• Không có kết quả nào được tìm thấy

AN SINH XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "AN SINH XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ"

Copied!
1176
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

AN SINH XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

(2)
(3)

ĐẠI ĐỨC THÍCH ĐẠO THỊNH - TS. NGUYỄN VĂN TUÂN

(Đồng chủ biên)

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ

PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO HÀ NỘI - 2020

(4)

1. Hòa thượng, TS. Thích Thanh Điện - Trưởng ban 2. Thượng tọa, TS. Thích Đức Thiện - Phó Trưởng ban 3. Đại đức Thích Đạo Thịnh - Phó Trưởng ban 4. TS. Nguyễn Văn Tuân - Phó Trưởng ban 5. TS. Nguyễn Thị Thơm - Ủy viên TT

6. TS. Ngô Văn Vũ - Ủy viên

7. ThS. Vũ Sĩ Đoàn - Ủy viên

8. ThS. Quách Thị Kiều - Ủy viên 9. ThS. Quế Thị Mai Hương - Ủy viên 10. Bác sĩ Vũ Hữu Dũng - Ủy viên 11. CN. Ngô Xuân Thu - Ủy viên

12. ThS. Phạm Đức Thái - Ủy viên, Thư ký

(5)

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời tại Ấn Độ và thế kỷ VI trước Công nguyên và du nhập vào Việt Nam cách đây hơn 2.000 năm.

Ngay từ khi hình thành, Phật giáo Việt Nam được coi là tôn giáo nhập thế, gắn bó và đồng hành cùng với dân tộc. Với tinh thần “hộ quốc, an dân” và triết lý vì con người, mang lại cuộc sống bình an, hạnh phúc cho con người, Phật giáo ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và có những đóng góp to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều thế hệ tăng, ni, phật tử đã hết lòng “phụng sự chúng sinh” và xả thân vì nghĩa lớn, vun đắp và phát huy truyền thống yêu nước, tương thân tương ái của Phật giáo, khẳng định vị thế của tôn giáo này trong lòng dân tộc.

Hiện nay, với tinh thần nhập thế “Phật pháp bất ly thế gian giác” và phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Phật giáo Việt Nam tiếp tục có đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước thông qua các hoạt động phật sự và hoạt động xã hội, trong đó các hoạt động an sinh xã hội được chú trọng, thể hiện rõ tinh thần của một tôn giáo từ bi, hướng thiện, vì con người và vì dân tộc.

Trải qua chặng đường gần 40 năm từ ngày thành lập đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc, vận động tăng, ni, phật tử cả nước phát huy tinh thần từ bi, nhân đạo của đạo Phật, tích cực triển khai các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Các hoạt động từ thiện - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội của Phật giáo không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn mà còn là một chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo, thể hiện bằng những hành động mang tính thiết thực, cụ thể với các hình thức phong phú, đa dạng như: mở hệ thống Tuệ Tĩnh đường, các phòng khám đông, tây y khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân; các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già không nơi nương tựa; thực hiện các hoạt động cứu trợ, trợ giúp đồng bào vùng gặp thiên tai, bão lũ, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; tham gia tổ chức các hoạt động, chương

(6)

trình xóa đói, giảm nghèo; các hoạt động bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp… Đây cũng chính là những vấn đề đặt ra cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người yếu thế trong xã hội, trong đó có sự đóng góp công sức không nhỏ của các tăng, ni, phật tử.

Như vậy, với uy tín và chức năng xã hội quan trọng của mình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết nối và huy động được sự đóng góp to lớn của các nguồn lực, mạnh thường quân; không ngừng phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các hoạt động an sinh xã hội, ngày càng nhiều các đối tượng xã hội được hỗ trợ bằng các chương trình từ thiện - xã hội của Phật giáo. Những đóng góp của Phật giáo Việt Nam đã khẳng định được sức sống và vị thế của một tôn giáo luôn nêu cao tinh thần

“phụng đạo yêu nước”, “hộ quốc, an dân” trong lòng dân tộc, cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu mạnh.

Để Phật giáo tiếp tục phát huy những đóng góp của mình đối với công tác an sinh xã hội, cần có những đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế, từ đó đề ra định hướng, giải pháp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Phật giáo với các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế”. Hội thảo đã thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà lãnh đạo, quản lý, của các tăng, ni, phật tử, các nhà khoa học, nghiên cứu với nhiều bài viết, ý kiến tâm huyết.

Các bài viết này được tập hợp, tổ chức xuất bản thành hai tập sách: Phật giáo với hoạt động bảo đảm an sinh xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn do Hòa thượng, TS. Dương Quang Điện và TS. Nguyễn Văn Tuân đồng chủ biên và Một số hoạt động Phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế do Hòa thượng, TS. Thích Thanh Điện - Thượng tọa, TS. Thích Đức Thiện - TS. Nguyễn Văn Tuân - Đại đức Thích Đạo Thịnh đồng chủ biên. Đây là những cuốn sách mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, tổng kết những thành tựu mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã làm được trong công tác an sinh xã hội thời gian qua; đồng thời, chỉ ra những mặt hạn chế; từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp khắc phục để các hoạt động từ thiện và an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đạt được hiệu quả tích cực và thực chất hơn.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

BAN TỔ CHỨC BẢN THẢO

(7)

“PHẬT GIÁO VỚI VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI DÂN TRONG THỜI KỲ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính gửi: Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử, quý vị học giả.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng hơn 2.000 năm và đã trở thành một yếu tố quan trọng trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam. Là một tôn giáo có truyền thống yêu nước, với tinh thần “Hộ quốc, an dân”, Phật giáo Việt Nam đã sớm gắn bó với vận mệnh của đất nước. Trải qua tiến trình phát triển lịch sử, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, đóng góp to lớn vào công cuộc dựng nước và giữ nước.

Ngay từ khi hình thành, Phật giáo Việt Nam được coi là tôn giáo nhập thế gắn bó với dân tộc Việt Nam. Định hướng bởi “Đạo pháp bất ly thế gian giác”, tinh thần cứu khổ, cứu nạn của đức Phật được phát huy rộng rãi, giúp Phật giáo gắn bó chặt chẽ cùng dân tộc Việt Nam. Là đạo của từ bi, của lòng nhân ái, tính hướng thiện với truyền thống đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam cùng Nhà nước và xã hội đã và đang nỗ lực giải quyết những vấn đề đang đặt ra để xây dựng cuộc sống ngày một ấm no, hạnh phúc. Phật giáo Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong lòng dân tộc với tinh thần nhập thế, hành thiện cứu đời của giới tăng ni, phật tử.

Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Phật giáo tiếp tục có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước thông qua các hoạt động phật sự và hoạt động xã hội hướng đến con người, vì con người, trong đó các hoạt động an sinh xã hội là điểm sáng, thể hiện rõ tinh thần “nhập thế giúp đời” của Phật giáo Việt Nam. Trải qua chặng đường gần 40 năm từ ngày thành lập đến nay, với triết lý vì con người và khát vọng mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, an lạc; Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã luôn

(8)

đồng hành cùng dân tộc, vận động tăng, ni, phật tử cả nước tích cực triển khai các hoạt động cứu khổ độ sinh, đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tạo nên nét đẹp văn hóa, thấm đậm tình nghĩa của dân tộc Việt Nam. Là quốc gia đang phát triển và có nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, ngày càng có nhiều vấn đề xã hội bức xúc nổi lên và trở thành thách thức cho Việt Nam hướng đến sự phát triển bền vững. Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã hội, Phật giáo ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ với Đảng và Nhà nước thực hiện tốt công tác an sinh và đảm bảo công bằng xã hội. Với những đóng góp lớn, tích cực vào công tác an sinh xã hội và vai trò trách nhiệm trong điều kiện mới của Việt Nam là cơ sở chắc chắn khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của Phật giáo trong đời sống xã hội. Đồng thời khẳng định được sức sống của Phật giáo đối với sự phát triển của dân tộc qua suốt các thời kỳ lịch sử. Với tinh thần “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”, Tăng, Ni, Phật tử cần phát huy hơn nữa phát huy tinh thần “Phụng đạo yêu nước”, “Hộ quốc, an dân”, tham gia tích cực các phong trào ích nước lợi dân, bảo đảm an sinh xã hội, đem đạo vào đời, cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu mạnh.

Tiếp nối thành công của Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 16 (Vesak 2019) Hội thảo khoa học quốc gia “Phật giáo với việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế” tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng của Phật giáo Việt Nam trong đời sống nhân dân, đồng thời thể hiện vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, sáng rõ truyền thống yêu nước, yêu dân tộc.

Nhân cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong muốn các cấp Giáo hội, các Ban, Viện ở Trung ương và địa phương, các sơn môn, hệ phái, tăng ni, cư sĩ phật tử hãy nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm để trang nghiêm Giáo hội, tùy duyên bất biến giữ gìn giá trị nhân văn, bản sắc và sự trong sáng của đạo Phật trong thời đại ngày nay.

Kính chúc quý vị học giả thân tâm an lạc, trọn vẹn niềm hoan hỷ vô biên.

Chúc Hội thảo thành tựu viên mãn!

ĐỨC PHÁP CHỦ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ

(9)

AN SINH XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

HÒA THƯỢNG, TS. THÍCH THIỆN NHƠN1*

Tóm tắt: Trải qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, với bản chất từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha, yêu hòa bình, tôn trọng sự sống, chân lý sống đẹp, đề cao đạo đức, đề cao tính thiện, đạo Phật đã thực sự trở thành tôn giáo truyền thống của người Việt. Phật giáo đang tiếp nối lịch sử, đoàn kết để làm tròn sứ mệnh của mình trong giai đoạn mới. Cùng với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang hòa mình cùng với dòng chảy phát triển của đất nước về mọi mặt từ công cuộc xây dựng Tổ quốc đến đời sống xã hội. Trong đó, từ thiện xã hội của Phật giáo là hoạt động thường xuyên, giàu ý nghĩa và đã đem lại những kết quả to lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc ổn định đất nước, an sinh xã hội.

Từ khóa: Từ thiện xã hội, Hoạt động từ thiện, An sinh xã hội, Hội nhập quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo.

Đặt vấn đề

Từ thiện xã hội là một trong những nội dung của an sinh xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác của Phật giáo, là hoạt động mang tính “nhập thế” của Phật giáo. Các lĩnh vực như chăm sóc thương bệnh binh, trợ giúp và đỡ đầu các gia đình có công với cách mạng, ủng hộ các công trình xã hội, tặng quà tình nghĩa cho người nghèo, già cả, neo đơn, khám chữa bệnh, khen thưởng, tặng học bổng cho các cháu học sinh giỏi… được tiến hành thường xuyên.

Từ khi thống nhất (tính từ năm 1981) cho đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn coi trọng hoạt động từ thiện dưới nhiều góc độ khác nhau như: xây dựng

* Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

(10)

trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, người già neo đơn không nơi nương tựa, phòng khám Đông y; trung tâm tư vấn và nuôi dưỡng người nhiễm HIV/AIDS;... Những hoạt động góp phần khẳng định vai trò của Phật giáo trước vấn đề xã hội của đất nước, đồng thời khẳng định giáo lý của Đức Phật là nhân văn, nhân ái vì con người. Hoạt động từ thiện xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế. Vì thế, trong bài viết này, dựa trên các phương pháp nghiên cứu, tác giả đánh giá những kết quả đạt được, đưa ra một số hạn chế, thiếu sót cần khắc phục, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động…

Phương pháp nghiên cứu

Trong những năm gần đây, nghiên cứu các hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung trong đó có các hoạt động từ thiện luôn nhận được sự quan tâm và thu hút của nhiều học giả, nhà khoa học trong nước và nước ngoài tham gia, nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động từ thiện xã hội do Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh, thành tổ chức nhằm hỗ trợ, trợ giúp những người yếu thế trong xã hội có cuộc sống ổn định và hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.

Trong bài viết này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp;

lôgic - lịch sử; so sánh - đối chiếu với mục đích làm rõ triết lý và vai trò quan trọng của hoạt động từ thiện xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đồng thời, có sử dụng các nguồn tài liệu nghiên cứu của Đảng, Nhà nước; Giáo hội Phật giáo Việt Nam; hội thảo khoa học có độ tin cậy cao. Thông qua những nguồn tư liệu này, giúp tác giả có thể đi sâu nghiên cứu, phân tích những hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm hướng tới xây dựng một xã hội công bằng và ngày càng phát triển.

1. Triết lý “từ bi, cứu khổ cứu nạn, nhập thế giúp đời” và “tâm từ bi” là nền tảng cho hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế

Phật giáo, ngay khi mới ra đời, đã thể hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Trong Lục độ của nhà Phật thì độ đầu tiên là thực hành bố thí. Theo Phật giáo, con người cần có lòng từ, bi, hỉ, xả (Tứ vô lượng tâm), đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, đưa đến việc định hướng cho mọi hoạt động của Phật giáo là vì chúng sinh, đặc biệt là vì con người. Đức Phật khuyên con người có tinh thần vô ngã, vị tha, hành thiện, yêu thương đồng loại. Hành thiện là bước đầu để đưa con người đến giải thoát. Tư tưởng trung tâm của Phật giáo là làm điều thiện, tránh làm điều ác.

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, thường xuyên bị thiên tai chiến tranh tàn phá. Do vậy, đời sống con người phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thường xuyên

(11)

gồng mình chống chọi với sự tàn phá của thiên tai, sự xâm lược của nhiều thế lực ngoại bang. Nên khi vào Việt Nam, tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo nhanh chóng hòa quyện cùng những triết lý sống của người dân: “Lá lành đùm lá rách”,

“Thương người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”,… Hay thậm chí là: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên để Phật giáo tồn tại, phát triển, đồng hành cùng với dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử. Hoạt động từ thiện không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một biểu hiện quan trọng chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo.

Ở đây, chức năng này của tôn giáo không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ con người bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn biểu hiện thông qua những hành động mang tính thực tiễn, nổi bật là sự hỗ trợ vật chất trong hoạt động hành đạo, góp phần trong công tác an sinh xã hội. Phật giáo, một tổ chức xã hội lớn và có uy tín ở Việt Nam, trước nay đã cung cấp cho xã hội một nguồn vốn quan trọng, đồng hành cùng Nhà nước và các tổ chức khác trong các hoạt động từ thiện để hỗ trợ người dân, góp phần quan trọng trong công tác an sinh xã hội; bởi lẽ không phải tất cả mọi công việc của xã hội, Nhà nước đều có thể đảm đương gánh vác.

Trong các kinh Khuyến phát Bồ đề Tâm văn, Diệu pháp Liên Hoa kinh, đều nhắc đến tinh thần vô ngã, vị tha, tức khuyên con người sống có trách nhiệm với cộng đồng, biết thể hiện lòng nhân ái của mình đến với người khác. Trong kinh Diệu pháp Liên Hoa - một bộ kinh quan trọng của Phật giáo có đoạn: “Dẫu cho tạo tội hơn núi cả/chẳng nhọc Diệu Pháp vài ba hàng”, đã đề cập đến công đức của người phát tâm từ bi giúp chúng sinh: “Nếu Thiện nam tử! Thiện nữ nhơn thành tựu bốn pháp, thời sau khi Như Lai diệt độ sẽ đặng kinh Pháp Hoa này: Một là được các đức Phật hộ niệm, hai là trồng các cội công đức, ba là trong chánh định, bốn là phát lòng cứu tất cả chúng sinh”1. Như vậy, theo kinh này, khi con người hành thiện, làm công đức sẽ có được kinh Pháp Hoa để hướng dẫn tu tập và giải thoát. Tư tưởng hành thiện vì chúng sinh được lặp lại khi một học giả Trung Quốc hỏi vị thiền sư về cốt tủy của đạo Phật là gì và đã được nhà sư ấy trả lời như sau: “Làm điều thiện/không làm điều ác/thanh lọc tâm ý/đó là lời Phật dạy”.

Có thể khẳng định, lúc tại thế và cho đến lúc Ngài trút tấm thân “nhục thế”

Nhập diệt cõi Niết Bàn, Đức Phật luôn là minh chứng cho tinh thần nhân văn, từ bi, phổ độ. Dù ở giáo phái, tông pháp nào, thì tinh thần từ thiện, nhân đạo của Đức Phật vẫn được tăng, ni và phật tử giữ gìn, hiện thực trong cuộc sống. Vì thế, khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, tiếp nối tinh thần từ bi của đạo Phật, nhiều hoạt

1 Kinh Diệu pháp Liên hoa, Nxb. Tôn giáo.

(12)

động từ thiện đã được tiến hành để cứu giúp những con người đang bị rơi vào tuyệt vọng. Do đó, hoạt động từ thiện xã hội không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một biểu hiện quan trọng cho chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo, tinh thần này được phát huy cao độ bởi nó đồng hành, gắn kết với tư tưởng nhân văn, vì mục tiêu phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước trên con đường xây dựng quốc gia ngày càng cường thịnh và phát triển.

2. Thực trạng hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sau 40 năm thống nhất

Hoạt động từ thiện xã hội là nhiệm vụ xã hội có ý nghĩa quan trọng luôn được Đức Phật quan tâm và truyền dạy cho các đệ tử, môn đồ của mình. Khi giảng về nhân duyên, Đức Phật cho rằng, hết thảy chúng sinh trong đời này đều do thể nhân duyên hòa hợp, nương tựa vào nhau, đồng thời lấy tư tưởng “Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” và “đồng thể cộng sinh” làm cơ sở để thúc đẩy, phát triển hoạt động từ thiện xã hội.

Sau gần 40 năm thống nhất, bắt đầu từ nhiệm kỳ I (1981-1987) cho đến nay, với tinh thần “nhân sinh”, từ thiện xã hội của Đức Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các chư tăng hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư và tín đồ Phật giáo luôn quán triệt và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng được coi trọng và phát huy tính tích cực của triết lý nhân sinh Phật giáo vào trong đời sống xã hội. Tình thương yêu và mến đạo của môn đồ, chúng sinh với Đức Phật nói chung, Giáo hội Phật giáo nói riêng ngày càng được bền vững, mở rộng, đa dạng về hình thức và chương trình hành động. Theo báo cáo tổng kết các nhiệm kỳ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có thể thấy những con số ấn tượng về công tác từ thiện xã hội qua các nhiệm kỳ như sau:

Biểu đồ 1: Số tiền từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các nhiệm kỳ

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết các nhiệm kỳ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

(13)

Về hoạt động của trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa Sau gần 40 năm thống nhất (từ năm 1981 đến nay), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tỉnh, thành đã xây dựng được nhiều cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật trong cả nước. Trong nhiệm kỳ III (1992-1997), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xây dựng được 116 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo bán trú, nhà nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật với trên 6.467 em. Nếu năm 1997, trên cả nước mới có 196 lớp học tình thương, 116 cơ sở mẫu giáo bán trú, nuôi trẻ mồ côi và khuyết tật với trên 6.000 em, thì đến năm 2002 đã tăng lên 1.500 lớp, với hơn 20.000 cháu1. Đặc biệt năm 2007, thầy Thích Phước Ngọc đã lập đề án, thành lập Trung tâm Cô nhi viện Phật giáo đầu tiên của Phật giáo Việt Nam mang tên “Suối nguồn tình thương”. Từ thành tựu đó, một số trường, cơ sở mới ra đời như: Trường nuôi trẻ mồ côi Bồ Đề (Bình Dương); chùa Khánh Quang (Khánh Hòa); Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang (Kiên Giang); Mái ấm Sen Hồng - nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, trẻ ảnh hưởng chất độc da cam (Quảng Trị);…). Bước sang năm 2015, nhiệm kỳ VII (2012-2017), các Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật đã nuôi 1.736 em. Hiện nay, trong cả nước có trên 1.000 lớp học tình thương, 36 cơ sở nuôi dưỡng mẫu giáo bán trú, nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật với trên 20.000 em. Nổi bật là Cô nhi viện Đức Sơn (201 em); chùa Long Hoa quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh (100 em), chùa Diệu Giác quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh (100 em).

Bước sang năm 2019, công tác từ thiện xã hội vẫn tiếp tục có những hoạt động trải dài khắp các tỉnh, thành trên cả nước.

Nguồn: Báo cáo tổng kết phật sự năm 2019 - Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

1 Báo cáo Tổng kết các nhiệm kỳ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hà Nội, 4/2019.

(14)

Căn cứ vào bảng số liệu Hình 2 cho thấy, số lượng các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi tại 16 tỉnh, thành trong cả nước là tương đương nhau, trung bình mỗi tỉnh có số lượng từ 1 đến 2 trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi. Nhưng trong số những trung tâm đó, có một vài trung tâm ở các tỉnh, thành có số lượng trẻ mồ côi tăng vọt như: Bến Tre (103 trẻ/3 trung tâm; Đà Nẵng (105 trẻ/2 trung tâm) và Bạc Liêu (121 trẻ/3 trung tâm). Tuy nhiên, có 2 tỉnh, thành có số lượng trung tâm tăng vọt như Bắc Ninh: 9, nhưng số lượng trẻ mồ côi lại rất ít. Trong khi đó, Đồng Nai: 8, lại có số lượng trẻ tăng rất cao, hơn so với số lượng trẻ ở Bắc Ninh là 320 em. Như vậy, hoạt động bảo trợ và công tác từ thiện đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tỉnh, thành trong cả nước quan tâm nhiều hơn, đồng thời cũng đã huy động được sức mạnh của cả xã hội vào tham gia vào công tác an sinh xã hội ở các địa phương và trong cả nước.

Đối với hoạt động xây dựng nhà dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người già không nơi nương tựa: Chăm lo cho người già đặc biệt là những người già cô đơn không nơi nương tựa là một trong những hoạt động từ thiện xã hội quan trọng của các Giáo hội. Đây là một vấn đề nhức nhối trong các xã hội hiện đại khi tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng được nâng cao. Nhiều nước trên thế giới, hệ thống nhà dưỡng lão của nhà nước và tư nhân rất phát triển, đáp ứng nhu cầu thời đại. Ở Việt Nam, hệ thống các nhà dưỡng lão gần như không phát huy được vai trò của mình để đáp ứng nhu cầu của người già. Trước nhu cầu xã hội ngày một tăng cao, hệ thống nhà dưỡng lão của các tôn giáo đã kịp thời đáp ứng yêu cầu xã hội. Hệ thống này, đã góp phần giảm bớt gánh nặng xã hội cho nhà nước.

Về Phật giáo, trong giai đoạn 2007 - 2012, trong cả nước có trên 20 cơ sở nhà dưỡng lão, nuôi dưỡng trên 1.000 cụ già. Tại thành phố Hồ Chí Minh có các nhà dưỡng lão thuộc các chùa Pháp Quang, Pháp Lâm, quận 8; Kỳ Quang 2, quận Gò Vấp; Diệu Pháp, Q. Bình Thạnh; Hoằng Pháp huyện Hóc Môn… nuôi dưỡng trên 500 cụ. Thừa Thiên - Huế có nhà dưỡng lão Tịnh Đức (60 cụ); Diệu Viên (25 cụ)1… Năm 2015, nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), các trung tâm nuôi dưỡng người già đã nuôi dưỡng được trên 1.459 người. Một số chùa không có nhà dưỡng lão song vẫn nhận, chăm sóc người già cô đơn.

Như vậy sau gần 40 năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam bên cạnh việc quan tâm, chăm sóc cho những đối tượng người già cô đơn không nơi nương tựa, thì những hoạt động quyên góp và phụng dưỡng suốt đời hàng nghìn Mẹ Việt Nam Anh hùng cũng luôn được quan tâm như: xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương với hàng nghìn tỷ đồng đã được quyên góp để góp phần chia sẻ và làm dịu bớt mất mát của

1 Báo cáo Tổng kết Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ V (2002-2007).

(15)

những gia đình có người thân là thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những người đã hy sinh vì dân tộc, vì đất nước. Hằng năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức nhiều Đại trai đàn cầu siêu cho liệt sĩ ở nhiều nghĩa trang trong cả nước như: Côn Đảo, Phú Quốc, Trường Sơn, Quảng Trị, Điện Biên… Bên cạnh các hoạt động trên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn vận động tín đồ, chức sắc và nhân dân tích cực hưởng ứng quyên góp, hỗ trợ các công tác phúc lợi xã hội khác như: Ủng hộ kinh phí xây dựng nhà Đại đoàn kết, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ khuyến học, xây nhà tình thương, nhà dưỡng lão,... Tham gia các hoạt động nhân đạo như: mổ mắt miễn phí cho các bệnh nhân nghèo bị đục thuỷ tinh thể, tham gia dự án “Ngân hàng bò” giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía Bắc, tham gia chương trình

“Tiếp sức mùa thi” để giúp đỡ các thí sinh tham dự kỳ thi đại học, cao đẳng hàng năm và hiến máu nhân đạo…

Về hoạt động từ thiện y tế và từ thiện giáo dục

Đức Phật cho rằng, bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn nhất của đời người, nó trực tiếp giày vò thân tâm người mắc bệnh với sự đau đớn, lo buồn và sợ hãi.

Cho nên, muốn cứu người và thể hiện lòng từ bi, trước tiên phải giúp họ thoát khỏi nỗi khổ này. Trong quan niệm của Phật giáo, bệnh tật có mối quan hệ chặt chẽ với

“Tâm” và “Nghiệp” của mỗi người, nên thông qua việc chữa trị làm sao giúp cho người bệnh được an vui nơi tâm và dần xả bỏ những nghiệp xấu. Điều này sẽ giúp họ có đời sống nội tâm an lạc, thoải mái trong một cơ thể khỏe mạnh. Mặt khác, thông qua việc chữa bệnh sẽ góp phần phổ cập kiến thức y học, vận dụng y học Phật giáo vào trong thực tiễn cuộc sống và để truyền bá tư tưởng Phật giáo đến đông đảo quần chúng tín đồ. Vì vậy, Phật giáo luôn chủ trương, Phật tử phải thông thạo y học (Y phương minh) của Phật giáo để chữa trị hiệu quả cho người bệnh. Y học của Phật giáo là hệ thống kiến thức y học dùng để bảo vệ sức khỏe, chữa bệnh, nhằm xoa dịu nỗi đau về thân tâm con người.

Việt Nam trong những năm qua, Phật giáo có hệ thống Tuệ Tĩnh đường được thành lập khắp nơi trên cả nước nhằm “phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Tuệ Tĩnh đường khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào bằng phương pháp y học dân tộc và y học hiện đại. Theo số liệu của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong nhiệm kỳ III (1992 - 1997) của Giáo hội, toàn quốc có 25 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng thuốc chẩn trị y học dân tộc hoạt động có hiệu quả đã khám và phát thuốc trị giá trên 9 tỷ đồng.1 Nổi bật nhất là lớp học

1 Báo cáo Tổng kết Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ III (1992-1997).

(16)

Y học cổ truyền của Thành hội Phật giáo Tp. Hà Nội, các Tuệ Tĩnh đường chùa Pháp Hoa, tịnh xá Trung Tâm thành phố Hồ Chí Minh, chùa Diệu Đế - Thừa Thiên Huế, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Cà Mau, Pháp Hoa - Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Nam, Đà Nẵng… Bước sang nhiệm kỳ IV (1997-2002), toàn quốc có 126 Tuệ Tĩnh đường, 115 phòng thuốc chẩn trị y học đã khám, chữa bệnh và phát thuốc với tổng trị giá trên 9 tỷ đồng1. Đến nhiệm kỳ V (2002-2007), trên toàn quốc số lượng Tuệ Tĩnh đường và các phòng thuốc không thay đổi nhưng tổng trị giá khám, chữa bệnh và phát thuốc lên tới 35 tỷ đồng. Trong đó, hệ thống Tuệ Tĩnh đường tỉnh Đồng Nai đạt 11.921.956.000 đồng; thành phố Hồ Chí Minh đạt trên 6 tỷ đồng, Thừa Thiên - Huế đạt 3.852.337.920 đồng. Phòng khám chữa bệnh đa phần là phòng khám đông y.

Một số là phòng khám đông tây y kết hợp. Ban Từ thiện Xã hội T.Ư thuộc GHPGVN đã đào tạo 250 tăng ni có trình độ sơ cấp y tế và 98 Lương y Tuệ Tĩnh đường để tăng cường hiệu quả hoạt động về y tế nhằm chia sẻ gánh nặng cho xã hội và nhân dân trên tinh thần từ bi, trí tuệ của đạo Phật.

Bước sang nhiệm kỳ VI (2007 - 2012), Giáo hội có 165 Tuệ Tĩnh đường, hàng trăm phòng thuốc; trên 10 phòng khám Đông Tây y kết hợp, phục vụ hàng trăm ngàn bệnh nhân; hỗ trợ 22.028 ca mổ đục thủy tinh thể, kinh phí hàng chục tỷ đồng.

Đến hết năm 2015, nhiệm kỳ VII (2012-2017), Giáo hội có hơn 150 cơ sở khám chữa bệnh, phát thuốc cho hàng chục ngàn người, giá trị hàng chục tỷ đồng. Riêng năm 2019, số lượng các phòng khám Đông y và Tây y do Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tỉnh, thành đã tăng lên, cụ thể:

Biểu đồ 3: Phòng khám Đông y

Nguồn: Báo cáo Tổng kết Phật sự năm 2019 - Ban Từ thiện xã hội Trung ương GHPG Việt Nam

1 Báo cáo tổng kết phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IV (2007-2012).

(17)

Từ số liệu Hình 3 cho thấy, số lượng người đến các phòng khám Đông y tại 33 tỉnh, thành trên cả nước do GHPG Việt Nam quản lý đã tăng lên 60.298 người đến thăm khám. Trong đó, có tỉnh số lượng người đến khám rất đông như Đồng Nai (15800 lượt người /01 tháng), tuy nhiên lại có tỉnh số lượng người đến khám rất ít như Quảng Trị (30 lượt người/01 tháng). Điều đó cho thấy, công tác khám chữa bệnh theo phương pháp Đông y cổ truyền đã tạo được niềm tin đối với các phật tử địa phương và trong cả nước. Tuy nhiên, đối với hình thức khám chữa bệnh theo Tây y thì số lượng phật tử đến khám cũng không chênh lệch nhiều so với khám Đông y, cụ thể:

Biểu đồ 4: Phòng khám Tây y

Nguồn: Báo cáo tổng kết phật sự năm 2019 - Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Căn cứ vào số liệu Hình 4 cho thấy, trong năm 2019 số lượng người đến các phòng khám Tây y tại các tỉnh, thành là 4.689 người/01 tháng tại 10 phòng khám tại 3 tỉnh chủ đạo là: Bạc Liêu, Bình Dương, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, số lượng bác sĩ phân bổ tại các phòng khám lại không đồng đều, nơi thừa, nơi thiếu. Do đó, cần phải có cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút được nguồn nhân lực về làm việc tại các phòng khám ở những địa phương này cũng như các địa phương khác trên cả nước. Ngoài ra, năm 2019, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tỉnh, thành còn có các hoạt động khác như: miền Bắc (phát quà cho người nghèo; phát học bổng cho trẻ em hiếu học với tổng số tiền từ thiện lên tới 2.000.000 VNĐ); miền Trung (Phát quà cho người nghèo dân tộc Tây Nguyên tại Huế và Quảng Trị với tổng số tiền từ thiện: 1.600.000VNĐ). Tổng cộng 6 tháng cuối năm 2019 số tiền quyên góp từ thiện lên tới 4.800.000VNĐ và trong cả năm là 10.217.000.000VNĐ1.

Về từ thiện giáo dục - Sau gần 40 năm thống nhất (từ năm 1981) đến nay, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xây dựng được nhiều lớp học mẫu giáo

1 Báo cáo tổng kết phật sự năm 2019 - Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

(18)

tình thương để nuôi dạy trẻ em mồ côi, khuyết tật trong cả nước qua đó góp phần chung tay giải quyết gánh nặng xã hội cho nhà nước trong việc đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở của nhà nước đang đứng trước thực trạng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội, một bộ phận người nghèo, trẻ mồ côi nhờ những lớp học này đã được cắp sách đến trường. Đây cũng là một hình thức áp dụng giáo lý Phật giáo vào giải quyết vấn đề xã hội. Về Phật giáo, theo thống kê chưa được chính xác, nhưng tính đến năm 1997, cả nước có 196 lớp học tình thương, 116 cơ sở nuôi trẻ mẫu giáo bán trú, trẻ mồ côi và khuyết tật với trên 6.000 em. Đến năm 2002, số lớp học tình thương đã tăng lên 1.500 lớp. Cả nước hiện có trên 1.000 lớp học tình thương với trên 20.000 em.

Từ năm 2007 - 2012, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã mở được hơn 1.000 lớp học tình thương, 36 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo, trẻ mồ côi, khuyết tật, với trên 20.000 em. Ban Từ thiện Xã hội Trung ương tổ chức bồi dưỡng, nuôi dạy trẻ cho 92 tăng, ni, phật tử. Ngoài ra, Giáo hội còn mở các lớp dạy nghề miễn phí cho con em phật tử, các hộ nghèo, người khuyết tật. Hiện Giáo hội có 10 trường dạy nghề miễn phí, đào tạo, giới thiệu hàng ngàn người là đối tượng cứu trợ có việc làm ổn định. Ngoài ra, một số chùa khắp nơi trên cả nước cũng là những địa chỉ tin cậy khi mở các lớp học tình thương như: chùa Kỳ Quang 2, Q. Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh là một địa chỉ nhiều năm nay tổ chức các lớp học tình thương cho các cháu.

Tính đến năm 2018, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã mở được gần 2.000 lớp học tình thương, nuôi dạy trẻ mồ côi, lang thang, không nơi nương tựa và trẻ khuyết tật; hàng trăm cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo bán trú miễn phí với trên 20.000 em theo học. Nhằm góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống cho những người lang thang, cơ nhỡ, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con em gia đình lao động nghèo, người có công, gia đình thương, bệnh binh,… Ngoài ra, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn tổ chức nhiều trường dạy nghề ở nhiều địa phương trong cả nước như đào tạo các chuyên ngành may, điện gia dụng, tin học, sửa chữa xe… miễn phí cho các em. Hằng năm đã đào tạo hàng ngàn học viên ra trường và giới thiệu các em đến các trung tâm giới thiệu việc làm như: 2 chùa Tây Linh do Ni sư Thích Nữ Như Minh trụ trì và chùa Long Thọ (Thừa Thiên - Huế) do Ni sư Thích Nữ Minh Tánh trụ trì và hàng năm tổ chức 2 khoá học đào tạo nghề thêu, đan, may cho con em các phật tử. Kể từ khi thành lập đến nay, hai cơ sở này đã đào tạo hơn 1.000 học viên, giới thiệu vào làm việc tại các công ty. Chùa Kỳ Quang II, thành phố Hồ Chí Minh do sư thầy Thích Thiện Chiếu trụ trì hằng năm đã hướng nghiệp, dạy nghề cho hàng trăm học viên ra trường và có công ăn việc làm ổn định; sư thầy Thích Nhuận Tâm

(19)

(chùa Lá, thành phố Hồ Chí Minh) mở nhiều lớp học dạy tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hoa miễn phí cho hàng trăm thanh, thiếu niên nghèo… Trong năm 2019, Phân ban Từ thiện giáo dục của GHPG Việt Nam, mà hoạt động chính là của chùa Giác Ngộ - Quỹ Đạo Phật ngày nay đã và đang thực hiện gần 70 chương trình với kinh phí ước tính hơn 34 tỷ đồng1. Trong đó, hơn 50 chương trình đã thực hiện và tổng kết với kinh phí gần 20 tỷ đồng. Bên cạnh các chương trình mới, năm 2019 các cơ sở Phật giáo còn tổ chức Chương trình hiến máu nhân đạo, Chương trình chung tay bảo vệ môi trường… Trọng tâm hoạt động năm 2019 là chương trình Hỗ trợ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019.

* Về hoạt động cứu trợ bão lũ, hạn hán

Từ khi ra đời cho đến nay, trải qua gần 40 năm hoạt động và phát triển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều hoạt động an sinh xã hội nhằm giúp đỡ, trợ giúp những người yếu thế như: vận động tài chính, vật phẩm cứu trợ đồng bào bị thiên tai; xây nhà tình nghĩa, ủng hộ nuôi dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng; thăm hỏi, hỗ trợ các thương, bệnh binh, bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện, trại phong, trại tâm thần, nhà dưỡng lão; ủng hộ quỹ bảo thọ,…

Với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”. Vào giữa năm 2015, khi thiên tai xảy ra tại một số tỉnh miền Bắc nước ta, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kịp thời ra Thông bạch vận động cứu trợ. Theo đó, chỉ riêng ở Lào Cai, Giáo hội đã trao 700 suất học bổng, mỗi suất 500.000đ, 2 máy vi tính và 1 nhà tình nghĩa. Ngoài ra, Giáo hội còn tham gia cứu trợ quốc tế. Ngày 25/4/2015, nepal xảy ra trận động đất mạnh gây thiệt hại lớn, Giáo hội đã kêu gọi tăng, ni, phật tử Việt Nam phát tâm chia sẻ với nhân dân Nepal. Giáo hội đã quyên góp và chuyển đến Nepal số tiền 2.464.590.000đ, 2.700 USD, 100 đô la Úc và 4.700 Rupes. Ngoài ra, đoàn Ban Trị sự Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh đã trực tiếp cứu trợ đồng bào Nepal số tiền 350.000 USD;

đoàn Hệ phái Khất sĩ thăm và cứu trợ số tiền 180.000 USD2.

Tổng hợp số liệu về công tác bảo trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua công tác từ thiện xã hội nói chung, là một con số rất lớn về kinh phí cụ thể: Nhiệm kỳ VI (2007 - 2012): đạt 2.879.432.062.000đ; Nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), chưa có số liệu về từ thiện - bảo trợ xã hội cả nhiệm kỳ, song ở từng năm cho thấy: năm 2013 (1.205.723.937.000đ); năm 2014 (1.043.466.914.290đ); năm 2015 (1.164.148.761.000đ).

Riêng năm 2016, những hoạt động từ thiện nổi bật như Giáo hội hỗ trợ các chiến sĩ quần đảo Trường Sa trị giá 200 triệu đồng; trao 1.000 suất quà trị giá 600 triệu đồng

1 Báo cáo tổng kết phật sự năm 2019 - Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

2 Báo cáo tổng kết phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII (2012-2017).

(20)

giúp ngư dân bị thiệt hại do ngư trường bị ô nhiễm. Bước sang năm 2019, các hoạt động cứu trợ như bão lụt, lũ lụt, hạn hán, thiên tai, động đất được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tỉnh, thành phát động được phật tử cả nước hưởng ứng tham gia, cụ thể:

Biểu đồ 5: Hoạt động cứu trợ: bão lụt, lũ lụt, hạn hán, thiên tai, động đất

Nguồn: Báo cáo tổng kết phật sự năm 2019 - Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Như vậy, bảo trợ xã hội được Phật giáo triển khai liên tục, thường xuyên, có giá trị rất lớn, qua đó tạo nên thành tích chung cho công tác bảo trợ xã hội nước ta trong những năm gần đây.

* Về hoạt động tư vấn và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS

Với tinh thần nhập thế, Phật giáo tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Góp phần cùng toàn nhân loại ngăn chặn bệnh dịch thế kỷ HIV/AIDS và xoa dịu nỗi đau của những người không may bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này. Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập nhiều cơ sở nuôi người nhiễm HIV/AIDS cũng như thành lập các trung tâm tư vấn HIV/AIDS. Tại Hà Nội, chùa Pháp Vân (Q. Hoàng Mai); chùa Bồ Đề (Q. Long Biên) là những trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Trung tâm tư vấn HIV Hương Sen của Đại đức Thích Thanh Huân chùa Pháp Vân (Q. Hoàng Mai, Hà Nội) là một trong những trung tâm tư vấn và nuôi dưỡng người nhiễm HIV sớm nhất tại các chùa. Chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) do sư Thích Đàm Lan trụ trì, hiện là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc các cháu nhỏ bị nhiễm HIV/AIDS. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh là một trong những địa chỉ trung tâm tư vấn HIV/AIDS có nhiều nội dung hoạt động với hiệu quả cao. Đây là mô hình của một trung tâm tư vấn HIV/AIDS có nguồn tài trợ từ nước ngoài. Hoạt động chính của trung tâm là tư vấn đối với người nhiễm HIV/AIDS và cộng đồng để giúp người bị nhiễm bệnh hiểu được căn bệnh của

(21)

mình, qua đó giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng. Về phía cộng đồng, hoạt động tư vấn truyền thông của trung tâm nhằm chống lại sự kỳ thị đối với người bị nhiễm HIV/AIDS của các thành viên trong cộng đồng.

Ngay từ năm 2015, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành lập các cơ sở chăm sóc, văn phòng, trung tâm tư vấn, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, với 8 trung tâm hỗ trợ, tư vấn người nhiễm HIV/AIDS hoạt động có hiệu quả cao. Hiện nay, Học viện Phật giáo tại Tp. Hồ Chí Minh có trung tâm tư vấn HIV/AIDS được nước ngoài tài trợ, hoạt động có hiệu quả cao, đã tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS, giúp họ hiểu bệnh và hòa nhập cộng đồng. Trung tâm còn tăng cường truyền thông khắc phục sự kỳ thị đối với người bị nhiễm HIV/AIDS.

* Về hoạt động bếp chay từ thiện và nồi cháo tình thương

Quan tâm, chăm sóc tới những người yếu thế trong xã hội là một trong những triết lý nhân sinh và triết lý hành động của đạo Phật. Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức hỗ trợ bữa ăn cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện lớn trong cả nước, điển hình như: Bệnh viện Bà Rịa và Bệnh viện Lê Lợi (thành phố Vũng Tàu); Bệnh viện K (thành phố Hà Nội), Bệnh viện An Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Phước... với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, với mô hình “Nồi cháo tình thương” của Phật giáo nhiều tỉnh, thành phố đã thể hiện tình cảm sâu nặng của Giáo hội với đông đảo người dân, phật tử nghèo trong cả nước như: “Nồi cháo tình thương” tại Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Đa Khoa (thành phố Đà Nẵng), Bệnh viện Nhi Đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Nhi (tỉnh Thanh Hóa)… hằng năm đã hỗ trợ cuộc sống cho hàng ngàn lượt bệnh nhân nghèo cùng người nhà đang điều trị tại đây. Năm 2019, mô hình “Nồi cháo tình thương” tiếp tục được triển khai tại các tỉnh, thành trên cả nước với tổng số tiền quyên góp, cụ thể:

Biểu đồ 6: Nồi cháo tình thương

Nguồn: Báo cáo tổng kết phật sự năm 2019 - Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

(22)

Từ số liệu tại Hình 6 cho thấy, số tiền các địa phương quyên góp được để ủng hộ các phật tử là người nhà bệnh nhân hiện đang chữa bệnh tại các bệnh viện lên tới 1.263.790.000đ, điều đó cho thấy các hoạt động từ thiện do Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tỉnh, thành tổ chức đã có những đóng góp tích cực cho việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội tại địa phương và trên cả nước.

3. Một số nhận xét từ quá trình hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian qua

Hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hoạt động tích cực, tiêu biểu của Giáo hội Phật giáo. Trong gần 40 năm hoạt động và đồng hành cùng dân tộc (từ năm 1981 đến nay), Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, cùng với sự nỗ lực không ngừng của Giáo hội và tinh thần từ bi hỷ xả hướng thiện của đông đảo tăng, ni, phật tử trong cả nước, cho nên các hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được một số kết quả sau:

* Ưu điểm:

Một là, về cơ sở vật chất của các cơ sở từ thiện xã hội.

Giáo hội và phật tử đã đầu tư đáng kể về đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng các cơ sở từ thiện xã hội. Để bảo đảm nguồn lực cho các hoạt đông từ thiện xã hội, Giáo hội đã huy động được nhiều nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân ở trong nước và cả quốc tế, nên nhìn chung các cơ sở bảo trợ được khang trang và tiện dụng.

Hai là, về đội ngũ nhân viên, cộng tác viên của cơ sở từ thiện xã hội. Đội ngũ nhân viên, cộng tác viên trong các cơ sở từ thiện của Phật giáo đa số là những sư trụ trì chùa, các cá nhân chức sắc và phật tử phát tâm thiện nguyện. Họ có ưu điểm là hội tụ được những phẩm chất tốt đẹp của đạo và đời, nên có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết, hết lòng thương yêu, chăm sóc đối tượng bảo trợ. Một số người có chuyên môn tốt do được đào tạo, bồi dưỡng, như y tá, y sĩ, bác sĩ, nhân viên phục hồi chức năng, trị liệu; là giáo viên các cấp và khi được thấm tinh thần yêu thương, từ bi hỉ xả của nhà Phật, nhiều người đã có vai trò là nhân tố phát triển, đoàn kết tại các cơ sở từ thiện của Phật giáo.

Ba là, về chất lượng chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội.

Các cơ sở từ thiện xã hội của Phật giáo quan tâm xây dựng môi trường an toàn, thân thiện mang đặc điểm Phật giáo giúp cho đối tượng phát triển cả về thể chất và tinh thần. Nhiều cơ sở ngoài việc bảo đảm chế độ chăm và nuôi, còn quan tâm theo

(23)

dõi sự phát triển của đối tượng, lập hồ sơ quản lý họ theo quy định. Đối tượng bảo trợ được Phật giáo nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh, nhờ đó, nhiều cháu từ đây trưởng thành, hòa nhập cộng đồng là công dân tốt.

Bốn là, việc thu hút các nguồn lực.

Các vị chức sắc, tu hành phật giáo do luôn nghiêm trì giáo luật cũng như tuân thủ pháp luật Nhà nước mà không tham cầu vụ lợi riêng tư nên đã là một nguồn lực đáng kể cho công tác từ thiện xã hội. Cũng vì thế, các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm và người dân quyên góp cho cơ sở bảo trợ đều yên tâm rằng sự vật chất hoá tấm lòng, tình thương và nghĩa cử của họ đối với đối tượng xã hội cần được cưu mang, chăm sóc và phát triển sẽ được các vị chức sắc, tu hành Phật giáo nhận - giao - sử dụng đầy đủ, đúng mục đích và có hiệu quả cao.

Vì thế, các cơ sở bảo trợ xã hội Phật giáo có thể nguồn kinh phí còn chưa nhiều, nhưng nổi bật lên lại là tính ổn định, tại một số cơ sở có mức nuôi dưỡng đối tượng xã hội bằng hoặc cao hơn mức ở các cơ sở bảo trợ xã hội công lập.

Năm là, công tác quản lý của các cơ sở bảo trợ xã hội.

Trong quản lý hoạt động chuyên môn, đa số các cơ sở bảo trợ xã hội Phật giáo đều chăm sóc, trợ giúp đối tượng theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước và theo quy định của pháp luật. Trong quản lý tài chính, tài sản, đa số các cơ sở chịu sự quản lý theo quy định của pháp luật, như tự giác thực hiện báo cáo tài chính định kỳ và hàng năm đối với cơ quan tài chính cùng cấp, cũng như với cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp. Đây là một cố gắng lớn, khi mà nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở bảo trợ Phật giáo rất đa dạng (nguồn tự có, nguồn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn đóng góp tự nguyện của đối tượng, nguồn hỗ trợ của Nhà nước). Việc đăng ký hoạt động, tiếp nhận, chăm sóc đối tượng bảo trợ cũng được đa số các cơ sở bảo trợ của Phật giáo thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

* Hạn chế và nguyên nhân:

Hạn chế: Hoạt động từ thiện xã hội là một trong những hoạt động phật sự lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thống nhất đến nay. Với tư tưởng “vô ngã, vị tha” của Đức Phật đã nhanh chóng thấm sâu vào mỗi tăng, ni và tín đồ phật tử nên hoạt động từ thiện xã hội đã góp phần tạo niềm tin sâu sắc cho mọi đối tượng trong xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới:

(24)

Thứ nhất, công tác từ thiện xã hội tại Việt Nam còn thiếu tính chuyên nghiệp

Công tác từ thiện xã hội được xem là một nghề, đòi hỏi người đứng ra thực hiện phải có chuyên môn và được đào tạo nghiệp vụ như những ngành nghề khác. Tuy nhiên, công tác từ thiện xã hội tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp cao thể hiện ở nhiều yếu tố, trong đó mạng lưới cán bộ, nhân viên công tác xã hội ở nước ta chưa được thiết lập cơ bản và hệ thống là điều có thể thấy rõ nhất.

Thứ hai, công tác từ thiện xã hội đôi khi còn mang tính tự phát, không có tính thống nhất cao. Hiện nay, các hoạt động từ thiện này chủ yếu xuất phát từ tấm lòng hảo tâm, hướng thiện của những người con Đức Phật. Họ làm từ thiện theo kiểu riêng biệt, không có sự đồng thuận và tiếng nói chung, dẫn đến hiệu quả thấp và gây khó khăn trong việc thống kê cũng như công tác quản lí.

Thứ ba, một số Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh, thành chưa quan tâm nhiều đến công tác từ thiện xã hội, không tạo điều kiện cung cấp số liệu thực tế cho Ban Từ thiện xã hội dẫn đến số liệu nhiều nhưng không chính xác để Ban Từ thiện xã hội Trung ương nắm rõ chuyên ngành hoạt động của mình.

Thứ tư, nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác từ thiện còn mang tính chất bị động, chủ yếu từ nguồn kinh phí cúng dường Tam bảo của tín đồ phật tử và một số mạnh thường quân.

Nguyên nhân: Trong những năm qua, từ thiện xã hội là một trong những hoạt động trọng tâm và đạt hiệu quả cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Với phong trào chùa chùa làm từ thiện, người người làm từ thiện một cách rầm rộ như vừa qua, cũng đã xuất hiện một số mặt bất cập trong hoạt động này, nguyên nhân là:

Thứ nhất, từ việc các chùa phát tâm làm từ thiện tự phát và đơn lẻ đã dẫn đến tình trạng có một số hoạt động còn kém hiệu quả.

Thứ hai, hoạt động từ thiện xã hội có nơi, có lúc còn thiếu định hướng, thiếu chương trình hoạt động của một tổ chức đầu mối lãnh đạo chung, nên hiệu quả đem lại còn bấp bênh.

Thứ ba, thiếu nhân sự được đào tạo bài bản, có năng lực tổ chức các hoạt động từ thiện có qui mô và mang tính chuyên nghiệp.

Thứ tư, chưa có sự thống nhất về tổ chức, về mặt chủ trương và cách thức hoạt động để có thể phát huy được các nguồn lực xã hội, giúp Ban Từ thiện Trung ương tập trung tối đa nhân tài, vật lực để xây dựng một số cơ sở từ thiện hiện đại (bệnh viện, trường học, cô nhi viện), góp phần giúp đỡ những đối tượng khó khăn trong

(25)

cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo cho một số bộ phận nhân dân, phật tử tiến tới một đời sống cao hơn, làm tiền đề cho đất nước hội nhập và phát triển.

4. Một số khuyến nghị, đề xuất

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các tăng ni và phật tử về tầm quan trọng của hoạt động từ thiện xã hội.

Cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới tăng, ni và phật tử về hoạt động từ thiện xã hội. Công tác tuyên truyền này không phải chỉ là nhiệm vụ của riêng một ban, ngành nào mà cần có sự tham gia của toàn thể hệ thống chính trị, đặc biệt là sự ủng hộ của đội ngũ chức sắc Phật giáo. Cần triển khai tuyên truyền một cách rộng rãi và thường xuyên tinh thần từ bi ban vui, cứu khổ cho nhân sinh theo tinh thần “Phụng sự chúng sinh tức là cúng dường chư Phật” đến với các tăng, ni và phật tử. Đây chính là phương châm, là kim chỉ nam dẫn đường cho Giáo hội Phật giáo bước đi.

Hai là, tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề về công tác từ thiện xã hội cho các tăng ni, phật tử về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển công tác từ thiện như một nghề chuyên nghiệp.

Ba là, tập trung nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính) cho hoạt động đảm bảo an sinh xã hội. Ban Từ thiện Trung ương và địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Ban Kinh tế tài chính Trung ương và địa phương để vận động các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các công ty tài chính, các đại thí chủ, nhà hảo tâm để phát tâm cúng dường, chia sẻ với những thành phần, đối tượng trong xã hội cần được quan tâm như trẻ em lang thang, người già cô đơn, những mảnh đời bất hạnh… Ban Từ thiện cần phối hợp với Ban Kinh tế tài chính có kế hoạch để chủ động tự mình thiết lập những cơ sở kinh tế, chủ động tạo ra nguồn kinh phí để làm từ thiện một cách thiết thực.

Bốn là, củng cố, xây dựng từ thiện y tế, đặc biệt là hệ thống Tuệ Tĩnh đường, phòng phát thuốc Tây y ở các địa phương.

Cụ thể là tổ chức nhiều phòng khám chữa bệnh bằng thuốc nam miễn phí giúp nhiều người bớt được khó khăn, đặc biệt là hệ thống Tuệ Tĩnh đường của Phật giáo được tổ chức ở nhiều nơi, triển khai bốc thuốc chữa bệnh miễn phí cho hàng vạn người với trị giá hàng tỷ đồng tiền thuốc, qua đó giúp cho người dân địa phương yên tâm, tin tưởng vào các hình thức khám chữa bệnh Đông y và Tây y do Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tình, thành tổ chức.

Năm là, phối hợp với chính quyền các cấp trong công tác xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động từ thiện xã hội.

(26)

Thống nhất về tổ chức (nhân sự, hoạt động, mục tiêu…) để giúp nhau hoàn thiện các mặt tổ chức và điều hành. Chia sẻ về nguồn tài trợ, trang thiết bị, kiến thức chuyên môn và nhân sự. Liên kết với nhau dưới sự chỉ đạo của Ban từ thiện Trung ương. Phát huy những thế mạnh của từng địa phương, từng cơ sở. Trao đổi với nhau những kiến thức chuyên môn mới nhất trên các lĩnh vực từ thiện. Giúp nhau về trang thiết bị và phân bổ nhân sự hợp lý, kịp thời cho những nơi còn thiếu. Đối với các ban, ngành chức năng, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh, thành sẽ quản lí các hoạt động từ thiện của các đơn vị cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường tại các địa phương; nhưng vẫn hỗ trợ, chia sẻ và thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động từ thiện của trung ương một cách xuyên suốt.

5. Kết luận

Trải qua 40 năm thành lập và phát triển, qua 7 kỳ đại hội, trong đường hướng hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn coi trọng hoạt động từ thiện, đây là cơ sở để đảm bảo an sinh xã hội hiệu quả và bền vững của đất nước.

Với sự nỗ lực không ngừng, Giáo hội Phật giáo trong cả nước luôn đoàn kết, đồng lòng gắn chặt tư tưởng từ bi, nhân văn của Đức Phật vào cuộc sống. Vì thế Đạo Phật ở Việt Nam trong công tác từ thiện xã hội mang màu sắc dân tộc Việt Nam rõ rệt. Phật giáo Việt Nam đã góp phần làm sáng ngời lý tưởng của dân tộc và trưởng thành cùng dân tộc. Phật giáo đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực của cuộc sống và một trong những khía cạnh nổi bật nhất chính là công tác từ thiện xã hội.

Phật giáo chính là vòng tròn đồng tâm hội tụ những tấm lòng cao cả, đưa con người đến gần nhau hơn, đưa những mảnh đời bất hạnh vượt qua phần nào hoàn cảnh khốn khó. Có thể nói, Phật giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo truyền thống, có bề dày lịch sử lâu đời với những giá trị tư tưởng, đạo đức nhân văn được kế thừa và ngày càng phát triển, đang đồng hành với dân tộc nhiều hơn trong công tác từ thiện xã hội.

Ngày nay, đứng trước xu thế toàn cầu hóa đang mở ra cho Việt Nam những cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức lớn để hội nhập và phát triển. Nó tạo điều kiện để Việt Nam mở mang các mối quan hệ hợp tác quốc tế, kết nối với các quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới. Nhưng bên cạnh đó, cũng đặt ra không ít thách thức cho đất nước, tạo ra những biến động lớn về kinh tế, xã hội. Chúng ta phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các nước khác, đưa đến sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Vì vậy, công tác từ thiện xã hội, giúp ích cho những người nghèo, người có

(27)

hoàn cảnh khó khăn là hết sức cần thiết và ngày càng cấp bách trong xã hội ngày nay. Có thể thấy rõ, Phật giáo luôn đồng hành cùng mọi khó khăn của đất nước, điều đó thể hiện rõ qua công tác từ thiện xã hội. Càng có nhiều tăng ni, phật tử góp một phần nhỏ công sức của mình thì càng nhiều người sẽ nhận được giúp đỡ hơn, đối với người giàu, ta có thể góp tiền bạc. Còn người nghèo, không có tiền của, có thể góp công sức cho người nghèo hơn. Ta có thể đến chùa chấp tác để các sư có thời gian đi làm công tác từ thiện xã hội. Hay đi phát quà, đi tình nguyện trong các chuyến từ thiện xã hội của Phật giáo. Người góp công, người góp của, ai có nhiều góp nhiều, không có thì góp công góp sức, như vậy mới giúp cho công tác xã hội của Phật giáo trở nên hoàn thiện hơn và sôi nổi hơn. Phật giáo là một thực thể của xã hội, mỗi tăng, ni, phật tử lại là một phần tử của Phật giáo. Trong đó có thể nói thế hệ tăng, ni trẻ có đầy đủ phạm hạnh, giới đức, năng lực, trí tuệ là một trong những mầm mống và hạt nhân quan trọng nhất. Họ cần được giáo dục và nâng tầm nhận thức để tiếp nối truyền thống của đạo Phật, đưa công tác từ thiện xã hội đến gần với người dân, cộng đồng và xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương (2015), Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo (giai đoạn 2013 - 2015), Hà Nội.

2. Báo cáo tổng kết phật sự năm 2019 - Ban Từ thiện xã hội Trung ương GHPG Việt Nam.

3. Báo cáo tổng kết phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ III (2002 - 2007).

4. Báo cáo tổng kết phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ V (2007-2012).

5. Báo cáo tổng kết phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII (2012-2017).

6. Nguyễn Minh Ngọc (2015), Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 1986 đến nay, Nxb.

Phương Đông, Hà Nội.

7. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

(28)

8. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII - Nhiệm kỳ (2012 - 2017), Hải Phòng.

9. Pháp Bảo Đàn Kinh (1999), Tư tưởng và cuộc đời Lục Tổ Huệ Năng, Dịch và chú giải Đinh Sĩ Trang, National Library of Australia.

10. Tùng thư Học viện Phật giáo Việt Nam (2014), Phật giáo và các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

11. Tùng thư Học viện Phật giáo Việt Nam (2014), Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Hình 1: Thống kê số tiền từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các nhiệm kỳ Nhiệm kỳ       Số tiền từ thiện

Nhiệm kỳ I (1981-1987) Giáo hội Phật giáo Việt Nam chưa có kế hoạch cụ thể về công tác Từ thiện xã hội.

Nhiệm kỳ II (1987-1992) - Trên 2 tỷ đồng; 25 Tuệ Tĩnh đường.

Nhiệm kỳ III (1992-1997) Trên 200 tỷ đồng.

Trên 400 tỷ đồng và nhiều tặng phẩm Nhiệm kỳ V (2002-2007) các loại; 126 Tuệ Tĩnh đường.

- Năm 2012: Tổng công tác từ thiện là Nhiệm kỳ VII (2012-2017) 2.000 tỷ

- Năm 2014 là 980 tỷ đồng.

- Năm 2015 là 1.000 tỷ đồng ; 526.700 USD, 4700 Rupess.

- Năm 2016 là 1.330 tỷ đồng.

Tổng trên 5000 tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết các nhiệm kỳ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong số những vị vua, các thiền sư thời Trần, thì Trần Nhân Tông (1279-1293) nổi lên không chỉ với tư cách là nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng, là một anh

Đại Hội XII của Đảng đã nhấn mạnh nội dung bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay là: “Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

Quỹ có sứ mệnh Tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, bao gồm nâng cao

Di sản văn hoá Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (2005), sau

Nguyễn Thị Tú Quyên (2012), Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ

Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự là ý kiến không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, thể hiện sự thiếu ý thức trách nhiệm của công dân đối với

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam và tồn tại song song với

Có một sự thay đổi đặc biệt của văn học giai đoạn này là khi tiếp xúc với văn minh Phương Tây rồi nhìn lại xã hội Việt Nam, các nhà cải cách văn hóa thấy có một sự