• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK CỦA CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK CỦA CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
118
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH



KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK CỦA CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP

THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn LÊ THỊ CẨM CHI Th.s TRẦN VŨ KHÁNH DUY Lớp: K49C_QTKD

Niên khóa: 2015-2019

Huế, 05/2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận thực tập “Phân tích tình hình tiêu thụ phân bón NPK ca Công ty C phn Vật tư Nông nghiệp Tha Thiên Huế” lần này, trước hết tôi xin gửi đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế cùng quý thầy, cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh lời cảm ơn chân thành.

Đặc biệt, tôi xin gửi đến Ths. Trần Vũ Khánh Duy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡtôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty và cung cấp những số liệu thực tế để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện khóa luận này tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từquý thầy cô cũng như quý công ty đểkhóa luận này hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Lê ThịCẩm Chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ... 1

1. Lý do chọn đềtài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ... 2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu... 2

2.1.1. Mục tiêu chung... 2

2.1.2. Mục tiêu cụthể... 2

2.2. Câu hỏi nghiên cứu... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu... 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 3

4. Phương pháp nghiên cứu... 3

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu ... 3

4.1.1. Dữliệu thứcấp ... 3

4.1.2. Dữliệu sơ cấp ... 4

4.2. Phương pháp chọn mẫu ... 4

4.3. Phương pháp xác định cỡmẫu ... 4

4.4. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu ... 5

5. Cấu trúc của đềtài ... 7

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU... 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU... 8

1.1.Cơ sởlý luận ... 8

1.1.1. Khái niệm vềtiêu thụsản phẩm... 8

1.1.2. Vai trò của tiêu thụsản phẩm... 9

1.1.3. Nội dung của công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp... 10

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm ... 15

1.1.4.1. Các nhân tốkhách quan... 15

1.1.4.2. Các nhân tốchủquan... 16

1.1.5. Một sốchỉ tiêu đánh giá hiệu quảtiêu thụsản phẩm... 19

1.1.5.1. Chỉ

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiêu doanh thu tiêu thụ... 19
(4)

1.1.5.2. Chỉtiêu kết quảhoạt động tiêu thụsản phẩm (hay lợi nhuận) tiêu thụ 19

1.1.5.3. Tỷlệhoàn thành kếhoạch tiêu thụ... 20

1.2.Cơ sởthực tiễn ... 20

1.2.1. Tình hình tiêu thụphân bón của nước ta trong giai đoạn gần đây... 20

1.2.2. Tình hình tiêu thụ phân bón trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế... 25

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK CỦA CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ... 27

2.1. Tổng quan vềCông ty Vật tư Nông nghiệp TT Huế... 27

2.1.1. Tên và địa chỉcông ty... 27

2.1.2. Lịch sửhình thành và phát triển ... 27

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụcủa công ty... 28

2.1.4. Ngành nghềkinh doanh của công ty... 29

2.1.5. Cơ cấu tổchức, chức năng và nhiệm vụcủa các phòng ban ... 30

2.1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổchức của công ty ... 30

2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụcủa các phòng ban ... 31

2.1.6. Tình hình nhân lực của công ty giai đoạn 2015-2017 ... 32

2.1.7. Tình hình nguồn vốn của công ty giaiđoạn 2015-2017 ... 34

2.1.8. Kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 ... 36

2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm phân bón NPK của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế... 38

2.2.1. Tình hình tổchức thực hiện hoạt động tiêu thụsản phẩm của công ty ... 38

2.2.1.1. Nghiên cứu thị trường ... 38

2.2.1.2. Chiến lược thị trường mục tiêu của công ty ... 40

2.2.1.3. Lập kếhoạch tiêu thụsản phẩm ... 40

2.2.1.4. Kênh tiêu thụsản phẩm của công ty... 42

2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 ... 45

2.2.2.1. Kết quả tiêu thụ phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 ... 45 2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ phân bón theo thị trường qua 3 năm 2015-2017 46

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

2.3. Kết quả điều tra vềhoạt động tiêu thụsản phẩm phân bón NPK của Công ty Cổ

phần Vật tư Nông nghiệp TT Huế... 51

2.3.1. Thông tin mẫu điều tra ... 51

2.3.2. Đánh giá độtin cậy của thang đo... 55

2.3.3. Phân tích nhân tốkhám phá (EFA)... 58

2.3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ... 62

2.3.4.1. Hệsố tương quan... 62

2.3.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội... 64

2.3.5. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ phân bón NPK của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế... 67

2.3.5.1. Đánh giá của khách hàng vềnhân tố “Sản phẩm”... 67

2.3.5.2. Đánh giá của khách hàng vềnhân tố “Giá cả”... 69

2.3.5.3. Đánh giá của khách hàng vềnhân tố “Nhân viên bán hàng”... 70

2.3.5.4. Đánh giá của khách hàng vềnhân tố “Xúc tiến”... 71

2.3.5.5. Đánh giá của khách hàng vềnhân tố “Hoạt động bán hàng”... 72

2.3.6. Ý kiến của khách hàng để nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón NPK của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế... 73

CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ PHÂN BÓN NPK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ... 76

1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển nhằm thúc đẩy tiêu thụphân bón NPK của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế. 76 1.2.Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ... 77

1.3. Một sốgiải pháp nâng cao khả năng tiêu thụphân bón NPK ... 78

1.3.1. Vềsản phẩm... 78

1.3.2. Vềgiá cả... 78

1.3.3. Vềnhân viên bán hàng... 79

1.3.4. Vềxúc tiến ... 79

1.3.5. Vềhoạt động bán hàng... 80 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 81

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1. Kết luận ... 81

2. Kiến nghị ... 81

2.1. Đối với cơ quan Nhà nước ... 81

2.2. Đối với Công ty Cổphần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế... 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 83

PHỤLỤC ... 84

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT CP: Cổphần

VTNN: Vật tư Nông nghiệp

HTX NN: Hợp tác xã nông nghiệp KH - KD: Kếhoạch–Kinh doanh ĐVT: Đơn vị tính

SP: Sản phẩm GC: Giá cả NV: Nhân viên XT: Xúc tiến BH: Bán hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình laođộng của công ty giai đoạn 2015-2017 ... 32

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 ... 34

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017.. ... 36

Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụphân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 ... 41

Bảng 2.5: Sản lượng tiêu thụ phân bón của các kênh phân phối của công ty qua 3 năm 2015-2017 ... 44

Bảng 2.6: Sản lượng tiêu thụphân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017... 45

Bảng 2.7: Tình hình tiêu thụphân bón theo thị trường qua 3 năm 2015-2017 ... 46

Bảng 2.8: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 ... 49

Bảng 2.9: Kết quả Cronbach’s alpha của các biến quan sát... 55

Bảng 2.10: Kết quả Cronbach’s alpha của biến phụthuộc ... 57

Bảng 2.11: Kiểm định KMO and Bartlett– thang đo các biến độc lập ... 58

Bảng 2.12: Ma trận xoay nhân tốVarimax– thang đo các biến độc lập ... 59

Bảng 2.13: Bảng đặt tên và giải thích nhân tốsau khi phân tích nhân tốEFA... 60

Bảng 2.14: Kiểm định KMO and Bartlett – thang đo biến phụthuộc... 61

Bảng 2.15: Kết quảphân tích nhân tố thang đo... 62

Bảng 2.16: Ma trận tương quan... 63

Bảng 2.17: Các hệsố xác định trong phân tích hồi quy... 64

Bảng 2.18: Kết quảphân tích hồi quy tuyến tính ... 65

Bảng 2.19: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Sản phẩm” ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụphân bón NPK ... 67

Bảng 2.20: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Giá cả” ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụphân bón NPK... 69

Bảng 2.21: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Nhân viên bán hàng” ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụphân bón NPK ... 70

Bảng 2.22: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố “Xúc tiến” ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

phân bón NPK ... 71
(9)

Bảng 2.23: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One Sample T Test) về yếu tố

“Hoạt động bán hàng” ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụphân bón NPK... 72 Bảng 2.24: Ma trận SWOT về hoạt động tiêu thụ phân bón NPK của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế... 76

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính ... 51

Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo độtuổi... 52

Biểu đồ 3: Cơ cấu mẫu khảo sát theo thu nhập ... 52

Biểu đồ 4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo nhóm khách hàng... 53

Biểu đồ 5: Cơ cấu kênh thông tin khách hàng biết đến công ty... 53

Biểu đồ6: Yếu tốquan trọngảnh hưởng đến quyết định lựa chọn loại phân bón NPK ... 54

Biểu đồ7: Thời gian mua bán, sửdụng phân bón NPK... 55

Biểu đồ8: : Ý kiến của khách hàng nâng cao khả năng tiêu thụphân bón NPK... 74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ1.1: Mô hình tiêu thụsản phẩm của Doanh nghiệp ... 11

Sơ đồ1.2: Tiêu thụtrực tiếp... 14

Sơ đồ1.3: Tiêu thụgián tiếp ... 14

Sơ đồ2.1: Bộmáy tổchức của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế... 30

Sơ đồ2.2: Kênh phân phối cấp 0 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế... 43

Sơ đồ2.3: Kênh tiêu thụcấp 1 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế... 43

Sơ đồ 2.4: Kênh tiêu thụ cấp 2 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế... 43

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đềtài

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, việc ký kết, thực thi và đang đàm phán hiệp định thương mại tựdo sẽ tác động không nhỏ đến phát triển kinh tếViệt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sửdụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúaở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng xuất hiện rất nhiều cơ sởsản xuất phân bón. Đểtồn tại và phát triển được đòi hỏi các công ty bên cạnh vấn đề chất lượng sản phẩm thì những vấn đề trong tiêu thụ sản phẩm cũng cần được coi trọng. Vì tiêu thụsản phẩm là hoạt động quyết định sựthành bại của một doanh nghiệp, đểquá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục thì các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mìnhđã sản xuất ra.

Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế có chức năng sản xuất, cungứng phân bón và thuốc bảo vệthực vật; sản xuất trang trại; kinh doanh xăng dầu, chuỗi dịch vụ ăn uống, khách sạn... trên địa bàn tỉnh và các vùng phụcận. Trong đó, sản xuất phân bón là ngành nghềrất được công ty chú trọng.

Đến thời điểm này, các sản phẩm phân bón của Công ty Vật tư nông nghiệp TT Huế đã có chỗ đứng trên thị trường, chẳng những trên địa bàn tỉnh TT Huế mà còn thì trường ở nhiều tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Nhóm sản phẩm phân bón NPK là nhóm sản phẩm chính được sản xuất và tiêu thụnhiều nhất của công ty. Sựquyết định đổi mới công nghệsản xuất phân bón NPK của Công ty Vật tư nông nghiệp TT Huếlà một đầu tư đáng ghi nhận. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đầu tư đổi mới khoa học công nghệ cũng có ý nghĩa là nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

thành, tăng sức cạnh tranh. Xét vềkhía cạnh bảo vệ môi trường lại có một ý nghĩa đặc biệt.

Hiện nay, Công ty đang hướng sản phẩm phân bón NPK sang thị trường nước ngoài và đã bước đầu thành côngởthì trường Lào. Chỉ từ đầu năm 2010 đến nay, công ty đã ký kết xuất khẩu đạt 1 triệu USD. Đây là một thành công mới của Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp TT Huếtrong chiến lược phát triển mới của mình. Bên cạnh đó, công ty cũng có những thách thức nhất định từ các đối thủ cạnh tranh bên ngoài như Công ty TNHH Một thành viên QuếLâm Miền Trung, Công ty Cổphần Phân bón BìnhĐiền, Công ty TNHH Một thành viên Phân bón Sinh học Mỹ, Tổng công ty Sông Gianh,…

Để đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường thì công ty cần có những chiến lược tiêu thụhiệu quả. Chính vì những lý do này, tôiđã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tiêu th sn phm NPK ca Công ty C phn Vật tư Nông nghip Tha Thiên Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp. Từ đó, đưa ra những giải pháp tốt để giúp công ty nâng cao khả năng tiêu thụphân bón, góp phần giúp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mc tiêu chung

Phân tích các hoạtđộng tiêu thụphân bón nói chung và tiêu thụ phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huếnói riêng. Từ đó, đưa ra một số giải pháp giúp công ty đẩy mạnh tiêu thụvàtăng hiệu quảsản xuất kinh doanh.

2.1.2. Mc tiêu cth

- Khái quát và hệ thống hóa về các vấn đề liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

-Đánh giá hoạt động tiêu thụphân bón nói chung và phân bón NPK nói riêng của Công ty Cổphần Vật tư Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017.

-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại phân bón NPK của khách hàng?

 Những phương thức khách hàng tiếp cận với phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

 Những vấn đềgặp phải trong quá trình tiêu thụphân bón NPK?

 Ý kiến đánh giá của khách hàng vềcác yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ phân bón NPK của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế như thếnào?

 Những giải pháp cần thiết giúp Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế nâng cao khả năng tiêu thụphân bón NPK.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm phân bón nói chung và sản phẩm phân bón NPK nói riêng.

 Đối tượng điều tra:

- Những khách hàng đã vàđang sử dụng sản phẩm phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

- Đại lý, cửa hàng bán lẻ đang phân phối sản phẩm phân bón NPK.

3.2. Phạm vinghiên cứu

 Vềkhông gian:

 Đềtài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty CP Vật tư Nôngnghiệp TTHuế.

 Điều tra chủyếuở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Vềthời gian:

+ Thu thập số liệu thứ cấp về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Vật tư Nông nghiệp TT Huế trong giai đoạn 2015-2017.

+ Sốliệu sơ cấp được điều tra từngày 15/02/2019 đến ngày 20/03/2019.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Dliu thcp

 Tiến hành tìm kiếm các thông tin từ các trang Web của Công ty, các bài luận văn, các đề

Trường Đại học Kinh tế Huế

tài nghiên cứu trên Internet, thư viện trường Đại học Kinh tếHuế,...
(15)

 Thu thập các thông tin, số liệu từ các phòng ban của công ty như: cơ cấu tổ chức, doanh thu, lao động, nguồn vốn, hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh,…

4.1.2. Dliệu sơ cấp

 Thu thập thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động tiêu thụsản phẩm của công ty thông qua bảng hỏi điều tra trực tiếp khách hàng.

4.2.Phương pháp chọn mẫu

Quá trình phỏng vấn khách hàng được tiến hành theo phươngpháp chọn mẫu thuận tiện.

Thời gian phát bảng hỏi từngày 15/02/2019đến ngày 20/03/2019.

4.3.Phương pháp xác định cỡ mẫu

Để xác định cỡmẫu điều tra đại diện cho tổng thểnghiên cứu, nghiên cứu đã sử dụng công thức tính cỡ mẫu tỷlệtheo Cochran (1997):

n =

/ ( )

Trong đó:

n: kích thước mẫu

z: giá trị tới hạn tương ứng với độtin cậy(1 − α), với độtin cậyα = 95% ta có Z = 1.96

p: là xác suất xuất hiện dấu hiệu của phần tử đang nghiên cứu, để có kích thước mẫu lớn nhất ta chọn p = 1–p = 0.5.

ε: là sai sốmẫu cho phép với nghiên cứu này, sai số được chọn làε = 8%. Với những dữliệu như trên, cỡmẫu tính được là 150.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”trong phân tích nhân tốthì sốquan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra có ý nghĩa. Trong nghiên cứu này, tác giảsử dụng phân tích nhân tốvới 5 nhân tố được đo lường bởi 18 biến quan sát khác nhau. Do đó, kích thước mẫu đảm bảo quá trình phân tích nhân tố đạt được ý nghĩa thì kích thước mẫu tổi thiểu phải đảm bảo điều kiện: n ≥ 5*18 = 90 mẫu. Để ngừa các sai sót trong quá trìnhđiều tra, tác giảtiến hành phỏng vấn 130 khách hàng.

 Thiết kế thang đo cho bảng hỏi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Trong nghiên cứu này, các biến quan sát trong các thành phần tôi sửdụng thang đo Likert gồm 5 cấp độ với sự lựa chọn từ 1 đến 5 tăng dần từ: Cấp độ 1 (Rất không đồng ý) đến Cấp độ5 (Rất đồng ý).

- Với những biến phân loại khác tôi sử dụng thang đo định danh và thang đo thứ bậc. Thang đo định danh dùng cho biến giới tính, thu nhập, xác định nhóm khách hàng, khách hàng biết Công ty qua kênh thông tin, ý kiến của khách hàng nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón NPK. Thang đo thứ bậc dùng cho biến số năm khách hàng đã mua, bán, sửdụng sản phẩm phân bón NPK của Công ty.

4.4.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Kết quảcủa nghiên cứu được xửlý bằng phần mềm SPSS 22.0

Để phân tích đánh giá của khách hàng về tình hình tiêu thụ sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, ta kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tương quan, kiểm định One Way ANOVA và thống kê mô tả.

Hệsố Cronbach’s Alpha:

Hệ số Cronbach’s Alpha phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đãđóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không.

Người ta thường dùng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha(Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24):

 Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.

 Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sửdụng tốt.

 Từ0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Trong nghiên cứu này những biến có Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 thìđược xem là đáng tin cậy và được giữ lại. Đồng thời, các biến có hệsố tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽbịloại khỏi thang đo.

Phân tích nhân tốkhám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998).

Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sửdụng phổbiến nhất.

Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệsốtải nhân tốhay trọng sốnhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

 Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu

 Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng

 Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Điều kiệnđểphân tích nhân tốkhám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:

+ 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ sốKMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sựthích hợp của phân tích nhân tố. TrịsốKMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tốlà thích hợp với tập dữliệu nghiên cứu

+ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05). Đây là một đại lượng thống kê dùng đểxem xét giảthuyết các biến không có tương quan trong tổng thể.

+ TrịsốEigenvalue≥ 1mới được giữlại trong mô hình phân tích . +Tổng phương sai trích ≥50% (Gerbing & Anderson, 1988)

+ Hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố (Factor Loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố(Hair & ctg, 1998).

+ Chênh lệch giữa Factor Loading lớn nhất và Factor Loading bất kỳ phải >= 0,3 (Jabnoun & Al-Timimi, 2003).

Phân tích hồi quy tương quan

Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Hồi quy Enter với phần

mềm SPSS 20.0

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Mô hình hồi quy:Y = β0+ β1*X1+ β2*X2 + β3*X3+ .... + βi*Xi Trong đó:

Y: Tình hình tiêu thụsản phẩm phân bón NPK

Xi: Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

β0: Hằng số

βi: Các hệsốhồi quy (i>0). Mức độphù hợp của mô hình hồi quy được đánh giá thông qua hệsốR2hiệu chỉnh.

Kiểm định giá trị trung bình giữa các nhóm đối tượng bằng kiểm định One Way ANOVA:

Kiểm định One Way ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụthuộc. Cặp giảthiết:

Ho: Không có mối quan hệgiữa các biến độc lập và biến phụthuộc H1: Tồn tại mối quan hệgiữa các biến độc lập và biến phụthuộc Mức ý nghĩa kiểm định là 95%

Nguyên tắc chấp nhận giảthiết:

+ Nếu Sig < 0.05: Bác bỏgiảthiết Ho

+ Nếu Sig0.05: Chưa có cơ sởbác bỏgiảthiết Ho 5. Cấu trúc của đề tài

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu Chương 1: Tổng quan vềvấn đềnghiên cứu

Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp TT Huế.

Chương 3: Định hướng giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụsản phẩm phân bón NPK của Công ty Vật tư Nông nghiệp TT Huế.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm vềtiêu thụsản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tốquyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụsản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp”

(tr 85-86, Marketing căn bản, Trần Minh Đạo, NXB giáo dục 2002 ).

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề quan trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tếbao gồm nhiều khâu từviệc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổchức sản xuất đến việc tổchức các nghiệp vụtiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quảcao nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Theo nghĩa hẹp, tiêu thụhàng hoá, dịch vụlà việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền bán hàng.

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từhàng sang tiền, sản phẩm được coi là tiêu thụkhi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Lúc này, tiêu thụ đồng nghĩa với bán hàng. Tiêu thụlà cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh.

Tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp là một hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, bao gồm nhiều loại công việc khác nhau liên quan đến các nghiệp vụkỹthuật sản xuất và các nghiệp vụtổchức quản lý quá trình tiêu thụ.

1.1.2. Vai trò của tiêu thụsản phẩm

 Đối với Doanh nghiệp:

Đối với một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại thì việc xác định thị trường sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng, sựtồn tại của doanh nghiệp phụthuộc vào việc hàng hoá của doanh nghiệp có bán dược không hay nói các khác là phụthuộc vào công tác tiêu thụsản phẩm.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó tốc độ quay vòng của vốn phụthuộc vào tốc độtiêu thụcủa sản phẩm vì vậy nếu tiêu thụsản phẩm tốt thì làm cho vòng quay vốn giảm

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm. Một sản phẩm được tạo ra khi doanh nghiệp bỏvốn đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu … Sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ thu được một số tiền tương ứng với số vốn bỏ ra và phần lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm (T-H- T’).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Thông qua vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là lưu thông hàng hoá, trong quá trình lưu thông hàng hoá xuất hiện những khuyết điểm, hạn chế cần được khắc phục để từ đó hoàn thiện quá trình sản xuất. Công tác tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ làm giảm chi phí trên một dơn vị sản phẩm bán ra từ đó có thể tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời đó cũng là phương tiện để các doanh nghiệp canh tranh về giá cảsản phẩm với các doanh nghiệp khác trên thương trường.

Hoạt động tiêu thụsản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp củng cố vị trí và thế lực của doanh nghiệp trên thị trường thông qua các sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phải chăng cùng với phương thức mua bán dễ dàng thuận tiện và dịch vụbán hàng tiên tiến …

Tiêu thụsản phẩm là biểu hiện của quan hệgiữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.

Thể hiện độ tin cậy của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm người tiêu dùng và nhà sản xuất gần gũi nhau hơn, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của tốt hơn, thuận tiện hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.

 Đối với xã hội:

Tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu. Nền kinh tế quốc dân là một tổng thểthống nhất với những cân bằng, những tương quan tỷlệnhất định. Khi sản phẩm sản xuất được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường, góp phần bìnhổn xã hội đồng thời có vốn đểtích luỹ, tái sản xuất mởrộng.

Tiêu thụsản phẩm giúp các đơn vị xác định được phương hướng và bước đi của kếhoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo. Thông qua TTSP có thểdự đoán dược nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực, từng loại mặt hàng nói riêng.

Dựa trên kết quả đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các chiến lược, kế hoạch phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho hiệu quảnhất.

1.1.3. Nội dung của công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp

Theo quan điểm kinh doanh hiện đại, quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm những nội dung chủyếu sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Sơ đồ1.1: Mô hình tiêu thụsản phẩm của Doanh nghiệp

(Nguồn: Bài giảng Quản trị Thương mại Ths. Nguyễn Như Phương Anh) Hàng

hóa Dịch

vụ Thị trường

Nghiên cứu

thị trường Thông tin

thị trường

Lập kếhoạch tiêu thụsản phẩm

Quản lý hệ thống phân phối

Quản lý dựtrữ và hoàn thiện

sản phẩm

Tổchức bán hàng và cung

cấp dịch vụ Quản lý lực lượng bán hàng

Phối hợp và tổchức thực hiện các kế

hoạch

Thị trường

Ngân quỹ Dịch vụ

Phân phối và giao tiếp Sản phẩm

Giá, doanh số

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1. Điều tra nghiên cứu thị trường:

“Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với cách thức khách nhau để thoả mãn nhu cầu đó”. (tr 42, Marketing Thương mại, Nguyễn Xuân Quang, NXB Lao động – Xã hội năm 2005). Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trên thị trường phải thực hiện các công tác: nghiên cứu thị trường, thăm dò thị trường và thâm nhập thị trường với mục tiêu là nhận biết và đánh giá khái quát về khả năng doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường để từ đó đưa ra định hướng cụthể để thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.

Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường nhằm trảlời các câu hỏi: Sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất như thếnào? Sản phẩm bán cho ai?

Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đềsau:

-Đâu là thị trường triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp?

- Khả năng tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao?

- Doanh nghiệp cần xử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ?

- Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụvới khối lượng phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp?

- Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất trong từng thời kỳ.

- Yêu cầu chủyếu của thị trường vềmẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán...

- Tổchức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm.

Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường. Đây là nội dung quan trọng quyết định hiệu quảhoạt động tiêu thụ.

2. Lập kếhoạch tiêu thụsản phẩm:

Bằng hệthống các chỉ tiêu, kếhoạch tiêu thụsản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụsản phẩm vềhiện vật và giá trị có phân theo hình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ, giá cảtiêu thụ...Các chỉ tiêu kếhoạch tiêu thụcó thểtính theo hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối.

Trong xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp tỷlệcố định...Trong đó, phương pháp cân đối là phương pháp chủyếu. (DS = Ođk + N- Ock).

3. Chuẩn bị hàng hoá đểxuất bán:

Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông.

Muốn cho quá trình lưu thông hàng hoá được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụ sản xuất ở kho như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hoá ở kho - bảo quản và ghép đồng bộ đểxuất bán cho khách hàng.

4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụsản phẩm:

Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sửdụng...

Căn cứvào mối quan hệgiữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ sản phẩm có thể được thực hiện qua kênh trực tiếp hay kênh gián tiếp.

- Kênh tiêu thụtrực tiếp: là hình thức doanh nghiệp xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng, không qua một khâu trung gian nào.

Ưu điểm: Giảm chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn, doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng...

Nhược điểm: Hoạt động bán hàng diễn ra tốc độchậm, chi phí bán hàng trực tiếp cao, cần một đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên bán hàng lớn, phải đầu tư lớn cho hệ thống cửa hàng này. Tốc độchu chuyển vốn chậm vì phân phối nhỏ lẻ, doanh nghiệp phải quan hệvới rất nhiều bạn hàng.

Doanh nghiệp sản xuất

Môi giới

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Sơ đồ1.2: Tiêu thụtrực tiếp

(Nguồn: Bài giảng Quản trị Thương mại Ths. Nguyễn Như Phương Anh) - Kênh tiêu thụ gián tiếp: là hình thức doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua khâu trung gian. Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài hay ngắn khác nhau.

Ưu điểm: Doanh nghiệp tiêu thụ đuợc khối lượng lớn hàng hoá trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản, giảm hao hụt.

Nhược điểm: Thời gian lưu thông hàng hoá dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được các khâu trung gian, thiếu thông tin từ người tiêu dùng về nhu cầu, các thông tin phản hồi về giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ sản phẩm.

Sơ đồ1.3: Tiêu thụgián tiếp

(Nguồn: Bài giảng Quản trị Thương mại Ths. Nguyễn Như Phương Anh) Như vậy, mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm đều có ưu nhược điểm nhất định, nhiệm vụ phòng kinh doanh là phải lựa chọn hợp lý các hình thức tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tếcủa doanh nghiệp.

5. Tổchức hoạt động xúc tiến, yểm trợcho công tác bán hàng:

Doanh nghiệp sản xuất

Môi giới Bán buôn

Bán lẻ

Người tiêu dùng cuối cùng Đại lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Hoạt động xúc tiến và yểm trợ bán hàng là toàn bộ hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụsản phẩm.

Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng như quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợtriễn lãm...

6. Thực hiện các kỹthuật nghiệp vụbán hàng:

Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệthuật, tác động tâm lý người mua nhằm đạt mục tiêu bán được hàng.

Để bán được nhiều hàng, các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như chất lượng, mẫu mã, giá cả...và biết lựa chọn các hình thức bán hàng phù hợp như bán hàng trực tiếp, bán buôn, bán lẻ, bán thanh toán ngay...

7. Phân tích, đánh giá hiệu quảhoạt động tiêu thụsản phẩm:

Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện.

Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện kếhoạch tiêu thụ.

8. Tổchức hoạt động dịch vụsau bán:

Đây là hoạt động không thể thiếu nhằm duy trì và củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm, thị trường của doanh nghiệp nó bao gồm các hoạt động chính sau:

lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, bảo hành cung cấp các dịch vụ thay thế phụ tùng, sửa chữa, cùng với việc duy trì mối quan hệ thông tin thường xuyên với khách hàng để thu nhập ý kiến phản hồi và sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm 1.1.4.1. Các nhân tố khách quan.

 Các nhân tốthuộc tầm vĩ mô.

- Các yếu tố chính trị, các chính sách của nhà nước và luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp. Các chính sách mà nhà nước sửdụng như thuế, bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng ngân hàng,... có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

sản phẩm của doanh nghiệp.
(27)

- Các chính sách vềphát triển những nghành khoa học văn hoá, nghệthuật của nhà nước cũng có vai trò quan trọng, nó tác động trực tiếp đến cung- cầu giá cả.

- Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chính sách nhà nước và các nước khác trên thế giới vềsản phẩm khoa học kỹ thuật, văn hoá,... thể hiện qua chính sách tiêu dùng dân tộc, quan hệkinh tếgiữa nước ta với các nước khác trên thếgiới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường.

 Nhân tốxã hội và công nghệ.

- Các yếu tốxã hội và công nghệcó ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp (lựa chọn phương án, lập kế hoạch tiến độ tiêu thụ sản phẩm,...). Các nhân tố tâm sinh lý, thời tiết, khí hậu, mức độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân của dân cư là những nhân tố tác động tích cực đến tiêu thụsản phẩm.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn và cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch cũng như có thể thiết lập và mở quan hệ làm ăn với khu vực thị trường.

 Điều kiện tựnhiên.

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thời tiết xấu sẽgây rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, không đảm bảo yêu cầu của khách hàng, dẫn tới không thểtiêu thụ được.

Do vậy doanh nghiệp phải luôn chú tâm đầu tư nghiên cứu hệ thống giao thông nối liền giữa vùng sản xuất và vùng tiêu thụ một cách thuận lợi, an toàn. Từ đó hạn chếnhững tổn thất do điều kiện môi trường tựnhiên gây nên.

1.1.4.2. Các nhân tố chủ quan.

 Chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh và là vấn đềsống còn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá phải có chất lượng cao. Khác với chế độ bao cấp hàng hoá hiếm hoi và tiêu thụsản phẩm theo nguyên tắc phân phối, nên hàng xấu, kém phẩm chất, người tiêu dùng cũng đành ngậm ngùi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Trong cơ chế thị trường khách hàng là "thượng đế", họ có quyền lựa chọn trong hàng trăm sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất. Vì vậy chất lượng sản phẩm phải luôn đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Hàng hoá chất lượng tốt sẽ tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao. Hàng hoá chất lượng kém sẽbị ứ đọng, ế ẩm làm cho doanh nghiệp thua lỗ, phá sản. Có thểnói: "Chỉcó chất lượng mới là lời quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp" .

 Giá cảsản phẩm.

Giá cả một sản phẩm là biểu hiện bằng tiền mà người bán dự tính có thể nhận được từ người mua. Việc dựtính giá cảchỉ được coi là hợp lý vàđúng đắn khi đã xuất phát từ giá cảthị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng hoá trên từng loại thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kỳkinh doanh.

Nếu giá cả được xác định một cách hợp lý và đúng đắn thì nóđem lại cho doanh nghiệp nhiều tác dụng to lớn. Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên từng loại thị trường trong và ngoài nước. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp và thị trường. Vì giá cả cao hay thấp có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được.

 Phương thức thanh toán.

Việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng có thể gồm nhiều phương thức thanh toán: Séc, tiền mặt, ngoại tệ,... Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Vấn đề là phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều hơn khi doanh nghiệp có những phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đơn giản hoá thủtục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụsản phẩm.

 Hệthống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải có hệ thống phân phối sản phẩm của mình, bao gồm các cửa hàng bán trực tiếp, các đại lý, hoặc cung cấp cho người bán lẻ.

Doanh nghiệp nếu tổ chức được hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý sẽ đem lại hiệu quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

cao trong công tác tiêu thụsản phẩm, ngược lại nếu tổchức không tốt sẽgây
(29)

hậu quả xấu đến công tác tiêu thụ, sản phẩm bị ứ đọng sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp.

 Uy tín của doanh nghiệp.

Quá trình hoạt động sản suất kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng vềsản phẩm của doanh nghiệp.

Uy tín của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó được biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Chiếm được lòng tin của khách hàng sẽ góp phần quan trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp.

 Nhân tốthuộc vềthị trường - khách hàng.

- Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp.

Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn liền sản xuất với tiêu dùng, liên kết kinh tế thành một thể thống nhất, gắn liền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường là môi trường kinh doanh ở đó cung cầu gặp nhau và tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị trí cân bằng. Thị trường sản phẩm hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thếnào và cho ai.

Thị trường là đối tượng của các hoạt động tiêu thụ, nó có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quảtiêu thụsản phẩm.

Trên thị trường cung cầu hàng hoá nào đó có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn và ngược lại. Việc cungứng vừa đủ để thoả mãn nhu cầu vềmột loại hàng hoá trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu.

- Thịhiếu của khách hàng.

Đây là nhân tốmà các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm không chỉ trong khâu định giá bán sản phẩm mà cả khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụsản phẩm nhanh và có lãi suất cao. Sản phẩm sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nếu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với thị hiếu thì khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó. Đây là một yếu tố

quyết định mạnh mẽ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

1.1.5. Một sốchỉ tiêu đánh giá hiệu quảtiêu thụsản phẩm 1.1.5.1. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ

 Doanh thu tiêu thụ (kí hiệu là D) là tổng giá trị được thực hiện do bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụcho khách hàng

D = ΣPi*Qi (i=1,n) Trong đó: Pi là giá bán sản phẩm i.

Qi là sản lượng tiêu thụsản phẩm i.

 Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm : Là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ đi các khoản giảm trừ và thuế gián thu.

Doanh thu thuần = Doanh thu–Các khoản giảm trừ- Thuếgián thu Trong đó:

- Các khoản giảm trừgồm:

+ Chiết khấu thương mại: Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách mua hàng hoá, sản phẩm,… với khối lượng lớn.

+ Giảm giá hàng bán: Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng khi khách hàng mua hàng hoá, thành phẩm nhưng lại kém phẩm chất hay không đáp ứng đủ điều kiện chất lượng như trong hợp đồng đã ký giữa 2 bên.

+ Hàng bán bị trảlại: Là sốhàng mà khách hàng trảlại cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp bán hàng hoá, thành phẩm nhưng bịkém phẩm chất, chủng loại,…

- Thuếgián thu gồm: Thuếgiá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, thuếxuất khẩu, thuếtiêu thụ đặc biệt…

Chỉtiêu này tuy làm giảm các khoản thu nhập của DN nhưng nó đem lại hiểu quả lâu dài cho DN. Vì khi khách hàngđược hưởng các khoản giảm trừthì sẽcó ấn tượng tốt đối với DN và do đó sẽtích cực hơn trong việc duy trì mối quan hệlâu dài với DN.

1.1.5.2. Chỉ tiêu kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm (hay lợi nhuận) tiêu thụ

Lợi nhuận kinh doanh (

π

): Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc hiệu quảkinh tếmà doanh nghiệp thu được từcác hoạt động sản xuất kinh doanh.

π

=ΣDoanh thu– ΣChi phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Lợi nhuận gộp: Là sốchênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán. Lợi nhuận gộp cònđược gọi là lãi thương mại hay lãi gộp.

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần–Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận thuần: là lợi nhuận thu được từhoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo và được tính toán dựa trên cơ sởtính toán khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh, bao gồm giá thành toàn bộsản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụtrong kỳ.

Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần–Giá thành sản phẩm tiêu thụ

= Lãi gộp–Chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh

Lợi nhuận thuần sau thuế: Là các chỉ tiêu cuối cùng được phản ánh trên báo cáo kết quảkinh doanh.

Lợi nhuần thuần sau thuế= Lãi thuần–Thuếthu nhập doanh nghiệp 1.1.5.3. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ

Sản lượng tiêu thụthực tế

Tỷlệ(%) hoàn thành kếhoạch TTSP = x 100%

Sản lượng tiêu thụkếhoạch

Chỉ tiêu này cho biết DN có hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hay chưa.

Nếu tỷlệ này lớn hơn hoặc bằng 100% chứng tỏ DN đã hoàn thành kếhoạch. Nếu tỷ lệ này dưới 100% chứng tỏ DN chưa hoàn thành kếhoạch tiêu thụ.

1.2.Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình tiêu thụphân bón của nước ta trong giai đoạn gần đây

Nhu cầu phân bón.

Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại.

Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400–500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.

Tình hình sản xuất trong nước.

Phân Urea, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,340 triệu tấn/năm, bao gồm Đạm Phú Mỹ

Trường Đại học Kinh tế Huế

800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn, Đạm Hà Bắc
(32)

180.000 tấn, Đạm Ninh Bình 560.000 tấn. Dựkiến cuối năm 2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ180.000 tấn lên 500.000 tấn/năm, cả nước sẽcó 2,660 triệu tấn/năm. Như vậy, về Urea đến nay, sản xuất trong nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có lượng đểxuất khẩu.

Phân DAP, hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ 330.000 tấn/năm, đến hết 2015 có thêm nhà máy DAP Lào Cai công suất 330.000 tấn/năm và theo kế hoạch của Thủ tướng từ nay đến hết năm 2015 sẽcó thêm một nhà máy DAP nữa hoặc nâng công suất hiện có của DAP Đình Vũ lên thêm 330.000 tấn/năm. Như vậy sau 2015 sản xuất trong nước có thể đạt tới gần 1 triệu tấn DAP/năm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Hiện tại từ nay đến hết năm 2014, chúng ta vẫn phải nhập khẩu DAP thêm từ500.000 –600.000 tấn/năm.

Phân Lân: Hiện tại Supe Lân sản xuất trong nước có công suất 1,2 triệu tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800.000 tấn/năm, Lào Cai 200.000 tấn/năm và Long Thành 200.000 tấn/năm.

Sản xuất Lân nung chảy hiện tại vào khoảng 600.000 tấn/năm bao gồm nhà máy Văn Điển và nhà máy Ninh Bình. Dự kiến tương lai sẽ có thêm khoảng 500.000 tấn/năm của 3 nhà máy mới ( Lào Cai, Thanh Hóa,…). Như vậy sản xuất phân Lân trong nước cũng đáp ứng được về cơ bản cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước.

Phân NPK: Hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại. Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác nhau, từ công nghệcuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công bình thường đến các nhà máy có thiết bị và công nghệtiên tiến. Về quy mô sản xuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm và tổng công suất vào khoảng trtên 3,7 triệu tấn/năm. Nói chung là sản xuất NPK ở Việt Nam vô cùng phong phú cả vềthiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm NPKởViệt Nam rất nhiều loại khác nhau cảvềchất lượng, số lượng đến hình thức bao gói.

Phân Kali: Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏ quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Phân SA: Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu cầu củanước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài.

Phân Hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400.000 tấn/năm, tương lai nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu được tận dụng từ các loại rác và phếthải cùng than mùn sẵn cóở nước ta.

Nhu cầu tiêu thụphân bónở Việt Nam

Năm 2016 cả nước tiêu thụ 11,2 triệu tấn phân bón, giảm 5% so với năm 2015 do điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợi. Phân NPK là loại phân tiêu thụnhiều nhất với 3,7 triệu tấn, tiếp đến là phân Urea với khoảng 2,5 triệu tấn, các loại phân còn lại khoảng 1 triệu tấn. Trong những năm qua, thị trường phân bón trong nước luôn ở trong tình trạng cung vượt cầu, cạnh tranh trong ngành rất gay gắt.

Lúa gạo là loại cây trồng tiêu thụ phân bón chủ yếu ở Việt Nam, chiếm khoảng 65% lượng tiêu thụ. Trong đó, khu vực ĐBSCL với diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước là khu vực tiêu thụphân bón nhiều nhất, chiếm đến 60% lượng tiêu thụcả nước.

Các doanh nghiệp phân bón ở Việt Nam đa phần là các công ty nhỏ lẻ, hoạt động phân tán. Cả nước có hơn 1.000 cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón phân bố ở khắp các vùng miền và tập trung chủ yếuở các tỉnh ĐBSCL. Giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch rất lớn vềquy mô tài sản, tiềm lực tài chính cũng như công nghệ sản xuất.

Hiện nay nước ta chỉ sản xuất được phân Urea, NPK, phân lân (supe lân và lân nung chảy) và một lượng nhỏ phân DAP, các loại phân khác như SA và kali vẫn phải nhập khẩu. Năm 2016, lượng phân bón nhập khẩu đạt 4,19 triệu tấn với giá trị 1,2 tỷUSD, trong khi đó, khối lượng xuất khẩu chỉ đạt 746 ngàn tấn với giá trị 209 triệu USD, giảm 6% vềkhối lượng và 25% vềkim ngạch so với năm 2015.

Theo Bộ Công Thương Việt Nam,năm 2017, nước ta tiêu thụ khoảng 11,5 triệu tấn phân bón, trong đó nhu cầu tiêu thụ phân bón vô cơ chiếm khoảng 90,5% với 10,5 triệu tấn và phân bón hữu cơ, sinh học khoảng 1 triệu tấn.Bộ Công Thương cho biết, theo các năm nhu cầu tiêu thụ phân bón cũng có sự dao động trong khoảng mức 1,4 triệu tấn Lân, 2,3 triệu tấn Urê, gần 4 triệu tấn NPK, các loại phân còn lại như DAP, Kali, SA dao động ởmức 850-950 tấn...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Những năm gần đây, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. 6 tháng đầu năm 2017, nhu cầuđối với mặt hàng phân bón khởi sắc trở lại, diễn biến giá, các dự án NPK lớn được đưa vào hoạt động và các chuyển động mới về chính sách kỳvọng đã giúp bức tranh ngành có những thay đổi tích cực hơn. Tổng sản lượng sản xuất Urea và NPK trong nước tăng 19,4% và 9,3% so với cùng kỳ năm 2016. Từ chỗ phải nhập gần 60%, Việt Nam đã chủ động được nguồn cung urê, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển được những loại phân bón mới như DAP, kali. Các doanh nghiệp Việt đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm phân lân và phân NPK.

Hiện nay, cả nước có 180 doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 24,5% trên tổng số 735 DN sản xuất phân bón đã được Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương cấp phép, với quy mô công suất lớn nhỏkhác nhau (từ20 nghìn đến 500 nghìn tấn/năm).

Theo sốliệu Vibiz tổng hợp, khối lượng và giá trịnhập khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 3 triệu tấn và ước đạt 947 triệu USD. Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu trong 9 tháng đầu năm 2017 đến từ Trung Quốc với lượng là 1,5 triệu tấn.

Ngoài ra nhập một lượng lớn từcác quốc gia khác như Nhật Bản, Lào.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, trong đó xuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 400 nghìn tấn. Thị trường xuất khẩu sang Campuchia lớn nhất, chiếm tới gần 50% về lượng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017.

Ngoài ra một số thị trường xuất khẩu trọng điểm khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia,…

6 tháng đầu năm 2018, tình hình sản xuất phân bón ở Việt Nam có khá nhiều biến động doảnh hưởng của 4 yếu tố cơ bản sau: giá nguyên liệu đầu vào, nhu cầu tiêu thụ trong nước, năng lực sản xuất phân bón của các doanh nghiệp và các chính sách về thuế.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn cả nước đã sản xuất được nhiều nhất là phân NPK với 1.487,9 nghìn tấn, đứng thứhai là phân đạm Ure với 1.041,1 nghìn tấn, tiếp theo là phân Lân và phân DAP với sản lượng lần lượt là 738,4 nghìn tấn và 261,8 nghìn tấn. So với cùng kỳ năm 2017, sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

lượng phân đạm urê giảm 5,4%; phân NPK tăng 2%; phân Lân (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) tăng 5,8%; phân DAP (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) tăng 42,8%.

Nhu cầu tiêu thụ phân Ure trong 6 tháng đầu năm 2018 có xu hướng giảm, do sự xuống giá các mặt hàng cây công nghiệp (tiêu, cà phê, cao su...) chủ yếu tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nên nhu cầu chăm bón cho các loại cây này đã sụt giảm. Sự suy giảm về sản lượng phân đạm Ure đãđẩy giá Ure trong nước tăng trong nửa đầu năm 2018.

Trái ngược với sự suy giảm sản lượng phân Ure, sản lượng sản xuất phân DAP tăng đến 42,8% so với nửa đầu năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng thuế tự vệ đối với mặt hàng phân bón DAP/MAP kể từ tháng 3/2018 với mức thuế tự vệ1,128 triệu đồng/tấn đã khiến lượng nhập khẩu mặt hàng này giảm, đây là động lực thúc đẩy năng lực sản xuất của các Công ty trong nước như: DAP Đình Vũ, DAP Lào Cai,... Vì vậy, tính đến cuối tháng 6/2018, lượng hàng tồn kho của phân bón DAP đạt khoảng 260 nghìn tấn, tăng 26% so với cùng thời điểm năm 2017. Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất NPK của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) bắt đầu đi vào hoạt động đã khiến sản lượng sản xuất phân NPK nửa đầu năm 2018 tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017.

Sáu tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 2.252.679 tấn phân bón các loại với trị giá đạt 643,38 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2017, nhập khẩu phân bón giảm 6,2% về lượng và giảm 0,8% về trị giá. Trong đó, nhập khẩu phân DAP giảm đến 31,4% về lượng và 21,2% về trị giá do chịu ảnh hưởng của thuế tự vệ (1,128 triệu đồng/ 1 tấn) áp dụng cho mặt hàng này

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau khi tổng hợp, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê rang xay, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để tiếp tục nâng cao chất

Nhìn chung công ty đã thực hiện khá tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm, thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây có chuyển

Đây là giai đoạn đầu tiên cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Mục đích là nghiên cứu khả năng tiêu thụ hàng hóa trên một địa bàn trong một

Doanh nghiệp xác định địa điểm phù hợp để khai thác tức là có thể có một thị trƣờng tốt để khai thác và ngƣợc lại, địa điểm là một trong những tiêu thức đánh giá hiệu

Tồn tại đầu tiên của công ty cũng như các doanh nghiệp khi mới bắt đầu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là công tác nghiên cứu thị trường làm chưa tốt,

- Yếu tố mức giá rẽ hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì có 50 khách hàng tương ứng tỷ lệ 38,5% trong tổng số khách hàng được điều tra đánh

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, củng cố vị trí và thế lực

Được sự đồng ý của khoa Quản trị kinh doanh và cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Võ Thị Mai Hà cùng với việc nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản