• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18

Ngày soạn: 4/1/2019

Ngày giảng: Thứ hai /7/1/2019

HỌC VẦN BÀI 73:

IT – IÊT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết vần it, iêt và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk, hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần it, iêt.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Em tô, vẽ, viết..” hs luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề trên.

2.Kỹ năng: Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ, câu cho hs.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn tiếng việt. Biết giữ gìn bảo vệ các loài động vật trong thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

- GV BĐ DTV, Tranh sgk trình chiếu - HS: BĐ DTV, VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (10’)

- Đọc bảng: ut ưt, bút chì, chim cút,

sứt răng, nứt nẻ. - 4 hs đọc cá nhân – GV nhận xét -Viết bảng con: bút chì, chim cút. -Viết bảng con: bút chì, chim cút.

- GV nhận xét 3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài(1’) Bài 73: it – iêt b.Giảng bài mới:

- Gvcho hs quan sát tranh trình chiếu - HS quan sát tranh

- Tranh vẽ gì? - Trái mít.

- Từ Trái mít.có tiếng (Trái) con đã học còn tiếng (mít) là tiến mới, trong tiếng (mít)các con đã học âm m và dấu thanh sắc con đã học.

- HS theo dõi

• Nhận diện, phát âm và tổng hợp vần, tiếng mới (5’)

- GV viết vần (it) lên bảng.

- GV đọc, gọi hs đọc.

- Cả lớp quan sát.

- 5 hs đọc: it

+ Phân tích vần it? - âm i đứng trước, âm t đứng sau.

- Đánh vần: i – tờ – it - 5 hs đọc i – tờ – it

- Đọc trơn: it - 5 hs đọc: it

- Có vần it muốn có tiếng mít con làm như thế nào?

- Ghép âm m trước vần it con được tiếng mít

- GV đọc mẫu: mít - 5 hs đọc: mít

- Phân tích tiếng mít? - Có âm m trước vần it đứng sau được tiếng mít.

(2)

- Con nào đánh vần được? -Mờ - it - mít - sắc – mít (5 hs đọc)

- Đọc: mít - mít (5 hs đọc)

- Từ trái mít tiếng nào có vần vừa học? - Từ trái mít, tiếng mít có vần it vừa học

- HS đọc cả cột từ. it - mít – Trái mít (5hs đọc)

• Dạy vần iêt theo hướng phát triển (7’) - Cô thay âm “i” bằng âm “iê”, ân t cô

giữ nguyên cô được vần gì? - vần iêt

- GV đọc mẫu: iêt - 5 hs đọc: iêt

+ Nêu cấu tạo vần iêt? - Có 2 âm: âm iê đứng trước, âm t đứng sau.

+ Đánh vần: iê- tờ - iêt + Đọc trơn: iêt

- iê- tờ - iêt (6 hs đọc) - 5 hs đọc: iêt

- Có vần (iêt)cô thêm âm v đứng trước

dấu sắc trên đầu âm iê cô được tiếng gì? - viết

- GV đọc mẫu “viết” - 5 hs đọc: viết

- Phân tích tiếng viết? - Có âm v đứng trước, vần iê đứng sau tạo thành tiếng viết

- Con nào đánh vần được? - vờ - iêt – viêt – sắc - viết (5 hs đọc) - Đọc trơn: viết - viết (5 hs đọc)

- Đưa từ chữ viết. gọi hs đọc - chữ viết. (5 hs đ ọc)

- Từ chữ viết tiếng nào có vần vừa học? - Từ chữ viết, tiếng viết có vần iêt vừa học

• GV giảng từ: chữ viết. - Cho hs quan sát tranh trong sách.

- HS đọc cả cột từ. iêt – viết – chữ viết. (5hs đọc) - Hôm nay con học những vần nào?

- Vần ăt, ât điểm gì giống và khác nhau?

- it,iêt

+ Giống nhau: đếu được ghép bởi 2 âm, có t đứng sau.

+ Khác nhau: it có i đứng trước.

iêt có iê đứng trước.

- Gọi HS đọc cả 2 cột từ. - HS đọc cả 2 cột từ.(4HS) - Ghép vần, tiếng, từ

- Theo dõi nhận xét cách ghép.

- Gọi hs đọc.

- HS ghép

- it - mít – Trái mít.

- iêt – viết – chữ viết.

• Luyện đọc từ ứng dụng: (5-6’)

- HS đọc nhẩm cột từ, tìm tiếng chứa vần mới học.

- Gọi hs đọc từng từ, GV giải nghĩa từ.

Con vịt Thời tiết Đông nghịt Hiểu biết.

- vịt, nghịt (it ) - Tiết, biết (iêt ) - Mỗi từ 3,4 hs đọc - HS đọc cả 2 cột từ. GV kiểm tra

chống đọc vẹt. - 5 hs đọc.

- Đọc cá nhân toàn bài, kiểm tra chống

(3)

đọc vẹt. - 4 – 5 hs đọc toàn bài - GV nhận xét cách đọc

- Cho hs đọc đồng thanh cả bài - Đọc động thanh 1 lần cả bài.

• Luyện viết bảng con: (5-6’) -Gv chạy phần mềm đĩa tập viết - GV viết mẫu kết hợp nêu qui trình viết.

- HS quan sát viết tay không.

- HS viết bảng con: it, iêt, trái mít, chữ viết.

- GV uốn nắn chữ viết cho hs .

Lưu ý hs tư thế ngồi, cách cầm phấn, cách để bảng…

- Nhận xét hs viết bảng.

it trái mít iêt chữ viết

Tiết 2 b. Luyện tập:

• Luyện đọc: (10’)

- HS luyện đọc bài sách giáo khoa (tiết1) - 3 – 4 hs đọc cá nhân, gv kiểm tra chống đọc vẹt.

• Luyện đọc câu ứng dụng.

+ Tranh vẽ gì? - Đàn vịt đang bơi lội dưới ao

+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa vâm mới học.

- Tiếng “biết ” (iêt) + HS luyện đọc từ có vần mới. - biết bơi (2 hs đọc) - Gọi hs đọc câu

- Chú ý hs đọc ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm. Đọc đúng vần điệu của bài thơ.

- GV kiểm tra chống vẹt.

- 5 hs đọc

- Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về để trứng.

+ GV đọc mẫu giảng nội dung câu.

- HS đọc toàn bài - 2 hs đọc toàn bài

• Luyện viết: (10’)

- GV viết mẫu, nêu qui trình viết. - HS quan sát viết tay không.

- GV quan sát uốn nắn chữ viết cho hs. 1dòng vần it 1dòng từ trái mít 1dòng vần iêt 1dòng từ chữ viết.

- GV chấm 1 số bài nhận xét ưu nhược điểm của hs.

- HS thấy nhược điểm để rút khinh nghiệm bài sau.

• Luyện nói: (10’)

- HS quan sát tranh nêu chủ đề nói.

- Tranh vẽ gì? - Các bạn đang tập vẽ, tập tô.

- Chủ đề hôm nay nói về gì? - Em tô, vẽ, viết.

- HS luyện nói câu.

-GV uốn nắn câu nói cho hs.

- Em tập vẽ quả cam.

- Em tô ông mặt trời.

- Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

4. Củng cố dặn dò (5’)

- Hôm nay con học vần gì? - it, iêt.

(4)

- 2 hs đọc cả bài, gv nhận xét cách đọc.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần ăt, ât HS nêu: quay tít, chiết cành.

- GV nhận xét tuyên dương kịp thời.

- Về nhà đọc bài, viết bài, làm bài tập trong vở, và chuẩn bị bài sau

________________________________

Ngày soạn: 5/1/2019

Ngày giảng: Thứ 3/8/1/2019

TOÁN

TIẾT 69:

ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs nhận biết được điểm, đoạn thẳng, gọi tên được điểm, đoạn thẳng, Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng vẽ điểm, đoạn thẳng nhanh thành thạo.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi vẽ đoạn thẳng..

II. CHUẨN BỊ

GV: Thước, phấn màu.

HS: VBT, SGK bút, thước kẻ. trình chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (5’) - 3 hs lên bảng

+ HS đọc lại các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 9, 10.

- GV nhận xét chữa bài.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’) Tiết 69: Điểm - Đoạn thẳng.

b. Giảng bài mới:

- GV giới thiệu điểm: (3’)

- GV thực hành vẽ 1(•) chấm lên bảng.

- Trên bảng cô có dấu gì?

- GV Trong tiếng việt gọi là dấu chấm, trong toán người ta gọi là 1 điểm.

- Để đặt tên cho điểm người ta dùng các chữ in hoa để viết.

- Ví dụ: A (Đọc là điểm A)

- Tương tự gv vẽ điểm B lên bảng - Con hiểu thế nào là 1 điểm?

- GV ghi lên bảng 1 số điểm khác nhau để hs đọc tên điểm.

- GV giới thiệu đoạn thẳng: (3’) - GV vẽ 2 điểm lên bảng

- Trên bảng cô có mấy điểm? đọc tên các điểm.

a. Tính: b.Điền < > =.

6 + 4 = 10 2 + 5 > 2 + 3 4 + 3 = 7 7 - 6 < 9 - 7 5 + 3 = 8 9 - 6 < 4 + 3 c. Viết các số 9,5,2,4,10.theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Dấu chấm.

- HS nhắc lại “Điểm”

- 10 HS đọc điểm A

- HS nêu tên điếm, hs đọc.B (Điểm B) - Khi ta dùng bút chấm, hoặc phấn chấm 1 cái ta được 1 điểm.

•C ( Điểm C) • G ( Điểm G)

A• •B - Cô có 2 điểm A, và Điểm B.

(5)

- Cô đặt thước trùng với 2 điểm A và Điểm B, cô dùng bút nối điểm A với điểm B, nhấc thước kẻ ra cô được đoạn thẳng AB.

- GV vẽ đoạn thẳng MN lên bảng - Con hiểu thế nào là đoạn thẳng?

- GVHD HS cách vẽ đoạn thẳng: (5’) - GV lấy 2 điểm bất kỳ dùng thước nối 2 điểm để tạo thành 1 đoạn thẳng.

- Khi vẽ đoạn thẳng tiến hành theo mấy bước?

+ Bước 1 con làm gì?

+ Bước 2 con làm như thế nào?

+ Bước 3 con làm gì?

- 3 hs nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.

3. Luyện tập:

Bài 1: (6’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- Bài 1 gồm mấy yêu cầu?

- HS thực hành gv nhận xét chữa bài.

- BT1 cần nắm được nội dung kt gì?

Bài 2: (6’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- 4 hs thực hành nối trên bảng.

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

- GV nhận xét chữa bài.

- Bài 2: được hoc nội dung kiến thức gì?

- Muốn vẽ được đoạn thẳng con làm như thế nào

Bài 3: (6’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- Muốn biết hình có bao nhiêu đoạn

- Đoạn thẳng AB ( 5 hs đọc) M• •N - Đoạn thẳng MN ( 5 HS đọc)

- Có 2 điểm, nối từ điểm này tới điểm kia ta được 1 đoạn thẳng.

- Cả lớp quan sát thực hành.

Q• •P - Theo 3 bước.

+ Bước 1: Dùng bút chấm 2 điểm,rồi đặt tên cho từng điểm.

+ Bước 2: Đặt thước trùng với điểm A và B, tay trái giữ thướccố định, tay phải cầm bút nối 2 điểm với nhau.

+ Bước 3: Nhấc thước ra ta được đoạn thẳng AB.

+Bài 1: Đọc tên các điểm rồi nối các điểm để có đoạn thắng.

- Gồm 2 yêu cầu:

+ Đọc tên các điểm.

+Bài 2: Nối các điểm để có đoạn thẳng.

- Điểm A, điểm B, điểm C, điểm D.

- Đoạn thẳng AB, đoạn thẳng BC.

- Biết đọc tên điểm, tên các đoạn thẳng.

+ Dùng thước và bút để nối các điểm thành:

a. 3 đoạn thẳng. b. 4 đoạn thẳng A A B B C C D c.5 đoạn thẳng. d. 7 đoạn thẳng.

- Cách vẽ đoạn thẳng.

- Dùng bút và thước nối 2 điểm lại với nhau.

+ Bài3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng.

(6)

thẳng con phải làm gì?

- HS nêu kết quả, gv nhận xét chữa bài.

- Hình 1: 6 đoạn thẳng.

- Hình 2: 10 đoạn thẳng.

- BT3 được hoc về nội dung kiến thức gì?

4. Củng cố kiến thức (3’)

- Bài hôm nay con cần nắm được kiến thức gì?

- Con hiểu thế nào là đoạn thẳng?

- Chuẩn bị cho bài sau

- VN làm các bài tập trong sgk.1,2,3,4.5 - Chuẩn bị bài sau

- Con qs hình vẽ đếm số đoạn thẳng.

- Nhận biết được các đoạn thẳng có trong hình vẽ.

- Nắm được điểm và các đoạn thẳng.

- Có 2 điểm, nối từ điểm này với điểm kia ta được 1 đoạn thẳng.

________________________________________

HỌC VẦN

BÀI 74:

UÔT - ƯƠT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết vần uôt, ươt và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk, hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần uôt, ươt - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Chơi cầu trượt” hs luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề trên

2.Kỹ năng: Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ, câu cho hs.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn tiếng việt. Biết giữ gìn bảo vệ các loài động vật trong thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

- GV BĐ DTV, Tranh sgk trình chiếu.

- HS: BĐ DTV, VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (10’)

- Đọc bài: it iêt, con vịt, đông nghịt, - 4 hs đọc cá nhân - GV nhận xét -Viết bảng con: trái mít, chữ viết. -Viết bảng con: trái mít, chữ viết.

- GV nhận xét 3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’) Bài 74: uôt - ươt b.Giảng bài mới:

- GVcho hs quan sát tranh trình chiếu - HS quan sát tranh

- Tranh vẽ gì? - Chuột nhắt.

- Từ chuột nhắt có tiếng (nhắt) con đã học còn tiếng (chuột) là tiến mới, trong tiếng (chuột) các con đã học âm ch và dấu thanh nặng con đã học.

- HS theo dõi

• Nhận diện, phát âm và tổng hợp vần, tiếng mới (5’)

- GV viết vần (uôt) lên bảng. - Cả lớp quan sát.

(7)

- GV đọc, gọi hs đọc. - 5 hs đọc: uôt

+ Phân tích vần uôt? - âm uô đứng trước, âm t đứng sau.

- Đánh vần: uô– tờ – uôt - 5 hs đọc uô– tờ – uôt

- Đọc trơn: uôt - 5 hs đọc: uôt

- Có vần uôt muốn có tiếng chuột con làm như thế nào?

- Ghép âm ch trước vần uôt con được tiếng chuột

- GV đọc mẫu: chuột - 5 hs đọc: chuột

- Phân tích tiếng chuột? - Có âm ch trước vần uôt đứng sau được tiếng chuột.

- Con nào đánh vần được? Chờ - uôt - chuốt - nặng - chuột (4 hs)

- Đọc: chuột - chuột (5 hs đọc)

- Từ chuột nhắt tiếng nào có vần vừa học?

- Từ chuột nhắt, tiếng chuột có vần uôt vừa học

- HS đọc cả cột từ. - uôt - chuột – chuột nhắt (5hs đọc)

• Dạy vần ươt theo hướng phát triển (7’) - Cô thay âm “uô” bằng âm (ươ), ân t

cô giữ nguyên cô được vần gì? - vần ươt

- GV đọc mẫu: ươt - 5 hs đọc: ươt

+ Nêu cấu tạo vần ươt? - Có 2 âm: âm ươ đứng trước, âm t đứng sau.

+ Đánh vần: ươ- tờ - ươt + Đọc trơn: iêt

- ươ- tờ - ươt (10 hs đọc) - 5 hs đọc: iêt

- Có vần (ươt) cô thêm âm l đứng trước

dấu sắc trên đầu âm ươ cô được tiếng gì - lướt

- GV đọc mẫu “lướt” - 5 hs đọc: lướt

- Phân tích tiếng lướt? - Có âm l đứng trước, vần ươt đứng sau tạo thành tiếng lướt

- Con nào đánh vần được? lờ - ươt - lươt- sắc- lướt (5 hs đọc) - Đọc trơn: lướt - lướt (5 hs đọc)

- Đưa từ lướt ván gọi hs đọc - lướt ván (5 hs đ ọc)

- Từ lướt ván tiếng nào có vần vừa học - Từ lướt ván, tiếng lướt có vần ươt vừa học

• GV giảng từ: lướt ván - Cho hs quan sát tranh trong sách.

- HS đọc cả cột từ. ướt – lướt – lướt ván (5hs đọc) - Hôm nay con học những vần nào?

- Vần uôt, ươt điểm gì giống và khác nhau?

- uôt, ươt

+ Giống nhau: đếu được ghép bởi 2 âm, có t đứng sau.

+ Khác nhau: uôt có uô đứng trước.

ươt có ươ đứng trước.

- Gọi HS đọc cả 2 cột từ. - HS đọc cả 2 cột từ.(4HS) - Ghép vần, tiếng, từ

- Theo dõi nhận xét cách ghép.

- Gọi hs đọc.

- HS ghép

- uôt - chuột – chuột nhắt.

- ướt – lướt – lướt ván.

(8)

• Luyện đọc từ ứng dụng: (5-6’) - HS đọc nhẩm cột từ, tìm tiếng chứa vần mới học.

- Gọi hs đọc từng từ, GV giải nghĩa từ.

Trắng muốt Vượt lên.

Tuốt lúa ẩm ướt.

- Muốt, tuốt (uôt ) - vượt, ướt (ươt ) - Mỗi từ 3,4 hs đọc - HS đọc cả 2 cột từ. GV kiểm tra

chống đọc vẹt. - 5 hs đọc.

- Đọc cá nhân toàn bài, kiểm tra chống

đọc vẹt. - 4 – 5 hs đọc toàn bài

- GV nhận xét cách đọc

- Cho hs đọc đồng thanh cả bài - Đọc động thanh 1 lần cả bài.

• Luyện viết bảng con: (5-6’) - GV chạy phần mềm đĩa tập viết - GV viết mẫu kết hợp nêu qui trình viết.

- GV uốn nắn chữ viết cho hs.

Lưu ý hs tư thế ngồi, cách cầm phấn, cách để bảng…

- Nhận xét hs viết bảng.

- HS quan sát viết tay không.

HS viết bảng con: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván.

Tiết 2 b. Luyện tập:

• Luyện đọc: (10’)

- HS luyện đọc bài sách giáo khoa (tiết1) - 5 hs đọc cá nhân, gv kiểm tra chống đọc vẹt.

• Luyện đọc câu ứng dụng.

+ Tranh vẽ gì? - Con mèo đang trèo cây cau.

+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa vâm mới học.

- Tiếng “chuột” (uôt) + HS luyện đọc từ có vần mới. - Chú chuột (2 hs đọc) - Gọi hs đọc câu

- Chú ý hs đọc ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm.Đọc đúng vần điệu của bài thơ.

- GV kiểm tra chống vẹt.

- 5 hs đọc

- Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo.

+ GV đọc mẫu giảng nội dung câu.

- HS đọc toàn bài - 2 hs đọc toàn bài

• Luyện viết: (10’)

- GV viết mẫu, nêu qui trình viết. - HS quan sát viết tay không.

- GV quan sát uốn nắn chữ viết cho hs. 1dòng vần uôt 1dòng từ chuột nhắt 1dòng vần ươt 1dòng từ lưới ván.

uôt chuột nhắt ươt lướt ván

- GV chấm 1 số bài nhận xét ưu nhược - HS thấy nhược điểm để rút khinh

(9)

điểm của hs. nghiệm bài sau.

• Luyện nói: (10’)

- HS quan sát tranh nêu chủ đề nói.

- Tranh vẽ gì? - Các bạn đang chơi cầu trượt.

- Chủ đề hôm nay nói về gì? - Chơi cầu trượt - HS luyện nói câu.

-GV uốn nắn câu nói cho hs.

- Chơi thật cẩn thận tránh tai nạn.

- Chủ nhật em chơi cầu trượt ở Công Viên.

- Em chơi cầu trượt rất vui.

- Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

4. Củng cố dặn dò (5’)

- Hôm nay con học vần gì? - uôt, ươt.

- 2 hs đọc cả bài, gv nhận xét cách đọc.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, ươt. - HS nêu : vuốt râu,lướt qua.

- GV nhận xét tuyên dương kịp thời.

- Về nhà đọc bài, viết bài, làm bài tập trong vở, và chuẩn bị bài sau

______________________________________

ĐẠO ĐỨC

THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HK I

I. MỤC TIÊU:

1.KT: Giúp hs củng cố các kĩ năng đã học về nghiêm trang khi chào cờ, đi học đúng giờ, trật tự trong trường học.

2.KN: Giáo dục hs có tính kỷ luật trong nhà trường.

3.Thái độ: yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ:

+ Giáo viên: các câu hỏi và tình huống + Học sinh: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1, Ổn định tổ chức lớp: (2’) 2. Bài cũ (5’)

- Giờ trước con học bài gì?

- Con hiểu thế nào giữ trật tự trong trường học?

- Trật tự trong trường học.

- Trong giờ học phải giữ trật tự, không nói chuyện, không làm việc riêng, chú ý nghe giảng…

3.Hướng dẫn luyện tập.

• Hoạt động 1: (15’)Thảo luận lớp -Khi chào cờ con phải đứng như thế nào?

- Lá cờ có đặc điểm gì?

- Đứng nghiêm trang, mắt hướng về lá cờ.

- Lá cờ hình chữ nhật nền màu đỏ, ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa.

- Con hiểu thế nào làn đi học đều?

- Muốn đi học được đúng giờ con phải

- Đi học đều là ngày nào cũng phải đi học đầy đủ.

làm gì?

- Muốn đi học đều, đầy đủ con phải

- Ngủ dậy sớm, chuẩn bị sách vở ,quần áo từ tối….

(10)

làm gì?

- Tại sao phải đi học đúng giờ?

- Cần phải giữ sức khỏe tốt, khắc phục khó khăn để đến lớp.

- Đi học đúng giờ con sẽ hiểu bài và giúp em mau tiến bộ.

- Khi xếp hàng ra vào lớp con cần chú ý điều gì?

- Tại sao khi xếp hàng ra vào lớp không được nói chuyện, không chen lẫn xô đẩy nhau?

- Khi xếp hàng ra vào không được nói chuyện, phải đi theo lần lượt …

- Làm như vậy sẽ ồn ào, mất trật

tự ,ảnh hưởng đến lớp khác, có thể vấp ngã,gây chảy máu..

• Hoạt động 2: (15’) HS tập chào cờ.

- GV thực hiện thao tác mẫu lần 1 - GV thực hiện thao tác mẫu lần 2 - Khi chào cờ có âm thanh gì?

- Tư thế đứng của người chào cờ như thế nào?

- GV hô cho HS thực hành chào cờ - GV quan xát sửa sai cho hs.

- HS thực hành chào cờ trong nhóm.

- GV chia lớp làm 4 nhóm

- GV cho từng nhóm lên thực hành.

- GV tuyên dương nhóm thực hành tốt.

HS quan xát nhận xét.

- HS thực hành làm theo.

- Trống, kèn, bài hát quốc ca..

- Quần áo chỉnh tề, chân đứng chữ v thân người thẳng, mắt nhìn lên cờ…

- HS thực hành chào cờ

- Các nhóm thực hành chào cờ, tự sửa sai cho nhau.

- Nhóm khác nhận xét bổ xung.

- Cho hs thực hành xếp hàng theo 2 tổ. - Các tổ tiến hành cuộc thi.

- Mỗi tổ thực hành 2 lần. GV và ban giám khảo quan sát và nhận xét, đánh giá.công bố kết quả và khen thưởng tổ thực hành tốt nhất.

4. Củng cố dặn dò (5’)

- Để trật tự trong trường học, lớp học,con phải làm gì?

- VN xem lại bài học chuẩn bị bài sau.

- Con phải giữ trật tự trong giờ học, không nói chuyện, làm việc riêng, không xô đẩy nhau khi xếp hàng…gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác.

________________________________________

Ngày soạn: 6/1/2019

Ngày giảng: Thứ 4/9/1/2019

TOÁN

Tiết 71:

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng cho hs.

3.Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi vẽ, đo đoạn thẳng..

II. CHUẨN BỊ

(11)

GV: Thước, phấn màu.

HS: VBT, SGK bút, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Con hãy nêu cách nhận biết độ dài của 2 đoạn thẳng khác nhau.

- GV cho 2hs lên thực hành đo độ dài của hộp bút và quyển vở.

- GV nhận xét chữa bài.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’) Tiết 71: Thực hành đo độ dài a. Giảng bài mới:

GV giới thiệu độ dài gang tay: (3’) - Gang tay là độ dài được tính từ đầu ngón tay cái,đến đầu ngón giữa.

- Chấm 1 điểm nơi bắt đầu đặt ngón tay cái,rồi căng tay hết cỡ đánh dấu thứ 2 ở ngón tay dài nhất.

Hướng dẫn cách đo bằng gang tay:5’

- GV thực hành đo, kết hợp nói để hs theo dõi.

- GV cho 3 hs lên thực hành đo độ dài của cạnh bàn.

- con có nhận xét gì về độ dài của gang tay?

GVgiới thiệu độ dài của bước chân:3’

- GV thực hành bước chân kết hợp nói để hs quan sát.

- Từ mũi bàn chân này đến gót của bàn chân kia là 1 khoảng cách.

Hướng dẫn đo nền nhà lớp học: (5’) - GV quan sát hs thực hành nhận xét.

b. Luyện tập: (15’)

Bài 1: (5’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thực hành, nêu kết quả gv nhận xét chữa bài.

- Bài 1 cần nắm được gì?

Bài 2: (5’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV cho mỗi nhóm 3 hs lên đo Bài 2 cần nắm được kiến thức gì?

- Để nhận biết được độ dài của 2 đoạn thẳng ta có thể đo trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Cả lớp qs nhận xét.

- Cả lớp qs theo dõi.

- HS theo dõi

- HS1 đo: Cạnh bàn dài 4 gang tay.

- HS2 đo: Cạnh bàn dài 5 gang tay.

- HS3 đo: Cạnh bàn dài 3 gang tay.

- Độ dài của 3 gang tay khác nhau. Có người thì ngắn, có người thì dài, không có tiêu chuấn cố định.

- Cả lớp quan sát gv thực hành.

- HS thực hành bước chân để do nền nhà lớp học.

+Bài 1: Đo độ dài bàn hs bằng gang tay.

- 2 hs thực hành đo 1 bàn.

- Biết cách đo độ dài bằng gang tay.

+Bài 2: Đo độ dài bảng lớp bằng thứớc gỗ.

- HS TH gv nhận xét cách đo của hs.

- Biết cách đo độ dài của bảng lớp bằng

(12)

Bài 3: (5’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV chia lớp làm 4 nhóm

- Bài 3 cần nắm được kiến thức gì?

4. Củng cố dặn dò (5’)

- Bài hôm nay con cần nắm được kiến thức gì?

- Về nhà thực hành đo các vật bằng gang tay, bước chân cho thành thạo - Chuẩn bị bài sau.

thước gỗ.

+Bài 3: Đo độ dài của phòng học bằng bước chân.

- Các nhóm thực hành đo báo cáo kết quả.

- Nắm được cách đo độ dài bằng bước chân.

- Nắm được cách đo độ dài bằng gang tay, bước chân, thước gỗ.

____________________________________________

HỌC VẦN

BÀI 75: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs nắm chắc cấu tạo, cách đọc, cách viết các vần đã học có kết thúc bằng âm t ở cuối vần, và các tiếng từ câu ứng dụng đã học từ bài 68 đến bài 75.

+ HS nghe, hiểu nội dung câu chuyện “chuột nhà và chuột đồng” và kể lại được câu chuyện theo tranh.

2.Kỹ năng: Qua bài học rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng, từ câu cho hs.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học. Biết yêu quí và bảo vệ, các loài động vật trong thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

- GV: BĐ DTV, tranh sgk, bảng ôn đã kẻ sẵn.

-HS: BĐ DTV, sgk, phấn, giẻ lau, bảng…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2. Bài cũ(5’)

- Đọc bài: uôt ươt, chuột nhắt, lướt ván, tuốt lúa, lạnh buốt..

- Viết bảng con: lươt ván, chuột nhắt.

- GV nhận xét 3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’)Bài 75: ôn tập b. Giảng bài mới:

GV cho hs qs tranh nêu câu hỏi (2’) - Tranh vẽ gì?

- Tiếng “hát” được ghép bởi âm, vần nào?

- Vần at được ghép bởi mấy âm?

- Ai đánh vần đọc trơn được?

Hệ thống lại những kt đã học: (5’) - Trong tuần vừa qua ngoài vần at ra

- 4 hs đọc cá nhân- GV nhận xét - Viết bảng con: lươt ván, chuột nhắt.

- HS qs tranh, rút ra kiến thức cần ôn.

- Bạn nhỏ đang hát.

- hat = h trước + vần at sau

-2 âm: âm a đứng trước, âm t đứng sau.

- a – tờ – at.at (5 hs đọc cá nhân, bàn, lớp.)

(13)

con được học những vần nào khác có ân t ở cuối vần?

- GV ghi các âm, vào bảng đã kẻ sẵn.

- GV chỉ bảng HS đọc các âm theo cột dọc, theo hàng ngang.

Hướng dẫn ghép âm với vần để tạo thành tiếng:(12’)

- Ghép âm a ở cột dọc, với âm t ở hàng ngang con được vần gì?

- Con nêu cáchđọc.

- Tương tự hs ghép các tiếng còn lại.

- GV cho hs đánh vần đọc trơn.

- GV chỉ bất kỳ cho hs đọc để kiểm tra chống đọc vẹt.

+ Nhìn vào bảng con có nhận xét gì về các vần vừa ghép được.

- 2 hs đọc toàn bảng ôn.

- Luyện đọc từ ứng dụng: (5-6’) - HS nhẩm cột từ tìm tiếng chứa vần vừa ôn.

- HS luyện đọc các từ.

GV đọc mẫu- giảng từ: chót vót, bát ngát, Việt Nam.

- Luyện viết bảng con: (5- 6’) - GV viết mẫu, nêu qui trình viết.

- GV uốn nắn chữ viết cho hs.

- at,ât,ăt,ot,ơt,ut, ưt ,et,êt, it ,iêt,uôt,ươt, -

Vần at.

- a - tờ - at.at.(6 hs đọc cá nhân, bàn, lớp)

- Mỗi hàng mỗi cột 3, 4 hs đọc - Các vần giống nhau đều được ghép bởi 2 âm,đều có âm t đứng sau.

- Khác nhau về các âm ở đầu vần. khác nhau về cách đọc.

- GV nhận xét cách đọc.

Chót vót Bát ngát Việt Nam.

- 2 hs đọc

- Cho hs qs tranh vẽ.

- HS quan sát viết tay không.

- HS viết từ: Chót vót, bát ngát

Tiết 2.

b. Luyện tập:

Luyện đọc: (10’)

- HS luyện đọc bài sgk trang 1.

- Luyện đọc câu ứng dụng.

+ Tranh vẽ gì? Tramh trình chiếu.

+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa âm có trong bảng ôn.

- HS luyện đọc từng câu.

- HS đọc cả 2câu.

- Lưu ý hs đọc ngắt hơi đúng theo vần nhịp của khổ thơ.

- GV đọc mẫu, giảng nội dung.

- 2 câu thơ này nói về cái bátđã được rửa sạch sẽ.

- Luyện viết (12’)

- GV viết mẫu, nêu qui trình viết.

- 4 hs đọc cá nhân theo cột, theo hàng.

- Rổ bát đĩa.

- Một (ôt ) mát (at) - Mỗi câu 2 hs đọc.

- 5 hs đọc, lớp đọc, gv nhận xét.

Một đàn cò trắng phau, phau.

Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.

- HS quan sát viết tay không.

- HS viết 1 dòng chót vót

t t

a at e et

ă ăt ê êt

â ât i it

o ot iê iêt

ô ôt ư ưt

ơ ơt uô uôt

u ut ươ ươt

(14)

- GV nhận xét uốn nắn chữ viết cho hs.

- GV chấm 1 số bài nhận xét ưu nhược điểm của hs.

Kể chuyện: (7- 8’) chuột đồng và chuột nhà.

- GV kế chuyện lần 1.

- GV kể lần 2 cho hs quan sát tranh.

- Câu chuyện này nói về ai?

- Vì sao chuột đồng lại bỏ quê lên thành phố?

- Lần đầu tiên đi kiếm ăn như thế nào?

- Sau lần kiếm ăn đó, chuột đồng đã quyết định như thế nào?

- Vì sao chuột đồng không ở thành phố kiếm ăn?

- Qua câu chuyện con rút ra được bài học gì?

Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh - GV nhận xét uốn nắn cách kể chuyện cho hs.

4. Củng cố dặn dò (5’)

- Hôm nay con ôn lại những vần gì?

- 2 hs đọc toàn bài, gv nhận xét cách đọc.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần vừa ôn.

- VN đọc bài, viết bài, chuẩn bị bài sau

1 dòng bát ngát

- HS thấy nhược điểm, rút kinh nghiệm cho bài sau.

- Cả lớp theo dõi.

- Nói về 2 con chuột.

- Chuột nhà về quê chơi rủ chuột đồng ra thành phố làm ăn.

- Bị mèo đuổi làm cho chuột đồng sợ hãi.

- Bỏ thành phố về quê làm ăn.

- Vì ở thành phố dễ kiếm ăn nhưng tính mạng luôn bị đe doạ.

- Cần biết hài lòng với những gì mình đã có.

- HS kể chuyện theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.

- at,ât,ăt,ot,ơt,ut, ưt, et,êt, it,iêt,uôt,ươt, - GV kiểm tra chống vẹt

- HS nêu: Chim hót, mặt trời.…

____________________________________

Ngày soạn: 7/1/2019

Ngày giảng: Thứ 5/10/1/2019

HỌC VẦN BÀI 76 :

OC - AC

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết vần oc, ac và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk, hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần oc, ac - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Vừa vui, vừa học” hs luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề trên.

2. Kỹ năng: Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ, câu cho hs.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn tiếng việt. Biết giữ gìn bảo vệ các loài động vật trong thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

- GV BĐ DTV, Tranh sgk trình chiếu - HS: BĐ DTV, VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp: (1’)

(15)

2. Kiểm tra bài cũ: (10’)

(16)

- Đọc bài: Cà rốt, mật ngọt, trắng muốt,

bút mực, bạn tốt, cái thớt. - 4 hs đọc cá nhân - GV nhận xét -Viết bảng con: mứt tết, cút kít. -Viết bảng con: mứt tết, cút kít.

- GV nhận xét 3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’) Bài 76: oc - ac b.Giảng bài mới:

- GVcho hs quan sát tranh trình chiếu. - HS quan sát tranh

- Tranh vẽ gì? - Con sóc.

- Từ con sóc có tiếng (con) con đã học còn tiếng (sóc) là tiến mới, trong tiếng (sóc) các con đã học âm s và dấu thanh sắc con đã học còn vần oc là vần mới

- HS theo dõi

• Nhận diện, phát âm và tổng hợp vần, tiếng mới (5’)

- GV viết vần (oc) lên bảng.

- GV đọc, gọi hs đọc.

- Cả lớp quan sát.

- 5 hs đọc: oc

+ Phân tích vần oc? - âm uô đứng trước, âm t đứng sau.

- Đánh vần: o – cờ – oc - 5 hs đọc o – cờ – oc

- Đọc trơn: uôt - 5 hs đọc: uôt

- Có vần oc muốn có tiếng sóc con làm như thế nào?

- Ghép âm s trước vần oc con được tiếng sóc

- GV đọc mẫu: sóc - 5 hs đọc: sóc

- Phân tích tiếng sóc? - Có âm s trước vần oc đứng sau thêm dấu thanh sắc được tiếng sóc.

- Con nào đánh vần được? - sờ - oc - sóc - sắc -sóc (10 hs đọc

- Đọc: sóc - sóc (5 hs đọc)

- Từ con sóc tiếng nào có vần vừa học? Từ con sóc,tiếng sóc có vần oc vừa học - HS đọc cả cột từ. - oc - sóc – con sóc (5hs đọc)

•Dạy vần (ac) theo hướng phát triển (7’) - Cô thay âm “o” bằng âm (a) ân t cô

giữ nguyên cô được vần gì? - vần ac

- GV đọc mẫu: ac - 5 hs đọc: ac

+ Nêu cấu tạo vần ac? -Có 2 âm: âm a đứng trước, âm t đứng sau.

+ Đánh vần: a - cờ - ac + Đọc trơn: ac

- a - cờ - ac (10 hs đọc) - 5 hs đọc: ac

- Có vần (ac)cô thêm âm b đứng trước

dấu sắc trên đầu âm a cô được tiếng gì? - bác

- GV đọc mẫu “bác” - 5 hs đọc: bác

- Phân tích tiếng bác? - Có âm b đứng trước, vần ac đứng sau tạo thành tiếng bác

- Con nào đánh vần được? bờ - ac - bác - sắc bác (5 hs đọc)

(17)

- Đọc trơn: bác -bác (5 hs đọc) - Đưa từ bác sĩ gọi hs đọc - bác sĩ (5 hs đ ọc)

- Từ bác sĩ tiếng nào có vần vừa học? - Từ bác sĩ, tiếng bác có vần ac vừa học

• GV giảng từ: bác sĩ

+ Bác sĩ là người chuyên phát thuốc, khàm, chữa bệnh cho mọi người

- Cho hs quan sát tranh trong sách.

- HS đọc cả cột từ. ac – bác – bác sĩ.. (5hs đọc) - Hôm nay con học những vần nào?

- Vần oc, ac điểm gì giống và khác nhau?

oc,ac

+ Giống nhau: đếu được ghép bởi 2 âm, có c đứng sau.

+ Khác nhau: oc có o đứng trước.

ac có a đứng trước.

- Gọi HS đọc cả 2 cột từ. - HS đọc cả 2 cột từ. (4HS) - Ghép vần, tiếng, từ

- Theo dõi nhận xét cách ghép.

- Gọi hs đọc.

- HS ghép

- uôt - chuột – chuột nhắt.

- ướt – lướt – lướt ván.

• Luyện đọc từ ứng dụng: (5-6’)

- HS đọc nhẩm cột từ, tìm tiếng chứa vần mới học.

- Gọi hs đọc từng từ, GV giải nghĩa từ.

Hạt thóc Bản nhạc Con cóc Con vạc.

- Thóc, cóc (oc) - nhạc, vạc (ac) - Mỗi từ 3,4 hs đọc - HS đọc cả 2 cột từ. GV kiểm tra

chống đọc vẹt. - 5 hs đọc.

- Đọc cá nhân toàn bài, kiểm tra chống

đọc vẹt. - 4 – 5 hs đọc toàn bài

- GV nhận xét cách đọc

- Cho hs đọc đồng thanh cả bài - Đọc động thanh 1 lần cả bài.

• Luyện viết bảng con: (5-6’) - Gv chạy phần mềm đĩa tập viết

GV viết mẫu kết hợp nêu qui trình viết.

- GV uốn nắn chữ viết cho hs.

Lưu ý hs tư thế ngồi, cách cầm phấn, cách để bảng…

- HS quan sát viết tay không.

- HS viết bảng con: oc, ac, con sóc, bác sĩ

- Nhận xét hs viết bảng.

Tiết 2 b. Luyện tập:

• Luyện đọc: (10’)

- HS luyện đọc bài sách giáo khoa (tiết1) -4 hs đọc cá nhân, gv kt chống đọc vẹt.

• Luyện đọc câu ứng dụng.

+ Tranh vẽ gì? Chùm nhãn.

+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa vâm mới học.

Tiếng “cóc, bọc, lọc” (oc) + HS luyện đọc từ có vần mới. - bột lọc (2 hs đọc)

(18)

- Gọi hs đọc câu

- Chú ý hs đọc ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm.

- GV kiểm tra chống vẹt.

- 5 hs đọc

- Da cóc mà bọc bột lọc, Bột lọc mà bọc hòn than.

+ GV đọc mẫu giảng nội dung câu.

- HS đọc toàn bài - 2 hs đọc toàn bài

• Luyện viết: (10’)

- GV viết mẫu, nêu qui trình viết. - HS quan sát viết tay không.

- GV quan sát uốn nắn chữ viết cho hs. - HS viết vào vở.

1dòng vần oc 1dòng từ con sóc 1dòng vần ac 1dòng từ bác sĩ.

- GV chấm 1 số bài nhận xét ưu nhược điểm của hs.

- HS thấy nhược điểm để rút khinh nghiệm bài sau.

• Luyện nói: (10’)

- HS quan sát tranh nêu chủ đề nói.

- Tranh vẽ gì? - Các bạn đang chơi trò đố chữ.

- Chủ đề hôm nay nói về gì? - Vừa vui vừa học - HS luyện nói câu.

-GV uốn nắn câu nói cho hs.

- Chúng em chơi trò chơi ghép hình.

- Chúng em chơi trò chơi nối chữ.

- Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

4. Củng cố dặn dò (5’)

- Hôm nay con học vần gì? - oc, ac - 2 hs đọc cả bài, gv nhận xét cách đọc.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, ac - HS nêu: dáng vóc, các bạn.

- GV nhận xét tuyên dương kịp thời.

- VN tìm 2 tiếng có vần oc, ac viết vào vở ô ly.

- VN đọc bài, viết bài, làm bài tậptrong vở, và chuẩn bị bài sau.

__________________________________

TOÁN

TIẾT 71:

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng cho hs.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi vẽ, đo đoạn thẳng..

II. CHUẨN BỊ

GV: Thước, phấn màu.

HS: VBT, , SGK bút, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Con hãy nêu cách nhận biết độ dài - Để nhận biết được độ dài của 2 đoạn

(19)

của 2 đoạn thẳng khác nhau.

- GV cho 2hs lên thực hành đo độ dài của hộp bút và quyển vở.

- GV nhận xét chữa bài.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’) Tiết 71: Thực hành đo độ dài a. Giảng bài mới:

GV giới thiệu độ dài gang tay:(3’) - Gang tay là độ dài được tính từ đầu ngón tay cái, đến đầu ngón giữa.

- Chấm 1 điểm nơi bắt đầu đặt ngón tay cái, rồi căng tay hết cỡ đánh dấu thứ 2 ở ngón tay dài nhất.

Hướng dẫn cách đo bằng gang tay:5’

- GV thực hành đo, kết hợp nói để hs theo dõi.

- GV cho 3 hs lên thực hành đo độ dài của cạnh bàn.

- con có nhận xét gì về độ dài của gang tay?

GVgiới thiệu độ dài của bước chân: 3’

- GV thực hành bước chân kết hợp nói để hs quan sát.

- Từ mũi bàn chân này đến gót của bàn chân kia là 1 khoảng cách.

Hướng dẫn đo nền nhà lớp học:(5’) - GV quan sát hs thực hành nhận xét.

b. Luyện tập: (15’)

Bài 1: (5’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thực hành , nêu kết quả gv nhận xét chữa bài.

- Bài 1 cần nắm được gì?

Bài 2: (5’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV cho mỗi nhóm 3 hs lên đo

Bài 2 cần nắm được kiến thức gì?

Bài 3: (5’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV chia lớp làm 4 nhóm

thẳng ta có thể đo trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Cả lớp qs nhận xét.

- Cả lớp qs theo dõi.

- HS theo dõi

- HS1 đo: Cạnh bàn dài 4 gang tay.

- HS2 đo: Cạnh bàn dài 5 gang tay.

- HS3 đo: Cạnh bàn dài 3 gang tay.

- Độ dài của 3 gang tay khác nhau. Có người thì ngắn, có người thì dài, không có tiêu chuấn cố định.

- Cả lớp quan sát gv thực hành.

- HS thực hành bước chân để do nền nhà lớp học.

+Bài 1: Đo độ dài bàn hs bằng gang tay.

- 2 hs thực hành đo 1 bàn.

- Biết cách đo độ dài bằng gang tay.

+Bài 2: Đo độ dài bảng lớp bằng thứớc gỗ.

- HS thực hành gv nhận xét cách đo của hs.

- Biết cách đo độ dài của bảng lớp bằng thước gỗ.

+ Bài 3: Đo độ dài của phòng học bằng bước chân.

- Các nhóm thực hành đo báo cáo kết quả.

(20)

- Bài 3 cần nắm được kiến thức gì?

4. Củng cố dặn dò (5’)

- Bài hôm nay con cần nắm được kiến thức gì?

- Về nhà thực hành đo các vật bằng gang tay, bước chân cho thành thạo - Chuẩn bị bài sau.

- Nắm được cách đo độ dài bằng bước chân.

- Nắm được cách đo độ dài bằng gang tay, bước chân, thước gỗ.

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 18:

CUỘC SỐNG XUNG QUANH

I/ MỤC TÊU:

1.Kiến thức:- Nêu được một số nét chính về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.

* Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống nông thôn và thành thị.

2.Kỹ năng : Biết được những hoạt động chính ở nông thôn 3.Thái độ: Có ý thức gắn bó yêu mến quê hương

*GD kĩ năng sống: tìm kiếm và xử lí thông tin:

Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương. Phát triển.

- KNS: hợp tác trong công việc.

- GD HS: Biết yêu cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.

*QTE: - Quyền được học hành, chăm sóc sức khỏe, sống trong môi trường trong lành và phát triển.

II/ CHUẨN BỊ:

GV chuẩn bị: - Sưu tầm một số tranh ảnh về hoạt động của địa phương.

- Hình minh hoạ SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I.Dạy học bài mới:

1.Giới thiệu bài: (Ghi đề bài) 2.Các hoạt động chủ yếu:

Hoạt động 1: (15’)

- Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường.

- Gv giao nhiệm vụ quan sát

+ Nhận xét quang cảnh xung quanh trên đường

+ Hai bên đường - Đưa đi tham quan

+ Phổ biến nội quy khi tham quan + Nghe gv hướng dẫn đi tham quan Hoạt động 2: (16’)

Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân

-Thảo luận nhóm

-Nói với nhau về những gì các em quan sát

- Thảo luận, đại diện trình bày HS làm việc theo GV hướng dẫn

- Gọi một số hs trả lời trứớc lớp

- Thảo luận nhóm đôi - Đại diện trình bày - Nhận xét bổ sung

(21)

như đã hướng dẫn ở phần trên -Thảo luận lớp

+Cho biết các nghề đa số các dân thường làm?

+Kể một số công việc mà bố mẹ và những người trong gia đình em thương làm ? + Em ở nông thôn hay thành thị?

* Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống nông thôn và thành thị.

Củng cố, dặn dò: (2’)

*QTE: - Quyền được học hành, chăm sóc sức khỏe, sống trong môi trường trong lành và phát triển.

Nhận xét tiết học Dặn chuẩn bị tiết sau

* HS trả lời

- Chuẩn bị bài sau

_________________________________________

Ngày soạn: 8/1/2019

Ngày giảng: Thứ 6/11/1/2019

HỌC VẦN

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Học sinh đọc được các vần, từ ngữ , câu từ bài 1 đến bài 76 - viết được các vần, từ câu ứng dụng câu từ bài 1 đến bài 76 - Nói được từ 2- 4 câu theo các chủ đề đó học.

- Giỏo dục HS yờu thớch tiếng việt, tự tin trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG

Bảng ôn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A/. Kiểm tra bài cũ: (5') - Học sinh đọc bài tiết 6

- Học sinh viết : con sóc, bác sĩ - Nhận xét đánh giá.

B/. Bài mới:(35') 1/. Luyện đọc:

- Học sinh đọc cá nhân

- Học sinh đọc thầm từng câu

- Học sinh đọc câu; cá nhân , đồng thanh

Vần: ua , iêu , eng , ao uông, ương , ươc , oc - Từ ngữ:

cuộn dây bóng bay quả trám nâng niu

(22)

2/. Luyện viết:

- Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở ô li. 1 số vần , từ , câu đã học

- Học sinh nghe viết 3/. Củng cố dặn dò:

- Dặn về ôn lại bài đã học Nhận xét giờ học

ngày hội trường học máy xúc mầm non vườn cây thác nước ao chuôm bản mường - Câu:

+ Nghỉ hè Nam được về quê thăm ông bà nội. Nhà bà nội có rất nhiều cây ăn quả có đồng lúa bát ngát.

+ Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo.

_____________________________________

TOÁN

Tiết 72:

MỘT CHỤC – TIA SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs nhận biết ban đầu về 1 chục, biết quan hệ giữ 1 chục và đơn vị. Biết 1 chục bằng 10 đơn vị. Biết đọc và viết các số trên tia số.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng đọc số, viết các số trên tia số.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi vẽ và viết các số trên tia số.

II. CHUẨN BỊ

GV: 1 chục que tính.

HS: VBT, SGK. BĐ DT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ:(5’)

- GV cho 1hs lên thực hành đo độ dài của bảng lớp (bằng thước)

- 1 hs thực hành đo bàn của gv bằng gang tay.

- GV nhận xét chữa bài.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’) Tiết 72: Một chục - Tia số.

b. Giảng bài mới:

Giới thiệu một chục:(7’) - GV dùng mô hình trực quan

- Cả lớp quan sát nhận xét cách đo của bạn

- Cả lớp quan sát rút ra kiến thức mới.

(23)

- GV dán 10 quả cam lên bảng + Trên bảng cô có mấy quả cam?

+ GV 10 quả cam còn gọi là 1 chục quả cam.

- HS lấy 1 bó que tính để lên bàn . + Con đếm xem có bao nhiêu que tính + 10 que tính con gọi là mấy chục?

- Vậy 10 đơn vị còn gọi là mấy chục?

- Vậy 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị.

Giới thiệu về tia số: (7’)

- GV giới thiệu và vẽ tia số lên bảng.

+ Đây là tia số, trên tia số có điểm gốc là o, (được ghi số o)

+ Trên tia số được chia thành các vạch nhỏ cách đều nhau,mỗi vạch ghi 1 số theo thứ tự tăng dần từ 0 đến 10

Con có nhận xét gì về các số trên tia số?

- Các số liền kề nhau hơn kém nhau mấy đơn vị?

b. Luyện tập: (15’)

Bài 1:( 5’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- Trước khi vẽ con phải làm gì?

- HS thực hành, nêu kết quả gv nhận xét chữa bài.

- Tại sao con vẽ thêm 6 chấm tròn vào hình số1?

- qua bài Bài 1con cần ghi nhớ điều gì?

Bài 2:(5’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 chục con vịt chính là mấy con?

- Trước khi khoanh con phải làm gì?

- HS quan sát nhận xét

Có 10 quả cam (hs đếm từ 1 đến 10) - 5 hs nhắc lại.

- HS đếm từ 1 đến 10.

- Có 10 que tính.

- 10 que tính còn gọi là 1 chục que tính. (5 hs nhắc lại)

- 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.(10 hs nhắc lại)

Ta viết: 10 đơn vị = 1 chục.

- 1 chục bằng 10 đơn vị.

Ta viết: 1 chục = 10 đơn vị.(5 hs nhắc lại)

- Cả lớp quan sát.

- GV vừa giới thiệu kết hợp nói để hs quan sát.

- Các số được viết cách đều nhau, được viết theo thứ tự tăng dần từ bé đến lớn.

- 2 số liền kề nhau hơn kén nhau 1 đơn vị.(ngược lại)

+Bài 1: Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn.

- Đếm xem người ta đã cho bao nhiêu chấm tròn. Sau đó con vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn.

- Vì ở hình 1 đã có 4 chấm tròn, con vẽ thêm 6 chấm nữa cho đủ 1 chục chấm tròn.

- 1 chục bằng 10 đơn vị.

- 10 đơn vị bằng 1chục.

Bài 2: Vẽ bao quanh 1 chục con vịt.

- 1chục con chính là 10 con.

- Đếm số con vật trong hình.

• • • •

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

• • • • •

◦ ◦ ◦ ◦ ◦

• • • • • •

◦ ◦ ◦ ◦

(24)

- HS thực hành , nêu kết quả gv nhận xét chữa bài.

- BT2 cần nắm được kiến thức gì?

Bài 3: (5’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- Trước khi điền số con phải làm gì?

- Trên tia số có mấy vạch?

- Mỗi vạch ứng với mấy số?

- HS làm bài giáo viên chữa bài.

- BT3 cần nắm được kiến thức gì?

Bài 4:(5’) HS đọc yêu cầu bài tập.

- Trước khi điền số con phải làm gì?

- HS làm bài giáo viên chữa bài.

- con vừa viết các số có điểm gì giống nhau?

4. Củng cố dặn dò (5’) - Hôm nay con học bài gì?

- Con hiểu thế nào là 1 chục?

- VN làm 1,2,3,4 trong SGK - VN học bài chuẩn bị bài sau

- Cấu tạo của 1 chục.

+ Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.

- Con phải đếm vạch trên tia số.

- Có 10 vạch.

- Mỗi vạch ứng với 1 số.

- Cấu tạo của tia số, biết đọc, viết các số trên tia số.

+Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống.

- Con phải quan sát hình vẽ đếm số chấm tròn rồi điền số.

- đều là số 10 đều là 1 chục

- Một chục, tia số.

- 1 chục bằng 10 đơn vị.

__________________________________

SINH HOẠT TUẦN 18

I/ MỤC TIÊU:

- Nhận xét đánh giá tình hình tuần 18

- Khen thưởng những HS chăm chỉ học tập, có ý thức trong việc rèn luyện.

- Có kế hoạch hoạt động cho tuần 19.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

1. Khởi động: 5 phút - GV bắt bài hát:

2. Các hoạt động:

Hoạt động 1: 25 phút

- Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần 18.

- Đánh giá từng tổ cụ thể:

+ Chuyện cần, vệ sinh thân thể, học tập...

+ Hát múa tập thể, thường xuyên luyện tập.

Hoạt động 2: 5 phút

-Kế hoạch tuần 19: triển khai kế hoạch

- HS cùng hát: Lớp chúng ta đoàn kết -Kết hợp múa phụ hoạ

-Nhận xét

-Nghe nhận xét của GV

-Từng em nghe nhận xét, rút kinh nghiệm, thực hiện tốt hơn.

(25)

+Duy trì nề nếp sinh hoạt và học tập + Chú ý công tác vệ sinh

+ Luyện tập các bài hát múa tập thể...

+ Tăng cường giải toán trên mạng để chuẩn bị thi cấp trường...

+ Phân công nhiệm vụ cho các tổ -Dặn sinh hoạt lần sau.

- Yêu cầu cả lớp nghiêm túc thực hiện

Tổ 1: Vệ sinh lớp học

Tổ 2: Kiểm tra vệ sinh cá nhân ____________________________________________________

(26)

KĨ NĂNG SỐNG

Chủ đề 2:

KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN

I.MỤC TIÊU:

- Giáo dục kỹ năng xem đồng hồ.

- HS có thói quen quản lý thời gian của mình.

- Giáo dục các em có thói quen tự chủ động thời gian của mình.

II. CHUẨN BỊ:

- Vở bài tập thực hành kỹ năng sống.

- Đồng hồ treo tường - Phiếu bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ.

GV nhận xét.

Gọi 1 HS lên tự mặc áo của mình

*Bài 1: HS thực hành xem đồng hồ.

GV giới thiệu tranh BT1:

GV nhận xét và kết luận.

HS thảo luận nhóm đôi? Đồng hồ trong mỗi tranh dưới đây đang chỉ mấy giờ? Đại diện nhóm trả lời.

Các nhóm khác nhận xét

*Bài 2: Hoạt động cá nhân

HS quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi.Em thường làm những công việc như trong mỗi tranh dưới đây vào lúc mấy giờ?

Gv gọi HS lên bảng chữa bài.

HS khác nhận xét.

GV nhận xét và kết luận.

*Bài 3: Em đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao? (Đánh dấu x vào trước ý kiến tán thành.)

GV nhận xét và kết luận.

HS làm vào

-HS HS thảo luận nhóm đôi.

-Đại diện nhóm trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét -HS làm vở thực hành.

- HS làm vở thực hành, báo cáo kết quả.

__________________________________________________

(27)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

- Rèn cho hs kỹ năng bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

- Rèn cho hs kỹ năng bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY