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua hoạt động tính nhẩm, tính viết... HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa 2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu:( 5p)

- Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi:Truyền điện . Nội dung: Đọc viết các số tròn chục10 – 90.

- GV nhận xét chung, chuyển ý vào bài mới.

- GV giới thiệu vào bài phép cộng, phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100.

- HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm.

2. Hoạt dộng hình thành luyện tập: (20p) - GV ghi bài 4, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv chiếu slide. HS quan sát các phép tính

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

- làm VBT

- Quan sát bài chữa và nêu ý kiến

(25)

rồi làm:

- Chữa bài nối tiếp theo dãy

* Gv hỏi cách làm bài của hs : + Lỗi sai của pt1 là gì?

+ Pt 2 sai chỗ nào?

+ Lỗi sai của pt3?

+ lỗi sai đó nhắc chúng ta điều gì?

- Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu.

- GV nhận xét, chốt ý: Để làm đúng dạng tính viết đúng lưu ý đặt tính chuẩn và thực hiện tính từ phải sang trái

- GV ghi bài 5, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv giúp hs phân tích đề bài:

+ đề bài cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Hs làm bài

+ Gv chữa bài trên máy soi + cho hs đổi chéo vở kiểm tra

- Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu - GV nhận xét, chốt ý: Để làm dạng toán có lời văn cần đọc kĩ đề bài, phân tích dữ liệu đề bài cho để xác định được phép tính đúng.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) - GV ghi bài 6, HD HS xác định yêu cầu bài.

Tổ chức dưới dạng trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”: Tổ 1+2 là đội 1, tổ 3+4 là đội 2. Mỗi đội 4 người xếp thành hàng 1, mỗi người lập 1 pt đúng từ bộ thẻ số Gv đã chuẩn bị.

Đội nào kết quả đúng mà nhanh hơn đội đó về nhất. Tùy tình hình thực tế chơi GV kết luận.

+ hs chơi

nhận xét

* các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến

+ sai ở phần tính toán. Kết quả đúng là 88

+ sai phần đặt tính, kết quả đúng là 92

+ sai phần đặt tính, kết quả đúng là 19

+ cẩn thận khi đặt tính và tính toán

+ hs kiểm tra bài làm + hs lắng nghe

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

+ đề bài cho biết trên xe buýt có 37 người, đến điểm dừng 11 người xuống xe

+ Hỏi trên xe buýt còn lại bao nhiêu người?

+ cả lớp làm vở ô li Toán + hs kiểm tra vở nhau

+ hs lắng nghe , 1 hs nhắc lại

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

+ cả lớp cổ vũ

+ hs nhận xét phần chơi của 2 đội.

(26)

-Gv nhận xét và công bố kết quả trò chơi.

- GV nhận xét, chốt ý: Từ 3 số đề bài cho có thể lập được 4 phép tính đúng ( 2pt cộng, 2 pt trừ ). Qua đó ta biết được các pt này đều có quan hệ với nhau, giúp chúng ta tính nhẩm nhanh và dễ dàng hơn.

- Hs lắng nghe

- GV nêu lại nội dung bài.

- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán.

- Hs lắng nghe

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có )

……….

……….

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ?(Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe viết đúng chính tả 2 khổ thơ cuối của bài “Ngày hôm qua đâu rồi”. Làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.

2. HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu

- Cho hs hát bài : “ Tích tắc, tích tắt”

- Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?

+ GV dẫn dắt, giới thiệu bài

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới Nghe – viết chính tả.

* HD viết chính tả

- GV đọc 2 khổ thơ cuối của bài “ Ngày hôm qua đâu rồi” .

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- HS hát

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc

(27)

- GV hỏi:

+ Khổ thơ cho em biết điều gì về ngày hôm qua?

+ Mỗi Khổ thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy chữ?

+ Các chữ cái đầu dòng viết như thế nào?

- GV yc HS viết đúng một số từ ngữ. ở lại, trồng, ước mong...

- Chỉnh sửa lỗi cho HS.

* Nghe- viết

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- GV Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài 2:

- Gọi HS đọc YC: Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.6.

- GV chữa bài, nhận xét.

- GV HD HS học thuộc bảng chữ cái Bài 3:

- Gọi HS đọc YC: Sắp xếp các chữ cái

- Nếu em bé học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua sẽ ở lại trong hạt lúa mẹ trồng, trong vở hồng của em.

- Có 4 dòng. Có 5 chữ

- Viết hoa chữ cái đầu mỗi chữ, viết lùi vào 3 ô.

- Hs viết bảng con: ở lại, trồng, ước mong...

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 2 HS đọc YC - HS làm bài - HS chia sẻ.

Số thứ tự

Chữ cái Tên chữ cái

1 a a

2 ă á

3 â ớ

4 b bê

5 c xê

Số thứ tự Chữ cái Tên chữ cái

6 d dê

7 đ đê

8 e e

9 ê ê

- HS học thuộc bảng chữ cái

- HS làm việc theo cặp

- Đại diện các nhóm trình bày kết

(28)

dưới đây theo thứ tự trong bảng chữ cái.

- YC HS làm bài nhóm đôi

- Mời đại diện các nhóm trình bày - GV chữa bài, nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Hôm nay em học bài gì? Các con cần làm gifddeer viết chữ đẹp hơn?

- GV nhận xét giờ học.

quả: a,b,c,đ,ê - Học sinh trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 2 : NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. Đặt được câu giới thiệu theo mẫu.

- Rèn kĩ năng tìm từ, đặt câu giới thiệu.

- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ làm giàu thêm vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh sgk trang 15 của bài học.

2. HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (3P)

- Hs hát và vận động theo bài bài hát:

“Con chim vành khuyên.”

+ Trong bài hát có tên các con vật nào?

+ Chim vành khuyên trong bài hát đã làm những việc gì?

- Vậy với các từ như: vành khuyên, chích chòe, chào, găp,... được dùng như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này.

- GV ghi tên bài

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: ( 20P)

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài: Nhìn tranh,

- HS nghe và vận động.

- Chim vành khuyên, chào mào, sơn ca, chích chòe, sáo nâu.

- Chim vành khuyên gặp, chào, dạ, vâng

- HS lắng nghe

(29)

tìm từ ngữ:

- YC HS quan sát tranh, nêu:

+ Tên các đồ vật.

+ Các hoạt động.

- GV yc HS làm bài cá nhân

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.6.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Kết luận:

+ Những từ chỉ người, chỉ vật được gọi là những từ chỉ sự vật.

+ Những từ chỉ hoạt động của người, hoạt động của con vật được gọi là những từ chỉ hoạt động.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p)

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu.

- Bài YC làm gì?

- Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B.

- GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu giới thiệu bằng hình thức tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn

+ Cách chơi: Gv chọn ngẫu nhiên 2 đội mỗi đội 3 HS. Nối các từ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu(trên

- HS đọc.

- 3-4 HS nêu.

+ Tên đồ vật: quần áo, khăn mặt, cặp sách, mũ.

+ Các hoạt động: đi học, viết bảng, chải tóc.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

a. Chỉ sự vật:

- Chỉ người: học sinh, bác sĩ, cô giáo, em bé...

- Chỉ vật: Cặp sách, quần áo, mũ, khăn mặt, quyển sách...

b. Chỉ hoạt động: đi học, viết bảng, chải tóc, phơi khăn

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- HS nêu - 3-4 HS đọc.

- HS thực hiện chơi theo yêu cầu của GV.

- Nhận xét kết quả của 2 đội

(30)

bảng phụ).

- GV chốt kết quả, tuyên dương.

- GV:

+ Nêu các từ chỉ sự vật trong các câu trên.

+ Trong 3 câu trên có từ nào giống nhau.

+ Các câu này được dùng để làm gì?

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.7.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

Kết luận: Trong câu giới thiệu thường có từ là và những từ chỉ sự vật.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3: Đặt một câu giới thiệu theo mẫu bài tập 2.

- HDHS đặt câu theo mẫu ở bài 2.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Hôm nay em học bài gì? Em hãy đặt 1 câu với từ chỉ hoạt động?

- GV nhận xét giờ học.

- Chỉ người; Bạn Hà, Bố, bác sĩ, học sinh.

- Chỉ vật: Trường - là

- Dùng để giới thiệu về một người, một vật nào đó

- HS lắng nghe và nhắc lại.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- HS đọc.

- HS đặt câu (Tôi là học sinh lớp 2C).

- HS thực hiện

VD: Bạn nhỏ học tập chăm chỉ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI (Tiết 5- 6) Ngày thực hiện: Thứ sáu ngày 10 tháng 09 năm 2021

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân. Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề.

- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu bản thân.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.

2. HS: Vở BTTV.

(31)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu 5’

- HS hát và vận động theo lời bài hát: ba ngọn nến

+ Em có yêu gia đình mình em không?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài - GV ghi bài

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới. (10)

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, hỏi:

+ Bình và Khang gặp nhau ở đâu?

+ Khang đã giới thiệu những gì về mình?

- HDHS nói và đáp khi giới thiệu về bản thân.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS lên thực hiện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- GV gọi HS đọc YC bài: Viết 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.

- YC HS thực hành viết vào VBT tr.7.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p)Hoạt động đọc mở rộng

- HS thực hiện

- HS đọc.

- HS nêu

- 2-3 HS trả lời:

+ Bình và Khang gặp nhau ở sân bóng đá.

+ Khang giới thiệu tên, lớp mình học (2C) và sở thích bạn ấy ( đá bóng).

- HS thực hiện nói theo cặp.

- 2-3 cặp thực hiện.

- HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

VD: Tôi tên Nguyễn Minh Trí, học sinh lớp 2B, Trường Tiểu học Hồng Thái Tây. Tôi thích học môn Toán và môn Tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

- Qua hoạt động quan sát, nhận biết tia số, dựa vào tia số để so sánh và xếp thứ tự các số, nhận biết số liền trước, số liền sau của một số; liên hệ giải quyết một số

Dãy núi có hướng tây bắc – đông nam Dãy núi có hình cánh cung. Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta 4).. Nêu một số đặc điểm chính

Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.. ● Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hoá

- Qua hoạt động quan sát, nhận biết tia số, dựa vào tia số để so sánh và xếp thứ tự các số, nhận biết số liền trước, số liền sau của một số; liên hệ giải quyết một số

- Qua hoạt động quan sát, nhận biết tia số, dựa vào tia số để so sánh và xếp thứ tự các số, nhận biết số liền trước, số liền sau của một số; liên hệ giải quyết một số

Biết xếp thứ tự các số - Thông qua nội dung bài học hs biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, góp phần hình thành và phát triển

Câu 8: Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người, cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị