• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
63
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 Ngày soạn: Thứ 6 ngày 04 tháng 09 năm 2021 Ngày giảng: Thứ 2 ngày 06 tháng 09 năm 2021

TOÁN

Tiết 1: Ôn tập: Khái niệm về phân số I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Yêu cầu chung:

- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viết phân số. Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng số thập phân.

- HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập 1, 2, 3, 4.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, ham thích học toán. Hình thành NL tư chủ và tự học, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

2. Yêu cầu riêng dành cho học sinh KT: HS biết đọc, viết phân số II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Các tấm bìa cắt và vẽ các hình như SGK/3 2. Học sinh:

- SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- KT đồ dùng học toán.

- Giới thiệu bài. GV ghi bảng

- HS chuẩn bị đồ dùng học tập - HS nghe, ghi vở

Lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức: 6 phút

a. Ôn tập khái niệm về phân số - GV dán tấm bìa lên bảng và tô màu.

- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi : Đã tô màu mấy phần băng giấy?

- GV yêu cầu HS nêu tên gọi phân số, tự viết phân số vào nháp.

- GVKL: Ta có phân số 3 2 đọc là “hai phần ba”.

- Yêu cầu HS chỉ vào các phân

a. Ôn tập khái niệm về phân số

- HS quan sát và nhận xét.

- Đã tô màu

3

2 băng giấy.

- HS viết bảng phân số chỉ số phần đã tô màu và đọc p/s đó. 32 : Hai phần ba.

- HS chỉ vào các phân số 3 2 ;

10 5 ;

Lắng nghe

(2)

số 3 2 ;

10 5 ;

4 3 ;

100

40 và nêu cách đọc.

- Tương tự các tấm bìa còn lại.

GV theo dõi, uốn nắn cách viết, đọc p/s của HS.

b.Ôn tập cách viết thương 2 STN; cách viết mỗi STN dưới dạng phân số: 6 phút

- GV viết bảng các phép chia 1 : 3; 4 : 10; 9 : 2

- Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số?

3

1 có thể được coi là thương của phép chia nào? (các p/s khác t2) - Qua ví dụ trên em rút ra điều gì?

- Khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia số tự nhiên khác 0 thì kết quả đó ntn?

* GV kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết dưới dạng phân số.

- GV viết các số: 5, 12, 2001 thành p/s có mẫu số là 1

- Kết luận: Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành p/s có mẫu số là 1

 Hãy viết p/s của 0?

 Số 0 có thể viết thành p/s ntn?

Kết luận: Số 0 có thể viết dưới dạng p/s có TS = 0; MS khác 0.

4 3 ;

100

40 và nêu cách đọc.

- HS quan sát tiếp các băng giấy và viết các phân số.

b.Ôn tập cách viết thương 2 STN;

cách viết mỗi STN dưới dạng phân số

- HS quan sát.

- 3 HS lên bảng viết, dưới lớp làm vào nháp.

1 : 3 = 31; 4 : 10 = 104 ; 9 : 2= 92

3

1 là thương của phép chia 1: 3

- HS thảo luận, nêu được chú ý 1 trong SGK.

- Tử số là số bị chia; mẫu số là số chia.

- 3 HS lên bảng viết: 5 = 15 ; 12 =

1

12; 2001 = 20011

- HS nối tiếp nhau nêu: 0 =10 ; 0 =

2

0 ;…- - Là p/s có TS = 0; MS khác 0.

3. Hoạt động luyện tập- thực hành

Bài 1: 5 phút

- Gọi HS đọc yêu cầu và nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

Bài 1:

a. Đọc các phân số:

- 1 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài vào vở ô li.

Theo dõi

(3)

- GV gọi HS nối tiếp đọc kết quả để chữa bài.

- Qua bài 1, em được ôn lại kiến thức gì?

* Kết luận: Cách đọc phân số.

Bài 2: 5 phút

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV gọi học sinh chữa bài.

- GV kết luận kết quả đúng.

* Kết luận: Thương của 2 số TN có thể viết dưới dạng p/s: SBC là TS, SC là MS.

Bài 3: 5 phút

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài

- GV gọi HS đọc bài làm của mình, chữa bài bạn làm trên bảng.

7

5 đọc là: năm phần bảy

100

25 đọc là: hai mươi lăm phần trăm

……..

b. Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên.

7

5 có tử số là 5, mẫu số là 7;

100

25 có tử số là 25, mẫu số là 100;

…….

- 4 HS nối tiếp nêu KQ. Các HS khác nhận xét đúng sai, kết luận cách đọc và nêu TS, MS đúng.

Bài 2: Viết thương sau dưới dạng p/

s

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cả lớp làm vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm bài.

3 : 5 =

5

3 75 : 100

=10075

9 : 17 =

17 9

- HS đọc bài làm của mình trên bảng, HS khác nhận xét đúng sai.

- HS đổi chéo vở kiểm tra, chữa bài.

Bài 3: Viết số tự nhiên dưới dạng P/

S có mẫu số là 1.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cả lớp làm vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm bài.

32 = 321 105 = 1051 1000 =

1 1000

- HS đọc bài làm của mình, so sánh nhận xét bài trên bảng.

- HS đối chiếu bài tập của mình với kết quả đã chữa trên bảng, sửa sai nếu có.

- HS trả lời : Mọi số tự nhiên đều có

(4)

- GV kết luận kết quả bài làm đúng.

- Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số có tử số và mẫu số như thế nào?

* Kết luận: Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số.

thể viết dưới dạng phân số có tử số là chính nó và mẫu số là 1.

Bài 4: 5 phút

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo hai nhóm: Nam và Nữ - GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, làm đúng.

* Kết luận: Phân số có tử số bằng mẫu số có giá trị bằng 1. 0 bằng phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0.

Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống - HS đọc yêu cầu bài tập.

- 2 HS đại diện hai nhóm lên điền số thích hợp vào ô trống, sau đó giải thích cách làm.

- Đại diện các nhóm nhận xét, đánh giá.

a.1 =

6

6 b. 0 =

5 0

4. Hoạt động vận dụng: 3 phút

- Qua bài học chúng ta được ôn lại kiến thức gì?

- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

- HS vận dụng kiến thức để chia 1 hình chữ nhật nào đó thành nhiều phần bằng nhau một cách nhanh nhất.

- Nhận xét giờ học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

- HS nêu lại nội dung ôn tập.

-HS thực hiện

-Lắng nghe

Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:

...

...

...

_____________________________________

TẬP ĐỌC

Tiết 1: Thư gửi các học sinh I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Yêu cầu chung:

- Đọc đúng, trôi chảy diễn cảm toàn bài, biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc đúng các từ ngữ: khai trường, tưởng tượng , siêng năng, nô lệ.

Học sinh (M3,4) đọc Thể hiện được tình cảm thân ái, tin tưởng, thiết tha của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam.

- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn, tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha

(5)

ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm…công học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK).

- Học sinh yêu quê hương, đất nước; yêu quý và kính trọng Bác Hồ. Hình thành Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

2. Yêu cầu riêng dành cho học sinh KT: HS đọc 1-2 câu trong bài.

* Giáo dục tư tưởng HCM: Học sinh hiểu yêu nước chính là thực hiện các nhiệm vụ của người học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1.Giáo viên:

+ Tranh ảnh về Bác.

+ Bảng phụ viết sẵn câu văn “ Ngày hôm nay…Vậy các em nghĩ sao?”

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của - Giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh.

- Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"

- Giới thiệu bài. GV ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1

a. Luyện đọc: 7 phút

- Gọi HS đọc toàn bài, và yêu cầu hs nêu giới hạn từng đoạn.

- GV yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn:

+ Luyện đọc lần 1: Luyện phát âm.

* GV ghi bảng những từ cần luyện đọc. HS luyện đọc cá nhân.

+ Luyện đọc lần 2: Giải nghĩa từ.

+ Luyện đọc lần 3: Đánh giá

 GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

Gọi một cặp HS đọc trước lớp.

- GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN.

- HS hát - HS ghi vở

Lắng nghe

a. Luyện đọc:

- 1 HS đọc toàn bài, hs nêu cách chia đoạn:

+ Đoạn 1: “ Các em…nghĩ sao?”

+ Đoạn 2: Phần còn lại.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó trong nhóm.

+ Khai trường, tưởng tượng, siêng năng, nô nức.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó trong phần chú giải SGK và một số từ khó phát hiện thêm.

- HS đọc câu dài, và luyện đọc nối tiếp đoạn lần 3. HS đánh giá bạn đọc.

- HS đọc theo cặp.

- HS nghe.

Luyện đọc

(6)

b. Tìm hiểu bài :10 phút

- GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp:

- Ngày khai trường 2 tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với ngày khai trường trước đây?

+ GV: Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi: “Vậy các em nghĩ sao?”

+ GV yêu cầu hs nêu ý 1.

* GV Kết luận: Trước đây học sinh học theo nền giáo dục do Pháp bắt buộc, chỉ con nhà giàu mới được theo học…. từ nay trở đi, các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Một nền giáo dục mà mọi trẻ em đều được cắp sách tới trường.

Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào…

- Sau CM T8 nhiệm vụ của toàn dân là gì?

- GV: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

+ GV yêu cầu hs nêu ý 2.

+ Qua thư của Bác, em thấy bác có tình cảm gì với các em học sinh? Bác Hồ gửi gắm hi vọng gì vào các em học sinh? (TTHCM)

- GV kết luận: Đó chính là lời khuyên, cũng là sự tin tưởng mà Bác Hồ đã gửi đến các cháu HS, những mầm non tương lai của đất nước.

+ Nêu ý chính của bài ?

3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm: 8 phút

b. Tìm hiểu bài

- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ

Ý 1. Nền giáo dục mới

- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị TDP đô hộ.

Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN (Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó).

- HS trả lời: Bác nhắc các em HS phải nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào để các em có ngày hôm nay. Các em cần phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.

- HS nêu nội dung ý 1: Nền giáo dục mới

Ý 2. Nhiệm vụ của cả dân tộc - XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu…

- Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất nước.

- HS nêu: Nhiệm vụ của toàn dân tộc trong công cuộc kiến thiết đất nước

- Bác rất yêu các cháu HS, Bác mong các cháu HS phải cố gắng siêng năng học tập, nghe thầy yêu bạn, lớn lên xây dựng đất nước, theo kịp các nước khác.

- HS nêu nội dung chính của bài.

Theo dõi, nhắc lại

(7)

- Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc chung của bài.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài (Đoạn 1)

- GV đọc mẫu, yêu cầu hs nghe và nêu cách đọc cụ thể.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.

- GV giành thời gian cho học sinh học thuộc lòng.

- GV tổ chức cho HS thi học thuộc lòng trước lớp.

- GV tuyên dương hs đọc diễn cảm và học thuộc lòng đoạn văn tốt.

- GV: Em hãy nói những việc em đã làm được hoặc sẽ phấn đấu làm trong thời gian tới để thực hiện nhiệm vụ của người học sinh đối với đất nước?

- Em cảm nhận được gì qua bài học hôm nay?

- GV nhận xét giờ học.

- Giáo viên đề nghị HS sưu tầm các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ

3. Luyện đọc diễn cảm – học thuộc lòng đoạn văn

- 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài.

+ Đọc đoạn 1: giọng nhẹ nhàng thân ái.

+ Đọc đoạn 2: giọng xúc động thể hiện niềm tin.

- HS nghe và nêu cách đọc cụ thể:

+ Giọng vui vẻ, tha thiết.

+ Nhấn giọng: cảnh nhộn nhịp, tưng bừng, hết thảy, cuộc chuyển biến khác thường, sung sướng.

- HS luyện đọc nhóm đôi.

- HS thi đọc diễn cảm.

- HS luyện đọc thuộc lòng đoạn

“Sau 80 năm … của các em”

- Một vài hs đọc thuộc lòng trước lớp.

- HS thi đọc thuộc lòng.

- HS đánh giá, khen bạn đọc thuộc lòng, có thể hiện diễn cảm.

- HS nói những việc HS đã làm được hoặc sẽ phấn đấu làm trong thời gian tới: chăm chỉ học tập, làm bài, học bài trước khi đến lớp, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, nghe lời cha mẹ thầy cô, phấn đấu là HS xuất sắc trong năm học lớp 5,....

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:

………

………

………

………

CHÍNH TẢ

Tiêt 1: Nghe – viêt: Việt Nam thân yêu

(8)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Yêu cầu chung:

- Nghe - viết đúng bài chính tả VN thân yêu, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát. Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng BT 3.

- Rèn kĩ năng nghe, viết, biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

* Yêu cầu riêng cho HSKT: Theo dõi, lắng nghe II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

1. Giáo viên:

TBDH thông minh có sẵn bảng phụ ghi nội dung - Bài chính tả: Việt Nam thân yêu

- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2;3 2. Học sinh:

- SGK, vở viết, bút mực

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đấu:(3 phút)

- Cho HS hát

- GV nêu 1 số điểm cần lưu ý về y/

c của giờ Chính tả lớp - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS nghe và thực hiện - HS mở vở, ghi đầu bài

Lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức:6’

- GV đọc toàn bài

- Y/c HS suy nghĩ nêu nội dung của bài.

- Bài viết này thuộc thể loại thơ gì ? Nêu cách trình bày

- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ? - GV đọc từ khó- HS luyện viết từ khó

- HS theo dõi, lắng nghe.

- HS nêu nội dung bài viết - Thơ lục bát

- Mênh mông, bay lả, nhuộm bùn

- HS viết từ khó ra giấy nháp- 1 bạ lên bảng viết

Theo dõi

3. Hoạt động Luyện tập- thực hành: 15’

2.1. Nghe – viết: Việt Nam thân yêu

- GV đọc mẫu lần 1.

- GV đọc lần 2 (đọc chậm) - GV đọc lần 3.

Nghe – viết: Việt Nam thân yêu

- HS theo dõi.

- HS viết theo lời đọc của GV.

- HS soát lỗi chính tả.

Theo dõi

- GV chữa, đánh giá 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- HS thu bài nộp cho giáo viên nhận xét- chữa bài.

- HS nghe 2.2. Làm bài tập: 10’

Bài 2: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài

Bài 2: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài

(9)

văn sau:...

- Gọi HS đọc bài 2

- GV hướng dẫn 3 dòng đầu

- GV Tổ chức HS trao đổi cách làm và làm bài

- Gọi đại diện các nhóm chữa bài - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

*Kết luận: phân biệt được các tiếng bắt đầu bằng ng/ngh; g/gh; c/

k

Bài 3: Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài

- GV y/c HS suy nghĩ làm bài cá nhân

- Gọi HS đọc bài làm, chữa bài - GV kết luận kết quả đúng

- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc viết k/c, g/gh, ng/ngh

* Kết luận: Quy tắc viết các chữ vắt đầu bằng k/c, g/gh, ng/ngh

văn sau:...

- HS đọc nội dung yêu cầu của BT

- HS nghe ( Các từ cần điền trong 3 dòng đầu):....ngày....

ghi.... ngát.... ngữ... nghỉ - HS thảo luận nhóm đôi

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả .... gái...góp....ngày .... của...

kết....của .... kiên ... kỉ

- HS đọc lại bài văn hoàn chỉnh Bài 3: Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống

- HS đọc y/c

- HS làm bài cá nhân.

- HS đọc bài làm của mình - HS nhận xét, bổ sung

Âm đầu Đứng

trước i,e,ê

Đứng trước các

âm còn lại Âm “

cờ”

Viết là k Viết là c Âm “

gờ”

Viết là gh

Viết là g Âm “

ngờ”

Viết là ngh

Viết là ng

- HS nêu 4. Hoạt động vận dụng:4’

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV phổ biến luật chơi

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện

- GV nhận xét, tuyên dương những hs tìm từ nhanh và chính xác

Kết luận: Cần ghi nhớ cách viết với các chữ bắt đầu là c/k, g/gh, ng/ngh.

-HS lắng nghe

- Tìm các tiếng có nghĩa bắt đầu bằng c/k, g/gh, ng/ngh.

Trưởng ban học tập điều khiển trò chơi

VD:

C: cá, con, cô, cơm...

K: kẻ, kẻng, kĩ...

G: gà, gỗ, gốc...

Ng: ngủ, ngồi, ....

...

Lắng nghe

(10)

- Y/c HS nhắc lại nội dung giờ học - Về nhà tìm các tiếng được ghi bởi c/k, g/gh, ng/ngh.

- HS nêu nội dung giờ học IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:

………

………

………

………

====================================================================================

Ngày soạn: 03 /9/2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 07 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 2. Ôn tập: Các tính chất cơ bản của phân số I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Yêu cầu chung:

- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số

- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân sốvà quy đồng mẫu số các phân số ( Trường hợp đơn giản). HS làm bài 1, 2.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, ham thích học toán. Hình thành năng lực: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

* Yêu cầu riêng: Theo dõi, lắng nghe.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên:

- Bảng phụ, SGK 2. Học sinh:

- SGK, vở viết

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của - Giáo viên Hoạt động của học sinh Ngọc

Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi: Tổ chức HS thành 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 6 HS + Tìm phân số bằng 43 ? Giải thích cách làm?

- Nhóm nào viết đúng và nhanh hơn, tìm được nhiều p/s hơn thì giành chiến thắng.

- GV nhận xét , tuyên dương nhóm thắng.

- Giới thiệu bài.

- HS nghe phổ biến, quy luật chơi.

- HS tham gia trò chơi.

- Nhận xét đánh giá kết quả của các bạn, nhận định nhóm giành chiến thắng.

- HS ghi vở

Lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức: 30’

a. Ôn tính chất cơ bản của phân số

a. Ôn tính chất cơ bản của phân số

Theo dõi

(11)

- GV đưa ra dưới dạng BT: Điền số thích hợp. Yêu cầu HS làm bài cá nhân

5 5 ... ... 15 15 :... ...

6 6 ... ... 18 18 :... ...; x

x

- Làm thế nào để 2 p/s đó bằng nhau?

- HS nêu tính chất cơ bản của phân số?

*Kết luận: Cả tử số và mẫu số phải cùng nhân hoặc cùng chia với cùng một số tự nhiên khác 0

b. Ứng dụng của tính chất

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 để tìm ra cách ứng dụng:

+ Rút gọn phân số

+ Quy đồng mẫu số: cách tìm MSC

- GV đưa hai bài tập, yêu cầu các nhóm rút gọn và quy đồng MS hai phân số sau.

+ Rút gọn phân số 12090 . + Quy đồng mẫu số 5274

- GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả chữa bài.

- Tương tự giáo yêu cầu HS thực hiện rút gọn và quy đồng MS các phân số có trong ví dụ 2/sgk/5

* Kết luận: khi rút gọn cần phải rút được về PS tối giản; MSC phải là MSC nhỏ nhất.

- HS làm bài tập vào vở nháp

6

5 =6533= 1815; 1815=

3 : 18

3 : 15

- HS thảo luận nhóm để rút ra nhận xét: Tính chất SGK

b. Ứng dụng của tính chất - HS thảo luận nhóm, làm bài tập theo yêu cầu của GV.

* Rút gọn phân số

120

90 =12090::1010=129 =129::33=43

* Quy đồng mẫu số

5

2 =5277=1435; 74 =7455=3520 - Đại diện hai nhóm lên bảng làm bài.

- Các nhóm khác nghe nhóm bạn trình bày nhận xét đúng sai.

- HS nghe

3. Hoạt động Luyện tập

(12)

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV gọi học sinh chữa bài.

- GV kết luận kết quả đúng.

- Qua bài tập, em được ôn lại kiến thức gì?

* Kết luận: Cách rút gọn phân số.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu - Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài, Giáo viên giúp đỡ HS chưa hoàn thành

- Giáo viên hướng dẫn HS chữa bài.

- GV nhận xét, kết luận bài đúng.

+ Để quy đồng được mẫu số các phân số em làm thế nào?

+ Chọn MSC để quy đồng cần lưu ý gì?

*Kết luận: Cách QĐMS và cách tìm MSC nhỏ nhất.

Bài 1: Rút gọn các phân số

15 18 36

; ; 25 27 64

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cả lớp làm vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm bài.

- HS đọc bài làm của mình trên bảng, HS khác nhận xét đúng sai.

- HS đổi chéo vở kiểm tra, chữa bài.

25 15 =

5 : 25

5 : 15 =

5

3;

27 18 =

9 : 27

9 : 18 =

3 2

64 36 =

4 : 64

4 : 36 =

16 9

Bài 2: QĐMS các phân số - 1 HS đọc đề bài.

- HS nêu yêu cầu, làm bài vào VBT, 2 học sinh lên bảng làm bài.

- HS dưới lớp nối tiếp đọc kết quả bài làm của mình giải thích cách làm, so sánh bài trên bảng , nhận xét đúng sai.

3

285 ; Mẫu số chung 24

3

2 =3288=1624; 85=8533=1524

4

1121 ; Mẫu số chung 12

…….

6

583; Mẫu số chung 24

………

- Nhân cả TS và MS với cùng một số tự nhiên, sao cho mẫu số của các phan số bằng nhau

- Nên tìm MSC nhỏ nhất

Lắng nghe

Bài 3

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:

+ Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi.

Bài 3: Tìm các phân số bằng nhau - HS nghe GV phổ biến trò chơi.

- HS tham gia trò chơi: Hai HS đại diện cho hai nhóm thi.

 Các nhóm chữa bài, giải thích cách

Lắng nghe

(13)

+ GV tổ chức cho 2 nhóm HS chơi trong thời gian 3 phút.

+ Gọi HS nhận xét đánh giá các đội chơi.

+ Tuyên dương đội thắng cuộc.

- Để tìm hai phân số bằng nhau ta làm như thế nào?

*Kết luận: Phân số bằng nhau.

làm. HS bên dưới nhận xét, đánh giá.

Phân số bằng 52 : 1230;10040 Phân số bằng 74 : 1221;3520

- Ta có thể rút gọn phân số hoặc QĐMS

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Vai trò của t/c cơ bản của phân số.

- Nêu cách tìm các PS bằng nhau từ một PS cho trước?

 Nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị bài sau.

- HS nêu

Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:

...

...

...

_____________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 1: Từ đồng nghĩa I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn(ND ghi nhớ).

- Học sinh tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 ( 2 trong số 3 từ), đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu ( BT3).

- Rèn HS kĩ năng tìm từ, đặt câu. Biết vận dụng vào cuộc sống.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. GV: TB PHTM viết sẵn các từ in đậm ở bài 1 phần nhận xét.

2. HS: SGK, vở BTTV

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C:Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐNgọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS

- GV giới thiệu chương trình LTVC.

- HS nghe - HS nghe - HS ghi vở

Lắng nghe

(14)

- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.

- Ghi bảng

2. Hình thành kiến thức: 15’

2.1. Nhận xét Bài 1

 HS nêu yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.

- GV đưa các từ: xây dựng - kiến thiết; vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm, hướng dẫn HS giải nghĩa từ.

 Em có hiểu nghĩa những từ đó như thế nào?

- HS thảo luận nhóm 4

- Yêu cầu HS so sánh nghĩa của các từ trên.

- Thế nào là từ đồng nghĩa?

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu BT -Tổ chức hoạt động nhóm 4 theo yêu cầu sau:

+ Thay đổi vị trí các từ in đậm .

+ Đọc lại đoạn văn sau khi đã thay đổi các từ đồng nghĩa.

+ So sánh ý nghĩa của từng câu trong đoạn văn trước &

sau khi thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa.

- Gọi đại diện trả lời

 Những từ nào thay thế được cho nhau, không thay thế được, vì sao?

 HS nêu kết quả, các nhóm

2.1. Phần nhận xét

Bài 1: so sánh nghĩa của các từ in đậm

+ HS đọc yêu cầu

 Xây dựng: làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.

 Kiến thiết: Xây dựng theo quy mô lớn.

 Vàng xuộm: vàng đậm.

 Vàng hoe: vàng nhạt, tươi, ánh.

 Vàng lịm: vàng của quả chin

 Từ xây dựng và kiến thiết có nghĩa giống nhau, các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm đều chỉ màu vàng.

- Các nhóm thảo luận - Đại diện trả lời

- Giống nhau: XD và kiến thiết cùng chỉ một hoạt động, các từ còn lại cùng chỉ màu vàng.

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

Bài 2: Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét những từ nào thay thế được, từ nào không thay thế được?

Vì sao?

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận nhóm - HS trả lời

Đoạn a hai từ có thể thay đổi vị trí vì nghĩa của chúng giống nhau.

 Đoạn b không thể thay đổi vị trí cho nhau vì như vậy không miêu tả

Theo dõi

(15)

khác nhận xét, bổ sung.

GV:

+ Các từ xây dựng- kiến thiết có nghĩa giống nhau hoàn toàn được gọi là đồng nghĩa hoàn toàn.

+ Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùng chỉ màu vàng nhưng sắc thái màu vàng là khác nhau. Những từ có nghĩa không giống nhau hoàn toàn như thế gọi là đồng nghĩa không hoàn toàn. Với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn các em cần phải cân nhắc thật kĩ lưỡng khi sử dụng.

 Từ đồng nghĩa là gì? Có mấy loại đồng nghĩa, cho ví dụ?

- Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn?

- Rút ra KL 2, 3 phần ghi nhớ 2.2. Phần ghi nhớ

- Em hãy lấy VD về từ đồng nghĩa & từ đồng nghĩa không hoàn toàn

đúng đặc điểm của sự vật.

 Xây dựng, kiến thiết: đồng nghĩa hoàn toàn.

 Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm:

đồng nghĩa không hoàn toàn.

- HS nêu - HS nêu lại

- 2 HS đọc ND ghi nhớ SGK - HS nối tiếp lấy VD.

3. Hoạt động Luyện tập: 15’

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu

 HS nêu các từ in đậm có trong bài.

 Để xếp được các từ theo nhóm đồng nghĩa, em phải làm gì?

 Yêu cầu HS làm BT theo cặp.

 Chữa bài:

+ GV gọi HS chữa bài.

Bài 1: Xếp các từ in đậm thành nhóm đồng nghĩa

- HS đọc yêu cầu và các từ in đậm - HS làm theo cặp, chia sẻ kiến thức.

nước nhà- non sông hoàn cầu- năm châu - HS trả lời.

+ HS nêu kết quả bài làm của mình, hs khác nhận xét đúng sai.

+ Vì hai từ này cùng chỉ đất nước, nó là từ đồng nghĩa hoàn toàn.

Nhắc lại

(16)

+ Tại sao em lại xếp từ nước nhà, non sông vào một nhóm?

 GV kết luận lời giải đúng.

 Yêu cầu HS (M3,4) tìm thêm từ đồng nghĩa với những cặp từ trên.

 Em vừa được luyện tập kiến thức gì?

* Kết luận: Xếp các từ thành nhóm đồng nghĩa.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu.

 GV gọi HS nhận xét và chữa bài.

 GV chốt kết quả đúng.

+ Các từ em vừa tìm được là loại từ gì?

+ xinh, đèm đẹp, đẹp đẽ thuộc nhóm từ đồng nghĩa nào?

*Kết luận: Tìm từ đồng nghĩa theo từ cho trước.

- HS nối tiếp nhau nêu từ tìm được.

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:

- HS đọc yêu cầu

 HS làm bài tập trên phiếu theo nhóm.

 Các nhóm dán kết quả, trình bày, chia sẻ.

 HS nhận xét đúng sai.

+ Đẹp: đẹp đẽ, tươi đẹp, xinh xắn….

+To lớn: to, lớn, to đùng, vĩ đại...

+ Học tập: học hành, học…

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

* Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu theo mẫu.

- GV nhận xét câu của học sinh.

- Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn?

- Bài tập giúp em luyện kiến thức gì?

* Kết luận: cách đặt câu với từ đồng nghĩa.

Bài 3: Đặt câu với từ ở bài tập 2 - HS đọc yêu cầu

- HS tự làm bài tập.

- HS đọc nối tiếp đọc câu của mình và chữa bài.

Ví dụ:

+ Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ.

+ Cuộc sống mỗi ngày một tươi đẹp.

- Vì từ đồng nghĩa không hoàn toàn khác nhau về sắc thái, mức độ biểu cảm,…nên cần cân nhắc trước khi sử dụng để tránh gây hiểu nhầm cho người đọc, người nghe.

(17)

4.Hoạt động Vận dụng (3 phút) - Tìm một số từ đồng nghĩa hoàn toàn

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS nghe và thực hiện

Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:

………

………

………

………

_________________________________________

KỂ CHUYỆN Tiết 1. Lý Tự Trọng I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Yêu cầu chung:

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kể thù.

 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bô, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

-Rèn lòng dũng cảm, giàu lòng yêu nước. Hình thành năng lực ghi nhớ, Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

* Yêu cầu riêng cho HSKT: Theo doi, lắng nghe

* Giáo dục ANQP: Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: Tranh minh hoạ SGK, Lời thuyết minh cho từng tranh.

2. HS: Vở, SGK Truyện đọc lớp 5.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y- H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế  :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ Ngọc

Ánh 1. Hoạt động mở đấu:(5 phút)

- Giới thiệu chương trình phân môn kể chuyện lớp 5.

GV hỏi:Em biết gì về anh Lý Tự Trọng

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- Ví dụ : Anh Lý Tự Trọng là một thanh niên yêu nước. Anh tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn ít tuổi. Anh hy sinh năm 17 tuổi.

Lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức : 12’

* GV kể chuyện

- GV kể lần 1: kể toàn truyện.

- GV kể lần 2: kết hợp tranh minh hoạ,

* GV kể chuyện - HS lắng nghe

- HS lắng nghe và quan sát

Theo dõi

(18)

giải nghĩa từ .

- GV giúp HS nhớ nội dung câu chuyện:

Câu chuyện có những nhân vật nào?

Anh Lý Tự Trọng được cử đi học ở nước ngoài khi nào?

Về nước anh làm nhiệm vụ gì?

Hành động dũng cảm nào của anh làm em nhớ nhất?

 Kết luận: Anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dung cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

tranh minh hoạ

+ Sáng dạ: rất thông minh.

+ Mít tinh: cuộc hội họp của đông đảo quần chúng có nội dung chính trị,…

+ Luật sư: người bào chữa.

+ Tuổi thành niên: Từ 18 tuổi trở lên.

+ Quốc tế ca: Bài hát của giai cấp công nhân.

- HS đọc yêu cầu 1 SGK và trao đổi nội dung tranh.

- Các nhóm nêu nội dung, nhận xét.

+ Lí Tự Trọng, luật sư bào chữa, sếp Tây, mật thám Pháp tên là Lơ-grăng.

+ Năm 1929.

+ Anh nhận nhiệm vụ liên lạc, chuyển nhận thư từ, tài liệu tới các tổ chức Đảng ở nước bạn qua đường tàu biển.

- HS nói theo ý hiểu.

3. Hoạt động luyện tập:15 phút

* a. Học sinh kể chuyện*

- Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện trước lớp.

- Nhận xét và chọn người kể chuyện hay nhất.

- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩ câu chuyện:

+ Anh Lý Tự Trọng là người như thế nào?

+ Hành động nào của anh Trọng khiến em khâm phục nhất?

* a. Học sinh kể chuyện - HS đọc yêu cầu.

- HS viết lời thuyết minh cho ND mỗi bức tranh, HS phát biểu, nhận xét

- HS tập kể theo nhóm:

+ mỗi người kể nội dung của một tranh.

+ Các bạn khác nghe và nhận xét.

- HS các nhóm thi kể - Các nhóm nhận xét

Lắng nghe

b.Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: b.Tìm hiểu ý nghĩa câu

(19)

- Cho HS trả lời câu hỏi:

+ Nhân vật chính trong câu chuyện là ai ?

+ Ý nghĩa câu chuyện

- GV nhận xét, kết luận: Chiến công và sự hy sinh dũng cảm để bảo vệ đồng chí, để thực hiện lý tưởng của anh Lý Tự Trọng mãi mãi là tấm gương cho lớp lớp thanh niên VN noi theo.

chuyện:

- HS nghe, tự trả lời câu hỏi, báo cáo với giáo viên

+ Lý Tự Trọng

+ Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

- HS nghe

4. Hoạt động vận dụng:5’

- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về người Việt Nam?

*ANQP: Những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc như: Vừ A Dính (1934-1949) sinh ra trong gia đình người Mông ở tỉnh Lai Châu. Anh giác ngộ cách mạng từ rất sớm, trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo khi mới 13 tuổi. Trong một lần làm nhiệm vụ, Vừ A Dính bị giặc bắt. Đòn roi tra tấn dã man không thể khiến chiến sĩ nhỏ tuổi khuất phục. Ngày 15/6/1949, quân Pháp bắn chết Vừ A Dính.

- Nguyễn Văn Cừ (1912-1941), quê Bắc Ninh, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Ông từng bị Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, sau khi được thả tự do, Nguyễn Văn Cừ tiếp tục hoạt động bí mật ở Hà Nội. Ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi. ..

- Câu chuyện cho thấy người VN rất yêu nước, sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình vì đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

- HS nghe băng bài hát ca ngợi anh Lí Tự Trọng

- Để thể hiện sự kính phục với anh Lí Tự Trọng, nhân dân ta đã làm những việc gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Đặt tên những con đường, đặt tên trường mang tên anh, , xây dựng tượng đài, lập đền thờ,....

(20)

Dặn dò: Tìm hiểu những truyện kể về anh hùng, danh nhân của nước ta.

IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:

...

...

...

...

__________________________________________

KHOA HỌC Tiết 1. Sự sinh sản I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Yêu cầu chung

- Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. Học sinh yêu con người, xã hội, bố mẹ.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, Tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Ham tìm tòi, khám phá kiến thức, yêu thích môn học.: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

* Yêu cầu riêng cho HSKT: Theo dõi, lắng nghe

* GDKNS : KN phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và co cái để rút ra nhận xét bố mệ và con có đặc điểm giống nhau.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi "Bé là con ai ?" (đủ dùng theo nhóm) 2. HS: Vở, SGK,...

III- CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C:Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Ngọc Ánh 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Giới thiệu chương trình học

- Em có nhận xét gì về sách khoa học 4 và sách khoa học 5?

- GV nhấn mạnh nội dung: con người và sức khoẻ để vào bài.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- 1 HS đọc tên SGK.

- Dựa vào mục lục đọc tên các chủ đề của sách.

- Sách khoa học 5 có thêm chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- HS ghi vở

Lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(26phút)

* Hoạt động 1: Trò chơi: Bé là con ai.

- Nêu tên trò chơi, giới thiệu đồ chơi và phổ biến cách chơi.

- Lắng nghe.

- Nhận đồ chơi và thảo luận theo 4 nhóm: Tìm bố mẹ cho từng em

Theo dõi

(21)

- Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

Ví dụ:

+ Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con (mẹ con)?

- GV hỏi để tổng kết trò chơi:

+ Nhờ đâu các em tìm được bố và mẹ cho em bé?

+ Qua trò chơi em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?

* Kết luận:

* Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự sinh sản ở người.

- Hướng dẫn HS làm việc theo cặp.

+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh.

+ 1 HS đọc nội dung từng câu hỏi SGK (theo 3 thời điểm: lúc đầu, hiện nay và sắp tới) cho HS 2 trả lời.

+ HS 1 khẳng định đúng sai.

- Treo các tranh minh hoạ không có lời, yêu cầu HS giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Liên.

- GV nhận xét và nêu câu hỏi kết thúc hoạt động 2:

+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?

+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?

+ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?

* Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình được duy trì, kế tiếp nhau.

bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của em bé.

- Đại diện hai nhóm dán phiếu lên bảng.

- Đại diện hai nhóm khác lên hỏi bạn.

- Cùng tóc xoăn, cùng nước da trắng, mũi cao, mắt to và tròn, nước da đen và hàm răng trắng, mái tóc vàng và nước da trắng giống bố, mẹ....

- Trao đổi theo cặp và trả lời.

- Em bé có đặc điểm giống bố mẹ của chúng.

-Trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

- HS quan sát hình 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp dưới sự hướng dẫn của GV.

- 2 HS cùng cặp nối tiếp nhau giới thiệu

- Thảo luận nhóm đôi và đại diện trả lời.

- 2 thế hệ

- Nhờ có sự sinh sản.

- Không duy trì được các thế hệ, loài người sẽ bị diệt vong.

- Nêu nội dung bạn cần biết

(22)

* Hoạt động3: Liên hệ thực tế gia đình của em.

- Tổ chức cho HS giới thiệu

- GV nhận xét và kết luận bạn giới thiệu hay và gia đình ai đảm bảo việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

SGK, trang 5.

- HS dùng ảnh gia đình để giới thiệu các thành viên trong gia đình và các điểm giống nhau giữa các thành viên

3.Hoạt động vận dụng:(3 phút)- Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em?

- Nhờ đâu mà các thế hệ dòng họ và gia đình được kế tiếp?

- Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?

- Về nhà vẽ sơ đồ các thế hệ của gia đình em.

- HS TL

- HS nghe và thực hiện

Lắng nghe

====================================================================================

Ngày soạn: 4/9/2021

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 7 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 3. Ôn tập: So sánh hai phân số I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Yêu cầu chung:

 Nhớ lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

 Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự.

- Bồi dưỡng niềm say mê học toán.

* Yêu cầu riêng cho HSKT: Theo dõi, lắng nghe II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Bảng phụ, SGK 2. Học sinh:

- SGK, vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi:

+ Chia thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 thành viên, các thành viên còn lại cổ

- HS chơi trò chơi Theo dõi

(23)

vũ cho hai đội chơi.

+ Nhiệm vụ của mỗi đội chơi: Viết hai phân số rồi quy đồng mẫu số hai phân số đó.

+ Hết thời gian, đội nào nhanh và đúng thì đội đó sẽ thắng.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hình thành kiến thức : 30’

- GV nêu yêu cầu: So sánh 2 p/s a.

7 2

7

5 ; b.

4 3

7 5

- Em có nhận xét gì về các cặp phân số được so sánh?

- Giáo viên gọi HS lên bảng làm bài.

- Yêu cầu HS chữa bài.

- Chốt kết quả đúng.

- HS nêu cách so sánh 2 phân số?

* Kết luận: Phương pháp chung để so sánh hai phân số là làm cho chúng có cùng mẫu rồi so sánh các tử số.

a. Bổ sung kiến thức cách so sánh 2 phân số

- Cặp phân số phần a là hai p/s có cùng mẫu số; phần b là hai phân số khác mẫu số.

- Một học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp.

- HS Chữa bài: đọc bài làm của mình trên bảng, giải thích cách làm, HS khác nhận xét đúng sai.

- HS đổi chéo vở kiểm tra, chữa bài nếu sai.

7 2 <

7

5 4375

4

3 =4377 =2821 ; 75 =7544 =282021>20 nên

28 21>

28 20 vậy

4 3 >

7 5

- Hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn thì lớn hơn.Nếu khác mẫu số, QĐMS sau đó so sánh.

Theo dõi

3. Hoạt động luyện tập: 15’

Bài 1.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài. Giáo viên

Bài 1. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm

- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.

(24)

giúp đỡ HS hoàn thành.

- Giáo viên hướng dẫn chữa bài.

- Ai còn có cách làm khác? (Nếu không sinh không phát hiện ra, GV giới thiệu thêm cách so sánh hai phân số 2/3 và 3/4 - so sánh phần bù)

- Có những cách nào để so sánh hai phân số?

* Kết luận: Các cách so sánh hai phân số.

- 2 HS lên bảng làm bài; cả lớp làm vào vở.

- Chia sẻ kết quả trước lớp

11

4 <116 ; 76 =1412 ; 1715

>1710;32 43

 Đổi chéo vở kiểm tra, chữa bài.

- HS nêu các cách so sánh 2 p/s đã biết.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4 - Giáo viên hướng dẫn chữa bài.

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá.

 Để viết được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại ta làm như thế nào?

* Kết luận: Cách viết các phân số theo thứ tự cho trước.

Bài 2: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận và tự làm bài vào vở, 2 HS làm bài lên bảng - Chia sẻ kết quả trước lớp - Nhận xét đúng sai.

Thứ tự từ bé đến lớn:

6 5 <

9

8 < 1817

Thứ tự từ bé đến lớn12 <

8

5 < 43

- Cần so sánh các phân số.

4. Hoạt động vận dụng: 5’

 Nêu lại các cách so sánh phân số ?

 Nhận xét giờ học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

- Về nhà tìm hiểu cách so sánh 2 phân số với một phân số trung gian.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:

...

...

...

____________________________________

TẬP ĐỌC

Tiết 2: Quang cảnh làng mạc ngày mùa

(25)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Yêu cầu chung:

- Đọc đúng, trôi chảy diễn cảm toàn bài, biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc đúng các từ ngữ: sương sa, vàng xuộm lại, lắc lư, treo lơ lửng, lạ lùng. Học sinh đọc thể hiện được tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương, đất nước.

- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ND bài: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động, trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương, đất nước.

- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

* Yêu cầu riêng cho HSKT: Theo dõi, lắng nghe

* GDBVMT: HS hiểu biết thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam. Từ đó thêm yêu quê hương đất nước, biết bảo vệ cảnh đẹp của quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: TBDH thông minh có sẵn hình ảnh sau:

- Tranh vẽ về quang cảnh làng mạc ngày mùa.

2. Học sinh: Vở, SGK,...

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y- H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế  :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn trong “Thư gửi các HS” và TLCH trong SGK.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc - HS nghe, ghi vở

Lắng nghe 2. Hoạt động hình thành kiến thức : 20’

a. Luyện đọc :

- Gọi HS đọc toàn bài, và yêu cầu hs nêu giới hạn từng đoạn.

- GV yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn:

+ Luyện đọc lần 1: Luyện phát âm.

*GV ghi bảng những từ cần luyện đọc. HS luyện đọc cá nhân.

+ Luyện đọc lần 2: Giải nghĩa từ.

+ Luyện đọc lần 3: Đánh giá

 GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

Gọi một cặp HS đọc trước lớp.

- GV đọc mẫu cả bài giọng tả chậm rãi, dịu dàng. Nhấn các từ tả màu vàng.

a. Luyện đọc :

- 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn:

+ Chia làm 4 đoạn Đoạn 1: Câu mở đầu Đoạn 2: Tiếp … lơ lửng Đoạn 3: Tiếp … đỏ chói Đoạn 4: Phần còn lại

- 4 HS đọc nối tiếp lần 1+ luyện đọc từ khó .

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó trong phần chú giải SGK và một số từ khó phát hiện thêm.

- HS đọc câu dài, và luyện đọc nối tiếp đoạn lần 3. HS đánh giá bạn đọc.

- HS đọc theo cặp.

- HS nghe.

Theo dõi

(26)

b. Tìm hiểu bài

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc bài văn, thảo luận nhóm 4 và TLCH sau đó báo cáo:

- HS đọc toàn bài, thảo luận, trả lời câu hỏi:

Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?

 Để miêu tả được màu sắc của các sự vật, tác giả dùng giác quan nào?

GV: Bao trùm cảnh làng quê ngày mùa là những màu vàng khác nhau.

Mỗi từ chỉ màu vàng cho ta 1 cảm nhận thật riêng biệt về đặc điểm của từng cảnh vật: bụi mía “vàng xọng” – màu vàng như có nước chắc hẳn những cây mía đó thật ngọt và ngon, buồng chuối đốm quả “chín vàng”- chuối tiêu trứng quốc thơm và ngọt lắm, con chó con gà vàng mượt” vàng mượt” – màu vàng của sự béo tốt, có bộ lông óng ả, mượt mà,…Tất cả đều được tắm một màu vàng trù phú, đàm ấm- màu vàng của sự ấm no và tràn đầy sức sống.

 Vậy qua cách miêu tả màu vàng của từng cảnh vật, em có nhận xét gì về cách dùng từ và quan sát của tác giả?

Chốt: Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, giàu hình ảnh nhà văn Tô Hoài đã vẽ lên một bức tranh làng quê vào ngày mùa tràn ngập sắc vàng. Tô điểm trên nền vàng ấy là mấy chiếc lá lụi

“đỏ”, mấy quả ớt “đỏ chói”. Cách viết như thế rất hay, không chỉ gợi lên vẻ đẹp muôn màu của sự vật mà còn thể hiện một bút pháp nghệ thuật phối sắc tài hoa làm cho bức tranh

“quang cảnh làng mạc ngày mùa”

mang vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng và vô cùng hấp dẫn.

* HS đọc thầm đoạn cuối bài và trả lời câu hỏi:

 Thời tiết ngày mùa như thế nào?

b. Tìm hiểu bài:

*Ý 1: Màu vàng của ngày mùa ở làng quê

 Lúa vàng xuộm; nắng vàng hoe;

 bụi mía vàng xọng; quả xoan vàng lịm; rơm thóc vàng giòn; lá mít vàng ối; gà chó vàng mượt;

… vàng trù phú, đầm ấm.

 Mắt (Thị giác), cảm giác (xúc giác)

 Mỗi sự vật đều được tác giả quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế, cách dùng từ chỉ màu vàng đa dạng, phong phú.

Ý 2: Thời tiết, con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp

 Đẹp, không có cảm giác héo tàn…, hơi thở của đất trời thơm

Nhắc theo

(27)

 Làng mạc ngày mùa còn có “hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ”, ngoài việc miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa bằng mắt và cảm giác tác giả còn sử dụng cả giác quan nào nữa?

 Hình ảnh con người hiện lên như thế nào?

 Những chi tiết về thời tiết và con người gợi cho ta cảm nhận điều gì?

GV: Thời tiết của làng quê vào ngày mùa rất đẹp. Nó không gợi cho ta cảm giác héo tàn, hanh hao của những ngày cuối thu, trời không nắng không mưa…một môi trường thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam. Bức tranh làng mạc ngày mùa thật hữu tình: thời tiết đẹp, mưa nắng thuận hòa, con người cần mẫn, siêng năng, cảnh làng quê Việt nam hiện lên thật ấm no và tràn đầy sức sống.

(GDBVMT).

 Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với làng quê Việt nam?

- HS nêu nội dung bài

thơm, nhè nhẹ,…

 Miêu tả bằng khứu giác.

 Hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc…

 Bức tranh làng quê thêm đẹp,sinh động. Thời tiết đẹp gợi ngày mùa ấm no. Con người cần cù lao động.

 Quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa thật trù phú và sinh động.

- Tác giả yêu làng quê Việt Nam.

Phải yêu quê hương mới viết được bài văn hay như thế.

3. Hoạt động luyện tập: 6 phút c. Luyện đọc diễn cảm.

- Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc chung của bài.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn “ Màu lúa chín...vàng mới”, chú ý nhấn giọng các từ tả màu vàng.

- GV đọc mẫu, yêu cầu hs nghe và nêu cách đọc cụ thể.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.

- Luyện đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm - GV nhận xét

c. Luyện đọc diễn cảm.

- 4 HS đọc từng đoạn phát hiện giọng của từng đoạn

- HS luyện đọc nhóm đôi.

- HS thi đọc diễn cảm.

- HS nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp ?.. Khuê Văn Các- gác vẻ đẹp của sao Khuê-là biểu tượng của Hà Nội..... Khuê Văn Các- gác vẻ

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

- Hiểu nội dung: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình

- Hiểu nội dung: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình

Hiểu ND bài: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động, trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết

- Hiểu nội dung: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình