• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: / 4/ 2021 Tiết 111

Văn bản: CÔ TÔ ( T1)

- Nguyễn Tuân - A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.

- Đọc - hiểu bản kí có yếu tố miêu tả.

- Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô khi học xong văn bản.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ:

- Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp quê hương đất nước.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường biển đảo.

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP/ KTDH

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

Lớp Ngày giảng Sĩ số 6B

(2)

2. Kiểm tra:

? Đọc thuộc lòng bài thơ "Mưa" ? Trình bày cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

* Yêu cầu

- Nội dung cảnh vật thiên nhiên trong và trước cơn mưa hiện lên sinh động.

- Nghệ thuật: nhân hoá, thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn, nhanh.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Cách 1: GV cho HS xem các hình ảnh về Biển đảo Việt Nam, người dân làng chài trên biển.

- Giới thiệu vào bài:

Cảnh đẹp của thiên nhiên quê hương, bức tranh lao động của con người luôn là đề tài được khai thác và đưa vào trong văn thơ. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng không ngoại lệ, ông là người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp, vậy hôm nay Thầy và các em sẽ tìm hiểu cái đẹp mà nhà văn Nguyễn Tuân đã tìm thấy ở vùng biển đảo Cô Tô qua bài học ngày hôm nay: ‘‘ Cô Tô’’

Cách 2: Tổ chức cuộc thi: " Biển đảo quê em"

Kể tên các đảo hoặc quần đảo ở nước ta mà em biết - Cô Tô- Quảng Ninh

- Cát Bà- Hải Phòng - Thổ Chu

- Song Tử Tây - Trường Sa - Hoàng Sa - Lí Sơn

(3)

- Vân Đồn - Côn Đảo - Cồn Cỏ - Cát Hải

- Bạch Long Vĩ - Lí Sơn

- Phú Quốc

Việt Nam có rất nhiều đảo và quần đảo. Mỗi hòn đảo có vẻ đẹp riêng. Đối với Nguyễn Tuân- một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp rất riêng của đảo Cô Tô. Và ông đã viết bài kí về Cô Tô, cũng là nội dung bài học của chúng ta hôm nay

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động 2: GV hướng dẫn hs tìm hiểu tác giả, tác phẩm

- GV chiếu chân dung nhà văn

? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân?

- Nhiều HS phát biểu ( GV cho điểm)

+ Nguyễn Tuân còn có nhiều bút danh khác : Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang,... Ngoài sở trường chính là tùy bút và kí, ông còn viết nhiều tiểu luận phê bình văn học, dịch giả. Ông từng là hội viên sáng lập hội nhà văn Việt Nam, Tổng thư kí, ủy viên Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam.

+ Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn như:

“ Vang bóng một thời”; “ Người lái đò sông Đà”;

“Chữ người tử tù”; hay “ Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”;

- GV bổ sung:

….. NT là một nghệ sĩ rất mực tài hoa. Ông am hiểu nhiều ngành NT khác như: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc, sân khấu… Ông vận dụng con mắt của nhiều ngành NT khác nhau để tăng cường quan sát và miêu tả…

=> Với những đóng góp của mình, năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

I/ Giới thiệu chung 1. Tác giả

- Nguyễn Tuân (1910-1987) - Quê : Hà Nội

- Sở trường về thể tùy bút và kí.

(4)

? Em có hiểu biết gì về thể kí?

- HS trả lời theo cảm nhận của mình (Kí là ghi chép những sự việc có thật, những điều xảy ra mà tác giả được trực tiếp chứng kiến, quan sát)

- GV bổ sung:

+ Kí là thể quen thuộc trong kí sự. Kí là ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống, thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả.

+ Sau văn bản “ Cô Tô”, chúng ta sẽ được tìm hiểu tiếp các văn: Lao xao; Cây tre Việt Nam; Lòng yêu nước cũng thuộc thể kí.

+ Kí khác với truyện như thế nào ? chúng ta tự tìm hiểu từ bây giờ để đến bài Ôn tập truyện và kí trong những tiết học tới, chúng ta sẽ đánh giá lại sự hiểu biết của mình…

2. Tác phẩm - Thể loại: kí

? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của VB Cô Tô?

- HS trả lời:

- GV: Cô Tô là một bài kí dài gần 6000 chữ, viết năm 1972, sau được in trong tập Kí Nguyễn Tuân 1976. Là tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên và con người lao động ở vùng đảo Cô Tô với tất cả niềm tin, yêu thích, tự hào và cảm phục.

* GV chiếu bản đồ địa lí tỉnh Quảng Ninh.

? Xác định vị trí đảo Cô Tô và giới thiệu đôi nét về hòn đảo? ( HS khá giỏi – HS lên bảng)

( là một quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh…) GV chuyển ý:…. Thông qua tài năng của ông, người đọc như đang trực tiếp chứng kiến vẻ đẹp của TN và CS nơi đây. Để cảm nhận rõ hơn điều này, chúng ta chuyển sang phần tiếp theo…

- Văn bản là phần cuối của bài kí Cô Tô được viết trong một lần nhà văn đi thực tế ở đảo Cô Tô.

Hoạt động 3: GV hướng dẫn hs đọc- hiểu văn bản

? Theo em, văn bản này nên đọc với một giọng đọc ntn?

- HS phát biểu.

Em hãy chọn và đọc một đoạn văn theo cách mà em cảm nhận?

- HS, GV nhận xét cách đọc.

- GV hướng dẫn hs đọc:

+ Trong VB này, NT hay sử dụng câu dài , có nhiều mệnh đề bổ sung, nên khi đọc cần chú ý ngừng nghỉ

II/ Đọc- hiểu văn bản 1/ Đọc, hiểu chú thích

(5)

đúng chỗ và đảm bảo sự liên mạch của từng câu, từng đoạn.

+ Chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các so sánh ẩn dụ, hoán dụ mới lạ đặc sắc

+ Đọc với giọng vui tươi, hồ hởi.

- (HSY) đọc đoạn văn: Ngày thứ năm-> mùa sóng ở đây

- HS, GV nhận xét.

* GV chuyển ý: Để hiểu được VB một cách trọn vẹn, một trong những yếu tố là phải hiểu đc nghĩa của từ. Trong sgk chú thích 13 từ khó, các em hãy tự đọc thầm để nắm đc nghĩa của các từ này

* GV: Ngoài từ khó trong sgk, chúng ta tìm hiểu thêm nghĩa của một số từ ngữ khác. Đó là các từ:

xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. Nhiệm vụ của các em là nối cho chính xác từ với nghĩa của từ.

- Máy chiếu bảng:

+ Xanh mượt: màu xanh sáng, mỡ màng, tươi tốt, đầy sức sống.

+ Lam biếc: Màu xanh đậm đặc, có ánh sáng chiếu rọi vào.

+ Vàng giòn: vàng khô và sáng

? Đoạn kí sử dụng phương thức biểu đạt nào?

( GV:... ko sử dụng 1 PT mà có sự đạn xen... đoạn trích chủ yếu là pt MT)

? Hãy xác định bố cục văn bản và nội dung chính từng phần?

( Bài văn có 3 phần, mỗi phần tập trung vào một cảnh thiên nhiên hoặc con người trên vùng đảo Cô Tô)

- Phần 1: Từ đầu -> mùa sóng ở đây( Cảnh Cô Tô sau cơn bão)

- Phần 2: tiếp-> là là mặt cánh( Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô)

- Phần 3: còn lại ( Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo)

2. Kết cấu- Bố cục:

- PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

- Bố cục: 3 phần

* HS theo dõi phần 1.

? Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được ghi lại vào thời điểm nào?

GV: + Ghi cụ thể thời gian là đặc điểm của thể kí.

+ TG đã ở trên đảo Cô Tô nhiều ngày. Đến ngày thứ 5, sau khi cơn bão đi qua, tác giả đã đi

3. Phân tích

3.1. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau trận bão:

- Thời gian: ngày thứ 5 trên đảo - một ngày sau cơn bão.

(6)

thăm những chú bộ đội đóng quân ở đây.

? Tại sao tác giả lại chọn thời điểm sau cơn bão để tả cảnh Cô Tô? ( TL nhóm bàn)

GV: Đây là khoảnh khắc bình yên và cũng là quan niệm nghệ thuật của tác giả.Ông không chọn thời điểm trước hay trong cơn bão mà ở đây là sau khi cơn bão đi qua bởi ông luôn thích sự độc đáo, khác người.

? Để miêu tả cảnh Cô Tô tác giả đã chọn vị trí quan sát nào? ( nóc đồn Cô Tô)

- GV giải thích đồn - đồn biên phòng: là nơi đóng quân của các chú bộ đội, thường được xây dựng ở vị trí cao, dễ quan sát để thuận lợi cho nhiệm vụ bảo vệ TQ.

? Vị trí này có gì thuận lợi?

GV: Điểm nhìn cao vời vợi, không gian bao la, giúp tác giả có cái nhìn bao quát toàn cảnh Cô Tô.

( Tích hợp TLV: Khi miêu tả thì điểm nhìn, điểm quan sát rất quan trọng....)

? Vẻ đẹp Cô Tô được khái quát qua câu văn nào?

- GV: Đây là câu văn thể hiện sự cảm nhận đầu tiên, bao quát của tác giả về không gian Cô Tô

? Để miêu tả cảnh sắc 1 vùng biển đảo tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào?

HS trả lời: Tác giả chọn các hình ảnh bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát ( GV kết hợp máy chiếu)

* TL nhóm: 3 phút

? Tìm hiểu về TN Cô Tô sau cơn bão có ý kiến cho rằng: tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh bằng những ngôn từ hết sức điệu luyện.... Em có đồng ý với ý kiến đó ko...

? Làm sáng tỏ ý kiến của em qua việc phân tích? – HS làm ra phiếu học tập

+ ? Tìm những từ ngữ miêu tả những hình ảnh của TN

- bầu trời: trong sáng - cây: thêm xanh mượt

- nước biển: lam biếc đặm đà hơn - cát: vàng giòn hơn

- lưới: càng thêm mẻ cá giã đôi

+ ? Nhận xét về nghệ thuật dùng từ, cách MT của tác giả?

+ ? Qua cách miêu tả đó, em hình dung nước

- Vị trí quan sát: nóc đồn biên phòng.

- Không gian: trong trẻo, sáng sủa.

- Nghệ thuật:

+ Dùng 1 loạt các tính từ, từ láy gợi tả màu sắc và ánh sáng

+ Khắc họa hình ảnh tinh tế,

(7)

biển, cây và cát ... như thế nào?

HS: nước biển có mầu xanh đậm đặc, phản chiếu ánh sáng trông rất đẹp, cát thì rất vàng..., cây thì xanh tươi mượt mà, đầy sức sống...

* Các nhóm lần lượt trả lời

* GV nhận xét, đánh giá

? Qua những hình ảnh ( từ ngữ) .... nào gây cho em ấn tương sâu sắc nhất? Vì sao?

- HS tự bộc lộ - GV khen ngợi, cho điểm ( ... )

GV chốt: Để miêu tả cảnh đảo, tác giả thể hiện cái tài hoa trong vs lựa chọn từ ngữ miêu tả. Cây thì xanh mượt. Từ xanh mượt ấy gợi cho ta hình ảnh sau cơn mưa cây cối như được gột rửa, như trút bỏ đi cái lớp áo bụi bặm của những ngày nắng giáo và bây giờ, bão qua đi, mưa qua đi, chúng như được khoác trên mình một chiếc áo mới sạch sẽ tinh tươm. Tác giả miêu tả những hình ảnh trên không chỉ bằng thị giác mà còn bằng cảm nhận của riêng bản thân mình. Miêu tả nước biển, ngoài quan sát bằng thị giác, thấy màu nước biển lam biếc – một màu xanh làm say lòng người , tác giả còn miêu tả bằng vị giác, như nếm nước biển ” đặm đà”. Với cát cũng vậy, cát vàng là quan sát bằng thị giác, còn cát vàng giòn, thì không nhừng ” nhìn thấy” mà còn như ăn được. Bởi vì ăn thì mới cảm nhận đc giòn hay không. Nước lam biếc đặm đà, cát vàng giòn.

Cái đặm đà của nước biển, cái giòn của cát thì phải là người rất tinh tế và nhạy cảm mới cảm nhận được...

GV: bên cạnh ... tác giả còn sử dụng các từ ngữ chỉ mức độ ngày càng tăng, từ chỉ sự tiếp diễn tương tự đó là những từ nào? ( HS gạch chân các từ:

thêm, hơn, càng, lại)

? Qua những từ đó, em hình dung như thế nào về cảnh trước cơn bão và sau cơn bão?

HS: Cảnh trước cơn bão đã đẹp nhưng sau cơn bão, cảnh càng đẹp hơn

GV: đó chính là sự hồi sinh của sự sống trước sự hủy diệt của thiên nhiên. Thông thường khi một cơn bão đi qua, thiên nhiên như bắt đầu một sự sống mới... cơn bão đi qua chỉ để lại một vài dấu tích không đáng kể như thể không phải do may mắn mà là do sức sống dẻo dai của cây trái và con người xứ này trụ vững được. Tất cả dường như xôn xao, sống

chính xác, độc đáo. + Phép so sánh, ẩn dụ

(8)

dậy sau trận bão. Cô Tô không chỉ đẹp mà còn rất giàu tiềm năng kinh tế...

? Qua lời văn miêu tả của Nguyễn Tuân, em hình dung ntn về bức tranh phong cảnh của Cô Tô sau trận bão?

- Biển đảo Cô Tô tươi sáng, khoáng đạt, lộng lẫy, giàu tiềm năng.

- Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên tươi sáng, phong phú, độc đáo.

? Đứng trước một vùng biển đảo tươi đẹp như vậy, cảm xúc của tác giả đối với Cô Tô như thế nào?

- Cảm thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào được đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

? Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ này của ông?

- Yêu mến và gần gũi như Cô Tô là quê hương mình.

Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi thưởng thức bức tranh ngôn từ của nhà văn Nguyễn Tuân qua phần văn bản thứ nhất?

? Qua đoạn văn vừa tìm hiểu, em học tập được điều gì từ nhà văn NT trong cách miêu tả TN?

HS: + Biết chọn vị trí quan sát ( điểm nhìn) + Chọn lọc từ ngữ đặc sắc, gợi hình + Vốn sống, vốn từ ngữ phong phú + Lời văn giàu cảm xúc….

-> Biển đảo Cô Tô tươi sáng, khoáng đạt, lộng lẫy, giàu tiềm năng.

-> Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên tươi sáng, phong phú, độc đáo.

=> Tác giả yêu mến, gần gũi và coi Cô Tô như quê hương của mình.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( )

? Tìm thêm các tư liệu từ sách báo, mạng In-ter-net,… nói về quần đảo Cô Tô để hiểu thêm về vùng biển này.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Đọc - nắm nội dung phần đã phân tích.

- Tìm hiểu tiếp phần còn lại theo câu hỏi Sgk.

+ ? (Câu hỏi 3 – SGK). Cảnh mặt trời mọc là một bức tranh đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ lên cảnh đẹp ấy.

(9)

+ ? Hãy chỉ ra nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật miêu tả cảnh mặt trời mọc của tác giả.

+ ? Tìm và phân tích chi tiết miêu tả cảnh sinh hoạt ở vùng đảo Cô Tô.

+ ? Ngoài Cô Tô em còn biết những địa danh nào có cảnh sắc đẹp như Cô Tô ? Là một người dân Quảng Ninh, em thấy cần phải làm gì để giữ mãi vẻ đẹp của Cô Tô?

+? Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển.

+? Xem bản đồ nước ta và trao đổi với người thân về chủ quyền biển đảo của nước ta? Biển và đảo có vai trò gì về kinh tế, giao thông biển và an ninh quốc phòng?

+?Em hãy lê kế hoạch cho chuyến đi du lịch biển hè 2016.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

---

Soạn: /4/ 2021 Tiết 112

Đọc hiểu:

Văn bản: CÔ TÔ ( T2)

(Trích Cô Tô)- Nguyễn Tuân A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.

- Đọc - hiểu bản kí có yếu tố miêu tả.

- Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô khi học xong văn bản.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ:

- Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp quê hương đất nước.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường biển đảo.

Tích hợp giáo dục đạo đức

(10)

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu.

D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức (1’)

Ngày giảng Lớp Sĩ số Vắng

2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong tiết học) 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3’):

- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.

G

?

- GV Mời các em quan sát và các hình ảnh về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô ở các điểm nhìn và thời điểm khác nhau

? Em hình dung ntn về cảnh bình minh trên biển đảo Cô Tô?

H - ... đẹp, trong sáng, rực rỡ G Vào bài:

Thiên nhiên Cô Tô vốn rất đẹp nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách tinh tế và trọn vẹn. Thiên nhiên Cô Tô không chỉ đẹp ở thời điểm sau trận bão mà còn đẹp một cách rực rỡ, huy hoàng ở cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. Bằng tấm lòng, tình yêu, niềm tự hào về đất nước con người Việt Nam, những trang viết của Nguyễn Tuân

(11)

thực sự là những trang hoa, tờ hoa lấp lánh vẻ đẹp của cuôc sống. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp tiết 2 của văn bản Cô Tô...

Cách 2: Cho học sinh nghe bài hát Tượng đài Bác Hồ trên đảo Cô Tô https://www.youdh9chkv0jyotube.com/watch?v=

Cách 3: Cho học sinh xem video Đảo Cô Tô- Hòn đảo thiên đường của vùng Đông Bắc Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=akrtbKOsR_4 Đảo Cô Tô đẹp hút hồn

https://www.youtube.com/watch?v=NDMLp-ju5nQ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 25’)

- Mục tiêu: đọc sáng tạo, phân tích, cảm nhận vẻ đẹp bức tranh Cô Tô qua trang văn của Nguyễn Tuân

- Phương pháp: học theo nhóm, vấn đáp, bình,...

- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG BÀI HỌC G

?

- Ở tiết học trước, các em đã tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và phân tích 1 phần văn bản.

Em hãy nhắc lại nội dung chính của từng phần trong văn bản ? H Trả lời :

G - Chiếu ba bức ảnh minh họa về ba cảnh trong văn bản(Chiếu S5)

3. Phân tích

3.1. Cảnh Cô Tô sau trận bão

?

(?) Để miêu tả cảnh mặt trời mọc, tác giả đã chọn điểm nhìn ở đâu? Em có nhận xét gì về cách chọn này?

(?) Cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?

(?) Cảnh mặt trời mọc được tác giả quan sát và miêu tả theo trình tự nào?

* Tổ chức hoạt động nhóm: Cặp đôi (thực hiện theo dãy bàn). GV phát phiếu

3.2. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô

-Trên những hòn đá đầu sư, bên bờ biển, sát mép nước -> Phù hợp cho việc quan sát cảnh mặt trời lên

* Cách đón mặt trời -- - Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên.

-> Cách đón nhận công phu và trang trọng

* Cảnh mặt trời mọc - Trình tự thời gian:

+ Trước khi mặt trời mọc + Trong lúc mặt trời mọc + Sau khi mặt trời mọc

(12)

học tập ngẫu nhiên cho các cặp

Thời gian thảo luận theo cặp đôi: 3phút.

(?) Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm? Xác định nghệ thuật và nhận xét về cảnh ở từng thời điểm đó?

(1) - Trước khi mặt trời mọc.

(2) - Trong khi mặt trời mọc.

(3)- Sau khi mặt trời mọc.

(?) Gọi trả lời theo tinh thần xung phong GV chốt kiến thức- khen ngợi các cặp đôi trả lời tốt

- Thu phiếu HT.

(?) Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ? ( NT)

? Cảnh mặt trời mọc trên biển được đặt trong khung cảnh thiên nhiên ntn ?

(?) Em cảm nhận được gì về cảnh mặt trời mọc trên biển ?

(?) Đoạn văn thể hiện tài năng gì của Ng Tuân ?

(?) Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận mặt trời mọc công phu và trân trọng đến thế?

- Trước khi mặt trời mọc:

+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính

- Trong khi mặt trời mọc:

+ Nhú dần

+ Tròn trĩnh phúc hậu...

+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm...

+ Y như một mâm lễ phẩm...

- Sau khi mặt trời mọc:

+ Một vài chiếc nhạn...

+ Một con hải âu...

 Hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ

 K/cảnh rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi.

 Bức tranh đẹp rực rỡ, tráng lệ..

-Tài quan sát tinh tế, mtả chính xác, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, độc đáo, mới lạ.

-Yêu mến th/nhiên, gắn bó với cảnh đẹp của th/nh đất nước.

3.3. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô

G * HS đọc đoạn 3

- Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn đã chọn điểm không gian nào?

- Cái giếng nước ngọt giữa đảo

H - Tại sao tác giả lại chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?

- Sự sống sau một ngày LĐ ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo: đông vui, tấp nập, bình dị.

G - Cảnh SH trên đảo diễn ra trên cái giếng nước ngọt được mtả ntn ?

- Cái giếng rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là

(13)

thùng gỗ cong, ang, gốm.

- Các thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để chuẩn bị ra khơi đánh cá.

H - Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống và con người nơi đây?

- Cảnh sinh hoạt nơi đây diễn ra tấp nập đông vui, thanh bình

G ?Cách miêu tả của Tg có gì đặc biệt ? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được Tg sử dụng ? Phân tích t/d của biện pháp so sánh đó ?

= > Sử dụng lời kể, lời tả, kết hợp so sánh

 Cảnh SH lao động khẩn trương, tấp nập, thanh bình

 Cuộc sống bình yên, giản dị, hạnh phúc.

H 4. Tổng kết

G Cùng học sinh chốt, khái quát kiến thức

? Nêu đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản

4.1. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ tinh tế gợi cảm - Các so sánh táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng

- Lời văn giàu cảm xúc 4.2. Nội dung

- Vẻ đẹp độc đáo của c/s thiên nhiên và con người nơi đảo Cô Tô

Hoạt động 3: Luyện tập (6’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết đoạn văn, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước,...

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, vấn đáp - Phương tiện: máy chiếu hắt

- Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, hoàn tất một nhiệm vụ,...

III. Luyện tập

GV đưa ra các bài tập trắc nghiệm nhanh.

Câu 1:

Trong đoạn trích Cô Tô, quần đảo Cô Tô thuộc địa phương nào?

 A. Quảng Ninh.

 B. Nghệ An.

(14)

 C. Hải Phòng.

 D. Vũng Tàu.

Câu 2:

Trong đoạn trích Cô Tô, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào để miêu tả vẻ đẹp của bức tranh bình minh trên biển?

 A. So sánh.

 B. Nhân hóa.

 C. Hoán dụ.

 D. Ẩn dụ.

Câu 3:

Đoạn trích Cô Tô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

 A. Tự sự.

 B. Biểu cảm.

 C. Miêu tả.

 D. Nghị luận.

Câu 4:

Trong đoạn đầu của bài kí Cô Tô, tác giả đã chọn điểm quan sát từ đâu?

 A. Nóc đồn Cô Tô.

 B. Bên giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo.

 C. Đầu mũi đảo.

 D. Trên dốc cao.

Câu 5:

Trong đoạn trích Cô Tô, cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô được miêu tả như thế nào?

 A. Khẩn trương, thanh bình.

 B. Êm ả, bình lặng.

 C. Hân hoan, vui vẻ.

 D. Hối hả, vội vã.

Câu 6:

Trong đoạn trích Cô Tô, cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô hiện ra như thế nào?

 A. Trù phú và đông đúc.

 B. Nên thơ và gần gũi.

 C. Tươi sáng và độc đáo.

 D. Hoang sơ và thanh vắng.

Câu 7:

(15)

Trong đoạn trích Cô Tô, ngày thứ năm trên đảo của tác giả là ngày như thế nào?

 A. Một ngày mưa tầm tã.

 B. Một ngày nắng ấm chan hòa.

 C. Một ngày trong trẻo và sáng sủa.

 D. Một ngày sôi động và thật nhiều ý nghĩa.

Câu 8:

Đoạn trích Cô Tô thuộc thể loại:

 A. tùy bút.

 B. kí.

 C. truyện ngắn.

 D. hồi kí.

G Viết đoạn văn tả cảnh Cô Tô (khoảng 5- 7 câu) trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, gạch chân BPTT

H - Báo cáo kết quả chuẩn bị bài ở nhà

- Chọn bài tiêu biểu (1- 2 bài) chiếu lên màn hình

- HS khác nhận xét về hình thức, nội dung của đoạn văn.

- GV chốt, cho điểm động viên Hoạt động : Vận dụng (5’)

- Mục tiêu: bồi dưỡng tình yêu đối với vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước...

- Phương pháp: HS chơi trò chơi ; tự khám phá, tìm hiểu về các thắng cảnh Việt Nam

- Phương tiện: máy chiếu, tư liệu.

- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút

?Giả sử trong kì nghỉ hè, gia đình em và một số gia đình khác cùng tổ chức một chuyến du lịch biển. Hãy lên kế hoạch cho chuyến đi theo gợi ý sau:

 Vùng biển mà gia đình em và một số gia đình khác định đến thuộc địa phương nào? Vùng biển ấy có những đặc điểm gì nổi bật?

 Mọi người đến vùng biển đó bằng phương tiện gì?

 Mọi người đến vùng biển đó trong bao lâu? Nơi ở trong thời gian nghỉ tại vùng biển đó.

 Lịch trình của những ngày du lịch ở vùng biển đó như thế nào? Em dự định làm gì sau khi kết thúc chuyến đi ấy?

Hoạt động 5: Củng cố - tìm tòi, mở rộng (2’)

- Mục tiêu: lồng ghép giáo dục về ý nghĩa, vai trò của biển đảo quê hương - Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện: Máy chiếu

(16)

- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút.

G H

? Xem bản đồ nước ta và trao đổi với người thân về chủ đề biển đảo Tổ Quốc:

 Hãy cho biết Biển đảo có vai trò gì đối với kinh tế và giao thông biển, an ninh quốc phòng?

 Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc?

4. Hướng dẫn học bài cũ:

- Tìm hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Tuân; tư liệu, tranh ảnh về quần đảo Cô Tô để hiểu thêm về vùng biển đảo này.

- Đọc diễn cảm văn bản

- Phân tích lại văn bản để cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo; thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. ( Hoàn thiện phiếu học tập số 1, 2,3=> ghi chép vào vở học tập)

- Chọn một hình ảnh, chi tiết em thích và tập cảm nhận, bình về hình ảnh đó 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

Chuẩn bị cho tiết: Cây tre Việt nam - Lời chào(1’):

Giới thiệu hoạt động trải nghiệm tham quan Cô Tô qua một đoạn clip và bài hát Trên Biển trời Đông Bắc của nhạc sĩ Trần Chung

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

--- Phụ lục 1

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên :...Lớp :...

? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân trong đoạn trích ? Cảnh thiên nhiên

Cô Tô sau trận bão

Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô

Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô Từ ngữ

chỉ hình ảnh, màu sắc, ánh sáng

- Bầu trời, cây, nước biển, cát, cá

- Tính từ chỉ màu sắc : trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng

(17)

giòn Các biện

pháp tu từ

- So sánh:

- Ẩn dụ:

Điểm nhìn

Nóc đồn Cô Tô Trình tự

miêu tả

- Cao đến thấp

- Bao quát đến cụ thể Đặc điểm

của cảnh

- Tươi sáng, giàu đẹp Cảm xúc

của tác giả

Yêu mến, gắn bó

Phụ lục 1

CẢNH CÔ TÔ Cảnh Cô Tô sau

trậ bão

Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô

Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô Từ ngữ

chỉ hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, hoạt động

- Bầu trời, cây, nước biển, cát, cá

- Tính từ chỉ màu sắc : trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn

- Chân trời, ngấn bể, mặt trời.

- Tính từ chỉ hình dáng: tròn trĩnh, đầy đặn, đường bệ - Tính từ chỉ màu sắc : hồng hào, hửng hồng.

- Động từ : nhú lên, tiến ra

-> Bức tranh rực rỡ, sống động, gần gũi

- Người lao động, anh hùng lao động Châu Hòa Mãn,...

- Động từ : tắm, múc, gánh nước, ra khơi, quẩy nước, địu con,…

-> Hình ảnh người lao động bình dị, vững tin vào cuộc sống, gắn bó với quê hương

Các biện pháp tu từ

- So sánh:

- Ẩn dụ:

- So sánh : chân trời, ngấn bể như tấm kính, mặt trời như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên, y như một mâm lễ phẩm

- Ẩn dụ : mặt trời –

- So sánh : chị Châu Hòa Mãn địu con dịu dàng như hình ảnh biển cả …

(18)

quả trứng hồng hào thăm thẳm,...

Điểm nhìn

Nóc đồn Cô Tô Đầu mũi đảo Bên giếng nước ngọt ở ria đảo

Trình tự miêu tả

- Cao đến thấp

- Bao quát đến cụ thể

- Bao quát đến cụ thể

Chọn lọc chi tiết Đặc điểm

của cảnh

- Tươi sáng, giàu đẹp - Rực rỡ, hùng vĩ Nhịp sống khẩn trương, tấp nập nhưng rất thanh bình

Cảm xúc của tác giả

Yêu mến, gắn bó Hào hứng, hồi hộp Tin yêu Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, giàu có,

hùng vĩ

Bức tranh lao động vất vả, thiếu thốn nhưng bình dị và tươi sáng

(19)

Phụ lục 2

CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC QUA CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC Tác

phẩm

Tác giả Thể loại Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa

1. Sông nước Cà Mau

2. Vượt thác

3.Cô Tô

Phụ lục 3

KẾ HOẠCH DU LỊCH BIỂN- HÈ 2021 1. Địa điểm:

………

………...

2. Những đặc điểm nổi bật của khu du lịch

………

………

3. Phương tiện đi lại:

………

4. Nơi ở trong thời gian ở tại vùng biển đó:

………

5. Thời gian:

(20)

………

6. Lịch trình tham quan :

………

………

7. Dự định sau khi kết thúc chuyến đi:

Ngày soạn: /4/2021 Tiết 113

Văn bản:

CÂY TRE VIỆT NAM( t1)

- Thép Mới - A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt.

- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí. Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu. ngôn ngữ của bài kí.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ với giọng đọc phù hợp.

- Đọc - hiểu văn bản kí hiệu hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ:

Yêu con người và cảnh vật thiên nhiên, đất nước.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp của cây tre trong đời sống của người Việt, tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước qua việc ca ngợi cây tre.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường giáo dục.

(21)

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP/KTDH

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

Lớp Ngày giảng Sĩ số 6B

2. Kiểm tra: ( kết hợp trong giờ) 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Cách 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận: Nếu được chọn một loài cây biểu trưng cho đất nước và con người Việt Nam em sẽ chọn loài cây nào? Vì sao?

Chọn mai, đào hay sen, tre để biểu trưng cho đất nước, con người Việt Nam đều được, nhưng nếu chọn loài cây nào biểu trưng cho sự kiên cường, đoàn kết, chịu thương chịu khó...của con người VN thì đó chắc chắn sẽ là cây tre.

Cách 2: Tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu thế giới quanh ta"

"Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều lấy một loại cây, hay một loại hoa để làm biểu tượng cho đất nước mình" Em hãy lấy ví dụ để chứng minh cho nhận định này VD: Nhật Bản là xứ sở của hoa anh đào, nói đến nước Nga là ta nghĩ tới cây Bạch Dương còn hoa Tuy Líp của Hà Lan, hoa hồng của Bungari/ Mỹ/ Anh, Ấn Độ, VN hoa Sen, Lào với hoa Đại, Malaysia là hoa Dâm Bụt...

Với người Việt Nam, bên cạnh hoa sen thì cây tre đã đi vào thơ ca nhạc họa trở thành biểu tượng cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa DT...Và cây tre đã gắn bó với nhân dân Việt Nam,với đất nước Việt Nam như thế nào theo dòng chảy của thời gian => CÂY TRE VIỆT NAM.

(22)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động 1: Giới thiệu chung.

? Dựa vào chú thích sách giáo khoa, hãy giới thiệu về tác giả Thép Mới.

(+) Chân dung + một số thông tin về tác giả.

- Bút danh Thép Mới...(Thép ... mới ...) - Huân chượng độc lập hạng nhì (1992)

I/ Giới thiệu chung:

1. Tác giả:

Thép Mới – Hà Văn Lộc (1925-1991)

* GV: Văn bản thuộc thể loại bút kí ghi chép nhưng thiên về tuỳ bút chính luận trữ tình.( Nghị luận chính trị - biểu cảm trữ tình)

? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài kí “Cây tre VN”

Gv: 1955 đạo diễn R.Các-Men cùng các nhà làm phim Ba Lan đã xây dựng bộ phim “Cây tre VN” dựa theo bài kí “Cây tre bạn đường”của Nguyễn Tuân. Bộ phim được coi là khúc tráng ca về cây tre, về nhân dân VN trong lao động xây dựng đất nước và trong chiến đấu chống giặc.

Thép Mới viết bài kí “Cây tre VN”làm lời bình thuyết minh cho bộ phim ấy. Bài văn như một cuốn phim quay chậm giúp người đọc có cái nhìn toàn cảnh về cây tre VN.

- Vbản trong Sgk có lược bỏ 1 đoạn.

2. Tác phẩm:

* Thể loại : bút kí - tuỳ bút chính luận trữ tình

* Sáng tác: 1955

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản.

? Cần đọc với giọng như thế nào? ( HS đọc theo cách đề xuất)

GV: Đọc với giọng nhẹ nhàng, lúc trầm lắng suy tư, lúc khẩn trương sôi nổi. Chú ý nhấn giọng ở các điệp từ, điệp ngữ.

- GV đọc – Hs đọc ... -> GV nhận xét cách đọc của Hs.

? Em hiểu gì về cụm từ “một thế kỉ văn minh khai hoá”.

- Dùng với ý mỉa mai thực dân Pháp ....

? Tầm vông là loại cây như thế nào.

? Trong bài văn có sự kết hợp đan xen của các PTBĐ nào.

- Trong bài có sự kết hợp đan xen của các PTBD: Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận ...

( GV có thể yêu cầu hs lấy ví dụ về câu miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận trong bài văn)

II/ Đọc hiểu văn bản:

1. Đọc – Tìm hiểu chú thích:

? Nêu đại ý của bài văn.

? Từ ý chính ấy, em hãy xác định bố cục của văn bản.

2. Kết cấu - Bố cục.

(23)

- Có thể chia 2, 3 hoặc 4 phần.

* Lưu ý: Bài có nhiều cách chia đoạn -> Chia 3 phần ...

phân tích: P1: Giới thiệu về cây tre ...

P2: Tre gắn bó với con người: trong lao động, trong đời sống, trong CĐ, hiện tại và tương lai.

P3: Cảm nghĩ về cây tre.

3 phần MB – TB – KB. (+) Bảng phụ bố cục

* Cùng với “Cô Tô” của nguyễn Tuân, bài kí “Cây tre VN” của Thép Mới cũng được coi là một trang hoa, tờ hoa bởi những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

Vậy .... =>

? Đọc thầm phần 1 (Từ đầu – “Chí khí như người” T95) (+) Bảng phụ phần 1 văn bản.

? Trong phần 1, ngay từ câu mở đầu Thép Mới đã giới thiệu khái quát về cây tre VN như thế nào.

- HS - GV (+) Bảng phụ

+ Tre là bạn thân của nông dân VN, là bạn thân của nd VN.

? Em hiểu “bạn thân” là như thế nào.

- Gắn bó ... chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ ...

? Nhận xét cấu trúc câu văn (Câu văn tách làm hai phần, nhưng có điều gì đặc biệt ?)

- HS : Lặp lại ... chỉ thay một chữ.

- GV : câu văn chính luận, khái quát ...

có tác dụng nhấn mạnh, mở rộng và nâng cao vấn đề.

Nói tre là bạn của nông dân VN là rất đúng, nhưng dường như chưa đủ, chính vì thế nhà văn khái quát lên một tầm cao mới “bạn của nhân dân VN”. Và đây chính là chủ đề trọng tâm của toàn bài. Cách mở đầu bằng một câu luận đề giới thiệu khái quát hình ảnh cây tre là cách mở trực tiếp làm nổi bật đối tượng và góp phần mở lối hợp lí để làm rõ hình ảnh cây tre ...

3. Phân tích văn bản:

3.1, Giới thiệu cây tre VN.

- Tre là bạn thân ...

? Tiếp theo, nhà văn giới thiệu về đặc điểm của cây tre ... Tìm các từ ngữ miêu tả giới thiệu về đặc điểm sinh sống, dáng vẻ, màu sắc, phẩm chất của cây tre.

(+)

+ Tre ở khắp nơi ... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.

+ Tre có mấy chục loại nhưng đều ... mọc thẳng, vào đâu cũng ... ở đâu cũng, dáng tre ... màu tre ..., cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí ...

(? “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt” là nói đến điều gì ở tre.) – HS: Sức sống mãnh liệt ...

? Biện pháp nghệ thuật ...

? Trong đoạn văn tác giả sử dụng nhiều từ loại nào.

- Tính từ ...

- Tre ở khắp nơi, mọc thẳng ...

dáng ... màu ... phẩm chất ...

+ NT : Nhân hoá, so sánh, ... tính từ.

(24)

(thân, xanh, đẹp, quý, thẳng, mộc mạc, nhũn nhặn ...)

? Đoạn văn giúp em cảm nhận những gì về cây tre VN.

- Hình thức dáng vẻ ... Phẩm chất ...

* GV: (+) Bảng phụ hình ảnh tre.

Bình:

Lời văn của Thép Mới như một ống kính quay phim lướt qua khắp chiều dài đất nước. Từ Đồng Nai - Việt Bắc, từ Điện Biên Phủ đến làng quê đồng bằng Bắc Bộ, từ Bắc – Nam, từ miền ngược đến miền xuôi. (Và một điểm chung dễ nhận thấy là tre có mặt ở khắp mọi nơi làm bạn với người.)

Nhà văn làm một phép so sánh để nhấn mạnh vẻ đẹp sự gắn bó thân thiết của tre với con người VN. Trong muôn ngàn cây lá xanh tươi của Tổ quốc, “cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.”

(Và từ một đặc điểm thực tế của tre là sự thích nghi cao với mọi điều kiện, môi trường, hoàn cảnh sống, nhà văn còn đã khái quát sức sống mạnh mẽ của tre “Vào đâu cũng sống và ở đâu cũng xanh tốt”. Rồi nhìn dáng tre, màu tre mà phát hiện biết bao những phẩm chất đẹp đẽ khác của tre.) Không chỉ Thép Mới, mà 15 năm sau nhà thơ Nguyễn Duy cũng ca ngợi:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi, Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.

Rễ siêng không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù.

Vươn mình trong gió tre đu,

Cây kham khổ, vẫn hát ru lá cành.”

Tre thanh cao giản dị chí khí như người, hay chính sự mộc mạc, giản dị tinh tế trong tâm hồn, sự bền bỉ mạnh mẽ trong lối sống của con người đã được truyền vào thiên nhiên cây cỏ. => Vì sao tác giả có thể khẳng định

=> Cây tre mang vẻ đẹp bình dị, (đơn sơ khỏe khoắn) sức sống mãnh liệt, ...phẩm chất quý báu.

“Tre là bạn thân của nông dân VN, là bạn thân của nhân dân VN” => phần 2.

? Đọc thầm: Từ “Nhà thơ đã có lần ca ngợi” T95 đến

“sống ... chết có nhau, chung thuỷ” T97.

? Đoạn 2 mở đầu bằng câu thơ “Bóng tre trùm mát rượi”, câu thơ này của ai.

- GV: Tố Hữu (Cá nước)

“Anh ở Vĩnh Yên lên.

Tôi trên Sơn Cốt xuống.

Gặp nhau lưng đèo nhe.

Bóng tre trùm mát rượi.”

3.2, Cây tre gắn bó với đời sống con người.

* Trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày

- Tre ăn ở ... đời đời, kiếp kiếp.

- ... giúp người ... là cánh tay ... là người nhà ...

- ... khăng khít gắn bó với

(25)

Tre cho bóng mát, điều giản dị ấy ai cũng hiểu. Nhưng tre còn là vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê - một vẻ đẹp êm đềm của xứ sở. Những mái đình, mái chùa cổ kính thấp thoáng ẩn hiện ... làm nên vẻ đẹp độc đáo của nông thôn Việt Nam.

Trong ca khúc “Làng tôi” của Văn Cao, ta cũng bắt gặp hình ảnh này:

“Làng tôi xanh bóng tre, Từng tiếng chuông ban chiều, Tiếng chuông nhà thờ rung.”

Bóng tre trùm mát rượi, bóng tre âu yếm làng bản xóm thôn. Và dưới bóng tre là cuộc sống của cả một dân tộc với nề văn hoá lâu đời.

? Hãy tìm trong phần ... văn bản những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày. (Câu hỏi 2 – SGK) - HS ...

- GV (+) bảng phụ kết hợp ghi bảng.

+ Dưới bóng tre xanh:

Ta giữ gìn ... văn hoá ....

Người dân ... dựng nhà ... cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

+ Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp ...

+ Trong lao động: giúp người trăm công nghìn việc ...

còn vất vả mãi với người ... là cánh tay của người ...

+ Trong đời sống : là người nhà ...khăng khít với đời sống hằng ngày (Khi vui, lúc buồn); gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi (già - trẻ); thuỷ chung suốt đời người : Thuở lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre.

Tuổi thơ tre là nguồn vui duy nhất, các em nhỏ lấy tre làm que chuyền đánh chắt.

Lớn lên, tre kết nối những mối tình quê mộc mạc. Nam nữ thanh niên tâm tình dưới bóng tre. Giang chẻ lạt buộc mềm khít chặt gói bánh chưng xanh “Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng”.

Đến khi nhắm mắt xuôi tay, lại nằm trên chiếc giường tre.

* GV : Đặt trong bối cảnh năm 1955, khi bài kí ra đời, nước ta còn nghèo .... (Trẻ em chơi chuyền ... Giường tre, chõng tre, cán cày cuốc

bằng tre, rổ rá dần sàng thúng mủng từ tre, tre làm cột dựng nhà, tre đan phên đan liếp lợp nhà, ken vách .... từ những vật dụng nhỏ nhất, cho đến nhà cửa công cụ lao động đều cần đến tre ...).

(+) Bảng phụ các câu văn ....

? Đọc diễn cảm những câu văn trên bảng.

con người thuộc mọi lứa tuổi, thuỷ chung suốt đời người.

Điệp từ ngữ, điệp cấu trúc -> lời văn nhẹ nhàng, biểu cảm.

+ Ngôn ngữ chắt lọc ...

+ NT nhân hoá :

H/a cây tre sinh động, gần gũi nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó thân thiết ... với con người trong dòng chảy thời gian.

(26)

? Trong những câu văn trên, cụm từ nào được điệp đi điệp lại.

- HS : Bóng tre (4 lần)

? Việc điệp từ ngữ và điệp cấu trúc câu ... đã tạo nên giọng điệu thế nào cho lời văn.

- Tạo nên vần, nhịp, làm cho lời văn trở nên nhẹ nhàng, giàu sắc thái biểu cảm.

? Chú ý các từ ngữ được đánh dấu trên bảng. Chỉ ra ý nghĩa chung của các cụm từ này. (Chúng đều chỉ gì ?) - ngàn xưa, mái đình mái chùa cổ kính, nền văn hoá lâu đời, đã từ lâu đời, đời đời, kiếp kiếp, từ nghìn đời nay ...

* Chúng đều chỉ thời gian, đó là chiều dài của bốn nghìn năm lịch sử. Ngôn ngữ vô cùng chắt lọc, đầy tài hoa.

Đằng sau mỗi câu chữ diễn tả mối thâm tình gắn bó giữa tre và người là chiều sâu văn hoá tinh thần dân tộc, và cũng phần nào thể hiện nỗi nhọc nhằn vất vả dằng dặc mà người nông dân VN đã phải trải qua trong suốt gần một thế kỉ bị thực dân Pháp đô hộ : Cối xay tre, nặng nề quay ... xay nắm thóc (Hình ảnh chiếc cối xay tre, giờ chỉ còn lưu giữ trong viện bảo tàng ... ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi chưa có điện ...)

? Nêu giá trị của các phép nhân hoá được sử dụng trong phần 2 của bài văn. (Phép nhân hoá có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả hình ảnh cây tre gắn bó với con người ... ?)

- GV: Từ một vật thể, tre được nhân hoá sinh động, gần gũi như một con người có tính cách, có tâm hồn, biết nết ăn nết ở, gắn bó ăn đời ở kiếp với người, giúp người trăm công nghìn việc, vất vả cùng người. Như vậy trong đời sống hàng ngày của người nông dân Việt, cây tre là bạn của mọi lứa tuổi, mang đến những niềm vui bình dị, đầm ấm, yêu thương. Không chỉ có vậy, những lúc ta buồn, khi sinh li tử biệt, một lần nữa tre lại ở bên ta chở che và an ủi.

-> Bằng cách nhân hoá, nhà văn đã nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó thân thiết với con người trong dòng chảy thời gian.

Thật hiếm có loài cây nào lại có thể gắn bó sâu sắc với người như thế. Nhà văn khái quát : Suốt một đời người ... tre với mình, sống có nhau, chết có nhau,

“chung thuỷ”.

? Qua đoạn văn vừa tìm hiểu, em nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với cây tre VN.

* GV : Một tình cảm tha thiết, xen lẫn sự biết ơn mến mộ. Trong mạch cảm xúc ấy, Thép Mới đã viết những

(27)

câu văn có thể xếp vào là một trong những câu văn xuôi hay nhất của nền văn học nước nhà.

* GV : Nhưng điều gì đã khiến các nhà làm phim phương Tây phải lặn lội nửa vòng trái đất đến đây để làm hẳn một bộ phim về cây tre VN ? Tiết 2.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

? Qua bài văn, em học tập được gì về cách viết văn của tác giả Thép Mới.

GV: Lựa chọn từ ngữ đặc sắc trong khi viết. Đó cũng là điều quan trọng khi làm văn miêu tả, biểu cảm hoặc thuyết minh, em cần chọn câu từ và gieo vần cho phù hợp với đối tượng tả hay thuyết minh.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ: Đọc kĩ văn bản, nhớ các chi tiết hình ảnh nhân hoá so sánh đặc sắc.

Hiểu vai trò của cây tre đối với cuộc sống của nhân dân ta trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre VN

- Chuẩn bị bài mới: Soạn kĩ tiết 2

+ N1: Tìm hiểu về sự gắn bó của tre trong chiến đấu.

+ N2: Tìm hiểu sự gắn bó của tre rong đới sống tinh thần.

+ N3: Hình ảnh cây tre trong tương lai.

+ Tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cây tre.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

---

(28)

Ngày soạn: /4/2021 Tiết 114

Văn bản: CÂY TRE VIỆT NAM ( Tiếp) - Thép Mới -

A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt.

- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí. Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu. ngôn ngữ của bài kí.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ với giọng đọc phù hợp.

- Đọc - hiểu văn bản kí hiệu hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ:

Yêu con người và cảnh vật thiên nhiên, đất nước.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp của cây tre trong đời sống của người Việt, tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước qua việc ca ngợi cây tre.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường giáo dục.

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP/KTDH

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt

(29)

tài liệu,...

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: . 1. Ổn định tổ chức:

Lớp Ngày giảng Sĩ số 6B

2. Kiểm tra:

? Phần 1 của văn bản “Cây tre” đã giới thiệu những gì về cây tre Việt nam.

* Yêu cầu:

- Tre là bạn của người ... tre có ở khắp nơi ... -> Cây tre mang vẻ đẹp bình dị, (đơn sơ khỏe khoắn) sức sống mãnh liệt, ...phẩm chất quý báu.

? Qua đoạn văn vừa tìm hiểu, em nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với cây tre VN. (Một tình cảm tha thiết, xen lẫn sự biết ơn mến mộ)

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Cho học sinh nghe bài hát" Cây tre Việt Nam"

https://www.youtube.com/watch?v=fbRIsleMAjQ

* GV : Một tình cảm tha thiết, xen lẫn sự biết ơn mến mộ. Trong mạch cảm xúc ấy, Thép Mới đã viết những câu văn có thể xếp vào là một trong những câu văn xuôi hay nhất của nền văn học nước nhà. Nhưng điều gì đã khiến các nhà làm phim phương Tây phải lặn lội nửa vòng trái đất đến đây để làm hẳn một bộ phim về cây tre VN ? Đó chính là sức mạnh, là những đóng góp to lớn của tre trong cuộc chiến đấu chống quân thù, mà cụ thể là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN

ĐẠT HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản (Tiếp).

? Đọc phần 3 của văn bản : Như tre mọc thẳng – anh hùng chiến đấu.(Giữa Tr97).

? Em hiểu như thế nào về câu thành ngữ “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”.

- GV: Nói đến cái dáng đứng của tre, của trúc, và cũng

I/ Giới thiệu chung:

II/ Đọc hiểu văn bản:

3. Phân tích văn bản:

3.2, Cây tre gắn bó với đời sống con người.

* Trong kháng chiến ...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

*GV: Điều kì diệu trong cách miêu tả của Nguyễn Du là vừa miêu tả ngoại hình vừa giúp người đọc cảm nhận được tính cách số phận của nhân vật.. Thiên nhiên tạo hoá

- Hiểu được trong những tình huống nào người ta sử dụng văn miêu tả - Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ miêu tả khi tạo lập văn bản.. II.

- Nhận biết được đây là văn bản tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm được thể hiện dưới hình thức một đoạn thơ viết về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều và tâm

*Ý chính: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc

Củng cố kiến thức về văn miêu tả: Phương pháp làm bài văn miêu tả, các thao tác cơ bản trong văn miêu tả, các bước làm một bài văn miêu tả, cách lựa chọn trình tự miêu

Hiểu rõ những tác dụng thiết thực của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống.Có thói quen quan sát, nhận xét vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống - Năng lực giao tiếp

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả, phong cách sáng tác - Nêu vấn đề bàn luận: Hai khổ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân

khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép thế với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy..