• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : 13/3/2021

Ngày giảng:6A………

CHỦ ĐỀ 8: CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI

Tiết 45 ÔN TẬP

VĂN BẢN: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài) A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện:

+ Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một vb truyện viết cho thiếu nhi: Dế Mèn:

một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Vb truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả.

- Phân tích được các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng các biện pháp NT so sánh, nhân hóa khi viết văn MT.

* Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: Sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị ND và NT của truyện.

3. Thái độ:

- Bồi đắp tình cảm, rèn luyện đức tính khiêm tốn, yêu thương mọi người.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp giáo dục đạo đức : Giáo dục phẩm chất nhân ái, biết yêu thương bạn bè, biết tạo dựng một thế giới đại đồng đoàn kết. Tự lập, trung thực, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó => GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HÒA BÌNH, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp môi trường: liên hệ ảnh hưởng của môi trường giáo dục.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

(2)

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP/KT

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị củ học sinh.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Một trong những đề tài khó khăn và thú vị đó là đề tài trẻ em trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời của mình để viết cho được đề tài trẻ em. Câu chuyện đồng thoại, đầu tay của Tô Hoài đã được hành triệu người đọc các lứa tuổi vô cùng yêu thích, đến mức các bạn nhỏ gọi Tô Hoài là ông Dế Mèn. Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật độc đáo này ntn? Bài học cuộc đời đầu tiên anh ta trải qua ra sao? Đó chính là nội dung văn bản đầu tiên của học kì II này.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích,dạy học nhóm.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Em hiểu gì về tác giả Tô Hoài?

- Tên thật là Nguyễn Sen. Sống ở quê ngoại (làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức - Hà Tây nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà nội)

- Là con của một gia đình làm nghề thủ công đã từng làm nhiều nghề để kiếm sống.

I. Ôn tập lý thuyết

(3)

- Quê nội ở Kim An, Thanh Oai, Hà Tây.

- Tên Tô Hoài: Lấy theo tên con sông Tô Lịch chảy qua phủ Hoài Đức.

- 20 tuổi có thơ đăng báo, trước CM đã từng hoạt động XH & viết văn. Năm 194 là phó tổng thư ký hội nhà văn, sau đó năm năm làm chủ nhiệm báo Cứu quốc, đạt nhiều giải thưởng lớn.

? Nhắc lại cách đọc văn bản?

- H/s nhắc lại. Gv gọi 2 h/s đọc văn bản.

- Gv nhận xét.

Thảo luận nhóm (3’)

? Về hình dáng, chàng Dế Mèn hiện lên qua những chi tiết cụ thể nào?

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bố sung.

- Gv chốt.

- Đôi càng: mẫm bóng

- Vuốt: Cứng dần, nhọn hoắt

- Đôi cánh: Thành cái áo dài... chấm đuôi - Cả người: màu nâu mỡ bóng... ưa nhìn.

- Đầu: To ra, nổi từng tảng.

- Hai răng: đen nhánh như 2 lưỡi liềm máy.

- Sợi râu: dài, uốn cong hùng dũng.

? Em tưởng tượng đó là một chàng dế như thế nào?

? Tính cách Dế Mèn được miêu tả thông qua các chi tiết nào?

- Đi đứng oai vệ, cà khịa với tất cả hàng xóm... cho mình là giỏi...

- Quát mấy chị Cào cào, đá anh Gọng vó…, tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ...

? Em có nhận xét gì về tính cách Dế Mèn?

- Dùng hàng loạt các động từ, biện pháp so sánh từ ngữ đắt giá -> Dế mèn kiêu căng hợm hĩnh, không biết tự biết mình, biết người.

? DC được miêu tả như thế nào?

- Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện…

- Cánh ngắn củn… như người cởi trần mặc áo gi-lê

- Đôi càng bè bè, râu tia cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ, tính nết ăn xổi ở thì…

? Nêu diễn biến tâm lý của Dế Mèn trong việc

(4)

trêu Cốc? (Qua hành động)

- Cất giọng véo von -> chui tọt vào hang ->

núp tận đáy… khiếp -> nằm im thin thít ->

mon men bò lên.

? Trò đùa tai quái của Dế Mèn gây ra hậu quả gì?

- DC bị chị Cốc mổ quẹo xương sống -> chết thảm thương.

? Thái độ của Dế Mèn thay đổi như thế nào khi DC chết?

- Hối hận, xót thương.

- Đứng lặng hồi lâu.

? Qua sự việc trên, Dế Mèn đã rút ra cho mình một bài học đường đời đầu tiên cho mình, theo em, bài học đó là gì?

- Hung hăng, hống hách, láo chỉ có thể làm hại người khác khiến bản thân phải ân hận suốt đời

? Em cảm nhận được nội dung nào sau khi học xong văn bản này?

- DM có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng xốc nổi. Do bày trò trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho DC, DM hối hận vvà rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

? Em học tập được gì từ NT miêu tả về kể chuyện của nhà văn Tô Hoài?

Quan sát tinh tế, miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá tài tình.

? Từ câu chuyện của chú DM em rút được ra cho mình những bài học gì trong cuộc sống - HS bộc lộ – bổ sung – GV nhận xét, đánh giá ( GD HS KNS)

Tích hợp giáo dục đạo đức : Giáo dục phẩm chất nhân ái, biết yêu thương bạn bè, biết tạo dựng một thế giới đại đồng đoàn kết. Tự lập, trung thực, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm,

* Nội dung:

- Suy nghĩ trước khi hành động để không xảy ra việc phải ân hận.

* Nghệ thuật :

- Quan sát tinh tế, miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá tài tình.

II. Luyện tập

Bài 1

Bài 2

- Chao ôi! Có biết đâu rằng… lại được -> Liên kết hai đoạn văn và

(5)

đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

- Gv chia nhóm làm các bài tập: nhóm 1 – bài 1, nhóm 2 – bài 2, nhóm 3- bài 3.

Bài 1

?Kể diễn cảm lại truyện?

- H/s kể, gv nhận xét, uốn nắn.

Bài 2

? Hãy tìm hiểu những câu văn liên kết giữa đoạn 1 và đoạn 2 và nói rõ vai trò, chức năng của những câu văn ấy?

- H/s trả lời.

- Gv chốt.

Bài 3

Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn.

- H/s thực hành viết đoạn văn.

- Gv nhận xét, uốn nắn.

câu truyện ở sau là minh chứng và hệ quả của thói hung hăng xốc nổi của Dế Mèn.)

Bài 3

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

? Theo em, việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất do Mèn kể lại có tác dụng gì?

- Lời kể mang tính chỉ quan, người kể có thể kể những gì trực tiếp xảy ra với mình.

- Gv nhận xét và tích hợp môi trường: liên hệ ảnh hưởng của môi trường giáo dục: Do Dế Mèn sống tự lập từ nhỏ nên hình thành nên tính cách kiêu căng, tự phụ....môi trường có ảnh hưởng lớn đến tính cách con người.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình

- Đọc kĩ lại văn bản, kể diễn cảm và phân tích lại văn bản.

- Học thuộc ghi nhớ, kể tóm tắt văn bản bằng lời văn của mình.

- Chuẩn bị: Luyện đọc kể chuyện văn bản Bài học đường đời đầu tiên.

+ Ôn lại nội dung và nghệ thuật của văn bản: bức chân dung tự họa của Dế Mèn và bài học đường đời đầu tiên của chú.

+ Xem các dạng bài tập: tập kể lại câu chuyện.

E. RÚT KINH NGHIỆM

(6)

...

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng:6A………

CHỦ ĐỀ 8: CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI

Tiết 46 LUYỆN ĐỌC – KỂ CHUYỆN BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài) A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện:

+ Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một vb truyện viết cho thiếu nhi: Dế Mèn:

một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Vb truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả.

- Phân tích được các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng các biện pháp NT so sánh, nhân hóa khi viết văn MT.

* Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: Sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị ND và NT của truyện.

3. Thái độ:

- Bồi đắp tình cảm, rèn luyện đức tính khiêm tốn, yêu thương mọi người.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp giáo dục đạo đức : Giáo dục phẩm chất nhân ái, biết yêu thương bạn bè, biết tạo dựng một thế giới đại đồng đoàn kết. Tự lập, trung thực, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó => GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG,

(7)

KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HÒA BÌNH, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp môi trường: liên hệ ảnh hưởng của môi trường giáo dục.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP/KT

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Bài học đường đời đầu tiên?

* Định hướng Nội dung:

- Suy nghĩ trước khi hành động để không xảy ra việc phải ân hận.

Nghệ thuật :

- Quan sát tinh tế, miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá tài tình.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Một trong những đề tài khó khăn và thú vị đó là đề tài trẻ em trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời của mình để viết cho được đề tài trẻ em. Câu chuyện đồng thoại, đầu tay của Tô Hoài đã được hành triệu người đọc các lứa tuổi vô cùng yêu thích, đến mức các bạn nhỏ gọi Tô Hoài là ông Dế Mèn. Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật độc đáo này ntn? Bài học cuộc đời đầu tiên anh ta trải qua ra sao? Đó chính là nội dung văn bản đầu tiên của học kì II này.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

(8)

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân.

- Thời gian:10 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản?

- HS bộc lộ – bổ sung – GV nhận xét, đánh giá ( GD HS KNS)

? Qua nội dung văn bản em rút ra bài học gì cho bản thân?

- H/s trả lời.

Gv tích hợp giáo dục đạo đức : Giáo dục phẩm chất nhân ái, biết yêu thương bạn bè, biết tạo dựng một thế giới đại đồng đoàn kết. Tự lập, trung thực, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 24 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

- Gv chia nhóm làm các bài tập: nhóm 1 – bài 1, nhóm 2 – bài 2, nhóm 3- bài 3, nhóm 4- bài 4.

Gv: Theo em với văn bản này chúng ta có thể đọc với giọng như thế nào?

- HS: Trả lời.

GV chốt và nêu yêu cầu đọc:

+ Giọng vang to, hào hứng đoạn tả chân dụng Dế Mèn.

+Phân biệt rõ các giọng: Mèn, Choắt, chị Cốc.

+ Đoạn hối hận: Giọng trầm buồn

GV gọi 2 em học sinh đọc, cả lớp lắng nghe.

- Học sinh so sánh, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, uốn nắn.

Thảo luận nhóm (5’)

?Tìm ra những sự kiện chính trong câu truyện?

I. Ôn tập lý thuyết

II. Luyện tập

a. Luyện đọc

b.Luyện kể chuyện

(9)

Sau đó dựa vào những chi tiết chính đó kể lại câu truyện?

- Học sinh thảo luận.

- Hết thời gian, cử đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, uốn nắn.

Cần đảm bảo nội dung sau:

Là một chàng dế cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Côc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Dế Choắt nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

? Theo em, việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất do Mèn kể lại có tác dụng gì?

- Lời kể mang tính chỉ quan, người kể có thể kể những gì trực tiếp xảy ra với mình.

- Gv nhận xét và tích hợp môi trường: liên hệ ảnh hưởng của môi trường giáo dục: Do Dế Mèn sống tự lập từ nhỏ nên hình thành nên tính cách kiêu căng, tự phụ....môi trường có ảnh hưởng lớn đến tính cách con người.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình

- Đọc kĩ lại văn bản, kể diễn cảm và phân tích lại văn bản.

- Học thuộc ghi nhớ, kể tóm tắt văn bản bằng lời văn của mình.

- Chuẩn bị: Ôn tập văn bản : Bức tranh của em gái tôi.

* Học sinh chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi của giáo viên.

+ Đọc, xác định bố cục văn bản + Tìm hiểu các nội dung:

? Qua lời kể của người anh, người em hiện lên qua những chi tiết nào?

? Tác giả đã chú ý tới điều gì khi khắc hoạ hình ảnh cô bé?

? Qua cách miêu tả của người anh, cô em gái hiện lên với nét tính cách và phẩm chất gì?

? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ, cách cư xử của người anh với Kiều Phương trong cuộc sống hàng ngày

? Em hãy tìm các chi tiết thể hiện tâm trạng, thái độ của mọi người khi đứng trước toàn bộ bức tranh của Kiều Phương?

? Em cảm nhận được gì về tâm trạng của cậu bé khi thấy mọi người đều rất quan tâm, hãnh diện trước tài năng của bé Phương?

E. RÚT KINH NGHIỆM

(10)

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng:6A………

Tiết 47 ÔN TẬP VĂN BẢN: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

(Tạ Duy Anh)

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.

- Những nét đặc sắc trong NT MT tâm lí và nghệ thuật kể chuyện.

- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: Không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tấm lí nhân vật.

- Đoc - hiểu ND văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.

- Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.

* Kỹ năng sống:

- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực cảm nhận của bản thân về GT ND, NT của truyện.

3. Thái độ

- Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

- Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường giáo dục.

* Tích hợp GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất yêu quê hương đất nước, yêu cảnh đẹp thiên nhiên. Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng => GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC

(11)

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP/KT

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, phân tích.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

* Câu hỏi:

? Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản Bài học đường đời đầu tiên?

* Định hướng:

Nội dung:

- Suy nghĩ trước khi hành động để không xảy ra việc phải ân hận.

Nghệ thuật :

- Quan sát tinh tế, miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá tài tình.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Đã bao giờ em ân hận, ăn năn vì thái độ cư xử không đúng của mình đối với những người trong gia đình chưa? Đã bao giờ em cảm thấy mình rất tồi tệ xấu xa không xứng đáng với anh chị em của mình chưa?…Có những sự ân hận, hối lỗi làm cho tâm hồn ta trong trẻo hơn. Truyện ngắn “Bức tranh…” viết về anh em Kiều Phương rất thành công trong việc thể hiện chủ đề tế nhị đó.

(Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập các kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, dạy học nhóm, nêu vấn đề, dạy học theo

I. Giới thiệu chung 1.Tác giả

- Tạ Duy Anh, sinh 1959.

- Quê: Hà Tây

- Là hội viên hội nhà văn VN, là cây bút trẻ xuất hiện

(12)

định hướng hành động, phân tích.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Tạ Duy Anh?

- Tạ Duy Anh: Tên khai sinh: Tạ Viết Dãng, sinh 1959. Quê Hoàng Diệu, Chương Mĩ, Hà Tây. Là hội viên hội nhà văn VN, là cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc. Hiện công tác tại nhà xuất bản hội nhà văn.)

? Nêu xuất xứ của văn bản?

- Là truyện ngắn được giải nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo TNTP.

- Được in trong tập Con dế ma.

? Nhắc lại cách đọc văn bản?

- H/s nhắc lại. Gv gọi 2 h/s đọc văn bản.

- Gv nhận xét.

? Tóm tắt ngắn gọn lại ND truyện?

- Kiều Phương mê vẽ -> người anh ngạc nhiên, vui vẻ.

- Kiều Phương được phát hiện có tài năng ->

người anh từ ngạc nhiên đến ghen tức với em, đối xử lạnh nhạt với em.

- Kiều Phương được mời tham gia trại thi vẽ Quốc tế và được giải nhất với bức chân dung người anh trai mình.

- Người anh trai hãnh diện, tự hào và cũng xấu hổ, hối hận khi xem tranh.

? Vb có thể chia thành mấy phần? Nêu giới hạn và nd từng phần?

- P1: vui vẻ lắm: Giới thiệu về bé Kiều Phương.

- P2 => thở dài: Sự đố kị của người anh.

- P3: Kết thúc truyện

? Qua lời kể của người anh, người em hiện lên qua những chi tiết nào?

- Mặt bẩn, tự chế thuốc và say sưa vẽ,...

? Tài năng vẽ của KP tiếp tục được khẳng định như thế nào?

- Tham gia trại thi vẽ quốc tế, đạt giải nhất bằng bức tranh: Anh trai tôi.

? TS KP lại vẽ anh trai mình hoàn thiện đến

trong văn học thời kì đổi mới.

2. Tác phẩm

- Là truyện ngắn được giải nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo TNTP.

- Được in trong tập Con dế ma.

II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích

* Đọc, tóm tắt

2. Kết cấu, bố cục.

- 3 phần.

3. Phân tích

(13)

thế?

- Trong mắt em, người anh lúc nào cũng hoàn hảo, tốt đẹp.

- Người anh luôn ghen tỵ, gắt mắng, song KP vẫn vẽ anh trai mình rất đẹp, rất hoàn hảo.

? Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống nội tâm. Theo dõi truyện, em thấy tâm trạng người anh diễn biến ở những thời điểm nào?

- Từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ

- khi tài năng hội họa của em được phát hiện - Khi lén xem những bức tranh em đã vẽ

- Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em trong phòng trưng bày.

Thảo luận nhóm (3’)

? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ, cách cư xử của người anh với Kiều Phương trong cuộc sống hàng ngày?

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bố sung.

- Gv chốt.

- Gọi em là Mèo (vì mặt em luôn bị chính nó bôi bẩn).

- Luôn để ý từng tí một (Thấy em hay lục lọi đồ với một sự thích thú).

- Bí mật theo dõi việc chế thuốc vẽ

? Tìm những từ ngữ nói lên thái độ và tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh?

- Giật sững người, phải bám chặt lấy tay mẹ.

- Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

- Nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên tranh: Anh trai tôi.

- Muốn khóc.

? Nội dung cơ bản của truyện?

- Nhân vật Kiều Phương: say mê hội họa, hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu.

- Người anh: Ghen tị với tài năng của em, mặc cảm, xúc động khi nhận ra tâm hồn, lòng nhân hậu của em.

? Truyện thành công như thế nhờ vào đâu?

* Nội dung:

- Nhân vật Kiều Phương: say mê hội họa, hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu.

- Người anh: Ghen tị với tài năng của em, mặc cảm, xúc động khi nhận ra tâm hồn, lòng nhân hậu của em.

* Nghệ thuật:

- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nờn sự chân thật cho câu chuyện.

- MT chân thực diễn biến tâm lý nhân vật.

(14)

- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nờn sự chân thật cho câu ch yện.

- MT chân thực diễn biến tâm lý nhân vật.

? Em rút ra được bài học gì cho bản thân ? - Ghen ghét đố kỵ là tính xấu, với người thân lại càng nhỏ nhen.

- Tài năng là hiếm hoi; nhưng tài năng luôn phải cùng với sự khiêm tốn, giản dị, hồn nhiên, mới bền vững, được mọi người tin tưởng, mến yêu.

Gv tích hợp giáo dục đạo đức : Giáo dục phẩm chất yêu gia đình, yêu người thân, lòng nhân ái, khoan dung. Tự lập, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân và với người khác.

Hoạt động 4

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

- Gv chia nhóm làm các bài tập: nhóm 1 – bài 1, nhóm 2 – bài 2.

Bài 1

?Đóng vai nhân vật người anh kể diễn cảm lại truyện?

- H/s kể, gv nhận xét, uốn nắn.

Bài 2

Viết đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh

GV hướng dẫn HS làm

+ Dựa theo diễn biến tâm lí người anh trong

III. Luyện tập

Bài 1

Bài 2

- Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình.

Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la.

Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao

(15)

từng thời điểm : trước khi tài năng em được phát hiện, khi tài năng của em đã được phát hiện, khi đứng trước bức tranh cuả em.

nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

- Hệ thống nội dung bài học: Nội dung ý nghĩa cuả truyện.

? Theo em nhờ đâu mà người anh nhận ra sai lầm của mình?

- Nhờ bức tranh của em gái-> nghệ thuật.

- Gv tích hợp môi trường: liên hệ với môi trường giáo dục.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình

- Đọc kĩ lại văn bản, kể diễn cảm và phân tích lại văn bản.

- Học thuộc ghi nhớ, kể tóm tắt văn bản bằng lời văn của mình.

- Chuẩn bị: Ôn tập văn bản : Sông nước Cà Mau, Vượt thác.

* Học sinh chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi của giáo viên.

+ Đọc, xác định bố cục văn bản + Tìm hiểu các nội dung:

* Sông nước Cà Mau

? Đã qua vùng dất Cà Mau, những dấu hiệu nào của thiên nhiên để lại ấn tượng cho nhân vật tôi? ấn tựợng đó là gì?

? Các ấn tượng ấy được cảm nhận qua những giác quan nào?

? Trong đoạn văn tả cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau, tác giả đã làm nổi bật những nét độc đáo nào của cảnh?

? Dòng sông Năm Căn và rừng đước ở đây được miêu tả như thế nào? Có gì nổi bật?

? Cách tả ở đây có gì độc đáo?

? Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và Nhận xét cách miêu tả màu sắc ấy của tác giả?

? Cảnh chợ Năm căn được hiện ra qua chi tiết nào?

* Vượt thác

? Cảnh thiên nhiên được miêu tả ở đoạn nào trong văn bản?

? Dòng sông và cảnh hai bên bờ thay đổi như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền?

? Tác giả tập trung miêu tả những đối tượng nào và những đối tượng đó được miêu tả qua những từ ngữ nào?

? Tìm những hình ảnh thác nước dữ rất khó vượt?

? Hình ảnh con thuyền trong cuộc vượt thác được miêu tả như thế nào?

? Nhân vật DHT được khắc hoạ như thế nào qua đoạn trích?

? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh và người?

(16)

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng:6A………

Tiết 48 ÔN TẬP VĂN BẢN: SÔNG NƯỚC CÀ MAU, VƯỢT THÁC

( Đoàn Giỏi/ Võ Quảng)

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Sơ giản về tác giả, tác phẩm Đất rừng phương Nam.

- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Năm bắt được nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp với thuyết minh.

- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.

- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn MT cảnh thiên nhiên.

* Kỹ năng sống:

- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử; Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

3. Thái độ:

- Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp môi trường:

Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, hoang dã giúp cân bằng sinh thái , tránh được những thảm họa , thiên tai do thiên nhiên gây ra.

* Tích hợp GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất yêu quê hương đất nước, tự lập, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng => GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

(17)

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP/KT

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Nêu nội dung và nghệ thuât của văn bản Bức tranh của em gái tôi?

* Định hướng Nội dung:

- Nhân vật Kiều Phương: say mê hội họa, hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu.

- Người anh: Ghen tị với tài năng của em, mặc cảm, xúc động khi nhận ra tâm hồn, lòng nhân hậu của em.

* Nghệ thuật:

- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nờn sự chân thật cho câu chuyện.

- MT chân thực diễn biến tâm lý nhân vật.

III. Bài mới: (35’) * Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Đất rừng Phương Nam là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học phía Nam nước ta. Từ khi ra mắt bạn đọc, nó đã có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi cho đến ngày nay, tác phẩm này được in lại nhiều lần được dựng thành bộ phim Đất phương Nam khá thành công. Sông nước Cà Mau là một trích đoạn trong tác phẩm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết văn bản Sông nước Cà Mau.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân.

A. Ôn tập văn bản Sông nước Cà Mau

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả

(18)

- Thời gian:17 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Em hiểu biết gì về nhà văn Đoàn Giỏi?

- GV: Trong những năm chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh -> Công tác thông tin văn nghệ. Tập kết ra Bắc năm 1955 sau đó ông chuyển sang làm công tác sáng tác, biên tập sách báo. Là uỷ viên BCH hội nhà văn VN các khoá I, II, III.

? Bài Sông nước Cà Mau trích từ tác phẩm nào của Đoàn Giỏi? Em hiểu gì về tác phẩm ấy?

- Đất rừng phương Nam là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta -> Có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc

? Nhắc lại cách đọc văn bản?

- H/s nhắc lại. Gv gọi 2 h/s đọc văn bản.

- Gv nhận xét.

? Văn bản chia làm mấy đoạn? Đặt tiêu đề cho từng đoạn?

- Đ1 -> đơn điệu quang cảnh chung vùng Cà Mau.

- Đ2 -> ban mai - Cảnh kênh rạch, sông ngòi.

- Đ3 -> còn lại. Cảnh chợ Năm Căn.

? Đã qua vùng đất Cà Mau, những dấu hiệu nào của thiên nhiên để lại ấn tượng cho nhân vật tôi? ấn tựợng đó là gì?

- Sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện.

- Trời, nước, cây toàn một sắc xanh.

- Âm thanh rì rào ru ngủ -> thính giác.

? Quang cảnh vùng Cà Mau hiện lên như thế nào?

- Vùng Cà Mau mênh mông, rộng lớn với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, vây bủa chi chít, và tất cả được bao trùm bằng một màu xanh của trời, nước. Một thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Không gian ấy khi mới tiếp xúc dễ có cảm giác về sự đơn điệu, triền miên.

- Đoàn Giỏi (1925-1989), quê: Tiền Giang, viết văn từ thời kháng chiến chống TD Pháp.

- Thường viết về cs, thiên nhiên và con người Nam Bộ.

2. Tác phẩm:

- Bài Sông nước Cà Mau trích từ chương thứ XVIII của tác phẩm.

II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích

* Đọc, tóm tắt

2. Kết cấu, bố cục.

- 3 phần.

3. Phân tích

(19)

? Trong đoạn văn tả cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau, tác giả đã làm nổi bật những nét độc đáo nào của cảnh?

- Cách đặt tên sông, tên đất.

- Độc đáo trong dòng chảy Năm Căn.

- Rừng đước Năm Căn.

? Tên sông, tên đất độc đáo như thế nào?

- Căn cứ vào đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.

? Dòng sông Năm Căn và rừng đước ở đây được miêu tả như thế nào? Có gì nổi bật?

- Dòng sông: nước chảy ầm ầm, cá hàng đàn đen trũi...

- Rừng đước: dựng cao ngất như 2 dãy… cây ngọn bằng tăm tắp.

? Các chi tiết trên khiến em hình dung ra cảnh sông Năm căn như thế nào?

- Dòng sông, rừng đước mang vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, nên thơ, trù phú.

? Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và Nhận xét cách miêu tả màu sắc ấy của tác giả?

- Xanh rêu, xanh lá mạ, xanh chai lọ... ->

miêu tả màu sắc phong phú, nhiều gam màu xanh.

? Cảnh chợ Năm căn được hiện ra qua chi tiết nào?

- Giống như cái chợ cận biển vùng Nam Bộ (cận: gần > < viễn: xa)

Nhiều bến, nhiều lò than, hầm ggỗ đước, nhà bè như những khu phố nổi, chợ nổi...

+ Nằm sát bờ sông ồn ào đông vui tấp nập.

Những túp lều lá thô xơ kiểu cổ xưa

Những bến vận hà…, lò than…, những đống gỗ cao như núi… những ngôi nhà bè…

+ Chợ họp ngay trên sông có thể mua mọi thứ + Những người con gái Hoa kiều… những người Châu Giang…

? Các chi tiết, hình ảnh về chợ Năm Căn giúp người đọc hình dung như thế nào về chợ này?

- Tấp nập, đông vui, trù phú, độc đáo.

? Nội dung cơ bản của truyện?

Thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống.

- Cuộc sống con người tấp nập, độc đáo.

? Truyện thành công như thế nhờ vào đâu?

* Nội dung:

- Thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống.

- Cuộc sống con người tấp nập, độc đáo.

* Nghệ thuật:

- MT từ khái quát đến cụ thể.

- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác, kết hợp với việc sd các phép tu từ. SD ngôn ngữ địa phương.

- Kết hơp MT + thuyết minh.

(20)

- MT từ khái quát đến cụ thể.

- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác, kết hợp với việc sd các phép tu từ. SD ngôn ngữ địa phương.

- Kết hơp MT + thuyết minh.

* Tích hợp nội dung giáo dục bảo về môi trường

? Theo em, rừng đước ở vùng đất ven biển như Cà Mau có tác dụng gì? Chúng ta phải làm gì để bảo về và phát triển vùng đất giàu có, trù phú, đẹp tự nhiên nơi đây?

- Rừng đước có td chắn gió, chăn cát, giữ đất, phát triển kinh tế...

- Chung tay bảo vệ môi tường: Trồng rừng, không xả rác không chặt phá cây bừa bãi Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết văn bản Vượt thác.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân.

- Thời gian:17 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình,dạy học nhóm đọc diễn cảm, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Em hiểu biết gì về tác giả Võ Quảng ? - Sinh 1920, quê ở Quảng Nam.

- Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.

- Quê nội (1974) cùng với Tảng sáng (1976) là những tác phẩm thành công nhất của ông.

? Vượt thác có xuất xứ như thế nào?

- Vượt thác trích từ chương XI của Quê nội.

Đoạn trích tả chuyến ngược dòng sông Thu Bồn của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng sau ngày cách mạng tháng Tám thành công.

? Nhắc lại cách đọc văn bản?

- H/s nhắc lại. Gv gọi 2 h/s đọc văn bản.

- Gv nhận xét.

? Văn bản chia làm mấy phần?

Đ1 -> vượt nhiều thác nước: Cảnh trước khi

B. Ôn tập văn bản Vượt thác I.Giới thiệu chung

1. Tác giả

- Võ Quảng: Sinh 1920, quê ở Quảng Nam

- Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.

2. Tác phẩm

- Đoạn trích trong chương XI của Quê nội.

II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích

* Đọc, tóm tắt

2. Kết cấu, bố cục.

- 3 phần.

3. Phân tích

(21)

vượt thác

Đ2 -> Thác Cổ cò: Cuộc vượt thác Đ3 -> Còn lại: Cảnh sau khi vượt thác

? Tác giả tập trung miêu tả những đối tượng nào và những đối tượng đó được miêu tả qua những từ ngữ nào?

- Cây:

+ bãi dâu trải bạt ngàn…

+ chòm cổ thụ dáng mãnh liệt…

+ cây to như những cụ già vung tay…

- Nước: phóng giữa hai vách núi dựng.

- Núi: + cao đột ngột hiện ra.

+ cao sừng sững.

? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ để miêu tả?

- Từ ngữ gợi tả: Từ láy gợi hình (Trầm ngâm, sừng sững, lúp xúp…) khiến cảnh trở lên rõ nét, sinh động.

? Để miêu tả cảnh tự nhiên, tác giả còn sử dụng biện pháp gì?

- So sánh, nhân hoá

? Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên?

- Đồng bằng thơ mộng, thanh bình, vùng núi thì hiểm trở, hùng vĩ.

? Tìm những hình ảnh thác nước dữ rất khó vượt?

- Nước từ trên cao phóng xuống 2 vách đá dựng chảy đứt đuôi rắn.

? Hình ảnh con thuyền trong cuộc vượt thác được miêu tả như thế nào?

- Thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu, cố lấn lên…

- Con thuyền được nhân hoá, miêu tả như con người.

* Thảo luận nhóm (3’)

? DHT được miêu tả như thế nào?

- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn giống như một hiệp sĩ Trường Sơn.

- Động tác: co người phóng sào, ghì chặt đầu sào, thả sào, rút sào nhanh như cắt.

-> Tác giả so sánh DHT giống như hiệp sỹ của...

? Văn bản giúp em cảm nhận được gì về cảnh

* Nội dung:

- Bức tranh thiên nhiên trên con sông Thu Bồn được miêu tả theo hành trình vượt thác.

- Hình ảnh quả cảm của DHT trong cuộc vượt thác hùng dũng, đầy sức mạnh của con người LĐ.

* Nghệ thuật:

- Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và ngoại hình, hành động của con người.

- Sử dụng so sánh, nhân hóa có hiệu

(22)

thiên nhiên và con người lao động?

- Vẻ hùng vĩ và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm bàn 2p để tìm ra giá trị cơ bản về ND, NT và ý nghĩa của văn bản.

? Nghê thuật đặc sắc của văn bản?

+ Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và ngoại hình, hành động của con người.

+ Sử dụng so sánh, nhân hóa có hiệu quả.

+ Lựa chon các chi tiết MT đặc sắc, có chọn lọc.

+ SD ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.

?) Hãy nêu cảm nhận của em về thiên nhiên và con người qua hai văn bản Sông nướcCà Mau và Vượt thác?

- HS suy nghĩ, bộc lộ cảm nhận

- GV đánh giá và tích hợp giáo dục đạo đức : Giáo dục phẩm chất yêu quê hương đất nước.

Tự lập, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng.

quả.

- Lựa chon các chi tiết MT đặc sắc, có chọn lọc.

- SD ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

- GV hệ thống nội dung bài học: Vẻ đẹp của Năm Căn và nghệ thuật miêu tả của tác giả

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận chung của mình về cảnh SNCM.

- Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người qua văn bản Vượt thác?

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình

- Đọc kĩ lại văn bản, kể diễn cảm và phân tích lại văn bản.

- Học thuộc ghi nhớ, kể tóm tắt văn bản bằng lời văn của mình.

- Chuẩn bị: Tình yêu quê hương đất nước con người qua các tác phẩm truyện hiện đại.

+ Ôn lại các truyện hiện đại.

+ Xem lại nội dung và nghê thuât của các tác phẩm này: cảnh thiên nhiên và hình ảnh con người qua các văn bản.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

============********=============

(23)

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng:6B………

Tiết 49 TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI QUA CÁC TÁC

PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Tình yêu quê hương đất nước con người qua các tác phẩm truyện hiện đại.

- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Đọc diễn cảm: Giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên và con người trong các tác phẩm.

* Kỹ năng sống:

- Tự nhận thức và xác định được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp của người LĐ được miêu tả trong các tác phẩm.

3. Thái độ:

- Bồi đắp tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp môi trường:

Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, hoang dã giúp cân bằng sinh thái , tránh được những thảm họa , thiên tai do thiên nhiên gây ra.

* Tích hợp GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất yêu quê hương đất nước, tự lập, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng => GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh minh hoạ, chuẩn KTKN.

2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi sgk.

C/ PHƯƠNG PHÁP/KT

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, phân tích.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC

(24)

I. Ổn định tổ chức. (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Trình bày nội dung và nghệ thật của văn bản Vượt thác?

* Định hướng Nội dung:

- Bức tranh thiên nhiên trên con sông Thu Bồn được miêu tả theo hành trình vượt thác.

- Hình ảnh quả cảm của DHT trong cuộc vượt thác hùng dũng, đầy sức mạnh của con người LĐ.

Nghệ thuật:

- Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và ngoại hình, hành động của con người.

- Sử dụng so sánh, nhân hóa có hiệu quả.

- Lựa chon các chi tiết MT đặc sắc, có chọn lọc.

- SD ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.

III. Bài mới: (35’) * Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Tình yêu quê hương đất nước con người luôn là đề tài bất tận cho các tác giả?

Và trong các tác phẩm truyện hiện đại mà các em vừa tìm hiểuthì tình yêu ấy được thể hiện thật sâu sắc và đậm nét. Vậy bức tranh thiên nhiên đất nước con người được thể hiện ntn chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập các kiến thức về bức tranh thiên nhiên qua các tác phẩm.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 10 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở,dạy học nhóm giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, phân tích.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Kể tên các tác phẩm truyện hiện đai đã học?

- Bài học đường đời đầu tiên.

- Bức tranh của em gái tôi.

- Sông nước Cà Mau.

- Vượt thác.

? Bức tranh thiên nhiên trong văn bản sông

I.Bức tranh thiên nhiên

(25)

nước Cà Mau được miêu tả ntn?

- Mũi Cà Mau được bao bọc trong một màu xanh bát ngát: Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá…

- Những tên đất, tên sông mộc mạc, dân dã, dễ gọi và dễ nhớ cũng nói lên được đặc điểm của vùng đất này.

+ Rạch Mái Giầm hai bên bờ mọc toàn là thứ cây có lá giống như chiếc mái giầm.

+ Kênh Bọ Mắt tụ tập cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng…

+ Kênh Ba Khía hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây…

- Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa bên bờ sông chỉ độc nhất có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than, dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu", tiếng Miên nghĩa là “nước đen”.

- Cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

+ Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

+ Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bàng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu màu xanh chai lọ,… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

- Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập… những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng…

Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh, phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.

? Điểm nổi bật trong cách miêu tả của tác giả là gì?

- Tác giả đã tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác, đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió.

Màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai

(26)

lọ… Những màu ấy được dùng để tả sắc độ xanh khác nhau của các thế hệ cây đước từ non đến già. Nghệ thuật miêu tả tài tình của nhà văn vừa cho ta thấy được khung cảnh chung, vừa khắc họa được những hình ảnh cụ thể, làm nổi rõ màu sắc độc đáo cùng với sự tấp nập, trù phú của vùng sông nước Cà Mau.

? Cảm nhận chung của em về thiên nhiên vùng song nước Cà Mau?

* Gv bình

Qua ngòi bút miêu tả của tác giả ta thấy một bức tranh sông nước sông, ngòi, kênh rạch bao vây chi chít như mạng nhện. Tất cả như được bao trùm một màu xanh “ trên trời thì xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá…” Và như muốn người đọc hòa mình vào sông nước của Cà Mau tác giả giải thích từng tên gắn liền với những đặc điểm chung của nó như: Mái Giầm, Bọ Mắt, Ba khía, Năm Căn hay cũng như tên Cà Mau.

Bức tranh không chỉ dừng lại ở đó nó còn cho người ta cảm giác không khí vui vẻ hơn khi xuôi về Năm Căn. Chợ Năm Căn mang một nét đẹp riêng không lẫn vào đâu, hai bên bờ sông xóm chợ ồn ào tấp nập. Ở nơi đây người ta thuyền bè ngược xuôi khu phố nổi độc đáo và hấp dẫn.

Một Năm Căn muôn màu độc đáo và thú vị.

? Phân tích bức tranh thiên nhiên qua văn bản Vượt thác?

- Viết về cảnh sông nước miền Trung.

- Trước tiên là hình ảnh những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít gợi cảm giác bình yên của làng quê.

- Sau đó, càng đi ngược, vườn tược càng um tùm.

- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mắt…

- Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn… Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ để miêu tả?

- Từ ngữ gợi tả: Từ láy gợi hình (Trầm ngâm,

- Qua ngòi bút miêu tả của tác giả ta thấy thiên nhiên Cà Mau bao la, rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống.

(27)

sừng sững, lúp xúp…) khiến cảnh trở lên rõ nét, sinh động.

? Để miêu tả cảnh tự nhiên, tác giả còn sử dụng biện pháp gì?

- So sánh, nhân hoá

? Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên?

- Đồng bằng thơ mộng, thanh bình, vùng núi thì hiểm trở, hùng vĩ.

* Gv bình

Đây là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trên dòng sông Thu Bồn. Ở đó người ta thấy được

“những bãi dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít”. Khung cảnh như mở ra một nơi nhộn nhịp thuyền bè qua lại với những chuyến đò trở mít, dây mây, dầu rái, quế. Tất hòa vào một nhịp sống năng động ở nơi đây...

* Thảo luận nhóm (3’)

? Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả ?

- Các nhóm thảo luận- báo cáo.

- Gv nhận xét, chốt.

a) Sông nước Cà Mau: Thiên nhiên bao la, hoang dã, kênh rạch, sông ngòi chằng chịt

- Nghệ thuật: ấn tượng cảm nhận bằng nhiều giác quan và hiểu biết của tác giả

b) Vượt thác: dòng sông Thu Bồn với cảnh vật thay đổi từ hạ lưu -> thượng nguồn

- Nghệ thuật: miêu tả bằng vài nét chấm phá kết hợp với khắc hoạ hình ảnh con người lao động.

?) Hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên qua hai văn bản Sông nướcCà Mau và Vượt thác?

- HS suy nghĩ, bộc lộ cảm nhận

- GV đánh giá và tích hợp giáo dục đạo đức : Giáo dục phẩm chất yêu quê hương đất nước.

Tự lập, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập các kiến thức về hính ảnh con người qua các tác phẩm.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, thanh bình, vùng núi thì hiểm trở, hùng vĩ.

II. Hình ảnh con người

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Sách giáo khoa, sách GV, sách thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức và kĩ năng, tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh,

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,

Bước 4: Kéo xuống phần Tài liệu sách điện tử, chọn sách học sinh, sách giáo viên, hoặc sách bài tập để xem.. Sách giáo khoa (Sách học sinh): Nhấn

Bước 4: Kéo xuống phần Tài liệu sách điện tử, chọn sách học sinh, sách giáo viên, hoặc sách bài tập để xema. Sách giáo khoa (Sách học sinh): Nhấn vào SHS

Bước 4: Kéo xuống phần Tài liệu sách điện tử, chọn sách học sinh, sách giáo viên, hoặc sách bài tập để xema. Sách giáo khoa (Sách học sinh): Nhấn vào SHS