• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mỡ bền hơn với nhiệt độ cao nên ít bị biến đổi trong quá trình chế biến, an toàn hơn cho sức khoẻ =&gt

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Mỡ bền hơn với nhiệt độ cao nên ít bị biến đổi trong quá trình chế biến, an toàn hơn cho sức khoẻ =&gt"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Câu 1 (2 điểm) Trường Chuyên Thái Nguyên, Chuyên Lê Quý Đôn- Lai Châu Dựa vào cấu tạo và tính chất của lipit trả lời các câu hỏi sau:

a. Tại sao trong chai gia vị salad, dầu thực vật tách khỏi dung dịch giấm?

b. Tại sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên sử dụng dầu ăn cho các món như xào, trộn salad, và mỡ cho các món chiên, rán.

Ý Nội dung Điểm

a - Trong dung dịch của chai salad chứa giấm và dầu thực vật, các phân tử giấm (axit axetic) phân cực nên các phân tử này liên kết hidro với các phân tử nước làm cho chúng tan trong nước.

- Các phân tử dầu thực vật không phân cực, chúng có xu hướng tương tác với nhau bằng lục Vander Waals tạo thành một lớp riêng.

0,5

0,5 b - Do dầu ăn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn mỡ: nên dưới tác động của nhiệt độ cao

dầu ăn kém bền hơn mỡ.

- Các món chiên, rán thường sử dụng nhiệt độ cao: dưới tác động của nhiệt độ cao (trên 180 độ C) các chất trong dầu ăn sẽ gây ra phản ứng phân giải hoặc tổng hợp và sản sinh các chất anđêhít, acid béo tự do, axit béo không no dạng trans … là những chất rất có hại cho cơ thể. Mỡ bền hơn với nhiệt độ cao nên ít bị biến đổi trong quá trình chế biến, an toàn hơn cho sức khoẻ => Dùng mỡ

- Các món xào, trộn : có nhiệt chế biến thấp, dầu ăn ít bị biến đổi -> sử dụng dầu tốt hơn mỡ.

0,5

0,25

0,25

Câu 2 ( 2 điểm)

a. Trường Chuyên Lào Cai

Nêu một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN cho thấy ADN ưu việt hơn ARN trong vai trò là

“vật chất mang thông tin di truyền”.

b. Trường Chuyên Hà Giang,Trường Chuyên Lê Quý Đôn- Lai Châu,Trường Chuyên Sơn La Tinh bột và glicôgen là các chất dự trữ chủ yếu trong tế bào thực vật và tế bào động vật. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo và tính chất giữa chúng?

Ý Nội dung Điểm

a - ADN có đường đêôxiribôzơ không có gốc – OH ở vị trí C2’ như đường đêôxiribô

ARN kém bền hơn ADN trong môi trường nước.

- Bazơ nitơ của ADN là T được bổ sung thêm gốc mêtyl so với bazơ nitơ U của ARN 0,25 TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

LẦN THỨ XII

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH – LỚP 10 Ngày thi: 31 tháng 7 năm 2016

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

(2)

2

 gốc kị nước, kết hợp với cấu trúc dạng sợi kép giúp ADN bền hơn.

- ADN có cấu trúc dạng sợi kép, ARN thường có cấu trúc mạch đơn giúp các cơ chế sửa chữa ADN diễn ra dễ dàng hơn  thông tin di truyền ít có xu hướng tự biến đổi hơn.

- Bazơ nitơ U chỉ cần một biến đổi hóa học để chuyển hóa tương ứng thành X và T;

trong khi đó T cần 1 biến đổi hóa học để chuyển thành U và 2 biến đổi hóa học để chuyển hóa thành X  ADN có xu hướng lưu giữ thông tin bền vững hơn

0,25

0,25

0,25 b *Giốngnhau

- Đều là các đại phân tử sinh học, cấu tạo đa phân mà đơn phân là glucôzơ, các đơn phân liên kết với nhau bởi liên kết glucôzit.

- Không có tính khử, không tan trong nước

* Khác nhau

-Tinh bột là hỗn hợp chuỗi mạch thẳng amilôzơ và amilôpectin phân nhánh (24-30 đơn phân thì có một nhánh), phản ứng với KI cho màu xanh tím.

- Glicôgen mạch phân nhánh dày hơn (8-12 đơn phân thì phân nhánh), phản ứng KI cho màu đỏ nâu.

0,25 0,25

0,25 0,25

Câu 3( 2 điểm)

a. Trường Chuyên Vĩnh Phúc

Các nhà khoa học đã chứng minh, chỉ một phần nhỏ các phân tử nước có thể khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào trong tổng số phân tử nước đi qua màng tế bào. Vậy phần lớn phân tử nước đi qua màng bằng cách nào? Nêu đặc điểm của con đường vận chuyển đó?

b. Trường Chuyên Tuyên Quang

Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.

Ý Nội dung Điểm

a -Nước đi qua màng phần lớn nhờ protein vận chuyển aquaporin.

-Đặc điểm:

+ Làm tăng tốc độ khuếch tán của nước.

+ Chiều vận chuyển : từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp

0,5 0,25 0,25 b - Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng để tiết ra

ngoài tế bào hoặc prôtêin của màng tế bào cũng như prôtêin của các lizôxôm.

- Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và giải độc.

- Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp và tiết ra các kháng thể.

- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc.

0,25 0,25 0,25 0,25

(3)

3 Câu 4 ( 2 điểm)

a. Trường Chuyên Lê Quí Đôn- Điện Biên

Chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và không vòng ? Giải thích.

Trong pha sáng của quang hợp, clorophyl P700 khi bị kích động chuyền electron cho một chất nhận electron sơ cấp khác. P700 có thể được bù electron từ các nguồn nào ?

b. Trường Chuyên Hà Giang

Chất độc A có tác dụng ức chế các enzim trong chu trình Canvin của tế bào thực vật. Nếu xử lí tế bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng oxi tạo ra từ các tế bào này thay đổi như thế nào? Giải thích.

Ý Nội dung Điểm

a - Chất là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển e vòng và không vòng là Feredoxin.

- Giải thích: Clorophyl 700 được kích động chuyển electron tới Feredoxin + Ở con đường chuyền electron không vòng: Fd chuyển e cho NADP+

+ Ở con đường chuyển e vòng: Fd chuyển electron cho một số chất chuyền e khác (xitocrom, plastoxiamin) rồi quay trở lại P700.

- Nguồn bù electron cho P700 + Electron từ hệ quang hóa II

+ Electron từ P700 qua các chất chuyền electron của hệ quang hóa vòng và trở lại P700.

0,25

0,25 0,25

0,25 0,25 b - Chu trình Calvin sử dụng ATP và NADPH, tạo ra ADP, Pi, NADP+ cung cấp trở lại

cho pha sáng.

- Khi xử lý chất độc A, chu trình Calvin bị ngưng, lượng ADP, Pi, NADP+ không được tái tạopha sáng thiếu nguyên liệupha sáng ngừnglượng oxi tạo ra giảm dần đến 0.

0,25

0,5

Câu 5 ( 2 điểm) Trường Chuyên Hùng Vương- Phú Thọ

a.Tại sao không thể đưa ra một con số chính xác về số lượng ATP tạo thành trong quá trình hô hấp hiếu khí?

b.Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào chết; ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate. Giải thích.

Ý Nội dung Điểm

a - Trong quá trình hô hấp hiếu khí, các sản phẩm trung gian tạo ra trong quá trình đường phân, oxy hóa pyruvate, chu trình Crebs không nhất thiết phải đi hết tất cả con đường hô hấp hiếu khí, nó có thể rẽ nhánh sang một quá trình chuyển hóa khác, do vậy không thể tính được số ATP tuyệt đối tạo ra từ một phân tử glucose hô hấp.

0,25

(4)

4

- Quá trình phosphoryl hóa ADP để tạo thành ATP không liên kết trực tiếp với các phản ứng sinh hóa có trong quá trình phân giải đường, do vậy có một hệ số sai lệch nhất định giữa năng lượng giải phóng và số lượng ATP tạo ra, đồng thời số proton tạo ra bởi NADH và FADH2 cũng không là một số nguyên.

- NADH được tạo ra trong tế bào chất ở đường phân không được vận chuyển vào trong ty thể để cùng với NADH tạo ra bởi chu trình Crebs tham gia vào chuỗi truyền e mà nó phải thông qua quá trình chuyển đổi electron qua màng ty thể. Sự chuyển đổi này có thể khiến 1NADH tế bào chất thành 1NADH ty thể hoặc 1FADH2 ty thể, nên không thể biết chính xác số phân tử lực khử đi vào ty thể.

- Lực vận động của dòng H+ phát sinh nhờ các phản ứng oxi hoá khử của hô hấp không cung cấp toàn bộ lực cho quá trình phosphoryl hóa tại ATP synthase mà có thể nó cung cấp cho các quá trình khác…

0,25

0,25

0,25 b - Cyanide là chất ức chế không cạnh tranh đối với cytochrome trên chuỗi vận chuyển

điện tử hô hấp, do vậy nó ức chế quá trình vận chuyển điện tử và khi hàm lượng vượt quá mức cho phép khiến nhiều tế bào không đủ cung cấp năng lượng cho hoạt động của mình sẽ chết.

- Ở nồng độ thấp hơn, chúng ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, không tiêu thụ được NADH và FADH2, tế bào chỉ có một lượng NAD+, chất này cạn kiệt sẽ ức chế chu trình Crebs.

- Quá trình đường phân vẫn có thể xảy ra vì NADH mà nó tạo ra được dùng để chuyển hóa pyruvate thành lactate, thay vì tạo ra CO2.

0,5

0,25

0,25

Câu 6 ( 2 điểm)

a. Trường Chuyên Hạ Long- Quảng Ninh, Chuyên Cao Bằng, Chuyên Lạng Sơn

Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.

- Giải thích tại sao có hiện tượng trên?

- Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen, chất AMP vòng (cAMP) có vai trò gì?

b. Trường Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định

Dung dịch trong mỗi ống nghiệm 1 và 2 có chứa một trong các chất sau: glucozơ, hồ tinh bột, dầu ăn, lòng trắng trứng. Dựa vào các kết quả trong bảng kiểm tra bằng các thuốc thử, em hãy xác định thành phần của từng ống nghiệm (Biết kí hiệu “+” là kết quả dương tính). Giải thích.

Ống nghiệm

Thử nghiệm Benedict

Thử nghiệm Lugol Thử nghiệm Biuret Thử nghiệm Sudan IV

1 - - + -

2 - + - -

(5)

5

Ý Nội dung Điểm

a - Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng.

- Giải thích: Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể màng, phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt hóa enzym adênylat – cyclaza, enzym này phân giải ATP → AMP vòng (cAMP), cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và hoạt hoá enzym glicôgen phosphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicôgen thành glucôzơ.

- cAMP có vai trò là chất truyền tin thứ hai:

+ Nhận thông tin từ chất truyền tin thứ nhất

+ Hoạt hóa enzym photphorilaza phân giải glycogen → glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại thông tin (1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ).

0,25 0,25

0,25 0,25

b - Ống 1 chứa lòng trắng trứng: Vì kết quả âm tính ở benedict, lugol và sudan IV =>

không phải là đường glucose, hồ tinh bột và lipit; mà chỉ xuất hiện màu ở phản ứng biure => ống 1 chứa dung dịch lòng trắng trứng.

- Ống 2 chứa tinh bột: Vì nó không xuất hiện màu ở biure, sudan IV => không phải là protein hoặc lipit; khi phản ứng với benedict kết quả âm tính => không phải là glucose; nhưng khi phản ứng với lugol lại xuất hiện màu => dung dịch trong ống 2 là hồ tinh bột.

0,5

0,5

Câu 7 ( 2 điểm) a. Sưu tầm

Nêu sự khác nhau cơ bản về sự sao chép và phân li nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào ở sinh vật nhân sơ (prokaryote) và ở sinh vật nhân thực (eukaryote).

b. Ý tưởng Chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định Giả sử 1000 tế bào sinh tinh có kiểu gen

aB

Abgiảm phân hình thành tinh trùng, trong đó có 200 tế bào xảy ra hoán vị gen thì số lượng mỗi loại tinh trùng được tạo ra là bao nhiêu?

Ý Nội dung Điểm

a - Ở sinh vật nhân sơ (prokaryote): sự nhân đôi và phân li NST diễn ra đồng thời.

- Ở SVNT (eukaryote): hai quá trình này diễn ra tách biệt ở các pha khác nhau của chu kì tế bào.

+ ADN được nhân đôi ở pha S, dẫn tới sự nhân đôi NST. Mỗi NST của cặp NST nhân đôi được gọi là một nhiễm sắc tử và hai nhiễm sắc tử đó gọi là nhiễm sắc tử chị em. Hai nhiễm sắc tử chị em kết dính với nhau nhờ cohesion và duy trì sự kết dính cho đến khi phân li ở pha M.

+ Quá trình phân li ở pha M của chu kì tế bào, có hai sự kiện chính liên quan đến sự

0,25

0,25

(6)

6 phân li NST:

 Sự kiện thứ nhất là cặp nhiễm sắc tử chị em gắn với thoi vô sắc, một đầu của thoi vô sắc gắn với trung tâm tổ chức vi ống (trung tử hay thể cực của thoi vô sắc) ở 2 cực đối diện của tế bào, một đầu sự gắn kết các nhiễm sắc tử nhờ thể động tại tâm động.

 Thứ hai là sự giải kết dính các nhiễm sắc tử dẫn đến sự phân li của các nhiễm sắc tử, theo đó mỗi nhiễm sắc tử chị em được di chuyển về các cực đối diện của tế bào.

0,25

0,25

b - Theo bài ra ta có 800 tế bào sinh tinh khi giảm phân không xảy ra HVG, 200 tế bào sinh tinh giảm phân xảy ra HVG.

- 800 TB sinh tinh có KG aB

Abkhi giảm phân không xảy ra HVG + Số tinh trùng hình thành = 800 x 4 = 3200.

+ 1 TB sinh tinh aB

Ab giảm phân không HVG sinh 2 loại tinh trùng với tỉ lệ bằng nhau. Số lượng mỗi loại là : Ab = aB = 3200 : 2 = 1600.

- 200 TB sinh tinh giảm phân xảy ra HVG:

+ Số tinh trùng được hình thành = 200 x 4 = 800.

+ 1 TB sinh tinh aB

Abgiảm phân có HVG sinh 4 loại tinh trùng với tỉ lệ bằng nhau. Số lượng mỗi loại tinh trùng là: Ab = aB = AB = ab = 800 : 4 = 200

- Vậy số lượng mỗi loại tinh trùng được tạo thành là:

Ab = 1600 + 200 = 1800; aB = 1600 + 200 = 1800; AB = 200; ab = 200.

0,25

0,25

0,5 Câu 8 ( 2 điểm) ( Trích Campell)

Khi vi khuẩn lây nhiễm vào cơ thể động vật, số lượng tế bào vi khuẩn tăng lên theo hàm số mũ. Sau khi bị lây nhiễm bởi một virut động vật có chu kỳ sinh sản gây tan, cơ thể động vật không có dấu hiệu lây nhiễm một thời gian. Sau đó, số lượng virrut tăng lên một cách đột ngột và cuối cùng tăng lên theo kiểu bậc thang. Hãy giải thích tại sao có sự khác nhau đó. Em hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự tăng số lượng vi khuẩn và virut theo thời gian.

Ý Nội dung Điểm

- Khi lây nhiễm vào cơ thể động vật và tăng lên theo hàm mũ vì VK sinh sản bằng cách phân đôi ở bên ngoài TB vật chủ nên số lượng vi khuẩn tăng liên tục theo thời gian.

- VR thì khác, khi mới lây nhiễm vào cơ thể vật chủ, cơ thể động vật không có dấu hiệu lây nhiễm vì lúc đó VR đang hoạt động tổng hợp và nhân lên bên trong TB chủ.

- Sau khi nhân lên trong TB chủ, VR phá vớ TB giải phóng ồ ạt ra ngoài vì vậy ta thấy số lượng VR tăng lên đột ngột.

- Cứ như vậy, VR lại xâm nhập vào các TB khác hoạt động tổng hợp các thành phần bên trong TB nên ta lại thấy SL VR không tăng, sau một thời gian VR được nhân lên

0,5

0,25

0,25

0,5

(7)

7

trong TB lại giải phóng ra ngoài nên SL VR lại tăng -> đồ thị kiểu bậc thang ( đường ngang của bậc thang là thể hiện virut ở bên trong TB, đường thẳng đứng thể hiện khi virut giải phóng ra khỏi TB)

- Vẽ đồ thị 0,5

Câu 9 ( 2 điểm)

a. Trường Vùng Cao Việt Bắc- Thái Nguyên

Vi khuẩn sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ có các kiểu dinh dưỡng gì?

Cho ví dụ.

b. Trường Chuyên Lê Quí Đôn- Điện Biên

Phân tích kiểu dinh dưỡng của một chủng vi khuẩn dựa vào sự quan sát khi nuôi cấy chúng trên các môi trường A, B. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l:

- Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; KH2PO4 – 1,0; NaCl – 5,0; MgSO4 – 0,2.

- Môi trường B: Môi trường A + xitrat trisodic – 2,0.

Sau khi cấy chủng vi khuẩn đó, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian và nhiệt độ thích hợp, người ta thấy trong môi trường A không có khuẩn lạc, còn trong môi trường B có khuẩn lạc.

- Môi trường A là loại môi trường gì?

- Kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon của chủng vi khuẩn đó.

- Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện phải để chúng ở nơi giàu CO2. Đó là kiểu dinh dưỡng gì?

Ý Nội dung Điểm

A - Quang tự dưỡng:

+ Quang hợp thải O2 (vi khuẩn lam): 6 CO2 + 6H2O + NLAS  C6H12O6 + 6O2

+ Quang hợp không thải O2 (vi khuẩn lưu huỳnh màu lục):

CO 2 + 2 H 2 S + NLAS --> C6 H 12 O6 + 2 S + H 2 O

- Quang dị dưỡng (vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục):

CO 2 + CHC khử + NLAS --> C6H12O6 + CHC oxi hóa+ H2O

0,25 0,25

0,5 b - Môi trường A là môi trường tổng hợp tối thiểu, chỉ có chất khoáng, vi sinh vật

nguyên dưỡng mới phát triển.

- Xitrat trisodic mang cho chủng vi khuẩn nguồn C hữu cơ, vậy chúng là vi sinh vật dị dưỡng đối với nguồn C.

0,25

0,25

(8)

8

- Kiểu vi khuẩn hóa tự dưỡng, vi khuẩn quang tự dưỡng và phần lớn hóa dưỡng vô cơ

0,5

Câu 10 ( 2 điểm) Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành- Yên Bái

Khi người bị chó dại cắn, người ta điều trị bằng cách truyền kháng huyết thanh sau đó tiêm vacxin phòng dại. Hãy phân biệt vacxin và kháng huyết thanh. Giải thích tại sao người ta lại làm như vậy?

Nội dung Điểm

* Phân biệt vaccin và kháng huyết thanh

Vaccin Kháng huyết thanh

- Là loại kháng nguyên đã được làm giảm độc lực kích thích sinh kháng thể, chống lại VK gây bệnh

- Là loại huyết thanh có mang kháng thể đặc hiệu, khi vào người có khả năng tiêu diệt VK gây bệnh

- Có tác dụng phòng bệnh - Có tác dụng chữa bệnh

-Tạo miễn dịch lâu dài - Chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn ( HS nêu được 4 ý trở lên cho đủ 1 điểm)

* Giải thích

- Người bị chó dại cắn là bị nhiễm virút dại có khả năng sinh sản nhanh làm tê liệt tế bào thần kinh.

- Người ta truyền huyết thanh tức là kháng thể của động vật đã được tiêm vắc xin từ trước, kháng huyết thanh có tác dụng chống lại sự sinh sản của vi rút dại ngay trong thời điểm bị chó cắn.

- Sau đó người ta tiêm vacxin là đưa kháng nguyên vào cơ thể kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động:

+ Sản xuất bào bạch cầu limpho T hỗ trợ kích thích sản xuất tế bào limpho B (sản xuất kháng thể đặc hiệu chống lại VR)

Và sản xuất tế bào T độc tiêu diệt virut.

+ Sản xuất Tế bào B, T nhớ tạo trí nhớ miễn dịch với loại virut này.

1

0,25 0,25

0,25 0,25

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phát triển của thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo

Điện áp trên đầu cực máy biến áp T 1 được biểu diễn trên Hình 10, kết quả nghiên cứu cho thấy những cú sét phóng điện vào khoảng cột cuối rất nguy hiểm

- Từ những kết quả khảo sát trong một số chương trình giải trí dành cho giới trẻ trên kênh TRT Huế ở trên, chúng tôi nhận thấy và chỉ ra một số

Từ kết quả kiểm toán ổn định mái dốc bằng phương pháp kiểm toán ổn định của các khối trượt có mặt trượt nằm nghiêng trong phụ đới đất tàn sườn tích + phong hóa hoàn

Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động của lịch sử, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số, tái định cư, sự buông lỏng trong quản lý quy hoạch phát triển kiến

Với những hạn chế và khó khăn trong cả cung và cầu, để có một sự phát triển mạnh mẽ và bền vững về chất cũng như tăng cường khả năng thích nghi với quá trình biến đổi khí

Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng của phân hữu cơ thành phẩm Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm sinh học có tác dụng trong việc xử

nhiệt động (nội năng, nhiệt lượng và công); hàm trạng thái, hàm quá trình; nội dung và ý nghĩa của nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học và ứng dụng nguyên lý này