• Không có kết quả nào được tìm thấy

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI TƯ DUY VÀ CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI TƯ DUY VÀ CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI XÃ HỘI TA TRƯỚC ĐÂY MINH CHI*

Phật giáo đã tồn tại ở Việt Nam hơn 18 thế kỷ, với thiết chế Tăng đoàn, Ni đòa Phật tử tại gia được tái tạo không ngừng từ thế hệ này qua thế hệ khác, mang theo chúng một nếp tư duy, một nếp sống có dấu ấn Phật giáo rõ rệt. Ảnh hưởng chính của Phật giáo đến xã hội thông qua thiết chế Tăng đoàn, Ni đoàn và Phật tử tại gia.

Nhưng tư tưởng cơ bản của đạo Phật, mà chúng ta vốn ca ngợi là cao đẹp nhân từ, bi, trí dũng, vô ngã, vị tha sẽ chỉ là từ ngữ suông nếu không có những Tăng ni Phật tử biến chúng thành thực tế sống động trong sinh hoạt và việc làm thường nhật của họ.

Tôi xin nêu lên một vài ví dụ cụ thể : Chúng ta nói chùa làng, chùa chợ. Những từ ngữ đơn giản này nói lên tính quần chúng của đạo Phật. Chùa làng là chùa của dân làng, chứ không phải là chùa tư của ông sư. Ông sư trụ trì ở chùa, tiến hành một sô sinh hoạt tôn giáo mà dân làng thấy cần thiết cho cuộc sống tâm linh của họ, như cầu an, cầu siêu, v.v... Người ăn mày, kẻ không nhà ở ban đêm đến ngủ nhừ ở chùa (bất cứ chùa nào) là chuyện thường không có nhà sư nào dám ngăn cấm, xua đuổi họ.

Chùa chợ phải phát huy tác dụng đương nhiên của nó là răn dạy người buôn bán không được buôn gian bán lận, nói thách giá quá đang, tuyên truyền, đề cao mối quan hệ trung thực giữa người và người.

Muốn cho chùa làng, chùa chợ phát huy tác dụng tốt đẹp của chúng đối với hội, thì các Tăng, Ni trụ trì chùa phải là người có trình độ Phật học, biết thuyết pháp, biết nói chuyện để phổ biến khéo léo những nguyên lý cơ bản của đạo đức Phật giáo.

Tôi muốn nhấn mạnh điểm này là Phật giáo ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam thông qua lối Sống, hành vi ứng xử hàng ngay của Tăng ni, Phật tử. Lối sống và hành vi ứng xử đó phải thể hiện được những tư tưởng cơ bản của đạo Phật.

Đạo Phật suy hay thịnh, không phải do bản thân đạo Phật mà do Tăng, Ni, Phật tử có xứng đáng là người đại diện cho nó hay không? Nếu không xứng đáng thì đạo Phật sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, thông qua những Tăng ni, Phật tử tiêu cực; nếu xứng đáng thì đạo Phật sẽ ảnh hưởng tích cực đến xã hội ta thông qua hành vi ứng xử, lối sống tích cực của Tăng ni, Phật tử.

*

**

Hiện nay, cũng như trước đây, vấn đề giao dục Tăn ni, đào tạo Tăng tài vốn là vẫn là vấn đề quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong việc giáo dục, đào tạo Tăng ni, thì “Thân giáo” là quan trọng bậc nhất. Nghĩa là tự bản thân ông thấy lối sống của ông, mỗi hành vi ứng xử của ông đều là bài học đối với học trò. Sách Phật gọi đó là Thân giáo. Trong đạo Phật, không thừa nhận việc nói một đường làm một nẻo, thầy , không thể nói với trò “hãy làm như tôi nói, đừng làm cho tôi sống như tôi làm”.

* Trưởng Ban Phật giáo Việt Nam, Viện nghiên cứu Phật học.

(2)

Phật giáo ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam chính là thông qua “Thân giáo” của Tăng nì và Phật tử.

Nhà sử học Hoàng Xuân Hãn khen triều đại Lý là triều đại nhân hậu thuần từ nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Trước hết là do “Thân giáo” của các ông vua đời Lý trị nước, an dân bằng lòng từ, lòng bi rộng mở, chứ không phải bằng hình phạt và ngục tù.

Rộng lượng bao dung, tha tội chết cho kẻ làm loạn, đối đãi tốt với tù nhân, phá bỏ hình cụ, khoan giảm mọi tội hình, miễn thuế, xá thuế... Đó chính là những tư tưởng cơ bản của đạo đức Phật giáo, tức là lòng từ, lòng bi được thể hiện trong chính sách trị nước an dân của các vua triều Lý. Chính sách đó không làm suy giảm vị thế của triều đại, mà trái lại đã củng cố vị thế đó, giúp triều đại nhà Lý kéo dài tới hơn 2 thế kỷ vời 18 đời vui. Nếu so sánh với các triều đại Trung Quốc thời Nam Hắc triều, chúng ta sẽ thấy không có một triều đại Trung Quốc nào tồn tại được 100 năm, mà chỉ kéo dài ba chục năm là cùng.

Chiến công đời nhà trần còn hiểm hách hơn nữa: Quân nguyên Mông, chiếm hết một nửa châu Á và châu Âu, thế mà ba lần đánh Việt Nam, cả ba lần đều thất bại thảm hại. Đứng đầu nước ta lúc bấy giờ là những vua, đồng thời là thiên tử - Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông là tác giả cuốn sách Phật học hiện nay còn lưu truyền, cuốn “Khóa Hư Lục”. Trần Nhân Tông là sư tổ của phái Thiền Việt Nam đầu tiên, do một thiên sư Việt Nam thành lập. Ba phái Thiền trước đó là phái Thiền Tỳ ni đa lưu Chi, phái Thiền Vô Ngôn Thông và phái Thiền Thảo đường đều do các tăng sỹ Ấn Độ hay Trung Quốc thành lập và làm sư tổ.

Cái gì tạo nên sức mạnh của nước ta đời Trần? Hình thức Phật giáo nào đã vũ trang cho quân dân nhà Trần niềm tin chiến thắng, và sức mạnh cụ thể để chiến thắng một kẻ thù hung hãn, giảo quyệt, thiện chiến, chưa từng bị thất bại lần nào trên cả hai chiến trường châu Á và châu Âu?

Bài tựa “Thiền tông chỉ nam” của Trần Thái Tông cung cấp cho chúng ta câu trả lời thính đáng.

Khi được biết Trần Thái Tông trốn lên núi Yên Tử để cầu thành Phật. Quốc sư Trúc Lâm trụ trì chùa Yên Tử trả lời :

“Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng mà hiểu hết, đó chính là chân Phật, nay nếu bệ hạ giác ngộ lòng ấy thì lập tức thành Phật, không cần khổ công cầu ở bên ngoài”(1).

Có thể nói đó là triết lý, là tinh túy của Phật giáo đời Trần, là sức mạnh của Phật giáo đời Trần. Bởi lẽ, nên Phật, chân lý đều có sẵn trong tâm mỗi người thì muốn nhập cao, thành Phật, người Phật tử đời Trần không phải mất công, mất thời gian đi tìm trong núi, trong chùa, trong Kinh sách, mà chỉ cần tụ tập để cho tâm mình bình lặng chói sáng thì lập tức thành Phật. Đó là hình thức Phật giáo Thiền, hình thức Phật giáo biên tâm, nếu nói theo từ ngữ của Trần Thái Tông, trong bài “Rộng khuyên mọi người mở lòng bồ đề”:

“Mặc vấn đại ẩn tiểu ẩn, hưu biệt tại gia xuất gia bất câu tăng tục, chỉ yếu biệt tâm…”.

“Không thể là ở giữa đời hay là lánh trong núi sâu, không kể là tại gia hay xuất gia, tăng hay tục, mà chỉ cốt biệt tâm…”

(1) “Sơn bản Vô Phật, duy tồn hồ Tâm. Tàm tịch nhì tri, thị danh chân Phật. Kim bệ hạ nhươc ngô thử tâm, tắc lập địa thành Phật, vô khổ ngoại cầu dã”.

(3)

Biện tâm là tìm hiểu tâm, cải tạo tâm, tụ tập tâm. Tâm bị tán loạn, chúng ta có thể làm cho nó bình lặng; Tâm mê mờ, chúng ta có thể làm cho sáng suốt ; tâm khó sử dụng, thô cứng, chúng ta có thể làm cho nhu nhuyến dễ sử dụng. Tu đạo Phật, theo Trần Thái Tông là biểu hiện, tu tập tâm, biến tâm thành công cụ nhận thức đáng tin cậy, thành trí tuệ siêu việt, thành một vũ khí hành động nắm chắc thành công. Đó là đặc sắc của Phật giáo Thiền đời Trần cái thia khóa làm sáng tỏ bí mật của mọi chiến thắng đời Trần. Tôi gọi đó là triết lý Phật giáo đời Trần.

Khi Trần Thủ Độ cùng với quần thần lên tận núi Yên Tử đón vua Trần Thái Tông về, Quốc sư Trúc Lâm ân cần khuyên giải vua:

“Phàm làm vua tất phải lấy ý muốn thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy lòng thiên hạ làm lòng của mình…”(1)

Lời của Quốc sư Trúc Lâm có thể nói là đã khái quát triết lý chính trị đời Trần triết lý chính trị đó là bí yếu của mọi chính sách trị nước thắng lợi, không những của thời đại nhà Trần, mà là của mọi thời đại. Đó là triết lý Phật giáo “vô ngã”, áp dụng trong lĩnh vực quan lý chính trị và xã hội. Người lãnh đạo một nước phải thật sự là ý muốn của dân, lòng dân làm căn bản cho mọi đường lối, chính sách nội trị cũng như ngoại giao. Nói tóm lại tức là phải lấy dân làm gốc, phải vô ngã, phải “chí công vô tư”.

Quốc sư Trúc Lâm, với câu trả lời thứ nhất (Phật ở trong lòng) đã giải phóng người Việt Nam chúng ta khỏi vòng nô lệ của Thần Thánh. Tăng lữ chùa chiền, một lực lượng bên ngoài. Và với câu trả lời thứ hai (lấy ý dân, lòng dân làm căn bản). Quốc sư Trúc Lâm đã giải phóng xã hội Việt Nam, đất nước Việt Nam (dù chỉ là trên lý luận) khỏi vòng nô lệ của mọi chế độ chính trị chuyên chế, độc tài không lấy dân làm gốc!

Ý muốn giải phóng con người, giải phóng xã hội, là những giá trị cao quý củ Phật giáo ở Việt Nam.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI TƯ DUY VÀ CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

NGUYỄN HÙNG HẬU* Một khía cạnh góp phần cho công cuộc đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách ứng xử phong cách, cách làm việc là phải hiểu nội dung tư duy và cách ứng xử của người Việt Nam nói chung hiện nay là gì. Để từ đó chúng ta sẽ xem xét mặt nào, yếu tố nào đã lỗi thời, cần phải khắc phục gạt bỏ mặt nào yếu tố nào cần bồi dưỡng phá hủy trong công cuộc xây dựng xã hội mới ở nước ta hiện nay.

I. Muốn có tư duy phải có hai hướng vào - ra bổ sung lẫn cho nhau theo quy luật phản ánh biện chứng, một là, những di sản hôm qua mà nó đã lĩnh hội, tiếp thu được trong quá trình sống lịch sử, được huấn tập, mã hóa, đã trở thành tư liệu và phần

(1) “Phạm vi nhân quân giã, di thiên hạ chi dục vi đục, dĩ nhiên hạ chi tâm vi tâm…”.

* Phó tiến sĩ Triết học, Viện Triết học/

(4)

nào thành tập quán, thói quen của nó; hai là, thực tại khách quan và thực tiễn đời sống xã hội đang sôi động. Lâu nay các nhà triết học chỉ nhấn mạnh hướng thứ hai và điều đó dễ dẫn đến chủ nghĩa duy vật thô thiển. Từ đó vấn đề để đổi mới tư duy hiện nay phải đi theo hai hướng, một là đổi mới khắc phục những yếu tố tư duy đã lỗi thời được huấn tập, tích tụ và gom góp trong lịch sử trong ngày qua, đang cản trở sự phát triển xã hội ; hai là, cải tạo, biến đổi thực tại, hiện thực khách quan xung quanh.

Trong bài này chúng tôi chỉ đề cập tới hướng đổi mới thứ nhất.

Triết học là hạt nhân, cơ sở, nền tảng của văn hóa. Cũng như một số nước Phương Đông khác, lịch sử những tư tưởng triết học Việt Nam gắn chặt với tôn giáo, đạo đức và chính trị. Ở Việt-Nam từ những thế kỷ đầu tiên cho đến thế kỷ XIV hệ tư tưởng chính thức chủ đạo là hệ tư tưởng Phật giáo.

Bởi vậy, lịch sử những tư tưởng triết học Việt Nam từ những thế kỷ đầu tiên đến cuối thế kỷ XIV chủ yếu là lịch sử !ư tưởng phật giáo, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, về mặt hình thức nhà nước, Nho giáo chiếm địa vị trọng yếu, song trong tầng lớp bình dân thì Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển và có ảnh hưởng lớn. Bởi vậy từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử. Nó gắn bó chặt chẽ với văn hóa, phong tục, đạo đức, trí tuệ dân tộc và con người Việt Nam. Nó đã gây ảnh hưởng sâu sắc lên tư duy, cách nghĩ, cách ứng xử, phong cách, cách làm việc của con người Việt Nam.

Dù tự giác hay không trong mỗi người Việt Nam đều có dấu ấn mờ nhạt của Phật giáo. Phật giáo đã thấm sâu vào máu thịt của họ.

Nhưng trong Phật giáo ở Việt Nam cái gì ảnh hưởng sâu đậm nhất lên con người ở vùng đất này ? Phật giáo dạy con người điều thiện, khuyên thiện trừ ác, dạy con người ta sống từ bi, hỉ xả. Phật giáo Việt Nam còn góp phần giúp nhân dân ta tránh được sự đồng hóa của Trung Hoa đặc biệt là về mặt văn hoá. Những tư tưởng nhập thế tích cực của Phật giáo thời Lý- Trần cũng góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần của nhân dân ta thời đó... Bên cạnh những đóng góp của Phật giáo, chúng ta còn thấy mặt hạn chế của nó. Một trong những đặc điểm nổi bật trong nhận thức của Phật giáo là nhận thức trực giác. Họ cho rằng bản chất cuối cùng, thực tại chân thật không thể phân thành những phần, bởi vậy không thể đạt tới chúng một cách dần dần. Không thể nói quả cam bổ ra, rồi ghép lại là quả cam lúc chưa bổ ban đầu. Tư duy phân tính cũng như vậy. Không thể nói nhận thức lĩnh hội đồng thời tất cả các mặt và các bộ phận của khách thể hoàn chỉnh, hay phần nọ sau phần kia. Mọi hiện tượng, sự vật biến đổi là tuyệt đối. Khách thể theo bản chất là thoáng qua, biến mất khi chỉ vừa xuất hiện. Khi chúng ta nhận thức khách thề thì khách thể này không còn là nó nữa rồi. Không nên nói rằng khách thể có thể được nhận thức sau khi nó đã biến mất đi trong trường hợp này nó tồn tại trong quá khứ. Nhận thức khách thể không thể xuất hiện trước hoặc sau sự xuất hiện của khách thể. Khi chúng ta ném cái nhìn của chúng ta vào thế giới đang vận động, khi chúng ta nhận thức sự vật, cũng giống như “khi chúng ta chụp ảnh một con ngựa đang chạy, thì con ngựa đang vận động biến thành con ngựa đứng yên tĩnh lại và chết cứng, cũng chính xác như khi chúng ta dừng mắt lại nhìn sự vận động bất tận của thế giới”(1). Do đó chỉ có nhận thức trực giác là nhanh nhất, chính xác nhất. Nhưng trực giác là gì, làm thế nào để có trực giác nhanh

(1) Roi M. Lịch sử triết học Ấn Độ, Matxcơva. Nhà xuất bản Văn học nước ngoài, 1958, tr. 263.

(5)

và chính xác? Điều đó lại liên quan đến quá trình của bản thân. Đối với đại đa số những người lao động bình thường thì cái đó lại quá cao xa, bay bổng không với tới. Và xét theo một khía cạnh nào đó thì trực giác cũng gần với cảm tính, trực quan. Những người bình dân này phần lớn họ lại gần với trực quan cảm tính hơn là trực giác. Không phải ngẫu nhiên mà ở những đất nước có truyền thống Phật giáo lâu dài, trong tư duy của những người dân, yếu tố trực quan cảm tính rất đậm nét. Ở Việt Nam cũng vậy. Những yếu tố này trong điều kiện kinh tế xã hội trồng lúa nước, nó lại được phát huy, củng cố và hơn nữa, chúng lại được nhào trộn với những yếu tố trữ tình, tình cảm, tạo nên một phần quan trọng trng tư duy người Việt. Phân tích khách niệm tâm (ci ta) ở Ấn Độ, tâm (xin) ở Trung Quốc và tâm ở Việt Nam, ta thấy khái niệm tâm ở Việt Nam mang đậm màu sắc tình cảm hơn. Cái đó, giúp nhân dân ta trong những lúc hoạn nạn; nhưng mặt khác, đã cản bước sự phát triển của ý thức, tư duy duy lý, tư duy phân tích, siêu hình, ngăn cản sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên và khoa học thực nghiệm. Trong cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch và hạch toán kinh tế ở nước ta hiện nay, những yếu tố tư duy cũng là trở ngại lớn. Bởi vậy, trong công cuộc đổi mới này, những ai vẫn còn giữ lối suy nghĩ cảm tính, không tính đến hiệu quả kinh tế của công việc, thì họ chính nhân tố cảm tử không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Và một trong những nhiệm vụ cấp bách của các ngành trong đó có ngành giáo dục là phải đề cao yếu tố duy lý, phân tích. Phải giáo dục cho toàn dân tôn trọng và đề cao pháp luật.

Yếu tố trực quan cảm tính trong tư duy đạm nét dẫn đến cách ứng xử, cư xử tác phong của người Việt cũng mang đạm màu sắc của chủ nghĩa tình cảm. Chủ nghĩa tình cảm này đã đẻ ra nhiều kẻ nịnh bợ và nhiều kẻ tích được nịnh bợ. Trong không khí như vậy, những người thẳng thắn cương trực thường gặp những chuyện chẳng may. Cuộc sống cho chúng ta thấy, đôi khi cái xấu lại rất quyết liệt.

Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, những báo cáo ma, việc làm hàng giả hoặc chất lượng ngày càng kém cũng từ đó nảy nở. Nếu những tiêu cực xã hội không được lên án mà ngày càng phát triển bám chắc thì dần dần chúng biến thành thói quen, tập quán xã hội. Những tập quán xấu trong tư duy cũng như thói quen xấu trong xã hội có tai hại lâu dài, dai dẳng.

II - Liên quan đến vấn đề tác phong công tác, cách làm việc, lối ứng xử, quan hệ của người Việt là cả một vấn đề triết học có nguồn gốc sấu xa. Mỗi sự vật hiện tượng cũng như mỗi con người có nhiều góc độ nghiên cứu, xem xét. Người này để ý đến thực tế, bản chất, cấu trúc của chúng, người khác lại để ý đến những mối quan hệ. Nếu tách rời hai hướng này sẽ là máy móc siêu hình. Nhưng không tách rời thì lại không có thể đi xã được trong quá trình nghiên cứu. Người Phương Đông và người Phương Tây khác nhau ở chỗ, người Phương Đông chú trọng vào “vô thường”, vận động, “biến dịch”, biến đổi, sinh sinh diệt diệt, “sắc sắc không không”, mà gốc của chúng là liên hệ, quan hệ, còn người Phương Tây chú trọng vào phân tích, mổ xẻ để vạch ra thực thể, bản chất, cấu trúc. Tư duy và lối sống của người Việt chịu ảnh hưởng sâu đậm của người Phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc. Khi xem xét con người, người Phương Tây thường xem xét bản chất của anh ta thế nào, khả năng của anh ta ra sao còn Phương Đông thường để ý tới hành vi, ứng xử, quan hệ của con người này. Nếu quan tâm đến hành vi, quan hệ một cách khách quan khoa học thì cũng có nhiều điều bổ ích, song lại xem xét chúng một cách cảm tính, cảm tính thì rất dễ lệch lạc. Ở Việt Nam, nhiều khi có hiện tượng khá phổ biến là có những người sinh ra

(6)

trong quan hệ, lớn lên trong quan hệ, trưởng thành trong quan hệ và thăng quan tiến chức trên con đường công danh cũng ở trong quan hệ. Bởi vậy nhiều địa vị quan trọng mà anh ta đang đứng, nhiều chức vụ quan trọng chủ chốt mà anh ta đang chiếm giữ có lẽ cũng nhờ quan hệ. Còn thực chất, bản chất, khả năng của anh có xứng đáng với chức vụ, địa vị ấy hay không lại là một việc khác. Không phải ngẫu nhiên trong học thuyết nhà Phật, tất cả những thứ đó được xem như là ảo ảnh, phù du. Trong bầu không khí như vậy, ai có khả năng nhưng không biết tạo ra những quan hệ cần thiết cũng dễ gặp những chuyện chẳng lành. Lối xem xét con người trong quá khứ lịch sử vẫn còn gây những hậu quả nặng nề cho công cuộc xây dựng xã hội mới hiện nay. Chúng ta không thể đổ tất cả lỗi lầm của chúng ta trong những năm vừa qua cho quá khứ, cho lịch sử, nhưng chúng ta cũng không nên đơn giản hóa sự nghiệp đưa một nước nông nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Hai khuynh hướng sẽ dẫn tới hai sai lầm lớn là bảo thủ trì trệ và chủ quan nóng vội. Muốn đổi mới trong lĩnh vực này trước hết chúng ta phải làm một cuộc cách mạng trong vấn đề xem xét con người, phải “lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực”, lấy chất lượng và số lượng sản phẩm lao động làm thước đo đạo đức.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hiện nay các vấn đề về lý thuyết đối ngẫu của các dạng bài toán quy hoạch tuyến tính cho sinh viên các ngành kinh tế kỹ thuật nói chung mà nhiều giáo trình viết

Vì sao quan án lại chọn cách giao cho mỗi người trong chùa cầm một nắm thóc vừachạy vừa niệm Phật để tìm ra kẻ trộm tiền của chùab. Vì biết kẻ ăn người ở

(1)Nghiên cứu định tính: Tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách hỏi phỏng vấn cho nhân viên của công ty và khách hàng nhằm thu về thông tin cụ khách quan

-Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, trong sáng, tha thiết; thể hiện tình cảm yêu mến, lòng biết ơn của học sinh đối với thầy

Chùa là nơi tu hành của các nhà sư và cũng là nơi tổ chức lễ bái của đạo Phật.. Chùa còn là trung tâm văn hoá của các

Nếu thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là nhập thế phụng sự cho đời sống; giải thoát tâm linh cũng như giải thoát đời sống xã hội là hai phương diện liên quan, bổ túc cho nhau;

Luật tục xưa của người Ê - đê.. Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội. Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội.. ĐỌC DIỄN CẢM.. - Tội không hỏi mẹ cha .. Có cây

Đạo hiếu Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo hiếu truyền thống vì vậy những nội dung cơ bản của đạo hiếu Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa của người Việt