• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT chuyên Bắc giang | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT chuyên Bắc giang | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ THI THỬ THPTQG 2017 – LẦN 1 – TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG MÔN SINH HỌC

Câu 1: Yếu tố nào không thay đổi ở các thế hệ trong quần thể tự phối?

A. Tần số kiểu hình. B. Tần số của các alen

C. Tần số kiểu gen. D. Tần số kiểu gen và kiểu hình

Câu 2: Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm có 3 trong các bước sau:

I.Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng II.Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến IV.Tạo dòng thuần chủng.

Quy trình nào sau đây là đúng nhất?

A. III → II → I B. II → III → IV C. III → II → IV D. I → III → II Câu 3: Theo Jacop và Mono, các thành phần cấu tạo của operon Lac gồm:

A. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P) B. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O) C. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P)

D. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, Vùng vận hành (O), vùng khởi động (P) Câu 4: Liệu pháp gen là

A. Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền B. Chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến C. Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới.

D. Nghiên cứu các giải pháp để sửa chữa hoặc cắt bỏ các gen gây bệnh ở người.

Câu 5: Trong các đặc điểm về mức phản ứng sau, phát biểu đúng

A. Cùng một kiểu gen có thể cho một dây các kiểu hình khác nhau không phụ thuộc vào môi trường

B. Khối lượng cơ thể là tính trạng chất lượng nên có mức phản ứng hẹp

C. Để nghiên cứu về mức phản ứng người ta phải tạo ra các cá thể sinh vật có kiểu gen giống nhau

D. Tỉ lệ bơ trong sữa bò là tính trạng số lượng nên có mức phản ứng rộng

Câu 6: cho biết cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG-Gly; XXX-Pro;

GXU-Ala; XGA-Arg; UXG-Ser; AGX-Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn cso trình tự các nucleotit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

A. Ser-Ala-Gly-Pro B. Gly-Pro-Ser-Arg C. Ser-Arg-Pro-Gly D. Pro-Gly-Ser-Ala

(2)

Câu 7: Từ quần thể câu 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì

A. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể B. Quần thể cây 4n không thể giao phấn với quần thể cây 2n

C. Quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái khác hẳn quần thể cây 2n

D. Quần thể cây 4n khi giao phấn với quần thể cây 2n cho ra con lai bất thụ Câu 8: Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây:

A. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính B. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen

C. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen D. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen

Câu 9: Trong quá trình dịch mã

A. Có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN B. Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’→ 5’

C. Nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ nuclêôtit của mARN trừ bộ ba kêt thúc

D. Nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ nuclêôtit của mARN Câu 10: Trình tự nào dưới đây là đúng trong kĩ thuật cấy gen. I.Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit II. Cắt AND của tế bào cho và tách plasmid ra khỏi tế bào III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào của ADN của plasmid Tổ hợp trả lời đúng là:

A. II, I, IV, III B. I, III, IV, II C. II, I, III, IV D. I, II, III, IV Câu 11: Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào

A. Tạo thành một nhóm gen lien kết và luôn di truyền cùng nhau

B. Thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể C. Luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit

D. Luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

Câu 12: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

A. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

B. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản

C. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường

(3)

D. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Câu 13: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội

B. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời còn lại có ưu thế lai.

C. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống D. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính tốt nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau

Câu 14: Số phát biểu đúng về đột biến chuyển đoạn trong bộ nhiễm sắc thể:

1.Chuyển đoạn tương hỗ làm thay đổi nhóm gen liên kết

2. Chuyển đoạn tương hỗ là một nhiễm sắc thể này sát nhập vào một nhiễm sắc thể khác 3. Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể khi giảm phân không thể tạo ra loại giao tử bình thường.

4. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang một nhiễm sắc thể khác không tương đồng với nó và ngược lại.

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 15: Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế bào tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lý thuyết trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

A. Nuôi cây hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau

B. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB và DDEe.

C. Cây con được tạo tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng(dung hợp tế bào trần)của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe.

D. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB hoặc DDEE,DDee.

Câu 16: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1:2:1:1:2:1?

A. aaBb x AaBb B. Aabb x Aabb C. AaBb x AaBb D. Aabb x aaBb Câu 17: Cho các biện pháp:

1. Dung hợp tế bào trần

(4)

2. Cấy truyền phôi 3. Nhân bản vô tính

4. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.

5. Tự thụ phấn liên tục từ 5 đến 7 đời kết hợp với chọn lọc Phương pháp được sử dụng tế bào ra dòng thuần chủng là:

A. 4,5 B. 3,4,5 C. 2,3,4 D. 1,2,3,4,5

Câu 18: Một gen có 900 cặp nucleotit và có tỉ lệ các loại nucleotit bằng nhau. Số liên kết hidro của gen là

A. 2250 B. 1798 C. 3060 D. 1125

Câu 19: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập . Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn, F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng nhăn; 120 hạt xanh trơn ; 40 hạt xanh nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt ở F1 là:

A. 3/8 B. 1/8 C. 1/3 D. 2/3

Câu 20: Cho các thông tin sau về NST trong một tế bào lưỡng bội của người bình thường.

Số thông tin không đúng là:

A. 3 B. 4 C. 6 D. 5

Câu 21: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh, người ta thực hiện các công đoạn sau:

1. Xử lý hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây.

2. Cho các cây kháng bệnh lại với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo ra dòng thuần.

3. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

4. Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh Quy trình tạo giống theo thứ tự sau:

A. 1→4→3→2 B. 2→ 3→ 4→ 1 C. 1→ 2→ 3→ 4 D. 1→ 3→ 4→ 2.

Câu 22: Ở một loài thực vật lưỡng bội alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho các cây hoa tím (P) lai với cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử, F1 thu

(5)

được kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 11 cây hoa tím: 1 cây hoa trắng. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Cho các cây hoa tím F1 tự thụ phấn, xác suất thu đươc hoa tím dùng làm giống đời con là 54%.

B. Trong số những cây hoa tím F1 cây hoa tím có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 50%.

C. Cho các cây hoa tím F1 tự thụ phấn xác suất thu được cây hoa trắng là 13.6%

D. F1 có tỷ lệ phân li kiểu gen là 2:2:1

Câu 23: Khi nói về đột biến gen có các nhận xét:

1. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen 2. Có 3 dạng đột biến điểm cơ bản:

Mất , thêm, đảo đoạn vị trí một cặp nucleotit

3. Trong các dạng đột biến điểm thì dạng thay thế 1 cặp nucleotit là phổ biến nhất.

4. Cơ chế gây đột biến của acrilic là gây mất hoặc thêm một cặp nucleotit 5. 5-BU thường gây thay thế cặp A-T thành cặp G-X

6. Đột biến gen luôn di truyền qua sinh sản hữu tính.

7. Đột biến gen chỉ xuất hiện khi có tác nhân gây đột biến. Số nhận xét không đúng là:

A. 3 B. 5 C. 4 D. 2

Câu 24: Người ta giả sử rằng một chuyển đoạn không tương hỗ (một chiều) tác động đến vai trò NST số 5 của người, đoạn này được chuyển đến đầu vai trò của NST số 13 trong bộ NST lưỡng bội. Sự chuyển nhượng này được coi là cân bằng vì bộ gen vẫn giữ nguyên nên vẫn có kiểu hình bình thường. Ngược lại, nếu thể đột biến chỉ mang 1 NST số 5 mất đoạn của cặp tương đồng , nó gây ra hậu quả “criduchat” (tiếng khóc như mèo); nếu có 3 cái làm cho cá thể chết sớm. Nếu một người có mang chuyển đoạn có con với một người bình thường thì thế hệ con sinh ra, khả năng xuất hiện 1 đứa con mang hội chứng “ tiếng khóc như mèo kêu” là bao nhiêu?

A. 25% B. 50% C. 20% D. 12,5%

Câu 25: Ở người, bệnh phenikito niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST thường. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phenikito niệu. Xác suất để họ sinh ra đứa con tiếp theo là trai không bị bệnh trên là:

A. 1/2 B. 1/4 C. 3/4 D. 3/8

Câu 26: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AD

ad đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và với tần số 18%. Tính theo lí thuyết, cứ 1000 tế bào sinh sản của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d là:

A. 180 B. 360 C. 820 D. 640

(6)

Câu 27: Cho các thành tựu sau:

1. Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạn 2. Tạo cừu sản sinh protein người trong sữa

3. Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten trong hạt 4. Tạo giống dưa hấu tam bội

5. Tạo giống nho đa bội quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng 6. Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.

7. Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen

8. Tao giống bông mang gen kháng sâu hại Số thành tựu được tạo ra bằng công nghệ gen là:

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 28: Ở một giống ngô, chiều cao của cây do 4 cặp gen (A, a; B,b: D,d; E,e) cũng quy định các gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 130 cm. Cho phép lai AaBBDdee × AaBbDdEE, phát biểu nào đúng về F1

A. Cây cao 115cm chiếm tỷ lệ 31,25%

B. Có 5 kiểu gen quy định cây cao 110cm C. Cây cao nhất cao 130cm

D. Cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 12,5%

Câu 29: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội (A, B, D) là trội hoàn toàn. Cho các phép lai:

1. AaBbDD x AaBbdd 2. AaBbdd x aaBbDD

3. AABbDd x AabbDd 4. aaBbDd x AaBbdd

5. AabbDd x AaBBDd 6. AaBbDd x AABbDd

Số phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 9:3:3:1 là:

A. 2 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 30: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA:0,2Aa:0,2aa ở giới đực là 0,36AA:0,48Aa:0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau bốn thể hệ ngẫu phối thì thế hệ F4

A. Đạt trạng thái cân bằng di truyền.

B. Có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ 56%

C. Có kiểu gen đồng hợp từ trội chiếm tỉ lệ 16%

D. Tần số tương đối của alen A=0,4, tần số tương đối của alen a=0,6

(7)

Câu 31: Cho hai cây cùng loại giao phấn với nhau thu được các hợp tử. một trong đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có số tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là:

A. 2n=16 B. 3n=36 C. 2n=26 D. 3n=24

Câu 32: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, trong các phát biểu sau:

1. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên nhiễm sắc thể.

2. Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể 3. Làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm gen liên kết 4. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể bị bất hoạt 5. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến

6. Luôn làm thay đổi chiều dài của phân tử AND trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đó.

7. Có bao nhiêu phát biểu là hệ quả của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể đó.

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 33: nhận định nào dưới đây về tần số hoán vị gen không đúng?

A. Được sử dụng để lập bản đồ gen B. Thể hiện lực liên kết giữa các gen C. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen D. Không vượt quá 50%

Câu 34: cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa vàng: 3 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. Biết rằng các cây không bị đột biến. ở các đời tiếp theo chị lấy các cây hoa hồng và hoa vàng tiếp tục giao phấn ngẫu nhiên với nhau các thế hệ thì ở đời F1 tỷ lệ cây hoa đỏ là:

A. 2/9 B. 25/81 C. 3/8 D. 1/9

Câu 35: Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bôi có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 5 loại kiêu gen?

A. Bbbb x BBbb B. BBbb x BBbb C. BBbb x BBBb D. Bbbb x Bbbb Câu 36: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một gen quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn đời F2 có tỉ lệ 56,25% cây thân cao, hoa đỏ : 18,75%cây thân cao, hoa trắng 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ: 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Ở đời F2 lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao , hoa đỏ, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là:

A. 64/243 B. 1/9 C. 64/7297 D. 32/81

(8)

Câu 37: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Dự đoán nào sau đây là sai với kết quả ở F1?

A. Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%

B. Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%

C. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%

D. Trong các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.

Câu 38: Cơ thể đực có kiểu gen AaBbXDY, cơ thể cái có kiểu gen AaBbXDXd. Ở cơ thể đực trong giảm phân I, một số tế bào sinh tinh có cặp NST mang gen Aa không phân ly, các cặp khác vẫn phân ly bình thường, giảm phân 2 diễn ra bình thường. ở cơ thể cái trong giảm phân I, một số tế bào sinh trùng có cặp NST mang gen Bb không phân ly, các cặp khác vẫn phân ly bình thường giảm phân 2 diễn ra bình thường. Về mặt lý thuyết thì số loại kiểu gen nhiều nhất có thể được tạo ra ở đời con

A. 96 B. 64 C. 132 D. 196

Câu 39: Khi cho hai dòng thuần chủng cùng loại là cây hoa đỏ và cây hoa trắng giao phấn với nhau (P), thu được F1, 100% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồn 483 cây hoa trắng và 357 cây hoa đỏ. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?Biết rằng không có hiện tượng gen gãy chết và đột biến

(1) Cây hoa đỏ F1 dị hợp tử 3 cặp gen, tạo ra 8 loại giao tử

(2) Sơ đồ di truyền sinh hóa hình thành màu hoa đỏ cở cây F2 có thể là:

(3) Tính trạng màu sắc hoa đỏ được quy định bởi hai cặp gen không alen tương tác bổ sung (4) F2 có 16 kiểu yếu tố hợp giao tử

(5) Nếu cây hoa đỏ F1 giao phấn với cây hoa trắng F2 đồng hợp về tất cả các alen lặn, thì thế hệ con có tỉ lệ kiểu hình 1 cây hoa đỏ 7 cây hoa trắng .

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 40: Ở người,bệnh M di truyền do một gen có 2 alen quy định trội lặn hoàn toàn. Người đàn ông (1) không mang alen bệnh lấy người phụ nữ (2) bình thường, người phụ nữ (2) có em

(9)

trai(3) bị bệnh M. Cặp vợ chồng (1) và (2) sinh một con trai bình thường (4). Người con trai (4) lớn lên lấy vợ(5) bình thường. nhưng người vợ (5) có chị gái(6) mắc bệnh M. Những người khác trong gia đình đều không mắc bệnh M. Khả năng nào sau đây có thể xảy ra với con của cặp vợ chông (4) và (5)?

A. Chắc chắn con gái của họ không mang alen bệnh B. Khả năng con đầu lòng mắc bệnh là 1/18

C. Khả năng con họ không mang alen bệnh là 18,75%

D. Khả năng con trai của họ bình thường là 15/18

(10)

Đáp án

1-B 2-C 3-C 4-B 5-C 6-D 7-D 8-A 9-C 10-A

11-A 12-C 13-C 14-B 15-A 16-A 17-A 18-A 19-B 20-A

21-A 22-C 23-A 24-A 25-D 26-D 27-B 28-B 29-C 30-B

31-D 32-B 33-C 34-A 35-B 36-A 37-B 38-D 39-D 40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B

Câu 2: Đáp án C Câu 3: Đáp án C Câu 4: Đáp án B Câu 5: Đáp án C Câu 6: Đáp án D Câu 7: Đáp án D Câu 8: Đáp án A Câu 9: Đáp án C Câu 10: Đáp án A Câu 11: Đáp án A Câu 12: Đáp án C Câu 13: Đáp án C Câu 14: Đáp án B

-Đột biến chuyển đoạn là đột biến cấu trúc NST, là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một hoặc giữa các NST không tương đồng.

-Trong đột biến chuyển đoạn, một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.

-Chuyển đoạn tương hỗ làm thay đổi nhóm gen liên kết→1 Đúng

-Chuyển đoạn tương hỗ nghĩa là một đoạn trong NST này chuyển sang NST khác và ngược lại→2 Sai, 4 Đúng

-Chuyển đoạn tương hỗ xảy ra giữa một NST của cặp này với một NST của cặp khác. Vì vậy kết quả trong quá trình giảm phân của tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ tạo ra cả giao tử bình thường và giao tử mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ→3 Sai

Vậy có tất cả 2 đáp án đúng là 1 và 4 Vậy chọn đáp án B

Câu 15: Đáp án A

(11)

Câu 16: Đáp án A

-Ta có:1:2:1:1:2:1=(1:1)x(1:2:1)

-Các gen phân li độc lập, xét riêng từng cặp gen.

Ta có :+Phép lai A: aaxAa→1Aa:1aa, BbxBb→1BB:2Bb:1bb→ tỉ lệ Kg =1:2:1:1:2:1 Câu 17: Đáp án A

-Dung hợp tế bào trần:từ một cây lai khác loài có thể nhân nhanh thành nhiều cây. Có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm cả cả hai loài→chưa chắc tạo được dòng thuần chủng→không được sử dụng

-Cấy truyền phôi: Cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung các con vật khác nhau để tạo ra được các con vật có kiểu gen giống nhau→chưa chắc là thuần chủng→không được sử dụng

-Nhân bản vô tính: Lấy một tế bào trứng rồi loại nhân.lấy nhân tách ra từ tế bào tuyến vú của con cừu khác và cho vào trứng đã bị tách nhân. Nuôi cấy cho phát triển thành phôi rồi cấy vào tử cung con khác sinh ra bình thường→không được sử dụng

-Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa: nuôi cấy hạt phấn tạo các mô đơn bội sau đó lưỡng bội hóa tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen→Đúng

-Tự thụ phấn liên tục từ 5-7 đời kết hợp với chọn lọc→Đúng Vậy có 2 phương pháp được sử dụng là 4,5

Câu 18: Đáp án A

-Gen có 900 cặp Nu N=900x2=1800(Nu)

-Tỉ lệ các loại Nu bằng nhau nên mỗi Nu có số lượng là: A=T=G=X=1800:4=450 -Vậy số liên kết H cảu gen là: 450x2+450x3=2250

Câu 19: Đáp án B -F1:3:1:3:1

-Quy ước:A: vàng, a: xanh, B: Trơn, b: nhăn

-Hai cặp gen phân li độc lập. Xét riêng từng tính trạng ta có:

+Vàng:Xanh=1:1→Aaxaa, Trơn:nhăn=3:1→BbxBb→P:AaBbxaaBb -Tỉ lệ xanh trơn có kiểu gen đồng hợp trong F1: aaBB=0.5x0.25= 1

8 Câu 20: Đáp án A

- Ở phần lớn các loài, trong tế bào xoma NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái kích thước và trình tự các gen.

-Có 2 loại là NST thường và NST giới tính

(12)

-Đại đa số ác loài có nhiều cặp NST thường và một cặp NST giới tính, ở một số loài chỉ có 1 NST giới tính như châu chấu đực và rệp cái...

NST giới tính có thể là XX,XY,XO

-Trên NST thường mang các gen quy định tính trạng thường, còn trên NST giới tính mang gen quy định giới tính và ngoài ra có thể mang gen quy định tính trạng thường.

-Gen trên NST thường hay trên NST giới tính đều có thể bị đột biến bởi các tác nhân gây đột biến.

Vậy có 3 đáp án không đúng là 4,6,7 Câu 21: Đáp án A

Người ta tạo giống bằng phương pháp gây đột biến -Trình tự các bước:

+Xử lý hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây.

+Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh +Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

+Cho các cây kháng bệnh lại với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo ra dòng thuần.

Vậy trình tự là 1→4→3→2 Câu 22: Đáp án

-Gọi tỉ lệ các cây hoa tím P tham gia phản ứng là ((1-y)AA:yAa)xAa -Ở các cây P a=0.5y

-Tỉ lệ cây hoa trắng = 1 12 1

12 =0.5y*0.5 1 y 3

  P: (2

3 AA: 1

3Aa)xAa Giao tử: ( 5

6A: 1

6a)x(0.5A:0.5a) F1: Hoa tím đồng hợp:AA= 5

12, Hoa tím dị hợp = 1 2

Tỉ lệ hoa tím thuần chủng trong tổng số hoa tím là:AA= 5 11 5 12 12 11: 

Tỉ lệ hoa tím dị hợp trong các cây hoa tím: Aa= 6 11

(13)

Cho các cây hoa tím F1 tự thụ phấn thu được các cây hoa tím có kiểu gen đồng hợp dùng làm

giống: 5 1 6 13 11 4 11 22  

-Cho các cây hoa tím F1 tự thụ, xác suất thu được hoa trắng là: aa=13.6%

Câu 23: Đáp án A

-Đột biến gen là những đột biến trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp Nu→1 đúng

-Thường xét đột biến điểm là đột biến chỉ liên quan đến một cặp Nu

-Có các dạng đột biến điểm cơ bản là: Thay thế, mất ,thêm một cặp Nu→2 sai do đột biến đảo chỉ xảy ra trong đột biến cấu trúc NST

-Trong các dạng đột biến điểm thì đột biến dạng thay thế là dạng phổ biến nhất→3 đúng -Cơ chế gây đột biến của acrilic là gây mất hoặc thêm một cặp Nu.Nếu tác dụng lên mạch khuôn sẽ làm thêm 1 một cặp Nu, còn nếu tác dụng lên mạch mới đang tổng hợp sẽ làm mất 1 cặp Nu→4 đúng

-Tác nhân hóa học 5-BU là chất đồng đẳng của timin gây thay thế A-T=G-X→5 đúng

-Đột biến gen nếu xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ di truyền qua sinh sản hữu tính, Nếu xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tồn tại dạng thể khảm, nếu là đột biến xoma sẽ di truyền qua sinh sản sinh dưỡng→6 sai

-Đột biến gen xảy ra do các tác nhân lí hóa, sự rối loạn trong quá trình sinh hóa của tế bào, hoặc do bắt cặp sai trong quá trình nhân đôi→đột biến gen vẫn có thể xảy ra dù không có tác nhân đột biến→7 sai

Vậy có 3 nhận xét không đúng là:2,6,7 Câu 24: Đáp án A

-Khi người mang chuyển đoạn giảm phân tạo giao tử sẽ tạo 2 giao tử bình thường, 1 giao tử chuyển đoạn và 1 giao tử mất đoạn. Do đó sẽ sinh ra con 25% mất đoạn.

Câu 25: Đáp án D

-Bố mẹ bình thường sinh ra con gái đầu lòng bị bệnh, bệnh do gen trên NST thường quy định→P:AaxAa→0.75A_:0.25aa

-Xác suất sinh đứa thứ 2 là con trai không bị bệnh là: 1 3 20.758 Câu 26: Đáp án D

Tần số hoán vị giữa D và d là 18%→Số tế bào xảy ra hoán vị chiếm tỉ lệ là :18x2=36%

-Tỉ lệ số tế bào không xảy ra hoán vị là: 100-36=64%→0.64x1000=640

(14)

Câu 27: Đáp án B

-Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới

-Vậy có các thành tựu đươc tạo ra từ công nghệ gen là:

+Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt +Tạo cừu sản sinh protein người trong sữa

+Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp caroten tronh hạt +Tạo chủng vi khuẩn ecoli sản xuất insulin của người

+Các phương án còn lại là phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và phương pháp gây đột biến

Vậy có 4 phương án là 1,2,3,6 Câu 28: Đáp án B

-Các gen quy định chiều cao ngô tương tác theo kiểu cộng gộp -Mỗi khi thêm một gen trội thì cây cao thêm 5 cm

-Tính trạng chiều cao cây ngô có 4 cặp gen quy định, cây cao nhất có kiểu gen là AABBDDEE có chiều cao là 130 cm→Cây thấp nhất có kiểu gen aabbddee có chiều cao là 130-8x5=90 cm

-Phép lai: AaBBDdeexAaBbDdEE

-Cây cao 115 cm thì trong kiểu gen sẽ có (115-90):5=5 alen trội→Tỉ lệ cây cao 115 cm chiếm tỉ lệ:

+Nếu trong kiểu gen có BBEe thì cần thêm 2 alen trội nữa→Tỉ lệ=4C2:24 = 3 8

+Nếu trong kiểu gen có BbEe thì cần thêm 3 alen trội nữa→tỉ lệ=4C3:24 = 1 4

-Vậy tỉ lệ cây có chiều cao 115 cm là:

3 1 8 4

=0.625=62.5%

-Cây cao 110 cm có 4 alen trội:

+Nếu có BBEe thì cần thêm 1 alen→Có 2 kiểu gen là AaBBddEe, aaBBDdEe

+Nếu trong kiểu gen có BbEe thì cần thêm 2 alen→Có 3 kiểu gen là AABbddEe, aaBbDDEe, AaBbDdEe

Vậy có 5 kiểu gen thỏa mãn Câu 29: Đáp án C

-Tỉ lệ kiểu hình =9:3:3:1=(3:1)(3:1)x1

-Xét từng phép lai và với mỗi phép lai xét từng cặp riêng ta có:

(15)

+Phép lai 1:AaxAa→3A_:1aa,BbxBb→3B_:1bb,DDxdd→Dd→Tỉ lệ chung là(3:1) (3:1)1→Thỏa mãn

-Xét tương tự với các phép lai sau ta có:

+Phép lai 2:(1:1)(3:1)1→Loại +Phép lai 3:1(1:1)(3:1)→Loại +Phép lai 4:(1:1)(3:1)(1:1)→Loại +Phép lai 5:(3:1)1(3:1)→Thỏa mãn +Phép lai 6:1(3:1)(3:1)→Thỏa mãn Vậy có 3 phép lai thỏa mãn

Câu 30: Đáp án B

-Xét giới cái: A=0.2, a=0.8 -Xét giới đực: A=0.6, a=0.4

-Vì giới đực và cái có tỉ lệ các loại kiểu gen là khác nhau nên phải sau ít nhất từ 2 thế hệ trở lên thì quần thể mới đạt trạng thái cân bằng.

-Gp:(0.2A:0.8a)(0.6A:0.4a)→0.12AA:0.56Aa:0.32aa -Tần số các alen là: A=0.4, A=0.6

-Cấu trúc quần thể từ F2 trở đi đạt trạng thái cân bằng: 0.16AA:0.48Aa:0.36aa Câu 31: Đáp án D

-Ta thấy bố tạo ra 256 loại giao tử →2n=256→n=8

-Hợp tử nguyên phân 4 lần tạo tế bào con có tổng số NST là 384→Số NST trong một tế bào con là: 384:24=24

-Ta có 24:8=3→Vậy tế bào con tạo ra trong nguyên phân là 3n=24 Câu 32: Đáp án B

-Đột biến đảo đoạn NST là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180o và ngược lại.

-Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NHIỄM SẮC THỂ

-Sự hoạt đông của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm hoạt động

-Thể đột biến đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản

-Đột biến đảo đoạn không làm mất đoạn NST nên không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN

Vậy có 3 hệ quả là 1,4,5 Câu 33: Đáp án C

-Tần số hoán vị gen được dùng để lập bản đồ gen, tìm được vị trí cảu gen trên NST.

(16)

-Tần số hoán vị gen thể hiện lực liên kết giữa các gen trên NST, các gen càng gần nhau thì tần số hoán vị gen càng bé.

-Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách nhưng tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST

-Tần số hoán vị gen dù tất cả các gen trên NST đều hoán vị thì tần số cũng chỉ đạt 50%

Câu 34: Đáp án A

-Hoa đỏ tự thụ phấn F1: 9 hoa đỏ:3 hoa vàng:3 hoa hồng:1 hoa trắng→Tương tác bổ sung dạng 9:3:3:1

-Quy ước: A_B_:đỏ, A_bb:vàng,aaB_:hồng,aabb:trắng

-Các cây hao vàng và hoa hồng giao phấn ngẫu nhiên với nhau, tỉ lệ giao tử là:1Ab:1aB:1ab -Vậy tỉ lệ cây hoa đỏ(AaBb)= 2

9 Câu 35: Đáp án B

-Xét phép lai A: BbbbxBBbb→(Bb:bb)x(BB:Bb:bb)→1BBBb:2BBbb:2Bbbb:1bbbb→4 kiểu gen

-Xét Phép lai B: BBbbxBBbb → (BB:Bb:bb)x(BB:Bb:bb) → 1BBBB:2BBBb:3BBbb:2Bbbb:1bbbb → 5 kiểu gen

-Xét phép lai C: BBbbxBBBb→(BB:Bb:bb)x(BB:Bb)→1BBBB:2BBBb:2BBbb:1Bbbb→4 kiểu gen

-Xét phép lai D: BbbbxBbbb→(Bb:bb)x(Bb:bb)→1BBbb:2Bbbb:1bbbb→3 kiểu gen Câu 36: Đáp án A

-Tỉ lệ F2: 9 cao, đỏ:3 cao,trắng:3 thấp,đỏ:1 thấp,trắng -Xét riêng từng tính trạng ta có: Cao:thấp=3:1, đỏ:trắng=3:1

-Ta thấy (cao:thấp)x(đỏ:trắng)=(3:1)x(3:1)=9:3:3:1→Hai tính trạng phân li độc lập với nhau -Kiểu gen F1:AaBb

-F1xF1: AaBbxAaBb→Tỉ lệ cây thân cao hoa đỏ thuần chủng ở F2 = 1

4AA x 1

4BB = 1 16 -Tỉ lệ cây thân cao hoa đỏ thuần chủng trong 3 cây thân cao hoa đỏ là: 0.0625:0.5625=1

9

→Tỉ lệ cây cao đỏ không thuần chủng = 8 9

-Vậy trong 3 cây cao đỏ xác suất lấy được 1 cây hoa thân cao hoa đỏ là: 1 82 64 9 9 243

(17)

Câu 37: Đáp án B

-F1 lặn về 3 tính trạng choeems tỉ lệ 4%

-Với 2 cặp gen liên kết và cặp còn lại phân li độc lập với hai cặp đó.

-Quy ước: Aa liên kết Bb, phân li độc lập vớ Dd -Kiểu gen lặn 3 tính trạng ab

abdd→ ab

ab=0.04:0.25=0.16→ab=0.4→Giao tử liên kết -Kiểu gen của P: AB

ab Dd x AB ab Dd

-Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ:

A_B_dd+(A_bb+aaB_)D_=(0.5+0.16)x0.25+2(0.25-0.16)x0.75=0.3=30%→A đúng -Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ:

( AB Ab

ab aB )Dd = (0.16x2+0.01x2)x0.5 = 0.17 = 17% →B Sai Câu 38: Đáp án D

Lời giải:

Xét bố có cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I ở một số tế bào sinh tinh tạo ra các giao tử: Aa,O,A,a

-Xét mẹ có cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I ở một số tế bào sinh trứng tạo ra các giao tử: Bb,O,B,b

-Xét riêng từng cặp gen ta có:

+AaxAa→AAa,Aaa,A,a,AA,Aa,aa→Có 7 kiểu gen +Tương tự BbxBb tạo thành 7 kiểu gen

+XDY x XDXd→4 kiểu gen

Số loại kiểu gen nhiều nhất có thể được tạo ra là:7x7x4=196 Câu 39: Đáp án D

Câu 40: Đáp án B

Bệnh M do gen lặn trên NST thường quy định.

Quy ước gen: A: bình thường ; a: bị bệnh M

- Người phụ nữ (1) có e trai(3) bị bệnh M (KG là aa), mà bố mẹ bình thường => người phụ

nữ (1) có KG là 1 2 2 1

AA : Aa A : a

3 3 3 3

  

   

   

- Người đàn ông (2) không mang alen gây bệnh => KG là AA Ta có : ♀ 2 1

A : a

3 3

 

 

  x ♂ A 2 1

AA : Aa

3 3

(18)

=> Người con trai (4) bình thường có KG là 2 1 5 1

AA : Aa A : a

3 3 6 6

 

  

- Người phụ nữ (5) có bố mẹ bình thường và chị gái (6) mắc bệnh ( KG là aa) => người phụ

nữ (5) có KG là 1 2 2 1

AA : Aa A : a

3 3 3 3

  

   

   

Ta có: ♀ 2 1 A : a

3 3

 

 

  x ♂ 5 1

A : a

6 6

 

 

 

10 7 1

AA : Aa : aa

18 18 18

 

  

Ta thấy:

A sai do con gái của họ sinh ra có thể có KG Aa hoặc aa B đúng do xác suất con đầu lòng mắc bệnh là aa 1

18

C sai do khả năng con họ không mang alen gây bệnh là AA = 10

18 = 55,56%

D sai do xác suất con trai họ bình thường là 1 17 17 2 18. 36

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số nhiễm sắc thể theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại thời điểm 59 giờ 30 phút là bao nhiêu..

Câu 39: (Bài này không nói rõ là tỉ lệ sinh sản, tử vong như thế nào; kích thước quần thể là bao nhiêu thì không thể có cơ sở để giải. Mặt khác, tỉ lệ nhập cư

Cắt, nối ADN của tế bào cho plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp Câu 35: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân chỉ

Câu 3: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B : quả tròn, b quả bầu dục, các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng, liên kết chặt

Giữa các cromatit không chị em trong cặp NST tương đồng ở kì giữa I của giảm phân Câu 16: Hiện tượng di truyền nào sau đây không làm tăng biến dị tổ

Câu 38: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F 1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F

Thể tự đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn gấp bội so với dạng lưỡng bội nguyên khởi Câu 32: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên

Cơ thể này giảm phân hình thành giao tử không xảy ra trao đổi chéo, vào kì giữa giảm phân I tất cả các tế bào sinh dục đều có cùng một kiểu sắp xếp nhiễm sắc thể,