• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19 Ngày soạn: 04/1/2021

Ngày dạy:

BÀI 19: TỰ GIÁC LÀM VIỆC NHÀ I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

1. Kiến thức: Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà.

2.Kĩ năng: - Biết được vì sao phải tự giác làm việc nhà.

3.Thái độ: Tự giác làm những việc nhà vừa sức.

II.CHUẨN BỊ

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bé quét nhà” - sáng tác: Hà Đức Hậu),... gắn với bài học “Tự giác làm việc nhà”;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện ).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động: 3-5p

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Bé quét nhà"

- GV cho cả lớp hát theo video bài hát

“Bé quét nhà”.

- GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã làm việc gì? Em đã tự giác làm được những việc gì giúp đỡ bố mẹ?

Kết luận: Mỗi chúng ta cần tự giác làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

2. Khám phá: 8-10p

-HS hát

-HS trả lời

(2)

Tìm hiểu những việc em cần tự giác làm ở nhà và lợi ích của các việc đó

- GV chiếu bảng phân công các việc nhỏ trong nhà theo lứa tuổi từ 6 đến 7 tuổi (hoặc hướng dẫn HS xem tranh ở mục Khám phá trong SGK). Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, sau đó mời đại diện hai đến ba HS kể tên những việc em làm được theo tranh và thực tế ở nhà em, HS khác lắng nghe và bổ sung, đồng thời GV khen ngợi hoặc chỉnh sửa các ý kiến.

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Bạn trong tranh đã tự giác làm được những việc nào ở nhà?

+ Từ thực tế ở nhà em và quan sát tranh, em hãy kể tên những việc mình đã làm được. Em có cảm xúc gì sau khi làm xong việc đó?

+ Theo em, vì sao phải tự giác làm việc nhà?

Kết luận: Ở nhà, dù hoàn cảnh gia đình mỗi em mỗi khác, các em đều phải tự giác lau dọn nhà cửa; chăm sóc cây, hoa; thu dọn rác; tự gấp, cất quần áo; chăm sóc các con vật nuôi;... Khi tự giác làm được như vậy, các em sẽ hãnh diện vì cảm thấy mình là một thành viên có ích trong gia đình, được học cách để trở thành người tự lập và thể hiện trách nhiệm của bản thân.

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

-HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

(3)

3. Luyện tập: 10-15p

Hoạt động 1 Xác định bạn tự giác, chưa tự giác làm việc nhà

- GV yếu cầu HS quan sát 5 tranh ở phẩn Luyện tập trong SGK, sau đó trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác làm việc nhà? Vì sao?

- Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Các bạn nhỏ ở các tranh từ 1, 2,4 và 5 đã tự giác làm việc nhà rất đáng khen.

Bạn nhỏ trong tranh số 3 chưa tự giác làm việc nhà (nhờ bà dọn phòng hộ).

Kết luận: Để giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng,... các em cần tự giác giúp bố mẹ một số việc phù hợp với khả năng của bản thân như: nhặt rau, gấp và cất quần áo, cho vật nuôi ăn, vứt rác đúng nơi quỵ định,...

Nếu làm tốt, các em vừa thể hiện được tình yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, vừa thể hiện được trách nhiệm, bổn phận của mình với gia đình.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ cùng các bạn những việc nhà em đã tự giác làm. Cảm xúc của em khi đó như thế nào?

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

HS lắng nghe.

- HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

(4)

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết tự giác làm việc nhà.

4. Vận dụng: 5-7p

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho ban - GV nêu tình huổng: Trước khi đi làm,

mẹ nhắc bạn nhỏ ở nhà cất quẩn áo.

Tuy

nhiên, khi mẹ đi làm về, bạn nhỏ chưa cất, mẹ hỏi: Con vẫn chưa cất quẩn áo à? Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.

-GV gợi ý cho HS:

1/ Bạn hãy cất quẩn áo luôn nhé!

2/ Bạn hãy xin lỗi mẹ và lần sau cẩn tự giác làm việc nhà nhé!

- GV mời HS trả lời và yêu cầu các bạn khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có).

Ngoài ra, GV có thể mở rộng bài học và yêu câu HS đóng vai xử lí tình huống nhằm giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác làm việc nhà.

Kết luận: Bạn nhỏ nên tự giác làm những việc nhà vừa sức, dù bố mẹ có dặn hay không.

Hoạt động2 Em rèn luyện thói quen tự giác làm việc nhà

- GV có thể hướng dẫn HS cùng tự giác thực hiện giặt, phơi, gấp, cất quần áo vào tủ mỗi ngày.

-HS quan sát - HSKT quan sát

-HS trả lời

-HS chọn -HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe HSKT: Lắng nghe

-HS thảo luận và nêu

-hs khuyết tật thảo luận cùng các bạn

(5)

- GV lưu ý HS: Các em không cần vội phải biết làm ngay tất cả mọi việc mà có thể tập gấp, cất quần áo vào tủ trước rối dần dần tập thêm việc giặt, phơi,... và duy trì rèn luyện thường xuyên, các em sẽ tạo được thói quen tốt tự giác giặt quần áo.

Kết luận: Tự giác giặt, phơi, gấp, cất quần áo là thói quen tốt, em cần thực hiện mỗi ngày.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

-HS lắng nghe

- HS khuyết tật lắng nghe

Ngày soạn :04/1/2021 Ngày giảng:

BÀI 10: CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIỆP CHÚC MỪNG (Tiết 1)

I.MỤC TIÊU 1.Mục tiêu chung

* Kiến thức : Học sinh biết cách cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng.

* Kĩ năng:học sinh cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng.

* Thái độ: HS có hứng thú khi làm thiệp chúc mừng để sử dụng.

2. Mục tiêu riêng: học sinh Nguyễn Văn Dũng, Chu Tiến Chức Biết cách cắt, gấp thiệp trang trí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số mẫu thiệp chúc mừng

(6)

- Quy trình cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng có hình vẽ minh họa cho từng bước.

- Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Dũng, Chức

1.Khởi động: ( ổn định tổ chức lớp)

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã dặn học sinh chuẩn bị tiết trước.

3. Bài mới.

a. Giới thiệu bài: cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng.

b.Hướng dẫn các hoạt động.

* Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

- Thiệp chúc mừng có hình gì?

- Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì - Em hãy kể tên những thiệp chúc mừng mà em biết?

- Thiệp chúc mừng gửi tới người nhận bao giờ cũng đặt trong phong bì.

* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

Bước 1: Cắt, gấp thiệp chúc mừng.

- Cắt tờ giấy trắng hoặc tờ giấy thủ công (giấy màu) thành hình chữ nhật có chiều dài 20 ô, rộng 15 ô.

- HS để dụng cụ đã chuẩn bị lên trên mặt bàn.

- HS chú ý lắng nghe.

- Quan sát

- Nhận xét: Thiếp là tờ giấy hình chữ nhật gấp đôi (hình 1) - Mặt thiếp được trang trí họa tiết và có chữ chúc mừng.

- Thiếp chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng 8-3……..

- Để dụng cụ lên mặt bàn

- Chú ý lắng nghe

- Quan sát

- Nhận xét: hình chữ nhật

- Theo dõi

- Nhắc lại

(7)

- Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được tờ thiệp chúc mừng có kích thước rộng 10 o, dài 15 ô.

Bước 2: Trang trí thiệp chúc mừng.

- Tùy thuộc vào ý nghĩa của thiệp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau. Ví dụ:

Thiệp chúc mừng năm mới thường trang trí cành đào, cành mai hoặc những con vật biểu tượng của năm đó. Thiệp chúc mừng sinh nhật thường trang trí bằng những bông hoa - Để trang trí thiệp có thể vẽ hình; xé dán hoặc cắt, hoặc dán hình lên mặt ngoài thiếp và viết chữ chúc mừng

- GV tổ chức cho học sinh tập cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng.

Hình 1

- HS cắt, gấp thiệp chúc mừng theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Hình 2

- HS trang trí theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Cắt, gấp theo sự hướng dẫn của giáo viên

- Theo dõi 3. Nhận xét - dặn dò.

Nhận xét về tinh thần thái độ, kết quả học tập của học sinh - Dặn dò HS chuẩn bị đồ dung đầy đủ để giờ sau thực hành cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng (tiết 2)

- HS chú ý lắng nghe - Chú ý lắng nghe.

Ngày soạn: 4/1/2021

(8)

Ngày giảng: 13/1/2021: 4A

Kĩ thuật

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA

I. MỤC TIÊU 1.Mục tiêu chung

* Kiến thức: Biết được lợi ích của việc trồng rau hoa.

* Kĩ năng: Nêu được lợi ích của việc trồng rau hoa.

* Thái độ - Yêu thích công việc trồng rau, hoa.

- Có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ rau, hoa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa SGK - Một số cây rau hoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra dụng cụ học tập.

B. Dạy bài mới

 Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu lợi ích của việc trồng cây rau hoa

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm

Treo tranh (SGK)

+ Theo em, nhà em thường chọn những loại rau nào để làm thức ăn?

- Rau còn được dùng để làm gì?

- GV chốt kết luận

Hoạt động 2: HD tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển của cây rau

Chuẩn bị đồ dùng học tập

- Hoạt động nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng

- Hs kể và viết ra giấy - Hs trình bày

- Bán, xuất khẩu

(9)

hoa

- Khí hậu nước ta như thế nào?

- Thích hợp trồng các loại rau gì?

- Nhu cầu sử dụng các loại rau ở nước ta như thế nào?

- GV chốt, kết luận

* Bài học (SGK) C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị bài sau

- Nóng và mưa nhiều - Phát biểu nhiều em - Nhiều HS phát biểu

- Đọc nhiều em

- HS nhắc lại nội dung bài học - Nghe nhận xét, dặn dò.

Ngày soạn: 5/1/2021 Ngày dạy: 16/1/2021: 5A

Kĩ thuật NUÔI DƯỠNG GÀ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Nêu được mục đích của việc nuôi dưỡng gà.

- Biết cách cho gà ăn, cho gà uống.

2. Kĩ năng

(10)

- Liên hệ được thực tế để nêu cách cho gà ăn, uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có)

3.Thái độ

- HS có ý thức nuôi dưỡng gà.

II. CHUẨN BỊ

- Hình ảnh minh hoạ SGK - Phiếu đánh giá kết quả học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV

1. Ổn định (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (3’) - Hỏi nội dung bài trước.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Dạy bài mới (29’)

a. Giới thiệu bài : Nuôi dưỡng gà.

b. Hoạt động 1 :

- Nêu khái niệm và ví dụ minh hoạ.

c. Hoạt động 2 :

* Cách cho gà ăn.

- Đặt câu hỏi thảo luận.

- Nhận xét, kết luận.

* Cách cho gà uống.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Hát.

- HS trả lời

- Nghe, nhắc lại.

- Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.

- Đọc mục 1 SGK.

- Tóm tắt lại nội dung bài.

- Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.

- Đọc mục 2a SGK.

- Trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Nhận xét, bổ sung.

(11)

- Nêu câu hỏi thảo luận.

- Nhận xét, kết luận.

d. Hoạt động 3 :

- Cho học sinh làm bài tập câu hỏi gợi ý SGK.

- Nhận xét, kết luận.

4. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh tự chuẩn bị tiết sau.

- Đọc mục 2b.

- Trả lời câu hỏi.

- làm bài tâp

- Nhận xét.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe dặn dò.

TUẦN 19

Ngày soạn: 04/1/2021

Ngày giảng:11/1/20221:2A 12/1/2021:2B

BÀI 37: TRÒ CHƠI“BỊT MẮT BẮT DÊ”VÀ “NHANH LÊN BẠN ƠI”

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung

* Kiến thức:

(12)

- Ôn hai trò chơi “nhanh lên bạn ơi ”và “Bịt mắt bắt dê”

*Kĩ năng:

- Biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.

* Thái độ: có thái độ học tập tự giác tích cực để tạo nề nếp.

2. Mục tiêu riêng: Học sinh Nguyễn Văn Dũng, Chu Tiến Chức.

Tham gia được vào trò chơi bịt mắt bắt dê và nhanh lên bạn ơi ở mức nắm được cách chơi như thế nào.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

1. Địa điểm: Trên sân trường VS nơi tập luyện, đảm bảo an toàn nơi tập 2. Phương tiện: - Gv: Chuẩn bị 1 còi,giáo án, kẻ 1 vòng tròn.

- Hs: trang phục gọn gàng,giầy hoặc dép quai hậu III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.

Nội dung Phương pháp lên lớp HS KHUYẾT TẬT

A.Phần mở đầu

-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường

- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối

- Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy

- Đội hình (ĐH 1) nhận lớp, 3 hàng hang.

GV







- Đội hình (H 2)

GV

        

        

        

- HS: Dũng, Chức: Tập hợp thành đội hình

- HS: Dũng, Chức:

Chạy nhẹ nhàng

HS: Dũng, Chức:Đi thường

- HS: Dũng, Chức:

Xoay các khớp

- HS: Dũng, Chức:Tập các động tác thể dục

B. Phần cơ bản

(13)

1. Trò chơi “ nhanh lên bạn ơi”

"Bạn ơi! Bạn ơi!

Ta cùng thi chạy Xem tổ nào nhất Nào 1-2-3!”

- Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”

- GV nhắc lại cách chơi, cho HS điểm số theo chu kì 1 – 2.

Sau đó cho HS chơi có kết hợp vần điệu

- Gv nhắc lại cách chơi chia học sinh trong lớp thành 2 nhóm và phân địa điểm, chỉ định cán sự lớp điều khiển, gi đến các tổ để giúp đỡ, uốn nắn.

- HS: Dũng, Chức:

tham gia vào trò chơi cùng các bạn!

- HS: Dũng, Chức:

Tham gia vào trò chơi cùng các bạn

C.Phần kết thúc

- HS thả lỏng tích cực: Đi đều theo 3 hàng dọc và hát.

- Thực hiện các động tác hồi tĩnh

- GV cùng HS hệ thống bài

- GV nhận xét, giao bài tập về nhà

- Đội hình thả lỏng

GV

        

        

        

- Ôn các trò chơi đã học.

- Đội hình nhận xét xuống lớp - Gv hô "giải tán", hs hô

"khỏe"

- HS: Dũng, Chức: Đi theo hàng

- HS: Dũng, Chức:

Theo dõi

- HS: Dũng, Chức:

Theo dõi

- HS: Dũng, Chức:

Lắng nghe

Ngày soạn: 04/1/2021

Ngày giảng: 12/1/2021:2B,2B

(14)

BÀI 38: TRÒ CHƠI “ BỊT MẮT BẮT DÊ’

VÀ “ NHÓM BA NHÓM BẢY”

I. MỤC TIÊU 1.Mục tiêu chung

* Kiến thức:

- Ôn hai trò chơi “Bịt mắt bắt dê” và “ Nhóm ba nhóm bảy”

* Kĩ năng:

- Biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.

* Thái độ: có thái độ học tập tự giác tích cực để tạo nề nếp.

2. Mục tiêu riêng: Học sinh Nguyễn Văn Dũng, Chu Tiến Chức

- Tham gia vào trò chơi bịt mắt bắt dê” và “Nhóm ba nhóm bảy” cùng các bạn.

Chủ động hơn trong khi chơi.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

1. Địa điểm: Trên sân trường, VS nơi tập luyện, đảm bảo an toàn nơi tập 2. Phương tiện: - Gv: Chuẩn bị 1 còi,giáo án, kẻ 1 vòng tròn.

- Hs: trang phục gọn gàng,giầy hoặc dép quai hậu III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.

NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HS KHUYẾT TẬT A.Phần mở đầu

-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên

- Vừa đi vừa hít thở sâu, sau đó cho HS đứng lại quay mặt vào tâm

- Xoay khớp cổ tay, cổ

- Đội hình (ĐH 1) nhận lớp, 3 hàng hang.

GV

        

        

        

- HS: Dũng, Chức:

Tâp hợp theo đội hình

- HS: Dũng, Chức:

Chạy nhẹ nhàng - HS: Dũng, Chức: Đi thường

- HS: Dũng, Chức:

Xoay các khớp

(15)

chân, vai, hông, gối B. Phần cơ bản

1) Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”

2) Trò chơi “ Nhóm ba nhóm bảy”

- Trò chơi tiến hành theo ĐH vòng tròn, nhắc lại cách chơi.Tỏ chức cho HS chơi

- Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi. Cho HS chơi.

- HS: Dũng, Chức:

Tham gia vào trò chơi cùng các bạn

- HS: Dũng, Chức:

chủ động hơn khi kết thành nhóm 3 người

C.Phần kết thúc - HS thả lỏng tích cực - Đứng tại chỗ vỗ tay, hát - GV cùng HS hệ thống bài

- GV nhận xét, đánh giá kết quả và giao bài tập về nhà

Ôn tập 2 trò chơi

- Đội hình thả lỏng

GV

       

       

        - Ôn các trò chơi đã học.

- Đội hình nhận xét xuống lớp - Gv hô "giải tán", hs hô

"khỏe"

- HS: Dũng, Chức:

Thả lỏng

- HS: Dũng, Chức:

Vỗ tay hát

- HS: Dũng, Chức:

Theo dõi

- HS: Dũng, Chức:

Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông (18p) - Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cách mổ tôm, các nội quan về hệ tiêu hóa, hệ thần kinh của tôm sông.. - Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, thiết kế thí

Nhận biết thêm 1 số đại diện khác của lớp hình nhện như: cái ghẻ, ve bò, bọ cạp thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau  Đặc điểm chung của lớp

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu

Mỏ cim ăn thịt Mỏ chim ăn côn trùng Mỏ chim hút mật Mỏ chim ăn hạt.. Mỏ chim