• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

NS: 30/11/2020 NG: 06/12/2020

Thứ hai, ngày 06 tháng 12 năm 2020 A. CHÀO CỜ TUẦN 14 (Do đội tổ chức)

B. SINH HOẠT DƯỚI CỜ: “Tham gia trình diễn trang phục truyền thống”

(20’)

I. MỤC TIÊU:

+ Biết được trang phục cũng mang đặc trưng riêng của mỗi vùng miền,dân tộc, quốc gia. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố để chúng ta lựa chọn trang phục phù hợp.

+ Có ý thức rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương và tuân thủ . - Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những NL, PC:

+ Năng lực giao tiếp: Tự tin tham gia các hoạt động

+ Năng lực thẩm mĩ: Nhận ra cái đẹp riêng ở những loại trang phục khác nhau + Yêu nước: Tự hào dân tộc thông đặc trưng văn hóa từ trang phục

+ Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

+ Trách nhiệm: nhiệt tình với công việc chung, hoàn thành nhiệm vụ được giao

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Một số trang phục truyền thống.

2. HS: SGK Hoạt động trải nghiệm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Chào cờ (15’)

- HS tập trung trên sân cùng HS cả trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- Nghe nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

2. Sinh hoạt dưới cờ chủ điểm: Tham gia trình diễn trang phục truyền thống”

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm HS tham gia văn nghệ về chủ đề “ Trang phục truyền thống”

- Trước khi cho HS cả lớp sinh hoạt, GV yêu cầu HS có thái độ nghiêm túc, tập trung và động viên các bạn khi có tiết mục biểu diễn bằng cách vỗ tay tán thưởng.

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động tìm hiểu theo chủ đề “Trang phục truyền thống” với 2 mạch nội dung về trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam và

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS giới thiệu theo sự chuẩn bị của các nhóm.

- Làm việc nhóm 4

+ HS thảo luận thống nhất trong nhóm theo tìm hiểu của HS.

+ HS chia sẻ trong nhóm và chia

(2)

trang phục truyền thống của các Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Tham gia các hoạt động do trường phát động như: Giữ gìn môi trường tự nhiên quanh sân trường, tham gia các phong trào của trường phát động trong tháng, khuyến khích tất cả HS tham gia và nhắc nhở các em thực hiện đúng các hoạt động trong tháng.

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

sẻ trước lớp.

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Lắng nghe

TOÁN

BÀI 32: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (TIẾP THEO) (T1)

I.MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 10.

- Một số tình huống đon giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gọi HS đọc các tình huống liên quan đến phép trừ đã chuẩn bị.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới

1.Hoạt động khởi động (5’)

Chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 10 đã học.

- GV nhận xét

2. Hoạt động hình thành kiến thức (13’) - Cho HS tìm kết quả từng phép trừ trong

- 1 HS nêu tình huống-> Lớp suy nghĩ nêu phép tính thích hợp ( 3 lần)

- HS nhận xét

-Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ, chẳng hạn:

+ Có 8 bạn, 2 bạn đã rời khỏi bàn.

Còn lại bao nhiêu bạn?

+ Đếm rồi nói: Còn lại 6 bạn đang ngồi quanh bàn.

- HS thực hiện

(3)

phạm vi 10 (thể hiện trên các thẻ phép tính). Chẳng hạn:

2-1 = 1; 3-2=1; 4-3 = 1; 6-4 = 2; 9-5 = 4;...

Lưu ý: GV có thế tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp/nhóm: Bạn A rút một thẻ rồi đọc phép tính, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau).

- Sắp xếp các thẻ phép trừ theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng trừ như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng trừ trước mặt.

- GV giới thiệu Bảng trừ trong phạm vi 10 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.

HS nhận xét về đặc điểm của các phép trừ trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng trừ trong phạm vi 10.

- GV tổng kết: Có thể nói:

Dòng thứ nhất được coi là Bảng trừ: Một số trừ đi l.

Dòng thứ hai được coi là Bảng trừ: Một số trừ đi 2.

Dòng thứ mười được coi là Bảng trừ: Một số trừ đi 10.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập (7’) Bài 1:Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài

Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.

Lưu ỷ: Bài này trọng tâm là tính nhẩm rồi nêu kết quả. Nếu HS chưa nhẩm được ngay thì vẫn có thể dùng ngón tay, que tính,... để tìm kết quả. GV nên hướng dẫn HS vận dụng Bảng trừ trong phạm vi 10 đế tính nhẩm.

- GV có thể nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhẩm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 9 - 7; 7 - 2; 8 - 6; ...

4. Hoạt động vận dụng (3’)

- HS đưa ra phép trừ và đố nhau tìm Kếtquả (làm theo nhóm bàn).

- HS nhắc lại yêu cầu - HS làm bài vào VBT.

- HS đọc.

(4)

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong chạm vi 10.

5. Củng cố, dặn dò (4’)

- Bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì? HS có thể xem lại bức tranh khởi động trong sách nêu phép trừ tưong úng.

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS trình bày - HS trả lời

TIẾNG VIỆT

BÀI 14A: iêng - uông - ương

I.MỤC TIÊU

- Đọc đúng vần iêng, uông, ương; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, đoạn đọc .

- Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh, ý chính của bài thơ Kể về quả và trả lời câu hỏi.

- Viết đúng: iêng, uông, ương, riêng.

- Nói được tên những đồ ăn, đồ uống.

- Hiểu từ ngữ qua tranh.

- Rèn cho hs kĩ năng đọc lưu loát, rõ ràng.

- Học sinh biết hợp tác nhóm, quan sát tranh trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

- Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập, yêu thích môn Tiếng Việt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh ảnh, thẻ chữ, mẫu chữ.VBT, SGK 2. HS: Bảng con, phấn, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 I. Hoạt động khởi động ( 6’)

*Kiểm tra bài cũ:

- Em hãy nhắc lại tên các vần đã được học.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

1.HĐ1: Nghe - nói

- GV treo tranh phóng to lên bảng lớp - Các em hãy QS tranh vẽ rồi hỏi – về các hình vẽ trong tranh với câu hỏi:

+ Tranh vẽ những đồ ăn nào?

+ Tranh vẽ những đồ uống nào?

(GV ghi 3 từ khóa: sầu riêng, rau muống, thịt nướng lên phía trên mô

- 3 HS thực hiện-> HS nhận xét

- Quan sát tranh

- Rau muống, sầu riêng, thịt nướng.

- Nước lọc, nước cam, nước dứa.

- HS nêu nhận xét

(5)

hình)

Chốt: Qua phần hỏi - đáp về đồ ăn, đồ uống các em đã được quan sát trong tranh cô thấy các bạn có nhắc đến các từ có trong tranh vẽ như sầu riêng, rau muống, thịt nướng có các tiếng có chứa vần iêng, uông, ương. Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay mà cô trò mình cùng đi tìm hiểu qua bài 14A:

iêng, uông, ương.

- GV ghi tên bài.

II. Hoạt động khám phá.

2. HĐ 2: Đọc (28’) a) Đọc tiếng, từ ngữ:

* Vần iêng

+ Trong từ sầu riêng tiếng nào các em đã được học?

+ Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng riêng vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng riêng

+ Tiếng riêng được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng riêng đã phân tích vào mô hình)

+ Vần iêng gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: i- ê- ngờ- iêng - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: iêng

- GV đánh vần tiếng riêng: rờ - iêng – riêng – riêng.

- Đọc trơn tiếng: riêng

- GV giới thiệu tranh quả sầu riêng và giải nghĩa từ sầu siêng

- GV chỉ HS đọc: sầu riêng.

- Trong từ sầu riêng, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: iêng, riêng, sầu riêng.

* Vần uông:

- Cô giới thiệu từ khóa thứ hai rau muống

- Trong từ rau muống tiếng nào các em đã được học?

- Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng muống vào dưới mô

- Lắng nghe

- HS nhắc lại nối tiếp

- Tiếng: sầu - Tiếng: riêng

- Cá nhân, đồng thanh

- HS nêu: có âm đầu r, vần iêng. HS nêu nhận xét.

- Âm iê và âm ng - Lắng nghe - HS thực hiện - HS đọc cá nhân

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS theo dõi

- Cá nhân, đồng thanh - Trả lời

- HS đọc CN, N2, ĐT

- HS theo dõi - Tiếng rau - Tiếng: muống

(6)

hình.

- HS đọc trơn tiếng: muống

+ Tiếng muống được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng muống đã phân tích vào mô hình)

+ Vần uông gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: uô - ngờ - uông - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần uông

- GV đánh vần tiếng muống: mờ - uông - muông - sắc - muống..

- Đọc trơn tiếng: muống.

- GV giới thiệu tranh rau muống và giải nghĩa… Đó chính là ý nghĩa của từ khóa rau muống.

- GV chỉ HS đọc rau muống

- Trong từ rau muống, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: uông, muống, rau muống.

+ Chúng ta vừa học thêm vần gì mới?

* Vần âc:

- Cô giới thiệu từ khóa thứ ba: thịt nướng.

- Trong từ thịt nướng tiếng nào các em đã được học?

- Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng nướng vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng: nướng

+ Tiếng nướng được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng nướng đã phân tích vào mô hình)

+ Vần ương gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: ươ - ngờ - ương - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: ương

- GV đánh vần tiếng nướng: nờ - ương - nương - sắc - nướng..

- Đọc trơn tiếng: nướng.

- GV giới thiệu tranh đĩa thịt nướng và giải nghĩa từ khóa thịt nướng.

- GV chỉ HS đọc: thịt nướng

- Cá nhân, đồng thanh

- HS nêu: có âm đầu m, vần uông, thanh sắc, HS nhận xét.

- Âm uô và âm ng.

- Lắng nghe - HS thực hiện

- HS đọc cá nhân, ĐT - HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS theo dõi

- Cá nhân, đồng thanh - Tr lời

- HS đọc CN, N2, ĐT - Vần uông.

- HS theo dõi - Tiếng: thịt - Tiếng: nướng

- Cá nhân, đồng thanh

- HS nêu: có âm đầu n, vần ương, thanh sắc, HS nhận xét.

- Âm ươ và âm ng.

- Lắng nghe - HS thực hiện

- HS đọc cá nhân, ĐT - HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS theo dõi

(7)

- Trong từ thịt nướng, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: ương, nướng, thịt nướng.

+ Chúng ta vừa học thêm vần gì mới?

- Em hãy so sánh ba vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài trên bảng

* Giải lao (1’)

TIẾT 2 III. Hoạt động luyện tập 2c. Đọc hiểu (8’)

- GV đưa tranh hỏi: Em thấy mỗi bức tranh vẽ gì?

- Mời cả lớp đọc thầm rồi đọc to các câu dưới tranh.

- GV treo bảng phụ tổ chức chơi trò chơi “Ai nhanh- Ai đúng”.

- GV nêu cách chơi: Cô có 2 bộ hình đã dính trên bảng. Đại diện hai nhóm nhận chữ và dính dưới hình phù hợp.

- Luật chơi: Đội nào dính nhanh hơn thì thắng.

- Tổ chức trò chơi - Nhận xét trò chơi

- Yêu cầu mở SGK đọc phần 2c.

- Vừa rồi cô thấy các con hiểu được nội dung các câu và đọc bài rất tốt, để đọc tốt thôi chưa đủ mà còn các con cần phải viết đúng, viết đẹp các vần, các tiếng đã học, sau đây cô trò mình chuyển sang HĐ viết.

3. Viết ( 12’)

- GV đưa bảng mẫu: trên bảng cô có chữ gì?

- Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần iêng, uông, ương.

- GV viết mẫu hướng dẫn cách viết - Yêu cầu viết bảng con từng, nhận xét, xóa bảng.

- Cá nhân, đồng thanh - HS đọc CN, N2, ĐT - Vần ương.

- Giống: ba vần đều có âm ng đứng cuối. Khác nhau âm iê, uô, ươ và đứng đầu vần.

- HS đọc CN, N2, ĐT

- HS nêu: Tranh 1 chị đang soi gương, tranh 2 đàn chim bay liệng, tranh 3 mẹ chèo xuồng.

- HS đọc:

+ Chị đang soi gương.

+ Đàn chim bay liệng.

+ Mẹ chèo xuồng.

- HS theo dõi - Theo dõi - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia chơi - Lắng nghe

- HS đọc cá nhân, đồng thanh

- iêng, uông, ương - HS nêu

- HS quan sát mẫu

- HS viết bảng con: iêng, uông, ương

(8)

- Quan sát nhận xét mẫu chữ: riêng - GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết - HS viết bảng con chữ riêng

- HS nhận xét.

IV. HĐ vận dụng 4. Đọc (10’)

a. Quan sát tranh

- Cho HS quan sát tranh: Các em thấy tranh vẽ những quả gì?

- Vậy để biết xem mùi vị của mỗi thứ quả như thế nào,chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc: “ Kể về quả”

b. Luyện đọc trơn:

- Yêu cầu HS mở SGK t 137 và chỉ tay vào bài đọc nghe GV đọc mẫu.

- Hướng dẫn HS vị trí ngắt/ nghỉ trong bài đọc…

- Trước khi vào luyện đọc bài thơ các em cần lưu ý luyện đọc một số từ ngữ khó trong bài như: sầu riêng, chuối tây.

- Bài đọc có mấy khổ thơ.

- Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.

- GV uốn nắn, sửa cách đọc cho HS - GV yêu cầu luyện đọc trơn cả bài, GV nhận xét

c. Đọc hiểu:

- Mời cả lớp cùng thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi :

? Trong bài thơ kể về mấy loại quả?

+ Nêu mùi vị của quả sầu riêng?

- Gọi HS trả lời, gọi nhận xét

- Qua bài đọc trên những tiếng nào có chứa vần hôm nay chúng ta học?

5. Củng cố dặn dò: (5’)

- Nhắc lại cho cô ngày hôm nay chúng ta học gì?

- GV nhận xét tiết học.

- HS nhận xét - HS quan sát mẫu

- HS viết bảng con chữ riêng - HS lắng nghe.

- Tranh vẽ quả vải, quả chuối, quả sầu riêng, quả me.

- Lắng nghe

- HS mở sách chỉ tay đọc thầm theo bài - HS theo dõi GV hướng dẫn mẫu.

- HS luyện đọc nối tiếp, ĐT từ khó đọc:

sầu riêng, chuối tây - 2 khổ thơ

- HS đọc nối tiếp câu cá nhân- 3 HS đọc cả bài

- Lớp đọc đồng thanh

- HS thảo luận nhóm đôi

- Quả vải, quả sầu riêng, quả me, quả chuối.

- Sầu riêng ăn có vị ngọt, béo và thơm.

- HS nhận xét - Tiếng riêng.

- HS: vần iêng, uông, ương.

THỰC HÀNH KIẾN THỨC

ÔN TOÁN: ÔN PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10

I. MỤC TIÊU:

- HS thực hành củng cố cách tính trừ trong phạm vi 10.

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

(9)

- Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh minh họa bài học.

- HS: Vở bài tập Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5’)

- GV cho cả lớp hát 1 bài.

- GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập:

Bài 1:(10’) Số

- GV nêu yêu cầu của bài. Gọi HS nhắc lại.

- GV biểu diễn chấm tròn minh họa, yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:(10’) Tính.

- GV nêu yêu cầu của bài.

- Gọi HS nêu lại.

- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:(7’) Nối theo mẫu.

- GV nêu yêu cầu của bài.

- Gv cho HS làm bài cá nhân.

- GV chốt đáp án đúng

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

3. Củng cố- Dặn dò(3’) - Gv củng cố kiến thức.

- Nhận xét giờ học.

- Lớp hát - Lắng nghe

- Lắng nghe, 1 HS nhắc lại yêu cầu.

- HS quan sát tranh, làm bài cá nhân.

- Hs trình bày.

Kết quả:

7 – 2= 5 9 – 7 = 2 8 – 6= 2 10 – 5 = 5 10- 6= 4 8 – 2= 6 - HS nhận xét

- Lắng nghe.

- HS nêu lại - HS tự làm bài.

- HS đọc bài.

Kết quả:

7 – 3 = 4 5 – 2 = 3 6 – 3 = 3 4 – 2 = 2 8 – 3 = 5 9 – 2 = 7 - HS nhận xét.

- Lắng nghe

- HS làm bài-> Đổi vở kiểm tra.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

(10)

NS: 30/11/2020 NG: 07/12/2020

Thứ ba, ngày 07 tháng 12 năm 2020

TIẾNG VIỆT

BÀI 14B: inh- ênh- anh

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng vần inh, ênh, anh.

- Đọc trơn các tiếng, từ ngữ và đoạn.

- Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung chính của đoạn đọc.

- Biết nói về các đồ dùng trong nhà.

- Viết đúng: inh, ênh, anh, kính.

- Hiểu từ ngữ qua tranh.

- Rèn cho hs kĩ năng đọc lưu loát, rõ ràng.

- Học sinh biết hợp tác nhóm, quan sát tranh trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

- Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập, yêu thích môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng phụ thể hiện nội dung của HĐ 1b. Tranh, SGK,VBT.

2. HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

I. Hoạt động khởi động ( 6’)

* KT kiến thức cũ

- Em hãy nhắc lại tên các vần đã được học ở tiết trước.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

1. HĐ1: Nghe – nói.

- GV treo tranh phóng to lên bảng lớp.

- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Nói tên các đồ vật có trong phòng khách?

(GV ghi 3 từ khóa: Cửa kính, dòng kênh, tranh lụa lên phía trên mô hình).

=> GV chốt: Qua phần hỏi - đáp về nội dung bức tranh cô thấy các bạn có nhắc

- HS nêu, lớp nhận xét

- HS quan sát tranh.

- HS nêu: Cảnh ở phòng khách.

- HS nêu: Bàn, ghế, cửa kính, rèm cửa, tranh lụa vẽ cảnh dòng kênh chảy giữa cánh đồng lúa chín.

- Lắng nghe.

(11)

đến các từ cửa kính, dòng kênh, tranh lụa và có các tiếng có chứa vần inh, ênh, anh. Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay mà cô trò mình cùng đi tìm hiểu qua bài 14B: inh- ênh- anh - GV ghi tên bài

II. Hoạt động khám phá.

2. HĐ2: Đọc.

2a. Đọc tiếng, từ (28’).

* Vần inh.

+ Trong từ cửa kính tiếng nào các em đã được học?

+ Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng kính vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng: kính.

+ Tiếng kính được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng kính đã phân tích vào mô hình).

- Gọi HS nhận xét.

+ Vần inh gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: i – nh – inh.

- Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT.

- Đọc trơn vần: inh.

- GV đánh vần tiếng kính: ka – inh – kinh – sắc – kính.

- Đọc trơn tiếng: kính.

- GV giới thiệu tranh vẽ cửa kính và giải nghĩa từ khóa cửa kính.

- GV chỉ HS đọc: cửa kính.

- Trong từ cửa kính, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: inh, kính, cửa kính.

* Vần ênh.

- Cô giới thiệu từ khóa thứ hai: Dòng kênh.

- Trong từ dòng kênh tiếng nào các em đã được học?

- HS nhắc lại nối tiếp.

- Tiếng: cửa.

- Tiếng: kính.

- Cá nhân, đồng thanh.

- HS nêu: có âm đầu k, vần inh, thanh sắc.

- HS nêu nhận xét.

- Âm i và âm nh.

- Lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS đọc cá nhân.

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT.

- HS thực hiện.

- HS theo dõi.

- Cá nhân, đồng thanh.

- HS nêu: Tiếng kính.

- HS đọc CN, N2, ĐT.

- HS theo dõi.

- Tiếng: dòng.

- Tiếng: kênh.

(12)

- Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng kênh vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng: kênh.

+ Tiếng kênh được cấu tạo như thế nào?

- Gọi HS nhận xét.

( GV đưa cấu tạo tiếng kênh đã phân tích vào mô hình).

+ Vần ênh gồm những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: ê – nh – ênh.

- Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT.

- Đọc trơn vần: ênh.

- GV đánh vần tiếng: ka – ênh – kênh.

- Đọc trơn tiếng: kênh.

- GV giới thiệu tranh vẽ dòng kênh và giải nghĩa từ khóa dòng kênh.

- GV chỉ HS đọc: dòng kênh.

- Trong từ dòng kênh, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: ênh, kênh, dòng kênh.

+ Chúng ta vừa học vần mới nào?

* Vần anh.

- Cô giới thiệu từ khóa thứ ba: tranh lụa.

- Trong từ tranh lụa tiếng nào các em đã được học?

- Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng tranh vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng: tranh.

+ Tiếng tranh được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng tranh đã phân tích vào mô hình).

+ Vần anh gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: a – nh – anh.

- Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT.

- Đọc trơn vần: anh

- GV đánh vần tiếng: trờ – anh – tranh.

- Cá nhân, đồng thanh.

- HS nêu: có âm đầu k, vần ênh, thanh ngang.

- HS nhận xét.

- Âm ê và âm nh.

- Lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS đọc cá nhân, ĐT.

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT.

- HS thực hiện.

- HS theo dõi.

- Cá nhân, đồng thanh.

- Tiếng: kênh.

- HS đọc CN, N2, ĐT.

- Vần ênh.

- HS theo dõi.

- Tiếng: lụa.

- Tiếng: tranh.

- Theo dõi

- Cá nhân, đồng thanh.

- HS nêu: có âm đầu tr, vần anh, thanh ngang, HS nhận xét.

- Âm a và âm nh.

- Lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS đọc cá nhân, ĐT.

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT.

- HS thực hiện.

(13)

- Đọc trơn tiếng: tranh.

- GV giới thiệu tranh lụa và giải nghĩa từ khóa tranh lụa.

- GV chỉ HS đọc: tranh lụa.

- Trong từ tranh lụa, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: anh, tranh, tranh lụa.

+ Chúng ta vừa học vần gì mới?

- Em hãy so sánh ba vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài trên bảng.

2b. Đọc tiếng, từ chứa vần mới

- GV đưa từng từ: nhà tranh, ngôi đình, bệnh viện, tường thành.

- Để tìm nhanh các tiếng chứa vần hôm nay học cô tổ chức trò chơi “ thi tiếp sức”.

- Cách chơi cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 người tham gia chơi.: Mỗi người chơi sẽ tìm và gạch chân dưới tiếng có chứa vần hôm nay học. Đội nào nhanh và gạch đúng là đội thắng cuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Gọi HS đọc lại các từ.

- Ngoài các từ trên, bạn nào có thể tìm thêm các từ khác ngoài bài có chứa vần vừa học?

- GV nhận xét.

* Giải lao (1’)

TIẾT 2 III. Hoạt động luyện tập 2c. Đọc hiểu ( 10’).

- GV đưa tranh hỏi : Em thấy mỗi bức tranh vẽ gì?

- HS theo dõi.

- Cá nhân, đồng thanh.

- Tiếng: tranh.

- HS đọc CN, N2, ĐT.

- Vần anh.

+ Giống: Ba vần đều có âm nh đứng cuối.

+ Khác nhau: Có âm i, ê, a đứng đầu vần.

- HS đọc CN, N2, ĐT.

- HS đọc: nhà tranh, ngôi đình, bệnh viện, tường thành.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc các từ.

- HS tìm theo yêu cầu.

- HS nêu:

+ Tranh 1 vẽ em bé.

+ Tranh 2 thầy giáo.

+ Tranh 3 vẽ hai bạn nhỏ.

(14)

+ Mọi người trong tranh đang làm gì?

- Mời cả lớp đọc thầm rồi đọc to các từ ngữ dưới tranh.

- Tổ chức trò chơi.

- Nhận xét trò chơi.

- GV chỉ bảng, HS đọc từ ngữ dưới tranh.

- Yêu cầu mở SGK đọc phần 2c.

3. Viết (10’).

- GV đưa bảng mẫu: trên bảng cô có chữ gì?

- Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần inh, ênh, anh.

- GV viết mẫu hướng dẫn cách viết.

- Yêu cầu viết bảng con, nhận xét, xóa bảng.

- Quan sát nhận xét mẫu chữ: kính.

- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết.

- HS viết bảng con chữ kính.

- GV nhận xét

- Để củng cố kĩ năng đọc tốt hơn cô trò mình cùng vào tìm hiểu hđ vận dụng.

IV. HĐ vận dụng 4. Đọc (10’).

a. Quan sát tranh.

- Cho HS quan sát tranh: Các em thấy tranh vẽ những đồ vật gì?

- Vậy để biết hai đồ vật này có tác dụng gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc ngày hôm nay.

b. Luyện đọc trơn:

- Yêu cầu HS mở SGK T139 và chỉ tay vào bài đọc nghe GV đọc mẫu.

- Hướng dẫn HS vị trí ngắt/ nghỉ trong

- HS nêu: Em bé chơi xếp hình. Thầy giáo đánh trống. Hai bạn chơi bập bênh.

- HS thực hiện.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc: Em bé chơi xếp hình. Thầy giáo đánh trống. Hai bạn chơi bập bênh.

- HS đọc.

- HS nêu: inh, ênh, anh.

- HS nêu: chữ inh gồm con chữ i cao 2 ô li nối sang con chữ n cao 2 ô li và con chữ h cao 5 ô li...

- HS quan sát mẫu.

- HS viết bảng con: inh, ênh, anh.

- HS nhận xét.

- HS quan sát mẫu.

- HS viết bảng con chữ kính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Tranh vẽ cái thang và cái bát.

- HS lắng nghe

- HS mở sách chỉ tay đọc thầm theo bài.

- HS theo dõi GV hướng dẫn mẫu.

(15)

bài đọc…

- Trước khi vào luyện đọc các em cần lưu ý luyện đọc một số từ ngữ khó trong bài như: lênh khênh, ngã kềnh, tròn vành vạnh, trắng phau phau.

- Bài đọc có mấy câu?

- Cho HS đọc nối tiếp câu.

- GV uốn nắn, sửa cách đọc cho HS - GV yêu cầu luyện đọc trơn bài, GV nhận xét.

c. Đọc hiểu:

- Mời cả lớp cùng thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi :

Cái gì cao lớn lênh khênh Đứng mà không tựa ngã kềnh ra ngay

Là cái gì?

- Gọi HS trả lời, gọi nhận xét.

Tròn vành vạnh, trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm

Là cái gì?

- Gọi HS trả lời, gọi nhận xét.

- Qua bài đọc trên những tiếng nào có chứa vần hôm nay chúng ta học?

5. Củng cố, dặn dò (5’)

- Hôm nay chúng ta học những vần gì mới?

- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.

- HS luyện đọc nối tiếp, ĐT từ khó đọc:

lênh khênh, ngã kềnh, tròn vành vạnh, trắng phau phau.

- HS: 2 câu.

- HS đọc nối tiếp câu cá nhân.

- 3 HS đọc cả bài.

- Lớp đọc đồng thanh.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Các nhóm báo cáo: Là cái thang.

- HS nhận xét.

- HS nêu: Là cái bát.

- HS: Tiếng lênh, khênh, kềnh, vành, vạnh.

- HS: vần inh, ênh, anh.

- HS lắng nghe.

ĐẠO ĐỨC

BÀI 14: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG, LỚP

I. MỤC TIÊU

-Biết được ý nghĩa của việc giữ vệ sinh trường, lớp; những việc cần làm để giữ vệ sinhtrường, lớp.

-Thực hiện được việc giữ vệ sinh trường, lớp.

- Nhắc nhở bạn bè cùng giữ vệ sinh trường, lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-1. GV: SGK, SGV, VBT;Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm

(16)

nhạc (bài hát “Không xà rác” -sáng tác: Đông Phương Tường),... gắn với bài học

“Giữ vệ sinh trường, lớp”;) 2. HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động(5’)

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài

"Không xả rác"

- GV tổ chức cho HS hát bài “Không xả rác”.

- GV hỏi: Bài hát nói về điều gì? (Bài hát nói về việc không xả rác bừa bài đề giữ vệ sinhmôi trường)

Kết luận: Các em đang học dưới mái trường xanh, sạch, đẹp,... Để có môi trường đó,chúng ta đã cùng nhau gìn giữ vệ sinh môi trường như bỏ rác vào thùng; quét dọntrường, lớp; lau bàn ghế,...

2. Khám phá (10’)

Hoạt động 1: Khám phá những việc cần làm để giữ vệ sinh trường; lớp - GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh trong mục Khám phá (SGK) và trả lời câu hỏi:Em cần làm gì để giữ vệ sinh trường, lớp?

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời đúng.

Kết luận: Những việc em cần làm để giữ vệ sinh trường, lớp là: quét dọn trường, lớp;bỏ rác vào thùng; lau bảng, bàn ghế, cửa sổ; nhổ cỏ,...

Hoạt động 2 Tìm hiểu vì sao phải giữ vệ sinh trường, lớp

-GV treo tranh trong mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan

- HS hát

-

HS trả lời

- HS lắng nghe.

-

HS trả lời: Không vứt rac bừa baĩ...

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát

- Để lớp học luôn sach đẹp...

(17)

sát tranh trong SGK).

-GV đặt câu hỏi: Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh trường, lớp?

-HS quan sát, lắng nghe, thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi.

-Các HS khác nhận xét, bổ sung.

-GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt.

Kết luận: Giữ vệ sinh trường, lớp là nhiệm vụ của mỗi HS. Giữ vệ sinh trường, lớp giúpem có môi trường học tập xanh sạch đẹp, thoáng mát. Các em sẽ khoẻ mạnh hơn trong môi trường sạch đẹp đó.

3. Luyện tập (11’)

Hoạt động 1: Em chọn việc làm đúng - GV treo tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát 5 bức tranh trong mục Luyện tập và thảo luận: Em đồngtình hoặc không đổng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao?

- HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nến làm,sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh.

- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có câu trả lời đúng.

Kết luận:

- Việc em nên làm là: Quét dọn trường, lớp (tranh 1); Nhặt rác bỏ vào thùng (tranh 4);Xả nước sau khi đi vệ sinh (tranh 5).

- Việc em không nên làm là: Vứt rác bừa bãi ra lớp học (tranh 2); Vẩy mực lên tường lớp học (tranh 3).

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

- Thảo luận cặp - HSNX

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(18)

- GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với bạn cách em đã làm để giữ vệ sinh trường, lớp luôn sạch sẽ.

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ vệ sinh trường, lớp.

Kết luận: Để có môi trường học tập sạch sẽ, trong lành em cần thực hiện nội quy giữ gìn vệ sinh trường, lớp bằng cách tích cực tham gia lao động dọn vệ sinh trường lớp,bỏ rác đúng nơi quy định, trồng và chăm sóc cây xanh,...

4. Vận dụng (9’)

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh, thảo luận và đưa ra lời khuyên để giúp bạn sửa sai.

Tình huống 1: Một bạn nhỏ ném vỏ hộp sữa xuống sân trường.

Tình huống 2: Trong nhà vệ sinh, bạn nhỏ gạt cần nước trên bồn cầu: “Mất nước rồi, thôikệ!”- Cạnh đó là thủng nước to, có ca múc nước.

-GV cho HS các nhóm trình bày các lời khuyên, phân tích để lựa chọn lời khuyêntốt nhất.

-GV tuỳ điều kiện cụ thể (năng lực HS và thời gian bài học), có thể tổ chức cho HS xử lí một hoặc cả hai tình huống. Cũng có thể chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗinhóm xử lí một tình huống.

Kết luận: Em cần biết giữ vệ sinh trường, lớp ở những tình huống khác nhau trongcuộc sống.

- HS chia sẻ nhóm đôi.

- HS chia sẻ - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận

- HS các nhóm trình bày

- HS lắng nghe.

- HS đóng vai tình huống

(19)

Hoạt động 2 Em và các bạn nhắc nhau cùng giữ vệ sinh trường,lớp Tuỳ năng lực HS và thời gian của bài học, HS có thể đóng vai một trong những tình huống không nên làm ở hoạt động 1 phần Luyện tập với cách xử lí khuyên bạn khôngnên có hành động đó. Hoặc HS cũng có thể xây dựng một tình huống ngay trong lớphọc “Cùng nhắc nhau bỏ rác vào thùng nếu thấy lớp có rác”.

Kết luận: Các em cần nhắc nhau luôn giữ vệ sinh trường, lớp.

Thông điệp:GV viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc.

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 12. VUI ĐÓN TẾT ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

- Nói được thời gian diễn ra ngày Tết cổ truyền và kể được một số công việc của người thân và người dân trong cộng đồng để chuẩn bị cho ngày Tết

- Bộc lộ được cảm xúc và tự giác tham gia các hoạt động phù hợp cùng người thân chuẩn bị cho ngày Tết.

- Kể được hoạt động chính của mình, người thân và người dân, cộng đồng trong dịp tết cổ truyền.

- Biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến ngày Tết.

- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: + Một số tranh ảnh về hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết

+ Một số tranh, ảnh, video nói về hoạt động của cộng đồng trong dịp tết cổ truyền 2. HS: Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết cổ truyền và ngày tết Trung thu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5’)

- GV sử dụng phần mở đầu trong SGK, đưa ra câu hỏi:

+ Em có thích tết không? Vì sao?

- GV giới thiệu baì.

2. Hoạt động khám phá (10’)

*Yêu cầu cần đạt: HS nói được những

- HS trả lời

(20)

hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết được thể hiện trong SGK và cảm xúc của mọi người khi Tết đến.

- Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, trả lời câu hỏi gợi ý của GV (Quan sát và chỉ ra các hoạt động trong từng hình?

+ Ông bà, bố mẹ có những hoạt động nào?

+ Hoa và em trai tham gia hoạt động nào? +Thái độ của mọi người trong gia đình Hoa như thế nào?..),

- Từ đó HS nhận ra cảnh mọi người trong gia đình Hoa háo hức chuẩn bị cho ngày Tết: mua hoa tết (đào, mai);

cả nhà cùng nhau lau dọn nhà cửa, gói bánh chưng, thắp hương cúng tổ tiên, bữa cơm tất niên,...

- GV giải thích cho HS hiểu những cách gọi khác nhau về ngày Tết truyền thống của dân tộc.

- GV khuyến khích HS liên hệ với gia đình mình (Gia đình có về quê ăn Tết cùng ông bà không? Cảm xúc của em về không khi chuẩn bị đón Tết như thế nào?,...).

3. Hoạt động thực hành (7’)

Yêu cầu cần đạt: HS kể lại được hoạt động chuẩn bị Tết của gia đình mình và khi được cảm xúc của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý của GV (Tết diễn ra trong khoảng thời gian nào? Gia đình em thường làm gì để chuẩn bị cho ngày Tết? Mọi người có vui vẻ không? Em đã tham gia hoạt

- HS quan sát hình trong SGK, trả lời câu hỏi

+ Ông bà, bố mẹ đi chợ, dọn dẹp, gói bánh chưng

+ Hoa và em trai dọn dẹp cùng bố mẹ ... Mọi người vui vẻ.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- HS thảo luận nhóm

(21)

động nào? Hoạt động nào em thích nhất? Vì sao?,...), HS trong mỗi nhóm kể cho nhau những hoạt động chuẩn bị Tết của gia đình mình và hoạt động em đã tham gia và thích nhất (nếu được lí do vì sao). Từ đó nêu được những điểm giống và khác với gia đình Hoa

- Khuyến khích HS nói được những phong tục tập quán riêng của địa phương mình khi chuẩn bị cho ngày Tết.

4.Hoạt động vận dụng (7’)

HS vẽ về một hoạt động mà mình thích trong ngày Tết, sau đó GV có thể gọi một số bạn trình bày trước lớp và nói được lí do vì sao lại thích hoạt động đó.

5. Đánh giá(2’)

HS kể được các hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết của mình và gia đình mình, có ý thức tự giác tham gia các hoạt động phù hợp.

6. Hướng dẫn về nhà (4’)

Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động diễn ra trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc,

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS vẽ

- HS kể

- HS sưu tầm tranh ảnh

- HS lắng nghe

TIẾNG VIỆT

BÀI 14C: ÔN TẬP: ang, ăng, âng- ong, ông- ung, ưng- iêng, uông, ương- inh, ênh, anh

I. MỤC TIÊU

- Đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa vần có âm cuối ng hoặc nh. Đọc câu chuyện

“ Ai đánh răng cho cá sấu”.

- Nghe kể câu chuyện “ Món quà tặng mẹ” và trả lời câu hỏi.

- Nói về món quà em được tặng.

- Hiểu từ ngữ qua tranh.

- Rèn cho hs kĩ năng đọc lưu loát, rõ ràng.

(22)

- Học sinh biết hợp tác nhóm, quan sát tranh trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

- Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập, yêu thích môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ HĐ2a, b, tranh HĐ4; chữ mẫu…

- HS: Bảng con, phấn, vở bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

* KT kiến thức cũ (4’)

- Em hãy nhắc lại tên các vần đã được học ở tuần trước.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Nghe – nói (14’)

- Quan sát tranh + Trong tranh vẽ gì?

- Nhận xét.

- Thảo luận nhóm 2 ( 2’): Yêu cầu quan sát tranh nói tiếng có chứa vần kết thúc bằng âm cuối nh, ng và tìm thêm các tiếng có cùng vần với tiếng trong bài.

- Các nhóm trình bày - GV nhận xét.

2. Đọc (16’)

a. Đọc vần, từ ngữ

- GV treo bảng bảng phụ HĐ2a.

+ Các dòng ngang của bảng ghi những gì?

- GV đọc trơn các vần, tiếng, từ ngữ - Yêu cầu HS đọc.

b. Đọc câu chuyện “ Ai đánh răng cho cá sấu”

- Yêu cầu HS quan sát tranh + Tranh vẽ cảnh gì?

- Tranh vẽ cảnh cá sấu há miệng cho con choi choi đánh răng. Hình ảnh trong tranh

- HS nêu, lớp nhận xét

- Tranh vẽ cái thang, mặt trăng, chong chóng, bánh mì.

- HS lắng nghe.

- Các bạn đang cầm các thẻ chữ.

- HS lắng nghe.

- Đại điện từng nhóm lên trình bày - HSlắng nghe.

- Các dòng ngang ghi các vần có âm cuối ng.

- HS lắng nghe.

- HS đọc các tiếng, từ trong bảng.

- HS quan sát tranh.

- Tranh vẽ con cá sấu và con choi choi.

(23)

giúp các em hiểu rõ hơn nội dung đoạn đọc.

- GV đọc mẫu.

- Yêu cầu HS chú ý ngắt hơi sau dấu chấm.

+Bài đọc có mấy câu?

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.

- GV nhận xét

+ Bài đọc được chia làm mấy đoạn?

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS đọc cả bài.

- GV nhận xét.

+ Vì sao cá sấu không cá sấu không ăn thịt choi choi?

- GV nhận xét.

* Giải lao (1’)

TIẾT 2 3. Nghe – nói (30’) a. Kể chuyện:

- Quan sát tranh:

+ Quan sát tranh 1, 2, 3 và cho cô biết tranh vẽ gì?

- GV nêu: Cô và các bạn vừa tìm hiểu nội dung của các bức tranh trong câu chuyện

“ Món quà của mẹ”.

- GV kể cả câu chuyện lần 1 dựa theo tranh.

- GV kể chuyện theo tranh 1

+ Khi xem phim cậu bé nghĩ tới điều gì?

- GV nhận xét.

- GV kể chuyện theo tranh 2.

Thảo luận nhóm 2:

+ Mẹ tặng quà gì cho cậu bé trong dịp sinh nhật?

- GV nhận xét.

- GV kể chuyện theo tranh ba.

- HS lắng nghe.

-

HS trả lời - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Bài đọc có 5 câu.

- HS đọc CN, N2, N4, ĐT.

- HS lắng nghe.

- Bài đọc có 3 đoạn.

- HS đọc CN, N3.

- HS lắng nghe.

- Vì choi choi đánh răng cho các sấu.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát 3 tranh.

- Tranh vẽ bạn nhỏ đang xem ti vi, mẹ và bạn nhỏ, các bạn nhỏ đang chơi đĩa bay.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Cậu bé nghĩ tới các hành tinh ngoài trái đất.

- HS lắng nghe.

- Mẹ tặng đồ chơi đĩa bay.

- HS lắng nghe.

(24)

+ Nhìn đĩa bay bay cao, cậu bé muốn sau này làm gì?

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS kể tốt, kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b. Nói về món quà em được tặng - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 (2 phút) + Nói cho nhau nghe về những món quà mà em đã được tặng?

- Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp.

4. Củng cố, dặn dò (5’)

- Ôn lại bài, tập kể lại câu chuyện “ Món quà mẹ tặng”.

- Hoàn thành BT trong Vở bài tập Tiếng Việt.

- Cậu muốn sau này thành một phi công.

- HS lắng nghe.

- HS kể chuyện.

- HS lắng nghe.

- Nhóm 1:

HS1: Bạn đã được tặng những quà gì?

HS2: Mình đã được tặng gấu bông.

HS1: Thế còn bạn?

HS2: Mình được mẹ tặng bộ đồ chơi xếp hình.

- HS lắng nghe.

THỰC HÀNH KIẾN THỨC LUYỆN ĐỌC, LUYỆN VIẾT

iêng, uông, ương

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các; vần iêng, uông, ương, các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ, ND các câu trong đoạn.

- TL được CH. Đọc hiểu văn bản " Kể về qua"

- Viết đúng chữ ghi vần, chữ ghi tiếng được ôn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng phụ, mẫu chữ.

2. HS: Bảng con, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- GV đưa từ y/c HS đọc: thung lũng, rừng gìa, chim ưng, cây sung.

- Gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Khởi động. (5’)

- 2 HS đọc, lớp đọc thầm - HS khác nhận xét.

- Lắng nghe.

(25)

- Treo hình và chữ phóng to lên bảng, nêu yêu cầu gắn đúng từ ngữ dưới hình.

- HD HS tham gia thi - Nhận xét, khen ngợi 2. Hướng dẫn ôn tập. (5’)

- Yêu cầu HS đọc từng chữ iêng, uông, ương

- Gv yêu cầu hs đọc câu:

+ Chị đang soi gương.

+ Đan chim bay lượn.

+ Mẹ chèo xuồng.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- G yêu cầu hs đọc bài Giờ ra chơi và trả lời câu hỏi.

3. Viết chữ (20’)

- Cho HS quan sát chữ mẫu iêng, uông, ương, riêng.

- GV viết mẫu và hướng dẫn viết từng chữ lên bảng (cần lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc chữ)

- Yêu cầu HS viết các chữ vào vở ô li - GV quan sát, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét bài của học sinh.

4. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Yêu cầu HS đọc lại các chữ và từ ngữ trong bài viết.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

- Quan sát.

- HS tham gia thi - Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, nhóm 2, tổ, đồng thanh.

- HS đọc cá nhân, bàn, tổ, cả lớp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và trả lời câu hỏi - HS quan sát

- HS viết bài (thực hiện viết từng chữ) - HS lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS lắng nghe.

THỰC HÀNH KIẾN THỨC

ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- HS thực hành củng cố cách tính trừ trong phạm vi 10.

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa bài học.

- HS: Vở bài tập Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (2’)

2. Thực hành

(26)

a. Giới thiệu bài.(2’)

b. Hướng dẫn HS làm bài tập (25’)

* Bài 1: Tính - GV nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn HS làm bài

- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài - GV nhận xét chốt

* Bài 2: Viết phép tính thích hợp - GV nêu yêu cầu

- Quan sát tranh và viết phép tính thích hợp vào ô trống

- GV chốt kết quả đúng.

* Bài 3: Số ? - GV nêu yêu cầu

- Hướng dẫn HS làm bài

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài - GV nhận xét chốt

3. Củng cố- dặn dò (5’) - Nhận xét tiết học

- Nhắc nhỏ các em về chuẩn bị bài sau.

HS viết các phép tính trừ trong phạm vi 10

- HS lắng nghe.

- HS làm bài vào vở - HS nhận xét

- HS quan sát tranh và làm bài - 2HS đọc bài làm

- HS nhận xét bạn.

- HS lắng nghe.

- 2 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét

NS: 30/11/2020 NG: 08/12/2020

Thứ tư, ngày 08 tháng 12 năm 2020

TIẾNG VIỆT

BÀI 14D: ac- ăc- âc

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng vần ac, ăc, âc; đọc trơn các tiếng, từ ngữ các phần của đoạn đọc . - Hiểu nghĩa từ ngữ và ý chính của đoạn đọc.

- Viết đúng: ac, ăc, âc, bạc.

- Hiểu từ ngữ qua tranh.

- Rèn cho hs kĩ năng đọc lưu loát, rõ ràng.

- Học sinh biết hợp tác nhóm, quan sát tranh trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

- Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập, yêu thích môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh phóng to HĐ1,Thẻ chữ HĐ2b; Bảng con, chữ mẫu…

- HS: Bảng con, phấn, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(27)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

I. Hoạt động khởi động (6’)

*KT kiến thức cũ

Em hãy nhắc lại tên các vần đã được học ở tuần trước.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

1. HĐ1: Nghe- nói

- GV treo tranh phóng to lên bảng lớp - Các em hãy QS tranh vẽ rồi hỏi – về trong tranh với câu hỏi:

+ Người bố đeo cho bà cái gì?

+ Trên thềm nhà có đồ vật gì?

+ Trước sân nhà có giàn quả gì?

(GV ghi 2 từ khóa: vòng bạc, mắc áo, quả gấc lên phía trên mô hình)

Chốt: Qua phần hỏi - đáp về hoạt động trong tranh cô thấy các bạn có nhắc đến các từ có trong tranh vẽ như vòng bạc, mắc áo, quả gấc và có các tiếng có chứa vần ac, ăc, âc. Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay mà cô trò mình cùng đi tìm hiểu qua bài 14D: ac, ăc, âc

- GV ghi tên bài

II. Hoạt động khám phá (28’) 2. HĐ2: Đọc

2a. Đọc tiếng, từ ngữ

* Vần ac

+ Trong từ vòng bạc tiếng nào các em đã được học?

+ Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng bạc vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng: bạc

+ Tiếng bạc được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng bạc đã phân tích vào mô hình)

+ Vần ac gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: a - c - ac - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: ac

- GV đánh vần tiếng bạc: bờ - ac – bac – nặng – bạc

- Đọc trơn tiếng: bạc

- 3 HS nêu: ang, ăng, âng, ong, ông, ung, ưng, iêng, uông, ương, inh, ênh, anh.

HS nêu nhận xét.

- Quan sát tranh

- Người bố đeo vòng bạc cho bà.

- Trên thềm nhà có mắc áo.

- Trước sân nhà có giàn quả gấc.

- HS nêu nhận xét - Lắng nghe

- HS nhắc lại nối tiếp.

- Tiếng: vòng - Tiếng: bạc - HS đọc

- HS nêu: có âm đầu b, vần ac, thanh nặng. HS nêu nhận xét.

- Âm a và âm c - Lắng nghe - HS thực hiện - HS đọc cá nhân

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

(28)

- GV giới thiệu tranh vòng bạc, giải thích từ vòng bạc.

- GV chỉ HS đọc: vòng bạc.

- Trong từ vòng bạc, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: ao, bạc, vòng bạc.

* Vần ăc:

- Cô giới thiệu từ khóa thứ hai: Mắc áo - Trong từ mắc áo tiếng nào các em đã được học?

- Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng mắc vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng: mắc

+ Tiếng mắc được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng mắc đã phân tích vào mô hình)

+ Vần ăc gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: ă - c - ăc - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: ăc

- GV đánh vần tiếng: mờ - ăc – măc – sắc – mắc.

- Đọc trơn tiếng: mắc

- GV giới thiệu tranh mắc áo, giải thích từ mắc áo.

- GV chỉ HS đọc: mắc áo

- Trong từ mắc áo, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: ăc, mắc, mắc áo.

+ Chúng ta vừa học những vần gì mới?

* Vần âc:

- Cô giới thiệu từ khóa thứ hai: quả gấc.

- Trong từ quả gấc tiếng nào các em đã được học?

- Tiếng nào em chưa được học?

- GV viết tiếng mắc vào dưới mô hình.

- HS đọc trơn tiếng: gấc

+ Tiếng gấc được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng gấc đã phân tích vào mô hình)

+ Vần âc gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: â - c - âc

- HS theo dõi

- Cá nhân, đồng thanh - Tiếng bạc chứa vần ac.

- HS đọc CN, N2, ĐT

- HS theo dõi - Tiếng: áo - Tiếng: mắc.

- Cá nhân, đồng thanh

- HS nêu: có âm đầu m, vần ăc, thanh sắc, HS nhận xét.

- Âm ă và âm c.

- Lắng nghe - HS thực hiện

- HS đọc cá nhân, ĐT - HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS theo dõi

- Tiếng mắc chưa vần ăc.

- Cá nhân, đồng thanh - HS đọc CN, N2, ĐT - Vần ăc

- Tiếng: gấc - Tiếng: quả

- Cá nhân, đồng thanh

- HS nêu: có âm đầu g, vần âc, thanh sắc, HS nhận xét.

- Âm â và âm c.

- Lắng nghe

(29)

- Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần: âc

- GV đánh vần tiếng: gờ - âc – gấc – sắc – gấc.

- Đọc trơn tiếng: gấc.

- GV giới thiệu tranh quả gấc, giải thích từ quả gấc.

- GV chỉ HS đọc: quả gấc

- Trong từ quả gấc, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc trơn cả phần bài: âc, gấc, quả gấc.

+ Chúng ta vừa học những vần gì mới?

- Em hãy so sánh ba vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài trên bảng 2b. Đọc tiếng, từ chứa vần mới

Vừa rồi các em đã được học 3 vần mới vậy giờ chúng ta cùng nhau luyện đọc các tiếng từ chứa vần mới học hôm nay nhé!

- GV đưa từng từ: đồ đạc, dao sắc, bậc thang, thùng rác.

- Để tìm nhanh các tiếng chứa vần hôm nay học cô tổ chức trò chơi “ thi tiếp sức”.

- Cách chơi cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 người tham gia chơi: Mỗi người chơi sẽ tìm và gạch chân dưới tiếng có chứa vần hôm nay học. Đội nào nhanh và gạch đúng là đội thắng cuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Gọi HS đọc lại các từ

- Ngoài các từ trên, bạn nào có thể tìm thêm các từ khác ngoài bài có chứa vần vừa học?

- GV nhận xét.

* Giải lao (1’)

TIẾT 2 III. Hoạt động luyện tập 2c. Đọc hiểu (8’)

- HS thực hiện

- HS đọc cá nhân, ĐT - HS đánh vần nối tiếp, ĐT - HS thực hiện

- HS lắng nghe.

- Tiếng gấc chứa vần âc.

- HS theo dõi - Vần ac, ăc, âc.

- Giống: Ba vần đều có âm c đứng cuối. Khác nhau âm a, ă và â đứng đầu vần.

- HS đọc CN, N2, ĐT

- HS lắng nghe.

- HS đọc: đồ đạc, dao sắc, bậc thang, thùng rác.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc các từ: đồ đạc, dao sắc, bậc thang, thùng rác.

- HS tìm theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS nêu mặc áo; lắc vòng, nhấc chân,

(30)

- GV đưa tranh hỏi: Em thấy mỗi bức tranh vẽ gì?

- Mời cả lớp đọc thầm rồi đọc to các từ ngữ dưới tranh.

- GV treo bảng phụ tổ chức chơi trò chơi “Ai nhanh- Ai đúng”.

- GV nêu cách chơi: Cô có 2 bộ hình đã dính trên bảng. Đại diện hai nhóm nhận chữ và dính dưới hình phù hợp.

- Luật chơi: Đội nào dính nhanh hơn thì thắng.

- Tổ chức trò chơi - Nhận xét trò chơi

- GV chỉ bảng, HS đọc từ ngữ dưới tranh

- Yêu cầu mở SGK trang 143 đọc phần 2c.

- GV nhận xét.

3. HĐ 3: Viết (9’)

- GV đưa bảng mẫu: trên bảng cô có chữ gì?

- Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần ac, ăc, âc.

- Gv viết mẫu hướng dẫn cách viết - Yêu cầu viết bảng con từng, nhận xét, xóa bảng.

- Quan sát nhận xét mẫu chữ: bạc - GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết - HS viết bảng con chữ bạc.

- GV nhận xét.

IV. Hoạt động vận dụng (15’) 4. HĐ4. Đọc

a. Quan sát tranh

- Cho HS quan sát tranh: Các em thấy tranh vẽ những gì?

- Vậy để biết xem ba người trong bức tranh đang nói ra chuyện gì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc: “ Cô giáo cũ”

b. Luyện đọc trơn:

- Nghe giáo viên đọc mẫu.

+ Bài đọc có mấy câu?

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GV giải thích từ khó

+Bài chia làm mấy đoạn?

nhấc bao gạo.

- HS đọc: mặc áo; lắc vòng, nhấc chân, nhấc bao gạo.

- HS theo dõi - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia chơi - HS lắng nghe

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh - HS lắng nghe.

- ac, ăc, âc.

- HS nêu: các chữ cao hai ô li.

- HS quan sát mẫu

- HS viết bảng con: ac, ăc, âc.

- HS nhận xét - HS quan sát mẫu

- HS viết bảng con chữ bạc.

- HS lắng nghe

- Tranh vẽ người thanh niên, người phụ nữ và bạn nhỏ.

- Lắng nghe

- HS mở sách chỉ tay đọc thầm theo bài - Bài có 5 câu.

- HS đọc.

- HS lắng nghe.

- Bài chia 2 đoạn.

(31)

- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn - Yêu cầu HS đọc cả bài.

- Yêu cầu học sinh luyện đọc nhóm đôi.

- Yêu cầu 2 HS thi đọc đoạn 1 - Nhận xét, tuyên dương.

c. Đọc hiểu

- Cả lớp thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:

+ Anh Bắc nhớ những gì về cô giáo cũ?

- Gọi HS trả lời, gọi nhận xét 5. Củng cố, dặn dò (3’) - Hôm nay các em học bài gì?

- Về nhà học lại bài

- HS đọc cá nhân, N2, N4.

- 2 HS đọc cả bài.

- HS luyện đọc nhóm đôi.

- Đại điện hai nhóm thi đọc.

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- Anh Bắc nhớ giọng nói ấm áp và ánh mắt hiền từ của cô giáo.

- Vần ac – ăc – âc.

TOÁN

BÀI 31: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (TIẾP THEO)(T2)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Khởi động (5’)

Trò chơi “ Truyền điện”

GV nêu cách chơi,luật chơi: GV đưa ra một phép tính sau đó gọi 1 HS trả lời.

HS trả lời đúng được quyền đưa ra một phép tính khác và gọi bạn trả lời. HS trả lời sai sẽ bị phạt.

- Cho HS chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương.

II. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

2. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 2 (8’)

- HS nghe gv nêu cách chơi.

- HS tham gia chơi trò chơi.

- Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Language focus: - Sentence patterns: Good morning/Good afternoon/Good evening and Nice to see you again.. - Vocabulary: good morning, good afternoon, good evening, good night,

- Để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đã biết, ta cần thực hiện các bước sau:.. + Bước 1: Tính khối

* Student with disability: (Thùy trang 4B) slow writing takes a long time to write2. Skills:- Practice listening, speaking ,reading,

Bước 3: Vẽ trục tọa độ Oxy và đánh dấu điểm O, các điểm đã lập trong bảng giá trị và các điểm đối xứng với chúng qua trục Oy... Dạng 2: Điểm thuộc, không

Tuy nhiên, tỷ lệ đối tượng gái mại dâm có tế bào học bất thường trong nghiên cứu của chúng tôi thấp là một hạn chế cho việc phân tích đơn biến mối liên quan giữa các

[r]

Tình cảm của bạn nhỏ với chiếc trống trường như một người bạn thân thiết, quen thuộc. Ngày nào cũng gặp nên khi phải tạm xa là thấy nhớ nhung. Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ

Chốt: Qua phần hỏi - đáp về đồ ăn, đồ uống các em đã được quan sát trong tranh cô thấy các bạn có nhắc đến các từ có trong tranh vẽ như sầu riêng, rau muống, thịt