• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế"

Copied!
116
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC

PHẨM HUẾ

SINH VIÊN THỰC HIỆN PHẠM ANH NGỌC DANH

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC

PHẨM HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Phạm Anh Ngọc Danh ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh K51D–Quản trịkinh doanh

Niên khóa: 2017-2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Đểhoàn thành khóa luận này, ngoài sựnỗlực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡcủa các thầy cô, bạn bè và các anh chị nơi tôi thực tập.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến quý thầycô trường Đại học Kinh tế – Đại Học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hoàng Ngọc Linh –Giảng viên hướng dẫn đã tận tình quan tâm và theo sát chỉbảo tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơnCông ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi làm quen với thực tiễn và áp dụng vào nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực tập, điều tra, thu thập sốliệu, tài liệu phục vụcho việc nghiên cứu đềtài.

Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chếvà bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong nhận được sựgóp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thểcán bộnhân viên tại đơn vị đểkhóa luận này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 17 tháng 01năm 2021 Sinh viên thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Tôi xin cam đoan rằng đề tài: "Phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế" là kết quả công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trong đề tài nghiên cứu và kết quả trình bày trong đề tài là trung thực và khách quan.

Huế, ngày 17 tháng 01năm 2021 Sinh viên thực hiện

Phạm Anh Ngọc Danh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN... i

LỜI CAM ĐOAN... ii

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT... viii

DANH MỤC BẢNG... ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ...x

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...3

2.1. Mục tiêu chung...3

2.2. Mục tiêu cụthể...3

3. Đối tượng nghiên cứu ...3

4. Phạm vi nghiên cứu ...3

5. Phương pháp nghiên cứu ...4

5.1. Phương pháp thu thập dữliệu thứcấp ...4

5.2. Phương pháp thu thập dữliệu sơ cấp ...4

5.3. Phương pháp xửlý dữliệu ...5

5.3.1. Đối với dữliệu thứcấp...5

5.3.2. Đối với dữliệu sơ cấp ...5

6. Kết cấu đềtài ...6

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU...7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU ...7

1.1. Cơ sởlý luận ...7

1.1.1. Tổng quan vềtiêu thụsản phẩm ...7

1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụsản phẩm ...7

1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụsản phẩm đối với doanh nghiệp ...8

1.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụsản phẩm ...9

1.1.2. Nội dung của công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp ...10

1.1.2.1. Điều tra nghiên cứu thị trường...10

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.1.2.2. Lập kếhoạch tiêu thụ...11

1.1.2.3. Chuẩn bịsản phẩm đểxuất bán ...12

1.1.2.4. Tổchức kênh phân phối sản phẩm...12

1.1.2.5. Tổchức các hoạt động xúc tiến thương mại ...13

1.1.2.6. Tổchức hoạt động bán hàng ...14

1.1.2.7. Thực hiện các dịch vụsau bán ...15

1.1.2.8. Đánh giá kết quả, hiệu quảhoạt động tiêu thụsản phẩm ...15

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm...15

1.1.3.1. Môi trường vĩ mô...15

1.1.3.1.1. Môi trường chính trị - luật pháp ...15

1.1.3.1.2. Môi trường kinh tếvà công nghệ...16

1.1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội ...17

1.1.3.1.4. Môi trường địa lý–sinh thái ...17

1.1.3.2. Môi trường vi mô ...18

1.1.3.2.1. Nguồn nhân lực...18

1.1.3.2.2. Khách hàng ...18

1.1.3.2.3. Đối thủcạnh tranh hiện tại...19

1.1.3.2.4. Đối thủcạnh tranh tiềmẩn ...19

1.1.3.2.5. Sản phẩm thay thế...20

1.1.3.2.6. Nhà cung cấp ...20

1.1.4. Các nội dung nghiên cứu tình hình tiêu thụsản phẩm...20

1.1.4.1. Phân tích tình hình hoàn thành kếhoạch tiêu thụtoàn bộsản phẩm ...20

1.1.4.2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụkỳphân tích so với kỳ trước ...21

1.1.4.3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụtheo thị trường ...21

1.1.5. Đềxuất các nội dung nghiên cứu ...22

1.2. Cơ sởthực tiễn ...24

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ...27

2.1. Khái quát vềCông ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế...27

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển...27

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụcủa công ty ...29

2.1.2.1. Chức năng...29

2.1.2.2. Nhiệm vụ...29

2.1.3. Cơ cấu tổchức của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế...29

2.1.4. Chức năng các phòng ban ...30

2.1.5. Thông tin vềsản phẩm và quy trình công nghệsản xuất của công ty ...31

2.1.5.1. Các sản phẩm rượu của công ty ...31

2.1.5.2. Quy trình công nghệsản xuất của công ty...34

2.1.6. Thị trường tiêu thụsản phẩm của công ty...37

2.1.7. Tình hình laođộng của công ty giai đoạn 2018-2010...38

2.1.8. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 ...40

2.2. Phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm của Công ty TNHH 1MTV Thực phẩm Huế ...45

2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế... ...45

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô...45

2.2.1.2. Môi trường vi mô ...48

2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế... 51 2.2.2.1. Tình hình hoàn thành kếhoạch tiêu thụtoàn bộsản phẩm của công ty trong giai đoạn 2018-2020...51

2.2.2.2. Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước giai đoạn 2018-2020 ...52

2.2.2.3. Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020...56

2.2.2.4. Tình hình doanh thu tiêu thụtheo khu vực giai đoạn 2018-2020...58

2.2.2.5. Tình hình doanh thu tiêu thụtheo thị trường giai đoạn 2018-2020...63

2.3. Khảo sát ý kiến đánh giá của các nhà bán lẻ về hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế...65

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.3.1. Thông tin chung về các nhà bán lẻ...66

2.3.1.1. Kênh thông tin mà các nhà bán lẻbiết đến ...66

2.3.1.2. Số năm kinh doanh sản phẩm của công ty...67

2.3.2. Đánh giá của các nhà bán lẻ về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của công ty ...67

2.3.2.1. Đánh giá của các nhà bán lẻ vềcác yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của công ty ...67

2.3.2.2. Ý kiến của các nhà bán lẻ để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế...75

2.4. Đánh giá chung vềtình hình tiêu thụsản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế...76

2.4.1. Điểm mạnh ...76

2.4.2. Điểm yếu ...77

2.4.3. Cơ hội ...77

2.4.4. Thách thức ...78

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU CỦA CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ...79

3.1. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong những năm tiếp theo ...79

3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế ...80

3.2.1. Vềcông tác nghiên cứu và dựbáo thị trường ...80

3.2.2. Vềsản phẩm ...80

3.2.3. Vềgiá bán và chiết khấu ...81

3.2.4. Vềhỗtrợbán hàng ...82

3.2.5. Vềxúc tiến sản phẩm ...82

3.2.6. Vềhoạt động bán hàng...82

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...83

1. Kết luận...83

2. Kiến nghị...84

2.1. Đối với công ty...84

2.2. Đối với Nhà nước ...85

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

TÀI LIỆU THAM KHẢO...86 PHỤLỤC 1...89 PHỤLỤC 2...92

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1TV : Một thành viên

ADB : The Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển Châu Á

CP : Cổphần

CP : Chính phủ

DT : Doanh thu

ĐVT : Đơn vịtính

GDP : Gross Domestic Product là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội

HFC : Hue Foods Company Limited

ISO : International Organization for Standardization là tổchức tiêu chuẩn hóa quốc tế

NĐ : Nghị định

NNPTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCVN : Tiêu chuẩn quốc gia (Việt Nam)

TTH : Thừa Thiên Huế

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TS : Tiến sĩ

VBA : Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát Việt Nam VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VINASME : Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏvà vừa Việt Nam VSATTP : Vệsinh an toàn thực phẩm

VUSTA : Liên hiệp hội các Hội khoa học và Kỹthuật Việt Nam PGS : Phó giáo sư

SPSS : Statistical Package for the Social Sciences là một chương trình máy tính phục vụcông tác thống kê

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Đềxuất các nội dung nghiên cứu ...22

Bảng 2.1: Danh sách các sản phẩm của HFC ...32

Bảng 2.2: Hệthống mạng lưới phân phối sản phẩm...37

Bảng 2.3: Tình hình laođộng của công ty giai đoạn 2018-2020 ...38

Bảng 2.4: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 ...41

Bảng 2.5: Kết quảhoạt động kinh doanh củacông ty trong giai đoạn 2018-2020...43

Bảng 2.6: Tình hình hoàn thành kế hoạch theo khối lượng toàn bộ sản phẩm giai đoạn 2018-2020...51

Bảng 2.7: Tình hình tiêu thụ theo khối lượng từng loại sản phẩm giai đoạn 2018- 2020 ...53

Bảng 2.8: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2018-2020...54

Bảng 2.9: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụmột sốmặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Bắc...56

Bảng 2.10: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Trung ...57

Bảng 2.11: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Nam ...58

Bảng 2.12: Tình hình doanh thu tiêu thụtheo khu vực giai đoạn 2018-2020 ...60

Bảng 2.13: Doanh thu tiêu thụtrung bình của các đại lý giai đoạn 2018-2020...62

Bảng 2.14: Kiểm định One Sample T-test vềnhóm biến sản phẩm ...68

Bảng 2.15: Kiểm định One Sample T-test vềnhóm biến giá bán...69

Bảng 2.16: Kiểm định One Sample T-test vềnhóm biến hỗtrợbán hàng ...71

Bảng 2.17: Kiểm định One Sample T-test vềnhóm biến xúc tiến sản phẩm ...72

Bảng 2.18: Kiểm định One Sample T-test vềnhóm biến hoạt động bán hàng...73

Bảng 2.19: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến đánh giá chung hoạt động tiêu thụsản phẩm ...74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNHẢNH

Sơ đồ2.1: Mô hình tổchức bộmáy quản lý tại HFC ...30

Sơ đồ2.2: Quá trình sản xuất rượu Sake ...36

Sơ đồ2.3: Quá trình sản xuất rượu Shochu ...37

Biểu đồ 2.1: Biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2018-2020...55

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kênh thông tin các nhà bán lẻbiết đến ...66

Biểu đồ2.3: Số năm kinh doanh sản phẩm rượu của công ty...67

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của nhà bán lẻ đểnâng cao hoạt động tiêu thụsản phẩm ...75

Hình 2.1: Một sốsản phẩm rượu của công ty ...34

Hình 2.2: Tình hình doanh thu tiêu thụtheo thị trường giai đoạn 2018-2020...64

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đềtài

Quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã giúp cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng tiêu dùng rượu bia và những loại đồ uống có cồn khác trong sinh hoạt hàng ngày, quan hệ công việc, các dịp lễ hội, tết… đang ngày càng gia tăng. Sử dụng rượu bia là một thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sửdụng rượu bia với một lượng vừa phải có thể đem lại cảm giác phấn chấn, tỉnh táo, dịu bớt căng thẳng, lưu thông huyết mạch…

Theo nghiên cứu mới đây được công bốtrên The Lancet cho biết Việt Nam, Ấn Độvà Nhật Bản là ba quốc gia có lượng rượu bia tiêu thụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2010-2017. So với năm 2010, vào năm 2017 mức tiêu thụ rượu bia của Việt Nam đã tăng tới gần 90%, mức tăng này của Việt Nam đứng đầu thế giới và gấp đôi quốc gia xếp thứ 2 - Ấn Độ và gấp Mỹ 16 lần. Theo thống kê của Trang Vàng, cả nước hiện có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Ngoài ra còn có các loại rượu do người dân tựnấu và rượu nhập khẩu cũng thu hút được nhiều người tiêu dùng. Vì vậy đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống thì việc cạnh tranh ngày nay khốc liệt hơn bao giờ hết, các loại rượu và đồ uống lên men phát triển thành nhiều loại khác nhau như rượu sake Nhật Bản, rượu vang, bia và các loại nước ép có cồn phản ánh thị hiếu của khách hàng ngày một đa dạng hơn nên doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận để đưa ra các quyết định chiến lược nhằm tránh những bất lợi xảy ra trên thị trường. Đặc biệt đối với Nghị định 100 của chính phủvừa được áp dụng từ ngày 01/01/2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến các công ty bia rượu, tác động đến sản lượng tiêu thụcủa toàn ngành và đang kìm hãm một trong những thị trường có tốc độ tiêu thụ tăng nhanh nhất thế giới. Theo bài báo mới đây của Bloomberg thì doanh số bia rượu ở Việt Nam đã giảm ít nhất 25% kể từ khi nghị định này có hiệu lực. Ngoài ra đối với tình hình dịch Covid-19 hiện nay đã làmđảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người laođộng trên cả nước và toàn thếgiới. Theo thống kê của Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát (VBA), từ đầu năm 2020, ngành bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch COVID-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP nên sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Thống kê của VBA cho thấy nhiều doanh nghiệp giảm sản lượng tiêu thụ đến 40-50%.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống, để tiếp tục đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì bên cạnh những vấn đề vềchất lượng sản phẩm thì những vấn đề trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng cần được quan tâm khắc phục hàng đầu. Theo Trương Đình Chiến (2007), tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và là khâu quan trọng nối liền với sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu. Khi doanh nghiệp thực hiện công tác tiêu thụsản phẩm có hiệu quảthì doanh nghiệp mới có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ thì các nhà quản trị sẽ thấy được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế để có thể tìm ra những biện pháp giải quyết kịp thời và khai thác những tiềm năng sẵn có giúp các công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.

Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huếlà một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ uống như rượu, nước giải khát có cồn và luôn nỗlực cung cấp các sản phẩm của công ty đến với mọi người trên thị trường toàn quốc và xuất khẩu sang nước ngoài một cách thuận tiện nhất, đem lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Công ty đã hoạt động được hơn 25 năm và là một công ty có uy tín trên thị trường song hoạt động tiêu thụgần đây của công ty gặp không ít khó khăn do biến động của thị trường và sựcạnh tranh gay gắt của các công ty trong và ngoài nước.

Theo báo cáo của phòng hành chính–kếtoán công ty cho biết, do tác động kép của dịch Covid-19 và Nghị định 100 của Chính phủ thì sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2020 đã giảm hơn 30% so với năm 2019 và chỉ hoàn thành được 70% so với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

sản lượng kế hoạch đãđề ra, dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm 34% so với năm trước. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tiêu thụ, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, đề tài phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụsản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, từ đó đềxuất một sốgiải pháp giúp nâng cao hoạt động tiêu thụsản phẩmrượu tại công ty.

2.2. Mục tiêu cụthể

- Hệthống hoá những vấn đềlý luận và thực tiễn vềtiêu thụsản phẩm.

- Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụsản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế giai đoạn 2018-2020.

- Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế.

3. Đối tượng nghiên cứu

- Tình hình tiêu thụsản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế.

- Trung gian phân phối: cửa hàng bán lẻ, nhà hàng.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, trung gian phân phối sản phẩm của công tytrên địa bàn thành phốHuế.

- Phạm vi nội dung: tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữliệu thứcấp

Các thông tin chung vềCông ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, các sốliệu qua các năm 2018-2020 được công ty cung cấp như kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kếtoán, doanh thu kếhoạch, doanh thutrong 3 năm.

Các thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài được tìm hiểu qua thư viện, báo chí, website và các trang mạng xã hội.

Quan sát thực tếtừcông ty, tham khảo từtrang web của công ty.

Nghiên cứu các lý thuyết vềtiêu thụsản phẩm.

5.2. Phương pháp thu thập dữliệu sơ cấp

Thu thập thông tin qua hình thức khảo sát bằng bảng hỏi với trung gian phân phối sản phẩm của công ty. Mục đích của việc khảo sát này là để lấy được ý kiến của trung gian phân phối, thông qua đó có thể biết thêm về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty. Ngoài ra còn có thể tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụsản phẩm tại công ty thông qua những câu trảlời của bảng hỏi này.

Với đề tài này, phương pháp sửdụng đểchọn mẫu là phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên và cỡ mẫu sẽ điều tra là 40. Mục tiêu chính của đề tài là phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ nên sẽ điều tra cửa hàng bán lẻ, nhà hàng kinh doanh sản phẩm của công ty trên địa bàn thành phốHuế.

Theo thông tin của các nhân viên bán hàng trực tiếp đến các trung gian phân phối sản phẩm công ty thì biết được số lượng và địa chỉ các nơi đang kinh doanh sản phẩm của công ty tại thành phố Huế. Sau khi xin được địa chỉ của các nơi này thì tác giả tiến hành đến các địa điểm này để xin điều tra bảng hỏi đãđược lập sẵn và điều tra đủ40 bảng hỏi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

5.3. Phương pháp xửlý dữliệu 5.3.1. Đối với dữliệu thứcấp

Sửdụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh

- Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các dữ liệu đã được phân tích lại với nhau đểcó thểnhìn nhận vấn đềmột cách khách quan hơn.

- Phương pháp phân tích là phương pháp dùng đểphân tích sốliệu để đánh giá tình hình thực hiện kếhoạch, tốc độhoàn thành kếhoạch và tốc độphát triển của kỳ này so với kỳ trước.

- Phương pháp so sánh là phương pháp so sánh dữliệu năm này với năm trước hoặc so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ để có thể đánh giá được tình hình bán hàng, tiêu thụsản phẩm tại công ty.

5.3.2. Đối với dữliệu sơ cấp

Sửdụng phương pháp xửlý sốliệu qua SPSS.

5.3.2.1. Thống kê mô tả

- Sửdụng thang đo Likert 5 mức độ:

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý

Trung lập Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

- Theo Martin Sternstein (1996), phân tích thống kê mô tả được sửdụngđểmô tả những đặc tính cơ bản của dữliệu thu thập được từnghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau nhằm cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Phương pháp này có thể được sử dụng để:

 Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữliệu.

 Biểu diễn dữliệu thành các bảng sốliệu tóm tắt vềdữliệu.

 Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trịthống kê đơn nhất) mô tảdữliệu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

5.3.2.2. Thang đo được kiểm định One Sample T Test

Phương pháp kiểm định này được sử dụng để kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của một tổng thể.

Kiểm định giảthiết:

H0: μ= Giá trịkiểm định (test value) H1: μ ≠Giá trịkiểm định (test value) Với mức ý nghĩa α= 0.05

Nếu:

Sig < 0.05: Bác bỏgiảthiết H0, chấp nhận giảthiết H1 Sig > 0.05: Chấp nhận giảthiết H0

6. Kết cấu đềtài

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU Trong phần này bốcục gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sởkhoa học của vấn đềnghiên cứu

Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế

Chương 3:Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụsản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sởlý luận

1.1.1. Tổng quan vềtiêu thụsản phẩm 1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụsản phẩm

Theo Trương Đình Chiến (2007), tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụsản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.

Để thích ứng với mỗi cơ chế quản lý thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tếkế hoạch hoá tập trung, Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳnày chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước định sẵn. Tóm lại, trong nền kinh tếtập trung khi mà ba vấn đềtrung tâm: Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? Đều do Nhà nước quyết định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tựmình quyết định ba vấn đềtrung tâm cho nên việc tiêu thụsản phẩm cần được hiểu theo nghĩa hẹp và cảtheo nghĩa rộng. (Đặng ĐìnhĐào, 2002).

Theo Trương Đình Chiến (2010), nghĩa hẹp của tiêu thụ hàng hóa, lao vụ, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc được quyền thu tiền bán hàng.

Theo Trần Minh Đạo (2002), nghĩa rộng của tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn vật chất, việc mua bán

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp.

Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thểcác giải pháp nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, bao gồm các hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hoá, tổchức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với nhiều hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện dịch vụsau bán.

1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụsản phẩm đối với doanh nghiệp

Theo Nguyễn Xuân Quang (2007), tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận (thị trường chấp nhận). Sức tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp thểhiệnở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sựthích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sựhoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụsản phẩm phản ánh đầy đủnhững điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Tiêu thụ sản phẩm không được tách rời khỏi quá trình kinh doanh nói chung và các khâu, các bộphận khác nói riêng. Tiêu thụ sản phẩm phải được liên kết một cách chặt chẽ, hữu cơ với các khâu, các bộphận, các yếu tốcủa kinh doanh đã thực hiện trước đó. Tiêu thụ sản phẩm có thể nói không chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh mà được bắt đầu ngay từ khi có ý tưởng kinh doanh, đặt mục tiêu chiến lược, xây dựng kế hoạch… cho đến khi bán được sản phẩm. Mặt khác, tiêu thụsản phẩm không phải là nhiệm vụ riêng của bộ phận tiêu thụtrong doanh nghiệp và càng không phải chỉlà nhiệm vụcủa nhân viên bán hàng.

Tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ được đặt ra, được giải quyết và là trách nhiệm của toàn bộ ban lãnh đạo cao cấp nhất, nhà quản trị trung gian đến các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng quyết định đến sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhờtiêu thụsản phẩm thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới diễn ra liên tục, từ đó doanh nghiệp mới có thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

bù đắp được những chi phí, có lợi nhuận để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Trong nền kinh tếthị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, củng cốvịtrí và thếlực của doanh nghiệp trên thị trường thông qua các sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phải chăng cùng với các phương thức mua bán thuận tiện dễ dàng và dịch vụbán hàng tiên tiến hiện đại. (Đặng ĐìnhĐào, 2002).

Đối với xã hội thì tiêu thụsản phẩm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân đối giữa cung và cầu, sản phẩm được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi chảy tránh được sựmất cân đối, giữ được sự bình ổn trong xã hội. Tiêu thụ hàng hoá phát triển thì doanh nghiệp mới có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm được việc làm và thu hút thêm nhiều lao động trong xã hội. Mặt khác thông qua hoạt động ngân sách Nhà nước, Nhà nước sử dụng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sởhạ tầng, thực hiện phúc lợi xã hội, đầu tư cho y tế giáo dục... góp phần nâng cao đời sống cho các thành viên trong xã hội theo hướng tiến bộ hơn, văn minh hơn. (Đặng ĐìnhĐào, 2002).

1.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụsản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và có lợi nhuận. Bất kỳ loại hình kinh doanh nào thì mục tiêu cơ bản lâu dài vẫn là lợi nhuận, có lợi nhuận mới có thể bù đắp chi trả những chi phí và mới có thể tái sản sản xuất và tái sản xuất mởrộng.

Kết quảvà hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm tạo áp lực để doanh nghiệp thoả mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn. Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm sẵn có và các sản phẩm tiềm năng, từ đó có thể đáp ứng được những mong muốn của khách hàng và làm khách hàng hài lòng.

Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Khi tiêu thụsản phẩm được thực hiện tốt thì tỷlệ hàng hoá của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận cao, tăng uy tín và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

đó có thểcủng cố nâng cao vị thếcủa doanh nghiệp trên thị trường. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thành công còn tạo được thế đứng cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các đối thủcạnh tranh trên thị trường.

Tiêu thụsản phẩm có tác động tích cực tới quá trình tổchức quản lý sản xuất kinh doanh, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộkhoa học kỹthuật đểnâng cao chất lượng sản phẩm và hạgiá thành sản xuất. Đồng thời qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thểkiểm tra và mở rộng hoạt động của các đại lý, chi nhánh, giám sát được hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại các địa điểm, khu vực và qua các mạng lưới phân phối.

1.1.2. Nội dung của công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp

TheoĐặng ĐìnhĐào (2002)và Đặng ĐìnhĐào,Hoàng Đức Thân (2012) thì nội dung của công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp gồm có 8 nội dung sau:

1.1.2.1. Điều tra nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là hoạt động của con người diễn ra trong mối quan hệ với thị trường nhằm tìm hiểu, xác định các thông tin vềthị trường, từ đó có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh xuất hiện trên thị trường.

Bất kỳdoanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường về sản phẩm mà doanh nghiệp muốn kinh doanh để xây dựng chiến lược và phương án kinh doanh lâu dài. Nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ giúp cho doanh nghiệp có thể hiểu và chinh phục khách hàng qua việc thu thập và xử lý thông tin đáng tin cậy về thị trường, nguồn hàng, thị trường bán hàng của doanh nghiệp, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách đồng bộ, đầy đủ, chất lượng, kịp thời với mức chi phí thấp nhất. Mục đích của nghiên cứu thị trường là để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình xây dựng các kếhoạch tiêu thụsản phẩm. Các thông tin này nhằm trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp nên hướng vào thị trường nào? Tiềm năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

thị trường? Làm thế nào đểnâng cao doanh số? Sản phẩm, dịch vụ nhưthếnào? Giá cảbao nhiêu? Mạng lưới tiêu thụ được tổchức như thếnào?

Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định được quan hệmua bán, vai trò của từng khu vực, nhu cầu sửdụng, phạm vi địa bàn doanh nghiệp đã và đang hoạt động, khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu khách hàng, phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có cán bộ chuyên nghiên cứu thị trường thì cán bộ kinh doanh thường phải đảm bảo nhiệm vụnày.

1.1.2.2. Lập kếhoạch tiêu thụ

Lập kếhoạch tiêu thụlà việc lập kếhoạch nhằm triển khai các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch này được lập dựa trên kết quả của việc nghiên cứu thị trường. Kếhoạch tiêu thụsản phẩm đềcập đến các vấn đề: sản phẩm, giá cả, doanh số, phân phối, giao tiếp, dịch vụ khách hàng, ngân quỹ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các yêu cầu về nhân lực, tài lực và vật lực cho việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được dùng để thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đề ra trong thời gian nhất định như tháng, quý, năm. Mục đích của việc lập kế hoạch tiêu thụ bao gồm: sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh số, tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu khách hàng, từ đó có thể chủ động đối phó với mọi diễn biến xảy ra trên thị trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới, kế hoạch hoá về khối lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động tiêu thụsản phẩm trên thị trường. Phối hợp và tổchức các hoạt động trên thị trường bao gồm việc quản lý hệthống phân phối, quản lý dự trữ và hoàn thiện sản phẩm, quản lý lực lượng bán, tổ chức bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đểhỗ trợ hiệu quả và mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm trước những thách thức của thị trường, cách hữu hiệu nhất là sử dụng các công cụ marketing như: quảng cáo và khuyến khích bán hàng, chất lượng và mẫu mã sản phẩm, mức giá bán và tổ chức bán hàng.

1.1.2.3. Chuẩn bị sản phẩm đểxuất bán

Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông, nhằm làm cho sản phẩm thích ứng tốt hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.

Muốn cho quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra liên tục không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú ý đến các nghiệp vụ như: tiếp nhận, phân phối, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng ở kho, bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Doanh nghiệp phải lên kế hoạch từ trước cho các hoạt động này, phải tiếp nhận đầy đủ vềsố lượng và chất lượng hàng hoá từ các nguồn nhập kho của doanh nghiệp theo đúng mặt hàng, chủng loại hàng hoá thông thường.

Kho hàng của doanh nghiệp nên đặt gần nơi sản xuất, nếu kho hàng đặt xa so với nơi sản xuất của doanh nghiệp thì phải sắp xếp tốt việc tiếp nhận hàng hoá để đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm và tiết kiệm chi phí lưu thông.

1.1.2.4. Tổchức kênh phân phối sản phẩm

Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp các tổchức, cá nhân phụthuộc lẫn nhau tham gia vào công việc sản xuất với mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng. Kênh phân phối giúp doanh nghiệp bao phủ thị trường bằng cách đưa sản phẩm đến những nơi mà khách hàng có nhu cầu, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thị trường hiểu rõ nhu cầu mục đích của khách hàng về sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Ngoài ra, kênh phân phối còn là công cụ tìm kiếm nhu cầu thông tin của đối thủ cạnh tranh, là nơi trưng bày sản phẩm cho khách hàng dễ dàng lựa chọn và là nơi thay mặt nhà sản xuất cung cấp dịch vụ đến khách hàng như tư vấn, hướng dẫn về sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật… Căn cứ vào mối quan hệ của doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng, có hai hình thức tiêu thụ là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.

Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối trong đó thành phần tham gia chỉcó doanh nghiệp và khách hàng, không thông qua bất kỳkhâu trung gian nào mà tiến thẳng tới tận tay khách hàng. Ưu điểm của loại kênh này là khách hàng sẽ yên tâm hơn vềchất lượng sản phẩm, do giảm chi phí lưu thông nên giảm được giá bán và doanh nghiệp sẽtiếp xúc trực tiếp với nhu cầu của khách hàng. Nhược điểm của kênh này là thiếu tính chuyên môn hoá, khả năng tiếp cận thị trường bị hạn chế và tốc độchu chuyển vốn lưu động chậm hơn.

Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh phân phối mà doanh nghiệp xuất bán cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian, sựtham gia nhiều hay ít của khâu trung gian làm cho loại kênh này có độ dài ngắn khác nhau. Ưu điểm của loại kênh này là doanh nghiệp sẽ tiếp cận thị trường tốt hơn, tiêu thụ được khối lượng hàng hoá lớn trong thời gian ngắn, từ đó có thể thu hồi vốn nhanh phóng và tiết kiệm được chi phí bảo quản. Tuy nhiên kênh tiêu thụ này làm cho sản phẩm hàng hoá lưu chuyển chậm, giá bán bị tăng lên và chất lượng sản phẩm khó có thể được kiểm soát.

1.1.2.5. Tổchức các hoạt động xúc tiến thương mại

Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng các cách thức, hình thức và biện pháp khác nhau nhằm truyền bá các thông tin vềdoanh nghiệp, về sản phẩm, về phương thức phục vụvà những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi sửdụng sản phẩm. Qua đó doanh nghiệp tìm kiếm được cơ hội bán hàng, xây dựng hình ảnh, niềm tin, chinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

phục các khách hàng mà doanh nghiệp kỳvọng và tạo điều kiện để đẩy mạnh khả năng tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp.

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ hội bán được thêm sản phẩm cho khách hàng mới, kích thích hiệu quả của lực lượng tiêu thụ. Thông qua hoạt động xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp thu thập thêm được các tin tức từkhách hàng, thị trường và cả đối thủcạnh tranh, từ đó giúp cho các kế hoạch của doanh nghiệp được quyết định nhanh chóng và chính xác.

Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên khó hơn. Trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm hàng hóa cùng loại với doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại để xúc tiến yểm trợcho hoạt động tiêu thụ, qua đó doanh nghiệp sẽtiêu thụsản phẩm dễ dàng hơn.

Xúc tiến bao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệcông chúng và các hoạt động khác.

1.1.2.6. Tổchức hoạt động bán hàng

Bán hàng là công đoạn của hoạt động tiêu thụ, là bước quyết định đến việc doanh nghiệp có thểthực hiện được việc chuyển đổi sản phẩm từhình thái hiện vật sang hình thái giá trị để kết thúc chu kỳ kinh doanh và hoàn thành mục tiêu của mình.

Trong hoạt động này, thái độ phục vụ khách hàng là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với việc đảm bảo và nâng cao hiệu quảcủa công tác bán hàng.

Người bán hàng cần phải có đầy đủ những phẩm chất kỹ năng cần thiết như: tinh thông kỹthuật, nghiệp vụ bán hàng; có thái độlịch sự, vui vẻ, biết chủ động chào mời khách hàng đúng thời điểm và gây được thiện cảm cho khách hàng; phải có tính nhẫn nại, biết kiềm chếtrong giao tiếp và trung thực trong hành viứng xử…

Với hình thức bán buôn bán lẻ tùy theo số lượng sản phẩm hàng hóa, hình thức giao nhận, thanh toán mà phân công số lượng nhân viên phù hợp ở cửa hàng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

quầy hàng để thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng. Thực tế thì hoạt động bán hàng có rất nhiều hình thức khác nhau như: bán hàng trực tiếp, bán hàng thông qua đại lý, bán theo hợp đồng, bán qua hệ thống thương mại điện tử, bán thanh toán ngay, bán trả góp, bán buôn, bán lẻ…Tuy nhiên, dù bán hàng ở bất kỳ hình thức nào, diễn ra ở đâu thì cũng phải đảm bảo yêu cầu văn minh, lịch sự, luôn làm hài lòng khách hàng, vui lòng kháchđến, vừa lòng kháchđi.

1.1.2.7. Thực hiện các dịch vụsau bán

Tổchức tốt các hoạt động dịch vụ sau bán hàng là điều kiện không thểthiếu nhằm duy trì, củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụsản phẩm và thị trường. Dịch vụ sau bán đóng vai trò quan trọng trong việc làm hài lòng khách hàng và duy trì khách hàng, từ đó tạo ra khách hàng trung thành. Các dịch vụ sau bán gồm: vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, chăm sóc khách hàng…

1.1.2.8. Đánh giá kết quả, hiệu quảhoạt động tiêu thụsản phẩm

Sau mỗi chu kỳkinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm để xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguyên nhân ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ… nhằm có các biện pháp kịp thời để thúc đẩy quá trình tiêu thụsản phẩm, từ đó có thể rút ra được những chiến lược, kếhoạch kinh doanh phù hợp cho những kỳtiếp theo.

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm 1.1.3.1. Môi trường vĩ mô

Theo Nguyễn Xuân Quang (2007), các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm gồm có các yếu tốsau:

1.1.3.1.1. Môi trường chính trị- luật pháp

Môi trường chính trị - luật pháp bao gồm các chính sách, luật pháp và cơ chế của Nhà nước đối với việc kinh doanh nói chung và tiêu thụ hàng hóa nói riêng.

Môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện được mục tiêu của bất kỳdoanh nghiệp nào.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Hệ thống chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền chính trị bình ổn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, bình đẳng trên thị trường và hạn chế được tệ nạn, vi phạm pháp luật như trốn thuế, buôn lậu, hàng giả. Các chính sách mà Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp như thuế, trợ giá, bìnhổn giá, lãi suất tín dụng ngân hàng… là những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi các chính sách, luật pháp của Nhà nước có thể ảnh hưởng có lợi đối với nhóm doanh nghiệp này nhưng lại bất lợi với nhóm doanh nghiệp khác và ngược lại. Do vậy mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụhàng hóa của doanh nghiệp, Nhà nước cần có các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụnói riêng.

1.1.3.1.2. Môi trường kinh tếvà công nghệ

Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tốthuộcmôi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất kỳ thay đổi nào của các yếu tốthuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí phải dẫn đến việc thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Những diễn biến trong nền kinh tế luôn là những thách thức và mối đe dọa khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp và có ảnh hưởng tiềm tàng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tếcó tốc độ tăng trưởng cao sẽtạo ra được nhiều cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, ngược lại sẽ làm giảm chi phí tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh, điển hình là gây nên chiến tranh giá cảtrong ngành. Ngoài ra, sự thay đổi của hệ thống thuế và mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hay thách thức đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụgiảm dẫn đến mức thu nhập của doanh nghiệp thay đổi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Nền công nghệhiện này càng ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người những điều kỳdiệu nhưng lại đặt ra cho doanh nghiệp những thách thức to lớn. Công nghệlà một vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ, công nghệ mới tạo ra những sản phẩm mới để cạnh tranh với các sản phẩm hiện tại, tạo ra những cơ hội giúp doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Sựphát triển của công nghệgiúp doanh nghiệp nắm bắt được một khối lượng lớn thông tin chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch và có thểmởrộng và thiết lập mối quan hệvới thị trường.

1.1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội

Môi trường văn hóa xã hội có tác động lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này đưa ra những thông tin cho phép doanh nghiệp hiểu biết đối tượng phục vụcủa mìnhở những mức độ khác nhau, qua đó có thể đưa ra một cách chính xác về sản phẩm và cách thức phục vụ của mình đối với khách hàng.

Các yếu tố trong môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụcủa doanh nghiệp, những thay đổi trong môi trường này tạo ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội là một môi trường năng động, tức là luôn có sự thay đổi. Vì vậy doanh nghiệp nên liên tục theo dõi vàđiều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp với sựphát triển của văn hóa xã hội để giúp doanh nghiệp điều chỉnh các chiến lược và kếhoạch kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

1.1.3.1.4. Môi trường địa lýsinh thái

Tham gia vào quá trình xácđịnh cơ hội và khả năng khai thác cơ hội còn có các yếu tố thuộc môi trường địa lý – sinh thái. Các yếu tố địa lý ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Vị trí địa lý liên quan đến sựthuận lợi trong việc vận chuyển và chi phí vận chuyển hàng hóa, thuận lợi cho việc giao dịch mua bán của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh nhờ lợi thếvềmức chi phí vận chuyển thấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Các yếu tố môi trường sinh thái rất được xem trọng và ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay, nó không chỉ liên quan đến khả năng phát triển của doanh nghiệp mà còn liên quan đến sựphát triển bền vững của một quốc gia. Sự nhận thức và quan điểm xã hội về bảo vệ thiên nhiên và xu hướng thay đổi các điều kiện tự nhiên vừa có khả năng thu hẹp cơ hội kinh doanh, vừa mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp về khả năng phát triển kinh doanh xoay quanh vấn đềbảo vệmôitrường tựnhiên.

1.1.3.2. Môi trường vi mô 1.1.3.2.1. Nguồn nhân lực

Theo Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thểnói nguồn nhân lực của một tổchức bao gồm tất cảnhững người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thểlực và trí lực.

Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thểlực con người còn tuỳthuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính... Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sựhiểu biết, sựtiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách... của từng con người. Trong sản xuất kinh doanh truyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người là không bao giờ thiếu hoặc lãng quên và có thể nói như đã được khai thác gần tới mức cạn kiệt. Sựkhai thác các tiềmnăng về trí lực của con người mới cònở mức mới mẻ, chưa bao giờcạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người.

1.1.3.2.2. Khách hàng

Theo Nguyễn ThịLiên Diệp (1997), doanh nghiệp cần tạo được sựtín nhiệm của khách hàng, đây có thể xem là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xem “khách hàng là thượng đế”, phải thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

hàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Muốn đạt được điều này doanh nghiệp phải xác định rõ các vấn đềsau:

- Xác định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

- Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách phân tích các đặc tính của khách hàng thông qua các yếu tố như : yếu tố mang tính điạ lý (vùng, miền…), yếu tốmang tính xã hội, dân số(lứa tuổi, nghềnghiệp, trình độ, thu nhập, tín ngưỡng….); hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như:

yếu tố thuộc về tâm lý (động cơ, thói quen, sở thích, phong cách, cá tính, văn hoá…), yếu tố mang tính hành vi tiêu dùng (tìm kiếm lợi ích, mức độ sửdụng, tính trung thành trong tiêu thụ…).

1.1.3.2.3. Đối thủcạnh tranh hiện tại

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp. Thường phân tích đối thủ qua các nội dung sau: Mục tiêu của đối thủ? Nhận định của đối thủ về doanh nghiệp chúng ta? Chiến lược của đối thủ đang thực hiện? Những tiềm năng của đối thủ? Các biện pháp phảnứng của đối thủ?… Ngoài ra cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là bao nhiêu?

Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủlớn là ai và tỷsuất lợi nhuận của ngành là bao nhiêu?

1.1.3.2.4. Đối thcnh tranh timn

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), đối thủcạnh tranh tiềmẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong tương lai) và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây nguy cơ đối với doanh nghiệp. Để đối phó với những đối thủnày, doanh nghiệp cần nâng cao vị thếcạnh tranh của mình, đồng thời sửdụng những hàng rào hợp pháp ngăn cản sựxâm nhập từbên ngoàinhư: duy trì lợi thếdo sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nguồn tài chính lớn, khả năng chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chếtrong việc xâm nhập các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

kênh tiêu thụ, ưu thế về giá thành mà đối thủ không tạo ra được và sự chống trả mạnh mẽcủa các đối thủ đãđứng vững.

1.1.3.2.5. Sản phẩm thay thế

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), sức ép do có sản phẩm thay thếsẽ làm hạn chếtiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc cách mạng công nghệ. Do đó doanh nghiệp cần chú ý và phân tích đến các sản phẩm thay thế để có các biện pháp dự phòng.

1.1.3.2.6. Nhà cung cp

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…) của một doanh nghiệp được quyết định bởi các nhà cung cấp.

Để cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn định với một giá cả hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp cần phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng một loại nguồn lực.

1.1.4. Các nội dung nghiên cứu tình hình tiêu thụsản phẩm

1.1.4.1. Phân tích tình hình hoàn thành kếhoạch tiêu thụtoàn bộsản phẩm Theo Nguyễn Văn Công (2013) cho biết

- Chỉtiêu phân tích K = × 100

K: Tỷlệhoàn thành kếhoạch tiêu thụtoàn bộsản phẩm Qti: Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụthực tếthứi Qki: Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụkếhoạch thứi - Phương pháp phân tích

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Đánh giá khái quát tình hình hoàn thành kếhoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm bằng cách xác định K

K = 100%: Doanh nghiệp hoàn thành kếhoạch tiêu thụtoàn bộsản phẩm.

K < 100%: Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm.

1.1.4.2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước

Theo Bùi Xuân Phong (2009) cho biết - Chỉtiêu phân tích

Phân tích đối với từng loại sản phẩm (mặt hàng)

∆ = Qt–Qt-1

= ∆

Qt − 1× 100

Qt: Số lượng sản phẩm tiêu thụkỳphân tích

Qt-1: Số lượng sản phẩm tiêu thụkỳ trước kỳphân tích - Phương pháp phân tích

Xác định chỉ tiêu phân tích rồi đánh giá khái quát tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụkỳphân tích so với kỳ trước.

1.1.4.3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụtheo thị trường Theo Bùi Xuân Phong (2009), Nguyễn Văn Công (2013)cho biết - Chỉtiêu phân tích

Phân tích đối với doanh thu tiêu thụtheo thị trường.

∆ = Doanh thu tiêu thụkỳphân tích–Doanh thụtiêu thụkỳ trước

IDT=

ê ụ ỳ ướ × 100 - Phương pháp phân tích

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Xác định chỉ tiêu phân tích rồi đánh giá tình hình biến động doanh thu tiêu thụkỳphân tích so với kỳ trước đối với từng thị trường.

1.1.5. Đềxuất các nội dung nghiên cứu

Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các giáo trình, các khóa luận liên quan đến đề tài, tác giảquyết định đềxuất các nội dung nghiên cứu sau cho đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế”

Bảng 1.1:Đềxuất các nội dung nghiên cứu Chỉ tiêu đánh

giá Ý nghĩa Cách tính Nguồn

1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn

bộ sản

phẩm

Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳthực tếso với kỳ kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kếhoạch của chỉ tiêu kinh tế.

K = × 100 Trong đó:

Qti là số lượng sản phẩm tiêu thụthực tếthứi

Qki là số lượng sản phẩm tiêu thụkếhoạch thứi

Nguyễn Văn Công (2013)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu

thụ kỳ

phân tích so với kỳ trước

Đánh giá được khối lượng sản phẩm tiêu thụ của kỳphân tích là cao hay thấp, tăng lên hay giảm xuống so với kỳ trước đó.

∆ = Qt–Qt-1

= ∆

Qt − 1× 100

Trong đó

Qt: Số lượng sản phẩm tiêu thụkỳphân tích

Qt-1: Số lượng sản phẩm tiêu thụkỳ trước kỳphân tích

Bùi Xuân

Phong (2009)

3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường

Đánh giá được doanh thu tiêu thụ của kỳ phân tích là cao hay thấp, tăng lên hay giảm xuống so với kỳ trước đó.

∆ = Doanh thu tiêu thụ kỳ phân tích–Doanh thụtiêu thụ kỳ trước

IDT=

ê ụ ỳ ướ × 100

Bùi Xuân

Phong (2009),

Nguyễn Văn Công (2013)

4. Đánh giá của nhà bán lẻ về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu

thụ sản

phẩm của

Qua các ý kiến đánh giá của nhà bán lẻ có thể rút ra được những yếu tố mà công ty thực hiện chưa tốt, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng

Sản phẩm Lê Đức Huy

(2014)

Giá bán Ngô Trọng

Nghĩa (2012), Nguyễn Thị Cẩm Giang (2019)

Hỗtrợ bán hàng Ngô Trọng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

công ty cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Nghĩa(2012) Chính sách xúc tiến sản phẩm Ngô Trọng

Nghĩa (2012), Nguyễn Thị Cẩm Giang (2019)

Hoạt động bán hàng Lê Đức Huy

(2014)

Đánh giá chung Lê Đức Huy

(2014),

Nguyễn Thị Cẩm Giang (2019)

Nguồn: tổng hợp 1.2. Cơ sởthực tiễn

Theo nghiên cứu mới đây được công bố trên The Lancet cho biết Việt Nam, Ấn Độvà Nhật Bản là ba quốc gia có lượng rượu bia tiêu thụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2010-2017. Theo báo cáo này, tổng lượng tiêu thụ rượu trên toàn cầu mỗi năm từ 21 tỷ lít năm 1990 lên 35,7 tỷ lít vào 2017, tương đương tăng 70%. Tại khu vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu đã tăng 34% trong vòng 7 năm (2010-2017).

Ở giai đoạn này, Việt Nam lại nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ lớn, gần 90% kể từ năm 2010 và mức tăng này của Việt Nam đứng đầu thế giới và gấp đôi quốc gia xếp thứ 2 - Ấn Độ và gấp Mỹ 16 lần. Theo Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2008, gần 80% nam và 36,5% nữ thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 sử dụng rượu bia, tăng 10% ởnam giới và 8% ở nữ giới sau 5 năm. Lượng tiêu thụ rượu bia bình quân ở lứa tuổi trưởng thành (từ 15 tuổi ở cả2 giới) từ 3,8 lít giai đoạn 2003-2005 lên 4,7 lít năm 2009-2011, và 8,3 lít

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

trong giai đoạn 2015-2017. Tổchức Y tếThếgiới dựbáo con sốnày có thể tăng lên 9,9 lít vào năm 2020 và 11,4 lít vào năm 2025 (Hỏi đáp về phòng chống tác hại của rượu bia. Manila, Philippines, World Health Organization Regional Office for the Western Pacific. 2019, Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO).

Cả nước hiện có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Ngoài ra còn có các loại rượu do người dân tựnấu và rượu nhập khẩu cũng thu hút được nhiều người tiêu dùng. Ngày nay khi đất nước càng ngày càng phát triển thì phương pháp nấu rượu thủ công đã phần nào phát triển chậm lại, thay vào đó là phương pháp sản xuất rượu theo dây chuyền công nghệ với sự giúp đỡ của máy móc. Đồng thời nước ta cũng khuyến khích phát triển sản xuất rượu với quy mô công nghiệp chất lượng cao, hạn chế sản xuất rượu thủ công t

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Công ty nên xây dựng hệ thống các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty ở các thị trường nhỏ hơn để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ vì thông qua

Điều kiện hiện tại đặt ra cho nhà quản trị của công ty chính là việc xem xét các ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của

Sau khi tổng hợp, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê rang xay, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để tiếp tục nâng cao chất

Đây là giai đoạn đầu tiên cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Mục đích là nghiên cứu khả năng tiêu thụ hàng hóa trên một địa bàn trong một

Doanh nghiệp xác định địa điểm phù hợp để khai thác tức là có thể có một thị trƣờng tốt để khai thác và ngƣợc lại, địa điểm là một trong những tiêu thức đánh giá hiệu

Tồn tại đầu tiên của công ty cũng như các doanh nghiệp khi mới bắt đầu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là công tác nghiên cứu thị trường làm chưa tốt,

- Yếu tố mức giá rẽ hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì có 50 khách hàng tương ứng tỷ lệ 38,5% trong tổng số khách hàng được điều tra đánh

Được sự đồng ý của khoa Quản trị kinh doanh và cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Võ Thị Mai Hà cùng với việc nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản