• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THÀNH PHẦN MARKETING MIX ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỒNG PHỤC LION

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THÀNH PHẦN MARKETING MIX ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỒNG PHỤC LION"

Copied!
123
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THÀNH PHẦN MARKETING MIX ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỒNG PHỤC LION

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Diễn Lớp:K49A Marketing Niên khóa: 2015-2019

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S Hồ Sỹ Minh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

Huế cho đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡcủa quý Thầy Cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Trường Đại học Kinh tếHuế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mìnhđể truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Em cũng xin bày tỏlòng biết ơn đến ban lãnh đạo của Trường Đại học Kinh tế Huếvà các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡem trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đềtài này.

Không thểkhông nhắc tới sựchỉ đạo của Ban lãnhđạo Công ty nhờ có sựgiúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở các phòng ban, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION.

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, bài báo cáo này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sựchỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để em có điều kiện bổsung, nâng cao ý thức của mình, phục vụtốt hơn công tác thực tếsau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN...i

MỤC LỤC ... ii

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT ... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1 Mục tiêu chung ...2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

3.1 Đối tượng nghiên cứu ...2

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...2

4.Phương pháp thu thập dữliệu...2

4.1 Phương pháp thu thập dữliệu thứcấp...2

4.2 Phương pháp thu thập dữliệu sơ cấp ...2

5.Phương pháp phân tích dữliệu ...3

6. Cấu trúc khóa luận...5

PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU ...6

1.1. Tổng quan vềMareting ...6

1.1.1. Khái niệm Marketing...6

1.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Marketing ...6

1.1.1.2. Định nghĩa Marketing...6

1.1.2. Vai trò và chức năng của Marketing ...7

1.1.2.1. Vai trò của Marketing ...7

1.1.2.2. Chức năng của Marketing ...8

1.2. Tổng quan vềMarketing mix và chiến lược Marketing mix...10

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

1.2.1.1. Khái niệm Marketing mix ...10

1.2.2. Tổng quan vềchiến lược marketing ...12

1.2.2.1. Chiến lược vềsản phẩm ...12

1.2.2.2. Chiến lược vềgiá...14

1.2.2.3 Chiến lược kênh phân phối...16

1.2.2.4. Chính sách xúc tiến ...17

1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động marketing trong doanh nghiệp ...20

1.3.1. Các yếu tốvĩ mô...20

1.3.1.1. Môi trường nhân khẩu học ...20

1.3.1.2. Môi trường kinh tế...20

1.3.1.3. Môi trường tựnhiên ...21

1.3.1.4. Môi trường công nghệ...21

1.3.1.5. Môi trường văn hóa...21

1.3.1.6. Môi trường chính trị-pháp luật. ...22

1.3.2. Môi trường vi mô...22

1.3.2.1. Doanh nghiệp ...22

1.3.2.2. Nhà cungứng...22

1.3.2.3. Khách hàng...23

1.3.2.4. Đối thủcạnh tranh...23

1.3.2.5. Công chúng...25

1.3.3. Tổng quan vềsựhài lòng ...26

1.3.3.1. Khái niệm vềsựhài lòng ...26

1.3.3.2. Vai trò của sựhài lòng khách hàng...26

1.3.3.3. Phân loại mức độhài lòng của khách hàng ...27

1.3.4. Các mô hìnhđánh giá sựhài lòng của khách hàng ...27

1.3.4.1. Mô hình chỉsốhài lòng khách hàng của Mỹ...27

1.3.4.2. Mô hình chỉsốhài lòng của Châu Âu ...29

1.4. Marketing mix trong kinh doanh đồng phục ...30

1.4.1. Khái niệm đồng phục và ngành kinh doanh đồng phục ...30

1.4.2. Đặc điểm ngành kinh doanh đồng phục ...31

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.4.3. Marketing mix trong kinh danh đồng phục ...31

1.5. Mô hình nghiên cứu...33

1.5.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu chiến lược Marketing mix và sự hài lòng của khách hàng. ...33

1.5.1.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài...33

1.5.1.2. Công trình nghiên cứu trong nước ...35

1.5.2. Mô hình nghiên cứu đềxuất ...36

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THÀNH PHẦN MARKETING MIX ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỒNG PHỤC LION...38

2.1. Tổng quan về công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION ...38

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển ...38

2.1.2. Tính cách thương hiệu, tầm nhìn và sứmệnh của công ty...38

2.1.3. Cơ cấu tổchức và bộmáy quản lý ...40

2.1.4 Tình hình hoạt động của công ty ...41

2.1.4.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty...41

2.1.4.2. Nguồn nhân lực ...41

2.1.4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION năm2016-2017...42

2.2. Phân tích chiến lược Marketing mix của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION. ...44

2.2.1. Các nhân tố tác môi trường tác động đến hoạt động marketing mix của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION. ...44

2.2.1.1. Môi trường vi mô ...44

2.2.1.2. Môi trường vĩ mô...51

2.2.2. Chiến lược sản phẩm ...54

2.2.2.1. Danh mục sản phẩm ...54

2.2.2.2. Thiết kế và đóng gói...55

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.2.2.4. Chiến lược vềgiá...56

2.2.2.5. Chính sách phân phối sản phẩm ...60

2.2.2.6. Chiến lược xúc tiến...60

2.2.2.7. Chiến lược về con người...61

2.2.2.8. Thực trạng phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu ...62

2.3. Phân tích tác động của các nhân tốthành phầnMarketing mix đến sựhài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION. ...65

2.3.1. Thông tin chung vềmẫu nghiên cứu ...65

2.3.1.1. Giới tính...65

2.3.1.2. Độtuổi ...66

2.3.1.4. Nghềnghiệp...66

2.3.2. Kết quảphân tích SPSS ...67

2.3.2.1. Phân tích hệsốtin cậy (Cronbach Alpha) ...67

2.3.2.2. Phân tích nhân tốkhám phá EFA...71

2.3.2.3. Phân tích nhân tốkhám phá cho các biến phụthuộc...75

2.3.3. Tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính bội...75

2.3.4. Kiểm định sựvi phạm của mô hình hồi quy ...80

2.3.4.1 Gỉa định phân phối chuẩn của phần dư...80

2.3.4.2. Gỉa định liên hệtuyến tính ...81

2.3.4.3. Giả định phương sai thay đổi ...82

2.3.4.4. Giả định về tính độc lập của sai số...83

2.3.4.5. Kiểm định đa cộng tuyến ...84

2.3.5. Kiểm định giá trị trung bình sự hài lòng của khách hàng với chiến lược Marketing mix vềsản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION...84

2.3.5.1. Kiểm định giá trịtrung bình vềsựhài lòng của khách hàng với chiến lược sản phẩm cho sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION. ...84

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.3.5.2. Kiểm định giá trị trung bình vềsựhài lòng của khách hàng với chiến lược giá

cho sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION...85

2.3.5.3. Kiểm định giá trị trung bình về sự hài lòng của khách hàng với chiến lược phân phối cho sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION. ...86

2.3.5.4. Kiểm định giá trịtrung bình vềsựhài lòng của khách hàng với chiến lược xúc tiến cho sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION...87

2.3.5.5. Kiểm định giá trị trung bình vềsựhài lòng của khách hàng với chiến lược con người cho sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION. ...88

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỒNG PHỤC LION. ...90

3.1. Định hướng ...90

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing mix cho sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION...90

3.2.1. Giải pháp vềchính sách sản phẩm ...90

3.2.2. Chính sách vềgiá cả...91

3.2.3. Chính sách phân phối ...92

3.2.4. Chính sách xúc tiến ...92

3.2.5. Chính sách về con người ...93

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...95

1. Kết luận…...95

2. Kiến nghị ………...95

3. Những hạn chếcủa đềtài ...96

TÀI LIỆU THAM KHẢO...97

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TM DV: Thương mại dịch vụ

SWOT: Strengths–Weaknesses–Opportunities–Threats

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty ...42

Bảng 2: Kết quảhoạt động kinh doanh của công ty. ...43

Bảng 3: Hệthống nhà phân phối của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION ...48

Bảng 4: Bảng giá sản phẩm đồng phục công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION ...56

Bảng 5: Phân tích SWOT của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION Huế ...64

Bảng 6: Bảng kết quảkiểm định độtin cậy Cronbach Alpha của các thang đo...68

Bảng 7: Kết quảchạy phân tích nhân tốkhám phá EFA của biến độc lập ...71

Bảng 8: Kết quảtên biến cho các nhóm nhân tố...73

Bảng 9: Ma trận hệsố tương quan...77

Bảng 10: Đánh giá sựphù hợp của mô hình hồi quy ...77

Bảng 11: Kiểm định sựphù hợp của mô hình hồi quy ...78

Bảng 12: Kết quảphân tích các hệsốhồi quy. ...78

Bảng 13: Kết quảkiểm định Spearman cho mối tương quan giữa các biến...82

Bảng 14: Kết quảkiểm định Durbin –Watson ...83

Bảng 15: Kết quảkiểm định đa cộng tuyến ...84

Bảng 16: Kiểm định giá trịtrung bình của khách hàng với chiến lược sản phẩm85 Bảng 17: Kết quảkiểm định giá trịtrung bình với Chiến lược giá cả...86

Bảng 18: Bảng kết quả chạy kiểm định giá trị trung bình với nhóm biến Chiến lược phân phối ...87

Bảng 19: Bảng kết quả chạy kiểm định giá trị trung bình với nhóm biến Chiến lược xúc tiến. ...87

Bảng 20: Bảng kết quảchạy kiểm định giá trị trung bình với nhóm biến Chiến lược Con người. ...88

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang

Hình 1: Mô hình Marketing mix 4P ...10

Hình 2: Các nhân tốcấu thành sản phẩm...11

Hình 3: Mô hình chỉsốhài lòng khách hàng của Mỹ...29

Hình 4: Mô hình chỉsốhài lòng khách hàng của Châu Âu...29

Hình 5: Mô hình Marketing mix 4P ...34

Hình 6: Mô hình Marketing mix 7P ...35

Hình 7: Mô hình các nhân tố thành phần marketing mix ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng ...37

Hình 8: Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION ...40

Hình 9: Tăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam từ2008–2017 ...53

Hình 10: Sơ đồ phân phối sản phẩm...60

Hình 11: Biểu đồHistogram ...80

Hình 12: Biểu đồgỉađịnh phân phối chuẩn của phần dư...80

Hình 13: Biểu đồgỉa định liên hệtuyến tính ...81

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đềtài

Hiện nay xu thếtoàn cầu hóađang ngày càng phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vươn ra hội nhập với nền kinh tế thế giới. Điều này đã mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đẩy các doanh nghiệp đứng trước vô vàn thách thức. Môi trường kinh doanh luôn biến động với mức độ cạnh tranh khốc liệt nhất. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bây giờ không còn là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp độc lập mà còn là cạnh tranh giữa hệ thống marketing. Phần thắng sẽthuộc vềcông ty nào có hệthống marketing tốt hơn. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trên thị trường kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát triển một cách hiệu quả, phù hợp và với nhiều hình thức liên kết khác nhau giữa các công cụ, các tiềm lực của từng bộ phận, trong đó không thể thiếu marketing mix, là sựkết hợp của 4 công cụsản phẩm (product), giá (price), phân phối (place), xúc tiến (promotion). Marketing mix giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định, dẫn dắt hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường đi theo đúng hướng và mục tiêu đã hoạch định, tạo ra doanh sốvà lợi nhuận bán hàng, có thể đứng vững trên thị trường và xây dựng thương hiệu bền vững. Marketing mix ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quảhoạt động của tất cảcác doanh nghiệp và với công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH)Thương hiệu và đồng phục LION cũng không ngoại lệ.

Bên cạnh đó, hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng hình ảnh văn hóa doanh nghiệp, tạo ra sự đồng bộ cho một tổ chức, đội nhóm thông qua những bộ đồng phục ngày càng được chú trọng. Có cung ắt sẽcó cầu, sựxuất hiện của nhiều công ty kinh doanh đồng phục ngày càng gia tăng, tạo ra nhiều áp lực lớn đối với những công ty kinh doanh mặt hàng này. Ngày càng có nhiều đối thủ xuất hiện như: Công ty TNHH MTV Đồng phục Thiên Việt, công ty Đồng phục New Focus, công ty TNHH TM DV Đồng phục HuếHP,… Vì vậy, để có thểphát triển vững chắc và đạt hiệu quả kinh doanh, đòi hỏi công ty LION phải xem xét, đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing mix cho công ty mình.

Nhận thấy được tầm quan trọng của marketing mix và tìm hiểu thực tếtại công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

động của các nhân tốthành phần Marketing Mix đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục củacông ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION.

2.2 Mục tiêu cụthể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách Marketing mix của doanh nghiệp và sựhài lòng của khách hàng.

- Phân tích tác động của các nhân tố Marketing mix đến sựhài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục tại công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION.

- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing mix của công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1Đốitượng nghiên cứu

Các nhân tố thành phần Marketing Mix và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từtháng 10/2018- 12/2018 4. Phương phápthu thập dữliệu

4.1Phương pháp thu thập dữliệu thứcấp

Dữ liệu thứ cấp thu thập từ phòng kinh doanh công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION. Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từinternet, báo cáo tài chính, sách báo,…. Từnhững dữliệu thu thập được tiếp tục tiến hành phân tích, thống kê, rút ra những ưu điểm và những mặt hạn chếtrong chính sách marketing mix của công ty.

4.2Phương pháp thu thập dữliệu sơ cấp Xác định kích thước mẫu

Theo Hair & cộng tác (1998), tiến hành nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, mẫu nghiên cứu tối thiểu phải gấp 5 lần số lượng biến quan sát.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Bảng hỏi được điều tra với 21 biến quan sát do đó cỡ mẫu sẽlà 105 mẫu điều tra.

Tuynhiên để đảm bảo tính chính xác cho bài nghiên cứu sẽtiến hành 135 mẫu điều tra.

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

Lập danh sách các khách hàng đặt may đồng phục của công ty. Chọn ngẫu nhiên từ danh sách khách hàng những khách hàng tiến hành điều tra. Đến khi chọn đủ số lượng mẫu, cuối cùng tiến hành điều tra theo danh sách đã chọn

5. Phương phápphân tích dữliệu

Phương pháp phân tích so sánh: So sánh số liệu giữa các kì với nhauđể đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty.

Sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích số liệu. Đưa ra kết luận đánh giá của khách hàng vềchính sách marketing mix của công ty.

Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp liên quan đến việc thu thập sốliệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu.Thống kê mô tảlà một trong hai chức năng chính của thống kê.

Trong phương pháp thống kê mô tả, các đại lượng thống kê chỉ được tính với biến định lượng.

Kiểm định độtin cậy của thang đo: Cronbach’s Alpha

- Cronbach’s Alpha đưa ra hệ số tin cậy thang đo. Đo lường độ tin cậy của thang đo có từ3 biến trở lên. Hệsố Cronbach’s alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Vềlý thuyết, hệsốnày càng cao càng tốt, thang đo có độtin cậy cao. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Hệsố Cronbach’s alpha càng lớn (khoảng từ0,95 trởlên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lặp trong thang đo

- Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item- total correlation >= 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu

- Mức giá trịhệsố Cronbach’s alpha : + Từ0,8 - gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt

+ Từ0,7 đến gần bằng 0,8: Thang đo lường sửdụng tốt + Từ0,6 trởlên: Thang đo lường đủ điều kiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

- Nếu giá trị Cronbach’s Alpha if Item Delete lớn hơn hệ số Cronbach alpha và Corrected Item- Total correclation nhỏ hơn 0,3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độtin cậy cho thang đo.

Phân tích nhân tốkhám phá

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thõa mãn với điều kiện khi 0,5 < KMO < 1 (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005)

Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett < 0,05 đánh giá giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể, khi sig < 0,05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể(Gerbing và Anderson, 1998)

Hệsốtải nhân tố (Factor loading) > 0,5. Hệsốtải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ sốtải nhân tố > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu. Hệsốtải nhân tố > 0,4 được xem là quan trọng và≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trong trường hợp này, hệ số tải nhân tố được dùng trong phần mềm SPSS là 0,5, nếu như biến quan sát nào có hệsốtải nhân tố< 0,5 sẽbị loại (Theo Hair & ctg (1998))

0,5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sựthích hợp của phân tích nhân tố

Điều kiện đểthang đo được chấp nhận là khi tổng phương saitrích≥ 50%.

Hệ số Eigenvalue > 1 là phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố so với biến thiên toàn bộ các nhân tố. Nếu phần biến thiên được giải thích này lớn (tức eigenvalue > 1) thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt (Theo Gerbing và Anderson, 1998).

Phân tích hồi quy

Mục đích là để mô hình hóa mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

Trong đó R2hiệu chỉnh phản ánh mức độhài lòng của biến độc lập lên biến phụthuộc.

Sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính bội để xây dựng mô hình hồi quy đánh giá tác động các yếu tố thành phần Marketing mix đến sự hài lòng của khách hàng cho sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Kiểm định One Sample T-test

Kiểm định One Sample T- test với mức ý nghĩa α = 0,05. Kiểm định sự bằng nhau trong ý kiến khách hàng với từng yếu tốtrong chính sách marketing mix.

6. Cấu trúc khóa luận Phần I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong phần này sẽ trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và cấu trúc đềtài.

Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: Tổng quan vấn đềnghiên cứu

CHƯƠNG 2: Phân tích tác động của các nhân tố thành phần Marketing mix đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục tại công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION.

CHƯƠNG 3: Giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION.

Phần III: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP Phần IV: PHỤLỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan vềMareting 1.1.1. Khái niệm Marketing

1.1.1.1. Sự ra đời và phát trin ca Marketing

Marketing là ngànhra đời trong nền sản xuất hàng hoátư bản chủnghĩa với mục đích giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu. Có nguồn gốc từ nước Mỹ, sau đó được truyền bá dần dần sang các nước khác.

Marketing là quá trình tổng kết thực tiễn sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh và dần dần được khái quát hoá và nâng lên thành lý luận khoa học. Trước đây, do kinh doanh theo quan điểm “ Bán thứ mình có” chứ không phải “Bán thứ khách hàng cần”, đồng thời qúa trình sản xuất hàng hóa phát triển, có sựchuyển đổi từ lao động thủ công lên cơ giới hóa dẫn đến số lượng các mặt hàng sản xuất ra nhiều, cung nhiều nhưng cầu không có, gây ra sự ứ đọng hàng hóa. Qúa trình sản xuất không bám sát nhu cầu khách hàng, người sản xuất không hiểu rõ nhu cầu khách hàng của mình dẫn đến việc hàng hóa sản xuất ra nhiều nhưng lại không bán ra được . Điều này gây ra sự tổn thất vô cùng lớn đối với nhà sản xuất đòi hỏi phải đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề. Từ đây tư duy Marketing ra đời, chuyển từ tư duy “Bán những cái mình sẵn có” sang tư duy” Bán những cái mà khách hàng cần”.

Hoạt động marketing được thực hiện xuyên suốt cả quá trình từ khâu sản xuất nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, bán hàng, đến hoạt động sau bán hàng. Hiện nay, marketing là một hoạt động không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, bởi vì chỉ khi có chính sách marketing tốt thì doanh nghiệp mới kinh doanh hiệu quả.

1.1.1.2.Định nghĩa Marketing

Marketing là thành phần quan trọng không thểthiếu trong mỗi doanh nghiệp, đặc biệt trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Có rất nhiều định nghĩa vềmarketing khác nhau:

Theo Philip Kotler (1992):” Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từkhách hàng và các mối quan hệthân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu vềgiá trịlợi ích

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”. Khái niệm này của marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sựhài lòng, traođổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing.

Theo Hiệp hội Hoa Kỳ :” Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mô hình sản phẩm (concept), hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch promotion nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ (exchanges/ marketing offerings) có khả năng nhằm thõa mãn nhu cầu cá nhân hoặc tổchức nhất định.”

Theo định nghĩa của Ionh H.Crighton: “ Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm/dịch vụ, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và vịtrí.

Theo Trường Đại học Tài chính _Marketing TP HCM:” Marketing là sự kết hợp của nhiều hoạt động liên quan đến công việc kinh doanh nhằm điều phối sản phẩm hoặc dịch vụtừnhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đến người tiêu dùng.”

Theo định nghĩa của J.C.Woer Ner:“Marketing là một hệthống các phương pháp sửdụng đồng bộ tất cảsức mạnh của một đơn vị tổchức nhằm đạt được các mục tiêu đã dự định.”

Theo Drucker, Peter (1954) :” Marketing là việc nhận dạng được những gì mà con người và xã hội cần. Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không bán ra được, từ đó sẽ không có lãi. Mà nếu vậy thì sản xuất sẽ không sinh lợi. Do đó, định nghĩa ngắn nhất mà ta có được đó là nhận dạng được nhu cầu một cách có lợi.

Phải thừa nhận rằng, marketing được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau, phong phú và đa dạng.

1.1.2. Vai trò và chức năng của Marketing 1.1.2.1. Vai trò của Marketing

Ngày nay bất kì doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ đều phải gắn kinh doanh của mình với thị trường, nắm bắt những biến động của thị trường, liên tục thay đổi để đáp ứng tối ưu với những nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi đạt được sự hài lòng, thõa mãn được những nhu cầu của khách hàng, bởi khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

thời, trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp cần nhiều hơn ngoài một sản phẩm chất lượng để có thể tồn tại và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, và để đạt được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần có một chiến lược marketing hiệu quả.

Marketing có chức năng kết nối các hoạt dộng của doanh nghiệp với thị trường, với môi trường, với khách hàng của mình. Chính vì vậy, marketing là một hoạt động cần được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng và quan tâm. Hoạt động marketing giúp doanh nghiệp hoạt động đúng theo hướng mục tiêu đã đưa ra, lấy thị trường và nhu cầu của khách hàng làm cơ sởcho mọi hoạt động kinh doanh.

Hoạt động marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Một chính sách marketing hiệu quả giúp cho doanh nghiệp sửdụng hiệu quả các nguồn lực, kết hợp hiệu quảcác chức năng các bộ phận, nghiên cứu, phát hiện ra nhu cầu, nhắm đúng đối tượng khách hàng, xác định các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

1.1.2.2. Chức năng của Marketing

Chức năng cơ bản của marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Cụthể, marketing có những vấn đề cơ bản sau:

Thứnhất: Quản lí thông tin marketing

Quản lí thông tin marketing giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của khách hàng, quản lí thông tin khách hàng của mình, từ đó đưa ra các chính sách kinh doanh một cách đúng đắn, bám sát khách hàng mục tiêu của mình. Những thông tin này có thểthu thập được thông qua các hoạt động như nghiên cứu thị trường, khảo sát ý kiến khách hàng, từcác trang mạng xã hội như Facebook, instagram, sách báo,..

Thứhai: Phân phối

Marketing giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phân phối, xác định hình thức, địađiểm phân phối các mặt hàng sản phẩm của doanh nghiệp. Với số lượng sản phẩm nhỏ khách hàng doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức giao dịch trực tiếp thông qua đội ngũ bán hàng. Còn đối với việc phân phối sang thị trường nước ngoài,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

mở rộng thị phần có thểthông qua các nhà phân phối địa phương để tiết kiệm chi phí, hoặc thông qua các cửa hàng bán lẻhay internet.

Thứba: Quản lý sản phẩm/ dịch vụ

Hoạt động Marketing cung cấp đầu vào có giá trịcho phát triển sản phẩm và dịch vụ. Những thông tin về nhu cầu của khách hàng giúp cho doanh nghiệp xác định các tính năng, những nhu cầu mới của khách hàng đểtích hợp trong sản phẩm mới và nâng cao sản phẩm của mình. Marketing cũng xác định các cơ hội để mở rộng phạm vi sản phẩm hoặc đưa ra các sản phẩm hiện có vào các lĩnh vực mới.

Thứ tư: Gía

Giá cả đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định thành công thị trường và lợi nhuận. Trong tình hình thị trường cạnh tranh như hiện nay, có thểnói giá cảlà một yếu tốquan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra được lợi thếtrong cạnh tranh. Để có được lợi thếvềcạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tìmđược những nhà cungứng với mức giá tốt nhất, tạo ra những lợi ích về sản phẩm, sự khác biệt mà đối thủ không thể có được.

Thứ năm: Khuyến mãi

Hoạt động khuyến mãi giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của mình, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Thúc đẩy nhận thức cho khách hàng đối với những sản phẩm mới của công ty, đồng thời thúc đẩy hoạt động mua hàng, tăng doanh thu, tăng hiệu quảkinh doanh.

Thứsáu: Bán

Marketing và bán hàng là những chức năng bổsung. Marketing tạo ra nhận thức và xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm, giúp các nhân viên bán hàng của công ty hoặc nhân viên bán lẻbán nhiều sản phẩm hơn. Hai hoạt động này diễn ra song song, đồng thời, hoạt động này bổtrợcho hoạt động kia đạt được hiệu quả.

Thứbảy: Tài chính

Marketing thu hút khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra một luồng doanh thu cho doanh nghiệp. Hoạt động marketing giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng, tăng tính nhận diện thương hiệu sản phẩm đảm bảo doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.2. Tổng quan vềMarketing mix và chiến lược Marketing mix 1.2.1. Tổng quan vềMarketing mix

1.2.1.1. Khái nim Marketing mix

Markeing mix là một công cụ kinh doanh được sửdụng trong marketing bởi các chuyên gia marketing.

Marketing mix là một công cụkết hợp nhiều hoạt động và các kỹthuật marketing khác nhau với mục đích marketing cho một sản phẩm, dịch vụ.

Theo McCarthy (1960): Mô hình marketing mix 4P bao gồm sản phẩm (product), giá (price), phân phối (place), xúc tiến (promotion)

Hình 1: Mô hình Marketing mix 4P

Nguồn:Lestmarketing Sản phẩm (product): Là những sản phẩm doanh nghiệp cung cấp trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu.

Marketing mix

phẩm Sản

Giá Phân phối

tiến Xúc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Nguồn: Chiến lược sản phẩm kinh doanh quốc tế (Phan Đình Diệu).

Gía cả (Price): Giá sản phẩm hay chính là chi phí khách hàng phải bỏ ra để sở hữu/ sử dụng sản phẩm dịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm. Việc định giá trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay trở nên vô cùng quan trọng và đầy thách thức. Nếu giá sản phẩm được đặt quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung bán theo số lượng lớn hơn để thu về lợi nhuận. Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển hướng sang sản phẩm đối thủcạnh tranh.

Phân phối (place): Các kênh phân phối là đại diện cho nơi mà một sản phẩm có thể được trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu. Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻhay các cửa hàng thương mại điện tửtrên internet. Sởhữu hệthống phân phối là yếu tốquan trọng đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

Xúc tiến (promotion): Các hoạt động quảng cáo, PR, để khách hàng biết tới sản phẩm của bạn. Từ ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽdễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự hơn, gia tăng tỉlệchuyển đổi với khách hàng tiềm năng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

1.2.2. Tổng quan vềchiến lược marketing 1.2.2.1. Chiến lược vềsản phẩm

Sản phẩm là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem ra chào bán và có khả năng thõa mãn nhu cầu hay mong muốn của conngười, gây sựchú ý, kích thích mua sắm và tiêu dùng của họ. Sản phẩm hàng hóa bao gồm cả sản phẩm vô hình và hữu hình. ( Marketing– Đại học Kinh tếQuốc Dân )

Chiến lược sản phẩm là sựkết hợp gắn bó của sựlựa chọn và của biện pháp phải sử dụng để xác định một tập hợp sản phẩm bao gồm các dòng sản phẩm và các món hàng (product item) sao cho phù hợp với từng thị trường và phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của sản phẩm đó. (Chiến lược sản phẩm – Ths.Đinh Tiên Minh, đại học Kinh tếTPHCM)

Chính sách sản phẩm là trung tâm của Marketing ở cả2 mức độlà mức độ chiến lược và mức độ thực hành. Nó có liên quan mật thiết với công tác kế hoạch hoá chiến lược, chiến lược cạnh tranh và định vị thị trường. Chính sách sản phẩm luôn giữvai trò quan trọng, được coi là xương sống của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính sách sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó được coi là nền tảng của các doanh nghiệp. Chính sách sản phẩm đúng đắn là điểm khởi đầu thành công cho doanh nghiệp và chỉ khi nào hình thành được chính sách sản phẩm thì doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu thiết kế sản phẩm.

Một chính sách sản phẩm đúng sẽ tạo điều kiện cho các chính sách khác của chiến lược Marketing triển khai có hiệu quả.

Một chính sách sản phẩm tốt sẽ là điều kiện cần cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Và nó sẽtạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì thịphần hiện có mà có thểmởrộng thị trường.

Nội dung chiến lược sản phẩm:

Chính sách chủng loại sản phẩm

Mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến chính sách chủng loại sản phẩm, cần phải xây dựng một chính sách sản phẩm thích hợp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Thang sản phẩm là nhóm sản phẩm cùng thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Doanh nghiệp có thế sử dụng nhiều thang sản phẩm, thang rộng hay hẹp tùy vào cơ cấu sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.

Chính sách thang hẹp cho phép doanh nghiệp tập trung vào một số sản phẩm hoặc một sốthị trường được coi là có lợi nhất. Chính sách này đòi hỏi sựchuyên môn hóa cao về sản phẩm và đặc biệt tạo ra mối nguy hại cho doanh nghiệp khi mà sản phẩm đi vào giai đoạn suy thoái nhưng không có sản phẩm mới đểkịp thời thay thế.

Còn chính sách thang rộng thì ngược lại, cho phép doanh nghiệp kinh doanh phát triển đồng thời nhiều sản phẩm trên thị trường, tuy nhiên khả năng của doanh nghiệp dễbịphântán, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách marketing trên phạm vi rộng.

Chính sách phát triển sản phẩm mới:

Đây được coi là chính sách đổi mới chủng loại sản phẩm, phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường hiện tại hoặc cho thị trường mới. Có thể thực hiện theo những định hướng:

Tạo ra sản phẩm mới trên cơ sở nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, mua bản quyền hay phát minh sản phẩm mới.

Thay đổi hình dáng, màu sắc,…của sản phẩm hiện tại Nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chính sách nhãn hiệu sản phẩm:

Có 2 loại chính sách nhãn hiệu sản phẩm đó là chính sách đa nhãn hiệu và chính sách một nhãn hiệu

Chính sách đa nhãn hiệu: Mỗi một sản phẩm của doanh nghiệp được thiết kếmột nhãn hiệu riêng.

Chính sách một nhãn hiệu: Một nhãn hiệu dùng chung cho tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp

Chính sách củng cốvà phát triển sản phẩm hiện tại:

Chính sách này nhằm xây dựng, củng cố lòng trung thành của khách hàng, chuyển khách hàng vừa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp vừa sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thành khách hàng chỉ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp để

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Chính sách bao bì sản phẩm:

Bao bì sản phẩm là vật bao phủ và chứa đựng sản phẩm. Bao bì sản phẩm có 2 chức năng quan trọng đó là chức năng kỹ thuật tức là bảo vệsản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm trước những yếu tố tác động từ môi trường và chức năng bán hàng hay thông tin quảng cáo sản phẩm.

1.2.2.2. Chiến lược vgiá

Giá là một thành phần quan trọng trong giải pháp tổng hợp (Marketing mix) và cần phải được quản trị một cách thông minh như là cách mà ta quản trị những thành phần khác. Giá là một phần đi kèm với kếhoạch sản phẩm/thị trường và không phải là một thực thểriêng lẻ.( Theo Hà Nguyễn–Marketing coffee)

Trong một hỗn hợp marketing mix mà marketer thường sử dụng làm cơ sở cho hoạt động marketing, gồm có product=sản phẩm, place=kênh, promotion=quảng bá truyền thông và price=giá, trong đó Product, Place và Promotion là những yếu tố P đòi hỏi chúng ta phải chi tiền để tạo ra kết quả. Còn Price là yếu tố “P” duy nhất trong marketing mix mà chúng ta có thể thu lại giá trị cho mình từ những giá trị đã tạo ra cho khách hàng. Do tầm quan trọng của Price là như vậy, giá xứng đáng đáng được đầu tư thời gian và được quan tâm cao.

Giá thểhiện giá trị (thường dưới hình thức tiền bạc) mà khách hàng sẵn sàng trả để được thoả mãn nhu cầu. Như vậy ta có thểnói một thương hiệu bán được giá cao hơn các thương hiệu khác là nhờtạo ra được nhiều giá trị cho khách hàng hơn.

Chiến lược định giá bao gồm:

Định giá Preminum

Với chiến lược định giá này, doanh nghiệp sẽ định giá cao hơn đối thủcạnh tranh.

Cách định giá này phù hợp trong giai đoạn đầu của chu kì sản phẩm, hay doanh nghiệp bán những sản phẩm độc nhất. Cùng với việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao thì bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần đảm bảo vềcác hoạt động marketing, bao bì sản phẩm, giá trị gia tăng, dịch vụ khách hàng… đảm bảo những yếu tốcần thiết cho sản phẩm ở giá Preminum.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Định giá thâm nhập

Định giá thâm nhập (Penetration pricing) là chiến lược đặt giá ban đầu của một sản phẩm hay dịch vụthấp hơn giá phổbiến trên thị trường. Các công ty sửdụng chiến lược này với kỳ vọng sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn.

Khi có đủsốkhách hàng trung thành thì có thể tăng giá bán.

Định giá thâm nhập làm tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm và tạo ra doanh thu theo thị phần nhưng lại làmảnh hưởng đến tỷlệlợi nhuận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lợi nhuận thấp có thể ngăn cản các đối thủcạnh tranh tham gia vào thị trường.

Định giá hớt váng

Giá hớt váng là cách các doanh nghiệp dùng để có thể tối đa hóa doanh số cho hàng hóa và dịch vụ. Ở mức ban đầu, các doanh nghiệp thường đặt giá ở mức cao và sau đó, họ hạ thấp giá hơn so với hàng hóa của đối thủ trên thị trường. Một trong những lợi ích của chiến lược giá hớt váng là nó cho phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ban đầu với những khách hàng dễdàng chấp nhận giá và sau đó là giảm giá dần dần để thu hút những khách hàng “ham giá rẻ”. Chiến lược này không những giúp doanh nghiệp chi trả được phần nào những chi phí phát triển sản phẩm ban đầu mà còn tạo ra mộtảo giác vềchất lượng và sự độc quyền khi hàng hóa lần đầu tiên ra mắt trên thị trường.

Định giá theo tâm lý khách hàng

Đây là chiến lược định giá đánh vào cảm xúc của khách hàng. Ví dụ, thiết lập giá của 1 chiếc túi xách đeo tay là $299 chứng minh việc thu hút nhiều người tiêu dùng hơn là thiết lập giá là $300, thậm chí sựkhác biệt thật sự ở đây là rất nhỏ. Bởi phần lớn tâm lý khách hàng sẽdựa vào những con số đầu tiên của giá để đi đến quyết định mua hàng. Mục tiêu của định giá theo tâm lý làđể tăng thêm nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo giác vềgiá trị gia tăng cho người tiêu dùng.

Định giá theo gói

Thu hút khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn bằng cách định giá sản phẩm thấp hơn khi mua nhiều sản phẩm cùng một lúc. Cách định giá này sẽ mang lại cho khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Chiết khấu

Chiết khấu theo số lượng mua: Chiết khấu khi mua hàng với số lượng lớn

Chiết khấu chức năng: Là loại chiết khấu mà nhà sản xuất áp dụng cho các thành viên trong kênh phân phối. Phần chiết khấu này bao gồm: chi phí mà các nhà phân phối bỏ ra để thực hiện chức năng phân phối của họ và phần lãi thỏa đáng cho những nỗlực và sựgánh chịu rủi ro cùng với nhà sản xuất.

Chiết khấu thời vụ: Là hình thức giảm giá cho những khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ trái vụ. Loại chiết khấu này giúp cho doanh nghiệp tránh tình trạng quá tải công suất phục vụ trong thời vụ cao điểm và khai thác khả năng phục vụ dư thừa trong thời gian nhàn rỗi.

Chiết khấu thanh toán: Là việc giảm giá cho những khách hàng thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán nhanh, nhằm giảm bớt chi phí thu hồi nợ và nợ khó đòi cho doanh nghiệp.

1.2.2.3 Chiến lược kênh phân phối

Chính sách phân phối là một bộ phận cấu thành của tổ hợp đồng bộ chiến lược Marketing của các chính sách kinh tế. Chính sách phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động Marketing. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sựcạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh và hiệu quả. Chính sách phân phối phụthuộc rất nhiều vào chính sách sản phẩm và chính sách giá cả(Luận văn

“Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm công ty TNHH TIC“ của Mai Thúy Ly, đại học Kinh tếTPHCM ).

Chính sách phân phối là một công cụ tích cực và có hiệu quả trong việc hình thành và phát triển, điều chỉnh và quản lý thị trường hàng hoá, làm sống động và giàu có thị trường trong nước trong mối quan hệliên kết với thị trường khu vực và quốc tế.

Các chính sách phân phối:

Chính sách phân phối rộng rãi không hạn chế

Đây là chính sách không hạn chế số lượng trung gian tiêu thụ, chỉ cần các trung gian tiêu thụ có đủ điều kiện cần thiết theo yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất và sẵn sàng thực hiện đầy đủcác cam kết với doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Với chính sách này thì sản phẩm của doanh nghiệp có thể đưa đến nhiều thị trường, ở những khu vực và địa điểm khác nhau. Phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng theo phương pháp công nghiệp và sản xuất hàng loạt, quy mô lớn.

Chính sách phân phối độc quyền

Chính sách phân phối này có nghĩa là doanh nghiệp chỉ chọn một số đối tượng trung gian hạn chế. Bằng phương pháp độc quyền của mình với những giao kèo hay hợp đồng ký kết giữa nhà sản xuất và các trung gian trong việc tiêu thụhàng hóa, chỉ bán hàng của doanh nghiệp trong một khu vực nhất định và chỉbán với giá xác định.

Chính sách này giúp doanh nghiệp dễdàng kiểm tra hệthống phân phối của mình.

Phát triển việc bán và tiêu thụsản phẩm nhờnhững xúc tiến đặc biệt của những trung gian tiêu thụ. Hạn chếnhững mức độbao chiếm thị trường của doanh nghiệp.

Áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, sản phẩm có uy tín trên thị trường.

Chính sách phân phối có lựa chọn

Chính sách phân phối có lựa chọn là chính sách có sử dụng các trung gian tiêu thụ nhưng không sử dụng một cách rộng rãi, có hạn chếvề mặt số lượng và lựa chọn mặt chất lượng của các trung gian tiêu thụ. Giữa các trung gian và doanh nghiệp sản xuất không phải ký kết hợp đồng giao kèo vềviệc bán hàng.

Chính sách phân phối có lựa chọn không hạn chế về địa điểm tiêu thụ và không phụthuộc vào vị trí địa lý. Việc lựa chọn các trung gian tiêu thụxuất phát từviệc tiêu thụsản phẩm.

Chính sách phân phối có lựa chọn hướng vào việc chọn những người phân phối hay những trung gian tiêu thụ mà có khả năng tiêu thụ một khối lượng lớn hay có khả năng bán hàng tốt nhất. Thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm mà có hàm lượng kỹ thuật cao, đòi hỏi người bán hàng phải có trình độ và kỹ năng cần thiết như các cửa hàng bán máy vi tính của hãng Compag, Acer...

1.2.2.4. Chính sách xúc tiến

Chính sách xúc tiến hay các kỹ thuật yểm trợ Marketing là một công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp. Các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

mình cần. Đồng thời các biện pháp xúc tiến còn tácđộng vào làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng, để người mua tiếp cận phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹthuật hơn nữa.

Chính sách xúc tiến làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn, đưa hàng vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối sẽhợp lý hơn. Chính điều này sẽtạo nên lợi thếvềgiá cảcho sản phẩm của doanh nghiệp mình. Do vậy chính sách xúc tiến không chỉ là chính sách hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối mà còn tăng cường cho các chính sách đó được thực hiện đạt kết quả cao hơn.

Nội dung chính sách xúc tiến:

Quảng cáo

Quảng cáo là sử dụng không gian và thời gian để truyền tin định trước về sản phẩm hay doanh nghiệp cho khách hàng, có thểtruyền đạt qua hình ảnh (thị giác), lời nói (thính giác). Quảng cáo là công cụcạnh tranh đắc lực, rất cần thiết cho sản phẩm mới gia nhập thị trường.

Quảng cáo sẽ thông tin cho người tiêu dùng về đặc điểm của sản phẩm, về công dụng, chất lượng, vềgiá cả, địa điểm bán và phân phối sản phẩm. Chính quảng cáo sẽ đưavềcho doanh nghiệp những thông tin vềsựphản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Thông qua những thông điệp quảng cáo tác động đến tâm lý người nhận tin làm thay đổi nhận thức của họ đối với sản phẩm và có thể thuyết phục họ đi đến hành động cụthể, đó là mua hàng. Nhắc nhở cho khách hàng biết về sự tồn tại của sản phẩm và duy trì lòng tin sẵn có vềsản phẩm với khách hàng.

Các phương tiện quảng cáo như : truyền hình, truyền thanh, áp phích, tờ rơi, … Báo chí: đây là phương tiện quảng cáo tương đối phổ biến, là các loại báo ra hàng ngày, ra theo kỳ tuần và bao gồm các tạp chí, báo trung ương, báo địa phương.

Truyền hình: Là một loại phương tiện quảng cáo có hiệu quả vì nó kết hợp được cả âm thanh, hình ảnh, màu sắc. Hơn nữa thông qua truyền hình thì phạm vi truyền tin rộng nhưng phụ thuộc vào khả năng truyền sóng, và có cả truyền hình trung ương, truyền hìnhđịa phương.

Truyền thanh: Là một trong những phương tiện quảng cáo có hiệu quả vì tầm hoạt động của nó rất rộng, chi phí rẻ hơn sovới truyền hình, tầm phủ sóng rộng, có cả truyền thanh trung ương và truyền thanh địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Áp phích: thường được dùng quảng cáo ngoài trời, được treo ở những nơi thuận tiện cho tầm nhìn.

Quảng cáo qua bưu điện: có thể sử dụng bưu điện các cataloge, gửi thư chúc tết hoặc sinh nhật... đối với các khách hàng quan trọng. Cách quảng cáo này chỉ tập trung vào mộtsố khách hàng nên cũng bị hạn chế.

Quảng cáo bằng tờ rơi, bằng phim, băng, đĩa hình, bằng cách gửi quà tặng, gửi kèm hàng bán...

Xúc tiến bán hàng

Xúc tiến bán hàng là tập hợp các cách đểtạo ra sựkhích lệ, thúc đẩy khách hàng mua ngay, mua nhiều hơn, mua thường xuyên hơn.

Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xúc tiến bán hàng bằng cách: Thay đổi hình thức để làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn với người mua. Sử dụng các hình thức thanh toán linh hoạt như trả tiền mặt, thẻ tín dụng, chuyển khoản,..hoặc mua hàng trả góp. Trong một số dịp đặc biệt có thể giảm giá, khuyến mãi, sử dụng giá đặc biệt với từng đối tượng khách hàng. Có thểsửdụng hình thức quà tặng kèm khi mua hàng, mua hàng có dự thưởng. Ngoài ra, cần đảm bảo các dịch vụsau bán hàng, dịch vụhậu mãi..

Tuyên truyền và Xây dựng quan hệcông chúng (PR)

Đây là hoạt động doanh nghiệp thường sử dụng để xây dựng mối quan hệ với công chúng, lòng tin với khách hàng về doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.

Xây dựng mối quan hệvới khách hàng, với bạn hàng, với người quảng cáo, với những người có trách nhiệm, có liên quan đến vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với cấp trên…

Doanh nghiệp cần làm tốt công tác tuyên truyền và quan hệcông chúngđểtruyền đạt và thu phục khách hàng. Tuyên truyền là các hoạt động để thông tin cho công chúng biết vềnhững ưu điểm của sản phẩm và doanh nghiệp, có tính chất thuyết phục cao vì các mẫu tin thời sự mang tính khách quan hơn đối với khách hàng.

Các biện pháp có thểsửdụng đó là: Tổchức hội nghị khách hàng, hội thảo, tặng quà cho những khách hàng và bạn hàng lớn, hoạt động công ích,..

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động marketing trong doanh nghiệp 1.3.1. Các yếu tốvĩ mô

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, có tác động đến toàn bộ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thểkiểm soát, thay đổi được các yếu tố của môi trường vĩ mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô mang lại nhữngcơ hội mới cũng như các thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp không thể thay đổi được môitrường vĩ mô, do vậy phải tìm cách thích ứng với nó thì mới có thểtồn tại và phát triển được.

1.3.1.1. Môi trường nhân khu hc

Yếu tố đầu tiên mà nhà quản trị marketing cầnquan tâm đó là dân số, vì dân số tạo nên thị trường. Nhân khẩu học nghiên cứu phân bố dân cư theo khu vực địa lý và mật độ dân cư, xu hướng di dân, phân bổdân số theo độtuổi, tình trạng hôn nhân, tỷlệ sinh tử, chủng tộc, cấu trúc tôn giáo. Những xu hướng biến đổi trong môi trường dân số học có tác động đặc biệt đối với doanh nghiệp như lượng cầu về sản phẩm và tác động đến hành vi của người mua như sự thay đổi cơ cấu độtuổi, đặc điểm gia đình…

1.3.1.2. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và cách thức tiêu dùng. Thị trường cần có sức mua cũng như người mua. Tổng sức mua tùy thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiết kiệm và tín dụng. Các xu hướng chính trong thay đổi thu nhập và các động thái thay đổi tiêu dùng của khách hàng đều cóảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động marketing của doanh nghiệp

Các thay đổi trong những biến sốkinh tếchủyếu như thu nhập, tỉ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu, tiền tiết kiệm hay vay mượn có một tác động rất lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng những xu hướng biến động của môi trường kinh tế đểchủ động có những điều chỉnh thíchứng. Trong trường hợp nền kinh tếgặp khủng hoảng, các nhà quản trị marketing cần tiến hành các bước cần thiết đểthay thếsản phẩm, giảm chi phí và vượt qua những trởngại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

1.3.1.3. Môi trường tựnhiên

Môi trường tự nhiên tạo ra nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng đem lại không ít thách thức cho doanh nghiệp.

Hiện nay môi trường tựnhiên tạo ra cho doanh nghiệp rất nhiều các vấn đề nan giải như: Sựkhan hiếm các nguồn nguyên liệu, mức độô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, chi phí năng lượng tăng, thất thường của thời tiết, thiên tai, lũ lụt.. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách thích nghi với những khó khăn mà môi trường tự nhiên đem lại.

1.3.1.4. Môi trường công ngh

Hiện nay, công nghệ có tác động rất lớn đến cuộc sống con người cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Môi trường công nghệ tác động đến doanh nghiệp rất đa dạng, tùy thuộc khả năng công nghệcủa doanh nghiệp mà các tác động này có thể đem lại các cơ hội hoặc gây ra các mối đe dọa đối với việc đổi mới, thay thếsản phẩm, chu kỳsống sản phẩm, chi phí sản xuất vv… của doanh nghiệp.

Sựtiến bộvà phát triển không ngừng của công nghệ và kỹthuật ngày càng giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, rút ngắn thời gian sản xuất, càng làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên khốc liệt hơn, rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới mình, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu phát triển và áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào trong kinh doanh, nâng cao hiệu quảvà khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.

1.3.1.5. Môi trường văn hóa

Văn hóa là mọi thứgắn liền với xu thế hành vi cơ bản của con người từ lúc được sinh ra và lớn lên. Các yếu tốcủa môi trường văn hóa như hệ thống giá trị, quan niệm vềniềm tin, truyền thống, chuẩn mực hành vi.

Mỗi vùng miền, mỗi nơi đều có những nền văn hóa khác nhau, tạo nên một nền văn hóa phong phú và đa dạng. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách marketing của doanh nghiệp về lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng thị trường, hình thức phân phối, lựa chọn hình thức xúc tiến phù hợp. Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ văn hóa của thị trường trước khi đưa sản phẩm đến với khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

1.3.1.6. Môi trường chính trị-pháp luật.

Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệthống quản lý hành chính và môi trường luật pháp bao gồm các bộluật và sự thểhiện của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Marketing. Các yếu tốthuộc môi trường chính trịpháp luật chi phối mạnh mẽsự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Phân tích môi trường chính trị, pháp luật giúp cho doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điều kiện chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế.

1.3.2. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô là tổng thể các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động marketing bao gồm: khách hàng, nhà cungứng, đối thủcạnh tranh, khách hàng.

Mục tiêu của mọi doanh nghiệplà đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu, cung cấp thứkhách hàng cần. Và để đạt được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp, doanh nghiệp, trung gian marketing tạo nên hệ thống marketing hiệu quả. Đồng thời bên cạnh đó doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹcác đối thủcạnh tranh của mình bởi đối thủcạnh tranh có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2.1. Doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị marketing. Bởi các cấp quản lí, các CEO là những người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động marketing, hầu hết các kếhoạch, chiến lược đều phải thông qua họmới có thểquyết định có thểthực hiện nó hay không, theo sau là các cấp quản lí trung gian, cơ sở, các phòng ban, nhân viên. Bên cạnh đó, các yếu tố như: nguồn tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất, văn hóa công ty cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quảhoạt động marketing.

1.3.2.2. Nhà cungng

Nhà cung ứng là một cá thể hay tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Những biến động trong quá trình cung ứng đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ví dụ như thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào hay giá nguyên liệu tăng..vv. Các nhà quản trị phải tìm cách bảo đảm có được các nguồn cung ứng nhập lượng đều đặn và với giá cả ổn định. Bởi các nhập lượng này tượng trưng cho các bất trắc–tức là sựkhông có sẵn hoặc sự đình hoãn của chúng có thểlàm giảm hiệu quảcủa tổchức–quản trị bịbuộc phải cốgắng hết sức để có được nguồn cungứngổn định.

1.3.2.3. Khách hàng

Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Không có khách hàng doanh nghiệp sẽkhông thểtiêu thụcác sản phẩm và dịch vụcủa mình.

Có thểnói rằng, khách hàng và nhu cầu của họ có tác động rất lớn đến các hoạt động hoạch định chiến lược, mục tiêu của công ty. Các nhà quản trị cần nghiên cứu kĩ lưỡng những nhu cầu và hành vi của đối tượng khách hàng mục tiêu, đểtừ đó đưa sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng, đảm bảo đầu ra của sản phẩm.

Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi doanh nghiệp.

Nó cho biết sự thỏa mãn về các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng với các đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cần phân loại khách hàng, đây là cơ sở để định hướng hoạt động chiến lược, nhất là các chiến lược liên quan đến marketing.

1.3.2.4. Đối thủcạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những tổchức hay cá nhân có khả năng thỏa mãn nhu cầu các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm có khả năng thay thếnhững sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong tình hình hiện nay, chỉ hiểu khách hàng thôi chưa đủ, các doanh nghiệp cần phải hiểu được sự phát triển của doanh nghiệp còn tùy thuộc vào việc tìm kiếm, tranh giành thị trường với các đối thủcạnh tranh.

Hiểu được đối thủ cạnh tranh của mình là một trong những yếu tố xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Có 3 nhóm đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềmẩn, sản phẩm thay thế.

Đối thủcạnh tranh trực tiếp

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những đối thủ có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản phẩm, cùng mức giá và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc.

Hiện nay, cho dù kinh doanh ở mặt hàng gì, doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua các đối thủcạnh tranh của mình, nếu bỏqua, họphải trảmột cái giá rất đắt.

Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các công ty. Các đối thủ cạnh tranh với nhau quyết định tính chất và mức độ tranh đua, hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh. Mức độ c

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong 3 tháng thực tập tại công ty khi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng tổ chức về chất lượng dịch vụ cung cấp sản phẩm đồng phục của

 Giai đoạn 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên cơ sở lý luận đã được kết hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp từ đó xác định các nhân

Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đó là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, trong khóa luận “ Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về việc thực hiện hợp đồng

Đối với giá trị kế thừa của công trình nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu khác có thể dựa theo hướng nghiên cứu mà tôi đã phát triển, để phân tích sâu hơn về những vấn đề

Thứ hai, đề tài đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của người tiêu dùng đối với sản phẩm thiết kế và thi công nội thất của công ty Woodpark bao

- Qua hai khái niệm trên, chúng ta có thể diễn giải một cách nôm na về thương hiệu như sau: Thương hiệu thuật ngữ dùng trong ngành marketing là tập hợp những hình

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên tương đối hài lòng với công việc hiện tại của họ, đồng thời xác định, đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công

Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy được tầm quan trọng của họat động Marketing và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ HUY THỊNH,